Giáo án lớp 5/ tuần 13

29 301 0
Giáo án lớp 5/ tuần 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Tiểu học Trần Văn Ơn TUẦN 13 Ngày soạn: 27/11/2009 Ngày dạy: Thứ hai ngày 30/11/2009 Tập đọc: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I/. Yêu cầu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên. II/. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Hành trình của bầy ong” + trả lời câu hỏi. Giáo viên nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1/. Giới thỉệu bài: 2/. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: Một HS đọc bài. ? Bài văn chia thành mấy phần? Chia làm 03 phần. + Phần 1 gồm các đoạn 1, 2: Từ đầu đến dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? + Phần 2 gồm đoạn 3: từ Qua khe lá đến bắt tộm bọn trâu, thu lại gỗ. + Phần 3 gồm các đoạn còn lại. Học sinh đọc nối tiếp lần 1. ? Tìm các tiếng, từ khó đọ? Loanh quanh, dấu chân, Bành bạch, lách cách. Học sinh đọc nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa từ: Rô bốt: Người máy. Còng tay: Vòng sắt dùng để khoá tay kẻ phạm tội. Học sinh đọc nối tiếp, trôi chảy lần 3. HS luyện đọc theo cặp; một, hai em đọc cả bài; GV đọc diễn cảm toàn bài ; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả: Rô bốt, ngoan cố, còng tay… * Tìm hiểu bài: ? Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào? Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào. Hoàng Thị Thu Huệ 219 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn ? Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì? Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối. ? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm? Thông minh:Tthắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng: lần theo dấu chân để giải đáp thắc mắc, khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, gọi điện báo công an. Dũng cảm: Chạy đi gọi điện báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ. GV cho HS trao đổi nhóm. Đại diện từng nhóm lên phát biểu ? Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? (vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá) ? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? (tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản, bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ) * Hướng dẫn đọc diễn cảm: Mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. ? Tìm giọng đọc toàn bài? Giọng kể chậm rãi, nhanh , hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng, chuyển giọng linh hoạt , phù hợp với lời nhân vật. GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 của bài văn. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ, lời nói trực tiếp của nhân vật. Thi đọc diễn cảm trước lớp. C/. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ý nghĩa của truyện? Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. Nhận xét tiết học. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I/. Yêu cầu: Biết: - Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân các số thập phân. - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. Làm BT 1,2,,4(a). - Giáo dục HS chăm rèn toán. II/. Chuẩn bị: Hoàng Thị Thu Huệ 220 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Sách giáo viên, sách giáo khoa. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng giải bài tập 3. GV nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính. Cho HS làm bài vào vở, GV thu vở, chấm. GV nhận xét, chữa bài. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: Tính nhẩm. Củng cố quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000… Cho học sinh chơi trò chơi: “Đố nhau”. Lời giải: 78,29 x 10 = 782,9. 265,307 x 100 = 26530,7. 78,29 x 0,1 = 7,829. 265,307 x 0,01 = 2,65307. Bài 4: a). Học sinh nêu yêu cầu, giáo viên kẻ bảng như sách giáo khoa, gọi học sinh lên bảng tính kết quả và rút ra nhận xét: (a + b) x c = a x c + b x c. C/. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Xem trước các bài tập phần luyện tập tiếp theo. Anh văn: Unit five: MY SCHOOL SUBJECTS(A1,2,3) ( Có giáo viên bộ môn) Ngày soạn: 28/11/2009 Ngày dạy: Thứ ba ngày 01/12/2009 Thể dục: ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG TRÒ CHƠI: “AI NHANH & KHÉO HƠN” I/.Yêu cầu: Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. Biết cách chơi và tham gia trò chơi: Ai nhanh và khéo hơn. II/.Chuẩn bị: Sân tập III/.Lên lớp. A/.Phần mở đầu. Giáo viên nhận lớp Kiểm tra bài củ Kiểm tra 5 động tác đã học, nhận xét. Hoàng Thị Thu Huệ 221 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn B/.Phần cơ bản. Giáo viên yêu cầu tiết học - Khởi động: chạy chậm theo địa hình quanh sân tập, xoay các khớp cở tay cổ chân, đầu gối hông vai. 1.Ôn 5 động tác của bài thể dục: - Giáo viên nêu tên động tác sau đó hô nhịp theo lần lượt cả 5 động tác . Lần 2,3 lớp trưởng hô nhịp cho cả lớp tập. GV nhận xét sửa sai cho HS . 2. Học động tác thăng bằng: Giáo viên vừa làm mẫu và hướng đẩn cho HS tập: + Nhịp 1: Chân trái duỗi thẳng từ từ đưa ra sau lên cao, đồng thời đưa hai tay sang ngang, bàn tay sấp, căng ngực, mặt hướng ra trước. + Nhịp 2: Thăng bằng sấp trên chân phải, hai tay dang ngang, bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng. + Nhịp 3: Về như nhịp 1. + Nhịp 4: Về TTCB. + Nhịp 5,6,7,8: Như nhịp 1,2,3,4, nhưng đổi chân. Ôn 6 động tác đã học: chia tổ để học sinh tự tập luyện Trò chơi ai nhanh và khéo hơn. C/.Phần kết thúc: - cho học sinh thả lỏng - nhận xét tiết học Địa lý: CÔNG NGHIỆP (TIẾP) I/. Yêu cầu: - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp: + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển. + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển. + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp. - Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, TP Hồ CHí Minh, Đà Nẵng. II/. Chuẩn bị: Bản đồ kinh tế Việt Nam. Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp. Hoàng Thị Thu Huệ 222 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Nêu vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp. Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp. GV chấm điểm, nhận xét. B/. Bài mới: 1/. Phân bố các ngành công nghiệp: * Hoạt động 1: Làm việc theo cặp: HS trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK. HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp. HS gắn các bức ảnh lên bản đồ tương ứng với các bức ảnh thể hiện một số ngành công nghiệp. GV kết luận: -Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển. -Phân bố các ngành: +Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta. +Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa,Vũng Tàu thhuyr điện ở Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng. A -Ngành công nghiệp B - Phân bố Điện (nhiệt điện) Điện (thuỷ điện) Khai thác khoáng sản Cơ khí, dệt may, thực phẩm ở nơi có khoáng sản ở gần nơi có than, dầu khí ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng. ở nơi có nhiều thác ghềnh Học sinh trình bày, cả lớp nhận xét, giáo viên chốt ý đúng. 2/. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta. * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 3 HS làm các bài tập của mục 4 SGK. Học sinh trình bày bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. GV kết luận: Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa, Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một Điều kiện để TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta: như hình 4 ở SGK. C/. Củng cố-dặn dò: Hoàng Thị Thu Huệ 223 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn TP Hồ Chí Minh là TT văn hoá, khoa học-kĩ thuật lớn bậc nhất của nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi có kĩ thuật cao như cơ khó, điện tử, công nghệ thông tin. TP Hồ Chí Minh có nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài, có số dân đông nhất cả nước, là thị trường tiêu thụ rộng lớn đó là yếu tố kích thích sản xuất phát triển. Chuẩn bị: sưu tầm tranh, ảnh về loại hình và phương tiện giao thông. Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I/. Yêu cầu: Biết: - Thực hiện các phép cộng, trừ, nhân các số thập phân. - Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. Làm BT 1,2,3(b), 4 Giáo dục học sinh tính tự giác trong học tập. II/. Chuẩn bị: Sách giáo viên, sách giáo khoa. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng làm phần b của bài tập 4. Giáo viên kiểm tra vở bài tập một số em. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Tính. Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vở nháp. Giáo viên nhận xét, chữa bài. a). 375,84 – 95,69 + 36,78 = 280,15 + 36,78 = 316,93. b). 7,7 + 7,3 x 7,4 = 7,7 + 54,02 = 61,72 Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: Tính bằng 2 cách. Cả lớp làm vở nháp, gọi học sinh lên bảng làm. GV chấm, chữa bài. a). (6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 = 42 hoặc (6,75 + 3,25) x 4,2 = 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2 = 28,35 + 13,65 = 42 Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu: b). Tính nhẩm kết quả tìm x: 5,4 x x = 5,4; x = 1 (vì số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó) hoặc 9,8 x x = 6,2 x 9,8; x = 6,2 (vì hai tích này bằng nhau, mỗi tích đều có hai thừa số, trong đó đã có 1 thừa số bằng nhau nên thừa số còn lại cũng bằng nhau) Bài 4: GV đọc đề toán, HS tự tóm tắt và giải vào vở. Giáo viên thu vở chấm, nhận xét. Bài giải: Hoàng Thị Thu Huệ 224 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Giá tiền một mét vải là: 60000 : 4 = 150000 (đồng) 6,8 m vải nhiều hơn 4 m vải là: 6,8 – 4 = 2,8 (m) Mua 6,8m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4 m vải là: 15000 x 2,8 = 420000 (đồng) Đáp số: 42000 đồng C/. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Nghiên cứu trước bài: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Chính tả:(NHỚ VIẾT) HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I/. Yêu cầu: Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. Làm được bài tập 2a,3a. Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết. II/. Chuẩn bị: Phiếu học tập. VBT. Viết trước các dòng thơ cần điền lên bảng lớp. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: HS viết những từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s/x đã học ở tiết trước. GV nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1/. Hướng dẫn HS nhớ - viết: Một HS đọc 2 khổ thơ cuối trong bài Hành trình của bầy ong HS đọc thầm đoạn văn. ? Tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong? Bầy ong chăm chỉ, siêng năng, làm việc có ích cho đời: Nối liền các mùa hoa, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai. ? Tìm các tiếng, từ khó viết? Luyện viết bảng con: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm. GV cho HS viết bài chính tả; chấm chữa 1 số bài; nêu nhận xét chung. 2/. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2a : HS lần lượt bốc thăm, mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu: sâm- xâm. Cả lớp làm vào vở bài tập. Hoàng Thị Thu Huệ 225 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn GV và cả lớp nhận xét từ ngữ ghi trên bảng. GV bổ sung thêm các từ ngữ (sâm sẩm tối – xâm nhập). Kết thúc trò chơi. GV cho HS đọc một số cặp từ ngữ phân biệt âm đầu s/x Cử 3 nhóm lên bảng viết nhanh các từ tìm được . (Củ sâm, xanh sẫm, sương giá, xâm nhập, xâm lược, xưa kia ) Bài 3a : GV cho HS làm việc theo nhóm. 2-3 em lên bảng làm. GV chấm 1 số bài. Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh Gặm cả hoàng gôn, gặm buổi chiều sót lại C/. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết chính tả. Chuẩn bị bài “Chuỗi ngọc lam” Ngày soạn: 29/12/2009 Ngày giảng: Thứ tư ngày 02/12/2009 Lịch sử:“ THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” I/. Yêu cầu: - Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp: + CMT8 thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. + Rạng sáng ngày 19-12-1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc. II/. Chuẩn bị: - Ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. - Tư liệu về những ngày đầu kháng chiến ở địa phương III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: ? Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt” Nhận xét, ghi điểm. Hoàng Thị Thu Huệ 226 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn B/. Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập cho HS: ? Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc? ? Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? ? Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân thủ đô Hà Nội? ? Ở các địa phương, nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào? ? Nêu suy nghĩ của em sau khi học bài này? Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: GV dùng bảng thống kê các sự kiện và cho HS tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc? Ngày 23-11-1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng; ngày 17-12-1946, quân Pháp bắn phá vào một số khu phố ở Hà Nội; ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta… GV kết luận: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4: ? Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân thủ đô thể hiện ntn? ? Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần cứu nước ra sao? ? Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy? Hết thời gian làm việc, đại diện nhóm trình bày, kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV kết luận: Ở Hà Nội, những chiến sĩ vệ quốc quân và tự vệ của thủ đô đã giàng giật với địch từng gốc phố. Đồng bào đã khuân bàn ghế, gường tủ… ra đường phố làm chướng ngạ vật cản bước quân địch. Ròng rã 60 ngày đêm, ta đánh hơn 200 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 tên, giam chân địch để bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến…. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp: GV sử dụng một số hình ảnh tư liệu và trích dẫn tư liệu tham khảo để HS nhận xét về tinh thần quyết tử của quân và dân Hà Nội - HS đọc phần bài học C/. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: “Thu-Đông, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp”” đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK Tập đọc : TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I/. Yêu cầu: Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học. Hoàng Thị Thu Huệ 227 Trường Tiểu học Trần Văn Ơn Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. Giáo dục HS biết quí trọng và bảo vệ thiên nhiện. II/. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài trong SGK . III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Ba HS, mỗi em đọc diễn cảm 1 đoạn của bài Người gác rừng tí hon và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. Nhận xét, ghi điểm. B/. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: Một HS khá, giỏi đọc bài. ? Bài văn chia làm mấy đoạn? 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - HS đọc nối tiếp lần 1. ? Tìm các tiếng, từ khó đọc? quai đê, lân cận, vững HS đọc nối tiếp lần 2. Giúp HS hiểu các từ ngữ : rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi. HS đọc nối tiếp trôi chảy lần 3. HS luyện đọc theo cặp. GV đọc diễn cảm toàn bài nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đẫm, trọn đời, rong ruổi, giữ hộ, tàn phai … Tìm hiểu bài: ? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ? Nguyên nhân: Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm …làm mất đi một phần rừng ngập mặn. Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lỡ, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn. ? Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. ? Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi? Phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú. Luyện đọc lại: ? Tìm giọng đọc toàn bài? Đọc giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch. Luyện đọc đoạn 3. Thi đọc trước lớp. C/. Củng cố, dặn dò: ? Nêu nội dung bài ? Mục Ycầu. ? Bài văn cung cấp cho em thông tin gì? Hoàng Thị Thu Huệ 228 [...]... nhau trình bày đoạn văn trước lớp Cả lớpgiáo viên nhận xét, ghi điểm C/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn(những em viết chưa đạt) Chuẩn bị tiết sau: Xem lại thể thức trình bày một lá đơn SINH HOẠT LỚP I/ Yêu cầu: Đánh giá hoạt động tuần qua, HS nắm kế hoạch tuần tới II/ Lên lớp: 1 Sinh hoạt văn nghệ tập thể: 2 Đánh giá hoạt động tuần qua: Lớp trưởng và 3 tổ trưởng nhận... phân cho số tự nhiên Củng cố quy tắc chia thông qua giải bài toán có lời văn Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi tính toán II/ Chuẩn bị: Sách giáo viên, sách giáo khoa III/ Lên lớp: A/ Bài cũ: Giáo viên kiểm tra vở bài tập của một số học sinh Giáo viên nhận xét B/ Bài mới: * Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính Cả lớp làm bảng con, gọi học sinh lên bảng làm Kết quả các phép... chơi - Cho HS chơi thử Sau đó cả lớp cùng chơi Tuyên dương nhóm thắng C.Phần kết thúc: - Thả lỏng - Nhận xét tiết học Toán: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000 I/ Yêu cầu: Giúp học sinh: Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 và vận dụng để giải toán có lời văn Làm bài 1, 2(a,b), 3 Rèn kỹ năng tính toán nhanh II/ Chuẩn bị: Sách giáo viên, sách giáo khoa III/ Lên lớp: A/.Bài cũ: Học sinh lên... Văn Ơn • Nề nếp lớp học ổn định, vệ sinh lớp học sạch sẽ Thực hiện nghiêm túc qui định của lớp • Có một số em tiến bộ trong học tập: Tùng, Công 3 Kế hoạch: - Học chương trình nửa cuối HK I Tăng cường kiểm tra bảng nhân, chia trong tổ - HS tham gia lớp bồi dưỡng đầy đủ - Hoàn thành bài tập trước khi đến lớp - Cố gắng hoàn thành các khoản thu nộp trong năm - Tiếp tục nộp giấy loại cho Đội TUẦN 14: Thứ hai... trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Giáo viên theo dõi, giúp đỡ HS thi kể chuyện trước lớp Cả lớp và GV nhận xét nhanh về nội dung của mỗi câu chuyện Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất C/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe Chuẩn bị tiết kể chuyện sau: Pax tơ và em bé Toán: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp... sau: Vài mẫu đá vôi, đá cuội Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi Thể dục: (CÓ GIÁO VIÊN BỘ MÔN) Ngày soạn: 03/12/2007 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 06/12/2007 Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I/ Mục đích, yêu cầu: SGV (254) II/ Chuẩn bị: Sách giáo viên, sách giáo khoa III/ Lên lớp: A/ Bài cũ: 1-2 HS kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã học về bảo vệ môi trường GV nhận xét,... Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho 10,100, 1000 GV gọi HS lên bảng làm phép tính: 213, 8 : 10 = ? HS thực hiện phép chia Cả lớp chia vào vở nháp GV quan sát và giúp đỡ HS còn lúng túng GV cho HS nhận xét 2 số 213, 8 và 21,38 có điểm nào giống nhau, khác nhau GV rút ra kết luận như sách giáo khoa HS nêu cách chia nhẩm một số thập phân cho 10 GV nêu phép chia ở ví dụ 2 Tương tự như ví dụ... quan hệ từ Giáo dục học sinh ý thức trau dồi về ngôn ngữ II/ Chuẩn bị: Hai từ giấy khổ to, phiếu học tập III/ Lên lớp: A/ Bài cũ: HS đọc kết quả bài tập 3 tiết trước GV nhận xét, ghi điểm B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2/ Hướng dẫn HS luyện tập: Bài 1: HS đọc nội dung bài tập, làm việc cá nhân Tìm cặp quan hệ từ trong mỗi câu văn Phát biểu ý kiến Cả lớp và GV... lớp bồi dưỡng đầy đủ - Hoàn thành bài tập trước khi đến lớp - Cố gắng hoàn thành các khoản thu nộp trong năm - Tiếp tục nộp giấy loại cho Đội TUẦN 14: Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2009 Nghỉ( Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện) Ngày soạn: 05/1 2/2009 Ngày giảng: Thứ ba ngày 08/12/2009 Địa lí: GIAO THÔNG VẬN TẢI I Yêu cầu: HS biết: Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông nước ta: + Nhiều loại đường... quả đánh giá - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của nhóm, cá nhân C Củng cố, dặn dò: - Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS - Chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành Ngày soạn: 01/12/2009 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 04/12/2009 Thể dục: ĐỘNG TÁC “NHẢY” TRÒ CHƠI: CHẠY NHANH THEO SỐ I Yêu cầu: - Biết cách thực hiện động tác “nhảy” - Biết cách chơi và tham gia trò chơi: Chạy nhanh theo số - Giáo . một lá đơn. SINH HOẠT LỚP I/. Yêu cầu: Đánh giá hoạt động tuần qua, HS nắm kế hoạch tuần tới. II/. Lên lớp: 1. Sinh hoạt văn nghệ tập thể: 2. Đánh giá hoạt động tuần qua: - Lớp trưởng và 3 tổ trưởng. 10, 100, 1000 và vận dụng để giải toán có lời văn. Làm bài 1, 2(a,b), 3 Rèn kỹ năng tính toán nhanh. II/. Chuẩn bị: Sách giáo viên, sách giáo khoa. III/. Lên lớp: A/.Bài cũ: Học sinh lên bảng. 1,2,3(b), 4 Giáo dục học sinh tính tự giác trong học tập. II/. Chuẩn bị: Sách giáo viên, sách giáo khoa. III/. Lên lớp: A/. Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng làm phần b của bài tập 4. Giáo viên kiểm

Ngày đăng: 30/06/2014, 09:00

Mục lục

    Ngày dạy: Thứ hai ngày 30/11/2009

    Toán LUYỆN TẬP CHUNG

    ( Có giáo viên bộ môn)

    Ngày dạy: Thứ ba ngày 01/12/2009

    Ngày giảng: Thứ tư ngày 02/12/2009

    Ngày dạy: Thứ sáu ngày 04/12/2009

    TRÒ CHƠI: CHẠY NHANH THEO SỐ

    I/. Mục tiêu: HS có khả năng

    Mục tiêu: HS kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng làm bằng nhôm

    Ngày dạy: Thứ 5 ngày 06/12/2007

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan