ĐỀ THICHỌN HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC KHỐI 10VÀ11 Câu 1: (2 điểm) Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al 2 O 3 . Hòa tan A trong lượng nước dư thu được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO 2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa.Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại chất rắn G. Hòa tan hết G trong lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO 4 . Giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình phản ứng. Câu 2: (2 điểm) Hợp chất M được tạo nên từ cation X + và anion Y 3- , mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên. Biết tổng số proton trong X + là 11và trong Y 3- là 47. Hai nguyên tố trong Y 3- thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn và có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. a) Hãy xác định công thức phân tử của M. b) Mô tả bản chất các liên kết trong phân tử M. Câu 3: (2 điểm) Có 6 lọ bột mất nhãn đựng : (Fe + FeO), Ag 2 O, MnO 2 , FeO, Fe 3 O 4 , CuO. Chỉ được dùng thêm một hóa chất phân biệt 6 lọ trên. Câu 4: (2 điểm) Giải thích hiện tượng: a) Phôt pho trắng phát “lân quang” b) “Ma trơi”. Câu 5: (2 điểm) cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe và Fe 3 O 4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO 3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24l khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Z 1 và còn lại 1,46 gam kim loại. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính nồng độ C M của dung dịch HNO 3 . c) Tính khối lượng muối trong dung dịch Z 1 . . ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC KHỐI 10 VÀ 11 Câu 1: (2 điểm) Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al 2 O 3 . Hòa tan A trong lượng. mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên. Biết tổng số proton trong X + là 11 và trong Y 3- là 47. Hai nguyên tố trong Y 3- thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần