1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Nhóm thứ tư cho rằng: Hiệu quả hoạt động kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN MINH TRƯỜNG

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX

HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HẢI PHÒNG - 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

NGUYỄN MINH TRƯỜNG

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX

HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 8.34.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuyết Mai

HẢI PHÒNG - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Minh Trường học viên cao học Quản trị kinh doanh, trường đại học Hải Phòng Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng

Hải Phòng, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Trường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được

sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua

Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình đối với cô giáo

TS Nguyễn Thị Tuyết Mai đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này

Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cán bộ công nhân viên Công

ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập dữ liệu và tư vấn về thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Trường

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1 Lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh 3

1.1.1 Khái niệm, bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh 3

1.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh 5

1.2 Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 5

1.2.1 Phương pháp so sánh 5

1.2.2 Phương pháp chi tiết 6

1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 7

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 7

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 13

1.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí 15

1.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 17

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 19

1.4.1 Nhân tố khách quan 19

1.4.2 Nhân tố chủ quan 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG 23

2.1 Khái quát chung về Công ty CP VT&DV Petrolimex Hải Phòng 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và nhiệm vụ của Công ty 24

2.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 25

2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2014 - 2018 27

Trang 6

2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải

và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2018 32

2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2018 32

2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2018 39 2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2018 62

2.3.1 Những kết quả đạt được 62

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 63

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG 66

3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động giai đoạn 2019 - 2022 66

3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 66

3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2019 - 2022 66

3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng 67

3.2.1 Thành lập nhóm Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 67

3.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 67

3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác quản lý các khoản phải thu và các khoản phải trả 68

3.2.4 Mở rộng thị trường 71

3.2.5 Các biện pháp nhằm giảm chi phí 72

3.2.6 Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp, chiến lược giá linh hoạt, nâng cao năng lực cạnh tranh 75

3.2.7 Tiếp tục hoàn thiện công tác quản trị tài chính, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp 76

3.2.8 Tăng cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực 77

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 7

CTCP VT&DV Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ

HĐKD Hoạt động kinh doanh

LNST Lợi nhuận sau thuế

QLDN Quản lý doanh nghiệp

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 29

2.2 Phân tích ngang kết quả hoạt động kinh doanh Công ty

CP VT&DV Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 - 2018 34

2.3 Phân tích dọc kết quả hoạt động kinh doanh Công ty CP

VT&DV Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 38

2.4 Hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 40

2.5 Hiệu quả sử dụng Vốn cố định Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 43

2.6 Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 47

2.7 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 50

2.8 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 53

2.9 Hiệu quả sử dụng chi phí Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 56

2.10 Hiệu quả sử dụng lao động Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 60 3.1 Xác định nhóm khách hàng theo thời hạn nợ 68

3.3 Khoản phải thu khách hàng dự kiến thu được khi áp

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của Công

ty CP VT&DV Petrolimex Hải Phòng các năm

2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 45

2.5 Hiệu quả sử dụng tài sản Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 54 2.6 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Công ty CP VT&DV

Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018 57

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, muốn đứng vững được trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh tinh tế và hoạt động phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường Điều đó được thể hiện thực tế qua hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các đơn vị, đây là yếu tố quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào

Kết quả của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở để đưa ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao Trong khi đang phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các Công ty kinh doanh cùng ngành nghề trên địa bàn thành phố Vì vậy, tác giả

đã lựa chọn đề tài luận văn cao học: “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng” mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, qua đó phần nào góp thêm những quan điểm lý luận xác đáng cùng với doanh nghiệp bàn cách tháo gỡ khó khăn, khắc phục tồn tại phát huy tiềm năng nội lực, vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Trình bày được các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải

và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng nhằm chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu,

Trang 11

những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các quy luật kinh tế, phân tích điểm mạnh yếu của doanh nghiệp, phân tích thời cơ và thách thức trên cơ sở sử dụng năng lực hiện có của Công ty, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Công ty CP vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng + Về thời gian: Giai đoạn 2014 - 2018

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích so sánh và tổng kết những kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua, nhằm đánh giá một cách toàn diện cả về lượng và chất, theo xu thế mang tính tích cực từ ít tới nhiều, từ thấp tới cao, chỉ ra ưu nhược điểm Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty trong thời gian tới

5 Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1.1 Khái niệm, bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm

Trong cơ chế thị trường như hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều có một mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận Lợi nhuận là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Để đạt được mức lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần phải hợp lí hoá quá trình sản xuất – kinh doanh từ khâu lựa chọn các yếu tố đầu vào, thực hiện quá trình sản xuất cung ứng, tiêu thụ Mức độ hợp lí hoá của quá trình được phản ánh qua một phạm trù kinh tế cơ bản được gọi là: Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiện nay, người ta có thể chia các quan điểm thành các nhóm cơ bản sau đây:

Nhóm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa

Nhóm thứ hai cho rằng: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí

Nhóm thứ ba cho rằng: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó

Nhóm thứ tư cho rằng: Hiệu quả hoạt động kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất

Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất nói riêng, trình độ

tổ chức và quản lí nói chung để đáp ứng các nhu cầu xã hội và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định Hiệu quả hoạt động kinh doanh biểu thị mối tương quan giữa kết quả mà doanh gnhiệp đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đẻ đạt được kết quả đó và mối quan hệ giữa sự vận động

Trang 13

(1.1)

của kết quả với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó trong những điều kiện nhất định [8]

1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh

Để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả hoạt động kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần:

Thứ nhất, Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả hoạt động kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của DN Mối quan hệ so sánh

ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối

Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả hoạt động kinh doanh được tính như sau:

K

H = C Trong đó: H: Là hiệu quả sản xuất kinh doanh

K: Kết quả đạt được C: Chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào

Do đó, để tính được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở và tính hiệu quả hoạt động kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp

Thứ hai, phải phân biệt được các khái niệm sau:

- Hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài.[8]

Trang 14

1.1.2 Phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.1.2.1 Căn cứ vào đối tượng cần đánh giá hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế cá biệt thể hiện kết quả kinh doanh cũng như lợi ích

mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh

- Hiệu quả kinh tế - xã hội thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp vào

sự tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế.[4]

1.1.2.2 Căn cứ vào phạm vi xác định hiệu quả

Trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp tồn tại nhiều khoản mục chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ thuê ngoài…Để thuận lợi cho việc nắm rõ nội dung các khoản chi cũng như thuận tiện cho công tác quản lý, mỗi khoản mục chi phí này lại được phân loại thành các khoản mục chi phí chi tiết hơn Do vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp thương mại cần đánh giá tổng hợp các loại chi phí trên đồng thời phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp công tác quản lý tìm được hướng giảm chi phí tổng hợp và chi phí bộ phận, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [4]

1.2 Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Phương pháp này bao gồm hai phương pháp sau:

1.2.1.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối

Biến động của một nhân tố hoặc chỉ tiêu phân tích được xác định bằng cách so sánh tuyệt đối giữa chỉ tiêu ( nhân tố) ở kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu (nhân tố) tương ứng ở kỳ gốc Kết quả so sánh phản ánh xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu ( nhân tố) đó

1.2.1.2 Phương pháp so sánh tương đối

Nhằm biểu hiện xu hướng và tốc độ biến động của các chỉ tiêu phân

Trang 15

tích hoặc nhân tố Phương pháp này được thực hiện bằng cách so sánh tương đối giữa chỉ tiêu ( nhân tố) ở kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu ( nhân tố) ở kỳ gốc Kết quả của phương pháp có thể được biểu hiện bằng số tương đối động thái hoặc chỉ số phát triển, cũng có thể biểu hiện bằng tốc độ tăng Thường thì biểu hiện này là số tương đối động thái

1.2.2 Phương pháp chi tiết

1.2.2.1 Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành

Nội dung của phương pháp: Chỉ tiêu phân tích được nghiên cứu là quan

hệ cấu thành của nhiều nhân tố thường được biểu hiện bằng một phương trình kinh tế có nhiều tích số Các nhân tố khác nhau có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau

1.2.2.2 Phương pháp chi tiết theo thời gian

- Nội dung phương pháp: chia chỉ tiêu phân tích trong một khoảng thời gian thành các bộ phận nhỏ hơn là tháng, quý

- Mục đích của phương pháp:

+ Đánh giá năng lực và việc tận dụng các năng lực theo thời gian

+ Đánh giá việc hoàn thành chỉ tiêu về tính vững chắc, ổn định

+ Phát hiện những nhân tố, nguyên nhân có tính quy luật theo thời gian

để có giải pháp phát triển doanh nghiệp một cách phù hợp với quy luật, tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế

1.2.2.3 Phương pháp chi tiết theo địa điểm

- Nội dung phương pháp: Chia chỉ tiêu phân tích thành các bộ phận nhỏ hơn theo không gian như tổ, đội, phân xưởng

- Mục đích của phương pháp:

+ Đánh giá vai trò, tầm quan trọng của từng bộ phận không gian đối với kết quả và biến động của chỉ tiêu

+ Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của các phương pháp tô chức quản

lý doanh nghiệp đối với từng bộ phận không gian Qua đó có những giải pháp, biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao không ngừng chất lượng và hiệu quả

Trang 16

1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

1.3.1.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh

* Số vòng quay vốn kinh doanh

DTT

LVKD =

VKDBQ

Trong đó: LVKD - Số vòng quay vốn kinh doanh

DTT - Doanh thu thuần

VKDBQ - Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh, trong một kỳ kinh doanh, vốn kinh doanh bình quân quay được bao nhiêu vòng

* Mức đảm nhiệm vốn kinh doanh

VKDBQ

MVKD =

DTT Trong đó: MVKD - Mức đảm nhiệmvốn kinh doanh

VKDBQ - Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ DTT - Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu được tạo ra thì phải

sử dụng đến bao nhiêu đồng vốn kinh doanh

* Hiệu suất sử dụng tổng vốn kinh doanh

Trang 17

(1.6)

DTT - Doanh thu thuần

VKDBQ - Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh ngày càng cao

* Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh

EBIT ROAE =

VKDBQ

x 100%

Trong đó: ROAE - Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD EBIT - Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

VKDBQ - Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỷ suất này thể hiện sức sinh lời của vốn kinh doanh trong sản xuất kinh doanh khi chưa tính đến chi phí lãi vay và thuế TNDN

* Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

EBT ROE=

VKDBQ

x 100%

Trong đó: ROE - Tỷ suất lợi nhuận trước thuếtrên vốn kinh doanh

EBT - Lợi nhuận trước thuế

VKDBQ - Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Tỷ suất này thể hiện sức sinh lời của vốn kinh doanh trong sản xuất kinh doanh khi chưa trừ đi thuế TNDN

Trang 18

VKDBQ

x 100%

Trong đó: ROA - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

EAT - Lợi nhuận sau thuế

VKDBQ - Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất này thể hiện sức sinh lời của vốn kinh doanh trong SXKD sau khi đã trừ đi thuế TNDN

1.3.1.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trong đó: HVCĐ - Hiệu suất sử dụng vốn cố định

DTT - Doanh thu thuần

VCĐBQ - Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn cố định có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định ngày càng cao

* Suất tiêu hao vốn cố định

VCĐBQ

HVCĐ =

DTT x 100%

Trong đó: HVCĐ - Hiệu suất sử dụng vốn cố định

DTT - Doanh thu thuần

VCĐBQ - Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định bình quân

Trang 19

Trong đó: TSVCĐ - Tỷ suất lợi nhuận sau thuếtrên vốn cố định

EAT - Lợi nhuận sau thuế

VCĐBQ - Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 100 đồng vốn cố định mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả

Trong đó: HTSCĐ - Hiệu suất sử dụng TSCĐ

DTT - Doanh thu thuần

NG.TSCĐBQ - Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng nguyên giá TSCĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao

KHLKBQ - Khấu hao luỹ kế TSCĐ bình quân

NG.TSCĐBQ - Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng nguyên giá TSCĐ sử dụng trong kỳ đã hao mòn đi bao nhiêu đồng Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ TSCĐ được sử dụng càng cũ và ngược lại

Trang 20

Trong đó: TSTSCĐ - Tỷ suất lợi nhuậnsau thuếtrên TSCĐ

EAT - Lợi nhuận sau thuế

NG.TSCĐBQ - Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 100 đồng vốn cố định mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả

Trong đó: L - Số vòng quay của vốn lưu động

DTT - Doanh thu thuần

VLĐBQ - Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng

* Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động

360

TL =

LTrong đó: TL – thời gian 01 vòng quay vốn lưu động

L - Số vòng quay của vốn lưu động

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện thời gian cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ càng tốt.[5]

Trang 21

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng

* Vòng quay các khoản phải thu

DTT

LPT =

PTBQ

Trong đó: LPT - Số vòng quay của các khoản phải thu

DTT - Doanh thu thuần

PTBQ - Các khoản phải thu bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ, các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng

* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

DTT

HVLĐ =

VLĐBQ

x 100%

Trong đó: HVLĐ - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

DTT - Doanh thu thuần

VLĐBQ - Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn lưu động có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động ngày càng cao

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động

EAT

TSVLĐ =

VLĐBQ

x 100%

Trang 22

(1.20)

(1.21)

(1.22)

Trong đó: TSVLĐ - Tỷ suất lợi nhuận sau thuếtrên vốn lưu động

EAT - Lợi nhuận sau thuế

VLĐBQ - Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh 100 đồng vốn lưu động mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả

sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại [4]

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

* Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

DTT

HTSNH =

TSNHBQ

x 100%

Trong đó: HTSNH - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

DTT - Doanh thu thuần

TSNHBQ - Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng giá trị TSNH sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao

* Mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn

TSNHBQ

MTSNH =

DTT Trong đó: MTSNH - Mức đảm nhiệmtài sản ngắn hạn

TSNHBQ - Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ

DTT - Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu được tạo ra thì phải

sử dụng đến bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản ngắn hạn

EAT

TSTSNH3 =

TSNHBQ

x 100%

Trang 23

(1.23)

(1.24)

(1.25)

Trong đó: TSTSNH3 - Tỷ suất lợi nhuậnsau thuếtrên TSNH

EAT - Lợi nhuận sau thuế

TSNHBQ - Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn

Nó cho biết 100 đồng giá trị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất này thể hiện sức sinh lời của tài sản ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi thuế TNDN

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

* Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

DTT

HTSDH =

TSDHBQ

x 100%

Trong đó: HTSDH - Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

DTT - Doanh thu thuần

TSDHBQ - Tài sản dài hạn bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng giá trị TSDH sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao

* Mức đảm nhiệm tài sản dài hạn

TSDHBQ

MTSDH =

DTT Trong đó: MTSDH - Mức đảm nhiệmtài sản dài hạn

TSDHBQ - Tài sản dài hạn bình quân trong kỳ

DTT - Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu được tạo ra thì phải

sử dụng đến bao nhiêu đồng tài sản dài hạn

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản dài hạn

EAT

TSTSDH =

TSNHBQ

x 100%

Trang 24

(1.26)

(1.27)

(1.28)

Trong đó: TSTSDH - Tỷ suất lợi nhuậnsau thuế trên TSDH

EAT - Lợi nhuận sau thuế

TSDHBQ - Tài sản dài hạn bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản dài hạn

Nó cho biết 100 đồng giá trị tài sản dài hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất này thể hiện sức sinh lời của tài sản dài hạn trong sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ đi thuế TNDN.[5]

1.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

* Hiệu suất sử dụng chi phí giá vốn

DTT

HCPGV =

CPGV

x 100%

Trong đó: HCPGV - Hiệu suất sử dụng chi phí giá vốn

DTT - Doanh thu thuần

CPGV - Chi phí giá vốn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí giá vốn phát sinh trong

kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng cao

* Hiệu suất sử dụng chi phí bán hàng

DTT

HCPBH =

CPBH

x 100%

Trong đó: HCPBH - Hiệu suất sử dụng chi phí bán hàng

DTT - Doanh thu thuần

CPBH - Chi phí bán hàng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng cao

* Hiệu suất sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp

DTT

HCPQLDN =

CPQLDN x 100%

Trang 25

CPQLDN - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng cao

* Hiệu suất sử dụng tổng chi phí

DTT

HCP =

CP

x 100%

Trong đó: HCP - Hiệu suất sử dụng tổng chi phí

DTT - Doanh thu thuần

CP - Tổng chi phí

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tổng chi phí phát sinh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng cao

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên chi phí giá vốn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của chi phí giá vốn

Nó cho biết 100 đồng giá trị chi phí giá vốn phát sinh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên chi phí bán hàng

Trang 26

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của chi phí bán hàng

Nó cho biết 100 đồng giá trị chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên chi phí quản lý doanh nghiệp

CPQLDN - Chi phíquản lý doanh nghiệp

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp Nó cho biết 100 đồng giá trị chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng chi phí

EAT

TSCP =

CP x 100%

Trong đó: TSCP - Tỷ suất lợi nhuậnsau thuế trên tổng chi phí

EAT - Lợi nhuận sau thuế

CP - Tổng chi phí

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tổng chi phí Nó cho biết 100 đồng giá trị tổng chi phí phát sinh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.[5]

1.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

* Hiệu suất sử dụng lao động

Trang 27

(1.36)

(1.37)

DTT - Doanh thu thuần

LĐBQ - Số lao động bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi một người lao động làm việc trong

kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động càng cao

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên lao động

EAT

TSLĐ =

LĐBQ

Trong đó: TSLĐ - Tỷ suất lợi nhuận sau thuếtrên lao động

EAT - Lợi nhuận sau thuế

LĐBQ - Số lao động bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của lao động Nó cho biết mỗi một người lao động làm việc trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

* Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương

DTT

HTL =

TLBQ

x 100%

Trong đó: HTL - Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương

DTT - Doanh thu thuần

TLBQ - Chi phí tiền lương bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo

ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả

sử dụng chi phí tiền lương càng cao

* Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tiền lương

Trang 28

TLBQ - Chi phí tiền lương bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của chi phí tiền lương Nó cho biết 100 đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của chi phí tiền lương càng cao.[5]

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

1.4.1 Nhân tố khách quan

- Môi trường chính trị, luật pháp: Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

Thể chế chính trị của nước ta tương đối ổn định Quan điểm của Đảng

ta về đối nội là xây dựng một đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Quốc phòng an ninh, chủ quyền Quốc gia được bảo đảm Hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực Đây là nhân tố

có tác động tích cực tới khả năng phát triển của cả nền kinh tế nói chung

Môi trường pháp lý bao gồm: Luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động

- Môi trường văn hoá xã hội: tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục tập quán, tâm lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Nếu tình trạng thất nghiệp giảm, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao, thậm chí có thể những lao động đã được đào tạo sẽ tham gia hoạt động trong ngành khác khi có thể kiếm được thu nhập nhiều hơn, do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại Như vậy đây là nhân tố có tác động tích cực tới mức tiêu dùng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh

Trang 29

- Môi trường kinh tế: Các chính sách kinh tế của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp (cả doanh nghiệp sản xuất – thương mại đến các doanh nghiệp dịch vụ)

Những khó khăn trên của nền kinh tế đã ảnh hưởng rộng và sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Doanh thu giảm sút và bị ảnh hưởng bởi lạm phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ: Tình hình phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất cũng như quá trình cung cấp dịch vụ sẽ ảnh hưởng tới năng suất – chất lượng sản xuất kinh doanh Những tiến bộ về chính sách phát triển nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ của Nhà nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh

tế Đây là những nhân tố có đóng góp tích cực và quan trọng để các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao chất lượng nhân lực và chất lượng dịch vụ cung ứng, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình [7]

1.4.2 Nhân tố chủ quan

- Bộ máy quản trị doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, với nhiệm vụ: Xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp; xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên

cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng; tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh doanh

đã đề ra; tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên

- Lao động tiền lương

Trang 30

Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng dịch vụ Do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tài chính đối với doanh nghiệp cũng là một yếu tố rất quan trọng Doanh nghiệp nào có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định

mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư phương tiện và cơ sở hạ tầng, và áp dụng thành tựu kỹ thuật tiên tiến vào quá trình thực hiện dịch vụ nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh

- Môi trường văn hóa trong doanh nghiệp

Trong kinh doanh, công việc đòi hỏi sự liên kết làm việc chặt chẽ giữa mọi thành viên trong doanh nghiệp, giữa các khâu tác nghiệp để tạo nên một chu trình dịch vụ liên tục và an toàn, giữa doanh nghiệp với các đối tác… Do vậy, để tạo được hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có môi trường văn hóa lành mạnh, gần gũi, thân thiện, chia sẻ và hợp tác

- Môi trường thông tin trong doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, các thông tin, chứng từ, và giao dịch đều cần được gửi và nhận qua những phương tiện thông tin hiện đại và tốc độ cao nhất, do vậy, hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với khách hàng, với đối tác phải được đầu tư và hiện đại hóa liên tục Đây chính là nâng cao sức cạnh tranh và tính hiện đại, chuyên nghiệp

Trang 31

trong chất lượng dịch vụ, góp phần tạo uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.[7]

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HẢI PHÒNG

2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

- Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Vận Tải Và Dịch Vụ Petrolimex Hải Phòng

- Tên tiếng Anh: Haiphong Petrolimex Transportation and services joint stock company

- Tên viết tắt: PTS HAIPHONG

- Mã số thuế: 0200412699

- Vốn điều lệ: 34.800.000.000 đồng (Ba mươi tư tỷ tám trăm triệu đồng)

- Trụ sở giao dịch : Số 16 Ngô Quyền - Quận Ngô Quyền - Hải Phòng

- Email: ptshp@ ptshp.com.vn Website : www.ptshp.com

- Mã cổ phiếu: PTS

Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX Hải Phòng (PTS) được thành lập theo Quyết định số 1705/QĐ – BTM ngày 07/12/2000 của Bộ Thương Mại trên cơ sở cổ phần hóa Xí nghiệp sửa chữa tàu Hồng Hà - một bộ phận trực thuộc Công ty vận tải xăng dầu đường thủy I, tiền thân là xưởng sửa chữa với nhiệm vụ sửa chữa tàu nội bộ Sau đó, xưởng được nâng cấp thành

Xí nghiệp kể từ năm 1996 theo quyết định số 211 ngày 10 tháng 5 năm 1996 của Công ty xăng dầu Việt Nam với vốn điều lệ là 8,1 tỷ đồng

Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 0203000035

do Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng cấp lần đầu ngày 25/12/2000, với tổng vốn Điều lệ đến ngày 31/03/2009 là 34,8 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn Điều lệ

Trang 33

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và nhiệm vụ của Công ty

* Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng là một doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm:

- Kinh doanh vận tải; Kinh doanh xăng dầu và các sản phầm hoá dầu;

- Sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thuỷ Sản xuất sản phẩm

cơ khí;

- Xuất nhập khẩu, mua bán vật tư, thiết bị, hàng hoá khác;

- Dịch vụ hàng hải và các dịch vụ thương mại;

- Kinh doanh, đại lý khí hoá lỏng;

- Nạo vét luồng lạch, san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà, kinh doanh vật liệu xây dựng, môi giới, dịch vụ nhà đất;

- Vận tải hành khách đường thuỷ và đường bộ; Kinh doanh cảng biển;

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; kinh doanh kho bãi; kinh doanh nhà, đất

Trong đó, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, lĩnh vực vận tải và lĩnh vực sửa chữa cơ khí là những ngành nghề kinh doanh chủ đạo của Công ty Đây

là lĩnh vực kinh doanh truyền thống và chủ đạo của Công ty Từ khi chuyển sang mô hình cổ phần, Công ty đã tiến hành sắp xếp lại sản xuất, định biên lại lao động trên các tàu, bố trí lại các tuyến vận tải để khai thác tối đa năng lực vận tải của các tàu, tiết kiệm chi phí Đặc biệt Công ty liên tục đầu tư và đóng mới các tàu vận tải để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Nhờ vậy uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm

* Nhiệm vụ của Công ty

- Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch

vụ nhằm cung cấp đủ nhu cầu cho người tiêu dùng

- Bảo toàn và phát triển vốn của cổ đông

- Kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao, tăng tích lũy

Trang 34

- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển

2.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty CP VT&DV Petrolimex Hải Phòng

* Chức năng các phòng ban trong Công ty

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiễm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát của Công ty

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ

Trang 35

những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông) Số thành viên của Hội đồng quản trị có từ 05 đến 11 thành viên Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên, với nhiệm kỳ tối đa của mỗi thành viên là 5 năm

Ban Kiểm soát

Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên,

có nhiệm kỳ 5 năm Ban kiểm soát hoạt động độc lập với

Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

Ban Giám đốc

Bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, một mặt là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời

là đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi hoạt động giao dịch

Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ tham mưu giúp đỡ cho Giám đốc

về việc xây dựng các kế hoạch khoa học kỹ thuật và môi trường, xây dựng và quản lý định mức vật tư, quản lý tốt công nghệ sản xuẩt và công tác quản lý thiết bị Đa dạng hóa sản phẩm cải tiến chất lượng và mẫu mã sản phẩm phù hợp với việc vận chuyển và sở thích của người sử dụng Duy trì chất lượng sản phẩm ổn định, giảm tỷ lệ phế phẩm và tiêu hao nguyên vật liệu Đề xuất với giám đốc về việc triển khai các kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nhằm không ngừng nâng cao năng lực và phẩm cấp sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc

Phó giám đốc kinh doanh: thay mặt Giám đốc quản lý kinh doanh, mua bán vật tư hàng hóa, lên kế hoạch sản xuất

Phòng kinh doanh:

Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc về việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh các mặt hàng đã sản xuất, khai thác kinh doanh các mặt khác (nếu có) có thể vận dụng cơ sở vật chất, thị trường hiện

có Tạo nguồn hàng điều chỉnh các khâu xuất nhập hàng hóa đến các đại lý, quản lý hàng xuất nhập, hóa đơn chứng từ, hệ thống sổ sách theo dõi thống kê

Trang 36

báo cáo…Tổ chức hoạt động Marketing để duy trì và mở rộng thị trường, đa dạng hóa hình thức dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh

Phòng kế toán tài chính:

Hạch toán, thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước Tham mưu giúp việc cho Giám đốc thực hiện nghiêm túc các quy định về kế toán – tài chính hiện hành Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh Thường xuyên cung cấp cho Giám đốc về tình hình tài chính, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn Lập kế hoạch về vốn và đào tạo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Phòng đầu tư và kinh doanh bất động sản

Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác đầu tư, xây dựng cơ bản, sửa chữa điện, nước toàn Công ty, kinh doanh nhà, đất, kinh doanh vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng của Công ty

Triển khai thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực trên khi đã được Giám đốc Công ty phê duyệt

Các phân xưởng và các cửa hàng:

Tổ chức sản xuất và bán hàng theo kế hoạch đề ra, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, nguồn nhân lực được giao để sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ mà doanh nghiệp đề ra

2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty giai đoạn 2014 -

2018

Nhìn chung, đa số các chỉ tiêu trong bảng 2.1 trên đều có xu hướng tăng lên Đây là dấu hiệu rất tích cực đối với Công ty, thể hiện được rằng tình

Trang 37

hình kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển hết sức thuận lợi và hứa hẹn trong tương lai sẽ ngày càng đi lên

- Vốn kinh doanh bình quân: có xu hướng tăng dần qua các năm và đặc biệt sang năm 2018 tăng mạnh thêm 46% so với năm trước

Năm 2015, vốn kinh doanh bình quân giảm nhẹ đi 1% so với năm 2014

do khoản vay và nợ tài chính ngắn hạn giảm đi 8.300 triệu đồng và khoản phải trả người bán cũng giảm từ 27.807 triệu đồng xuống còn 17.560 triệu đồng Sang các năm 2016 và 2017, vốn kinh doanh bình quân tăng thêm 11%

và 17% do các khoản vay và nợ tài chính ngắn hạn, dài hạn đều tăng lên, cụ thể vay và nợ tài chính ngắn hạn tăng thêm 6.632 triệu đồng còn vay và nợ tài chính dài hạn tăng thêm 48.078 triệu đồng, nguyên nhân các khoản vay tăng lên là do trong năm 2016 Công ty vay vốn ngân hàng để mua tàu chở dầu với giá trị khoản vay là 63.000 triệu đồng Và sang năm 2018, Công ty tiếp tục mua thêm một con tàu trị giá 135.000 triệu đồng bằng vốn vay của Ngân hàng TMCP Petrolimex CN Hải Phòng làm cho vốn kinh doanh bình quân tăng mạnh thêm 81.136 triệu đồng, tương ứng tăng 46% so với năm trước

- Vốn cố định bình quân: năm 2015 giảm nhẹ và có xu hướng tăng mạnh từ năm 2016 đến 2018

Năm 2015, VCĐ bình quân giảm nhẹ đi 9% so với năm 2014 do TSCĐ giảm đi 3.133 triệu đồng và chi phí xây dựng cơ bản cũng giảm đi 885 triệu đồng Sang các năm 2016 - 2018, VCĐ bình quân tăng mạnh thêm 65%, 33%

và 58%, nguyên nhân tăng là do trong năm 2016 Công ty vay vốn ngân hàng

để mua tàu chở dầu với giá trị khoản vay là 63.000 triệu đồng Và sang năm

2018, Công ty tiếp tục mua thêm một con tàu trị giá 135.000 triệu đồng bằng vốn vay của Ngân hàng TMCP Petrolimex CN Hải Phòng làm cho giá trị của TSCĐ tăng lên mạnh mẽ

- Vốn lưu động bình quân: có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm 2014 – 2018 tuy nhiên mức độ biến động nhẹ

Trang 38

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tếchủ yếu Công ty CP VT&DV Petrolimex Hải Phòng các năm 2014 – 2018

2015 so với 2014 2016 so với 2015 2017 so với 2016 2018 so với 2017 Chỉ tiêu Đơn vị Năm

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Bình quân

1 năm

Vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 138.247 136.725 151.329 177.337 258.473 -1.522 -1 14.604 11 26.008 17 81.136 46 172.422

Vốn cố định bình quân Triệu đồng 63.340 57.951 95.339 126.804 200.910 -5.389 -9 37.388 65 31.465 33 74.106 58 108.869

Vốn lưu động bình quân Triệu đồng 74.906 78.774 55.990 50.533 57.563 3.867 5 -22.784 -29 -5.457 -10 7.030 14 63.553

Tổng doanh thu Triệu đồng 326.035 249.466 212.644 249.716 309.322 -76.569 -23 -36.822 -15 37.072 17 59.606 24 269.436

Tổng chi phí Triệu đồng 322.618 245.901 208.588 244.574 304.208 -76.718 -24 -37.313 -17 35.986 16 59.634 28 265.178

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 3.479 4.624 5.072 6.404 6.449 1.145 33 448 10 1.332 26 45 1 5.206

Nộp NSNN Triệu đồng 565 998 1.050 542 736 433 77 52 5 -508 -48 194 36 778

Lao động bình quân Người 235 326 337 366 398 91 39 11 3 29 9 32 9 332

Thu nhập bình quân Triệu

đồng/người 15,5 17,3 18,7 20,2 21,8 2 12 1 8 2 8 2 8 19 Lãi cơ bản trên cổ phiếu Đồng/CP 524 640 778 816 918 116 22 138 22 38 5 102 13 735

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty CP VT&DV Petrolimex Hải Phòng 2014 – 2018)

Trang 39

Nguyên nhân của sự biến động này là do ảnh hưởng từ sự thay đổi của các khoản tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn

Năm 2015, vốn lưu động bình quân giảm do khoản tiền bị giảm mạnh

từ 35.096 triệu đồng xuống còn 17.854 triệu đồng, mặc dù khoản tương đương tiền (chủ yếu là cổ phiếu) đã tăng thêm 5.000 triệu đồng và phải thu khách hàng tăng thêm 8.208 triệu đồng Sang năm 2016, các khoản này giảm mạnh làm cho vốn lưu động bình quân giảm đi 29% Điều này xảy ra do trong năm 2016 Công ty đã bán lượng cổ phiếu mua vào ở năm trước, tiền bán cổ phiếu, tiền thu được từ khách hàng và tiền còn năm trước dùng để trả nợ khoản vay và nợ tài chính cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Petrolimex

CN Hải Phòng Đến năm 2017 và 2018 thì vốn lưu động bình quân lại có xu hướng tăng, chủ yếu là do các khoản tương đương tiền và các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn tăng, cụ thể là cổ phiếu Công ty mua vào có giá trị là 10.000 triệu đồng và các khoản phải thu khách hàng tăng thêm gần 6.000 triệu đồng

- Tổng doanh thu: Có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm

2014 – 2018 tuy nhiên mức độ biến động nhẹ với tổng doanh thu bình quân là 269.436 triệu đồng/năm

Tổng doanh thu giảm từ 326.035 triệu đồng ở năm 2014 xuống còn 249.466 triệu đồng ở năm 2016 do lượng hàng tiêu thụ bị giảm đi, đồng thời tàu mà Công ty sử dụng đã cũ nên các hợp đồng thuê tàu cũng bị giảm Tuy nhiên, sang các năm sau, do Công ty đã mua sắm thêm tàu mới làm chất lượng phục vụ tốt hơn nên doanh thu tăng lên cao

- Tổng chi phí: có xu hướng biến động tương tự như sự biến động của tổng doanh thu và tổng chi phí bình quân là 265.178 triệu đồng/năm

Tổng chi phí bao gồm chi phí giá vốn, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác, trong đó chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất Chi phí giá vốn biến động cùng với doanh

Trang 40

thu, giảm từ 322.618 triệu đồng ở năm 2014 xuống 208.588 triệu đồng ở năm

2016 do lượng hàng tiêu thụ cũng như thực hiện dịch vụ bị giảm đi Sau khi Công ty đầu tư thêm 2 con tàu mới ở giữa năm 2016 và ở năm 2018 thì chi phí khấu hao tàu cũng như các chi phí vận hành sử dụng tàu cũng tăng lên

- Lợi nhuận trước thuế: có xu hướng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng tương đối tốt

Lợi nhuận trước thuế tăng từ 3.479 triệu đồng ở năm 2014 lên đến 6.449 triệu đồng ở năm 2018, lợi nhuận trước thuế đạt bình quân là 5.206 triệu đồng/năm Tuy tổng doanh thu và tổng chi phí biến động tăng giảm không ổn định nhưng tốc độ biến động khác nhau nên làm cho lợi nhuận tăng lên

- Nộp Ngân sách Nhà nước: Công ty luôn thực hiện rất nghiêm túc nghĩa vụ về thuế với Nhà nước, số thuế còn phải nộp mỗi năm rất thấp so với

số thuế đã nộp Số tiền thuế này qua các năm cũng có sự tăng giảm không ổn định do giá trị đầu ra thay đổi

- Lao động bình quân: có xu hướng tăng dần qua các năm Số lượng người lao động tăng lên do nhu cầu sản xuất kinh doanh mở rộng, cần thêm thuyền viên cho những con tàu mua mới

- Thu nhập bình quân trên một lao động tăng dần qua 5 năm, từ 15,5 triệu đồng/tháng/lao động ở năm 2014 lên đến 21,8 triệu đồng/tháng/lao động

ở năm 2018 cho thấy Công ty rất chú trọng đến thu nhập của người lao động, quan tâm, động viên người lao động bằng việc gia tăng lương và các khoản trợ cấp, thưởng để khuyến khích họ làm việc hăng say hơn, vì lợi ích của Công ty hơn

Ngày đăng: 16/12/2024, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w