1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài bằng kiến thức môn học pháp luật cơ bản,hãy phân tích quan Điểm của marcus tullius cicero (la mã) chúng ta bị luật pháp trói buộc, Để chúng ta có thể tự do

16 100 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quan Điểm Của Marcus Tullius Cicero (La Mã): “Chúng Ta Bị Luật Pháp Trói Buộc, Để Chúng Ta Có Thể Tự Do”
Tác giả Nguyễn Ngọc Anh
Người hướng dẫn GVHD: Lê Tiểu Vy
Trường học Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Buôn Ma Thuột
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 76,02 KB

Nội dung

ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.. Khái niệm: Phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BUÔN MA THUỘT

BỘ MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI:

BẰNG KIẾN THỨC MÔN HỌC PHÁP LUẬT CƠ BẢN,HÃY PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA MARCUS TULLIUS CICERO (LA MÃ): “CHÚNG TA BỊ LUẬT PHÁP TRÓI BUỘC, ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ TỰ DO”.

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Anh

Ngày sinh: 22/11/2006

MSSV: 24YA0015

Lớp: 24YA2

Mã đề: 006

GVHD: Lê Tiểu Vy

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I LÝ THUYẾT VỀ PHÁP LUẬT

1.1 Khái niệm

1.2 Nguồn gốc, bản chất của pháp luật

1.3 Đặc trưng của pháp luật

1.3.1.Pháp luật có tính quy phạm phổ biến

1.3.2 Pháp luật có tính hệ thống

1.3.3 Pháp luật có tính xác định về hình thức

1.3.4 Pháp luật có tính ý chí

1.3.5 Tính quyền lực nhà nước

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA MARCUS TULLIUS CICERO (LA MÃ): "CHÚNG TA BỊ LUẬT PHÁP TRÓI BUỘC, ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ TỰ DO" 2.1 Ý nghĩa câu nói của Cicero

2.2 Pháp luật là điều kiện để bảo vệ tự do cá nhân

2.3 Pháp luật giúp xây dựng một xã hội công bằng và trật tự

2.4 Tự do trong khuôn khổ pháp luật

CHƯƠNG III LIÊN HỆ THỰC TIỄN 3.1 Đối với xã hội

3.2 Đối với bản thân

C PHẦN KẾT LUẬN

D TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

Pháp luật là một trong những lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong đời sống xã hội Chương “Pháp luật” trong môn Pháp luật đại cương không chỉ giúp người học có cái nhìn khái quát về hệ thống pháp luật mà còn tạo nền tảng để hiểu sâu hơn về các quy định, nguyên tắc, và cơ chế điều chỉnh hành vi trong xã hội Pháp luật ra đời từ nhu cầu tổ chfíc và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đảm bảo

sự công bằng và trật tự trong cộng đồng Trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người, pháp luật đã chfíng minh được vai trò to lớn trong việc xây dựng một môi trường sống ổn định và bền vững Không đơn thuần là công cụ của nhà nước, pháp luật còn thể hiện các giá trị chung của toàn xã hội, góp phần bảo vệ lợi ích chung và dung hòa các xung đột lợi ích

Học tập và nghiên cfíu về pháp luật không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ về cách vận hành của hệ thống pháp luật mà còn nâng cao ý thfíc tôn trọng và tuân thủ pháp luật Chương này sẽ đi sâu vào những nội dung nền tảng của pháp luật, từ sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật, bản chất của pháp luật, cho đến cách thfíc pháp luật điều chỉnh hành vi trong các lĩnh vực cụ thể

Việc hiểu rõ các nội dung này sẽ giúp sinh viên không chỉ nắm vững kiến thfíc cơ bản mà còn có khả năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn đời sống, góp phần xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật và phát triển bền vững Chương “Pháp luật” chính là bước khởi đầu quan trọng để người học nhận thfíc đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của pháp luật trong hệ thống chính trị và xã hội

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ PHÁP LUẬT

1.1 Khái niệm

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xfí sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước

Trang 4

ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước

1.2 Nguồn gốc, bản chất của pháp luật

Trang 5

- Nguồn gốc:

+ Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng là những nguyên nhận làm xuất hiện pháp luật

+ Pháp luật chỉ xuất hiện khi cơ sở kinh tế, xã hội đã đạt đến trình độ nhất định Pháp luật từng bước được hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và khả năng nhận thfíc của con người Pháp luật được hình thành bằng các con đường sau:

• Một là, giai cấp thống trị qua nhà nước chọn lọc, thừa nhận các quy tắc xfí

sự thông thường phổ biến trong xã hội ( quy tắc đạo đfíc, phong tục, tập quán….) nâng lên thành các quy định pháp luật

• Hai là, nhà nước thừa nhận các cách xfí lý đã được được đặc ra trong quá trình xfí lý các sự kiện thực tế, thông qua các quyết định áp dụng pháp luật (của tòa án hoặc cơ quan hành chính) như những quy định chung (pháp luật) để áp dụng cho các trường hợp tương tự sau đó

• Ba là, nhà nước thông qua các cơ quan để ban hành các quy phạm pháp luật mới Khái niệm: Pháp luật là hệ thống quy tắc xfí sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước

- Bản chất: Bản chất của pháp luật là tổng thể những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong tương đối ổn định và có tính quy định đối với sự ra đời, phát triển cũng như nội dung của pháp luật

+ Tính xã hội :

• Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị

• Sự thể chế hoá nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chính sách, đường lối chính trị của lực lượng cầm quyền để thực hiện quyền lãnh đạo đối với toàn

xã hội

+ Tính giai cấp :

• Là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và củng cố, bảo

Trang 6

vệ trật tự trong các lĩnh vực của cuộc sống, bảo vệ lợi ích chung của quốc gia và dân tộc

• Một trong những công cụ hiệu quả nhất để huy động sfíc mạnh chung của cộng đồng trong công cuộc xây dựng và ổn định trật tự xã hội

=> Giữa 2 thuộc tính xã hội và tính giai cấp có mối quan hệ qua lại với nhau Nếu pháp luật nào mang tính giai cấp sâu sắc thì tính xã hội sẽ mờ nhạt và ngược lại

Trang 7

Khuynh hướng vận động của pháp luật là ngày càng tiến bộ hơn do tính xã hội ngày càng được mở rộng qua các kiểu pháp luật trong lịch sfí

1.3 Đặc trưng của pháp luật

1.3.1. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến

- Các quy định của pháp luật là các khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xfí

sự cho mọi chủ thể của xã hội Bất kỳ ai, ở vào điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã

đự liệu đều xfí sự theo cách thfíc mà pháp luật đã nêu ra:

Dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể trong xã hội biết được làm

gì, không được làm gì hoặc làm như thế nào khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu Pháp luật luôn là tiêu chuẩn, khuôn mẫu để đánh giá hành vi của con người là hợp pháp hay bất hợp pháp

- Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước ( tính cưỡng chế)

- Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đàm bảo thực hiện Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị xã hội thể hiện và hợp pháp hóa ý chỉ của mình một cách chính thống trên thực tế Việc pháp luật được đảm bảo thực thỉ trong đời sống xã hội chính là việc đảm bảo cho quyền lực nhà nước được tác động đến mọi thành viên của xã hội

- Pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện đối với mọi chủ thể trong xã hội, bất kỳ chủ thể nào khi ở vào điều kiện hoản cảnh quy phạm đã dự liệu đều phải thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật, nếu không, hành vi của chủ thể bị coi là vi phạm pháp luật

- Ví dụ: Luật giao thông đường bộ yêu cầu tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm Quy định này được áp dụng đối với tất cả mọi người, không phân định già trẻ, gái trai, độ tuổi Và nếu vu phạm sẽ bị xfí lí một cách nghiêm khắc theo quy định của pháp luật

1.3.2. Pháp luật có tính hệ thống

- Pháp luật là một hệ thống gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mổi liên hệ nội tại thống nhất và chặt chẽ với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật và được thể hiện trong các hình thfíc pháp luật

Trang 8

- Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật chủ yếu được thể hiện trong một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thfíc nhất định Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm nhiều loại văn bản khác nhau theo thfí tự bậc hiệu lực pháp lý, văn bản có hiệu lực pháp lý thấp phải phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; quy phạm pháp luật do cơ quan cấp dưới ban hành phải phù hợp với quy phạm pháp luật do cơ quan cấp trên ban hành và đều phải phù hợp với quy định của Hiến pháp

Trang 9

- Ví dụ : Nội dung các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và các quy phạm pháp luật phải nhất quán, phù hợp, không mâu thuẫn, chồng chéo với nhau Mỗi bộ luật đều có bố cục rõ ràng, rành mạch, sắp xếp các ý từ lớn đến nhỏ

1.3.3. Pháp luật có tính xác định về hình thức

- Pháp luật thường được thể hiện trong những hình thfíc nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật Trong đó, các văn bản quy phạm pháp luật lại có những hỉnh thfíc cụ thể như Hiến pháp, luật, nghị định, nghị quyết Mỗi loại văn bàn do những cơ quan có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định được quy định chặt chẽ trong luật

- Ví dụ: Quốc hội có quyền ban hành Hiến pháp, Bộ luật Nhà nước có quyền ban hành Nghị định

1.3.4. Pháp luật có tính ý chí

- Mặc dù ra đời do nhu cầu tất yếu của xã hội, chịu sự quy định của các điều kiện kinh tế - xã hội nhưng pháp luật là sản phẩm trực tiếp của NN - một bộ máy với quyền lực thuộc về giai cấp thống trị Vì vậy, các quy phạm PL dù thể hiện dưới hình thfíc nào thì cũng do ý chí NN quyết định, nếu ý chí NN phù hợp với lợi ích của đa số, phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ của xã hội thì PL sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, và ngược lại

Ví dụ : Phân biệt pháp luật với quy tắc xã hội khác:

+ Pháp luật :

• Có tính bắt buộc và thể hiện ý chí của Nhà nước

• Có phạm vi rộng

• Áp dụng đối với tất cả mọi người

+ Các quy tắt xã hội khác :

• Không có tính bắt buộc, dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người

• Có phạm vi hẹp hơn

• Áp dụng riêng biệt với từng tổ chfíc

Trang 10

- Ví dụ: Tôn giáo cũng chfía quy phạm nhưng không phổ biến Chỉ những ai theo tôn giáo mới phải theo Còn pháp luật chfía quy phạm nhưng phổ biến, nhà nước ban hành pháp luật, ai cũng phải tuân theo

1.3.5. Tính quyền lực nhà nước

- Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

- Nhà nước là một tổ chfíc hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm xã hội

→ Có sfíc mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người

- Pháp luật quy định hành vi phải/ không được thực hiện

Trang 11

- Pháp luật có tính bắt buộc thi hành Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp cưỡng chế như phạt tiền, phạt tù có thời hạn

- Ví dụ: Pháp luật hình sự nghiêm cấm hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của người khác (tội hiếp dâm), nếu ai vi phạm sẽ bị phạt tù theo quy định của pháp luật

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA MARCUS TULLIUS CICERO (LA MÃ): "CHÚNG TA BỊ LUẬT PHÁP TRÓI BUỘC, ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ TỰ DO"

2.1 Ý nghĩa câu nói của Cicero

- "Bị luật pháp trói buộc":Luật pháp đặt ra các khuôn khổ, quy định để điều chỉnh hành vi cá nhân trong xã hội, tránh tình trạng hỗn loạn hoặc mâu thuẫn giữa các quyền lợi Việc "trói buộc" ở đây không phải là xâm phạm tự do cá nhân, mà nhằm tạo ra giới hạn cần thiết để bảo vệ trật tự và lợi ích chung

- "Để chúng ta có thể tự do":Luật pháp là công cụ để bảo vệ quyền tự do của cá nhân Nếu không có luật pháp, tự do sẽ bị lạm dụng, dẫn đến xung đột và phá vỡ trật tự xã hội Chỉ khi sống trong một xã hội ổn định, an toàn, cá nhân mới thực sự

tự do

=> Quan điểm trên nhấn mạnh rằng, trong một xã hội pháp quyền, pháp luật là yếu tố thiết yếu để bảo vệ tự do cá nhân khỏi những hành động xâm phạm quyền lợi của cộng đồng Pháp luật không chỉ tạo ra các quy tắc để điều chỉnh hành vi mà còn đảm bảo rằng mỗi cá nhân có thể thực hiện quyền lợi của mình trong một khuôn khổ mà không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác

2.2 Pháp luật là điều kiện để bảo vệ tự do cá nhân

- Trong Hiến pháp Việt Nam 2013, quyền tự do của công dân được bảo đảm nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật Từ đó cho thấy rằng tự do không phải là quyền lợi vô hạn mà mỗi cá nhân phải chịu sự ràng buộc của pháp luật để bảo vệ lợi ích chung của xã hội

Trang 12

- Khoản 1 Điều 16, Hiến pháp 2013: "Mọi người đều có quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật Điều này khẳng định rằng mỗi công dân đều có quyền tự do, nhưng quyền tự do này phải trong khuôn khổ của pháp luật Quyền tự do không có nghĩa là sự hành động tuỳ ý mà phải tuân thủ những quy tắc, quy định pháp lý mà nhà nước đã ban hành Vì vậy, pháp luật không chỉ bảo vệ quyền tự do mà còn là yếu tố bảo vệ trật tự xã hội, giúp mọi công dân có thể thực hiện quyền lợi của mình

mà không làm tổn hại đến quyền lợi của người khác

Trang 13

2.3 Pháp luật giúp xây dựng một xã hội công bằng và trật tự

- Cicero tin rằng tự do cá nhân chỉ có thể tồn tại trong một hệ thống pháp lý vững mạnh và công bằng Pháp luật không chỉ giúp phân chia quyền lợi công bằng mà còn bảo vệ trật tự xã hội, từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân trong một xã hội ổn định

- Ví dụ, trong Điều 38 của Hiến pháp 2013, quy định về quyền công dân:

1 Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sfíc khỏe, bình đẳng trong việc sfí dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh

2 Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sfíc khỏe của người khác và cộng đồng

Điều này thể hiện rằng pháp luật không chỉ đảm bảo quyền tự do cá nhân mà còn tạo ra công cụ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mỗi công dân khi bị xâm phạm, qua đó duy trì trật tự và công lý trong xã hội Sự bảo vệ này cho thấy mối liên hệ giữa pháp luật và tự do: Pháp luật bảo vệ công dân, cho phép họ hành động tự do trong phạm vi không xâm phạm đến quyền lợi của người khác

2.4 Tự do trong khuôn khổ pháp luật

- Luật pháp đặt ra những giới hạn cho hành vi con người, nhưng những giới hạn này không nhằm hạn chế tự do một cách tùy tiện mà nhằm bảo vệ trật tự và an toàn

xã hội

- Một xã hội có trật tự pháp luật vững mạnh là điều kiện cần thiết để mọi người có thể thực sự tự do Trong một xã hội vô luật, sự tự do cá nhân có thế bị xâm phạm bởi những người mạnh hơn hoặc có quyền lực hơn

- Ví dụ : Điều 38 của Hiến pháp 2013, quy định về quyền con người :

1 Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sfíc khỏe, bình đẳng trong việc sfí dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh

2 Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sfíc khỏe của người khác và cộng đồng

Trang 14

CHƯƠNG III : LIÊN HỆ THỰC TIỄN

3.1 Đối với xã hội

-Quan điểm của Cicero phản ánh sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ, giữa tự do

cá nhân và trách nhiệm cộng đồng Pháp luật, với bản chất hướng đến công lý, không hạn chế tự do mà là phương tiện để con người sống tự do trong một xã hội

an toàn, công bằng và trật tự Quan điểm này nhấn mạnh rằng tự do không thể tồn tại trong hỗn loạn mà chỉ được duy trì trong khuôn khổ pháp luật

Trang 15

- luật pháp không chỉ là công cụ hạn chế mà còn là phương tiện bảo vệ và duy trì

tự do cho tất cả mọi người Đây là một cách tiếp cận hợp lý để hiểu cách luật pháp hoạt động và tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ quyền tự do cá nhân và tạo

ra một xã hội công bằng, trật tự

3.2 Đối với bản thân

- Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Cicero rằng"Chúng ta bị luật pháp trói buộc, để chúng ta có thể tự do"

- Tôi đặc biệt đồng tình với ý kiến của Cicero rằng tự do không phải là hành động theo bản năng hay ý muốn cá nhân Mà tự do thật sự phải đi đôi với trách nhiệm Nếu không có luật pháp, tự do của một người có thể sẽ xâm phạm đến tự do của người khác Chẳng hạn, trong đời sống hàng ngày, luật giao thông là một ví dụ rõ nét: việc tuân thủ các quy định không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn bảo vệ tính mạng và quyền lợi của mọi người trên đường

- Ở một nhà nước pháp quyền, luật pháp không chỉ là công cụ để duy trì trật tự mà còn là nền tảng để bảo vệ các giá trị cốt lõi như bình đẳng, công lý và tự do

C KẾT LUẬN

- Tôi thấy câu nói của Cicero có ý nghĩa khá đặc biệt với cuộc sống của bản thân Trong học tập, làm việc hay giao tiếp xã hội, tuân thủ những nguyên tắc, quy định luôn giúp tôi giữ được sự tự do trong khuôn khổ Nếu không có các quy định này,

sự tự do hành động có thể dẫn đến rối loạn, mâu thuẫn và mất lòng tin Điều đó giúp tôi nhận thfíc được rằng: sự tự do mà chúng ta thực sự cần không phải là làm mọi điều mình muốn, mà là sống trong một môi trường nơi tự do được bảo đảm và công bằng được duy trì

- Câu nói của Cicero không chỉ là một triết lý, mà còn là kim chỉ nam cho đời sống xã hội Nó khẳng định rằng sự tự do thật sự chỉ có thể tồn tại khi được bảo vệ bởi một hệ thống pháp luật công bằng, và mỗi người cần phải tôn trọng pháp luật

để bảo vệ quyền tự do của chính mình và của người khác Quan điểm này vừa nhắc nhở tôi về trách nhiệm tuân thủ pháp luật, vừa giúp tôi trân trọng những giá trị mà luật pháp mang lại trong việc xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp hơn

Ngày đăng: 15/12/2024, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w