GIẢI ĐỀ ÔN THI LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM ĐỀ CƯƠNG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NHẬN ĐỊNH LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ CÓ LỜI GIẢI, ĐÁP ÁN, CĂN CỨ PHÁP LÝ
Trang 1ÔN THI TỐ TỤNG DÂN SỰ
- Ngân sắp xếp câu theo thứ tự Bảng chữ cái ABCD nhe các bạn ơi
- Các bạn có thấy sai sai chỗ nào comment giúp Ngân kế bên nhe, cảm ơn các bạn nhiều lắm
1 Bản án, quyết định bị kháng nghị Giám đốc thẩm được tạm đình chỉ thi hành án cho đến khi có quyết định Giám đốc thẩm.
Nhận định sai
Vì theo quy định tại Điều 332 BLTTDS 2015, trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định giám đốc thẩm của Tòa án như: Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Trường hợp người đã kháng nghị như Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho đến khi
có quyết định giám đốc thẩm
CSPL: Điều 332 BLTTDS 2015
2 Biên bản lấy lời khai là chứng cứ.
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 94 và khoản 1 Điều 95 BLTTDS 2015
Bởi vì: Biên bản lấy lời khai là Nguồn của chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều
94 Theo đó Biên bản lấy lời khai là tài liệu đọc được Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận
Do vậy, Nếu Biên bản lấy lời khai không phải là bản chính hoặc bản sao không có công chứng, chứng thực hợp pháp,… thì không được xem là chứng cứ
3 Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.
Nhận định sai
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm, không cần đòi hỏi là phải gây thiệt hại cho nguyên đơn
CSPL: khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015
4 Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định sai
Trang 2Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố Tuy nhiên, bị đơn chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải Bị đơn không có quyền đưa ra yêu cầu phản
tố tại phiên tòa sơ thẩm
1,2,3,4,5 tại Điều 161 BLTTDS 2015 Do đó, trong trường hợp đương sự có thỏa thuận về việc nộp chi phí giám định thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận của các bên Hay nói cách khác, các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám định
CSPL: Điều 161 BLTTDS 2015
6 Chánh án TAND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, trừ quyết định giám đốc thẩm của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
8 Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và có mục đích lợi nhuận là tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Nhận định sai
Trang 3Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức “có đăng ký kinh doanh” với nhau và có mục đích lợi nhuận mới là tranh chấp kinh doanh, thương mại Còn các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh với nhau thì dù có mục đích lợi nhuận vẫn là tranh chấp dân sự.
Do đó, đối với việc thỏa thuận TA theo lãnh thổ chỉ được áp dụng đối với nguyên đơn
và bị đơn mà không được áp dụng đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
10 Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.
Nhận định sai
Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015 thì ngoài Tòa án, đương
sự cũng có quyền tự mình yêu cầu giám định, trong trường hợp khi họ đã đề nghị Tòa
án trưng cầu giám định, nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của họ
CSPL: khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015
11 Các tranh chấp, yêu cầu giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Nhận định sai
Theo quy định tại khoản 4 Điều 35 thì TAND cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, yêu cầu giữa công dân VN cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới đối với các trường hợp sau: hủy việc kết hôn trái PL, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ
Trang 4dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS 2015
Do đó, câu nhận định này là sai
CSPL: Điều 21 khoản 2 BLTTDS 2015
13 Đại diện VKS tham gia phiên tòa xét xử vụ việc dân sự đưa ra quan điểm làm căn cứ để HĐXX giải quyết.
Nhận định sai
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 21 và khoản 4, 6 Điều 58 và Điều 262 BLTTDS
2015 thì Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án bắt buộc có sự tham gia của đại diện VKS như đương sự là người chưa thành niên, mất năng lực hành
vi dân sự Và đại diện VKS khi tham gia phiên tòa có quyền phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán và giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này, tuy nhiên ý kiến này không phải làm căn cứ để HĐXX giải quyết
CSPL: khoản 2 Điều 21, khoản 4,6 Điều 58 và Điều 262 BLTTDS 2015
14 Đối chất là thủ tục bắt buộc trong TTDS.
Nhận định Sai
Bởi vì: Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015 thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa các người làm chứng với nhau Nói cách khác, nếu không
có yêu cầu của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương
sự, người làm chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất Do đó, Đối chất không
là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự
CSPL: khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015
15 Đương sự ở nước ngoài theo khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015 là người nước ngoài không định cư tại VN nhưng phải có mặt tại VN vào thời điểm TA thụ lý vụ án.
Nhận định sai
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP
Tham khảo tinh thần theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP thì người nước ngoài không định cư tại VN dù có mặt hay không có mặt tại VN vào thời điểm TA thụ lý vụ việc dân sự vẫn được xem là đương sự ở nước ngoài
16 Đương sự đưa ra yêu cầu cos nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Nhận định đúng
Trang 5Theo nguyên tắc Điều 6 BLTTDS 2015, đương sự đưa yêu cầu thì phải có quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình có căn cứ và hợppháp.
CSPL: Điều 6 BLTTDS 2015
17 Đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm nếu Hội đồng xét
xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định sai
Theo quy định tại khoản 3 Điều 148 BLTTDS thì đương sự kháng cáo sẽ không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm
Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án
do nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu “một nửa án phí phúc thẩm” theo quy định của pháp luật
CSPL: Điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015
18 Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
Nhận định sai
Theo quy định tại khoản 4 Điều 96 thì thời hạn đương sự có quyền giao nộp tài liệu chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không đượcvượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm Do đó, về nguyên tắc đương
sự không có quyền nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm do thời điểm này đãvượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm mà đương sự mớigiao nộp chứng cứ thì phải chứng minh được lý do chính đáng của việc chậm giao nộpchứng cứ đó Chỉ những tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương
sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự
CSPL: Điều 96 khoản 4 BLTTDS 2015
19 Đương sự không có quyền cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định sai
Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc
ấn định nhưng không vượt quá thời hạn chuẩn bị ét xử theo thủ tục sơ thẩm Tuy nhiên, đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộphoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm,
Trang 6phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
CSPL: khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015
20 Đối với các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình thực hiện việc kháng cáo.
Nhận định sai
Trong trường hợp kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án ấp sơ thẩm về ly hôn (phầnquan hệ hôn nhân) thì đương sự không được ủy quyền cho người khác đại diện cho mình thực hiện việc kháng cáo
Còn tranh chấp HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong HĐ chứ không phải nhất thiết phải là tranh chấp
“ai là người có quyền sử dụng đất” Vì vậy, theo khoản 2 Điều 3 NQ 04/2017 thì các
“tranh chấp khác” về HĐ chuyển nhượng QSD đất thì thủ tục hòa giải tại UBND nơi
có tranh chấp đất không phải là điều kiện khởi kiện vụ án
sự trong vụ việc dân sự theo Điều 68 BLTTDS 2015 bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người yêu cầu, nhưng Điều 40 BLTTDS năm
2015 chỉ quy định về nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự Do vậy, đương sự khác như bị đơn thì không có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự
Trang 723 Đương sự thỏa thuận được với nhau trước phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án
ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Nhận định sai
Nếu đương sự thỏa thuận được với nhau trước phiên tòa phúc thẩm, nhưng thỏa thuận
đó vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội thì HĐXX phúc thẩm không công nhận sự thỏa thuận đó
Và hơn nữa, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và
thỏa thuận đó không trái quy định pháp luật, thì HĐXX phúc thẩm ra Bản án phúc thẩm sửa Bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Chứ HĐXX không ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
CSPL: Điều 300 BLTTDS 2015
24 Đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm nếu HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định sai
Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án
do nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật
CSPL: Điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015
25 Đương sự có thể ủy quyền cho nhiều người đại diện tham gia tố tụng với cùng một phạm vi ủy quyền.
Nhận định đúng
BLTTDS 2015 quy định người đại diện theo ủy quyền theo quy định của BLDS là người đại diện theo ủy quyền trong TTDS BLDS 2015 không cấm một người ủy quyền cho nhiều người cùng làm một việc cùng phạm vi ủy quyền
Như vậy, đương sự có thể ủy quyền cho nhiều người đại diện tham gia tố tụng với cùng một phạm vi ủy quyền
Trang 8Theo nguyên tắc tại Điều 20 BLTTDS 2015 thì Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải, theo đó không phân biệt thủ tục thông thường thay thủ tục rút gọn Đối với thủ tục rút gọn, sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành hòa giải trừ trường hợp không được hòa giải theo quy định tại Điều 206 hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 BLTTDS 2015 Những trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được chỉ là ngoại lệ, còn theo nguyên tắc tố tụng dân sự thì hòa giải vẫn là thủ tục bắt buộc khi Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
CSPL: Điều 10 và khoản 3 Điều 320 BLTTDS 2015
28 Khi nhận đơn khởi kiện Tòa án phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết thì phải trả lại đơn khởi kiện cho đương sự.
Nhận định sai
Theo quy định tại khoản 2 Điều 184 BLTTDS 2015 thì TA chỉ áp dụng qui định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên Ngoài ra, theo Điều 192 BLTTDS 2015 quy định về việc trả lại đơn khởi kiện cũng không qui định trường hợp trả lại đơn khởi kiện do Tòa án phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết nên khinhận đơn khởi kiện Tòa án phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết thì cũng không được trả lại đơn khởi kiện cho đương sự
về nghĩa vụ thu thập chứng cứ thay cho đương sự khi đương sự có yêu cầu
Trong quá trình tiến hành tố tụng Viện kiểm sát chỉ tiến hành hoạt động kiểm sát của mình, Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền thu thập tài liệu chứng cứ trong trường hợp cần chứng cứ chứng minh cho quyền kháng nghị của mình đối với các Bản án, Quyết định của Tòa án
CSPL: Điều 6, Điều 21 và khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015
30 Khi xét xử vụ án dân sự phải có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, trừ thủ tục rút gọn.
Nhận định sai Theo khoản 1 Điều 11 BLTTDS 2015 thì chỉ có việc xét xử sơ thẩm vụ
án dân sự mới cần có Hộ thẩm nhân dân, trừ thủ tục rút gọn Còn phúc thẩm, giám đốcthẩm thì tùy trường hợp mới cần có Hội thẩm nhân dân Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia “vụ án dân sự” trong cấp sơ thẩm, không tham gia “việc dân sự”
Trang 931 Khi có yêu cầu của các đương sự, Tòa án sẽ triệu tập người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Nhận định ĐÚNG Vì người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng thông qua 3 con đường: tự mình đề nghị, đương sự khác đề nghị và Tòa án đưa vào
33 Khi vụ án bị đình chỉ giải quyết, người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại.
Nhận định sai
Bởi lẽ nếu rơi vào trường hợp khoản 3 Điều 192 và điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS
2015 thì nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại
Do vậy, nếu họ đại diện cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án dân sự mà quyền vàlợi ích hợp pháp của những người được đại diện này không đối lập với nhau thì một người đại diện có thể đại diện cho nhiều đương sự
CSPL: Điều 87 khoản 1 điểm b BLTTDS 2015
35 Nếu nguyên đơn chết, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định sai
Không phải trong mọi trường hợp khi nguyên đơn chết Tòa án đều ra quyết định đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự Trường hợp, nguyên đơn chết mà chưa tìm thấy người
thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015
Trường hợp, nguyên đơn chết mà đã tìm thấy người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng
Trang 10của nguyên đơn thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự Trường hợp, nguyên đơn
chết mà không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì khi đó
Tòa án mới ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015
Do đó, Nếu nguyên đơn chết, không phải trong mọi trường hợp, Tòa án đều ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 214 BLTTDS 2015, điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015
36 Nếu đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Nhận định sai
Xác định đương sự là người VN định cư ở nước ngoài có mặt vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự trong trường hợp này là đương sự nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 7 NQ 03/2012
Nếu đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015
Ngoài ra, cần xét đến loại tranh chấp, có một số tranh chấp chỉ có TAND cấp tỉnh mới
có thẩm quyền như tranh chấp dân sự quy định tại khoản 7 Điều 26; tranh chấp về kinhdoanh, thương mại quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 30 BLTTDS 2015… thì TAND cấphuyện không có thẩm quyền
CSPL: khoản 1 Điều 7 NQ 03/2012, khoản 3 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015
37 Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên hòa giải.
Nhận định sai
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015 thì mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu đương sự vẫn cố tình vắng mặt (kể cả trường hợp đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hoặc không chính đáng) thì vụ án bị coi khôngtiến hành hòa giải được Hay nói cách khác, Tòa án không hoãn phiên hòa giải trong trường hợp này
CSPL: khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015
38 Người kháng cáo rút đơn kháng cáo thì Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Nhận định sai Khi người kháng cáo rút kháng cáo thì tùy từng trường hợp nhất định, việc xét xử phúc thẩm mới bị đình chỉ, cụ thể:
Trang 11- Nếu người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm sẽ bị đình chỉ.
- Nếu người kháng cáo chỉ rút một phần kháng cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo và ra quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo đó trong bản án phúc thẩm, chứ không phải đình chỉ xét xử phúc thẩm
CSPL: khoản 3 Điều 289 BLTTDS 2015
39 Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm.
Nhận định sai Ngoài trường hợp trên, cơ quan, tổ chức do BLTTDS 2015 quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu TA bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn
VD: Hội bảo vệ người tiêu dùng VN khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nguyên đơn trong vụ án dân sự
CSPL: khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015
40 Nếu thư ký Tòa án là người thân thích với Kiểm sát viên trong cùng một
vụ án thì chỉ cần thay đổi một người.
Nhận định đúng
Về mặt nguyên tắc khi có 2 người tiến hành tố tụng là người thân thích thì chỉ cần thayđổi 1 người là có thể đảm bảo được tính khách quan trong việc giải quyết vụ việc.CSPL: Điều 54 + Điều 60 BLTTDS 2015
41 Nếu đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
Nhận định này là sai
Căn cứ vào quy định khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015, những tranh chấp mà đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự thì vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện Toà án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ án mà đương sự trong vụ án là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án dân sự khi đó là các vụ án thuộc khoản 4 Điều 35, BLTTDS 2015 mà giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của
Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam
42 Người khởi kiện phải là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ.
Nhận định sai
Trang 12Theo quy định tại Điều 69 BLTTDS thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân cóthể chia thành 03 nhóm:
(1) Năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ (khoản 3 Điều 69);
(2) Năng lực hành vi tố tụng dân sự bị hạn chế (khoản 6 Điều 69);
(3) Không có năng lực hành vi tố tụng dân sự (khoản 4,5 Điều 69)
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án
Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi khởi kiện cần có người đại diện hợp pháp thực hiện Người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện
CSPL: Điều 69 BLTTDS 2015
43 Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay đương sự.
Nhận định Sai
Theo quy định tại Điều 86 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người đại diện và Điều
271 quy định về Quyền của người kháng cáo thì người đại diện theo ủy quyền của đương sự vẫn có quyền kháng cáo trong trường hợp trong nội dung văn bản ủy quyền, đương sự có ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền cho mình có quyền kháng cáo
Ngoài ra, người biết được các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án nhưng là ngườimất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng
Trang 13Trường hợp triệu tập hợp lệ lần thứ hai, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêucầu độc lập vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt mà không có người đạidiện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập Lúc này Tòa án mới ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó Trường hợp, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử không đình chỉ xét xử phúc thẩm mà tiến hành xét xử vắng mặt họ
Do đó, không phải mọi trường hợp, nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm
Nguyên đơn cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm và khởi kiện, thì người
bị nguyên đơn khởi kiện là bị đơn, kể cả Bị đơn có thể đã hoặc chưa gây thiệt cho nguyên đơn
CSPL: Điều 68 khoản 3 BLTTDS 2015
48 Người chưa thành niên không thể trở thành người làm chứng trong TTDS.
=> Nhận định SAI Vì theo quy định của pháp luật hiện hành, người làm chứng chỉ cần
có điều kiện là người không mất năng lực hành vi dân sự Do vậy người chưa thành niên (người chưa đủ 18 tuổi) vẫn hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành người làm chứng
CSPL: Điều 77 BLTTDS 2015
49 Người bị khởi kiện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nhận định sai
Trang 14Theo quy định tại khoản 3 Điều 69 BLTTDS 2015 thì đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có qui định khác.
Nghĩa là, người mất năng lực hành vi dân sự mới không thể là đương sự (nguyên đơn,
bị đơn)
Còn người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án
CSPL: khoản 3 Điều 69 BLTTDS 2015
50 Nguyên đơn phải gửi bản sao đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương
sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Nhận định sai
Trong trường hợp tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có; hoặc tài liệu, chứng cứ qui định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn không phải gửi bản sao đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Đối với tài liệu, chứng cứ qui định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS hoặc tài liệu, chứng
cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người địa diện hợp pháp của đương sự khác
CSPL: khoản 9 Điều 70 và khoản 5 Điều 96 BLTTDS 2015
51 Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương
sự, TA phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Nhận định sai
Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm (giai đoạn sơ thẩm), sau khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án không ra ngay quyết định công nhận sự thỏathuận của các đương sự Mà phải hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án mới raquyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
CSPL: đoạn 1 khoản 1 Điều 212 BLTTDS 2015
52 Phó Chánh án TAND có thể trở thành người tiến hành tố tụng trong
TTDS.
Nhận định đúng
Phó Chánh án TAND vẫn có thể tham gia giải quyết vụ việc dân sự với tư cách là một thẩm phán thông thường Trong trường hợp này, Phó Chánh án TAND vẫn là người tiến hành tố tụng trong TTDS
Trang 1553 Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị Giám đốc thẩm.
Nhận định đúng
CSPL: Điều 213 khoản 2 BLTTDS 2015
Bởi vì: Căn cứ Điều 213 khoản 2 BLTTDS 2015 thì: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Do vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm
54 Sau khi thụ lý vụ án, thẩm quyền của Tòa án không thay đổi.
Nhận định này là sai
Sau khi thụ lý vụ án, thẩm quyền của Tòa án vẫn có thể bị thay đổi
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 41 BLTTDS năm 2015, mỗi Tòa án sẽ có thẩm quyền khác nhau và phạm vi thẩm quyền cũng sẽ không thay đổi, do vậy, sau khi đã thụ lý vụ án, nếu xét thấy không thuộc thẩm quyền thì Tòa án đó phải chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án khác có thẩm quyền giải quyết, chứ Tòa án không được mở rộng hay thay đổi thẩm quyền
55 Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự có thể thỏa thuận những vấn đề ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị.
Nhận định sai
Theo quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghịhoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị Do đó, đương sự không thể thỏa thuận những vấn đề ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị vì nằm ngoàiphạm vi xét xử phúc thẩm
Những vấn đề đã được xem xét trong bản án sơ thẩm nhưng nằm ngoài phạm vi khángcáo, kháng nghị đã có hiệu lực để từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét phần bản án chưa có hiệu lực pháp luật, không có thẩm quyền xem xét phần bản án đã có hiệu lực pháp luật
CSPL: khoản 2 Điều 282, Điều 293 BLTTDS 2015
56 Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết việc dân sự.
Nhận định sai
Việc dân sự là một yêu cầu không có tranh chấp của cá nhân, tổ chức mong muốn Nhànước công nhận một sự kiện pháp lý nào đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho họ
Trang 16Việc dân sự chỉ có một bên, không có nguyên đơn và bị đơn.
Còn hòa giải trong tố tụng dân sự là một thủ tục do TA tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự, chứ không phải trong việc dân sự
Như vậy, hòa giải chỉ cần thiết đối với vụ việc dân sự có tranh chấp xảy ra giữa ít nhất hai bên Còn việc dân sự chỉ có một bên yêu cầu, không có tranh chấp xảy ra nên việc dân sự không cần thủ tục hòa giải
CSPL: Điều 10 và Điều 205 BLTTDS 2015
57 Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là Tòa án nơi bị đơn cư trú.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn không chỉ là Tòa án nơi bị đơn cư trú.Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 thì vụ án ly hôn là tranh chấp về HNGĐ thuộc khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015 Do đó, ngoài TA nơi bị đơn cư trú thì thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn còn thuộc về TA nơi nguyên đơn cư trú khi các đương sự thỏa thuận được với nhau bằng văn bản
58 Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện tại Tòa án.
Nhận định đúng
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định: Đối với tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND cấp
xã nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện
Như vậy, mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết
59 Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ đếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Nhận định đúng
CSPL: khoản 2 Điều 95 BLTTDS 2015
60 Tòa án chỉ thụ lý vụ án nếu đã qua hòa giải ở cơ sở đối với ly hôn.
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015 và Điều 52 Luật HNGĐ 2014
Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn Việc hòa giải ở cơ sở mang tính chất khuyến khích
Trang 17chứ không phải bắt buộc Do đó, dù chưa qua hòa giải ở cơ sở thì Tòa án vẫn thụ lý đối với vụ án ly hôn.
61 Tòa án cấp huyện không có quyền thụ lý, giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của TA nước ngoài.
Nhận định đúng
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015 về Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện thì Toà án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu thuộc các trường hợp tại khoản này Do vậy, các yêu cầu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản này là Khoản 5, Điều 27; Khoản 9, Điều 29; Khoản 4,
5, Điều 31; Khoản 3, 4, Điều 33, tức các yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền của Toà
án cấp huyện Các yêu cầu này theo Điểm b, Khoản 1, Điều 37, BLTTDS 2015 thì thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh
62 Tòa án chỉ thu thập tài liệu, chứng cứ khi có yêu cầu của đương sự.
Nhận định sai
Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ trong hai trường hợp sau:
- Khi có yêu cầu của đương sự theo điểm e khoản 1 Điều 97 và khoản 1 Điều 106BLTTDS 2015
- Khi Tòa án xét thấy cần thiết theo khoản 1 Điều 99; khoản 1 Điều 101; khoản 2,
3, 4 Điều 102 và khoản 3 Điều 103 BLTTDS 2015
63 Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định đúng
Căn cứ vào Điều 68 BLTTDS 2015 ta có: tư cách tố tụng của đương sự được hình thành khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự Trong đó: Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm; Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện; Người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ
Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ đơn khởi kiện của mình, tuy nhiên bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì lúc này bị đơn trở thành nguyên đơn dân sự và ngược lại, bên nguyên đơn trở thành bị đơn
Trang 18Điều 4 NQ 04/2017 vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là những trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.
Theo quy định tại Điều 41 BLTTDS thì đối với vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết (chứ không phải trả lại đơn khởi kiện) và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý
Tại thời điểm này, nếu vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường thì tức là không đủđiều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn Sau đó, dù có đủ điều kiện thì TA cũng không thể chuyển vụ án đang giải quyết theo thủ tục thông thường sang giải quyết theothủ tục rút gọn vì BLTTDS 2015 không quy định trường hợp này
CSPL: điểm b khoản 3 Điều 191 BLTTDS 2015
66 Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp sơ thẩm.
Nhận định sai
CSPL: Điều 293 BLTTDS 2015
Bởi vì: Phạm vi xét xử phúc thẩm là Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị Vì vậy Tòa án cấp thẩm không có quyền xét xử lại toàn bộ vụ án đã xét xử ở Tòa án cấp phúc thẩm nếu kháng cáo, kháng nghị chỉ kháng cáo, kháng nghị một phần Bản án, quyết định của Tòa án sơthẩm
67 Trong trường hợp tại phiên tòa đương sự có yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa để tiến hành hòa giải, thì Tòa án không chấp nhận, nhưng cần tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Nhận định đúng
Theo quy định về các trường hợp hoãn phiên tòa tại khoản 1 Điều 233 BLTTDS 2015 không có trường hợp hoãn phiên tòa để tiến hành hòa giải, do đó tại phiên tòa, nếu
Trang 19đương sự có yêu cầu Tòa án hoãn phiên tòa để tiến hành hòa giải thì Tòa án không chấp nhận.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc cơ bản tại Điều 10 BLTTDS 2015, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự nên Tòa án sẽ tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết
vụ việc dân sự
CSPL: khoản 1 Điều 233 và Điều 10 BLTTDS 2015
68 Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày TA tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa.
Nhận định sai
Về nguyên tắc thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa Tuy nhiên, đối với trường hợp đương sự không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo không được tính bắt đầu từ ngày tuyên án, mà bắt đầu tính từ ngày họ nhận được bản
án hoặc bản án được niêm yết
CSPL: đoạn 1 khoản 1 Điều 273 BLTTDS 2015
69 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.
cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong
Trang 20Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét
xử lần thứ hai đối với cùng một vụ án dân sự
Do đó, Thẩm phán có thể tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án
CSPL: khoản 2 Điều 11, khoản 4 Điều 49, Điều 48, Điều 49 BLTTDS 2015
73 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là Tòa án nơi con nuôi cư trú.
Nhận định sai
CSPL: khoản 5 Điều 29 và khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015
Theo khoản 5 Điều 29, yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là yêu cầu về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TA Bên cạnh đó, theo điểm l khoản 2 Điều 39 Bộ luật này thì TA nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
Do đó, thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi ngoài TA nơi con nuôi cư trú thì thẩm quyền giải quyết còn thuộc về TA nơi cha, mẹ nuôi cư trú
74 Tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.
Nhận định sai
CSPL: Điều 20 BLTTDS 2015
Có hai trường hợp đặc biệt sau có thể không dùng tiếng Việt
+ Người tham gia tố tụng dân sự có thể dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong trường hợp có người phiên dịch
+ Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật trong trường hợp phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại
75 Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc là một vụ án dân sự.
Nhận định sai Để được xem là một vụ án dân sự thì phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau
Trang 21ĐK 1: Có tranh chấp HĐ
ĐK 2: Có ít nhất 2 hai
ĐK 3: Chưa có cơ sở xác định có gửi đơn khởi kiện ra Tòa hay không
ĐK 4: Chưa chắc có được tòa chấp nhận thụ lý hay không
Như vậy, tranh chấp HĐ không thỏa điều kiện thứ ba và điều kiện thứ tư
76 Trong cùng một vụ án dân sự, một người có thể làm người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn và bị đơn.
Nhận định sai
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 87 BLTTDS 2015 thì nếu một người đang đại diện cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc thì người đó không được làm đại diện theo pháp luật
Vì vậy, một người không thể vừa làm người đại diện theo pháp luật cho nguyên đơn, vừa làm người đại diện theo pháp luật cho bị đơn
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 87 BLTTDS 2015
77 Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng trước khi mở phiên tòa thuộc về Chánh án Tòa án.
Nhận định sai Thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng trước khi mở phiên tòa thuộc về Chánh án Tòa án, Phó Chánh án Tòa án khi được Chánh án ủy nhiệm và Việntrưởng Viện kiểm sát
Chánh án Tòa án chỉ có thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng “thuộc cơ quan Tòa án” trước khi mở phiên tòa Hoặc khi Chánh án vắng mặt thì Phó Chánh án sẽ có thẩm quyền khi được Chánh án ủy nhiệm
Tuy nhiên, thẩm quyền thay đổi người tiến hành tố tụng “thuộc cơ quan Viện kiểm sát” trước khi mở phiên tòa sẽ thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 47, khoản 2 Điều 47, khoản 1 Điều 56, Điều 62 BLTTDS 2015
78 Thẩm phán tiến hành đối chất giữa người làm chứng với nhau khi được yêu cầu.
Nhận định sai Ngoài việc theo yêu cầu của đương sự thì Thẩm phán cũng có thể tiến hành đối chất giữa những người làm chứng với nhau khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng
CSPL: khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015
79 Tất cả đương sự trong vụ án dân sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Trang 22Nhận định sai.
Theo quy định tại Điều 294 BLTTDS 2015 quy định về những người tham gia phiên tòa phúc thẩm thì chỉ có người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mới phải được triệu tập tham gia phiên tòa
Như vậy, nếu đương sự là người không có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị thì không cần phải được triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm
80 Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.
Như vậy, không phải chỉ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, mà còn có những vụ
án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và
207 thì Tòa án cũng không phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
CSPL: khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015
82 Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí.
Nhận định sai
Tòa án không chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí mà TA có thể thụ
lý vụ án ngay cả khi đương sự không nộp tạm ứng án phí trong trường hợp người khởi kiện thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định tại khoản 4 Điều 195 BLTTDS 2015 Khi đó, mặc dù người khởi kiện không nộp tạm ứng án phí, TA vẫn phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo
CSPL: khoản 4 Điều 195
83 Tòa án phải ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án tại phiên tòa.
Trang 23Nhận định sai Theo quy định tại khoản 5 Điều 211 BLTTDS 2015 thì khi các đương
sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án tại phiên tòa thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành chứ không phải ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của cácđương sự tại phiên tòa Sau 07 ngày kể từ ngày thành lập biên bản hòa giải thành mà không có sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì lúc này Tòa án mới ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
CSPL: khoản 5 Điều 211 và khoản 1 Điều 212 BLTTDS 2015
84 Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án không có quyền hủy quyết định
cá biệt của cơ quan, tổ chức xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án.
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 34
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, TA có quyền hủy quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án nếu
qđ cá biệt đó là trái pháp luật
85 Thư ký Tòa án có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án.
xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự của Thẩm phán
Thứ hai: Căn cứ vào khoản 1 Điều 209 BLTTDS 2015 quy định về Thành phần tham gia phiên họp hòa giải thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp và Thư ký Tòa án chỉ
là người ghi biên bản phiên họp
Căn cứ Điều 210 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán là người chủ trì phiên họp, là người công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, tiến hành thủ tục hỏi đương sự,… và tiến hành hòa giải
Cuối cùng thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất
Do đó, Thư ký Tòa án không có quyền chủ trì phiên hòa giải tại Tòa án
CSPL: Điều 48, Điều 51, khoản 1 Điều 209 , Điều 210 BLTTDS 2015
86 Thư ký có nhiệm vụ lấy lời khai của đương sự.
Nhận định Sai
Trang 24Căn cứ theo quy định tại Điều 51 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa
án thì Thư ký tòa án không có nhiệm vụ lấy lời khai của đương sự Thư ký tòa án chỉ
có nhiệm vụ ghi biên bản lấy lời khai đương sự theo quy định tại khoản 4 Điều 51 BLTTDS 2015
CSPL: khoản 4 Điều 51 BLTTDS 2015
87 Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị.
Nhận định Sai
Bởi vì: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh không giám đốc thẩm những bản
án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị Thẩm quyền giám đốc thẩm những bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa
án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị thuộc Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 337 BLTTDS 2015
88 Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của
89 Viện kiểm sát có quyền thu thập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức đang giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ cho VKS.
Nhận định sai
VKS không có quyền thu thập chứng cứ bằng việc yêu cầu đương sự đang giữ chứng
cứ cung cấp chứng cứ cho VKS Theo qui định về nghĩa vụ chứng minh tại Điều 91 BLTTDS thì đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án chứ không có qui định giao nộp chứng cứ cho VKS
VKS chỉ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 106 BLTTDS 2015
CSPL: khoản 4 Điều 106 BLTTDS 2015
90 Vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản là BĐS thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ thuộc về nơi bất động sản tọa lạc.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 thì khi đối tượng tranh chấp
là BĐS thì chỉ có Tòa án nơi có BĐS có thẩm quyền giải quyết
Trang 25CSPL: điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015.
91 Vụ việc dân sự được phát sinh từ tranh chấp dân sự
Nhận định sai
Không phải tất cả vụ việc dân sự đều được phát sinh từ tranh chấp dân sự, vụ việc dân
sự cũng có thể được phát sinh từ một yêu cầu không có tranh chấp dân sự
92 Việc thay đổi người tiến hành tố tụng do Thẩm phán quyết định.
Nhận định sai
Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi người tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án Còn tại phiên tòa, quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc thẩm quyền của HĐXX
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 47, khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015
93 Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa cấp tỉnh.
Nhận định đúng
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015
94 Yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng phải được giải quyết chung trong vụ án dân sự mà Tòa án đang giải quyết.
Nhận định sai
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng được tiến hành trong cùng vụ án dân sự Trường hợp đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại này mà chưa có điều kiện chứng minh thì yêu cầu bồi thường đó có thể tách ra để giải quyết bằng vụ án dân sự khác
CSPL: khoản 1 Điều 113 BLTTDS 2015.yhnm 6;
95 Yêu cầu kết hôn có thể trở thành việc dân sự
Nhận định sai
ĐK 1: Yêu cầu kết hôn không có tranh chấp
ĐK 2: yêu cầu kết hôn chỉ có một bên (2 người nam và nữ đứng về phía sau, không có xung đột về quyền và nghĩa vụ thì không thể xem là hai bên)
ĐK 3 và ĐK 4: Yêu cầu kết hôn theo Luật Hộ tịch 2014 thuộc thẩm quyền của UBND chứ không phải của Tòa án, nên Tòa án không thể thụ lý
Trang 26lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định
của TA cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng
nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét
nội dung kháng cáo, kháng nghị Trong
khi đó, HĐXX Giám đốc thẩm chỉ xem
xét lại phần quyết định của bán ản, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét
nội dung kháng nghị
Phạm vi GĐT rộng hơn so với phúc thẩm vì trong một số trường hợp HĐXX còn có quyết xem xét cả đối với phần quyết định của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xét xử nội dung kháng nghị
Cụ thể là theo quy định tại khoản 2 Điều
342 BLTTDS 2015 thì HĐXX GĐT có quyền xem xét phần quyết định của bản
án, quyết định đã có hiệu lực PL không
bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước…
1 Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao
có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm/ tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
2 Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao
có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm/ tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Trang 27TAND cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theolãnh thổ.
CSPL: Điều 331 và Điều 354 BLTTDS 2015
Phạm vi xem xét - Phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị
- Phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luẩ không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đóxâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợiích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.CSPL: Điều 342 và Điều 357 BLTTDS 2015
- Quyền xử y án, tức là không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực PL
- Quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL để xét
xử lại theo thủ tục sơ thẩm
- Quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật vàđỉnh chỉ giải quyết vụ án
● Khác nhau:
Kháu nhau
Khái niệm Là xét lại bản án, quyết
định của TA đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm
do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết
CSPL: Điều 325 BLTTDS
Là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị
vì có tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, cácđương sự không biết được khi TA ra bản án, quyết
Trang 28định đó.
CSPL: Điều 351 BLTTDS
Căn cứ kháng nghị - Kết luận trong bản án,
quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ
tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệtheo đúng quy định của PL
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của người thứ ba
CSPL: Điều 326 BLTTDS
- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án
mà đương sự đã không thểbiết được trong quá trình giải quyết vụ án
- Có cơ sở chứng minh kếtluận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố
ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật
- Bản án, quyết định hình
sự, hành chính, dân sự, HNGĐ, kinh doanh, thương mại, lao động của
TA hoặc quyết định của CQNN mà TA có căn cứ vào đó để giải quyết vụ án
- Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định trên nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng
- Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị
CSPL: Điều 355 BLTTDS