Nhưng dường như, trong lòng của mỗi một người Việt Nam chúng ta luôn có một ngày lễ tết truyền thống quan trọng nhất và được kì vọng nhất trong năm đó là Tết Nguyên Đán.. Trong tám ngày
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
********
TIỂU LUẬN MÔN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
Đề tài:
VĂN HÓA LỄ TẾT NGUYÊN ĐÁN Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên Lớp:
Chuyên ngành:
Giáo viên hướng dẫn:
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
MỤC LỤC:
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong mỗi người chúng ta, dường như ai ai cũng đều biết rằng từ xưa đến nay lễ Tết chính là một trong những truyền thống đặc biệt và quan trọng nhất của đất nước Việt Nam Nó luôn mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc, độc đáo, là một di
Trang 3sản quý báu mà không phải quốc gia nào cũng có được Lễ Tết đối với người Việt Nam không chỉ là những lễ hội chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, mà còn là thời điểm để những người con xa quê được xum vầy bên gia đình thể hiện tinh thần đoàn kết và lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân yêu
Và trên đất nước Việt Nam chúng ta có cả một hệ thống những ngày tết đặc sắc được trải đều từ tháng 1 đến tháng 12 âm lịch như: tết Trung Thu, tết Nguyên Tiêu, tết Đoan Ngọ, tết Thanh Minh, tết Trùng Thâp, Mỗi ngày Tết đó là một ý nghĩa, quan niệm mà ông cha ta ngày xưa đã gửi gắm cho thần linh, đất trời, để cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đình êm ấm, con cháu trong nhà được mạnh khỏe hành phúc an yên Nhưng dường như, trong lòng của mỗi một người Việt Nam chúng ta luôn có một ngày
lễ tết truyền thống quan trọng nhất và được kì vọng nhất trong năm đó là Tết Nguyên Đán Vậy ngày Tết Nguyên Đán được bắt đầu từ đâu? Khi nào? Và có những điều đặc biệt gì trong ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam Đây cũng là vấn đề mà tôi muốn đề cập đến trong đề tài “ Văn hóa lễ Tết Nguyên Đán ở Việt Nam”
Trang 4I Nguồn gốc hình thành
1.1 Giải thích nghĩa từ “Nguyên Đán”
Tết Nguyên Đán còn được gọi là "tiết Nguyên Đán", "thời kỳ rạng đông bắt đầu" Ngày này là ngày bắt đầu của năm, của tháng và của mùa, vì vậy, đó là buổi sáng thiêng liêng nhất.Ở đây chữ “Tiết” trong "Bát tiết" theo chữ Hán là Tám ngày thay đổi khí hậu (khí tiết) trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, gồm: Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí Chữ “Tết” do chữ “Tiết”
mà thành Trong tiếng Việt, Tết hay tiết là dịp hội hè, cũng là dịp lễ vui vẻ, bát tiết của Việt Nam không phải là Lập xuân, Xuân phân mà là những ngày Tết có cúng lễ, gồm: Nguyên đán, Thượng nguyên, Hàn thực, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu, Thường tân, Đông chí Trong tám ngày Tết ấy, Nguyên đán là ngày tết đầu năm, cho nên gọi là Tết Cả, cùng với các tết khác, ở các đình, chùa, đền, miếu đều có cúng lễ linh đình, ở các nhà thờ họ, các nhà riêng đều có làm cỗ bàn cúng lễ và hội họp vui vẻ Hai chữ "Nguyên đán" là một danh từ chữ Hán, theo sách cổ, sau thời nguyên thủy người ta đã biết định ra thế nào là một năm, thì lấy ngày thứ nhất của một năm gọi
Trang 5là Nguyên đán "Nguyên" nghĩa là đầu; "đán" nghĩa là buổi sớm; "Nguyên đán" là buổi sớm đầu năm…
1.2 Thời gian hình thành
Tết bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng, khởi đầu của một năm mới, cũng là khởi đầu của một chu kỳ canh tác mới
Còn trong cuốn "Bắc kỳ tạp lục" của tác giả Henri Emmanuel Souvignet viết: "Tết Nguyên đán hay Tết đầu năm bắt đầu với lễ tế giao thừa lúc nửa đêm, vào đúng thời khắc năm cũ qua đi (giao) và năm mới tới (thừa), chính vì thế mà có cái tên Tế giao thừa để gọi lễ này"
Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, ngày "Tết Nguyên đán" ở Việt Nam
đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên Nguồn gốc chữ Tết cũng như nghĩa chữ
"Tết Nguyên đán" cũng được phổ biến từ thời đó
Còn theo sự tích "Bánh chưng, bánh dày", Tết Nguyên đán có thể đã xuất hiện từ thời các vua Hùng, với truyền thuyết về chàng Lang Liêu và bánh chưng
II Quan niệm ngày tết của người Việt Nam:
Trong tư duy của người Việt, họ tin rằng ngày Tết cũng là thời điểm để dọn dẹp hết những điều xấu xa và để sẵn sàng bước qua năm mới với hy vọng tốt lành Mọi thứ đều phải đổi mới, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ Mọi người đi
Trang 6thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết
III Giai đoạn chính trong Tết
3.1 Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn này bắt đầu từ ngày 20 tháng chạp ( tháng cuối cùng của năm âm lịch) và kéo dài đến ngày 30 tết Trong giai đoạn này, mọi người thực hiện việc dọn dẹp trang trí nhà cửa, mua sắm, nấu nướng để chuẩn bị cho ngày tết
3.1.1 Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón Tết
Một trong những hoạt động ngày tết phổ biến ở cả 3 miền là dọn dẹp và trang trí nhà cửa Bởi theo quan niệm xưa, đầu Xuân năm mới cần trang hoàng những thứ mới mẻ
để vạn sự hanh thông, đón những điều tốt lành may mắn Thông thường, các gia đình
sẽ bắt đầu tổng vệ sinh nhà cửa từ ngày 20 tháng chạp, sửa soạn bàn thờ gia tiên và trưng mai, trưng đào Ở một số địa phương, người dân còn có phong tục treo cây nêu
và câu đối đỏ để cầu cho năm mới vạn sự như ý
3.1.2 Chưng mâm ngũ quả
Tết không chỉ là thời gian để gia đình đoàn viên sum vầy mà còn là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên cùng những người đã khuất Vì vậy, mỗi gia đình đều sẽ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ Tùy vào phong tục của từng vùng miền mà cách bày trí mâm ngũ quả sẽ khác nhau Ví dụ, Tết miền Bắc thường sẽ chọn 5 loại quả
Trang 7với 5 màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành Miền Nam thường chưng mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài để biểu thị cho mong ước “Cầu sung vừa đủ xài”
3.1.3 Gói bánh chưng, bánh tét đón Tết
Không chỉ là một hoạt động ngày Tết bình thường, gói bánh chưng bánh tét là một phong tục không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa người Việt Bắt đầu từ ngày 27 tháng chạp, mọi người đều quây quần bên nhau gói bánh chưng, bánh tét để thờ cúng tổ tiên hoặc dành tặng cho bạn bè, người thân Tết miền Bắc thường chuộng gói bánh chưng, bánh càng vuông thì năm mới càng đủ đầy và sung túc Ngược lại, Tết miền Nam, mọi người thường gói bánh tét hình trụ Cho dù là hình dáng nào thì nguyên liệu chính làm bánh cũng là gạo nếp, tượng trưng cho nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt
3.1.4.Cúng ông Công, ông Táo
Theo truyền thống Việt Nam, vào ngày 23 tháng chạp, mọi người sẽ làm một mâm cỗ
để tiễn ông Công, ông Táo chầu trời Ông Công, ông Táo là những vị thần linh đại diện cho sự ấm no trong gia đình Họ sẽ ghi chép những gì gia chủ đã làm trong năm, sau đó báo cáo lại với Ngọc Hoàng Lễ cúng thường có hoa quả, nến hương, vàng mã và thả
cá chép để đưa các vị vượt Vũ Môn lên Thiên Đình
3.2.Giai đoạn giao thừa
Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, và được coi là ngày quan trọng nhất trong năm Người dân thực hiện các nghi lễ truyền thống như tổ chức lễ hội Giao thừa, đốt pháo hoa, cúng gia tiên và chúc Tết nhau
Trang 83.3 Giai đoạn những ngày đầu tiên trong năm (Ba ngày Tân niên)
Theo phong tục của tết cổ truyền từ bao đời nay thì 3 ngày tân niên là 3 ngày quan trọng nhất của năm để chuẩn bị cho Tết nguyên đán, làm việc gì cũng phải cẩn thận, đúng phép
3.3.1 Ngày mồng Một tháng Giêng
Là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết Chưa kể đến những người tốt số, hợp tuổi sẽ được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, với người Việt cổ thường không ra khỏi nhà vào ngày này mà chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha
Ngày đầu tiên trong năm mới được xem là ngày mang ý nghĩa may mắn và quan trọng.
Trong giai đoạn này, người dân thường tắm rửa sạch sẽ, mặc áo mới và đến thăm gia đình, bạn bè, người thân để chúc Tết nhau Người già thường trao lì xì (tiền lì xì) cho trẻ em và người thân
3.3.2 Ngày mồng Hai tháng Giêng
Là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm Sau đó, người ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu
3.3.3 Ngày mồng Ba tháng Giêng
Trang 9Là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới
Đối với cộng đồng người Công giáo Việt Nam, ba ngày đầu năm họ thường tham dự thánh lễ ở nhà thờ với ý cầu nguyện cho từng ngày: mồng Một cầu nguyện bình an cho năm mới, mồng Hai cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ nếu còn sống và tưởng nhớ nếu đã qua đời, mồng Ba cầu nguyện thánh hóa cho công ăn, việc làm trong năm mới được tốt đẹp
3.4 Giai đoạn các ngày còn lại trong Tết:
Sau ngày đầu tiên, mọi người tiếp tục viếng hầu, đến thăm người thân và bạn bè
Ngoài ra, người dân còn tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như chơi bài, chơi cờ, xem múa lân, đánh bài phỏm, thưởng thức các món ăn truyền thống và tham gia vào các lễ hội đường phố
IV Những điều kiêng kị trong những ngày lễ Tết
Những điều tối kỵ dưới đây mà các gia đình không nên phạm vào những ngày đầu năm, xuất phát từ quan niệm từ xưa trong dân gian để tránh việc tiêu hao tiền tài, gia đình bất hòa
Phong tục kiêng quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1 Tết
Theo quan niệm truyền thống người Việt, việc quét nhà và đổ rác vào ngày mùng 1 Tết cũng giống như đang quét hết tài lộc, may mắn trong năm mới ra khỏi nhà Hơn nữa,
Trang 10người ta cũng cho rằng khi hốt rác trong nhà và đổ đi thì Thần Tài cũng sẽ đi mất Chính vì vậy, mọi người thường vun rác lại một góc và đợi hết Mùng 1 Tết mới quét dọn đi
Ngoài ra, sau khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết Nguyên Đán, người ta thường phải cất chổi
đi tránh làm mất chổi vào ngày mùng 1 Bởi đây được xem là điềm gở của năm mới, nhà sẽ bị trộm hết của cải, tiêu hao tài lộc
Làm vỡ vật dụng
Từ xưa ông cha ta đã quan niệm rằng việc đổ vỡ đồ dùng trong nhà như: gương, ấm chén, bát đĩa, là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết mà ai cũng nên tránh trong ngày đầu năm mới Đây là điềm báo cho sự chia ly trong mối quan hệ nào đó, những điều không tốt lành sẽ xảy đến và các mối quan hệ trong gia đình đang diễn ra phức tạp
sẽ có nguy cơ đổ vỡ, tiền tài mất mát Chính vì vậy, vào những ngày đầu năm mới, mọi gia đình đều kiêng kỵ làm vỡ vật dụng trong nhà với mong muốn mọi việc hanh thông, may mắn, vạn sự như ý trong năm mới
Vay mượn đầu năm
Đầu năm mới, một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết đa số mọi người đều tránh đó
là vay tiền, đòi nợ Theo quan niệm xưa, việc cho vay mượn tiền đầu năm sẽ khiến cả năm đấy làm ăn thất bát, túng thiếu và luôn trong tình trạng nợ nần Còn nếu cho người khác mượn tiền sẽ làm cho tiền bạc bị phát tán, mất lộc, “dâng" vận may, tiền tài của mình cho người khác, làm ăn không phát đạt
Nói điều xui xẻo
Trang 11Theo quan niệm xưa, những phát ngôn đầu năm có thể ảnh hưởng đến những việc sẽ xảy ra trong năm mới Vì vậy, mỗi lời nói vào những ngày tết đều phải rất thận trọng, tránh nói những điều xui xẻo, nói tục dù chỉ là đùa vui Những từ không nên nói ví dụ như: “Chết mất", “tiêu tan”, “đói kém", Thay vào đấy, mọi người thường nói những điều tốt đẹp và trao nhau câu chúc may mắn, thịnh vượng ngày đầu năm
Bỏ thừa thức ăn
Một trong những điều kiêng kỵ ngày tết mà ai cũng cần tránh đó là tránh ăn nhè, bỏ thừa thức ăn vì điều này sẽ khiến cho cả năm bị đói khát, mất mùa, tài chính eo hẹp Ngoài ra, đầu năm nhiều gia đình cũng nên tránh chống đũa vào bát để công việc không bị chậm trễ, làm ăn thua lỗ trong kinh doanh
Tuy nhiên, trong không khí hân hoan sum vầy ngày đầu năm không thể tránh được những lời mời ăn uống, tiệc tùng Vì thế, việc bỏ thừa thức ăn đôi khi khó có thể kiểm soát Và để chữa lại việc này, ở các bữa ăn lần sau, mọi người thường ăn cam, dưa, xoài, những loại quả có vị ngọt, màu đỏ hồng để mang lại sự may mắn và thành công
Kiêng kỵ mặc quần áo đen, trắng ngày Tết
Ngày tết, mọi người đều ưa chuộng và lựa chọn cho bản thân những bộ quần áo màu sắc rạng rỡ, vui vẻ, may mắn đặc biệt màu đỏ và màu vàng Hai gam màu tượng trưng cho may mắn (màu đỏ) và thu hút tài lộc (màu vàng) Vì vậy, vào những ngày đầu năm việc mặc quần áo hạn chế cọn màu đen hoặc trắng Bởi đây là màu tượng trưng cho điều xấu, vận xui sẽ đeo bám trong năm mới
Không nên cho lửa, nước đầu năm
Trang 12Người xưa cho rằng, lửa tượng trưng cho những điều may mắn và nước được ví như dòng chảy tài lộc trong gia đình Do đó, vào đầu năm người Việt kiêng kỵ cho lửa và nước với mong muốn tiền tài trong năm luôn đủ đầy và không thất thoát
Không đóng cửa nhà vào ngày đầu năm mới
Đây có lẽ là hoạt động Tết quen thuộc của các gia đình hằng năm Trong phong thủy, cửa chính là nơi chào đón thần linh Do đó, người xưa quan niệm, nếu đóng cửa vào những ngày đầu năm đặc biệt là mùng 1 sẽ cản bước chân thần tài và là bất kính với thần linh Từ đó gia đình có thể cả năm đói kém
Cấm kỵ chụp hình hoặc chúc Tết người đang ngủ
Theo quan niệm dân gian, hiện trạng nằm ngủ được xem là tư thế của người bệnh, người chết Do đó, việc chụp hình hay chúc Tết người đang ngủ vô hình dung lại “rủa” người đó bệnh tật, mất mạng, Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ trong dịp Tết nhất là ngày mùng 1
Kiêng kỵ vỗ vai, quàng vai người khác vào ngày Tết
Vỗ vai, choàng vai thường là hành động thân mật của bạn bè, người yêu hay các thành viên trong gia đình Tuy nhiên, người xưa quan niệm rằng việc làm này ngày đầu năm
có thể khiến người khác gặp xui xẻo, có chuyện buồn hoặc lận đận trong tình duyên, hạnh phúc gia đình…
Không cãi nhau vào mùng 1
Tết là dịp sum vầy gia đình, bạn bè Do đó không nên để những xích mích, hiểu lầm không đáng có ảnh hưởng đến ngày vui Cãi nhau trong ngày đầu năm mới, đặc biệt là mùng 1 có thể khiến cả năm gặp chuyện không may mắn, buồn bã
Trang 13Kiêng quan hệ nam nữ đầu năm
Kiêng kỵ quan hệ nam nữ mùng 1 Tết là quan niệm xuất phát từ Nho giáo Theo đó, các cổ nhân xưa cho rằng những ngày đầu năm cần giữ được sự sạch sẽ, tránh tà niệm Hơn nữa các cụ cũng quan niệm mùng 1 là thời điểm âm dương xung khắc, không thích hợp cho việc phòng the
Người có tang không nên xông đất
Có những điều kiêng kỵ mùng 1 Tết đã tồn tại từ lâu đời và trở thành phong tục được ông cha truyền lại cho con cháu Không xông đất, đi chúc Tết khi nhà có tang là một trong những điều cấm kỵ đó Người xưa quan niệm rằng, những người gia đình có tang khi đi xông đất hoặc chúc tết có thể mang đến vận xui cho chủ nhà
Đầu năm không nên cắt tóc, cắt móng tay
Theo quan niệm tâm linh của người Việt, tóc hay móng tay là một trong những bộ phận trên cơ thể người Do đó việc cắt tóc hay móng tay vào ngày đầu năm đặc biệt là mùng
1 Tết sẽ mang lại điều xui xẻo
Kiêng kỵ giặt quần áo mùng 1, mùng 2 Tết
Theo dân gian, mùng 1, mùng 2 Tết là ngày sinh Thủy thần Do đó, việc giặt quần áo vào hai ngày đầu năm là hành động mạo phạm thánh thần có thể mang đến điều xui xẻo, không may trong năm mới
V Những điều nên làm vào dịp Tết
Ăn chay
Tết là thời điểm để các gia đình quây quần cùng nhau, tổ chức các buổi tiệc ấm cúng cùng gia đình Thay vì những bữa tiệc mặn như mọi năm; bổ sung ngay vào thực đơn