Tất cả các dân tộc đều có nền văn hoá truyền thống riêng, đó là tổng hợp những hiện tượng văn hoá – xã hội bao gồm các chuẩn mực giao tiếp, các khuôn mẫu văn hóa, các tư tưởng xã hội, cá
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
BỘ MÔN VĂN HỌC HÀN QUỐC GVHD: TS LÊ HOÀNG BẢO TRÂM
ĐỀ TÀI:
TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA HÀN QUỐC
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HẢI NAM
MSSV: 2166200019 LỚP: HÀN 1 – 2021
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU 3
PHẦN II TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA HÀN QUỐC (SEOLLAL – 설날) 4
1 Nguồn gốc 4
2 Phong tục đón tết của người Hàn Quốc 5
2.1 Chuẩn bị cho Seollal 5
2.1.1 Trang phục – Seolbim (설빔) và bokjumeoni (복주머니) 5
2.1.2 Mua sắm 5
2.1.3 Chuẩn bị thức ăn 6
2.2 Nghi lễ và phương thức truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán 6
2.2.1 Những hoạt động trong đêm giao thừa 6
2.2.2 Lễ cúng gia tiên Charye (차례) và thụ lộc 7
2.2.3 Tảo mộ (성묘) 9
2.2.4 Nghi thức cúi lạy chào năm mới (세배) 9
2.2.5 Trò chơi dân gian và các hoạt động khác của Tết Nguyên Đán 9
PHẦN III KẾT LUẬN 11
PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Bộ môn: VĂN HÓA HÀN QUỐC GVHD: TS LÊ HOÀNG BẢO TRÂM
Trang 4PHẦN I MỞ ĐẦU
Văn hoá truyền thống là thứ được phát triển từ nền văn minh và là biểu hiện của hệ tư tưởng
về văn hoá, lịch sử, cũng như về văn hoá của dân tộc, phản ánh đặc điểm và phong cách của dân tộc Tất cả các dân tộc đều có nền văn hoá truyền thống riêng, đó là tổng hợp những hiện tượng văn hoá –
xã hội bao gồm các chuẩn mực giao tiếp, các khuôn mẫu văn hóa, các tư tưởng xã hội, các phong tục tập quán, các nghi thức,… được bảo tồn qua năm tháng, trở thành thói quen trong hoạt động sống của mỗi con người, cũng như của toàn xã hội, được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác Hàn Quốc
là nước có nền kinh tế phát triển mạnh trên thế giới, đã và đang có sự ảnh hưởng văn hoá của các nước phương Tây, Nhật Bản, Trung Quốc,… Tuy nhiên cho đến nay, quốc gia này vẫn lưu giữ được nét đẹp
Á Đông vốn có của dân tộc Hàn Quốc Một trong những nét đẹp đặc sắc đó là văn hoá Tết Nguyên Đán (Tết Âm lịch) hay còn được người Hàn Quốc gọi là Seollal (설날) Giống với Việt Nam, Hàn Quốc có hai dịp tết là Tết Dương lịch và Tết Âm lịch Theo truyền thống thì Tết Âm lịch quan trọng hơn nên thời gian nghỉ Tết sẽ kéo dài trong ba ngày Đối với người Hàn Quốc, Tết Nguyên Đán không chỉ là đánh dấu cho sự khởi đầu của năm mới, đây còn là dịp đặc biệt để người Hàn đoàn tụ cùng gia đình, tưởng nhớ và tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên Họ cầu mong sẽ có một năm mới thật hạnh phúc, một vụ mùa bội thu và thịnh vượng Với chuyên ngành hiện tại là “Hàn Quốc học” cùng với sự yêu thích đất nước, con người, văn hoá Hàn Quốc, vì vậy “Tết Nguyên Đán của Hàn Quốc (Seollal – 설날)” là chủ đề mà em lựa chọn cho bài tiểu luận
Trang 5PHẦN II TẾT NGUYÊN ĐÁN CỦA HÀN QUỐC (SEOLLAL – 설날)
1 Nguồn gốc
Ở Hàn Quốc, ngày Tết Nguyên Đán được gọi là Seollal (설날) Trong từ này, 날 là ngày Còn chữ “설” có rất nhiều cách lý giải khác nhau Đầu tiên là “ 설” được lấy ra từ từ “낯설다” (Lạ) Do vậy, “설날” cũng có nghĩa là “새해에 대한 낯설음” (Sự mới lạ của năm mới) hoặc “아직 익숙하지
않은 날” (Ngày vẫn chưa quen thuộc) Điều này có nghĩa “설날” là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ
và năm mới Nó vẫn còn nhiều dư âm của cái cũ trộn lẫn với cái mới nên mang lại cảm giác lạ lẫm, làm người ta vẫn chưa “thích ứng” được Cách lý giải thứ hai là “설날” có nghĩa là “sự bắt đầu” xuất phát từ “선다”, có thể hiểu là 새해 새날이 시작되는 날 – “Ngày bắt đầu ngày mới của năm mới” Trải qua thời gian từ “선날” được luyến âm trở thành “설날” như bây giờ Ngoài ra, từ “설” còn bắt nguồn
từ từ “살” của từ “사리다”, có nghĩa là “thận trọng”, hoặc “cẩn thận” Do người Hàn Quốc nghĩ rằng, mùng một tết là thời điểm đánh dấu khởi đầu năm mới, nên vận may trong năm sẽ tuỳ thuộc vào ngày
đầu năm Chính vì vậy, mọi lời nói và hành động đều hết sức cẩn thận (지식엔지연구소, 2019; 백민
현, 2022)
Tết Seollal (설날) có nguồn gốc đa dạng và trải qua nhiều thăng trầm Tết Nguyên Đán của người Hàn được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 1 theo lịch âm, mang đậm nét văn hoá truyền thống của đất nước xứ sở kim chi Tuy nhiên, vào thời kỳ bị Nhật chiếm đóng, Nhật Bản sử dụng lịch dương
và gọi Tết Dương lịch là “Sinjeong” (신정) và gọi Tết Âm lịch là “Gujeong” (구정) hay còn được gọi
là “Tết lỗi thời” Nhật Bản yêu cầu lịch âm là đối tượng được “ưu tiên xoá bỏ” và cấm người dân tổ chức Tết Nguyên Đán theo lịch này Đến sau năm 1985, Tết Âm lịch mới được chỉ định là “Ngày của dân tộc” và được chọn là ngày nghỉ lễ Mãi cho đến năm 1989, ngày tết này mới được công nhận là ngày lễ chính thức của Hàn Quốc với cái tên Seollal (설날) kèm theo 3 ngày nghỉ (백민현, 2022; 김
남기, 2021)
hôm qua, Tết của chúng ta là ngày hôm nay Đây là bài hát thiếu nhi có thể dễ dàng nghe được mỗi khi Tết đến Xuân về Có học thuyết cho rằng, “Kkachi” (까치) ở đây không phải là loài chim ác là Và
“Kkachi Seollal” (까치 설날) được ghi chép trong từ điển với ngôn ngữ chuẩn, được giải thích là một ngày trước Tết Nguyên Đán, tức là ngày cuối cùng của tháng chạp (Ngày 30 tháng 12) Vậy tại sao người Hàn Quốc lại gọi một ngày trước Tết Seollal là “Kkachi Seollal”? Giáo sư Seo Jeongbeom ( 서정범) – một nhà ngôn ngữ học cho biết, ngày xưa Seollal được gọi là “AchiSeol” (아치설), “Achi” (아치) có nghĩa là “nhỏ” và được biến đổi thành “Kkachi” (까치) vì âm thanh khi phát ra tương tự
Trang 6nhau “Kkachi Seollal” được mang ý nghĩa là “ngày Tết nhỏ”, ngày cuối cùng của tháng chạp, cũng
như là ngày cuối cùng của một năm theo lịch âm (백민현, 2022; 김남기, 2021).
2 Phong tục đón tết của người Hàn Quốc
2.1 Chuẩn bị cho Seollal
2.1.1 Trang phục – Seolbim (설빔) và bokjumeoni (복주머니)
Seolbim (설빔) là những bộ trang phục truyền thống Hanbok mới được mặc vào ngày Tết Theo tạp chí Gyeongdo, nam và nữ mặc quần áo mới được gọi là “Sejang” (세장) Để chuẩn bị những
bộ Seolbim, các bà nội trợ đã thức trắng đêm dệt vải may vá và kết thúc mọi công việc vào ngày giao thừa Mọi người đều mặc những bộ quần áo seolbim mới đẹp nhất và thực hiện các nghi lễ cúng bái tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian Người Hàn Quốc thường khá chú trọng sự kết hợp về màu sắc trong trang phục Chính vì vậy, vào những dịp lễ quan trọng, họ thường mặc Hanbok màu đỏ, xanh da trời, vàng, đen, trắng Vốn là những màu thể hiện rõ triết lý âm dương, ngũ hành của nền văn hoá phương Đông Việc mặc trang phục mới với màu sắc sặc sỡ trong ngày đầu của năm với ý nghĩa mang lại một
năm nhiều điều mới lạ (임동권, 1996)
Trang phục truyền thống của Hàn Quốc mang nhiều màu sắc và triết lý sâu xa, tuy nhiên lại thiếu tính ứng dụng vì không có túi Chính vì vậy, một phụ kiện không thể thiếu được gắn vào bộ Hanbok đó là túi may mắn bokjumeoni (복주머니) Bokjumeoni được làm từ vải lụa hoặc vải bông với nhiều màu sắc khác nhau Không phân biệt tuổi tác, giới tính, bất kì ai cũng có thể đeo túi bokjumeoni Nhiều gia đình cho các loại hạt vào túi như hạt gạo, hạt kê, đậu đỏ, vừng và treo ở thắt lưng hoặc ở dây buộc áo khoác ngoài của trẻ em Chiếc túi được thêu nhiều hoạ tiết như quốc hoa, con dơi, cây trường sinh, hoặc các chữ phúc, phú, quý, thọ mang ý nghĩa biểu tượng cho may mắn và
tiền tài, tránh khỏi vận xui (구미래, 2022)
2.1.2 Mua sắm
Giống với Việt Nam, những ngày trước Tết là thời điểm nhộn nhịp và bận rộn nhất Lúc này, các gia đình hối hả mua sắm, chuẩn bị thực phẩm để làm đồ cúng, cũng như món ăn ngày Tết cho các thành viên trong gia đình và cả quà tặng cho người thân, bạn bè Đối với người Hàn, việc tặng quà trong ngày Tết Nguyên Đán là để bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn với đối phương Các món quà được chọn để tặng vào dịp này thay đổi theo mỗi năm, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế và xu hướng tặng quà Những món quà phổ biến nhất là tiền, thẻ quà tặng của các trung tâm mua sắm Ngoài ra còn
có thể tặng những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ như sâm, mật ong, hoa quả, rượu hoặc đồ dùng hàng ngày, tuỳ theo nhu cầu sử dụng Người Hàn còn có thể tặng nhau thịt bò, hải sản và các loại đồ đóng hộp
Trang 72.1.3 Chuẩn bị thức ăn
Tết Nguyên Đán là lúc để cả gia đình quây quần vui vẻ bên nhau nên việc chuẩn bị những món ăn ngon vào ngày này là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, hầu hết các món ăn ngày Tết đều đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và sự tận tâm trong toàn bộ quá trình từ chuẩn bị nguyên liệu đến nấu nướng Các gia đình thường mất cả ngày trước Tết để chuẩn bị thực phẩm dùng làm đồ cúng cũng như để ăn uống cho gia đình Người Hàn Quốc tin rằng đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng ông bà
tổ tiên hơn, do đó mà họ rất cẩn thận trong việc chuẩn vị thức ăn
2.2 Nghi lễ và phương thức truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán
2.2.1 Những hoạt động trong đêm giao thừa
Giao thừa (hay còn gọi là đêm Trừ tịch) là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới, thời khắc trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới Người ta quan niệm rằng đây cũng là thời gian để rũ bỏ những xui xẻo, ám vận cả năm, giúp tâm hồn thanh tịnh loại bỏ buồn phiền, hy vọng một năm mới có nhiều thay đổi tốt hơn so với năm cũ Vào dịp này, nhiều quốc gia thường tổ chức các lễ bắn pháo hoa hoặc các lễ khác
để đón mừng năm mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút ngày 1 tháng 1
Trong tiếng Hàn, đêm giao thừa được gọi là “Seoddal geumeum” (섣달 그믐) Trước giao thừa, người Hàn thường tắm nước nóng để tẩy trần Theo quan niệm của người Hàn Quốc, nếu ngủ trong đêm giao thừa thì ngày hôm sau, lông mi sẽ bị bạc trắng và đầu óc thiếu sáng suốt Vì thế, không một ai ngủ vào thời điểm này Thay vào đó, họ sẽ cùng nhau trò chuyện, chơi các trò chơi truyền thống đến sáng ngày hôm sau Không chỉ vậy, họ cho rằng, đêm giao thừa là lúc con quỷ Dạ Quang xuống trần gian để ăn cắp giày Nó sẽ mang thử giày, nếu vừa thì sẽ lấy đi và chủ nhân của chiếc giày
bị lấy cắp sẽ gặp xui xẻo trong cả năm Do đó, người Hàn Quốc sẽ lật giày ngược lại hoặc cất vào một nơi an toàn nhất Ngoài ra, họ cũng sẽ treo cái sàng hay cái sẩy trên mái nhà, hoặc đốt hạt ớt, hạt bông
để toả ra mùi độc nhằm xua đuổi ma quỷ (김명자, 2022)
Ngoài ra, vào dịp tết, người Hàn Quốc còn có phong tục treo “xẻng lộc” Bokjori (복조리) – vật dụng dùng để đãi gạo, được đan bằng tre đã được chẻ mỏng Họ không sử dụng cái sẵn có mà sẽ mua từ những người bán Bokjori Họ quan niệm rằng mua càng sớm thì càng gặp nhiều may mắn Vào lúc nửa đêm giao thừa, người bán Bokjori chạy quanh con hẻm nhà dân và rao bán những chiếc bokjori này Người Hàn sẽ đặt chỉ, diêm, kẹo mạch nha vào và treo trên tường hoặc trên cửa, đồng nghĩa với việc cầu mong trường thọ và tài lộc Những khe hở của Bokjori được xem như những con mắt, điều này mang ý nghĩa xua đuổi những vận xuôi bằng ánh sáng và nhận được nhiều may mắn
hơn (김명자, 2022)
2.2.2 Lễ cúng gia tiên Charye (차례) và thụ lộc
Charye (차례) là một hình thức thờ cúng và tưởng niệm của Hàn Quốc, là sự kết hợp giữa hai khía cạnh quan trọng của văn hoá Hàn Quốc - Ẩm thực và lễ cúng tổ tiên Lễ cúng gia tiên được thực hiện nhằm thể hiện lòng biết ơn đến bốn thế hệ tổ tiên gần nhất Buổi sáng đầu năm mới, tất cả các
Trang 8thành viên trong gia đình sẽ tụ họp tại nhà của bố mẹ hoặc nhà của trưởng nam đã kết hôn để chuẩn bị mâm cúng và thực hiện nghi lễ này Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sẽ tổ chức tại nhà họ hàng
để hạn chế việc đi lại Và đối với những gia đình không có đủ không gian để thực hiện nghi lễ cho cả bốn thế hệ thì họ sẽ tổ chức riêng cho từng thế hệ từ lớn nhất đến nhỏ nhất Đây được xem là nghi lễ quan trọng nhằm bày tỏ sự tôn kính với tổ tiên và cầu cho năm mới bình an Các thành viên trong gia
đình sẽ mặc Hanbok và tập trung trước bàn thờ để thực hiện nghi lễ này (Oliveto, 2022)
Đồ cúng được chuẩn bị một ngày trước đó cùng rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ và sẽ đốt đi sau khi cúng Mỗi món ăn đều được sắp xếp ở một vị trí cụ thể Và theo quy tắc âm dương ngũ hành, thì việc bố trí mâm lễ vật cũng sẽ theo một quy tắc nhất định Ví dụ như các loại trái cây màu đỏ được đặt phía Đông, các loại trái cây màu trắng được đặt ở phía Tây Các đồ lễ được làm từ cá được đặt ở phía Đông, từ thịt đặt ở phía Tây Đầu cá được đặt quay về phía Đông, đuôi ở phía Tây, Tuỳ theo vùng miền, mà mâm lễ có thể khác nhau Nhưng theo phong tục, một mâm lễ truyền thống được chia làm 5 hàng, với khoảng hơn 20 món
ăn khác nhau Những lễ này được đặt dưới bài vị tổ tiên, theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ Tây sang Đông
Mâm lễ cúng gia tiên trong ngày lễ
Trang 9Tết Nguyên Đán của người Hàn Quốc
Hàng 1 (gần bài vị nhất): Canh, rượu, tteokguk, bánh gạo (ngoài ra còn có cơm, muỗng, đũa)
Hàng 2: Bánh jeon làm từ thịt, thịt nướng, đậu phụ, cá nướng, bánh jeon làm từ cá
Hàng 3: Canh thịt, canh đậu phụ, canh cá
Hàng 4: Cá pô lắc khô, rau tam sắc, nước tương, miến trộn, sikhye
Hàng 5: Táo tàu, hạt dẻ, lê, hồng khô, táo, bánh gạo nếp rắc vừng
Sau lễ cúng gia tiên, mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau để thưởng thức bữa ăn đầu tiên trong năm mới Một món không thể thiếu trong dịp này là tteokguk (떡국) – canh bánh gạo truyền thống được nấu từ bánh gạo, thịt bò, trứng và rau Trong cuốn Dongguk Sesigi (동국세시기 – 東國歲時記), tteokguk từng có tên gọi là “Baektang” (백탕) vì hình dạng bên ngoài của nó có màu trắng và “Byeongtang” (병탕) vì là canh nấu từ bánh gạo Món tteokguk này tượng trưng theo ba ý nghĩa Dải bột gạo dài tượng trưng cho tuổi thọ Các lát bánh gạo được cắt thành hình như đồng xu tượng trưng cho sự sung túc, phát lộc cả năm Cuối cùng là màu trắng của bánh gạo tượng trưng cho
sự tinh khiết và sự khởi đầu đầy mới lạ Tteokguk là món canh được dâng lên để cúng tổ tiên, cũng như thưởng thức thay cho cơm vào buổi sáng đầu tiên của năm mới Người Hàn Quốc tin rằng ăn tteokguk trong ngày đầu năm mới tượng trưng cho việc thêm 1 tuổi Đồng thời cũng là để cầu mong mạnh khoẻ và sống lâu Do đó họ có thể hỏi tuổi nhau một cách vui vẻ bằng câu: “Bạn ăn tteokguk
mấy lần rồi?” Tương tự như câu nói “Được bao nhiêu nồi bánh chưng rồi?” ở Việt Nam (조회수, 2017)
2.2.3 Tảo mộ (성묘)
Sau khi lễ cúng gia tiên và thụ lộc kết thúc, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau đi tảo
mộ Ngày xưa, người Hàn thường xuyên đến thăm và quét dọn mộ của tổ tiên để tránh việc cỏ mọc nhiều sẽ làm hư mộ Nhưng ngày nay, trong xã hội hiện đại, cuộc sống trở nên bận rộn thì việc tảo mộ chỉ được thực hiện vào các ngày lễ lớn như Seollal, Chuseok, Ở Hàn Quốc, tảo mộ vào ngày tết Nguyên Đán được gọi là “Seolseongmyo” (설성묘) Người Hàn tin rằng nếu để cây cối hay cỏ mọc nhiều làm ảnh hưởng đến ngôi mộ thì sẽ không được tổ tiên phù hộ, cũng như vận khí xấu sẽ kéo đến nhà Chính vì vậy, các thành viên sẽ cùng nhau cắt cỏ dại và dọn sạch xung quanh mộ Sau khi vệ sinh xong phần mộ, một mâm lễ cúng được dâng cúng lên tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn
(에이플러스에셋, 2016)
2.2.4 Nghi thức cúi lạy chào năm mới (세배)
Một trong những nghi thức truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết Seollal đó là lễ Sebae –
Trang 10nghi thức cúi lạy chào năm mới Đây là lúc thế hệ trẻ thể hiện lòng thành kính của mình với các bậc bề trên theo thứ tự từ những người lớn nhất, bằng cách bái lạy và tặng quà Người cúi lạy sẽ phải quỳ xuống sàn nhà và mở rộng cánh tay của mình ra Đàn ông đặt bàn tay trái lên tay phải, còn phụ nữ đặt bàn tay phải lên bàn tay trái Khi tiến hành nghi thức Sebae, người Hàn sẽ nói “ Saehae bok mani badeuseyo (새해 복 많이 받으세요)” (Chúc mừng năm mới nhiều phước lộc) Người lớn sau khi nhận được bái lạy và lời chúc của con cháu thì sẽ đáp lại bằng những lời chúc tốt đẹp (덕담) Còn với trẻ nhỏ, sau khi cúi đầu chào năm mới và chúc Tết, thì sẽ được người lớn thưởng tiền mừng tuổi ( 세뱃돈) hoặc có thể là vàng, ngọc hay các vật dụng khác Điều này giống với phong tục “lì xì” của
Việt Nam (최인학, 2022)
2.2.5 Trò chơi dân gian và các hoạt động khác của Tết Nguyên Đán
Vào năm mới, để dự đoán vận số của bản thân, người Hàn sẽ xem bói ngũ hành, bói yut hay xem sách giải tướng số Ngoài ra, họ còn chơi các trò chơi dân gian như yutnori (윷놀이), yonnalriki (연날리기), neolttwigi (널뛰기), tuho (투호), Người Hàn có thể tập trung vào các phong tục theo mùa như Tết Nguyên Đán như vậy là vì tháng giêng là thời kì nông nhàn, công việc đồng ruộng không bận rộn, có nhiều thời gian dư giả Và họ tin rằng đây là khoảng thời gian thiêng liêng bắt đầu một
năm mới và sẽ đạt được mong muốn của mình (조회수, 2017)
Yutnori (윷놀이) là một trong những trò chơi dân gian phổ biến ở Hàn Quốc mỗi dịp Tết đến Xuân về Cách chơi tương tự như trò chơi cá ngựa ở Việt Nam Các bước di chuyển phụ thuộc vào kết quả tung 4 thanh gỗ Đường đi của những cây gậy yut này tượng trưng cho sự thay đổi của mùa Bàn
cờ tượng trưng cho đất nông nghiệp Trò yutnori chứa đựng mong muốn của người dân về một năm mới đầy sung túc và một mùa màng bội thu Trò chơi này rất dễ, không phân biệt lứa tuổi nên cả gia
đình đều có thể cùng chơi (조회수, 2017)
Yonnalriki (연날리기 – Thả diều) là một trong những trò chơi dân gian hết sức lâu đời và đã trở thành một hình ảnh đẹp trong kí ức của nhiều thế hệ người Hàn Quốc Diều của Hàn Quốc được làm từ giấy truyền thống và cây tre Diều có nhiều loại như diều cá đuối, diều bạch tuộc, diều vuông
có lỗ tròn ở giữa,… Người Hàn chơi thả diều trong Tết Seollal vì họ nghĩ rằng thả diều thì vận xấu sẽ bay đi Trên con diều viết những cầu mong điều tốt và ngăn chặn những điều không may mắn, người
ta còn viết tên và ngày tháng năm sinh của mình lên diều rồi thả bay lên
Neolttwigi (널뛰기 – bập bênh) là trò chơi truyền thống ngoài trời của phụ nữ và trẻ em gái Hàn Quốc Neolttwigi tương tự như bập bênh, nhưng người chơi đứng trên hai đầu bập bênh và nhảy
để làm cho người dối diện bay lên cao Không có một tài liệu cụ thể nào nói đến nguồn gốc của trò neolttwigi Có giả thiết cho rằng đây là trò chơi được truyền lại từ thời Koryo Theo một truyền thuyết, hai người vợ vì muốn nhìn mặt chồng mình trong tù nên đã cùng nhau chơi bập bênh để mỗi khi tấm
ván đẩy lên cao, thì người vợ có thể nhìn thấy mặt chồng (조회수, 2017)