Quản trị vận tải hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty tnhh heshek hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng Đường biển tại công ty tnhh heshek
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Trang 3(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
TT Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa
Điểm đánh giá Cán
bộ chấm 1
Cán bộ chấm 2
Điểm thốn g nhất
dòng sản phẩm hiện tại của
công ty, tình hình kinh doanh
của công ty
Chương 3: Thực trạng, quy
trình, giải pháp và kết luận
2.0 2.0
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài: “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóabằng đường biển tại công ty TNHH HESHEK” là một công trình nghiên cứu độc lập,được viết dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của giảng viên hướng dẫn – TS Ngoài sựtham khảo, trích dẫn các nghiên cứu trước, đề tài không có sự sao chép nào khác Cácnội dung được trình bày trong đề tài là sản phẩm từ sự nỗ lực nghiên cứu, tham khảotrong quá trình học tập tại trường của nhóm nghiên cứu Các số liệu, dữ liệu trong đềtài là của nhóm thu thập được, hoàn toàn mang tính trung thực và khách quan Các lýthuyết, thông tin cũng như những tài liệu trích dẫn và kham khảo đều được được ghi
rõ nguồn gốc
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Xuyên suốt 4 năm đại học vừa qua, chúng em vô cùng biết ơn và
tự hào khi được là Sinh viên của trường Đại Học Thủ Dầu Một Cảm ơn toàn thể Ban Lãnh Đạo nhà trường cùng quý Thầy/Cô chuyên ngành Logistics đã tận tâm truyền đạt cho chúng em những bài học quý báu
để hôm nay chúng em đầy đủ kiến thức cơ bản và có mặt tại đây để hoàn thành bài tiểu luận cuối kì của mình
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến - Người đã dày công rèn luyện và góp ý cho bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn, dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất Cảm ơn những lời hướng dẫn nhiệt tình và động viên của Thầy trong suốt thời gian qua Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa đề tài 3
6 Bố cục của bài báo cáo 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 4
1.2 Khái niệm chuỗi giá trị 4
1.3 Khái quát về vận tải 5
1.3.1 Khái niệm 5
Trang 71.3.2 Các loại hình vận tải 6
1.3.3 Vai trò của vận tải 9
1.4 Khái niệm, vai trò của nhập khẩu 9
1.4.1 Khái niệm 9
1.4.2 Vai trò 9
1.4.3 Các phương thức nhập khẩu 10
1.4.3.1 Nhập khẩu trực tiếp 10
1.4.3.2 Nhập khẩu ủy thác 11
1.4.3.3 Nhập khẩu liên doanh 11
1.4.3.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng 12
1.4.3.5 Nhập khẩu tại xuất 12
1.5 Khái niệm, quy trình nhập khẩu và ưu nhược điểm của vận tải đường biển 12
1.5.1 Khái niệm 12
1.5.2 Quy trình nhập khẩu bằng đường biển 13
1.5.3 Ưu và nhược điểm của vận chuyển bằng đường biển15 1.5.3.1 Ưu điểm 15
1.5.3.2 Nhược điểm 16
Trang 8CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
17
2.1 Giới thiệu về công ty 17
2.2 Cơ cấu tổ chức 20
2.3 Chức năng và nhiệm vụ 21
2.4 Môi trường kinh doanh của công ty 24
2.4.1 Cơ sở vật chất, kĩ thật và công nghệ sản xuất kinh doanh 24
2.4.2 Về đặc điểm thị trường 24
2.4.3 Về khách hàng 25
2.4.4 Về đối thủ cạnh tranh 25
2.4.5 Về nhà cung cấp 25
2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây 26
2.6 Công tác tài chính của công ty 26
2.7 Phân cấp quản lý tài chính công ty 28
2.8 Công tác kế hoạch hóa tài chính của công ty 28 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
Trang 9TY TNHH HESHEK ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH 29
3.1 Thực trạng 29
3.2 Quy trình 29
3.3 Ưu nhược điểm của quy trình nhập khẩu công ty TNHH HESHEK 41
3.3.1 Ưu điểm 41
3.3.2 Khó khăn 41
3.4 Giải pháp 43
3.4.1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên trong Công ty 43
3.4.2 Mở rộng công tác công tác nghiên cứu thị trường .44
3.4.3 Cải thiện giao dịch, đàm phán và thủ tục hải quan .45 3.5 Kết Luận 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Các loại hình vận tải phố biến 5
Hình 1 2 Vận tải đường bộ 6
Hình 1 3 Vận tải đường thủy 7
Hình 1 4 Vận tải đường hàng không 7
Hình 1 5 Vận tải đường sắt 8
Hình 1 6 Vận tải đường ống 8
Hình 2 1 Logo công ty 17
Hình 2 2 Các sản phẩm của công ty 19
Hình 2 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH HESHEK 20
Hình 2 4 Báo cáo tài chính công ty TNHH HESHEK 22
Hình 2 5 Phân tích khái quát nguồn vốn 2018 23
Hình 2 6 Phân tích khái quát nguồn vốn 2019 24
Hình 3 1 Quy trình nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH HESHEK 26
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu thế toàn cầu hoá nền
kinh tế thế giới đang diễn ra hết sức sôi động, các quốc gia trong
đó có Việt Nam đang nỗ lực hết mình để hội nhập với khu vực và
thế giới thì hoạt động Thương mại Quốc tế có vai trò hết sức to
lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và sự lớn
mạnh của các doanh nghiệp Thương mại quốc tế đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam
Nhập khẩu và xuất khẩu là hai hoạt động cơ bản của thương mại
quốc tế Nhập khẩu giúp các doanh nghiệp bổ sung nguyên vật
liệu và hàng hoá, mở rộng khả năng tiêu dùng và góp phần vào
sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Hiện nay, ngành vận tải đang phát triển mạnh mẽ và đóng
góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước Tuy
nhiên, ngành vận tải cũng đang gặp nhiều thách thức, bao gồm
tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và thiếu hụt
Trang 13nhân lực chất lượng cao Ngoài ra, sự cạnh tranh trong ngành
cũng rất khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược
kinh doanh và quản trị hiệu quả để tồn tại và phát triển Tuy
nhiên, với sự hỗ trợ của công nghệ và chính sách hỗ trợ từ chính
phủ, ngành vận tải vẫn có tiềm năng phát triển trong tương lai
Như một sinh viên chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi
cung ứng, việc nghiên cứu và tìm hiểu về quy trình nhập khẩu
hàng hoá bằng đường biển tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn
HESHEKlà một nhiệm vụ quan trọng để phục vụ cho môn học
quản trị vận tải Công ty HESHEKlà một doanh nghiệp đa ngành
với hoạt động nhập khẩu giữ vai trò chính, tuy nhiên, nhóm tác
giả đã phát hiện ra rằng hoạt động nhập khẩu của Công ty còn có
nhiều hạn chế Vì vậy, nhóm đã quyết định chọn đề tài “Hoàn
thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại Công ty TNHH HESHEK” để thực hiện luận văn của mình.
Luận văn này sẽ tập trung vào việc phân tích và đánh giá
các yếu điểm trong quy trình nhập khẩu hàng hoá của Công ty
Trang 14HESHEK, từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến để nâng cao hiệu
quả kinh doanh của công ty Bằng việc tìm hiểu và áp dụng các
phương pháp quản lý chuỗi cung ứng hiện đại nhất, nhóm tác giả
hy vọng sẽ giúp cho Công ty HESHEKcải thiện quy trình nhập
khẩu hàng hoá của mình, từ đó tăng cường sức cạnh tranh và
phát triển bền vững trong thị trường
Nhóm tác giả tin rằng, luận văn này sẽ là một đóng góp
quan trọng cho Công ty HESHEK, giúp cho công ty nâng cao
chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
Chúng tôi hy vọng rằng các giải pháp được đề xuất trong luận
văn sẽ được Công ty HESHEKáp dụng và mang lại kết quả tích
cực trong hoạt động kinh doanh của công ty
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các cơ sở lý thuyết về quản trị vận tải và vận tải
đường biển
Tổng hợp, đánh giá các lý luận về quy trình nhập khảu hàng
hóa bằng đường biển tại công ty TNHH HESHEK
Trang 15Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình nhập
khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH HESHEK
Đề xuất giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quy trình nhập
khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH HESHEK
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng
đường biển tại công ty TNHH HESHEK Công việc cụ thể như là:
Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động nhập
khẩu của công ty và các yếu tố bên trong như là giao dịch, đàm
phán, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng,…
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình và thực trạng của hoạt động
nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH
HESHEK
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm tác giả đã sử dụng
một số phương pháp để thu thập, làm rõ vấn đề và tổng hợp
thông tin như:
Trang 16Phương pháp phân tích tổng hợp: là một quy trình phân tích
và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một
cái nhìn toàn diện và chi tiết về một vấn đề hay một lĩnh vực nào
đó
Phương pháp so sánh: là một phương pháp so sánh các yếu
tố khác nhau để tìm ra sự khác biệt và đánh giá sự ưu và nhược
điểm của chúng Phương pháp này thường được sử dụng trong
quyết định mua hàng, đánh giá sản phẩm, tuyển dụng nhân viên
và nhiều lĩnh vực khác
Phương pháp phân tích dữ liệu: là quá trình xử lý và phân
tích các dữ liệu số hoặc văn bản để tìm ra thông tin hữu ích và
đưa ra những kết luận, giải pháp hay dự đoán cho một vấn đề
nào đó
5 Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tiểu luận nghiên cứu này góp phần
củng cố lý thuyết về quản trị vận tải nói chung và vận tải đường
biển nói riêng Trong quá trình nghiên cứu giúp chúng ta có cái
Trang 17nhìn bao quát hơn về quản trị vận tải, chỉ ra được sự tác động
của các loại hình vận tải đối với nền kinh tế hiện nay Bên cạnh
đó, nghiên cứu các ưu điểm, nhược điểm của các loại hình vận tải
để đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình xuất
nhạp khẩu hàng hóa
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu các lý thuyết, phân tích các
vấn đề xoay quanh quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường
biển tại công ty TNHH HESHEK Chỉ ra các ưu điểm, nhược
điểm còn tồn động trong quy trình nhập khẩu hàng hóa của công
ty, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình của công
ty TNHH HESHEK Ngoài ra, tiểu luận này cũng có thể là tài liệu
tham khảo cho các khóa sau khi nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại công ty
Trang 18Chương 2: Tổng quan về công ty TNHH HESHEK
Chương 3: Phân tích thực trạng và quy trình nhập khẩu
hàng hóa bằng đường biển tại công ty TNHH HESHEK Đề xuất
giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quy trình
Trang 19để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng) Trong các
hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng
có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trịcòn lại có thể tái chế được Chuỗi cung ứng liên kết các chuỗi giá
trị”.[1]
Theo Douglas M Lambert, James R Stock và Lisa M.Ellram (1998) cho rằng: “Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công
ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường” [2]
Chopra Sunil và Peter Meindl (2007) định nghĩa rằng:
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp
Trang 20ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà
vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng” [3]
1.2 Khái niệm chuỗi giá trị
Theo Michael Porter năm 1985 trong cuốn sách best-sellercủa ông có tựa đề: Competitive Advantage: Creating andSustaining Superior Performance (Tạm dịch: Lợi thế Cạnhtranh: Tạo và duy trì có hiệu suất ở mức cao), “Chuỗi giá trị làchuỗi của các hoạt động Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt độngcủa các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thuđược một số giá trị nào đó Chuỗi các hoạt động cung cấp chocác sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng củatất cả các hoạt động cộng lại Điều quan trọng là không để phatrộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trongsuốt các hoạt động Việc cắt kim cương có thể được dùng làm ví
dụ cho sự khác nhau này Việc cắt có thể chỉ tốn một chi phíthấp, nhưng việc đó thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm cuốicùng, vì một viên kim cương thô thì rẻ hơn rất nhiều so với mộtviên kim cương đã được cắt” [4]
Kaplinsky và Morriss (2001) thì cho rằng “Chuỗi giá trị ámchỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sảnphẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các
Trang 21giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và
vứt bỏ sau khi đã sử dụng" [5]
Sonja Vermeulen và cộng sự (2008) định nghĩa chuỗi giá trị
là một phức hợp nhưng hoạt động có nhiều người cùng tham giathực hiện, để sản xuất thành phẩm bản lẻ từ nguyên liệu thô Nóbắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển dịchtheo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp,
Trang 22Để có thể đi sâu vào nội dung vận tải đường biển thì ta cầnlàm rõ nội dung vận tải là gì trong các công trình nghiên cứu vềvận tải đường biển ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Theo tác giả Mác – Lênin, trong kinh tế, vận tải là "quátrình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tượng lao động
mà chỉ tác động về mặt không gian lên đổi tượng chuyên chở"
TS Phạm Thị Nga đã định ngĩa trong “Kinh tế vận tải vàLogistics" (2016) rằng vận tải là "sự di chuyển của người, độngvật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, nhằm thực hiện một
chất và một hoạt động kinh tế độc lập" [9]
1.3.2 Các loại hình vận tảiĐường bộ: Theo “Luật Giao thông đường bộ” (2008), “Luật
số 23/2008/QH12” (2008) và khoản 30 Điều 3 “Luật Giao thôngđường bộ” (2008) thì “vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng
Trang 23phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa
trên đường bộ” [10]
Hình 1 2 Vận tải đường bộ (Nguồn: [11])
Đường thủy: Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam”,Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2004) và “Luật Hàng hảiViệt Nam”, Luật số 69/2015/QH13 (2015), “vận tải đường thủy làhoạt động di chuyển người, hàng hóa từ nơi này đến nơi khácbằng các phương tiện đường thủy như tàu thuyền, sà lan, trên
sông, biển, hồ” [12]
Trang 24Hình 1 3 Vận tải đường thủy (Nguồn: [13])
Đường hàng không: Theo “Luật Hàng không dân dụng ViệtNam”, Luật số 91/2014/QH13 (2014) thì “vận tải đường hàngkhông là loại hình vận tải sử dụng các phương tiện vận tải đườnghàng không như máy bay, trực thăng, để vận chuyển người,
hàng hóa trên không trung”.[14]
Trang 25Hình 1 4 Vận tải đường hàng không (Nguồn: [15])
Vận tải đường sắt (đường sắt): Là hệ thống gồm các đườngray và các phương tiện di chuyển trên đường ray, bao gồm đoạnray, đoạn hòa khớp, các bậc, các thanh cắt, các bế, các bàn, cácelip và các phụ kiện khác Đường ray là cấu kiện chính củađường sắt, có chức năng hướng dẫn và hỗ trợ sự di chuyển của
các phương tiện trên đường sắt [16]
Trang 26Hình 1 5 Vận tải đường sắt (Nguồn: [17])
Vận tải đường ống: Là quá trình vận chuyển hàng hóa liêntục đi qua nhiều địa hình khác nhau từ điểm xuất phát đến điểmđích bằng cách sử dụng hệ thống các tuyến đường ống được nối
từ quốc gia này sang quốc gia khác [16]
Hình 1 6 Vận tải đường ống (Nguồn: [18])
Trang 271.3.3 Vai trò của vận tải
Vận tải có vai trò rất quan trọng trong đời sống và kinh tếcủa mỗi quốc gia Nó giúp cho hàng hóa, người và dịch vụ có thểđược vận chuyển đến nơi đích một cách nhanh chóng và hiệuquả Ngoài ra, vận tải còn góp phần vào sự phát triển của thươngmại và du lịch, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế
- Vận chuyển hàng hóa, con người và thông tin từ địađiểm này sang địa điểm khác Từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanhnghiệp và giá trị gia tăng cho hàng hóa
- Hoạt động vận tải hàng hóa gắn liền và có vai trò quantrọng, thiết yếu đối với cuộc sống con người
- Đóng vai trò trọng yếu trong quá trình phân phối vàlưu thông hàng hóa
- Phát triển nội thương và giao thương quốc tế
- Cuộc sống văn minh hiện đại sẽ gần như biến mấtnếu không thể vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, conngười đi xa được
- Sản phẩm vận tải là vô hình
- Không có khả năng dự trữ sản phẩm
- Gắn kết tình cảm giữa con người với con người
Trang 281.4 Khái niệm, vai trò của nhập khẩu
1.4.1 Khái niệm
Theo quy định của khoản 1 điều 28 luật thương mại 2005Việt Nam quy định rõ: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóađược đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vựcđặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật.”
Nhập khẩu là việc nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu từcác quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đápứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc táixuất khẩu nhằm thu lợi nhuận Nhập khẩu không phải là hoạtđộng buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống có tổ chức
1.4.2 Vai trò
Hiện nay, trước sự giao thoa, hội nhập nền kinh tế giữa cácquốc gia trên thế giới, sự phát triển ngày càng cao nhu cầu tiêudùng ngày càng lớn, lượng sản xuất trong nước sẽ không đủ đểđáp ứng nhu cầu của con người, các nước không thể đáp ứng đầy
đủ tất cả thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia bên ngoài
là rất cần thiết Với những quốc gia phát triển, nguồn tài nguyênđược khai thác tốt, kim ngạch xuất khẩu cao hơn, còn nhữngquốc gia kém phát triển hơn thì hàng hóa thiếu thốn hơn, kim
Trang 29ngạch nhập khẩu sẽ cao hơn Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò
vô cùng quan trong như:
Tránh tình trạng khan hiếm bất ổn, đáp ứng nhu cầu tiêudùng của người dân, đảm bảo cân đối kinh tế, phát triển ổn địnhbền vững khi mà một quốc gia không thể sản xuất hoặc sản xuấtkhông đủ để cung cấp
Nhập khẩu hàng hóa nước ngoài kết hợp với hàng hóa tựsản xuất trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng vànhộn nhịp hơn, người dân có nhiều sự lựa chọn từ chủng loạihàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, giá cả lẫn chất lượng
Tình trạng độc quyền tự cung tự cấp sẽ bị xóa bỏ, đảm bảoquyền lợi cho người tiêu dùng Nhập khẩu hàng hóa tạo nên mộtthị trường năng động, hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia là cơhội để phát huy lợi thế so sánh công bằng
Nhập khẩu đóng vai trò giúp phát triển doanh nghiệp trongnước, bởi vì khi có hàng ngoại nhập cùng với các mặt hàng trongnước người dân có thêm nhiều lựa chọn, tạo nên sự cạnh tranhlớn thì buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi theo tìnhhình thực tế cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ để thu hútngười tiêu dùng
Trang 30Thông qua việc nhập khẩu, quá trình chuyển giao côngnghệ sẽ giúp kinh tế quốc gia không ngừng cải thiện Việc nhậpkhẩu giúp các nước kế thừa nhanh chóng những cải tiến mới, tạo
cơ hội học hỏi lẫn nhau tạo nên sự cân bằng về trình độ sản xuất
giữa các quốc gia [19]
1.4.3 Các phương thức nhập khẩu
Có nhiều phương thức nhập khẩu khác nhau Mỗi doanhnghiệp thực hiện kinh doanh nhập khẩu theo một hay một sốphương thức xác định phù hợp với điều kiện và mục tiêu cụ thểcủa mình Dưới đây là các phương thức nhập khẩu chủ yếu:
1.4.3.1 Nhập khẩu trực tiếp
Hàng hóa được mua trực tiếp của nước ngoài không thôngqua trung gian Bên xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhậpkhẩu
Trong phương thức này, doanh nghiệp kinh doanh nhậpkhẩu phải trực tiếp thực hiện các hoạt động tìm kiếm đối tác,đàm phán ký kết hợp đồng,… và phải tự bỏ vốn để tổ chức kinhdoanh hàng nhập khẩu, phải chịu mọi chi phí giao dịch, nghiêncứu thị trường, giao nhận, lưu kho bãi, nộp thuế, tiêu thụ hànghóa
Trang 31Trên cơ sở nghiên cứu kĩ thị trường trong nước và quốc tế,tính toán chính xác chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu, tuân thủ đúng chính sách, luật pháp quốc gia và pháp luậtquốc tế.
Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải hoàn toànchịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình Mức độ rủi rohoạt động nhập khẩu trực tiếp cao hơn so với nhập khẩu ủy thácnhưng nó đem lại sự chủ động hơn cho nhà nhập khẩu, giảmthiểu những hiểu lầm không đáng có, giảm được chi phí trunggian
1.4.3.2 Nhập khẩu ủy thác
Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông qua trung gianthương mại, bên nhờ ủy thác sẽ phải chịu trả một khoản tiền chobên nhận ủy thác dưới hình thức là phí ủy thác, còn bên nhận ủythác có trách nhiệm thực hiện đúng như nội dung của hợp đồng
ủy thác đã được ký kết giữa các bên
Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận ủy thác sẽkhông phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không cần quantâm nhiều đến thị trường tiêu thụ cho hàng hóa mà chỉ nhận đạidiện cho bên ủy thác tiến hành giao dịch, đàm phán ký kết hợp
Trang 32đồng, làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt bên ủy tháckhiếu nại, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có tổn thất
Khi tiến hành nhập khẩu ủy thác, doanh nghiệp kinh doanhnhập khẩu nhận ủy thác sẽ phải lập hai hợp đồng là hợp đồngnhập khẩu ký với đối tác nước ngoài và một hợp đồng nhận ủythác nhập khẩu với bên ủy thác
1.4.3.3 Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động kinh doanh nhập khẩuhàng hóa trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa cácdoanh nghiệp trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp kinhdoanh nhập khẩu trực tiếp nhằm phối hợp các kỹ năng để cùnggiao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đếnhoạt động kinh doanh nhập khẩu, hướng hoạt động này sao cho
có lợi nhất cho tất cả các bên tham gia, cùng chia lợi nhuận vàcùng chịu lỗ theo tỷ lệ vốn góp trong liên doanh
So với hình thức nhập khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp sẽbớt ruổi do vì mỗi doanh nghiệp tham gia liên doanh nhập khẩu
sẽ phải góp một phần vốn nhất định Quyền hạn và trách nhiệmcủa mỗi bên tỷ lệ theo vốn đóng góp Việc phân chia chi phí nộpthuế hay chia lỗ lãi đều dựa trên tỷ lệ vốn đóng góp đã được thỏathuận
Trang 33Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp trong liêndanh phải ký hai loại hợp đồng, một hợp đồng với đối tác bánhàng nước ngoài và hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệpkhác.
1.4.3.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hailoại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thứcnhập khẩu đi đôi với xuất khẩu, thanh toán cho hoạt động nàykhông dùng tiền mà chính là hàng hoá Mục đích của nhập khẩuđổi hàng là vừa thu lãi từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu vàvừa xuất khẩu được hàng hóa trong nước ra nước ngoài Hìnhthức này rất có lợi vì cùng một lúc vừa nhập khẩu lại có thể xuấtkhẩu hàng hoá Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có giá trịtương đương nhau, cân bằng về mặt hàng giá cả, điều kiện giaohàng cũng như tổng giá trị trao đổi hàng hoá Trong hình thứcnày thì người ngu cũng đồng thời là người bán
1.4.3.5 Nhập khẩu tại xuất
Đây là phương thức mà theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP vàQuyết định 1311/1998/QĐ-BTM quy định: “tạm nhập tái xuất làviệc thương nhân Việt Nam mua hàng của một số nước rồi báncho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt
Trang 34Nam và làm thủ tục suất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi ViệtNam” Giao dịch này là nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn
so với vốn bỏ ra ban đầu
1.5 Khái niệm, quy trình nhập khẩu và ưu nhược điểm của vận tải đường biển
1.5.1 Khái niệm
Theo Trường Phát Logistics (2023), vận tải đường biển làloại hình vận tải đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạtđộng giao thương quốc tế hiện nay, đường biển có nhiều lợi thếhơn so với đường bộ và đường hàng không, phần lớn các doanhnghiệp xuất khẩu đều lựa chọn đường biển nhằm tiết kiệm chiphí vận chuyển Vận tải đường biển là hình thức sử dụng phươngtiện kết hợp cơ sở hạ tầng đường biển để vận chuyển hàng hóa,các phương tiện cần dùng là tàu thuyền, cần cẩu, xe cẩu
Vận tải đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đếnviệc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó làviệc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyếnđường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc cáckhu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển,các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và
Trang 35hàng hoá trên những tuyến đường biển (Đặng Thụ Thu Phương,2021)
Theo Giáo trình “Kinh tế vận chuyển đường biển” của TS.Nguyễn Hữu Hùng (2014): “Vận tải biển là một ngành côngnghiệp dịch vụ đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội thông quaviệc cung cấp dịch vụ vận chuyển từ cảng biển này đến cảngbiển khác trong không gian và theo thời gian để nhận tiền côngvận chuyển”
Theo Giáo trình “Kinh tế vận tải biển” của GS.TS VươngToàn Thuyên (1996): “Vận tải biển là một phương thứ cácphương thức hoạt động vận tải đường biển khác) để tiến hànhviệc chuyên chở hàng hóa, hành khách, hành lý trên các tuyếnvận tải”
1.5.2 Quy trình nhập khẩu bằng đường biển
Đây là quy trình áp dụng chung, tùy vào từng loại hàng vàtừng trường hợp phát sinh đột ngột sẽ thay đổi để phù hợp hơn
- Bước 1: Đặt lịch tàu
Bước đầu tiên chính là booking tàu, để thực hiện được bướcnày cần ký kết hợp đồng ngoại thương sau đó cung cấp đầy đủthông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại Việt Nam để lấybooking
Trang 36- Bước 2: Kiểm tra và xác nhận booking
Các thông tin chính cần kiểm tra như cảng đi, cảng đến,kiểm tra loại container, kích cỡ, sau khi kiểm tra xong nếu có saisót thì yêu cầu bên cấp booking chỉnh sửa sau đó tiếp tục kiểmtra cho đến khi đạt yêu cầu
- Bước 3: Theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cậpnhật từ nhà xuất khẩu
Việc giám sát theo dõi toàn bộ tiến trình đóng hàng để cậpnhật cho đối tác sẽ do nhà xuất khẩu, đại lý hoặc chi nhánh giaodịch FWD ở Việt Nam mà người nhập khẩu sử dụng làm điều này.Các thông tin cần phải cập nhật và theo dõi như ảnh chụpcontainer rỗng nhằm đảm bảo không xảy ra vấn đề hư hại gì, vìtrong trường hợp xảy ra hư hại container sẽ do người nhập khẩuchi trả cho hãng tàu Riêng với hàng đông lạnh phải có hình ảnhchụp lại bảng nhiệt độ
- Bước 4: Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ sơ liên quanđến lô hàng
Trước khi tiến hành nhập một lô hàng người nhập khẩu cầnkiểm tra thật kỹ các thông tin trên chứng từ mà bên đối tác cungcấp có khớp hay chưa, bởi vì khi có bất cứ một lỗi nhỏ nào, lô
Trang 37hàng có thể gặp rắc rối lớn từ phía hải quan và cơ quan nhànước.
- Bước 5: Nhà nhập khẩu nhận được thông báo khi hàngđến
Trước khi ngày tàu cập bến ít nhất một ngày, bên mua hàng
sẽ nhận được thông báo hàng đến từ hãng tàu hoặc đại lý
Thông báo hàng đến là giấy thông báo chi tiết của hãng tàunhằm thông báo thời hạn dự kiến cập bến của lô hàng, các thôngtin trên thông báo hàng đến tương
tự như trên hóa đơn bao gồm: Tên nhà xuất khẩu, nhậpkhẩu, số hiệu container, số seal, tên tàu, số chuyến, mô tả hànghóa, ngoài ra sẽ có thêm các phụ phí
Sau đó tiến hành lấy lệnh giao hàng bao gồm các giấy tờsau: Giấy giới thiệu, hóa đơn gốc, giấy ủy quyền (nếu có)
- Bước 6: Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lôhàng
Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code theo quy địnhcủa nhà nước mà phải đăng ký những thủ tục để được cấp cácchứng nhận có liên quan, nếu không đăng ký chứng nhận liênquan đến lô hàng thì lô hàng sẽ không được thông quan cũng
Trang 38như gặp khó khăn trong quá trình làm hàng với các cơ quan chứcnăng có thẩm quyền.
- Bước 7: Khai báo hải quan hàng nhập
Để có thể tiến hành khai báo hải quan, cần phải chuẩn bịđầy đủ các giấy tờ sau:
+ Sale contract: Hợp đồng
+ Commercial invoice: Hóa đơn thương mại
+ Packing list: Chi tiết đóng gói
+ Bill of lading: Vận đơn
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu có)
+ Giấy phép nhập khẩu (tùy theo loại hàng)
+ Các chứng từ khác
- Bước 8: Mở và thông quan tờ khai
Sau khi thông quan nếu hải quan trả về:
+ Tờ khai luồng xanh thì doanh nghiệp tiến hành đóng thuế
và tiến hành thanh lý nhận hàng
+ Tờ khai luồng vàng thì doanh nghiệp đem bộ chứng từnếu có C/O thì phải mang bản gốc lên trình cho hải quan kiểmtra
+ Tờ khai luồng đỏ thì doanh nghiệp phải mang cả chứng từ
và đưa hàng vào khu kiểm hóa để hải quan tiến hành kiểm tra
Trang 39- Bước 9: Điều kho vận chuyển hàng hóa về kho
Sau khi tiến hành thanh lý tờ khai, hãng tàu sẽ gửi lệnhEDO về để đóng phí, sau khi đóng phí thì tiến hành book xe đểtài xế đem hàng từ cảng về kho người nhập khẩu chỉ định
- Bước 10: Kiểm tra tình trạng container và trả rỗngKhi xe chở hàng về đến kho, hãy tiến hành kiểm tra các giấy
tờ như: Số seal, trình trạng container, sau khi dỡ hàng xuốngxong thì tài xế sẽ mang container trả về cảng
- Bước 11: Lưu trữ hồ sơ và chứng từ
Mọi chứng từ liên quan đến nhập khẩu lô hàng bằng đườngbiển phải được lưu trữ kỹ lưỡng, để đối chiếu trong trường hợp
có phát sinh, khiếu nại
Các chứng từ cần lưu trữ bao gồm: hồ sơ hải quan, hồ sơkhai bổ sung, hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, hồ sơbáo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế, chứng từ vận tải, phiếuđóng gói, tài liệu kỹ thuật,.v.v
1.5.3 Ưu và nhược điểm của vận chuyển bằng đường biển
1.5.3.1 Ưu điểm
Vận tải bằng đường biển có sức chứa rất lớn phù hợp vớihàng hóa có khối lượng nặng và số lượng nhiều
Trang 40Chi phí vận tải của đường biển thấp hơn so với chi phí vậntải bằng các phương tiện khác ví dụ như vận tải bằng đườnghàng không và đường bộ.
Chuyên chở được các hàng cồng kềnh, đa dạng, hàng siêutrường siêu trọng
Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với các nước bởi vìvận chuyển hàng hóa sang khu vực biển của một quốc gia khácphải được sự chấp nhận của họ điều này làm thúc đẩy giao lưukinh tế giữa các nước
Vấn đề va chạm trong quá trình vận chuyển cũng được hạnchế, an toàn cho hàng hóa do đường lưu thông trên biển rất rộngnên việc va chạm cũng ít xảy ra