Tầm quan trọng của việc sử dụng đúng chính tả, từ ngữ, câu cú và phong các văn bản trong giao tiếp và truyền thông....4 1.2.. Tầm quan trọng của việc sử dụng đúng chính tả, từ ngữ, câu c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG
MÔN HỌC: THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
Đề tài: Khảo sát và phân tích hiện trạng dùng sai chính tả, từ ngữ, câu cú, phong cách văn bản tiếng Việt trong một số loại văn bản, sản phẩm và
phương tiện truyền thông báo điện tử
Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Thị Quỳnh Lưu
Nhóm sinh viên thực hiện : NHÓM 10
TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến
Trường Đại học Văn Lang đã mang môn học Thực hành văn bản Tiếng Việt vào chương trình giảng dạy, chúng em xin chân thành cảm ơn tất cả các cá nhân, tổ chức đã tạo điều kiện, giúp đỡ nhóm chũng em trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của nhóm Và đặc biệt nhất, với một lòng biết ơn sâu sắc, nhóm chúng
em xin gửi lời cảm ơn sắc giảng viên bộ môn - cô Trần Thị Quỳnh Lưu Chính
cô là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của cô, chúng em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập của chúng em Nhờ có cô nên đề tài nghiên cứu của nhóm em mới có thể hoàn thành tốt đẹp.
Tuy nhiên, kiến thức của chúng em về bộ môn vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những còn nhiều bỡ ngỡ và khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Chúng em rất mong nhận được những góp ý quý báu của cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn cũng như giúp chúng em trau dồi thêm kiến thức của mình.
Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô tại Trường Đại học Văn Lang và kính chúc thầy cô có nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
2
Trang 3MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ 4
1.1 Tầm quan trọng của việc sử dụng đúng chính tả, từ ngữ, câu cú và phong các văn bản trong giao tiếp và truyền thông. 4
1.2 Bối cảnh của vấn đề 4
1.3 Mục tiêu của việc khảo sát, nghiên cứu vấn đề này 5
II NỘI DUNG 5
2.1 Khảo sát và phân tích thực trạng 5
2.1.1 Lỗi chính tả 5
2.1.2 Lỗi dùng từ 7
2.1.3 Lỗi về câu 8
2.1.4 Lỗi phong cách văn bản 10
2.2 Phân tích nguyên nhân 11
2.2.1 Chủ quan 11
2.2.2 Khách quan 12
2.3 Đề xuất giải pháp 13
III KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tầm quan trọng của việc sử dụng đúng chính tả, từ ngữ, câu cú và phong các
văn bản trong giao tiếp và truyền thông.
Việc sử dụng đúng chính tả, từ ngữ, câu cú và phong cách văn bản không chỉ đơn giản là nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong giao tiếp mà còn là một yếu tố quan trọng để xây dựng và duy trì mối quan hệ, hình ảnh và uy tín trong lĩnh vực truyền thông và giao tiếp
Sử dụng chính tả đúng giúp thông điệp trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn Những lỗi chính tả có thể làm thay đổi ý nghĩa của câu, gây hiểu lầm và làm mất đi tính minh bạch trong truyền tải thông điệp (VD: "Chúng ta cần hợp tác để hoàn thành dự án này" thay vì "Chúng ta cần hợp tác để hoàn thành dự án này.")
Lựa chọn từ ngữ chính xác và câu cú hợp lý giúp truyền tải sự chuyên nghiệp và sự tôn trọng đối với người nghe hoặc độc giả Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin và uy tín trong mối quan hệ cá nhân và chuyên môn (VD: Sử dụng email trang trọng, lịch sự khi giao tiếp công việc thay vì sử dụng ngôn ngữ nhắn tin thông thường.)
Các từ ngữ và câu cú phù hợp giúp làm nổi bật các ý chính và lập luận Việc sắp xếp logic
và rành mạch giúp người đọc hoặc người nghe dễ dàng hiểu và đồng ý với các ý muốn truyền đạt (VD: Sử dụng câu văn ngắn gọn, súc tích thay vì câu dài, rườm rà.)
Phong cách văn bản thích hợp là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân hoặc thương hiệu Việc sử dụng phong cách văn bản thích hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp sẽ giúp tăng cường sự nhận thức và tầm nhìn về thương hiệu.
Sử dụng sai chính tả, từ ngữ hoặc câu cú có thể dẫn đến hiểu lầm, tranh cãi không cần thiết và mất lòng tin từ phía đối tác hoặc khách hàng Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ và kết quả của các cuộc giao tiếp
1.2 Bối cảnh của vấn đề
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, báo điện tử đã trở thành kênh thông tin không thể thiếu và một phần quan trọng của đời sống xã hội Việc dùng tiếng Việt trên báo điện
tử phản ánh xu hướng phát triển của Internet và công nghệ thông tin tại Việt Nam Tuy nhiên, một số trang báo điện tử đang mang tới những vấn đề tiêu cực
Thứ nhất, một số báo điện tử chủ quan trong việc lựa chọn và đưa tin, làm mất đi tính trung thực và chính xác của thông tin Người đọc dễ gặp phải những tin tức có tính chủ quan, phiến diện, hoặc không bảo đảm tính chính xác, gây nên tình trạng hoang mang và hiểu nhầm trong dư luận
Thứ hai, báo điện tử thường xuyên mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp Mặc dù công nghệ đã giúp cải thiện khả năng chỉnh sửa và kiểm tra lỗi chính tả tự động, nhưng việc sử dụng từ ngữ
4
Trang 5phù hợp và câu trúc ngữ pháp chuẩn vẫn là một thách thức Do áp lực của việc đưa tin nhanh, nhiều báo điện tử giảm thời gian để kiểm tra và chỉnh sửa kỹ lưỡng, dẫn đến sự xuất hiện của lỗi chính tả, từ ngữ, câu cú, phong cách văn bản
Ngoài ra, xu hướng dùng ngôn từ không chuẩn mực và thiếu sự tinh tế cũng là một vấn đề đáng chú ý Việc lạm dụng các từ ngữ gây tranh cãi nhằm lôi kéo sự chú ý có thể làm giảm đi tính nhân văn và đạo đức của báo điện tử, mặt khác nó cũng làm mất đi tính chính xác và sự dễ hiểu của bài báo
Tóm lại, báo điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc lan toả thông tin và đem lại nhiều điểm tiện ích, tuy nhiên nó cũng đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
1.3 Mục tiêu của việc khảo sát, nghiên cứu vấn đề này
Mục tiêu của việc khảo sát, nghiên cứu và phân tích thực trạng sử dụng sai chính tả, từ ngữ, cú pháp, và phong cách văn bản tiếng Việt trong báo điện tử là để đưa ra những đánh giá và nhận định chính xác về thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong các bài báo điện tử hiện nay Xác định tính chính xác và mức độ phù hợp của từ ngữ, cú pháp và phong cách ngôn ngữ trong các bài báo điện tử, đảm bảo rằng thông tin được truyền tải một cách chính xác và dễ hiểu Đưa ra phân tích
về các lỗi chính tả, lỗi sử dụng sai từ ngữ, ngữ pháp thường gặp trong các bài viết và đề xuất các giải pháp cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng bài viết Bên cạnh đó, dựa trên những kết quả phân tích, đề xuất các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng trong việc sử dụng ngôn ngữ của các báo bài điện tử
II NỘI DUNG
2.1 Khảo sát và phân tích thực trạng
2.1.1 Lỗi chính tả
Lỗi chính tả 1:
Vị trí sai trong ví dụ sau là “Con gái mất đểm trước con trai vì…” Đây là lỗi sai chính tả với hệ quả gây khó hiểu cho người đọc Đề xuất sửa lại: “đểm” thành “điểm” với câu hoàn chỉnh
và chính xác “Con gái mất điểm trước con trai vì…”
Lỗi chính tả 2:
Trang 6Vị trí sai trong ví dụ sau là “Những miệt vườn xum xuê trái ngọt trong kỳ nghỉ lễ” Đây là lỗi sai chính tả thường gặp trong cuộc sống hằng ngày xung quanh ta Đề xuất sửa lại: “xum xuê” thành “sum suê” với câu hoàn chỉnh và chính xác “Những miệt vườn sum suê trái ngọt trong kỳ nghỉ lễ”
Lỗi chính tả 3:
Vị trí sai trong câu Đừng quên đeo kính dâm.Đây là lỗi sai ra thường gặp với hệ quả dễ gây hiểu lầm cho người đọc.Đề xuất sửa lại:dâm thành râm với câu hoàn chỉnh và chính xác “Đừng quên đeo kính râm”
Lỗi chính tả 4:
Vị trí sai trong ví dụ sau là “Dấu hiệu của người có tiền đồ, tương lai sáng lạng ” Đây là lỗi sai chính tả với hệ quả gây khó hiểu cho người đọc Đề xuất sửa lại: “sáng lạng” thành “xán lạn” với câu hoàn chỉnh và chính xác “Dấu hiệu của người có tiền đồ, tương lai xán lạn”
6
Trang 72.1.2 Lỗi dùng từ
Lỗi dùng từ 1:
Vị trí sai trong ví dụ sau là “Dù lớn lên trong một gia đình tri thức, giàu có nhưng Thuỷ Top chưa bao giờ…” Đây là lỗi dùng từ với hệ quả hiểu lầm cho người đọc Đề xuất sửa lại: “tri thức” thành “trí thức” với câu hoàn chỉnh và chính xác “Dù lớn lên trong một gia đình trí thức, giàu có nhưng Thuỷ Top chưa bao giờ…”
Lỗi dùng từ 2:
Vị trí sai trong ví dụ sau là “Khiếp sợ nhất vẫn là những người dân lưu hành trên đường lúc cơn dông xảy ra” Đây là lỗi dùng từ với hệ quả khó hiểu cho người đọc Đề xuất sửa lại: “lưu hành” thành “lưu thông” với câu hoàn chỉnh và chính xác “Khiếp sợ nhất vẫn là những người dân lưu thông trên đường lúc cơn dông xảy ra”
Lỗi dùng từ 3:
Trang 8Vị trí sai trong ví dụ sau là “Mỗi người có một yếu điểm khác nhau và cái tài, cái duyên khác nhau” Đây là lỗi dùng từ với hệ quả khó hiểu cho người đọc Đề xuất sửa lại: “yếu điểm” thành “điểm yếu” với câu hoàn chỉnh và chính xác “Mỗi người có một điểm yếu khác nhau và cái tài, cái duyên khác nhau”
Lỗi dùng từ 4:
Vị trí sai trong câu “Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích truyện thần thoại” Hệ quả của lỗi sai trên là dùng từ bị trùng lặp Đề xuất sửa lại lược bỏ từ trùng lặp và dùng từ đồng nghĩa thay thế: “Truyện thần thoại thành thể loại này” với câu hoàn chỉnh và chính xác “Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích thể loại này”
2.1.3 Lỗi về câu
Lỗi về câu 1:
Đừng vì tình riêng mà lẫn lộn nghĩa vụ của tổ quốc
Vị trí sai trong câu “Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích truyện thần thoại” Hệ quả của lỗi sai trên là dùng từ bị trùng lặp Đề xuất sửa lại lược bỏ từ trùng lặp và dùng từ đồng nghĩa thay thế: “Truyện thần thoại thành thể loại này” với câu hoàn chỉnh và chính xác “Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích thể loại này”
Vị trí sai: "nghĩa vụ của tổ quốc"
Tên lỗi sai: Lỗi chưa chính xác với ngữ cảnh.
Hệ quả của lỗi sai: Làm câu trở nên khó hiểu không có sự đồng nhất
Cách sửa: "Đừng vì tình riêng mà lẫn lộn nghĩa vụ đối với tổ quốc"
Lỗi về câu 2:
Cảnh sát hình sự rởm đang nhận tiền bị bắt
Vị trí sai: "nhận tiền bị bắt"
Tên lỗi sai: Lỗi thiếu câu từ.
Hệ quả của lỗi sai: Làm câu trở nên thiếu ý khó hiểu cho người đọc.
Cách sửa: "Cảnh sát hình sự rởm đang nhận tiền thì bị bắt."
8
Trang 9Lỗi về câu 3:
Không điện lưới quốc gia, không nước sạch, không sóng điện thoại nên các thầy cô và học sinh ở đây đã rất cố gắng để bám lớp, bám trường
Vị trí sai : “nên , đã”
Tên lỗi sai: Lỗi dùng không đúng cho câu văn.
Hệ quả của lỗi sai: Làm cho câu mất đi sự mạch lạc.
Cách sửa: "Không điện lưới quốc gia, không nước sạch, không sóng điện thoại các thầy cô
và học sinh ở đây rất cố gắng để bám lớp, bám trường"
Lỗi về câu 4:
Tàu Hàn Quốc nã đạn vào đánh cá trái phép Trung Quốc
Vị trí sai: “ nã đạn vào đánh cá”
Tên lỗi sai: Lỗi thiếu từ ngữ.
Hệ quả của lỗi sai: Khiến người đọc không hiểu nghĩa của câu.
Cách sửa: "Tàu Hàn Quốc nã đạn vào tàu đánh cá trái phép Trung Quốc."
2.1.4 Lỗi phong cách văn bản
Đoạn văn bản:
"Trong buổi họp ngày hôm qua, anh Nam đã trình bày rất nhiều về các dự án mới Anh ấy nói rất dài dòng và không đi vào trọng tâm Các thành viên trong phòng không hiểu rõ lắm về những điều anh ấy muốn truyền đạt Điều này làm mất nhiều thời gian và không hiệu quả."
Lỗi phong cách văn bản và cách sửa:
Lỗi lặp từ ngữ:
o Vị trí: "Anh ấy nói rất dài dòng và không đi vào trọng tâm."
o Tên lỗi: Lỗi lặp từ
o Hệ quả: Làm cho văn bản trở nên đơn điệu và gây cảm giác nhàm chán cho người đọc
o Cách sửa: Thay thế "Anh ấy" bằng "Nam" hoặc "Người này"
Sửa lại: "Trong buổi họp ngày hôm qua, anh Nam đã trình bày rất nhiều về các dự án mới Người này nói rất dài dòng và không đi vào trọng tâm Các thành viên trong phòng không hiểu rõ lắm
về những điều anh ấy muốn truyền đạt Điều này làm mất nhiều thời gian và không hiệu quả." Lỗi thiếu cụ thể:
o Vị trí: "Trình bày rất nhiều về các dự án mới."
o Tên lỗi: Lỗi thiếu cụ thể
Trang 10o Hệ quả: Làm người đọc khó hình dung nội dung chính xác của buổi họp.
o Cách sửa: Cụ thể hóa nội dung trình bày
Sửa lại: "Trong buổi họp ngày hôm qua, anh Nam đã trình bày chi tiết về các dự án mới, bao gồm
kế hoạch mở rộng thị trường và cải tiến sản phẩm Người này nói rất dài dòng và không đi vào trọng tâm Các thành viên trong phòng không hiểu rõ lắm về những điều anh ấy muốn truyền đạt Điều này làm mất nhiều thời gian và không hiệu quả."
Lỗi mâu thuẫn:
o Vị trí: "Không hiểu rõ lắm về những điều anh ấy muốn truyền đạt."
o Tên lỗi: Lỗi mâu thuẫn
o Hệ quả: Làm đoạn văn không nhất quán, khó hiểu
o Cách sửa: Rõ ràng hóa thông tin để tránh mâu thuẫn
Sửa lại: "Trong buổi họp ngày hôm qua, anh Nam đã trình bày chi tiết về các dự án mới, bao gồm kế hoạch mở rộng thị trường và cải tiến sản phẩm Người này nói rất dài dòng và không đi vào trọng tâm Do
đó, các thành viên trong phòng không hiểu rõ lắm về những điều anh ấy muốn truyền đạt Điều này làm mất nhiều thời gian và không hiệu quả."
Lỗi lặp ý:
o Vị trí: "Điều này làm mất nhiều thời gian và không hiệu quả."
o Tên lỗi: Lỗi lặp ý
o Hệ quả: Làm đoạn văn trở nên dư thừa
o Cách sửa: Lược bỏ hoặc kết hợp ý
Sửa lại: "Trong buổi họp ngày hôm qua, anh Nam đã trình bày chi tiết về các dự án mới, bao gồm
kế hoạch mở rộng thị trường và cải tiến sản phẩm Người này nói rất dài dòng và không đi vào trọng tâm, do đó các thành viên trong phòng không hiểu rõ lắm về những điều anh ấy muốn truyền đạt, dẫn đến việc buổi họp mất nhiều thời gian và không hiệu quả."
Tổng kết:
Lỗi lặp từ ngữ: Thay thế từ ngữ lặp lại bằng các đại từ hoặc cách diễn đạt khác
Lỗi thiếu cụ thể: Cụ thể hóa nội dung để người đọc dễ hiểu hơn
Lỗi mâu thuẫn: Đảm bảo thông tin nhất quán, rõ ràng
Lỗi lặp ý: Lược bỏ hoặc kết hợp các ý để tránh sự dư thừa
2.2 Phân tích nguyên nhân
2.2.1 Chủ quan
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến lỗi sai chính tả:
Thứ nhất là về thiếu kiến thức về chính tả không nắm vững các quy tắc chính tả: Đây là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi sai chính tả Nếu không hiểu rõ về các quy tắc viết hoa, dấu
10
Trang 11câu, cách viết phụ âm, nguyên âm, người viết sẽ dễ mắc lỗi sai Và điều này gây ra sự bất hợp
lý của chữ quốc ngữ
Thứ hai do không hiểu nghĩa Tuy chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm nhưng trên thực
tế, muốn viết đúng, phải nắm được ngữ nghĩa Ví dụ phải viết giành ( nghĩa là tranh) thì lại viết
là dành ( nghĩa là để lại cho riêng ai hoặc giữa lại để sau)
Thứ ba do sự cẩu thả của người viết Biểu hiện các lỗi này rất phong phú Ví dụ như không viết hoa theo nguyên tắc nào (Nguyễn kim Chi hoặc Hà nội) Hay là các trường hợp đang viết bình thường lại viết chữ to hơn nên vô tình cũng mắc lỗi viết hoa bừa bãi (Hôm nay là ngày đầu tiên tôi ở ĐÀ LẠT)
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến lỗi sai dùng từ:
Thứ nhất là lỗi sai về dùng từ rất phổ biến do thiếu hiểu biết về nghĩa của từ ngữ. Không tra cứu nghĩa của từ trước khi sử dụng và không hiểu được rõ nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa của từ dẫn đến sai sót trong việc diễn đạt ý nghĩa
Thứ hai còn là việc sử dụng từ đồng nghĩa không phù hợp Chọn từ đồng nghĩa nhưng không phù hợp với ngữ cảnh, làm giảm tính chính xác và hiệu quả của câu văn.
Thứ ba thiếu kỹ năng sử dụng và truyền đạt ngôn ngữ: như việc chọn từ ngữ không phù hợp với ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp, phong cách phát ngôn Còn về kỹ năng kết hợp từ ngữ như dùng sai trật tự từ, thiếu logic gây khó hiểu cho người tiếp cận
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến lỗi về câu:
Thứ nhất do không nắm vững kiến thức về các thành phần trong câu bao gồm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ… là những thành phần cơ bản của câu Việc không rõ các chức năng, vai trò và cách sử dụng các thành phần dẫn đến lỗi sai trong việc cấu tạo Ngoài ra còn về việc nhầm lẫn các quy tắc sử dụng ngữ pháp Chẳng hạn như nhầm giữa chủ ngữ, vị ngữ hay các từ nối
Thứ hai thói quen học tập và rèn luyện kém Xuất phát từ việc ít đọc báo sách, tài liệu nên
bị hạn chế tiếp xúc với ngôn ngữ chuẩn mực khiến người viết nói khó hình thành khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bao gồm cả việc sử dụng câu đúng ngữ pháp
Thứ ba do tâm lý chủ quan thiếu cẩn thận Khi viết hoặc nói, không tập trung dẫn đến việc sử dụng sai ngữ pháp Đồng thời còn ỷ lại công nghệ phụ phụ thuộc vào các công cụ hỗ trợ như tự sửa lỗi chính tả, ngữ pháp mà không tự trau dồi kiến thức ngữ pháp tiếng Việt.
2.2.2. Khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn đến các lỗi sai chính tả, về câu, dùng từ và phong cách văn bản:
Thứ nhất do sự ự đa âm trong Tiếng Việt có nhiều từ đồng âm, khác nghĩa nhưng viết
giống nhau gây ra sự khó khăn trong việc phân biệt khi viết Một số phụ âm và nguyên âm