Tiểu luận môn quản trị điều hành đề tài bài tập tình huống 1 giới thiệu về ngân hàng mb

29 3 0
Tiểu luận môn quản trị điều hành đề tài bài tập tình huống 1  giới thiệu về ngân hàng mb

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

a BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - - BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH ĐỀ TÀI: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Thức Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Lớp: DHQT17ATT Tp Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 03 năm 2023 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 STT Họ và tên sinh viên MSSV Chức vụ Chữ ký 1 Phan Nguyễn Trà My 21122761 Nhóm trưởng 2 Trần Tuyết Nhi 21123211 Thành viên 21007551 Thành viên 3 Nguyễn Ngọc Nhã Thơ 21026911 Thành viên 21000441 Thành viên 4 Liêu Quốc Trung 21120891 Thành viên 5 Nguyễn Tiến Thịnh 6 Trần Nguyễn Yến Vy MỤC LỤC A LỜI MỞ ĐẦU 4 B NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG MB 5 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .5 1.2 Tầm nhìn 5 1.3 Sứ mệnh 5 1.4 Giá trị cốt lõi .6 1.5 Thành tựu 6 1.6 Các chi nhánh và cơ sở giao dịch .6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .7 2.1 Mục đích và tầm quan trọng của việc xác định địa điểm doanh nghiệp 7 2.1.1 Mục đích 7 2.1.2 Tầm quan trọng 8 2.2 Các bước tiến hành chọn địa điểm 9 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm doanh nghiệp 10 2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn vùng 10 2.4 Các phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp 12 2.4.1 Phương pháp cho điểm có trọng số 12 2.4.2 Phương pháp điểm hòa vốn 13 2.4.3 Phương pháp tọa độ một chiều 16 2.4.4 Phương pháp tọa độ hai chiều (tọa độ trung tâm) 17 2.4.5 Phương pháp sử dụng bài toán vận tải 19 C BÀI TẬP TÌNH HUỐNG .21 Câu 1: Ngân hàng MB đã xem xét những yếu tố nào khi lựa chọn vị trí đặt chi nhánh, cơ sở giao dịch? .21 Câu 2: Ngân hàng MB dựa vào phương pháp nào để chọn vị trí đặt chi nhánh, cơ sở giao dịch? 23 Câu 3: Tại sao ngân hàng MB có được sự thành công này? Những thách thức hiện nay của ngân hàng MB khi chọn địa điểm đặt vị trí là gì? 26 D KẾT LUẬN .28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 A LỜI MỞ ĐẦU Cuộc chiến kinh tế của Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt và cả cơ hội càng phát triển và hội nhập với quốc tế, cũng ngày càng tăng cao Nhận thấy được những yếu tố trên các công ty, doanh nghiệp không ngừng chạy đua, cải tiến về mọi mặt, để không bị bỏ về sau Ngân hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ quan trọng và cạnh tranh nhất hiện nay Để phát triển và mở rộng thị trường, các ngân hàng cần phải có chiến lược lựa chọn vị trí, chi nhánh cho các cơ sở giao dịch của mình sao cho hợp lí nhất Việc này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà còn tạo ra ấn tượng và uy tín với khách hàng Và điển hình là ngân hàng MB bank một trong những ngân hàng uy tín phát triển mạnh và là top 10 ngân hàng thương mại được người khách hàng đánh giá là uy tín nhất Việt Nam.Vì thế, nhóm chúng em quyết định tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố, phương pháp lựa chọn vị trí khi đặt chi nhánh, cơ sở giao dịch của ngân hàng MB Bank Và để có thể làm tốt được bài tiểu luận lần này không thể không gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Ngọc Thức Giảng viên giảng dạy và truyền đạt kiến thức hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài Nhóm em đã vô cùng cố gắng hoàn thiện bài tiểu luận một cách trọn vẹn nhất có thể Với sự đồng lòng, hợp tác cố gắng làm việc của tất cả các bạn trong Nhóm 1 thì mong rằng sẽ mang đến một bài tiểu luận với nội dung cụ thể và dễ hiểu Trong thực tế, chúng em đã áp dụng kiến thức mà mình đã được học, được thầy truyền đạt chỉ trong quá trình học tập để hoàn thành bài tiểu luận một cách hoàn hảo nhất có thể Nhưng do kiến thức hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Nhóm rất mong có sự góp ý quý báu từ thầy để bài tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG MB 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển MB Bank là một ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập vào ngày 4 tháng 11 năm 19941 với số vốn điều lệ gần 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên Ngân hàng này được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hiện tại, MB Bank có hơn 10.600 nhân viên làm việc tại 265 điểm giao dịch trên toàn quốc Năm 2000, MB Bank đã thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS (trước đây là Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC) Trong quá khứ, MB Bank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển Năm 2003, ngân hàng này đã triển khai cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực Năm 2004, MB Bank trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng Từng bước hiện thực hóa mục tiêu “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” với khách hàng, MB Bank đã tiên phong triển khai chuyển đổi số và từng bước hiện thực hóa mục tiêu của mình 1.2 Tầm nhìn Về định hướng, mục tiêu chiến lược giai đoạn 2022-2026 với tầm nhìn “Trở thành doanh nghiệp số, tập đoàn tài chính dẫn đầu”, MB đặt ra mục tiêu “top 3 thị trường về hiệu quả, hướng đến top đầu châu Á” Cùng với phương châm “tăng tốc số - hấp dẫn khách hàng - hiệp lực tập đoàn - an toàn bền vững”, MB Group tiếp tục định hướng xây dựng và phát triển tập đoàn tại Việt Nam, tại nước ngoài và các công ty có mối quan hệ liên kết, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch số, mục tiêu tăng trưởng kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh 1.3 Sứ mệnh Sứ mệnh của MB Bank là "Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng" Tại MB, sứ mệnh của họ còn được hiểu là bảo toàn vốn và không ngừng gia tăng lợi nhuận cho Quý khách 1.4 Giá trị cốt lõi Giá trị cốt lõi của MB Bank bao gồm: ĐOÀN KẾT, KỶ LUẬT, TẬN TÂM, THỰC THI, TIN CẬY và HIỆU QUẢ 1.5 Thành tựu MB Bank đã khẳng định được tên tuổi và vị trí của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nhiều năm liền được NHNN xếp hạng A Với mục tiêu chiến lược rõ ràng, những sáng kiến mới, cách làm mới, cùng với sức kiên cường nội tại, MB Bank tự tin hướng đến đạt khoảng 120.000 tỷ doanh thu, 45.000 tỷ lợi nhuận, tức là gấp từ 2,5 đến 3 lần so với năm 2021 vào năm 2026 - Sao Khuê 2023 vinh danh tính năng “Phê duyệt cấp hạn mức tín dụng trên BIZ MBBank” cho doanh nghiệp; - Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2022; - MB nhận 5 giải thưởng lớn nhất từ tổ chức thẻ tín dụng quốc tế JCB; - MB cung cấp dịch vụ Private Banking tốt nhất năm 2022; - MB được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2022; - MB nhận giải “Sáng kiến vì cộng đồng” 1.6 Các chi nhánh và cơ sở giao dịch - MB Bank có mạng lưới Chi nhánh/Phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước - Tính đến thời điểm hiện tại, MB có tổng cộng hơn 284 Chi nhánh/Phòng giao dịch đặt tại 53 tỉnh, thành phố trong cả nước - Dưới đây là địa chỉ của một số chi nhánh lớn của Ngân hàng MB Bank tại TP HCM: · Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 18B Cộng Hoà, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh · Chi nhánh Sài Gòn: Số 172 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh · Chi nhánh Bắc Sài Gòn: Số 3 Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh · Chi nhánh An Phú: Chung Cư An Phú, Kđtm An Phú, An Khánh, Nguyễn Quý Đức, An Phú, Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh · Chi nhánh Gia Định: Số 3 Hoàng Hoa Thám, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Mục đích và tầm quan trọng của việc xác định địa điểm doanh nghiệp 2.1.1 Mục đích Xác định vị trí đặt doanh nghiệp hoặc nhà máy là một nội dung cơ bản trong quản trị sản xuất Thông thường khi nói đến xác định địa điểm doanh nghiệp là nói đến việc xây dựng một doanh nghiệp mới Tuy nhiên, trong thực tế những quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp lại xảy ra một cách khá phổ biến đối với doanh nghiệp đang hoạt động Đó là việc tìm thêm những địa điểm mới để xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng, đại lý mới, Mục đích của việc xác định địa điểm cho doanh nghiệp là tìm kiếm một vị trí lý tưởng để đánh giá các yếu tố quan trọng để công việc sản xuất và kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường và tối ưu hóa lợi nhuận Xác định địa điểm doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn Đây là nội dung cơ bản của chọn địa điểm đặt doanh nghiệp Chúng có thể được thực hiện đồng thời trong cùng một bước hoặc tách riêng tuỳ thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động này khá phức tạp, có nội dung rộng lớn đòi hỏi phải có cách nhìn tổng hợp, đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ… Khi tiến hành hoạch định địa điểm bố trí các doanh nghiệp, thường đứng trước các lựa chọn khác nhau Mỗi cách lựa chọn phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình cụ thể và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có thể khái quát hóa thành một số cách lựa chọn chủ yếu sau đây: - Mở thêm những doanh nghiệp hoặc bộ phận, chi nhánh, phân xưởng mới ở các địa điểm mới, trong khi vẫn duy trì năng lực hiện có - Mở thêm chi nhánh, phân xưởng mới trên các địa điểm mới, đồng thời tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp - Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng mới Đây là trường hợp bắt buộc và rất tốn kém, đòi hỏi phải có sự cân nhắc so sánh thận trọng giữa chi phí đóng cửa và lợi ích của địa điểm mới đem lại trước khi ra quyết định Chọn được một địa điểm tốt có thể giảm được chi phí sản xuất, tăng được sản lượng tiêu thụ và giúp doanh nghiệp ổn định Ngược lại, địa điểm không tốt có thể gây ra bất lợi và kéo dài trong thời gian sẽ rất khó khắc phục 2.1.2 Tầm quan trọng Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp Hoạt động xác định địa điểm doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng thiết kế hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời là một giải pháp cơ bản mang tính chiến lược đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tác động của xác định địa điểm doanh nghiệp rất tổng hợp, đó là giải pháp quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhờ thỏa mãn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải đầu tư thêm Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm Quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm Xác định địa điểm đặt doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp Địa điểm đặt doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong thiết kế hệ thống sản xuất; là một giải pháp cơ bản mang tính chiến lược của doanh nghiệp Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đầy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thể của môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong Tóm lại, xác định địa điểm doanh nghiệp là một công việc hết sức phức tạp có ý nghĩa dài hạn, nếu sai lầm sẽ rất khó sửa chữa, tốn kém nhiều chi phí và mất thời gian Bởi vậy, việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài 2.2 Các bước tiến hành chọn địa điểm Việc quyết định địa điểm doanh nghiệp thường gắn bó chặt chẽ với bản chất của các lĩnh vực kinh doanh và quy mô doanh nghiệp Chẳng hạn, các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp lớn cần phải xác định vùng nguyên liệu, năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau Bước 1: Xác định địa điểm khu vực  Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp Vấn đề quan trọng là cùng với việc xác định chỉ tiêu cân phải xác định rõ các tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở đánh giá các phương án xác định địa điểm  Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh nghiệp Việc bố trí doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của vùng, các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hoá  Xây dựng những phương án định vị khác nhau đây là một trong những yêu cầu chung của quản lý kinh tế, đối với địa điểm doanh nghiệp lại càng quan trọng hơn Trong thực tế có rất nhiều phương án để xác định địa điểm doanh nghiệp, môi phương án đêu chính sách mặt tích cực và hạn chế khác nhau Vì vậy việc xây dựng nhiều phương án lã cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn phương án hợp lý nhất với những mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra Bước 2: Xác định địa điểm cụ thể  Tính toán chỉ tiêu về mặt kinh tế Lượng hóa các yếu tố có thể, trên cơ sở đó so sánh hệ thống các chỉ tiêu của từng phương án, tìm ra những phương án có lợi nhất tính theo các chỉ tiêu đó  Cần giải quyết những vấn đề liên quan đến Đất đai, Mặt bằng, Điều tra, khảo sát, Tư vấn, thiết kế, Dự toán công trình, Thủ tục pháp lý Trong nhiều trường hợp phương án được lựa chọn không phải là phương án có chỉ tiêu kinh tế đa lượng hóa cao nhất, mà là những phương án khả thi và hợp lý có thể thỏa mãn được những mục tiêu chính của doanh nghiệp đề ra 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm doanh nghiệp 2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn vùng (1) Các điều kiện tự nhiên Những nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên bao gồm địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái Các điều kiện này phải thoả mãn yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường, lâu dài và không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái (2) Các điều kiện văn hóa - xã hội Điều kiện văn hóa - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp, đặc biệt nhân tố văn hóa có tác động rất lớn đến quyết định địa điểm đặt doanh nghiệp Những nhân tố văn hóa - xã hội cần phân tích, đánh giá khi lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp, gồm:  Tình hình dân số, dân sinh, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, khả năng cung cấp lao động, thái độ lao động và năng suất lao động;  Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, khả năng cung cấp lương thực, thực thầm, dịch vụ  Cơ sở hạ tầng của địa phương như điện, cấp và thoát nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục, khách sạn, nhà ở  Trình độ văn hóa, kỹ thuật gồm số trường học, số học sinh, kỹ sư, công nhân lành nghề, các cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí  Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của vùng;  Sự phát triển của các ngành bổ trợ trong vùng (3) Các nhân tố kinh tế  Gần thị trường tiêu thụ Gần thị trường tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các loại hình doanh nghiệp sau đây: - Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, vận tải hành khách, khu vui chơi giải trí Khi Q = 0 => TC = 66.000 (triệu đồng) Khi Q = 2.000 => TC = 66.000 + 49,5 x 2000 = 165.000 (triệu đồng) - Tại vùng C: Khi Q = 0 => TCc = 121.000 (triệu đồng) Khi Q = 2.000 => TCc = 121.000 + 27,5 x 2000 = 176.000 (triệu đồng) Biểu diễn 3 đường tổng chi phí trên cùng một đồ thị như sau: Nhìn vào đồ thị nhận thấy, đường tổng chi phí TC cắt đường tổng chi phí TCB, ta có: TCA = TCB => 33.000 + 82,5.Q = 66.000 + 49,5.Q => 33.Q = 33.000 => Q = 1.000 (sản phẩm) Tương tự, đường tổng chi phí TCB cắt đường tổng chi phí TCc Ta có: TC = TCc => 66.000 + 49,5.Q = 121.000 + 27,5.Q => Q =2.500 (sản phẩm) Như vậy, nếu bỏ qua các yếu tố định tính khác, căn cứ vào hình 4.1 có thể xác định địa điểm đặt cơ sở sản xuất mới như sau:  Khi quy mô đầu ra từ 1000 sản phẩm trở xuống nền đặt cơ sở sản xuất mới tại vùng A;  Khi quy mô đầu ra từ 1000 đến 2500 sản phẩm đầu ra nên chọn vùng B;  Khi quy mô đầu ra lớn hơn 2500 sản phẩm nên chọn vùng C Như vậy, khi quy mô đầu ra Q = 1.000 sản phẩm/năm có thể đặt cơ sở sản xuất mới tại vùng A hoặc B Nếu quy mô đầu ra Q = 2.500 sản phẩm/năm có thể đặt cơ sở sản xuất mới tại vùng B hoặc C 2.4.3 Phương pháp tọa độ một chiều Phương pháp toạ độ một chiều chủ yếu được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có những cơ sở cũ nằm tương đối trên một khu vực nào đó, chẳng hạn nằm dọc đường quốc lộ Doanh nghiệp cần chọn một địa điểm để đặt cơ sở trung tâm hoặc kho hàng trung tâm sao cho tổng khoảng cách quãng đường vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cơ sở cũ là nhỏ nhất Toạ độ của cơ sở mới được xác định theo công thức: L = 1/WΣWidiWidi Trong đó: L: vị trí cơ sở mới (Local), km; di: khoảng cách (distance) của cơ sở thứ i đến điểm lấy làm gốc (chẳng hạn nhà máy, công ty ); Wi: lượng vận chuyển đến cơ sở i (Weight), i = 1,2,3, n; W: tổng lượng vận chuyển đến n cơ sở Ví dụ: Một công ty chuyên thu mua gạo để xuất khẩu Để giảm chi phí vận chuyển, công ty muốn tìm một địa điểm để xây dựng kho trung tâm, với mục tiêu tổng quãng đường vận chuyển gạo từ 5 cơ sở cũ về kho trung tâm là nhỏ nhất Thông tin về khoảng cách và lượng vận chuyển của 5 cơ sở: Cơ sở hiện có (i) Cách công ty (km) Lượng vận chuyển Cơ sở 1 12 110 Cơ sở 2 75 80 Cơ sở 3 20 95 Cơ sở 4 50 120 Cơ sở 5 30 75 Cộng 480 Yêu cầu: Hãy xác định vị trí đặt kho trung tâm, cho biết gốc tọa độ lấy ở trụ sở chính của công ty, Giải Áp dụng công thức xác định tọa độ một chiều, tọa độ của kho trung tâm xác định như sau: L = (12 x 110) + (75 x 80) + (20 x 95) + (50 x 120) + (30 x 75)/ 480 =28,9 (km) Như vậy, kho trung tâm nên đặt gần cơ sở 5 và cách trụ sở chính của công ty 28,9 km 2.4.4 Phương pháp tọa độ hai chiều (tọa độ trung tâm) Phương pháp tọa độ 2 chiều thường được sử dụng khi doanh nghiệp có các cơ sở cũ nằm phân tán ở nhiều nơi Doanh nghiệp cần chọn một địa điểm để đặt cơ sở trung tâm sao cho tổng quãng đường vận chuyển lượng hàng hoá đến các địa điểm tiêu thụ là nhỏ nhất Theo phương pháp này, dùng bản đồ có ty lệ xích và đặt vào trong một hệ trục tọa độ hai chiều để xác định vị trí trung tâm Mỗi điểm tương ứng với một tọa độ có hoành độ Cx và tung độ Cy Tọa độ của cơ sở mới tính theo công thức: Cx = 1/W ΣWidiWidix Cy = 1/WΣWidiWidiy Trong đó: dix: hoành độ của địa điểm i, lấy theo bản đồ; diy: tung độ của địa điểm i, lấy theo bản đồ Ví dụ: Hệ thống siêu thị CR cần tìm vị trí đặt kho hàng trung tâm, phân phối hàng hóa cho 5 siêu thị trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh Nếu chọn trụ sở chính làm gốc tọa độ thì tọa độ của các siêu thị và khối lượng hàng vận chuyển từ kho đến các siêu thị được như sau Siêu thị hiện có (i) Tọa độ di (x;y) Lượng vận chuyển (Wi) Siêu thị 1 (10; 40) 15 Siêu thị 2 (70; 20) 20 Siêu thị 3 (5; 15) 22 Siêu thị 4 (27; 45) 17 Siêu thị 5 (8; 65) 18 Yêu cầu: Hãy xác định địa điểm đặt kho trung tâm Giải Áp dụng công thức xác định tọa độ trung tâm, tọa độ của địa điềm mới như sau: Lx= (10 x 15) + (70 x 20) + (5 x22) + (27 x 17) + (8 x 18)/92 = 25 Ly = (40 x 15) + (20 x 20) + (15 x 22) + (45 x 17) + (65 x 18)/92 =35 Theo kết quả tính toán, vị trí được chọn đặt kho trung tâm có toạ độ (25; 35) gần với địa điểm của siêu thị 4 2.4.5 Phương pháp sử dụng bài toán vận tải Mục tiêu của phương pháp bài toán vận tải là tìm một địa điểm đặt doanh nghiệp sao cho tổng chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhiều điểm sản xuất (cung cấp) đến nhiều nơi tiêu thụ (thị trường) nhỏ nhất Để xây dựng và giải bài toán vận tải cần có các thông tin sau:  Danh sách các nguồn cung cấp và khả năng cung cấp tại mỗi nguồn;  Danh sách các địa điểm tiêu thụ và nhu cầu của từng địa điểm;  Chi phí vận chuyển một đơn vị hàng hóa từ địa điểm cung cấp đến nơi tiêu thụ Căn cứ vào các thông tin trên, ta lập ma trận vận tải; trong đó, có cột nguồn và cột địa điểm tiêu thụ cùng với các số liệu về tổng số lượng cung ứng và tiêu thụ của từng địa điểm, cùng với chi phí vận chuyển 1 đơn vị hàng hóa Nếu gọi:  Ai: điểm sản xuất (nhà máy) và ai là công suất hay lượng cung ứng của nhà máy;  Bj: điểm tiêu thụ (đại lý) b; là nhu cầu hay lượng tiêu thụ; Cij: chi phí sản xuất và vận chuyển 1 tấn hàng từ điểm sản xuất i đến điểm tiêu thụ j; Xij: lượng hàng cần vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ j (Xij ≥ 0); Trong chương này chỉ giới thiệu bài toán cân bằng thu phát: ΣWidiai = ΣWidibj Với thông tin trên, ta lập ma trận vận tải: Để giải bài toán vận tải cần thực hiện các bước: Bước 1: Tìm phương án ban đầu Trinh tự thực hiện phương pháp chi phí thấp nhất như sau:  Xác định ô có chi phí thấp nhất;  Phân bồ hết lượng hàng có thể có vào ô chi phí nhỏ nhất;  Kiểm tra tính chắc chắn tổng cung bằng tổng cầu;  Lần lượt phân bổ hết lượng hàng có thể có vào những ô có chi phí nhỏ nhất trong các ô còn lại Bước 2: Kiềm tra tính tối ưu bằng phương pháp thế vị Bước 3: Cải tiến phương án ban đầu để tìm phương án tối ưu

Ngày đăng: 26/03/2024, 06:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan