1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nếu văn bản chỉ chứa Đựng một lớp nghĩa gọi là nghĩa tồn tại thì người Đọc trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm làm nảy sinh một lớp nghĩa thứ hai là nghĩa kiến tạo

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 71,68 KB

Nội dung

Tác phẩm văn chương luôn hấp dẫn người đọc bởi tính đa nghĩa của nó, ở những thời, những nơi và những người đọc cụ thế cùng với mục đích riêng của mình, họ sẽ nhận ra được những giá trị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

-TIỂU LUẬN HẾT MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn lí luận văn học

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thu Thủy

Lớp: 23CVH

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Trường

Đà Nẵng, tháng 12/2023

Trang 2

ĐỀ: “Nếu văn bản chỉ chứa đựng một lớp nghĩa gọi là nghĩa tồn tại thì người đọc

trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm làm nảy sinh một lớp nghĩa thứ hai là nghĩa kiến tạo.” (Đỗ Lai Thúy)

Quan điểm của anh (chị)? Trên cơ sở khảo sát ngữ liệu văn học cụ thể, hãy phân tích, giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên

BÀI LÀM

1 Mở đầu

Bên cạnh hoạt động sản xuất ra của cải vật chất để tồn tại và phát triển, loài người còn có hoạt động sản xuất rất quan trọng đó là sản xuất ra của cải tỉnh thần Các văn bản, tác phẩm văn chương là một trong những dạng sản xuất của cải tỉnh thần của con người Tác phẩm văn chương luôn hấp dẫn người đọc bởi tính đa nghĩa của nó, ở những thời, những nơi và những người đọc cụ thế cùng với mục đích riêng của mình, họ sẽ nhận ra được những giá trị và sự hấp dẫn khác nhau, nhà văn không biết cụ thể là ai sẽ đọc văn mình hôm nay, và càng không biết có ai mai sau Dẫu biết cũng không quan trọng, vì tác phẩm không phải là thư riêng, và dấu tác giả để tặng người này người nọ cụ thể thì bản chất xã hôi của văn học cũng không thay đổi Điều đó không có nghĩa văn bản chỉ có một ý nghĩa, người đọc bao giờ cũng là hiện thân của nhu cầu xã hội Trong mọi trường hợp, mỗi khi nói tới người đọc, chúng ta sẽ bắt gặp những “yêu cầu”, “đòi hỏi”, “tin cậy”, “hứng thú”, “phê bình”, “đè bỉu”, “hồi hộp”, “trông chờ….Bởi khái niệm của người đọc có nhiều nghĩa tùy thuộc mỗi suy nghĩ , cảm nhận, tư duy của mỗi người mà nghĩa của văn bản cũng khác nhau Từ khâu viết, sữa chữa tác phẩm của mình tác giả đều đối thoại với bạn đọc trong trí tưởng tượng, trọng tâm tưởng của mình Chính vì vậy người đọc đóng một vai trò không hề nhỏ trong tiến trình phát triển của một nền văn học Người đọc là những người tiếp nhận, cảm thụ, đồng thời là những người thẩm định chính xác và công bằng nhất giá trị của một tác phẩm văn học Người đọc thực tế sẽ tiếp nhận sáng tác một cách cá thể, từng người một, theo cá tính riêng Tính chất sáng tạo của người đọc và tác giả khác nhau trên căn bản Nhà văn tìm tòi, khái quát để tạo ra tác phẩm mới Cố gắng của người đọc là phát hiện lại tác phẩm, thâm nhập vào những chiều sâu có thể là bất ngờ đối với tác giả Đó là hai hướng sáng tạo khác nhau, vì thế câu chuyện "đồng sáng tạo", như có người vạch ra, chỉ là một ẩn dụ thĩ vị "chứ không phải là một khái niệm chặt chẽ" Chỉ trong một số trường hợp, khi người đọc là người biên tập, người nhuận sắc, là người dịch, người vẽ minh họa, người chuyển thể mới có thể nói phần nào là người đồng sáng tạo với tác giả Trong tiếp nhận, "đồng sáng tạo" của người đọc

Trang 3

được hiểu là hoạt động cùng sản xuất sản phẩm tỉnh thần với tác giả, hoàn thành chu trình sản xuất mà tác giả đã khởi đầu, và chủ yếu là nói sự đồng thể nghiệm, đồng cảm, cùng biểu diễn để làm sống dậy cái điều nhà văn muốn nói Chính vì thế văn bản không chỉ mang theo một lớp nghĩa tồn tại mà còn tạo ra một không gian

tư duy độc đáo, nơi mà ý nghĩa được xây dựng và mở rộng thông qua sự tương tác của người đọc và văn bản có sức mạnh để phát triển trong việc diễn đạt ý nghĩa và tạo ra sự tương tác giữa tác giả và người đọc Bàn về sự tương tác đầy thú vị này

nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã nhận định "Nếu văn bản chỉ chứa đựng một lớp nghĩa gọi là nghĩa tồn tại thì người đọc trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm làm nảy sinh một lớp nghĩa thứ hai là nghĩa kiến tạo" Nhận định này của Đỗ Lai Thúy

một nhận định đầy thú vị, khám phá sâu sắc tính chất động đậy và sự tương tác của văn bản với tâm trí người đọc

2 Nội dung nghiên cứu

Văn bản và người đọc là hai thế giới khác nhau chưa có sự xâm nhập, hòa lẫn vào nhau Mỗi văn bản là một thế giới nghệ thuật, có hệ thống hình tượng chứa đựng quan niệm, tư tưởng về cuộc đời và con người của tác giả Thế giới ấy được kiến tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật mà bởi lẽ nghệ thuật ngôn ngữ là ngôn ngữ đa dạng nghĩa, và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và ý nghĩa Nhận định trên của Đỗ Lai Thúy thoạt đầu có thể gây sự khó hiểu, nhập nhằng cho người đọc tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu hơn ta có thể thấy đây là một chân lý của quá trình tiếp nhận Với nhận định này, chúng ta có thể thấy rằng lớp nghĩa tồn tại và lớp nghĩa kiến tạo là hai khái niệm không thể thiếu trong việc phân tích và giải thích ý nghĩa của văn bản  Mỗi người đọc có thể trải qua một trải nghiệm độc đáo khi tiếp xúc với cùng một tác phẩm, do sự tương tác giữa nghĩa tồn tại và nghĩa kiến tạo Ví dụ, khi đọc một bài thơ, người đọc không chỉ hình dung được nghĩa của từng câu, mà còn có thể khám phá ra những ý nghĩa sâu sắc, tinh tế ẩn sau từng

từ ngữ.  Trước tiên ta cần phải hiểu nghĩa tồn tại và nghĩa kiến tạo trong nhận định này của Đỗ Lai Thúy Có thể nói nếu một văn bản chỉ chứa một lớp nghĩa duy nhất được gọi là "nghĩa tồn tại," có thể hiểu là nghĩa ban đầu, nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt thông qua văn bản Đây là nghĩa mà người đọc có thể tìm thấy trực tiếp

từ các từ ngữ và cấu trúc câu trong văn bản Văn bản, nếu mới chỉ trực quan thì chỉ thấy đó là một cấu trúc những kí hiệu chặt chẽ, liên tục, nhưng đằng sau đó là một thế giới nghệ thuật chan chứa tư tưởng, tình cảm của tác giả. Văn bản tác phẩm là kết quả sự hình thức hoá, kí hiệu hoá, vật chất hoá những suy tư, chiêm nghiệm của nhà văn về nhân tâm thế sự như thế nó vốn đã bao hàm một ý nghĩa nhất định nào

đó Ý nghĩa ấy đúng hay sai, hay hoặc dở là chuyện khác Đó tất nhiên mới chỉ là quá trình tạo nghĩa từ phía nhà văn Bây giờ cứ tạm giả định là phải có người đọc thì quá trình tạo nghĩa mới bắt đầu, thì không nên quên bất cứ tác phẩm nào chưa công bố, thậm chí chưa phát hành thì đã có không ít người đọc rồi, đó là những người biên tập của nhà xuất bản, thảng hoặc họ có thể duyệt in sai, nhưng dứt khoát không khi nào cho in một văn bản vô nghĩa Thậm chí bản thảo tác phẩm chưa in cũng ít nhất có một người đọc, và rất có thể đã đọc đi đọc lại nhiều lần, đó chính là tác giả không thể không xuất hiện với tư cách là người đọc đầu tiên tác phẩm của mình Sự chuyển dịch từ tác giả sang người đọc đối với tác phẩm của

Trang 4

chính mình tất yếu phải xảy ra Nhà văn có thể mang thói “văn mình vợ người”, nhưng dứt khoát không thể truyền miệng hoặc đưa đi in ấn những tác phẩm mà họ đọc lại thấy vô nghĩa Có thể có trường hợp cá biệt, viết xong không thèm hoặc chưa kịp đọc lại đã phải đưa đi in, thì họ vốn cũng từng đóng vai trò người đọc ngay trong quá trình sáng tác, và trong quá trình này cũng xen kẽ quá trình thưởng thức Nghĩa này thường là ý nghĩa rõ ràng và có thể được hiểu một cách tương đối đồng nhất, đồng thời trong quá trình tiếp xúc với văn bản, người đọc có thể nảy sinh một lớp nghĩa thứ hai, gọi là "nghĩa kiến tạo" đây là nghĩa mà người đọc tạo ra thông qua việc tương tác và suy ngẫm với văn bản Nghĩa kiến tạo có thể phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm, và quan điểm cá nhân của người đọc Nghĩa này có thể đa dạng và khác nhau giữa các đọc giả khác nhau Điều này dẫn đến việc mỗi người đọc có thể có những hiểu biết và tác động cá nhân khác nhau từ cùng một văn bản Qua những suy nghĩ, cách nhìn của người đọc, những tác phẩm thật sự có chất lượng sẽ còn lại với thời gian Tất nhiên, việc nhìn nhận này không xuôi chiều, không thể không nói đến số phận thăng trầm của những kiệt tác Có tác phẩm mới ra đời, bị lạnh nhạt, nhưng càng về sau lại càng được khẳng định là kiệt tác, hoặc vốn cũng được chào đón ngay từ đầu, nhưng được đánh giá rất khác nhau của người đọc qua các thời đại Khi nhân vật Đôn Kihôtê mới xuất hiện, người Tây Ban Nha cho đó là một anh chàng điên Người Pháp thế kỉ XVII cho đó là một con người trọng đạo đức, có lí tính Thế kỉ XVIII, người Anh lại nhấn mạnh khía cạnh

lí tính cực đoan, gạt bỏ mọi nhận thức cảm tính ở nhân vật này Thế kỉ XIX ở Nga, như Bêlinxki cho nhân vật điển hình này như là sự hạ bệ các lí tưởng anh hùng xa thực tế Và đến Mác, thì nhân vật này như muốn diễn lại vai trò của hiệp sĩ đã lỗi thời trong xã hội tư bản Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì Đôn Kihôtê ra đời trong bối cảnh văn hoá lịch sử của thời Phục hưng ở Tây Ban Nha, những người tiếp nhận ở trong những bối cảnh văn hoá lịch sử khác, nghĩa là vô hình trung hình thành những mối quan hệ khác, cho nên có những cảm nhận khác là tất yếu Nhưng

là những mối quan hệ khác nhau với cùng chính tác phẩm ấy, cho nên những cảm nhận nói trên xét đến cùng vẫn có một điểm chung nào đó Đó là căn bệnh ảo tưởng, duy ý chí, xa thực tế của Đôn Kihôtê Tất nhiên cũng có trường hợp sự đánh giá khác nhau hoàn toàn, có tác phẩm bị phủ định triệt để, mãi về sau mới được khôi phục trở lại, tất nhiên có vai trò của các nhà sưu tầm, nghiên cứu, nhưng chỉ được phục sinh thực sự trong lòng của bạn đọc Chỉ có công chúng bạn đọc mới thực sự chuyển hoá những giá trị tinh thần trong những tác phẩm ấy, trở thành những động lực tình cảm trong tiến trình lịch sử Từ đó nhấn mạnh vai trò của người đọc trong quá trình hiểu và tạo nên ý nghĩa từ văn bản Không chỉ là giai đoạn người đọc thâm nhập sâu vào hình tượng nữa mà là, giai đoạn hình tượng thâm nhập sâu vào người đọc Tư tưởng hình tượng đã trở thành máu thịt của

người đọc Hình tượng từ trang sách bước vào cuộc đời.Chính người đọc đã làm cho khoảng lặng trong tác phẩm xôn xao bằng trí óc của mình [1,tr.97], bằng sự

tái tạo cái cơ thể sống của tác phẩm như một toàn cảnh Mỗi người đọc có tri thức, kinh nghiệm và cảm nhận riêng, và do đó, họ có khả năng tạo ra ý nghĩa và cảm nhận mới từ tác phẩm dựa trên những yếu tố này Họ có thể kết hợp thông tin từ tác phẩm với những suy nghĩ, trải nghiệm và giá trị cá nhân để tạo ra một lớp nghĩa sáng tạo và độc đáo Sự tương tác giữa người đọc và tác phẩm không chỉ là một

Trang 5

quá trình một chiều, mà là một quá trình tương tác hai chiều Tác phẩm cung cấp nguồn cảm hứng và thông tin, nhưng người đọc cũng đóng góp vào quá trình tạo nên ý nghĩa và tác động của tác phẩm thông qua cách họ hiểu, suy ngẫm và tương tác với nó Để hiểu văn bản một cách có tư duy, đòi hỏi người đọc đưa vào đây toàn bộ nhân cách của mình: tình cảm và lí trí, tri giác cầm tính trực tiếp và suy tưởng trừu tượng, cá tính, thị hiếu và lập trường chính trị xã hội, tình cầm và thái

độ Ở Phương Đông hay ở Phương Tây tồn tại một xu hướng xem tiếp nhận là phạm vi tự biểu hiện thẩm mĩ của người đọc, là phạm vi phụ gia của năng lực sáng tạo của người đọc Sự đa dạng này không chỉ giúp mở rộng ý nghĩa và cảm nhận của tác phẩm, mà còn khuyến khích cuộc thảo luận và trao đổi ý kiến giữa các độc giả Sự khác biệt trong suy nghĩ và cảm nhận giữa các người đọc có thể làm nảy sinh những quan điểm mới, mở rộng hiểu biết và khám phá các khía cạnh mới của tác phẩm Nghĩa tồn tại và nghĩa kiến tạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nghĩa tồn tại là tiền đề để hình thành nghĩa kiến tạo, là cơ sở để người đọc hiểu được nghĩa của văn bản Nghĩa kiến tạo không thể tồn tại nếu không có nghĩa tồn tại Tuy nhiên, hai khái niệm này cũng có sự khác biệt Nghĩa tồn tại là nghĩa khách quan, bất biến, còn nghĩa kiến tạo là nghĩa chủ quan, biến đổi Nghĩa tồn tại được xác lập bởi các quy luật của ngôn ngữ, còn nghĩa kiến tạo được xác lập bởi ý thức của chủ thể sử dụng ngôn ngữ quan điểm này đúng đắn khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của người đọc trong quá trình tạo nên ý nghĩa và giá trị của tác phẩm Mỗi người đọc có sự đa dạng về tri thức, kinh nghiệm, giáo dục, giới tính, tuổi tác

và nền văn hóa Những yếu tố này ảnh hưởng đến cách mà họ tiếp nhận và hiểu tác phẩm Và nó là một mối quan hệ hai chiều trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học Đây cũng là vấn đề trung tâm của lý thuyết tiếp nhận văn học Theo Trương

Đăng Dung, hoạt động đọc của chủ thể tiếp nhận là hoạt động của ý thức chủ quan hướng tới khách thể là văn bản văn học [1] Khi hoạt động đọc diễn ra,

khách thể mà chủ thể tiếp nhận – người đọc – hướng đến là văn bản nghệ thuật Sau khi được hoàn thành, tác phẩm văn học là một chỉnh thế hoàn chỉnh với các yếu tõ cấu trúc nghệ thuật của mình, tuy nhiên, khi đến với người đọc, qua sự cảm nhận của người đọc, tác phẩm lại xuất hiện thêm nhiều nhân tố mới góp phần tạo nên giá trị của tác phẩm trong đời sống văn học Tính quyết định của người đọc đối với quá trình sáng tác văn chương là ở chỗ nếu không có người đọc thì không có bần thân quá trình sáng tác Chương thuật như là một hình thức giao tiếp Nó ra đời

để đáp ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi giữa người viết văn và người đọc văn, nhưng trước hết là để thồa mãn nhu cầu tự bộc lộ mình của người sáng tác Người đọc lúc này sẽ là nơi gởi gắm tâm sự của nhà văn Ở đây người đọc trở thành người phục

vụ nhà văn Đến lượt mình, nhà văn lại trở thành người phục vụ bạn đọc Đây là một mục tiêu quan trọng của sáng tạo chương thuật Chương thuật phục vụ người đọc ở 2 phương diện Một là thỏa nhu cầu chương thuật của họ Hai là đào tạo họ thành những người sính chương thuật Rồi những người sính chương thuật đó lại yêu cầu chương sĩ không được tự thỏa mãn mà phải nâng mình lên Đây là một sự phát triển theo đường tròn xoáy ốc.Ở các nước có nền lý luận văn học phát triển, vào những năm 69 của thế kỷ XX, vấn đề tiếp nhận văn học đã được quan tâm sâu sắc, đề ra được lý thuyết về vấn đề tiếp nhận Ở nước chúng ta tthì đến những năm

70 thì vấn đề này mới được quan tâm nghiên cứu nhiều, có hệ thống Tác phẩm văn

Trang 6

học sau khi được hoàn thành chỉ mới là “khả năng”, chỉ sau khi được người đọc tiếp nhận thì mới thực sự đi vào quá trình tiếp nhận, cũng có thể nói tác phẩm là sản phẩm khi đọc, nó tồn tại ttrong ý thức của người đọc, là sự thống nhất của hiện tượng và ý nghĩa, từ văn bản đến tác phẩm là mổ quá trình Trong quá trình ấy, người đọc là chủ thế của tiếp nhận còn tác phẩm là khách thế của tiếp nhận văn học Chính người đọc đã làm cho khoảng lặng trong tác phẩm xôn xao bằng trí óc của mình [1,tr.97], bằng sự tái tạo cái cơ thể sống của tác phẩm như một toàn cảnh Khi con người chưa xuất hiện thì tài liệu vẫn là tài liệu chết [4,tr.121], có thể nói nhờ sự xuất hiện của người đọc, tác phẩm mới thật sự hoàn thiện đời sống của chính nó Người đọc tiếp nhận tác phẩm văn học một cách gián tiếp thông qua tưởng tượng, và sự phản hồi không thể trực tiếp, nhanh chóng như khi xem một vở kịch được Những người đọc tích cực sẽ giúp tác giả nhìn nhân được thiếu sót và khắc phuc Do đó có đóng góp tích cưc cho sự phát triển của nền văn học Khả năng tiếp nhận của người đọc phụ thuộc vào tâm văn hóa của người đọc, khoảng cách thấm mĩ giữa tác giả và người đọc hay giữa các thời đại Một ví dụ điển hình

về điều này có thể được tìm thấy trong bộ truyện nổi tiếng Harry Potter của JK Rowling. Mặc dù các cuốn sách có kể chuyện và cốt truyện rõ ràng nhưng người đọc vẫn có thể tự tạo ra những lý thuyết và giải thích về câu chuyện, tạo ra một không gian suy nghĩ độc đáo cho riêng mình. Sự tương tác giữa người đọc và văn bản là điều kiện làm việc để đọc trở thành một trải nghiệm mạnh mẽ và có ý nghĩa

Để làm sáng tỏ quan điểm trên, chúng ta khảo sát qua bài “ Đường lầy” của Kiều Bích Hậu Đây là một trong những tác phẩm ngắn nổi tiếng của tác giả, được viết theo thể loại truyện ngắn với đề tài tình yêu tay ba Tuy nhiên, điểm đặc biệt của tác phẩm này chính là cách tác giả xây dựng nhân vật và dẫn dắt tâm lý của họ Tác giả đã không chỉ đơn thuần kể câu chuyện tình yêu tay ba mà còn khắc họa rất chi tiết và sâu sắc về tâm lý của từng nhân vật Nhờ vậy, người đọc có thể hiểu rõ hơn

về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của các nhân vật trong câu chuyện Điều này tạo nên sự chân thực và gần gũi, khiến cho người đọc cảm thấy như đang sống trong câu chuyện Với nhan đề “Đường lầy” nhìn trực tiếp vào thì nghĩa tồn tại của

nó là về con đường nhớp nháp khó đi , nhưng nhìn bằng con mắt nghệ thuật và tình cảm thì nghĩa kiến tạo của nó có thể tượng trưng cho cuộc hành trình của nhân vật chính qua những thử thách và khó khăn “Đường lầy” có thể đại diện cho những tình huống khó khăn, gian khổ, và rủi ro mà nhân vật phải đi qua, về mặt tình cảm

“Đường Lầy” cũng có thể ám chỉ đến những quan hệ xã hội và tình cảm trong câu chuyện Những mối quan hệ có thể trở nên khó khăn, và tựa đề có thể phản ánh sự mất mát và đau thương trong các mối quan hệ Ở đây nói lên sự tương tác giữ người đọc và văn bản họ tiếp nhận các thông tin, câu chuyện, ý nghĩa và tình huống từ tác phẩm thông qua việc đọc và xem xét nội dung Từ đó người đọc cố gắng hiểu và tạo dựng hình ảnh trong tư duy của mình dựa trên những gì đã đọc suy ngẫm, phân tích và suy luận về tác phẩm và có thể đặt câu hỏi, tìm hiểu sâu về nhân vật, ý nghĩa và mục đích của tác giả, tìm ra các khía cạnh ẩn trong tác phẩm

“Chiếc ta-xi rú lên một hồi khành khạch rời rạc rồi tắt lịm.” hai từ “rú lên” và “tắt

lịm” chỉ lên việc chiếc xe gặp trục trặc nhưng khi kết hợp với nhan đề, bằng những

Trang 7

suy ngẫm và tư duy, ta sẽ thấy được vì sao chiếc xe gặp sự cố, đó là chiếc taxi đã phải di chuyển trong một khoảng thời gian dài trên con đường lầy nhớp nháp khó

đi dẫn đến tình trạng hỏng hóc hoặc sự cố khẩn cấp đối với chiếc xe “Cậu lái xe ý chừng không muốn mở cửa xe, nhảy xuống tìm gạch, đá ven đường chèn bánh xe như mấy lần trước” thể hiện rõ hành động của người tài xế không muốn mở cửa

và thậm chí tìm gạch, đá để chèn bánh xe, thể hiện tâm trạng không hài lòng khi phải đến nơi này Hành động “như mấy lần trước” có thể ám chỉ rằng đây không phải là lần đầu tiên tài xế gặp vấn đề tương tự Bằng nghệ thuật viết của mình tác giải đã cho người đọc thấy được tâm tư và thái độ khi gặp phải khó khăn , sự cố của

con người trong xã hội bấy giờ.”Chị trân trân nhìn đôi giày da xinh xắn, nâu bóng giờ lún xuống bùn” Câu trên mô tả tình huống khi chị Hồng, một người phụ nữ,

nhìn thấy đôi giày da , màu nâu bóng của mình giờ đây đã bị lún xuống trong bùn, khi người đọc tiếp cận với văn bản sẽ thấy được câu trên tạo ra hình ảnh về sự thất vọng hoặc bất ngờ của chị Hồng khi nhìn thấy đôi giày đã bị dơ do bùn lầy Tác giả của đã nói lên cái thẩm mỹ, cái đẹp và cái đẹp cũng chính là nhu cầu mà con người hướng dẫn Văn học là một phương tiện hướng dẫn người dùng tới cái đẹp, cái đẹp

ấy sẽ đáp ứng nhu cầu trái tim và tâm hồn của con người, con người ta sẽ cảm thấy

bổ sung thêm cuộc sống yêu thích, đã thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn Qua đó nâng cao thị hiều của người đọc cũng chính là phương thức hữu hiệu để nâng cao trình

độ sáng tạo của nền văn học Giày da thường được coi là biểu tượng của sự sang trọng, đẳng cấp và giá trị Chúng thường được sử dụng trong các dịp đặc biệt, sự kiện quan trọng hoặc khi muốn tạo ra một vẻ ngoài lịch sự và chuyên nghiệp Giày

da có thể đại diện cho sự tự tin, phong cách và tầm quan trọng của người mang chúng Việc đôi giày da bị lún xuống bùn trong câu có thể biểu thị một sự thất vọng

, khi cái đẹp và giá trị của giày không được sử dụng đúng cách “ Ngước lên đỉnh dốc, chị ngán ngẩm nhìn con đường đất đỏ lầy lên tận óc! Tại sao Đinh chọn nơi này? Thở dài, chị dấn bước ” Qua câu trên chúng ta có thể dễ dàng thấy được

hành động và cảm xúc của chị khi phải leo lên đỉnh dốc và nhìn thấy con đường đất

đỏ lầy trước mắt Từ "ngán ngẩm" biểu thị cảm xúc của chị, tức là cảm thấy chán nản, không hài lòng khi thấy một con đường khó đi và không thuận tiện Cụm từ

"lên tận óc" có thể diễn đạt sự tiếp cận của con đường lên đỉnh dốc đến tận phần trên của tâm trí hoặc tinh thần của chị Điều này cho thấy con đường khó khăn đã ảnh hưởng đến tâm trạng và tăng thêm sự mệt mỏi của chị "Tại sao Đinh chọn nơi này?" tạo ra sự nghi ngờ, thắc mắc và sự hối tiếc không hài lòng về lựa chọn của Đinh Chị đang cảm thấy tò mò và không hiểu tại sao nơi này lại chọn nơi khó khăn này để đến sinh sống , liệu có lí do gì đằng sau chăng? Tuy chị cảm thấy ngán ngẩm, nhưng chị vẫn thở dài và tiếp tục bước đi, có lẽ chị trong suy nghĩ của chị

“dù gì cũng đến rồi” hay cũng có thể là vì gặp người tên Đinh.“ Đôi bàn chân thành phố, móng tô sơn kỹ càng, gót son từng có thời nhiều đàn ông đã nâng niu, giờ đạp lên bùn lầy đỏ vùng cao” câu trên sẽ không có gì đặc biệt có thể hiểu là chị

Hồng là người thành phố xuống nơi vùng cao nhưng người đọc đã tạo ra nghĩa

vẻ hào hoa của thành phố và địa hình hiểm trở của vùng cao Cụm từ “Chân thành phố” nói lên độ tinh tế và tinh tế nhất định, trong khi “móng tô sơn kỹ càng” càng làm tăng thêm hình ảnh một người phụ nữ sành điệu và thời trang biết chăm chút

Trang 8

cho bản thân "Gót son từng có thời nhiều đàn ông đã nâng niu": Gợi cảm giác hoài niệm và khao khát về một thời điểm trong quá khứ, khi đến cả gót giày của chị cũng từng được nhiều đàn ông nâng tiêu và săn đón như thế nào thì giờ đây lại phải “đạp lên bùn lầy đỏ vùng cao” “Tại sao chị lại phải đến đây” không chỉ bản

hiểu xem tại sao chị Hồng tại sao lại đến đây? Qua đó có thể nói văn bản văn học

là một đề án tiếp nhận, một tiềm năng tiếp nhận, một cấu trúc mời gọi (Jauss) [2,tr.149], một mã nghệ thuật (Mackốp) [2,tr.149] hay một sơ đồ [2,tr.149] (Ingarden) Văn bản có tính năng không hoàn kết hoặc đa nghĩa, quá trình sáng tác

của tác giả vừa có chủ ý hoặc không chủ ý Phần không chủ ý đó tạo ra một khoảng

trống để người đọc tham dự vào cuộc chơi trở thành kẻ đồng sáng tác Người đọc đối với văn bản cũng giống như một người tiêu dùng trong lao động sản xuất Với

tư cách là một đòi hỏi, một nhu cầu, bản thân sự tiêu dùng là một yếu tố nội tại của hoạt động lao động sản xuất (C Mác) [5] Qua cách dẫn dắt truyện chúng ta đã biết

được phần nào lí do tại sao chị Hồng đến nơi này và cái người tên Đinh đó chính là người yêu của chị Trong tâm trí của những người yêu nhau, chị vẫn còn say đắm trong tình yêu, về cái người mà chị ngóng trông Thì lúc này bi kịch bắt đầu đến,

“Cù nhầy” là ai? Cái tên mang bao thắc mắc cũng chẳng biết là ai, nó có ý nghĩa gì,

nhưng chị vẫn niềm nở nghe máy của anh Đinh hỏi đối phương là ai và chị cũng nhận được câu hỏi y chang như thế nhưng với giọng điệu gay gắt Sau nhiều lần Hồng nói chuyện với “Cù nhầy” là người phụ nữ tên Ngoan đã ở bên Đinh mười mấy năm cũng chịu bao tủi hờn, vì đàn ông mình yêu mà làm bao nhiêu việc, thế nhưng đến cả giấy kết hôn cũng không cho ký còn lại bên ngoài hết cô này đến cô khác, muốn rời đi nhưng không nỡ bởi bao cố gắng và kỉ niệm đã bỏ qua ở đây là quá nhiều, bao gồm cả thanh xuân, ta thấy được sự bất công và đau khổ trong mối quan hệ và số phận của người phụ nữ Nó cũng có thể cho thấy tầm quan trọng của việc đối xử công bằng và tôn trọng trong mối quan hệ người đàn ông và người phụ

nữ Mới đây thôi còn chiềm đắm trong khoảng ngọt ngào của hai người yêu nhau, thì giờ đây sau khi biết “Cù nhầy” là cũng là người phụ nữ của người mà chị đang yêu, là người đã bỏ công bỏ sức ra để phụ giúp người đàn ông có được thành quả là cái trang trại như bây giờ, đáng nói hơn là thái độ và hành động của anh Đinh,

“Anh ngồi hút thuốc hết điếu này tới điếu khác, nét mặt cố không lộ cảm xúc gì, nhưng những ngón tay liên tục bấm tìm gì đó trên điện thoại một cách thiếu kiểm soát” dường như ở đây sẽ chẳng gì đặc biệt nhưng “thiếu kiểm soát” khi bấm gì đó trên điện thoại nó làm ta gợi lên nghi vấn liệu anh đang lo lắng hay còn một người phụ nữ nữa ở bên ngoài mà hai người phụ nữa không biết, đó chính là một trong những suy nghĩ mà người đọc có thể liên tưởng, tưởng tượng ra, từ đó có thể nói văn bản không chỉ có một nghĩa tồn tại mà trong quá trinh tiếp xúc với văn bản, tùy thuộc vào ngữ cảnh, nội dung, cốt truyện mà người đọc sẽ tạo nên nghĩa kiến tạo của câu truyện trong văn bản, càng làm sáng tỏ hơn về quan điểm của Đỗ Lai

Thúy Câu văn “Anh tự hỏi, giả dụ một trong hai người đàn bà kia nắm tờ giấy kết

hôn mà trong đó có tên anh, thì sao nhỉ? Không lấy vợ vẫn cứ là hay nhất!” anh

đang đặt câu hỏi về lựa chọn của chính mình và tự hỏi liệu anh có đưa ra quyết định đúng hay không. Việc anh đang thắc mắc điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai người phụ nữ cầm giấy đăng ký kết hôn có tên anh trên đó và nhận thấy rằng người

Trang 9

đàn ông có thể đang cảm thấy tiếc nuối và không muốn kết hôn, nó cho thấy quan điểm về hôn nhân , tình yêu của anh Đinh phần nào cho chúng ta liên tưởng và nghĩ đến một phần nào tính trăng hoa của con người nhất là trong xã hội bấy giờ,

họ coi tình yêu và thứ rẻ mạc, không coi trọng những người đã cùng mình vượt qua mọi khó khăn Giấc mộng về tình yêu trong chị như vỡ tan, cuộc đời chị đã từng trải qua một cuộc hôn nhân không viên mãn với lí do “Thầy phán, mệnh của anh và

em xung khắc, em luôn cản trở công danh của anh, mà đó lại là ý nghĩa cuộc đời

rằng chị Hồng với chồng cũ không hợp và chị đang ngăn chặn anh đạt được thành công và công danh Sự cản trở này gây ra xung đột và khó khăn cho người đó trong việc thực hiện ước mơ và mục tiêu cá nhân, mà với anh ta thì công danh sự nghiệp

quan hệ mà có thể nói là chuyện tình tay ba, mối quan hệ mà không ai muốn vì bởi

lẽ chẳng ai muốn chia sẻ người mình yêu cho người khác Có lẽ chị cảm nhận được tâm huyết của Ngoan và tình cảm anh Đinh dành cho chị không thật lòng và bản thân chị trong lời anh ấy không quan trọng nên chị quyết định rời, khi Ngoan nói

“Chị yêu anh Đinh mà” chị đã thẳng thằn trà lời “Hết rồi, em ạ Con người ấy kể từ hôm nay đã bị loại ra khỏi cuộc rồi” thể hiện một sự chấm dứt mạnh mẽ, không còn

cơ hội nào cho mối quan hệ này nữa, nhưng trong thâm tâm chị có mạnh mẽ được như thế không? Cái này phụ thuộc vào suy nghĩ và cách nhìn người đọc mà đưa ra câu trả lời thỏa đáng Hình ảnh “Chị lại nhấc từng bước chân khó nhọc đi xuống con đường lầy” ta sẽ chỉ thế con đường lầy làm chị khó khăn trong việc di chuyển

vì ngay từ đầu truyện đã đề cập con đường lầy nhớp nháp, nhất là khi có mưa , nhưng ở gốc độ khác liệu “bước chân khó nhọc” đó có thật sự là do bùn lầy cản trở hay do một lí do nào khác, cụ thể ở đây là nổi suy tư, nỗi thất vọng hay tiếc nuối cho mối quan hệ mà chị từng hy vọng “Chị nhìn lại phía sau một lần nữa, như chụp một bức hình vào óc” một bức với khung cảnh éo le từ cảnh vật xung quanh

giữa tình yêu, công sức và được do không phải  nhùng nhằng trong một mối quan

hệ không có kết quả càng không biết được sẽ lúc nào kết thúc Đây cũng là một trong những thực trạng mà dù là ngày xưa hay bây giờ ở một số trường hợp vẫn

giờ” nghe như chị không muốn đến nơi đây nữa, nhưng đúng hơn là chị không còn

lí do gì để đến đây, lúc đầu chị đến vì anh Đinh thì bây giờ chị đi một phần cũng chính là anh Đinh, chỉ khác ở chỗ lúc đến chị mang trong mình một trái tim tràn đầy hy vọng và tình yêu thì bây giờ chị đi với trái tim nguội lạnh, một phần là vì

văn bản chỉ nêu sơ lược qua chứ không nêu rõ trong quá khứ họ đã trải qua những chuyện gì và như thế nào , tùy mỗi người đọc nhìn nhận và suy nghĩ về cuộc đời của họ, lí luận xem tiếp nhận văn học như một sự “cụ thể hóa” tác phẩm vốn chỉ như một “bộ xương” cũng không đúng Nghệ sĩ không miêu tả toàn bộ hiện thực

mà chỉ chọn lấy những chỉ tiết, đường nét tiêu biểu, điển hình, giàu sức biểu hiện

Đó không phải là “bộ xương”, mà là máu thịt, là tỉnh túy của suy nghỉ và cảm xúc [3,tr.225] bởi người đọc chỉ việc đọc mà phát hiện và tùy chỉnh độ hiểu đúng, sai, nông cạn hay sâu sắc về tình huống truyện, đúng như nhà lí luận văn học xưa của

Trang 10

Trung hoa là Lưu Hiệp trong thiên Tri âm có nói: “Người làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời, người xem văn phải rẽ văn mà thâm nhập vào tình cảm” [3,tr.222]

Truyện ngắn “Đường lầy” của Kiều Bích Hậu được đánh giá là khác biệt so với những câu chuyện tình tay ba tay tư thông thường Truyện không nhắm vào việc tạo ra sự kích thích hoặc ám ảnh bằng các yếu tố bi cảm hoặc tình tiết tình dục rẻ tiền Thay vào đó, tác giả khéo léo dẫn dắt tâm lý và xây dựng cốt truyện để mang đến cho người đọc những suy nghĩ và cảm xúc Tác giả tạo ra một khung cảnh tình huống trong đó các nhân vật đối mặt với việc tranh giành tình yêu, nhưng không bao giờ đánh mất phẩm giá của người phụ nữ Trong thời đại mà con người thường dựa vào bản năng và dục vọng để phá vỡ các chuẩn mực đạo đức, truyện “Đường lầy” đặt câu chuyện trong một ngữ cảnh như vậy Cách viết của Kiều Bích Hậu đã tạo ra một không gian tưởng tượng và khám phá những khía cạnh tinh tế và phức tạp của tình yêu và mối quan hệ Truyện này khắc họa một cách chân thực những tình huống và xung đột trong cuộc sống

3 Kết luận

Tác phẩm ban đầu chỉ là một dạng giá trị tinh thần bên trong những cảm xúc, tư tưởng của nhà văn Sau đó, nhờ những phẩm chất đặc biệt, những giá trị tinh thần này được truyền tải dưới dạng chất liệu là ngôn từ, trở thành một dạng giá trị vật chất Công cuộc thai nghén của nhà văn kết thúc từ đây Tác phẩm đã được “cắt rốn” ra khỏi suy nghĩ nhà văn, bắt đầu cuộc hành trình sống, đi tìm chỗ đứng của bản thân mình Cuộc đời của tác phẩm chỉ bắt đầu khi nhà văn kết thúc nó Và rồi, khi nó đến được với người đọc, quá trình tiếp nhận bắt đầu được thực hiện, giờ đây, nhà văn và tác phẩm tách biệt nhau, mỗi người đều có một cuộc đời khác Chỉ đến lúc này, tác phẩm mới chính thức được công nhận là một tác phẩm toàn vẹn

Vì thế văn bản không chỉ mang một ý nghĩa duy nhất, được gọi là "nghĩa tồn tại",

mà còn tạo ra một lớp ý nghĩa khác, được gọi là "nghĩa kiến tạo", trong quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm Điều này có nghĩa là người đọc có khả năng xây dựng và tạo ra ý nghĩa riêng dựa trên trí tưởng tượng, kinh nghiệm và cảm nhận cá nhân của mình Vì thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người người rất khác nhau, cảm xúc thẩm mỹ lại thay đổi theo thời đại Một tác phẩm bị quên lãng vào thời đại mà nó sinh ra, lại có thể bùng lên ngọn lửa vào những thế kỉ sau Trong quá trình đọc, người đọc không chỉ tìm hiểu ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt, mà còn áp dụng

và tương tác với kiến thức, suy nghĩ và cảm xúc của mình để tạo ra ý nghĩa thứ hai một tác phẩm văn học chỉ có được đời sống khi được tiếp nhận Người đọc từ đó tiếp nhận và bị tác phẩm chỉ phối, chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẫm mỹ Nhờ đó người đọc được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng, tình cảm, năng lực cảm thụ và tư duy Đối với tác phẩm văn học, sự tiếp nhận của người đọc là khâu cuối cùng của quá trình sáng tạo Lịch sử tác phẩm văn học sở dĩ

có được, một mặt do giá trị của chính tác phẩm, mặt khác là do sự tiếp nhận một cách sáng tạo và năng động của công chúng Ta có thể thấy tầm quan trọng của người đọc rất là lớn, có thể quyết định được số phận của một tác phẩm văn học Kế

cả những đại danh hào, những nhà văn đại tài của thế giới vẫn phải chịu sự chỉ phối, quyết định của sự tiếp nhận từ người đọc Điều này có thể dẫn đến sự đa dạng

Ngày đăng: 19/12/2024, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w