Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023-2024Môn: Ngữ văn Tên biện pháp: Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn thông qua hoạt động khởi động I.. Để đạt được mục đích hoạt động đổi
Trang 1Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023-2024
Môn: Ngữ văn
Tên biện pháp: Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn thông qua hoạt động khởi động
I Đặt vấn đề
1 Mục tiêu , lý do đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy.
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đang được đề cập và bình luận sôi nổi Điều đổi mới quan trọng nhất là trong giờ học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là học sinh phải chủ động, tích cực sáng tạo để tự tìm kiếm và nắm bắt kiến thức; giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh Để đạt được mục đích hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học môn Ngữ văn, bản thân người giáo viên phải tự tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn ? Làm thế nào để phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Ngữ văn ?
Thực hiện được vấn đề này quả không đơn giản, nó đòi hỏi mỗi giáo viên dạy văn phải mất nhiều thời gian và công sức tìm tòi sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp Xuất phát từ thực tế trên nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn thông qua hoạt động khởi động” với mong muốn được trình bày vài kinh nghiệm để các đồng nghiệp chia sẻ và góp ý
Với mục tiêu:
- Giúp học sinh có những phương pháp học văn phù hợp theo hướng tích cực hóa các hoạt động
- Tạo không khí tự nhiên, hứng thú trong giờ học văn, giúp học sinh yêu thích say mê môn học
2 Nhiệm vụ thực hiện biện pháp.
Để thực hiện tốt biện pháp này, bản thân tôi thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học
- Nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS
- Phân tích thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở học sinh THCS
Trang 21 Thuận lợi: Đa số học sinh tự giác và tích cực học, có tinh thần say mê
học tập…
2 Khó khăn:
* Về phía giáo viên
Một số giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác
* Về phía học sinh
- Nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập Các em không thích học, không đọc tác phẩm, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá mà cơ bản là ghi chép và dựa vào các tài liệu có sẵn để làm bài kiểm tra Nhiều học sinh còn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập
3 Nguyên nhân, yếu tố tác động đến chất lượng công tác giảng dạy.
- Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn Ngoài giờ học các em còn phải tham
gia cùng gia đình vào việc kiếm sống nên thời gian học tập, nghiên cứu, đầu tư còn hạn chế Ý thức vượt khó trong học tập của các em chưa cao
- Một số gia đình lại có ý hướng con em vào các môn học như Toán, Lí, Hóa… để sau này các em có thể đi vào các ngành nghề có thể kiếm được nhiều tiền Vì vậy một số em có ý thức xem nhẹ bộ môn, không đi sâu vào học tập, nghiên cứu hoặc học lấy lệ
- Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn khi chương trình sách giáo khoa mới ra đời với yêu cầu truyền đạt khối lượng tri thức lớn nhưng số lượng thời gian thực học của học sinh ngày càng ít đi
III Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
1 Vai trò, ý nghĩa của biện pháp :
Hoạt động khởi động là bước khơi dậy lòng ham muốn đi tìm chân lí và hứng thú học tập của học sinh Xét lâu dài, khởi động còn có vai trò bồi dưỡng tinh thần tự giác học tập cho học sinh, kích thích trì tò mò và khả năng học hỏi Dạy học là một quá trình, nó bắt đầu từ khâu thiết kế, biên soạn và lên lớp Trong
Trang 3đó phần Khởi động nếu biên soạn kĩ càng sẽ có vai trò rất lớn đối với mỗi tiết học:
- Vai trò mở đường cho tiến trình dạy học
- Vai trò khái quát nội dung bài dạy
- Vai trò định hướng học sinh tiếp cận văn bản
Tóm lại, hoạt động Khởi động trong dạy - học Văn như khúc dạo đầu của một bản nhạc Nó sẽ có tác dụng chỉ huy, phát hiệu lệnh và thức dậy niềm đam
mê học hỏi,tạo tâm thế thoải mái để hướng đến các hoạt động tiếp theo
2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Biện pháp 1: Khởi động bằng tổ chức trò chơi
Tổ chức hoạt động Khởi động bằng trò chơi có những thuận lợi: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS, giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau Trò chơi còn là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể
ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra
Ví dụ: Khi dạy bài “ Cửu Long Giang ta ơi” giáo viên sử dụng trò chơi: Đố
vui về các dòng sông
Câu 1: Sông gì đỏ nặng phù sa
Sông gì lại hóa được ra chín rồng? Sông hồng- Sông Cửu Long
Câu 2: Làng quan họ có con sông
Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?
Câu 3: Sông tên xanh biếc sông chi?
Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?
Câu 4: Sông gì chẳng thể nổi lên
Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu? Sông Đáy
Câu 5: Sông nào nơi ấy sóng trào
Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn? Sông Bạch Đằng
Ví dụ: Khi dạy bài “ Cây khế” GV cho hs chơi trò kể truyện theo tranh:
Sông cầu –Bắc Ninh Sông Lam xứ Nghệ Sông Mã- Xứ Thanh
Trang 4Sau khi HS trả lời, gv nhận xét và dẫn vào bài
Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn
bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, pháy huy tư duy sáng tạo và đặc biệt giúp các em nhớ bài học rất sâu
Biện pháp 2: Khởi động bằng việc sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học
Để tiết học Ngữ văn thêm hứng thú, giáo viên cũng có thể sử dụng những tranh ảnh, âm thanh, video liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm, được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học
Ví dụ: Khi dạy bài “ Cô Tô” giáo viên sử dụng video giới thiêu về biển đảo
Cô Tô:
Trang 5Ví dụ : Khi dạy bài: Hang Én sử dụng một số hình ảnh để giới thiệu bài:
Trang 6Biện pháp 3: Khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tình huống (kết hợp hình ảnh)
Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới
để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ
Ví dụ : Khi dạy bài: Cô bé bán diêm (Ngữ văn 6, tập 1)
Giáo viên đưa ra tình huống và chiếu cho học sinh xem lại các hình ảnh về
ngày giáng sinh: tôi yêu cầu HS trả lời: Mỗi khi năm mới sắp đến, mọi người đều háo hức chuẩn bị đón chào, vào đêm giao thừa, mọi người và em thường hay làm gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghi, cảm xúc của bàn thân (Dự kiến sản phẩm: Đêm giao thừa mọi người thường quây quần bên nhau, thức để đón năm mới Đêm giao thừa thường có pháo hoa, mọi người xúng xính trong quần áo mới và đi chơi, chúc Tết Giáo viên tùy vào cách trả lời của học sinh để vào bài
Ví Dụ : Khi dạy bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go) Bài thơ kể câu chuyện về
một em bé đã từ chối những lời mời gọi hấp dẫn từ thiên nhiên để luôn được ở bên mẹ, qua đó thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt Tôi yêu cầu học sinh
trả lời câu hỏi tình huống: Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì dã đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà Khi ấy, em sẽ làm gì? Học sinh có thể có những lựa chọn khác nhau Từ đó, tôi
liên hệ đến nhân vật em bé trong bài thơ “Mây và sóng” Bài mới cứ thế được mở
ra một cách tự nhiên Bản tính của học trò là tò mò, ham học hỏi nên chúng ta cần khơi gợi đúng tâm lí sẽ giúp học trò hào hứng, sôi nổi Vậy nên tôi đã áp dụng
Trang 7cách giới thiệu bài bằng cách tạo tình huống có vấn đề khi dạy nhiều giờ Ngữ
văn
Biện pháp 4: Khởi động thông qua âm nhạc
Lắng nghe một bản nhạc hay một bài hát là hình thức khởi động nhẹ nhàng, thường phù hợp với những giờ dạy tác phẩm văn học Việc để các em lắng nghe những giai điêu âm nhạc dù trữ tình hay sôi động sẽ là cách thú vị để các em
giảm căng thẳng, có được những rung động thẩm mỹ đề vào bài mới thật thích hợp
Ví dụ: Khi dạy bài Thực hành tiếng việt bài Từ đồng âm, từ đa nghĩa Tôi
tiến hành khởi động bằng cách cho các em nghe bài hát “Qủa gì?”(Nhạc và lời: Xanh Xanh) Sau đó yêu cầu HS liệt kê ra các loại quả trong bài hát và giải thích nghĩa của từ quả
- Qủa chỉ bộ phận của cây do bầu nhụy
hoa phát triển mà thành, bên trong có
chứa hạt
VD: quả khế, quả mít…
- Từ dung để chỉ những vật có hình giống hoặc gần giống như quả cây
VD: quả trứng, quả pháo, quả
bóng…
Kết quả trên cho thấy từ “ quả” là từ nhiều nghĩa, điều đó rất thuận lợi cho việc vào bài mới
Ví dụ : Giáo viên trình chiếu bài hát Viếng lăng Bác trong hoạt động
khởi động bài thơ: “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương Bài thơ đã được phổ nhạc
thành bài hát Các em hãy lắng nghe ca khúc này và sau khi nghe bài hát các con
sẽ chia sẻ cảm xúc cùng cô và các bạn nhé!
IV Kết quả đạt được
1 Sau khi áp dụng biện pháp
Sau khi áp dụng biện pháp trên vào dạy học thì có sự chuyển biến rõ rệt, các
em chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, lời giải cũng mạch lạc hơn
+ Học sinh linh hoạt hơn trong tư duy, tránh cách học máy móc, thụ động + Thôi thúc ở học sinh lòng ham hiểu biết, khám phá kiến thức
+ Tinh thần học tập sôi nổi hơn, khả năng nghiên cứu được phát huy một
cách tích cực, kết quả học tập môn Ngữ văn có nhiều tiến bộ
+ Nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa
2 Số liệu, minh chứng để so sánh.
Kết quả trước khi thực hiện biện pháp :
Bộ môn Lớp/
khối
Số Tỷ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ
Trang 8Ngữ văn 7A1 46 1 2.2 25 54.3 20 43.5 0 0 Kết quả sau khi thực hiện biện pháp :
Bộ môn Lớp/
khối
Tổng số
Số lượng
Tỷ
lệ %
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ
lệ
%
Ngữ
3 Bài học kinh nghiệm được rút ra từ biện pháp đó.
Sau khi thực hiện đề tài, tôi đã kiêm nghiệm và rút ra được bài học kinh
nghiệm như sau:
+ Muốn đề tài thành công thì phải luôn tìm tòi, khám phá
+ Phải yêu thương học sinh, xem sự tiến bộ của học sinh là sự tiến bộ của chính bản thân
+ Phải tìm hiểu nắm bắt những kiến thức còn yếu của học sinh Từ đó phân loại học sinh theo từng đối tượng để điều chỉnh thích hợp nội dung và phương
pháp dạy học
+ Luôn động viên, khen thưởng kịp thời cho học sinh có tiến bộ
+ Tạo không khí vui tươi, thoải mái trong học tập, tạo điều kiện cho tất cả học sinh đặc biệt học sinh yếu kém cũng tham gia vào quá trình tìm tòi, phát hiện kiến thức
+ Tiếp tục thực hiện, ap dụng giải pháp ở những khối lớp 6,7,8,9 trong năm học 2023-2024 và những năm học kế tiếp
V Kết luận, kiến nghị
1 Kết luận:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải kết hợp hài hòa các biện pháp dạy học, đặc biệt phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghệ thuật sư phạm, lòng nhiệt tình và vốn sống của người thầy
Qua thực nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy các em học sinh có hứng thú học tập và có tiến bộ hơn rõ rệt
2 Kiến nghị, đề xuất:
Trang 9Đối với nhà trường: Nên bố trí thêm các thiết bị dạy học cho chương trình
sách giáo khoa mới được đảm bảo
Đối với giáo viên: Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các
đồng nghiệp, phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, bản thân tôi cố gắng tích cực phát huy nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều khuyết điểm Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của Ban giám khảo, các thầy cô giáo để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!
Eatling, ngày 21 tháng 02 năm 2024
NGƯỜI VIẾT
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Biện pháp “Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn thông qua hoạt động khởi động” của ông (bà) đã được triển khai tại đơn vị Mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường
Trang 10BÁO CÁO Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023-2024
Môn: Ngữ văn
Tên biện pháp: Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn thông qua hoạt động khởi động
I Đặt vấn đề
1 Mục tiêu , lý do đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy.
Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đang được đề cập và bình luận sôi nổi Điều đổi mới quan trọng nhất là trong giờ học, học sinh đóng vai trò chủ động, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, có nghĩa là học sinh phải chủ động, tích cực sáng tạo để tự tìm kiếm và nắm bắt kiến thức; giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn, gợi mở cho học sinh Để đạt được mục đích hoạt động đổi mới của phương pháp dạy học môn Ngữ văn, bản thân người giáo viên phải tự tìm tòi phương pháp thích hợp nhằm gây hứng thú cho học sinh Vậy làm thế nào để học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn ? Làm thế nào để phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Ngữ văn ?
Thực hiện được vấn đề này quả không đơn giản, nó đòi hỏi mỗi giáo viên dạy văn phải mất nhiều thời gian và công sức tìm tòi sáng tạo cho mỗi giờ lên lớp Xuất phát từ thực tế trên nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn thông qua hoạt động khởi động” với mong muốn được trình bày vài kinh nghiệm để các đồng nghiệp chia sẻ và góp ý
Với mục tiêu:
- Giúp học sinh có những phương pháp học văn phù hợp theo hướng tích cực hóa các hoạt động
- Tạo không khí tự nhiên, hứng thú trong giờ học văn, giúp học sinh yêu thích say mê môn học
2 Nhiệm vụ thực hiện biện pháp.
Trang 11Để thực hiện tốt biện pháp này, bản thân tôi thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học
- Nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS
- Phân tích thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở học sinh THCS
II Thực trạng từ đơn vị công tác (trước khi áp dụng giải pháp)
1 Thuận lợi: Đa số học sinh tự giác và tích cực học, có tinh thần say mê
học tập…
2 Khó khăn:
* Về phía giáo viên
Một số giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt động khởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy; không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác
* Về phía học sinh
- Nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, mải chơi, bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều học sinh có thói quen thụ động trong học tập Các em không thích học, không đọc tác phẩm, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá mà cơ bản là ghi chép và dựa vào các tài liệu có sẵn để làm bài kiểm tra Nhiều học sinh còn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi trong giờ học Thói quen lười vận động, lười tư duy, học tập hời hợt, không hứng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập
3 Nguyên nhân, yếu tố tác động đến chất lượng công tác giảng dạy.
- Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn Ngoài giờ học các em còn phải tham
gia cùng gia đình vào việc kiếm sống nên thời gian học tập, nghiên cứu, đầu tư còn hạn chế Ý thức vượt khó trong học tập của các em chưa cao
- Một số gia đình lại có ý hướng con em vào các môn học như Toán, Lí, Hóa… để sau này các em có thể đi vào các ngành nghề có thể kiếm được nhiều tiền Vì vậy một số em có ý thức xem nhẹ bộ môn, không đi sâu vào học tập, nghiên cứu hoặc học lấy lệ
- Nhiều giáo viên còn gặp khó khăn khi chương trình sách giáo khoa mới ra đời với yêu cầu truyền đạt khối lượng tri thức lớn nhưng số lượng thời gian thực học của học sinh ngày càng ít đi
III Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp