Trong phần nhận diện cơ hội kinh doanh, chúng ta cần phân tích những yếu tố sau : 1.1 Xu hướng : Quan sát và nhận định xu hướng thị trường trong thời gian tương lai dài hạn và trung hạn
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN
KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÀI TỰ LUẬN GIỮA KÌ I
Sinh viên thực hiện : VÕ THỊ NHƯ HOA
Lớp : 20EC
Mã sinh viên : 20BA079
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2023
Trang 2Câu 1 : Trong phần nhận diện cơ hội kinh doanh, chúng ta cần phân tích những yếu
tố nào? Trong đó, đâu là yếu tố quan trọng hơn Giải thích và cho ví dụ minh họa Trả lời :
1 Trong phần nhận diện cơ hội kinh doanh, chúng ta cần phân tích những yếu tố sau :
1.1 Xu hướng : Quan sát và nhận định xu hướng thị trường trong thời gian tương lai (dài hạn và trung hạn)
a) Xu hướng tiêu dùng
b) Xu hướng kinh tế : Hiểu được khuynh hướng kinh tế sẽ có lợi khi quyết định khu vực nào có cơ hội chín muồi cũng như các khu vực cần tránh Khi nền kinh tế tăng trưởng , con người chi tiêu nhiều và sẵn sàng chi trả để mua những sản phẩm/ dịch vụ có ích để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình Ngược lại, khi nền kinh tế yếu kém , con người không chỉ , chi tiêu ít đi mà còn không sẵn sàng chi tiêu khoản tiền mình có Một nghịch lý là , nền kinh tế suy thoái
có thể tạo ra cơ hội kinh doanh để khởi sự và giúp con người chi tiêu tiết kiệm hơn Hiểu được các khuynh hướng kinh tế cũng giúp con người khởi sự tìm ra những trường hợp cần tránh
c) Xu hướng xã hội : Cần hiểu được xu hướng thay đổi xã hội và sự tác động của chúng đến việc kinh doanh sản phamar dịch vụ cụ thể Thông thường , một lý do mà sản phẩm / dịch vụ tồn tại là thoả mãn một/các nhu cầu xã hội hơn là việc lắp đầy nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ đang có Sự thay đổ xu hướng xã hội đã thay đổi hành vi của doanh nghiệp và con người và họ sẽ thiết lập những điều ưu tiên
d) Xu hướng công nghệ : Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thường có mối liên quan tới sự thay đổi kinh tế và xã hội nhằm tạo
ra các cơ hội mới Trong hầu hết mọi tình huống, công nghệ không phải là chìa khoá để nhận ra cơ hội kinh doanh Thay vào đó, chìa khóa để nhận ra công nghệ được sử dụng như thế nào giúp thỏa mãn nhu cầu cơ bản hay nhu cầu thường xuyên thay đổi của con người Tiến bộ công nghệ cũng cung cấp những cơ hội để giúp con người hoàn thành công việc hàng ngày của mình tốt hơn và thuận tiện hơn
Trang 3e) Xu hướng chính trị : Sự thay đổi về luật pháp và chính trị có thể tạo
cơ hội mới Chẳng hạn, khi bộ luật mới tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bắt đầu công việc kinh doanh của mình để giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức chính phủ thực thi theo luật
Sự thay đổi trong quy định dẫn đến xuất hiện vấn đề mới và có thể cung cấp ý tưởng cho doanh nghiệp mới để cam đoan với các bậc phụ huynh bằng cách cung cấp các sản phẩm không chỉ đạt và vượt trội so với quy định mới đặt ra Một vài doanh nghiệp quá phụ thuộc vào quy định pháp luật đến nổi sự tồn tại cùa nó bị đe dọa bởi
sự thay đổi các quy định đó Sự thay đổi của chính trị cũng tạo ra sự
cơ hội kinh doanh mới và sản phẩm mới Sự bất ổn về chính trị toàn cầu và sự đe dọa khủng hoảng đã gây ra cho nhiều doanh nghiệp trở nên ý thức hơn về vấn đề an ninh Những doanh nghiệp này cần có những sản phẩm/dịch vụ mới để bảo vệ tài sản và sự phát triển cùng giống như bảo vệ khách hàng và người lao Nỗi đau của khách hàng:
1.2 Nỗi đau của khách hàng : Nhận thấy và phân tích những nỗi đau khách hàng gặp trong quá trình tiếp cận, sử dụng sản phẩm/dịch vụ
- Nỗi đau của khách hàng B2B:
a)Positioning Pain Point (điểm đau về định vị)
Là những khó khăn, thách thức kìm hãm nỗ lực phát triển và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Công ty gặp các vấn đề liên quan đến việc duy trì chỗ đứng trên thị trường, định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng, khả năng cạnh tranh,… Một số vấn đề
mà bạn có thể nghe được từ khách hàng doanh nghiệp của mình bao gồm:
Không ai biết công ty của chúng tôi là ai
Các đối thủ cạnh tranh đang bỏ xa chúng tôi
Thị trường đang thay đổi khiến chúng tôi bị tụt hậu
Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang phủ sóng trên hầu hết các kênh
b)Financial Pain Point (điểm đau về tài chính)
Trang 4Bài toán tài chính có thể được coi là “điểm đau” lớn nhất trong pain point của doanh nghiệp Các vấn đề về ngân sách, dòng tiền, chi phí hoạt động,… là những câu hỏi nhức nhối, thách thức chủ doanh nghiệp trong công tác quản trị Điểm đau về tài chính của khách hàng doanh nghiệp thường được thể hiện qua những trăn trở:
Doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận thấp
Chúng tôi không biết phải cắt giảm những chi phí gì
Chúng tôi không có đi nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
Dòng tiền đối tác thanh toán chậm
c)People Pain Point (điểm đau về con người)
Là những vấn đề xoay quanh đội ngũ nhân sự trong tổ chức Hiện nay rất nhiều khách hàng doanh nghiệp mong muốn tìm đến những giải pháp có thể giúp họ tối ưu quy trình quản trị nhân sự Những điểm đau về con người mà doanh nghiệp có thể gặp phải bao gồm:
Tinh thần nhân viên thấp
Chúng tôi để mất những nhân viên giỏi nhất của mình vào những vị trí được trả lương cao hơn
Sự thiếu đa dạng trong cơ cấu tổ chức dẫn đến sự thiếu đổi mới
Văn hóa công ty thực tế của chúng tôi không phù hợp với những gì chúng tôi đã tuyên bố
d)Process Pain Point (điểm đau về quy trình)
Là những “nút thắt cổ chai” trong vận hành, cản trở doanh nghiệp hoạt động trơn tru Khách hàng doanh nghiệp tiềm năng của bạn có thể phải đối mặt với những trở ngại như:
Chúng tôi không có sẵn hệ thống để quản lý thông tin khách hàng
Có sự mâu thuẫn trong quy trình làm việc giữa các bộ phận dẫn đến sự thiếu tổ chức và hiệu suất không đồng đều
Trang 5 Quy trình của chúng tôi có quá nhiều thao tác lặp lại, gây lãng phí thời gian
Phần mềm mà chúng tôi đang vận hành đã lỗi thời, nhưng chúng tôi lo ngại việc chuyển đổi sang một phần mềm mới sẽ rất tốn kém
e)Productivity Pain Point (điểm đau về năng suất)
Nỗi lo ngại lớn nhất của các chủ doanh nghiệp là các đội nhóm hoạt động kém hiệu quả Dưới đây là một số ví dụ về những điểm khó khăn về năng suất trong kinh doanh:
Chúng tôi liên tục bỏ lỡ thời hạn của khách hàng
Chúng tôi dành quá nhiều thời gian cho các cuộc họp
Nhân viên của chúng tôi không được hỗ trợ đầy đủ để hoàn thành nhiệm vụ được giao
f)Small Business Pain Points (điểm đau của doanh nghiệp nhỏ) Nếu như đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến là những doanh nghiệp nhỏ thì rất có thể họ sẽ gặp những nỗi đau như:
Tìm kiếm nhân tài phù hợp cho doanh nghiệp không hề dễ dàng
Chúng tôi không có đủ nguồn lực cần thiết để vận hành
Nhân viên của chúng tôi luôn phải đảm nhiệm nhiều vai trò một lúc
- Nỗi đau của khách hàng B2C
Thông thường số lượng khách hàng cá nhân lớn hơn và đa dạng hơn khách hàng B2B Chính vì vậy, tệp khách hàng này cũng sẽ có nhiều điểm đau hay gặp như:
a) Financial Pain Point – Nỗi đau về tài chính
Đây là một trong những lý do khiến người mua khó tiếp cận với sản phẩm Bởi khách hàng sẽ phải chi trả mức giá khá cao cho nhu cầu của mình và người dùng thường sẽ có xu hướng:
Trang 6 Độ bền của sản phẩm: độ bền và tuổi thọ của sản phẩm vẫn là cái người dùng ưu tiên Mặc dù một số khách hàng lại lựa chọn mặt hàng giá rẻ và độ bền kém
Lựa chọn sản phẩm có nhiều hình thức thanh toán
Mua hàng lặp lại
b) Productivity Pain Point – Nỗi đau về năng suất
Đây là nỗi đau của các khách hàng cảm thấy quỹ thời gian đang không được tận dụng hiệu quả Vì vậy họ sẽ né tránh những giải pháp phức tạp
Ví dụ: Người dùng vẫn lựa chọn đồ ăn nhanh mặc dù biết nó có hại đến sức khỏe nhưng lại tiết kiệm thời gian nấu ăn
c) Process Pain Point – Nỗi đau về quy trình
Quy trình phức tạp là điều mà khách hàng thấy mất thời gian và phiền hà nhất Bởi vậy, khi khách hàng phải thực hiện quá nhiều thao tác hoặc qua nhiều bộ phận phòng ban mới có thể tiếp cận sản phẩm Điều này khiến khách hàng mất kiên nhẫn và không muốn sử dụng dịch vụ
d) Support Pain Point – Nỗi đau về sự hỗ trợ
Khi khách hàng gặp vấn đề nhưng không nhận được sự phản hồi nhanh chóng, nhân viên không nắm rõ thông tin sản phẩm/ dịch vụ,
… Điều này khiến khách hàng có ấn tượng xấu với sản phẩm
1.3 Khoảng trống của thị trường : Tìm kiếm khoảng trống của thị trường
- Khoảng trống trên thị trường là nguồn thứ 3 của những ý tưởng kinh
doanh Khoảng trống trên thị trường khá trực diện : nhu cầu của con người về sản phẩm / dịch vụ chưa được lấp đầy
- Cách thông thường để nhận ra những khoảng trống đó là khi người ta
chán nản bởi không thể tìm được một sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần
và nhận ra rằng những người khác cũng cảm thấy như vậy
Trang 7- Một kỹ thuật liên quan đến tạo ra những ý tưởng kinh doanh là lấy
những sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn có tạo ra những chủng loại mới bằng việc nhắm vào một thị trường mục tiêu hoàn toàn khác Những doanh nghiệp khởi sự sẽ cố lấp đầy khaonrg trống trên thị trường hoặc tạo ra một thị trường ngách trong xu hướng mới
Theo em, trong phần nhận diện cơ hội kinh doanh với 3 yếu tố ( xu hướng, nỗi đau của khách hàng, khoảng trống thị trường ) đã phân tích thì em nghĩ yếu tố xu hướng là yếu tố quan trọng nhất
- Giải thích : Cách tiếp cận đầu tiên để nhận diện các cơ hội là quan sát
các khuynh hướng và nghiên cứu cách tạo ra cơ hội như thế nào Những khuynh hướng quan trọng nhất để theo đuổi là những khuynh hướng kinh tế, xã hội, những tiến bộ công nghệ cũng như sự thay đổi
về chính trị Với một người chuẩn bị khởi sự thì điều quan trọng là nhận thấy sự thay đổi ở mọi lĩnh vực Những khuynh hướng thay đổi của môi trường là chìa khóa tạo ra các doanh nhân thành công Một thuộc tính quan trọng nhất của người khởi sự giỏi là người có khả năng quan sát sắc sảo Một cách nhìn nhận cơ bản nhất những nhu cầu của con người trong cuộc sống hàng ngày có liên quan đến sự phát hiện ra những ý tưởng và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu
- Nếu người kinh doanh biết dự báo các khuynh hướng và duy trì sự
quan sát về nhu cầu để đáp ứng nhu cầu sẽ có cơ hội thành công cao hơn trên thị trường
- - Khi nhìn vào những khuynh hướng của môi trường kinh doanh để
nhận thấy những ý tưởng kinh doanh mới, thì có hai điều cần ghi nhớ:
- Một là, vấn đề quan trọng là phải phân biệt giữa khuynh hướng
và tính nhất thời Hoạt động kinh doanh mới không thể có nguồn lực đủ tạo ra lợi thế của tính nhất thời
- Hai là, mặc dù chúng ta thảo luận từng khuynh hướng riêng lẻ, nhưng chúng có sự kết nối và được coi là tương tác với nhau khi thảo luận ra ý tưởng mới
- Ví dụ, một nguyên nhân mà điện thoại thông minh trở nên thông dụng
là bởi vì nó tạo ra lợi nhuận từ một số khuynh hướng tại một thời điểm, bao gồm sự tăng dân sổ (khuynh hướng xã hội), sự thu nhỏ liên tục các thiết bị điện tử (khuynh hướng công nghệ) và khả năng của chúng giúp
Trang 8con người quản trị tốt hơn tiền bạc qua ngân hàng điện từ đối với việc mua sắm (khuynh hướng kinh tế) Nếu một trong những khuynh hướng này không hiện ra thì điện thoại thông minh sỗ không thành công như
nó đã thành công và sẽ không chứa đựng nhiều hứa hẹn cho sự thành công
Câu 2 :
- Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo nhằm duy trì hoạt
động đơn vị, cấu trúc bên trong thể hiện chi tiết vai trò, trách nhiệm mỗi bộ phận hay cá nhân do đó khi nhìn vào mô hình có thể nhận biết quy trình làm việc giữa các phòng ban
- Một cơ cấu tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
o Phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh
o Đảm bảo sự phân quyền rõ ràng, cụ thể và chính xác
o Đảm bảo duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận
o Đảm bảo tính cân đối và hiệu quả
o Quản lý và kiểm soát các hoạt động của tổ chức
- Một tổ chức được cấu trúc hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp đủ ổn định để triển
khai chiến lược bởi mọi công việc đã vào trình tự sắp xếp nhịp nhàng, có hệ thống
sẽ có các lợi thế cạnh tranh hiện tại, tương lai cũng duy trì đúng hướng
- Các loại cơ cấu tổ chức oại cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
1 Cơ cấu theo trực tuyến
Cơ cấu theo thực tuyến là một mô hình tổ chức quản lý, trong đó nhà quản trị ra
quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên
Cơ cấu theo trực tuyến được minh họa qua sơ đồ sau:
Trang 9Đặc điểm cơ bản của loại hình này là: Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ
chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh
từ một người phụ trách trực tiếp Là một mắt xích trong dây chuyền chỉ huy, mỗi nhà quản trị với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhận sự báo cáo của họ
Trong thực tế, trực tuyến còn được dùng để chỉ các bộ phận có mối quan hệ trực
tiếp với việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức như bộ phận thiết kế sản phẩm và dịch vụ, sản xuất và phân phối sản phẩm Người đứng đầu bộ phận trực tuyến được gọi là nhà quản trị trực tuyến hay quản trị tác nghiệp
Cơ cấu trực tuyến có ƯU ĐIỂM là tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng, tập trung, thống nhất, làm cho tổ chức nhanh nhạy linh hoạt với sự thay đổi của môi trường và có chi phí quản lý doanh nghiệp thấp
Mặt khác theo cơ cấu này những người chịu sự lãnh đạo rất dễ thực hiện mệnh lệnh
vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra
Tuy nhiên cơ cấu theo trực tuyến lại hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình
độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn Nhưng trong thực tế thì khả năng của con người có hạn nên những quyết định đưa ra mang tính rủi ro cao
Trang 10⇒ Do đó cơ cấu này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp
2 Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp theo chức năng
Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản
lý được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận Cơ cấu này có đặc điểm
là những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình
Sơ đồ cơ cấu theo chức năng:
Cơ cấu này có ƯU ĐIỂM là: Thực hiện chuyên môn hoá các chức năng quản lý, thu hút được các chuyên gia có kiến thức sâu về nghiệp vụ chuyên môn vào công tác quản lý, tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận Thúc đẩy sự chuyên môn hoá kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và
kỹ năng giải quyết vấn đề Các quyết định đưa ra có độ rủi ro thấp hơn so với cơ cấu trực tuyến
Trang 11⇒ Tuy nhiên cơ cấu theo chức năng làm cho cấp dưới phải phục tùng nhiều đầu mối chỉ đạo khác nhau của cùng một cơ quan quản lý cấp trên do đễ làm suy yếu chế độ thủ trưởng, các nhà quản lý trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực hẹp
3 Cơ cấu theo trực tuyến - chức năng
Cơ cấu này là sự kết hợp của cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng Theo đó, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến
Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến - chức năng:
Cơ cấu theo trực tuyến chức năng sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn, do đó giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý
⇒ Tuy nhiên cơ cấu này sẽ làm cho số cơ quan chức năng trong tổ chức tăng lên do
đó làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều đầu mối và đòi hỏi người lãnh đạo