Phương pháp nghiên cứu lý luận Đề tài sử dụng các biện pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa những nguồn tài liệu lý thuyết liên quan đến công tác cai nghiện ma
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2019 - 2020
BIỆN PHÁP HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO BỆNH NHÂN
CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE THAM GIA
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Mã số đề tài: ĐT.GD.2020.10
Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Thị Hạnh Đơn vị: Khoa Tâm lý – Giáo dục học
Hải Phòng, Tháng 10/Năm 2020
Trang 2UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
BIỆN PHÁP HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO BỆNH NHÂN CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Mã số đề tài: ĐT.GD.2020.10
Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Thị Hạnh Đơn vị: Khoa Tâm lý – Giáo dục học
Hải Phòng, Tháng 10/Năm 2020
Trang 3MỞ ĐẦU
1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO BỆNH NHÂN CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE
1.1 Tại Việt Nam
Methadone chính thức được thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2008 tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đến nay đã có những công trình nghiên cứu
về methadone và chủ yếu dưới tiếp cận của y, dược học, công tác xã hội
Trên Tạp chí Y học thực hành (19/11/2012) đã công bố kết quả công trình nghiên cứu “Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại phòng khám ngoại trú quận 4, thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị methadone sau hai năm triển khai chương trình tại phòng khám ngoại trú quận 4 thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu cụ thể bao gồm: xác định liều duy trì trung bình, thời gian điều trị, tỉ lệ tái sử dụng ma túy, tỉ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính, tỉ lệ bỏ liều, tỉ lệ ngưng điều trị, tác dụng phụ thường gặp, và tỉ lệ có việc làm sau 12 tháng điều trị
Hoàng Đình Cảnh, Nguyễn Thanh Long (2013), Tạp Chí Y học dự phòng, Một số đặc điểm của người nghiện ma túy (các dạng thuốc phiện) trước khi tham gia điều trị Methadoen tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng Nhóm tác giả nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 965 người nghiện ma tuý được chọn vào chương trình điều trị bằng Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng từ tháng 5/2008-12/2009 Kết quả: độ tuổi trung bình (31,5 tuổi); độc thân (63,9%); thời gian sử dụng ma túy dưới 10 năm (82,7%); sử dụng ma tuý đường tiêm chích (83,4%); đã cai nghiện ma tuý nhưng bị thất bại (97,9%);
sử dụng chung bơm kim tiêm (4,1%); quan hệ tình dục với gái bán dâm không sử dụng bao cao su (13,8%); hành vi vi phạm pháp luật (40,8%); Nhiễm HIV (28,4%); nhiễm HBV (16,4%); nhiễm HCV (56,9%).Trên cơ sở kết quả cụ thể nhóm tác giả kiến nghị: cần sớm triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng để đánh giá hiệu quả [26]
Phạm Mạnh Đức (2014), đã công bố kết quả công trình “Điều tra ban đầu bệnh nhân điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014” Đề tài tập trung mô tả kiến thức và hành vi phòng chống HIV/AIDS của bệnh nhân mới điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014; Mô tả tình trạng sức khoẻ và chất lượng cuộc sống có liên
Trang 4quan tới sức khoẻ của bệnh nhân mới bắt đầu tham gia điều trị bằng thuốc Methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014 Dựa trên các kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra những khuyến nghị trong đó có đề cập đến việc tăng cường kết nối với các dịch vụ hỗ trợ xã hội, tạo công ăn việc làm ổn định cho người bệnh[16]
Trần Thị Thu Hiền (2015), với tiếp cận dược học, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến duy trì điều trị của bệnh nhân điều trị methadone tại Việt Nam” Tác giả triển khai nghiên cứu tại 41 cơ sở trong 11 tỉnh, thành phố của cả nước Trong nghiên cứu của mình, Trần Thị Thu Hiền đã thống kê số lượng bệnh nhân điều trị bằng methadone tại các điểm nghiên cứu, đặc điểm nhân khẩu học và chỉ ra những yêu tố tác động đến bênh nhân cai nghiện bằng điều trị duy trì sử dụng Methadone [17]
Lê Vũ Huyền Linh (2015), Hỗ trợ tâm lý và kỹ năng cho bệnh nhân cai nghiện
ma túy bằng Methadone tại cơ sở điều trị Methadone Hải An, Hải Phòng [20] Trên cơ
sở khảo sát thực trạng những bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng Methadone có những biểu hiện như cắt cơn them nhớ ma túy, dần cải thiện về sức khỏe nhưng vẫn có mặc cảm, tự tin về bản thân, tâm lý chưa ổn định, chưa thực sự hòa nhập xã hội, tác giả Lê
Vũ Huyền Linh đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp hỗ trợ tâm lý và kỹ năng cho họ Đồng thời tác giả đã bước đầu thử nghiệm một trong những giải pháp đã đề xuất đối với nhóm bệnh nhân tại cơ sở điều trị Hải An, Hải Phòng Qua đánh giá kết quả thực hiện giải pháp bước đầu cho thấy kết quả khả quan, một số bệnh nhân đã bớt đi tự kỳ thị bản thân, dần lấy lại được một số giá trị sống và kỹ năng đã mất…Tuy nhiên, do hạn chế ở mức độ khóa luận tốt nghiệp đại học nên tác giả chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu những khó khăn bên cạnh khó khăn tâm lý như khó khăn về đời sống vật chất và giải pháp khắc phục để giúp bệnh nhân phục hồi bền vững
Dưới góc độ của công tác xã hội tác giả Bùi Thị Xuân Mai, Nguyễn Tố Như (2015), biên soạn cuốn giáo trình “Tham vấn điều trị nghiện ma túy” với sự hỗ trợ kỹ thuật của FHI
360 Đây là cuốn giáo trình chuyên sâu về nghiệp vụ tham vấn cho người sử dụng và lệ thuộc ma túy
Lương Thị Hoài Thu (2016), với đề tài luận văn thạc sĩ công tác xã hội “Quản lý trường hợp với người nghiện ma túy từ thực tiễn cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa, thành phố Hải Phòng” đã mô tả thực trạng thực thực hiện nội dung quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa từ đó tác giả đã đề xuất các biện
Trang 5pháp nâng cao hiệu quả quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy từ thực tiễn cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa, thành phố Hải Phòng [19]
Đỗ Thanh Huyền (2017) viết luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoạt động hỗ trợ xã hội cho người sau cai nghiện ma túy tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” Luận văn đã mô tả thực trạng hỗ trợ sau cai nghiện cho bệnh nhân cai nghiện ma túy tại thành phố Hòa Bình Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ sau cai cho bệnh nhân cai nghiện trên địa bàn thành phố Hòa Bình [18]
Như vậy, các công trình nghiên cứu về methadone tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào những dịch vụ cung cấp trong lĩnh vực y tế Một số công trình mới đề cập đến giải quyết những khó khăn của bệnh nhân về mặt tâm lý, kỹ năng nhất định Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu và đề xuất dịch vụ việc làm cho bệnh nhân
1.2 Nước ngoài
Laurie Limpitlaw Krambeer cùng các cộng sự tại Đại học Y khoa Kansac
(2001) đã tiến hành công trình nghiên cứu “Methadone therapy for opioid depence”
Trong nghiên cứu đã chỉ rõ nhóm bệnh nhân cai nghiện ma túy có xu hướng chưa rõ ràng và được phục vụ điều trị duy trì bằng Methadone Mục tiêu của điều trị là để ngăn ngừa hội chứng kiêng, giảm cảm giác thèm ma túy và ngăn chặn các tác động phấn khích sử dụng ma túy bất hợp pháp Trong giai đoạn đầu của điều trị Methadone, bệnh nhân được lựa chọn một cách thích hợp được giảm dần để liều trạng thái ổn định đầy
đủ Một khi họ được ổn định trên một liều lượng thỏa đáng, nó thường có thể để giải quyết các điều kiện y tế và tâm thần mãn tính khác của họ Giai đoạn bảo trì có thể được sử dụng như một liệu pháp dài hạn cho đến khi bệnh nhân cho thấy những phẩm chất cần thiết để cai nghiện thành công Những bệnh nhân lạm dụng ma túy có nguy
cơ gia tăng cho người nhiễm virus HIV, viêm gan, bệnh lao và các điều kiện khác góp phần tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong vấn đề ngắn hoặc quản lý đau lâu dài và nhu cầu phẫu thuật cũng là mối quan tâm chung ở những bệnh nhân phụ thuộc ma túy có thể điều trị kết hợp với duy trì bằng methadone [24]
Trên Tạp chí của Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ số 14 (2001) có giới thiệu nghiên cứu của
David Fiellin “Methadone Maintenance in Primary Care A Randomized Controlled trial” Trên tờ Chủ nhật Globel – Mail ra ngày 28/1/2007 có đăng tải bài viết
“Methadone save lives, Restore Productivity:Drug’s Bad Press Shoudn’t Haron Treatment for Addiction” Bài viết nói về sử dụng Methadone điều trị duy trì giúp
Trang 6những người nghiện thuốc phiện duy trì phục hồi của họ Kết quả của nghiên cứu cho thấy là ít tội phạm hơn, ít có trường hợp nhập phòng cấp cứu, có nhiều người làm việc,
ít có đau khổ cho gia đình và cộng đồng Cá nhân đóng góp thuế thay vì chi phí vì y tế
và phạt tù
Trong một công bố của N-SSATS Hoa Kỳ “National Survey of Substance Abuse - Treatment Services” (2013) Báo cáo này trình bày kết quả điều tra quốc gia năm 2012 của điều trị lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần Trong đó có thu thập dữ liệu về vị trí, đặc điểm, và sử dụng điều trị lạm dụng rượu và ma túy, thiết
bị và dịch vụ trên toàn 50 tiểu bang, Hoa Kỳ và vùng lãnh thổ khác
Qua nghiên cứu của NIH với nội dung bài viết “Effective Medical Treatment of Opiate Addiction” đã khẳng định: Trong số các phương pháp điều trị khác nhau có
sẵn, methadone điều trị duy trì, kết hợp với quan tâm đến các vấn đề y tế, tâm lý và kinh tế xã hội, cũng như tư vấn thuốc, có xác xuất cao nhất được hiệu quả
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học của Hoa Kỳ “Prevalence and Characteristics of Chronic Pain Among Chemically Dependent Patients in Methadone Maintenance and Residential Treatment Facilities” (2003) đã chỉ ra mối liên quan
giữa sử dụng chất gây nghiện và đau mãn tính đối với các bênh nhân điều trị bằng methadone
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên bên cạnh những mục tiêu cụ thể
mà người nghiên cứu hướng đến đều có mục đích chung là nêu bật tác dụng của điều trị nghiện ma túy bằng methadone Điều này cho thấy methadone được sử dụng trong điều trị cai nghiện cho người sử dụng chất gây nghiện đã được thử nghiệm và có hiệu quả ở nước ngoài Tuy nhiên, các nghiên cứu dưới góc độ y học nên chưa nghiên cứu sâu về các tác động từ các phương pháp hỗ trợ trong điều trị cai nghiện cho bệnh nhân uống methadone Các vấn đề cần quan tâm như việc làm, thu nhập, tâm lý mới được
đề cập chứ chưa phải là nghiên cứu cụ thể
Trang 7bộ bị tổn thương nặng, tự kì thị và bị xã hội kì thị, không có việc làm, tâm lý và hành
vi xã hội lệch lạc Để giúp người cai nghiện ma túy bằng methadone phục hồi đầy
đủ các mặt, hòa nhập cộng đồng, Liên Hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải phòng đã tham mưu cho Ủy Ban Nhân dân thành phố triển khai Chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi Dưới hình thức sinh hoạt trong nhóm Tự Lực xây dựng niềm tin vượt lên chính mình, người cai nghiện ma túy được thụ hưởng những hoạt động hỗ trợ, dịch vụ từ chương trình để phục hồi Trong báo cáo đánh giá kết quả từng năm
đã khẳng định hiệu quả của chương trình: bệnh nhân tham gia điều trị phục hồi đã nâng cao nhận thức về nghiện, methadone và tác dụng của điều trị phục hồi, từ bỏ ma túy; bệnh nhân cởi mở tự tin, quan tâm tới mọi người xung quanh, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, một số bệnh nhân đã có những định hướng mới cho cuộc sống
Bên cạnh những kết quả tích cực, người cai nghiện ma túy tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi vẫn thường gặp phải những khó khăn, rào cản trong cuộc sống Trong những chia sẻ trực tiếp của thành viên nhóm Tự Lực, khó khăn lớn nhất của họ là không có thu nhập do không có việc làm ổn định Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn về vật chất khiến thành viên nhóm Tự Lực khó duy trì uống thuốc đều đặn và ổn định cuộc sống Việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân tự nguyện tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi và chọn một trong những biện pháp về hỗ trợ việc làm để thực hiện sẽ góp phần giúp bệnh nhân dần khắc phục khó khăn kinh tế, tự tin vào bản thân vươn lên trong cuộc sống Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu của Ban Điều phối Chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi năm 2020 và giai đoạn tiếp theo
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của người cai nghiện ma túy bằng methadone tham gia chương trình điều trị phục hồi, tác giả đề xuất biện pháp hỗ trợ việc làm cho họ Qua việc khảo nghiệm biện pháp đã đề xuất, tác giả khẳng định biện pháp hỗ trợ và giới thiệu địa chỉ ứng dụng
4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân điều trị cai nghiên ma túy bằng Methadone đang tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi của thành phố Hải Phòng
Trang 8-Về không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tại 12 nhóm trên phạm vi nội thành và ngoại thành thành phố Hải Phòng
5 GIẢI THUYẾT KHOA HỌC
Việc nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ việc làm cho người cai nghiện ma túy tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi sẽ góp phần giảm bớt khó khăn về vật chất trong cuộc sống của họ Từ đó người cai nghiện yên tâm điều trị và phục hồi bền vững
6 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
-Nghiên cứu và hệ thống hóa các khái niệm khoa học liên quan đến cai nghiện
ma túy bằng methadone, điều trị phục hồi làm cơ sở nghiên cứu của đề tài;
-Xây dựng cộng cụ để khảo sát, đánh giá thực trạng việc làm của bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone tham gia chương trình điều trị phục hồi
-Đề xuất biện pháp hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân cai nghiện bằng methadone tham gia chương trình điều trị phục hồi và khảo nghiệm một trong những biện pháp
đã đề xuất để khẳng định tính khả thi và hiệu quả
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các biện pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa những nguồn tài liệu lý thuyết liên quan đến công tác cai nghiện ma túy bằng methadone, những chương trình, hoạt động hỗ trợ bệnh nhân cai nghiện làm cơ sở lí luận của việc đề xuất biện pháp hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi
Trang 97.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng phiếu khảo sát gồm những câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhằm thu thập thông tin định lượng về thực trạng việc làm của người cai nghiện ma túy bằng methadone tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi tại 04 nhóm trên địa bàn nội
và ngoại thành Hải Phòng Trên cơ sở xử lý kết quả thu được qua mẫu phiếu, bằng việc phân tích, đánh giá đề tài chỉ ra được những vấn đề về việc làm của bệnh nhân tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi và đề xuất biện pháp giải quyết
Phiếu khảo sát còn được sử dụng sau khi tiến hành khảo nghiệm một trong những biện pháp hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi
7.6 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của những chuyên gia tham gia Chương trình Hỗ trợ điều trị phục hồi, cán bộ cơ sở về dịch vụ hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng Methadone tại cộng đồng góp phần khẳng định những biện pháp đề xuất và hiện thực hóa một trong những biện pháp đó
7.7 Phương pháp mô tả trường hợp
Sử dụng phương pháp mô tả trường hợp trong việc giới thiệu, phân tích trường hợp điển cứu nhằm phản ánh việc làm của bệnh nhân trước và sau thử nghiệm
Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, đề tài gồm 03 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trang 10Chương 2 Thực trạng việc làm của người cai nghiện ma túy bằng methadone tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi
Chương 3 Biện pháp hỗ trợ việc làm của người cai nghiện ma túy bằng methadone tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi và kết quả khảo nghiệm
Trang 11CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO BỆNH NHÂN CAI NGHIỆN MA TÚY BẰNG METHADONE THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI 1.1 CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1 Bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng Methadone
Bệnh nhân cai nghiện ma túy là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam Trước đây người cai nghiện ma túy thường được gọi là đối tượng Trong những năm gần đây, với định hướng của WHO, những người cai nghiện ma túy bị tổn thương nặng, mắc các bệnh về não bộ nên người cai nghiện ma túy phải được xem như người bệnh để được chữa trị để hướng đến mục tiêu an sinh xã hội
Trong các văn bản Luật, người nghiện ma túy được định nghĩa: là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này [8]
Văn bản quy phạm của nhà nước về công tác cai nghiện cũng đã nói rõ nghiện
ma túy là bệnh não bộ: Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy (gọi tắt à điều trị nghiện) là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại cảu nghiện ma túy giảm tình trạng sử dựng ma túy trái phép” [7]
Trong một tài liệu đánh giá về người nghiện đã đưa ra các đặc trưng: Có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử dụng nó bất kỳ giá nào; Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau cao hơn liều dùng trước mới có tác dụng); Tâm sinh
lý bị lệ thuộc vào tác dụng của chất đó; Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có chất ma tuý để dùng []
Một số tác giả khi bàn đến người cai nghiện ma túy bằng methadone đã giới
thiệu khái niệm bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone:
Là những người nghiện cai nghiện ma túy bằng cách uống thuốc thay thế methadone, được sử dụng theo đường ống, dưới dạng siro Điều trị thay thế bằng thuốc methadone có thể giúp người nghiện ma túy: giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất
sử dụng ma túy và giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, dừng các hành vi phạm pháp để kiếm tiền mua ma túy (giảm tội phạm)
Thực tế cho thấy người nghiện ma túy bị tổn thương nặng, trí nhớ, thần kinh bị suy giảm…, nhiều chuyên gia cho rằng họ mắc bệnh về não bộ Cùng với đó là những
Trang 12tổn hại về sức khỏe thể chất và tâm thần Khi người nghiện được cai nghiện bằng methadone đúng liều, theo chỉ dẫn của y tế đảm bảo họ sẽ cắt cơn và dần được phục hồi Người nghiện khi cai nghiện được xem như bệnh nhân để được điều trị đảm bảo phục hồi mà không tái sử dụng ma túy
Từ những giới thiệu và phân tích nói trên, chúng tôi cho rằng bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone là những người mắc một số bệnh về não bộ do lệ thuộc vào ma túy thực hiện từ bỏ ma túy bằng methadone với sự tuân thủ quy trình uống thuốc tại cơ sở y tế
1.1.2 Chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi
Chương trình điều trị phục hồi cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng uống Methadone được thí điểm thực hiện tại Hải Phòng từ năm 2015 Chương trình nhằm
hỗ trợ bệnh nhân đã cắt cơn phục hồi toàn diện Những hoạt động hỗ trợ của chương trình cụ thể như: hỗ trợ bệnh nhân phục hồi về tâm lý và kỹ năng xã hội; phục hồi các giá trị sống đã bị mất; hỗ trợ bệnh nhân nâng cao sức khỏe bản thân; hỗ trợ bệnh nhân hiểu biết về pháp luật… Trên thực tế, những bệnh nhân sau một thời gian uống Methadone nếu quyết tâm từ bỏ ma túy có những dấu hiệu phục hồi: sức khỏe dần cải thiện, muốn được gia đình, cộng đồng chấp nhận để thay đổi bản thân Tuy nhiên, do những hạn chế trước đây đã sử dụng ma túy bệnh nhân đã đánh mất tình cảm gia đình, tài sản, đạo đức, nhân cách…Vì lẽ đó, bệnh nhân thường gặp những rào cản trong cuộc sống như bị cộng đồng kì thị, không có việc làm, sức khỏa giảm sút,có nền bệnh
lý như viêm gan, có HIV, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa; các mối quan hệ xã hội bị hạn chế… Đặc biệt, bệnh nhân có rào cản lớn nhất là tự kì thị bản thân, không tự tin, ngại giao tiếp…Những hoạt động hỗ trợ hướng đến giúp bệnh nhân nhận diện những nguồn lực của bản thân, gia đình, cộng để xác nhận các mong muốn bản thân nhằm được hỗ trợ để phục hồi Với mong muốn được thay đổi bản thân và sống có ý nghĩa hơn, các bệnh nhân
đã tham gia nhóm Tự lực xây dựng niềm tin vượt lên chính mình để nhận được sự trợ giúp
và cố gắng phục hồi
Chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi được thực hiện với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực y tế, giáo dục, pháp luật,… đã thực hiện các hoạt động trợ giúp cho bệnh nhân dưới hình thức cung cấp dịch vụ Theo đó, các dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu được triển khai cho các nhóm bệnh nhân tham gia nhóm Tự Lực Mục đích của các dịch vụ trợ giúp cho bệnh nhân được cụ thể hóa: từ cung cấp, nâng cao kiến
Trang 13thức đến hình thành lại những kỹ năng sống, giá trị sống mà bệnh nhân đã đánh mất Trên cơ sở đó, tiếp nối các dịch vụ giúp bệnh nhân thực hành các hành vi đúng chuẩn mực xã hội như tham gia hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động công ích, nhân đạo từ thiện…
Từ những mô tả và phân tích trên đây, chúng tôi xin khái quát chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi là quá trình tiến hành các hoạt động trợ giúp cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng uống Methadone sinh hoạt trong nhóm Tự Lực từ các chuyên gia được đơn vị chủ trì mời thamm gia nhằm giúp bệnh nhân phục hồi toàn diện (thể chất, tâm lý, hành vi xã hội…)
1.1.3 Hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân cai nghiện ma tý bằng Methadone tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi
Một trong những khó khăn của bệnh nhân cai nghiên ma túy bằng Methadone nói chung và bệnh nhân tham gia chương trình hỗ trợ phục hồi nói riêng là không có việc làm với thu nhập ổn định Những rào cản đối với bệnh nhân để tìm kiếm việc làm
và làm việc trong môi trường xã hội hiện nay là rất lớn Cùng với các dịch vụ về tâm
lý và kỹ năng, dịch vụ pháp lý, việc hỗ trợ cho bệnh nhân về việc làm là rất cần thiết Các hoạt động hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân được cụ thể như:
Giúp bệnh nhân nhận diện những khó khăn, rào cản sẽ gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm và lựa chọn việc làm phù hợp với bản thân để có điều kiện duy trì uống Methadone;
Giới thiệu bệnh nhân đến những địa chỉ có nhu cầu tuyển lao động mà bệnh nhân có thể đáp ứng được;
Gây dựng quỹ giúp bệnh nhân khởi nghiệp từ chính nội lực của bệnh nhân, của nhóm Tự Lực và của các nhà hảo tâm quan tâm đến sự phục hồi toàn diện của bệnh nhân;
Hỗ trợ bệnh nhân học nghề phù hợp nếu có nhu cầu và tìm kiếm các nguồn trợ giúp
Hỗ trợ bệnh nhân vay vốn ưu đãi (nếu tìm được nguồn) đối với những bệnh nhân đã có tay nghề có thể làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội
Việc tiến hành các hoạt động trợ giúp dựa trên khảo sát nhu cầu bệnh nhân, những điểm mạnh, điểm yếu của họ để quyết định hoạt động trợ giúp nào cho phù hợp Trong đó, tự nhận thức và mong muốn thay đổi bản thân của bệnh nhân là yếu tố quyết định hoạt động trợ giúp Khi bệnh nhân quyết định lựa chọn sự hỗ trợ để có việc làm
Trang 14đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải tự lực khắc phục khó khăn và thường xuyên trao đổi với chuyên gia về những rào cản cùng hướng giải quyết của họ để được tháo gỡ
Với đặc điểm chung của bệnh nhân uống Methadone có sức khỏe bị giảm sút, thời gian một ngày làm việc của bệnh nhân còn phụ thuộc vào việc uống thuốc đều đặn hàng ngày, ngay cả bệnh nhân có trình độ cũng không còn phù hợp với lao động trí óc; bệnh nhân có phản ứng phụ khi uống thuốc như buồn ngủ, lời nói và hành động đôi lúc không chuẩn mực… Do đó, việc làm đối với bệnh nhân uống Methadone ngay cả khi
đã phục hồi là có giới hạn chứ không được phong phú Theo các chuyên gia hỗ trợ phục hồi, những việc làm được cho là phù hợp đối với bệnh nhân thường có những đặc điểm sau:
Không gò bó về thời gian làm việc và công việc không nặng nhọc, không đòi hỏi sự gắng sức trong suốt thời gian làm việc;
Môi trường làm việc của bệnh nhân không hoặc ít có sự kì thị của những người xung quanh, cần có những người thấu cảm để đồng hành và trợ giúp nhất định;
Công việc cần hạn chế tối đa việc di chuyển ra ngoại tỉnh và đi lại nhiều vì bệnh nhân cần đảm bảo chế độ uống thuốc đúng giờ hàng ngày và có thể những phản ứng phụ của thuốc sẽ có trong khi bệnh nhân di chuyển;
Công việc không có liên quan đến các thao tác với máy móc đòi hỏi độ chính xác và tập trung chú ý cao
Từ những phản ánh những đánh giá về việc làm và hỗ trợ việc làm cho bệnh
nhân uống Methadone, chúng tôi khái quát: Hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân tham gia chương trình điều trị phục hồi là những hoạt động chuyên môn từ các chuyên gia, trợ giúp bệnh nhân nhóm Tự Lực về vật chất, tinh thần để bệnh nhân nhận diện những rào cản của bản thân, có kỹ năng ứng phó trong tìm kiếm việc làm và lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe, tâm lý, điều kiện của bệnh nhân nhằm giúp họ ổn định cuộc sống
Trang 151.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân cai nghiện ma tý bằng Methadone tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi
Chỉ đạo chương trình Hỗ trợ điều trị phục hồi của Chính Phủ
Trên cơ sở đề xuất của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng về dự án Hỗ trợ phục hồi trong điều trị Methadone, Văn phòng Chính Phủ đã có công văn chỉ đạo ngày 07 tháng 4 năm 2016 gửi các Bộ: Y tế, Lao động Thương binh
và Xã hội, Công an; Ủy Ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Chủ tịch VUSTA Hải Phòng– ông Hoàng Văn Kể Trong công văn nêu rõ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam: Bộ Y tếphối hợp với Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ Công an
và các địa phương liên quan tiếp tục hỗ trợ triển khai và tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình hỗ trợ phục hồi trong điều trị Methadone… [1]
Các văn bản chỉ đạo của Ủy Ban nhân dân thành phố Hải Phòng và các cơ quan liên quan
Ngay sau khi có công văn chỉ đạo từ Văn phòng Chính Phủ [1], Ủy Ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có công văn số 2122 ngày 14 tháng 4 năm 2016 về dự án
hỗ trợ phục hồi trong điều trị Methadone gửi Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Trong công văn nêu rõ ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy Ban nhân dân thành phố: Giao Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở điều trị Methadone trực thuộc phối hợp, hỗ trợ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng triển khai hoạt động hỗ trợ phục hồi trong điều trị Methadone; tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình khi có sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội…[2 ]
Thực hiện chỉ đạo của Ủy Ban nhân dân thành phố, các Sở có liên quan đến Chương trình điều trị phục hồi cho bệnh nhân uống Methadone đã có công văn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ở cơ sở để thực hiện và phối hợp triển khai Chương trình điều trị phục hồi, trong đó có công nhận việc thành lập Ban Điều phối Chương trình điều trị phục hồi cho bệnh nhân uống Methadone trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Công văn số 777 của Sở Công an Hải Phòng ngày 31 tháng 5 năm 2016, trong công văn nêu rõ sự nhất trí của Công an thành phố với chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ phục hồi trong điều trị Methadone do Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố chủ trì thực hiện và đánh giá việc thành lập Ban điều phối chương trình điều trị phục hồi cho bệnh nhân điều trị Methadone là cần thiết…[3]
Trang 16Công văn số 1389 của Sở tài Chình ngày 08 tháng 7 năm 2016, trong công văn nêu rõ: điều trị phục hồi cho bệnh nhân điều trị Methadone là một trong nhiều nội dung hoạt động Chương trình điều trị nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone…Mô hình điều trị phục hồi cho các bệnh nhân điều trị Methadone
là hoạt động hỗ trợ cho người bệnh điều trị nghiện ma túy đang điều trị bằng Methadone…[4]
Công văn số 1861 của Sở Nội vụ Hải Phòng ngày 27 tháng 7 năm 2016 về kiện toàn Ban Điều phối Chương trình điều trị phục hồi cho bệnh nhân điều trị Methadone Công văn có quy định rĩ tên gọi, thành phần, nhiệm vụ, kinh phí hoạt động của Ban điều phối [5]
Từ văn bản chỉ đạo của Chính Phủ, Ủy Ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo thực hiện Chương trình hỗ điều trị phục hồi cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng uống Methadone Trên cơ sở đó, các văn bản của các cơ quan liên quan đã triển khai Chương trình điều trị phục hồi cho bệnh nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng và VUSTA là đơn vị chủ trì
Trang 17CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA BỆNH NHÂN CAI NGHIỆN
MA TÚY BẰNG MRTHADONE THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 Mục đích
Việc khảo sát bệnh nhân và các cán bộ, chuyên gia tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi nhằm hướng đến:
- Thu thập các thông tin liên quan đến việc làm của bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone tham gia chương trình điều trị phục hồi, trên cở đó người nghiên cứu phản ánh đầy đủ về việc làm, thu nhập, những thuận lợi và khó khăn của bệnh nhân về việc làm; những hoạt động hỗ trợ việc là cho bệnh nhân từ các tổ chức và cá nhân có liên quan
- Chỉ rõ những hoạt động, dịch vụ trợ giúp việc làm cho bệnh nhân có hiệu quả
và chưa hiệu quả, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân và thử nghiệm một trong những biện pháp đã đề xuất
2.2 Đối tượng khảo sát
- Bệnh nhân: 120 bệnh nhân đã và đang tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi tại 12 cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Cán bộ và chuyên gia tham gia hỗ trợ bệnh nhân: 8 người
- Để làm rõ hơn những số liệu thu được từ kết quả khảo sát, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 04 bệnh nhân, 02 cán bộ và 02 chuyên gia tham gia chương trình
hỗ trợ điều trị phục hồi
2.3 Thời gian tiến hành khảo sát
Người nghiên cứu tiến hành thu thập tư liệu thực tế từ đối tượng khảo sát bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2019
2.4 Nội dung khảo sát
Người nghiên cứu tiến hành khảo sát về những nội dung sau:
- Thực trạng việc làm và thu nhập;
- Những yếu tố tác động đến việc làm của bệnh nhân;
- Những thuận lợi và khó khăn thuộc về yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến việc làm của bệnh nhân;
- Các hoạt động, dịch vụ trợ giúp bệnh nhân về việc làm và hiệu quả của chúng
Trang 182.5 Cách thức thực hiện
Để tiến hành khảo sát thực trạng việc làm của bệnh nhân, chúng tôi chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm Tự Lực 10 bệnh nhân, tiến hành phát phiếu khảo sát nhằm thu thập ý kiến đánh giá của bệnh nhân
Sau khi thu thập ý kiến trả lời của bệnh nhân qua phiếu khảo sát, chúng tôi tiến hành lượng giá các ý kiến đánh giá của bệnh nhân trong nhóm Tự Lực, cán bộ Ban Điều phối và chuyên gia tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi và thể hiện kết quả trong các bảng số liệu
Để làm rõ hơn một số ý kiến đánh giá của bệnh nhân trong phiếu khảo sát, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bệnh nhân, chuyên gia và cán bộ
2.6 Kết quả
2.6.1 Thực trạng việc làm của bệnh nhân
Để tìm hiểu bệnh nhân trong các nhóm Tự Lực trên địa bàn thành phố Hải Phòng tự đánh giá về việc làm và thu nhập của họ như thế nào Chúng tôi đã sử dụng câu hỏi trong bảng khảo sát và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1.Tự đánh giá của bệnh nhân về việc làm và thu nhập của họ
Mức thu nhập(%)
2 Lao động tự do (ai thuê gì thì làm) 0 0 0 12 23 35
4
Lao động thủ công tại gia đình (máy quần
áo thuê, làm hàng mã, gia công đồ dùng,
dịch vụ sửa chữa xe máy,…)
1 Thu nhập rất cao: 15 triệu đến 20 triệu đồng/tháng
2Thu nhập cao: 10 triệu đến 14,9 triệu đồng/tháng
Trang 193.Thu nhập trung bình: 5triệu đến 9, 9 triệu đồng/tháng
4.Thu nhập thấp:1,5triệu đồng đến 4, 9 triệu đồng/tháng
5.Thu nhập rất thấp hoặc không có thu nhập: dưới 1,5 triệu đồng/tháng hoặc thu nhập không đáng kể (vài trăm nghìn đồng)
Nhìn vào kết quả khảo sát trong bảng 2.1 cho thấy thực trạng việc làm và thu nhập của bệnh nhân chủ yếu là lao động chân tay và lao động phổ thông, cụ thể như: Dịch vụ ăn uống, lao động tự do, công nhân, chăn nuôi…với mức thu nhập thấp và rất
thấp Việc làm khá phổ biến của bệnh nhân là lao động tự do với tỉ lệ là 35% trong tổng số bệnh nhân được khảo sát So với các công việc khác, lao động tự do chiếm tỉ lệ
cao nhất Dể làm rõ hơn số liệu thu được, qua quan sát trên thực địa và phỏng vấn cán
bộ, bệnh nhân cho thấy: Bệnh nhân là những người có sức khỏe giảm sút, có nền bệnh
lý như viêm gan, viêm phổi, huyết áp, tim mạch… đặc biệt có bệnh nhân đã có AIDS Bên cạnh đó, bệnh nhân không có trình dộ học vấn và nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo nên không có cơ hội việc làm có thu nhập trung bình, khá và cao cùng với sự
ổn định trong công việc Những việc lao động tự do mà bệnh nhân tham gia đó là xe
ôm, chở hàng thuê, phụ hồ… Tuy nhiên, do điều kiện sức khỏe và phải uống thuốc đúng giờ nên bệnh nhiều bệnh nhân chỉ làm việc bán thời gian, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến thu nhập của họ
Chăn nuôi, trồng trọt là công việc chiếm tỉ lệ cao thứ hai: 21% với mức thu
nhập thấp và rất thấp Trong 12 nhóm Tự Lực mà đề tài khảo sát có 5 nhóm thuộc các huyện ngoại thành, với đặc điểm của địa phương, một số bệnh nhân không có việc làm
ổn định nên họ và gia đình chỉ dựa vào việc chăn nuôi gà, trồng rau, trồng lúa… để có thu nhập chi tiêu sinh hoạt trong gia đình và chi trả kinh phí điều trị methadone
Những công việc có bệnh nhân đánh giá ở mức trung bình đó là: làm công nhân trong công ty 3%, dịch vụ ăn uống 2%, lao động thủ công tại gia đình 2% Kết hợp với
nghiên cứu các trường hợp có mức thu nhập trung bình trong các nhóm Tự Lực cho thấy đây là những bệnh nhân đã và đang tham gia điều trị phục hồi đã có những biểu hiện phục hồi toàn diện, sức khỏe, tâm lý, hành vi xã hội ổn định, hòa nhập tốt với gia đình cộng đồng và xã hội Nhờ sự nỗ lực của bản thân và hỗ trợ từ gia đình… bệnh nhân đã tìm kiếm được việc làm trong công ty
Trường hợp tiêu biểu là BN1 trong nhóm Tự Lực Thủy Nguyên sau một quá trình điều trị cai nghiện bằng methadone tại cơ sở bệnh nhân tham gia chương trình hỗ trợ điều trị
Trang 20phục hồi Qua một thời gian, bệnh nhân đã phục hồi gần như hoàn toàn, xây dựng gia đình
và xin được việc làm trong công ty với mức thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng một tháng
Thu nhập mức trung bình với dịch vụ ăn uống có trường hợp tiêu biểu là BN2
tham gia hỗ trợ điều trị phục hồi trong nhóm Tự Lực An Hưng Bệnh nhân đã cùng gia đình mưu sinh bằng dịch vụ ăn uống Nhờ sự nhanh nhẹn và chịu khó, bệnh nhân đã cùng gia đình bán hàng ăn sáng đảm bảo được cuộc sống gia đình, qua một số năm tích cóp tiền đã xây lại được nhà mới vào năm 2018
Lao động thủ công tại gia đình có 01 bệnh nhân có mức thu nhập khá Đây à
trường hợp BN3, gia đình có nhà mặt đường, bệnh nhân có nghề sửa chữa xe máy nên
đã ở điểm sửa chữa xe tại gia đình Bệnh nhân và gia đình có cuộc sống ổn định với mức thu nhập khá
Việc làm khác của bệnh nhân như làm cộng tác viên cho các tổ chức Phi Chính
Phủ về HIV/AIDS tại Hải Phòng trong đó có 02 bệnh nhân có mức thu nhập trung bình Đó là trường hợp BN4 tham gia điều trị phục hồi tại nhóm An Hưng và BN5 tại nhóm Lê Chân Sau một 2 năm tham gia điều trị phục hồi các bệnh nhân đã được nâng cao nhận thức và kỹ năng trong điều trị cai nghiện bằng methadone và phòng tránh HIVAIDS cùng với sự phục hồi về thể chất, tinh thần, hành vi xã hội…các bệnh nhân này đã được các tổ chức Phi Chính Phủ tại Hải Phòng mời làm cộng tác viên và bước đầu đã có thu nhập ổn định với mức trung bình
Qua phản ánh và phân tích về thực trạng việc làm và thu nhập của bệnh nhân tham gia chương trình hỗ trợ diều trị phục hồi cho thấy đa số bệnh nhân làm việc không ổn định với thu nhập từ việc làm ở mức thấp và rất thấp Chỉ có một số ít bệnh nhân có mức thu nhập trung bình và ổn định Nguyên nhân trên chủ yếu là do bệnh nhân có trình độ học vấn thấp, không được đào tạo nghề nghiệp, sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu của nhiều công việc trong xã hội…
Để làm rõ hơn thực trạng việc làm và thu nhập như trên, người nghiên cứu tiếp tục phản ánh và phân tích những thuận lợi và khó khăn mà bệnh thường gặp khi tìm kiếm việc làm cũng như khi làm việc
2.6.2 Thuận lợi và khó khăn của bệnh nhân trong tìm kiếm việc làm
Với kết quả thu được qua khảo sát ý kiến của bệnh nhân về những thuận lợi mà họ có được khi tìm kiếm việc làm cũng như khi làm việc, chúng tôi thể hiện kết quả ở bảng 2.2:
Trang 21Bảng 2.2 Đánh giá của bệnh nhân về thuận lợi trong tìm kiếm việc làm
7 Hỗ trợ từ cơ sở uống Methadone 13 26 61 0
8 Các thuận lợi khác (nếu có)… 0 0 0 0
(Nguồn:Tác giả khảo sát ngày 14 tháng 12 năm 2019)
Biểu đồ 2.1 Thuận lợi của bệnh nhân trong rìm kiếm việc làm
Theo kết quả thể hiện cho thấy yếu tố được bệnh nhân đánh giá thuận lợi và rất
thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm của bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao là: Hỗ trợ từ các chuyên gia trong chương trình điều trị phục hồi và gia đình ủng hộ, giúp đỡ Các nội
dung khác được bệnh nhân đánh giá là rất thuận lợi và thuận lợi đều chiếm tỉ lệ dưới
Cộng đồng Gia đình Bản thân Chính quyền địa phương
Nhóm Tự Lực
Các chuyên gia
Cơ sở
KTL BT TL RTL
Trang 2250% Để làm rõ hơn về thực trạng này, chúng tôi đã phỏng vấn thêm bệnh nhân và cán
bộ cơ sở Qua trao đổi trực tiếp với bệnh nhân, chúng tôi được biết: các chuyên gia tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi với kinh nghiệm chuyên môn cùng những hiểu biết về đặc điểm đối tượng cùng với sự phối hợp của Ban Điều phối thuộc Hội Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng đã tiến hành các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho bệnh nhân, trong đó bệnh nhân được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản giúp bệnh nhân nhận diện và giải quyết những vấn
đề gặp phải trong cuộc sống trong đó có những hỗ trợ trong việc tìm kiếm việc làm và làm việc có hiệu quả hơn Cụ thể như bệnh nhân được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng xác định mục tiêu… giúp bệnh nhân tự tin giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống và kiên trì tìm kiếm việc làm để mưu sinh
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, bệnh nhân đã gặp những khó khăn nào trong hoạt động mưu sinh? Để làm rõ vấn đề này chúng tôi thu thập tư liệu và thể hiện ở bảng 2.3:
Bảng 2.3 Đánh giá của bệnh nhân về khó khăn trong tìm kiếm việc làm
Các mối quan hệ xã hội hạn chế nên ít có cơ hội
3
Thường trực có suy nghĩ: làm việc gì cũng khó vì
mọi người không hiểu về bệnh nhân cai nghiện
uống Methadone nên ngại đi tìm việc làm phù
Bản thân còn có nhiều rào cản như: tự kì thị,
thiếu tự tin, giao tiếp xã hội kém, chưa thực sự cố
Trang 23Biểu đồ 2.2 Khó khăn của bệnh nhân trong tìm kiếm việc làm
Qua kết quả tổng hợp trong bảng 2.3 và biều đồ cho thấy bệnh nhân tự đánh giá các yếu tố ở mức độ rất khó khăn và khó khăn:
Thường trực có suy nghĩ: làm việc gì cũng khó vì mọi người không hiểu về bệnh nhân cai nghiện uống Methadone nên ngại đi tìm việc làm phù hợp chiếm tỉ lệ 100%
Qua thực tế làm việc với bệnh nhân chúng tôi thấy đây là tâm lý thường trực ở bệnh nhân, ngay cả những bệnh nhân đã phục hồi khá toàn diện vẫn có suy nghĩ: cộng đồng,
xã hội không hiểu về họ, cho rằng bệnh nhân cai nghiện ma túy có nhiều biểu hiện không tích cực nên kỳ thị họ Suy nghĩ này khiến bệnh nhân vẫn chưa thực sự tự tin ở mọi mặt trong cuộc sống và e ngại đi tìm việc làm Một số bệnh nhân đã có công việc nhất định vẫn ngại nói về bản thân và những biến cố cuộc đời do chính mình gây ra Mặc dù đã được hỗ trợ để giảm tự kỳ thị chính bản thân nhưng trước những yêu cầu từ công việc của xã hội hiện nay bệnh nhân chưa đáp ứng được nên sự tự ti của bệnh nhân cũng chính là khó khăn đối với họ
Các mối quan hệ xã hội hạn chế nên ít có cơ hội về giới thiệu việc làm tỉ lệ
92% Khi phỏng vấn trực tiếp một bệnh nhân về các mối quan hệ xã hội, chúng tôi được biết: mối quan hệ xã hội chủ yếu của bệnh nhân là các thành viên trong nhóm Tự Lực, y tá, bác sĩ tại cơ sở y tế đang tham gia điều trị cai nghiện Do trước đây có thời gian dài sử dụng ma túy nên bệnh nhân tự đánh mất các mối quan hệ bạn bè, mối quan
Trang 24hệ công việc… Mọi người dần mất niềm tin với bệnh nhân nên các mối quan hệ xã hội của bệnh nhân bị thu hẹp Điều này đồng nghĩa với việc sự quan tâm của bạn bè,
xã hội với bệnh nhân bị hạn chế và bệnh nhân ít có cơ hội giới thiệu việc làm từ những người quen biết Tuy nhiên, đã có một số ít bệnh nhân khắc phục bằng cách khi ổn địnhvề tâm lý, hành vi xã hội, bệnh nhân đã gây dựng mối quan hệ với những người thường xuyên tiếp xúc như cán bộ tại cơ sở cai nghiện, cán bộ của một số tổ chức Phi Chính Phủ có chương trình tìm kiếm cộng tác viên, cán bộ Ban Điều Phối, bạn cùng sinh hoạt trong nhóm Tự Lực… điều này đã giúp họ có được công việc bán thời gian
và có thu nhập nhất định Mặc dù gặp khó khăn tìm kiếm việc làm do các mối quan hệ
xã hội bị hạn chế nhưng bệnh nhân nhận thức được vấn đề và chủ động xây dựng mối quan hệ đang có theo hướng tích cực thì cơ hội việc làm vẫn có đối với họ
Bản thân còn có nhiều rào cản như: tự kì thị, thiếu tự tin, giao tiếp xã hội kém, chưa thực sự cố gắng… chiếm tỉ lệ 81% Rào cản có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
tìm kiếm việc làm của bệnh nhân mà chúng tôi mong muốn được làm rõ hơn qua ý
kiến đánh giá của họ là: bản thân chưa thực sự cố gắng Tự bản thân bệnh nhân nhận
thấy đa số chưa nỗ lực vượt qua những trở ngại, không có kế hoạch lâu dài về việc làm, tâm lý e ngại và sự ỉ lại vào người thân vẫn khá phổ biến ở bệnh nhân Các y tá, bác sĩ, chuyên gia đã và đang làm việc với bệnh nhân cùng cán bộ Ban Điều Phối cũng chung đánh giá trên Trong đó có một số bệnh nhân không hoàn toàn đối diện với sự chưa tích cự trong lao động và tìm kiếm việc làm bằng cách tìm lý do không có việc làm như: không có vốn để mưu sinh, không tìm được việc làm phù hợp…Trong khi
đó, ngoài thời gian uống thuốc tại cơ sở, bệnh nhân đã lãng phí quỹ thời gian bằng việc ngồi uống nước vỉa hè để bàn luận chuyện xã hội Có thể nói, việc tham gia sinh hoạt trong nhóm Tự Lực, bệnh nhân đã được cải thiện rất nhiều trong giao tiếp, ứng xử và hành vi xã hội có tính chuẩn mực…Tuy nhiên, sau gườ uống thuốc tại cơ sở, bệnh nhân thường ngồi tập trung bên quán nước để tán chuyện dường như đã trở thành thói quen đối với họ và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân chưa thực sự vượt qua rào cản để tìm kiếm việc làm và làm việc
Gia đình không tin tưởng có thể tìm được việc làm có thu nhập ổn định với tỉ lệ
25% Bên cạnh những bệnh nhân có được thuận lợi từ gia đình trong tìm kiếm việc là
và làm việc vẫn có một số bệnh nhân chưa có được thuận lợi này Qua tìm hiểu để thấy
rõ nguyên nhân của một số trường hợp bệnh nhân chúng tôi được biết: đây là những
Trang 25bệnh nhân chưa thực sự cải thiện được mối quan hệ với các thành viên trong gia đình với những lý do như: người thân mất niềm tin vào bệnh nhân do trước đây đã có một thời gian dài bệnh nhân khiến gia đình lao đao, bất hòa nhiều lần, những cảm xúc tiêu cực dần khiến họ trở nên chai sạn trong cuộc sống và không thể tự giải quyết những bất
ổn từ mối quan hệ Với một số bệnh nhân có đặc điểm gia đình như vậy thường không được gia đình, người thân ủng hộ Trường hợp BN3 sinh hoạt trong nhóm Tự Lực Hồng Bàng là một điển hình, BN3 đã có nhiều dấu hiệu phục hồi, anh có những dự định cho việc làm và kỳ vọng vào sự hỗ trợ để mưu sinh Tuy nhiên, theo chia sẻ của anh việc bất đồng với mẹ ruột trong nhiều năm qua khiến anh luôn thấy bất ổn và thường có tâm trạng không thoải mái, chán nản, buông xuôi Qua những buổi sinh hoạt trong nhóm Tự Lực, anh đã học hỏi nhiều điều và điều tiết bản thân nhưng anh vẫn chưa nhậnđược sự ủng hộ từ phía gia đình, hiện tại anh cũng chưa có công việc ổn định
Các yếu tố được bệnh nhân đánh giá là bình thường và không khó khăn: Không
có thời gian đi tìm việc làm; Không có phương tiện đi lại để đi tìm việc làm; Không có thông tin về việc làm ở địa phương hoặc vùng lân cận; Không có kỹ năng đi xin việc
Đây là những vấn đề bệnh nhân có thể khắc phục được và là những khó khăn được lượng giá trong một số hoạt động bệnh nhân đã được trang bị kiến thức và kỹ năng nhất định để ứng phó nên được bệnh nhân đánh giá là bình thường
Đối với bệnh nhân uống methadone tham gia điều trị phục hồi khi tìm kiếm việc làm để mưu sinh thường gặp những thuận lợi, khó khăn thuộc về cả yếu tố khách quan và chủ quan Với việc phản ánh và phân tích những thuận lợi, khó khăn nêu trên giúp nhận diện đầy đủ mặt thuận lợi và khó khăn trong tìm kiếm việc làm để có thu nhập ổn định của bệnh nhân, đây được xem là một trong những căn cứ giúp chúng tôi khi đề xuất các biện pháp hỗ trợ bệnh nhân tìm kiếm việc làm sẽ phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn đối với họ
2.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của bệnh nhân
2.6.3.1.Yếu tố khách quan
Chương trình điều trị phục hồi cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone với sự chủ trì của Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đã được triển khai với sự quyết tâm, kiên trì cao Từ khi chương trình triển khai đến nay đơn vị chủ trì đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân, cơ quan chuyên môn thực hiện các hoạt động, dịch vụ trợ giúp cho bệnh nhân Đây chính là các yếu tố khách quan tác động thuận lợi
Trang 26đến bệnh nhân Để làm rõ hơn về mức độ thuận lợi của các yếu tố khách quan, chúng tôi đã tiế hành khảo sát và thu được kết quả trong bảng 2.4, cụ thể:
Bảng 2.4 Đánh giá của bệnh nhân về các yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực
Hoạt động quản lý, hỗ trợ từ Ban Điều Phối
Chương trình Hỗ trợ điều trị phục hồi của
thành phố Hải Phòng
3 Sự quan tâm của các nhà hảo tâm 75 17 8 0
4
Sự giúp đỡ từ cán bộ cơ sở và cán bộ Ban
Điều Phối Chương trình hỗ trợ điều trị phục
hồi của thành phố Hải Phòng
Văn bản quy phạm của nhà nước liên quan
đến bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng uống
methadone
(Nguồn:Tác giả khảo sát ngày 14 tháng 12 năm 2019)
Biểu đồ 2.3 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm của bệnh nhân
Trang 27Nhìn vào kết quả bảng số liệu cho thấy các bệnh nhân đa số đều đánh giá các yếu tố được nêu đều có tác động rất tích cực và tích cực đối với việc làm của họ
Trong đó yếu tố chiến tỉ lệ 100% rất tích cực và tích cực là: sự giúp đỡ từ cán bộ cơ sở
và cán bộ Ban Điều Phối Chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi của thành phố Hải Phòng Các yếu tố còn lại đều chiếm tỉ lệ trên 80% rất tích cực và tích cực Điều đó
cho thấy bệnh nhân đã nhận thức được và đánh giá đúng đắn về sự quan tâm của các
cá nhân, tổ chứcvà cơ quan đến bệnh nhân điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone tham gia chương trình điều trị phục hồi Sự tận tâm, trách nhiệm của người Lãnh đạo đơn vị chủ trì đã luôn bám sát tình hình thực tiễn gắn với bệnh nhân để chỉ đạo các hoạt động hỗ trợ trong điều trị phục hồi cho bệnh nhân, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh cô – vít Ban Điều Phối thường tìm kiếm những biện pháp hỗ trợ bệnh nhân có việc làm để có thu nhập
Tuy nhiên, trong các yếu tố thuận lợi nói trên vẫn còn những yếu tố được bệnh nhân đánh giá ở mức độ bình thường Tuy tỉ lệ ở mức bình thường không cao chiếm từ
8% đến 17 % Trong đó có yếu tố: Sự quan tâm của cơ sở điều trị đến việc làm của
bệnh nhân chiếm 17% ở mức bình thường Điều đó thấy rằng, bên cạnh những tác động tích cực từ cơ sở, bệnh nhân vẫn nhận thấy có một số tác động nào đó chưa tích cực Để làm rõ hơn thực trạng trên, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ cơ sở và bệnh nhân Qua phỏng vấn chúng tôi thấy rằng sự quan tâm của cơ sở đến việc làm của bệnh nhân chủ yếu dừng lại ở hình thức khích lệ, động viên bệnh nhân tìm kiếm việc làm chân chính trong xã hộ từ lãnh đạo và cán bộ giám sát bệnh nhân Tại các cơ
sở có bệnh nhân tham gia chương trình điều trị phục hồi chưa có các hình thức hay biện pháp cụ thể để hỗ trợ bệnh nhân tìm kiếm việc làm Đó cũng chính là lý do vì sao
họ đánh giá sự hỗ trợ cho bệnh nhân về việc làm của cơ sở điều trị là bình thường
Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng tích cực, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân và thu được kết quả trong bảng 2.5:
Trang 28Bảng 2.5 Đánh giá của bệnh nhân về các yếu tố khách quan ảnh hưởng tiêu cực
Sự phối hợp chưa thường xuyên giữa cơ sở
điều trị với các bên liên quan (chính quyền
địa phương, Ban Điều phối Chương trình
Hỗ trợ điều trị phục hồi, các nhà hảo tâm,
chuyên gia thực hiện các dịch vụ trợ
giúp…) đến hoạt động hỗ trợ việc làm cho
bệnh nhân điều trị ma túy bằng uống
methadone
2
Bệnh nhân chưa tiếp cận được đến chính sách,
văn bản quy phạm cụ thể của các cơ quan nhà
nước về hỗ trợ bệnh nhân cai nghiện ma túy
bằng uống methadone vốn để mưu sinh
3
Quan niệm có tính kì thị của cộng đồng, xã
hội, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân đối
với bệnh nhân cai nghiện ma túy nói chung
và uống methadone
4
Chưa có kế hoạch mang tính tổng thể của
các cơ quan liên quan về hỗ trợ việc làm
cho bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng
methadone
5 Yêu cầu của nghề nghiệp đối với bệnh nhân 75 19 6 0
(Nguồn: tác giả khảo sát tháng 12 năm 2019)
Trang 29Biểu đồ 2.4 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm của bệnh nhân
Qua kết quả thể hiện ở bảng 2.5, các yếu tố khách quan đưa ra được bệnh nhân đánh giá ảnh hưởng rất tiêu cực và tiêu cực đến việc làm của bệnh nhân chiếm tỉ lệ khá
cao từ 83% đến 100% Trong đó, yếu tố: Quan niệm có tính kì thị của cộng đồng, xã hội, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với bệnh nhân cai nghiện ma túy nói chung
và uống methadone chiếm tỉ lệ tất tiêu cực là 92% Đây là thực trạng phổ biến hiện
nay đối với bệnh nhân, mặc dù nhận thức của xã hội về bệnh nhân uống methadone đã
có nhiều cải thiện, một bộ phận xã hội đã thay đổi sự nhìn nhận về bệnh nhân cai nghiện ma túy nhưng vẫn còn không ít người trong xã hội vẫn có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với bệnh nhân Khi bệnh nhân tìm kiếm việc làm, nhiều người còn cho rằng bệnh nhân không đủ tin tưởng để giao việc hoặc thuê họ, do đó cơ hội việc làm với bệnh nhân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn
Bên cạnh những yếu tố khách quan tác động đến việc làm của bệnh nhân còn có các yếu tố chủ quan Để làm rõ sự tác động của các yếu tố chủ quan đến việc làm của bệnh nhân, chúng tôi khảo sát đánh giá của bệnh nhân và thể hiện ở nội dung tiếp theo
Trang 30Bảng 2.6 Đánh giá của bệnh nhân về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tích cực đến
việc làm của họ
Mức độ (%) RTC TC BT KTC
1 Sự nỗ lực của bệnh nhân vượt qua những rào cản để có
2 Kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bệnh nhân được
hỗ trợ trong điều trị phục hồi 92 8 0 0
3 Suy nghĩ của bệnh nhân về trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình và cộng đồng 59 33 8 0
4 Nhu cầu muốn thay đổi cuộc sống từ công việc mưu
5 Muốn có thu nhập để trang trải cuộc sống 40 60 0 0
6 Không muốn trở thành gánh nặng của gia đình và xã
(Nguồn:Tác giả khảo sát ngày 14 tháng 12 năm 2019)
Biểu đồ 2.5 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tích cực đến việc làm của bệnh nhân
Luôn suy nghĩ lạc quan
Tự phân tích điểm manh, điểm yếu
KTC BT TC RTC
Trang 31Nhìn chung, bệnh nhân đánh giá các yếu tố chủ quan có tác động tích cực và rất tích cực chiếm tỉ lệ trên 80% đến 100% đối với việc làm của bệnh nhân Trong các yếu
tố ảnh hưởng tích cực đến việc làm của bện nhân có yếu tố: Kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bệnh nhân được hỗ trợ trong điều trị phục hồi được đánh giá với mức độ
rất tích cực chiếm tỉ lệ 92% Có thể thấy, qua một thời gian tham gia điều trị phục hồi đều đặn, bệnh nhân đã được trang bị: kiến thức về giá trị sống, kỹ năng sống, trong đó
có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, stress… có thể nói đó chính là điểm mạnh của bệnh nhân giúp họ có được sự tự tin nhất định để quyết tâm tìm kiếm việc làm, có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của bản thân và có trách nhiệm với gia đình
Bên cạnh những đánh giá mức độ tích của các yếu tố tác động đến bệnh nhân, chúng tôi có khảo sát bệnh nhân về những yếu tố chủ quan tác động tiêu cực đến việc làm của họ Qua tập hợp kết quả đánh giá của bệnh nhân, chúng tôi thể hiện ở bảng 2.7:
Trang 32Bảng 2.7 Đánh giá của bệnh nhân về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến
việc làm của họ
Mức độ (%) Rất
tiêu cực
Tiêu cực BT
Không ảnh hưởng
1 Chưa từ bỏ được suy nghĩ là người bỏ đi,
không có ích cho gia đình và xã hội 75 13 12 0
2 Không nỗ lực khắc phục khó khăn để tìm
kiếm việc làm và làm việc 80 20 0 0
3 Thiếu kiến thức và kỹ năng về các nghề
4
Không tiếp tục cố gắng khi gặp nhiều thất
bại trong tìm kiếm việc làm và mất việc
làm
5 Không thể duy trì cảm xúc và suy nghĩ tích
6 Không xác định rõ ràng mục tiêu làm việc 24 76 0 0
(Nguồn:Tác giả khảo sát ngày 14 tháng 12 năm 2019)
Biểu đồ 2.6 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm của bệnh nhâ
Trang 33Với kết quả thể hiện trong bảng, các yếu tố chủ quan mà chúng tôi đưa ra đều được đánh giá với mức độ rất tiêu cực và tiêu cực từ 88% đến 100% Trong đó, yếu tố
chiếm tỉ lệ rất tiêu cực cao nhất 92% là: Không tiếp tục cố gắng khi gặp nhiều thất bại trong tìm kiếm việc làm và mất việc làm Với bệnh nhân, sự đánh giá và thực tế mà
chúng tôi quan sát và tiếp xúc với bệnh nhân là khá trùng khớp Qua thực tế cho thấy, nhìn chung bệnh nhân có những hạn chế về sức khỏe, điều kiện kinh tế khó khăn, não
bộ bị tổn thương nặng… trước những thất bại như mất việc làm, người sử dụng lao động không vừa ý, việc làm thu nhập thấp thường làm cho bệnh nhân nản chí và hay
có tâm lý buông xuôi hoặc ỷ lại vào gia đình không muốn làm việc tiếp Đây là một trong những hạn chế rất lớn ở bệnh nhân, càng làm cho bệnh nhân mất đi các cơ hội việc làm cũng như không có khả năng tự tạo ra việc làm cho chính mình Đây cũng chính là một trong những vấn đề người nghiên cứu thấy cần phải có biện pháp giúp bệnh nhân nhận diện ra những khó khăn, tiêu cực, rào cản để có hoạt động can thiệp chuyên sâu hơn về tìm kiếm việc làm và làm việc cho bệnh nhân giúp họ giảm bớt rào cản từ chính bản thân, nỗ lực làm việc
Qua việc phản ánh và phân tích về những yếu tố khách quan, chủ quan tác động tích cực và tiêu cực đến việc làm của bệnh nhân cho thấy: việc làm của bệnh nhân tham gia chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi vẫn bị tác động bởi cả yếu tố khách quan, chủ quan với mức độ tích cực và tiêu cực khác nhau Trong đó nổi cộm lên là: sự
kỳ thị của cộng đồng, xã hội đối với bệnh nhân, sự phối kết hợp chưa thường xuyên giữa cơ sở điều trị với các cơ quan liên quan để hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân, sự tự
kỳ thị của bản thân bệnh nhân…
Đề làm rõ về chương trình Hỗ trợ điều trị phục hồi đã có những hoạt động, dịch
vụ trợ giúp nào cho bệnh nhân về việc làm Chúng tôi tiếp tục khảo sát ý kiến của bệnh nhân và thể hiện qua phần dưới đây
2.6.4 Các hoạt động hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân
Sự hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân được chúng tôi cụ thể với các hoạt động từ các tổ chức, cơ quan, gia đình, người quen… Qua khảo sát ý kiến của bệnh nhân về mức độ thường xuyên của các hoạt động, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 2.10:
Trang 34Bảng 2.8 Đánh giá của bệnh nhân về các hoạt động hỗ trợ việc làm
Giới thiệu việc làm từ các tổ chức, cá nhân có liên
quan đến bệnh nhân uống Methadone 0 0 53 47
3
Hỗ trợ phương tiện, công cụ để mưu sinh từ các tổ
4
Hỗ trợ việc làm từ dự án của nhà nước hoặc của tổ
chức Phi Chính Phủ đối với bệnh nhân uống
Methadone
0 0 20 80
5 Hỗ trợ từ người thân, họ hàng, bạn bè quen biết 0 0 56 44
6 Hỗ trợ dạy nghề cho bệnh nhân từ cơ sở đào tạo nghề 0 0 20 80
7 Các hoạt động hỗ trợ khác (nếu có)… 0 0 0 0
(Nguồn:Tác giả khảo sát ngày 14 tháng 12 năm 2019)
Biểu đồ 2.7 Đánh giá của bệnh nhân về mức độ của các hoạt động
Trang 35Theo đánh giá của bệnh nhân, các hoạt động hỗ trợ việc làm cho họ hầu hết được đánh giá ở mứ độ thỉnh thoảng và chưa bao giờ
Được vay vốn từ Ngân hàng chính sách để mưu sinh, đây là hoạt động được
100% bệnh nhân đánh giá chưa bao giờ nhận được hoạt động hỗ trợ này Tính đến tháng 12 năm 2019, chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi cho bệnh nhân chưa có hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận vốn vay từ ngân hàng chính sách Trên thực tế, trong các hoạt động hỗ trợ bệnh nhân, mặc dù Ban Điều Phối rất băn khoăn về việc bệnh nhân muốn vay vốn để mưu sinh nhưng chưa tiếp cận được với nguồn vốn và vẫn tiếp tục nghiên cứu để hỗ trợ bệnh nhân có thể được vay vốn
Giới thiệu việc làm từ các tổ chức, cá nhân có liên quan đến bệnh nhân uống Methadone, có 53% bệnh nhân đánh giá họ thỉnh thoảng nhận được sự hỗ trợ về việc
làm từ cá nhân như bạn bè, người thân Để làm rõ hơn thực trạng này, chúng tôi phỏng vấn BN6 sinh hoạt trong nhóm Tự Lực Tiên Lãng và được bệnh nhân cho biết, chính bản thân anh khi dã phục hồi toàn diện, kinh tế gia đình ổn định, công việc kinh doanh phát triển anh đã hỗ trợ cho BN7 tìm kiếm việc làm đó là hỗ trợ 01 chiếc xe máy cũ để BN7 học nghề và đi làm Một số bệnh nhân khác cho biết khi đã phục hồi về sức khỏe
và tâm lý, bệnh nhân cũng đã nhận được hỗ trợ từ bạn bè và người thân để có việc làm như được giới thiệu làm bảo vệ, cho mượn xe máy để làm xe ôm…
Hỗ trợ việc làm từ dự án của nhà nước hoặc của tổ chức Phi Chính Phủ đối với bệnh nhân uống Methadone được bệnh nhân đánh giá 20% thỉnh thoảng Qua quan sát
trên thực tế khi làm việc với bệnh nhân và phỏng vấn họ, chúng tôi được biết một số ít bệnh nhân, khi phục hồi khá toàn diện đã được một số dự án thuộc tổ chức Phi Chính Phủ mời làm cộng tác viên vì họ có những trải nghiệm trong cai nghiện ma túy và phòng tránh HIV/AIDS Với công việc của một cộng tác viên, bệnh nhân phát huy được vai trò và làm việc tích cực nên đã được trả thu nhập khá ổn định Tuy nhiên, các
tổ chức Phi Chính Phủ không thường xuyên tuyển cộng tác viên nên sự đánh giá nói trên của bệnh nhân về hoạt động mà chúng tôi phân tích cũng là phù hợp
Hỗ trợ dạy nghề cho bệnh nhân từ cơ sở đào tạo nghề được 20% bệnh nhân
được hỏi đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng Trong thực tế, từ khi hoạt động, Ban Điều phối chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi đã phối hợp với cơ sở đào tạo nghề bước đầu phổ biến cho bệnh nhân về chương trình học nghề nhưng do nhiều lý do khác nhau
Trang 36mà chưa có bệnh nhân nào tiếp cận được với chương trình này và chương trình cũng chưa tái hoạt động trở lại
Trong các hoạt động hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân, hoạt động hỗ trợ từ người thân và bạn bè quen biết được tỉ lệ bệnh nhân đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỉ
lệ cao nhất: 56% Đánh giá này của bệnh nhân là khá sát với thực tế Bởi khi bệnh nhân không còn sử dụng ma túy, có những biểu hiện phục hồi về thể chất, tinh thần người thân của họ thường mong mỏi, kỳ vọng bệnh nhân lao động chân chính nên đã giúp đỡ như: động viên, giới thiệu việc làm, tạo việc làm để bệnh nhân cùng làm việc… Tuy nhiên, sự quan tâm, giúp dỡ từ người thân, bạn bè đối với mỗi bệnh nhân là khác nhau
và mức độ không giống nhau Không phải tất cả bệnh nhân đều nhận được sự hỗ trợ này, chính vì vậy mà có đến 44% bệnh nhân được khảo sát đánh giá là chưa bao giờ nhận được
sự hỗ trợ Tìm hiểu để làm rõ thêm thực trạng trên, chúng tôi được biết đó là những trường hợp bệnh nhân chưa thực sự cải thiện được mối quan hệ với bạn bè, người thân, những người xung quanh vẫn chưa hết kỳ thị đối với họ
Bên cạnh việc khảo sát bệnh nhân về các hoạt động hỗ trợ việc làm đối với họ, chúng tôi đã khảo sát thêm một số cán bộ cơ sở, chuyên gia và cán bộ Ban Điều Phối để làm rõ hơn thực trạng về mức độ của các hoạt động nói trên, cụ thể:
Bảng 2.9 Đánh giá của cán bộ và chuyên gia về các hoạt động hỗ trợ việc làm cho
Giới thiệu việc làm từ các tổ chức, cá nhân có liên
quan đến bệnh nhân uống Methadone 0 0 56 47
3
Hỗ trợ phương tiện, công cụ để mưu sinh từ các tổ
4
Hỗ trợ việc làm từ dự án Phi Chính Phủ (nhà nước)
đối với bệnh nhân uống Methadone 0 0 56 44
5 Hỗ trợ từ người thân, họ hàng, bạn bè quen biết 0 0 37 63
6 Các hoạt động hỗ trợ khác (nếu có)… 0 0 0 0
(Nguồn:Tác giả khảo sát ngày 14 tháng 12 năm 2019)
Trang 37Qua kết quả thể hiện trong bảng 2.11 cho thấy không có hoạt động nào người được khảo sát lựa chọn mức độ rất thường xuyên và thuyên xuyên được thực hiện
Một số hoạt động được đánh giá với mức độ thỉnh thoảng có tỉ lệ trên 50% đó là:Giới thiệu việc làm từ các tổ chức, cá nhân có liên quan đến bệnh nhân uống Methadone;
Hỗ trợ việc làm từ dự án Phi Chính Phủ (nhà nước) đối với bệnh nhân uống Methadone Những hoath động được đánh giá chưa bao giờ được thực hiện chiếm tỉ lệ 100%: Vay vốn từ Ngân hàng chính sách để mưu sinh; Hỗ trợ phương tiện, công cụ để mưu sinh từ các tổ chức hoặc cá nhân Để làm rõ hơn đánh giá nói trên, chúng tôi trao
đổi với cán bộ Ban Điều Phối và có thêm thông tin: chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi cho bệnh nhân ở những giai đoạn trước đang tập trung giúp bệnh nhân ổn định về tâm lý, sức khỏe, lấy lại giái trị sống và kỹ năng sống đã mất Ban Điều Phối đã và đang nghiên cứu một số văn bản hành chính liên quan đến việc hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận được vốn vay của Ngân hành chính sách để mưu sinh Phỏng vấn thêm chuyên gia tham gia chương trình điều trị phục hồi, chúng tôi thấy rằng: các chuyên gia đã và đang tập trung trau dồi kiến thức và kỹ năng sống cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân cân bằng về tâm lý, giảm tự kỳ thị…
Như vậy, do đặc điểm của bệnh nhân, các hoạt động hỗ trợ cho bệnh nhân chủ yếu tập trung vào giúp bệnh nhân phục hồi tốt về tâm lý, thể chất, tình cảm và hành vi
xã hội… Những hoạt động hỗ trợ việc làm cho bệnh nhân còn ở mức khiêm tốn với mức độ được đánh giá là thỉnh thoảng thực hiện và với tỉ lệ không cao
Tiểu kết chương 2
Qua phản ánh, phân tich và đánh giá về thực trạng việc làm của bệnh nhân cai nghiện ma túy bằng methadone cho thấy:
Thực tế tình hình việc làm của bệnh nhân là đa số bệnh nhân chủ yếu làm việc
tự do với thu nhập thấp và không ổn định, chỉ có một số ít bệnh nhân có việc làm khá
ổn định với thu nhập trung bình Những công việc mà bệnh nhân đang làm chủ yếu là lao động chân tay, nghề tự do, làm thuê cho cá nhân hay dịch vụ tư Một số rất ít bệnh nhân là công nhân trong công ty
Bệnh nhân gặp cả những thuận lợi và khó khăn thuộc về yếu tố khách quan và chủ quan trong quá trình tìm kiếm việc làm và cả khi đã làm việc Bên cạnh thuận lợi bệnh nhân có được như được thụ hưởng chương trình hỗ trợ điều trị phục hồi để cải thiện về thể chất, tâm lý, kỹ năng, hành vi để có điều kiện đi làm có thu nhập thì bệnh