Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnhngười mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,..., nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vậ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW
NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI THIẾT KẾ MINH HỌA TRUYỆN TRANH KHÔNG PHÂN KHUNG
“ TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG”
Họ tên sinh viên: Phan Hoàng Long
Lớp: K11C- TKĐH; Khóa đào tạo:2019- 2024
GV hướng dẫn: Nguyễn Duy Hùng
Hà Nội –2024
Trang 2MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan về lĩnh vực thiết kế và nghiên cứu đề tài 2
2.1 Tình trạng thiết kế của đề tài hiện tại 2
2.1.1 Ở nước ngoài 2
2.1.1 Ở trong nước 3
2.2 Mục tiêu thẩm mỹ và ứng dụng của đề tài thiết kế 10
2.2.1 Mục tiêu thẩm mỹ 10
2.2.2 Tính ứng dụng 10
3 Các bước thực hiện thiết kế của đề tài 12
3.1 Thiết kế sơ bộ 12
3.2 Thiết kế cụ thể 12
3.2.1 Tiêu chí thiết kế: 12
3.2.2 Tiến hành thiết kế: 13
KẾT LUẬN 14
PHỤ LỤC 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 19
Trang 31 Lý do chọn đề tài
Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngàycủa nhân dân ta Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh(người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí, ), nhân vật
có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là độngvật (các con vật biết nói năng, có hoạt đông và tính cách như con người, )Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai tròcán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân
về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu
Sau khi học tập và tìm hiểu em thấy rằng, truyện cổ tích luôn là người bạnthân thiết, gắn bó với trẻ em Truyện cổ tích góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, giáodục đạo đức, nhân cách cho con trẻ Những câu chuyện cổ tích đặc biệt hấp dẫn
về mặt nội dung và đem đến cho các em một thế giới tưởng tượng đầy tính sángtạo, vui tươi, ngộ nghĩnh, những điều đó đã đưa các em đến gần với câu truyện
cổ tích hơn Các câu chuyện cổ tích với các nội dung gần gũi, đầy tính nhân vănnhư: Ở hiền gặp lành, kẻ ác sẽ bị trừng trị; dũng cảm đối mặt với những thửthách, dũng cảm đối mặt với những trở ngại; biết hy sinh quên mình để giúp đỡngười gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn Đến với truyện cổ tích chính là đem đếncho trẻ cơ hội nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tưởngtượng đồng thời học hỏi lẽ sống, đạo đức, nhân cách, làm phong phú tình cảm,đem đến cho các em nhiều niềm vui, cách sống, cách ứng xử nhân ái hơn Những ý nghĩa của truyện cổ tích quan trọng là như vậy nhưng với sự pháttriển mạnh mẽ của nhiều loại hình văn hóa hiện đại thì niềm đam mê của trẻ emthiếu nhi đối với truyện cổ tích không còn mạnh mẽ như trước đây nữa Do đó,
em muốn dùng đề tài thiết kế tranh truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” làm đề tàinghiên cứu thiết kế và minh họa cho Đồ án tốt nghiệp, và qua đó em muốn dùnghình ảnh minh họa sinh động, mới lạ và sáng tạo của mình giúp các em thiếu nhinắm được nội dung, ý nghĩa câu chuyện một cách nhanh chóng, sâu sắc và thú
vị
Trang 4Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cho em thấy một trong những cách ký giải củangười Việt xưa về hiện tượng lũ lụt cùng những cách để chống lũ lụt của nước
ta
2 Tổng quan về lĩnh vực thiết kế và nghiên cứu đề tài
2.1 Tình trạng thiết kế của đề tài hiện tại
2.1.1 Ở nước ngoài
Truyện cổ tích là những sáng tác tự sự dân gian có cốt truyện hoàn chỉnh;
chủ yếu dựa trên nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, hoang đường, truyện kể vềnhững sự tích đời xưa, những dấu tích truyện kể còn lưu lại cho đến ngày nay.Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại hình tự sự khác ở phương diệnngười kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hưcấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởngtượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên
hệ với đời sống hiện thực thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ,tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật, Nhiều truyện cổ tíchxuất xứ từ xa xưa, phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểutượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh Trong khi đó, các truyện
cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, tường có nhữnghình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa Sang thời tư bản chủ nghĩa,truyện cổ tích thường chú ý đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liênquan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo, Về nội dung tư tưởng,truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyệnbao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặcchế giễu Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản
Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới cónhững điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng
có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt , điềukiện tự nhiên tùy từng dân tộc Thêm vào đó những người kể truyện cổ tíchthường 3 mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nộidung theo những ý đồ nhất định Lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích Những nhà
Trang 5nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian từ thế kỷ 19 ở Đức, thuộc trường pháithần thoại như Schelling, anh em nhà Schlegel, anh em nhà Grimm xem truyện
cổ tích là “những mảnh vỡ của thần thoại cổ” Các nhà nghiên cứu so sánh chú ýđến sự trùng hợp các sơ đồ cốt truyện và motip riêng lẻ trong truyện cổ tích củatừng dân tộc khác nhau Bên cạnh đó, những người theo trường phái nhân loạihọc (hay còn gọi là tiến hóa luận) ở Anh nửa sau thế kỷ 19 như E Tylor, A.Lang, J Frazer xây dựng lý thuyết về cơ sở thế sự và tâm lý của cái mà họ gọi là
“các cốt truyện tự sinh của truyện cổ tích”, nhấn mạnh rằng truyện cổ tích trùnhợp đồng thời với sự tồn tại của hoang dã Theo trường phái thần tượng học màđại biểu là Mar Muller, Gaston Paris, Angelo de Gubarrnatic, trong cổ tích có sựlan truyền của thần bí cổ đại, thần thoại về mặt trời, thần thoại về bình minh.Trường phái văn hóa với các đại biểu như Benfey, Consquin lại đi tìm nguồngốc cổ tích dân gian ở Ấn Độ Bên cạnh đó, trường phái nghi thức chủ nghĩagồm nhiều các nhà bác học Anh cho rằng cổ tích là những nghi thức cổ truyềncòn tồn tại dấu vết đến ngày nay Nhà nghiên cứu Lazan Saireanu người Rumaniphân loại truyện cổ tích của các dân tộc Roman nói chung và truyện cổ tíchRumani nói riêng thành hai nhánh chính là truyện thần thoại hoang đường vàtruyện tâm lý Trong mỗi nhánh ông lại phân chia thành nhiều ngành và dướicác ngành lại là các thể loại, các kiểu, chẳng hạn ngành “ba anh em trai”, gồmkiểu anh em sinh đôi và kiểu anh em kết nghĩa; ngành “đàn bà trong lốt cây cỏ”,ngành “thú vật trả nghĩa”
2.1.1 Ở trong nước
2.1.1.1 Tình hình chung
Ở Việt Nam, trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Lê Chí Quế trìnhbày khái niệm “truyện cổ tích” thông qua việc xác định bản chất thể loại của nó.Theo ông, “truyện cổ tích là sáng tác dân gian trong loại hình tự sự mà thuộc 4tính của nó là xây dựng trên những cốt truyện; truyện cổ tích là tác phẩm nghệthuật được xây dựng thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ; truyện cổ tích làmột thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian, được hình thành một cách lịchsử” Như vậy, đặc trưng của cổ tích biểu hiện ở chỗ nào? Thực cũng khó mà
Trang 6vạch một cách dứt khoát ranh giới của thể loại này,( văn nói nhiều quá, cần xemlại) vì như ta đã biết, tất cả mọi loại tự sự dân gian đều được sáng tạo nên bằngcảm quan nghệ thuật của quần chúng, nên đều mang những kết cấu khá thốngnhất, có những motip tương đối ổn định
Thêm vào đó, chúng lại được sáng tác, chỉnh lý và truyền tụng bằng miệngnên cũng ảnh hưởng qua lại với nhau một cách mật thiết Tuy nhiên, nếu tìmhiểu sâu có ba điểm đáng chú ý hơn cả để nhìn nhận loại hình cổ tích: Một là,tính chất cổ của sự việc Truyện cổ tích được xác định trước tiên ở phong cách
cổ của nó Gần như bất cứ cổ tích nào cũng không ra ngoài quy ước về màu sắc
cổ của nhân vật và không khí cổ của câu chuyện Không khí truyền kỳ hoangđường của một số truyện cổ tích, xét cho cùng cũng xuất phát từ tính chất cổ Ví
dụ như ngày nay có người dựa theo cổ tích dựng lên một câu chuyện thậm chírất hoang đường nhưng lại có những nhân vật ăn mặc theo lối tân thời như đi ô
tô, xe đạp chẳng hạn, thì dù là người không hiểu biết gì về đặc trưng của truyện
cổ tích là thế nào đi chăng nữa, thì cũng khó có thể công nhận đấy là một truyện
cổ tích được Dù cho phạm vi hai khái niệm “cổ” và “kim” trong cổ tích khôngkhỏi có lúc lẫn lộn, nhưng mỗi nhân vật, mỗi tình tiết, mỗi hình ảnh của cổ tíchđều nhất thiết phải là một nhân vật, một tình tiết, một hình ảnh vốn có trongtruyền thống nghệ thuật xa xưa của văn học dân gian, được nhân dân coi là quenthuộc, đã thấm sâu vào tiềm thức mọi người Như vậy, vấn đề xác định tính cổcủa truyện cổ tích là căn cứ chủ yếu vào phương thức cấu tạo hình tượng, sự sắpxếp, xâu chuỗi cốt truyện và motip, mà không nhất thiết căn cứ vào thời điểmlịch sử của câu chuyện Những truyện như “Vợ ba Đề Thám” tuy cách ta trênnửa thế kỷ và mang đề tài cổ tích rõ rệt 5 nhưng trong đó có những tên giặc râuxồm, mũi lõ, có súng trường, súng lục nên vẫn chưa được người ta thể nào thừanhận là truyện cổ tích Nó là câu chuyện đã qua nhưng chưa hoàn toàn “cổ” Nóthuộc về loại những truyện mới Mặc dù không có mốc giới hạn nào về thời gian
rõ rệt, nhưng một truyện cổ tích không thể là một truyện đời nay và cũng khôngthể là một truyện dĩ vãng nhưng phù hợp với đời nay hơn là đời xưa, phù hợpvới trạng thái sinh hoạt hiện đại hơn là trạng thái sinh hoạt của xã hội cũ Cho
Trang 7nên, tính chất cổ xưa là một tiêu chuẩn không thể thiếu được khi nhận định mộttruyện cổ tích
Hai là, trong sự việc được kể đừng có yếu tố gì quá xa lạ với bản sắc dântộc Nghệ thuật cổ tích cho phép tác giả bịa đặt mọi tình tiết, thậm chí bịa đặtnhững tình tiết không hợp lý Nhưng đã là cổ tích của một dân tộc thì sự bịa đặtkhông thể vượt ra khỏi bản sắc dân tộc Hãy Đặt một giả thiết là có một câuchuyện không kém lý thú và màu sắc cũng rất cổ, lưu hành phổ biến trong cộngđồng, xã hội khá nhiều người Có điều, nhân vật trong truyện đáng lý là Bụt,Tiên, Ngọc Hoàng thượng đế, thì ở đây lại là Chúa Trời hay Đức Mẹ đồng trinh.Chỉ cần thế thôi, câu truyện đã trở nên xa lạ, đã nhạt đi mất nhiều ý vị của một
cổ tích theo hướng bản địa Nhưng nếu đấy là một truyện ngụ ngôn hay khôi hàithì lại khác Vai Đức Chúa hay Đức Mẹ vẫn không ảnh hưởng gì đến đặc trưngloại hình của chúng Miễn câu chuyện có ngụ một ý tưởng sâu sắc hay gợi đượccười cợt cho người nghe, người đọc là đủ Chúng ta thấy cái tên Đức Chúa hayĐức Mẹ truyền vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 16 kể đến nay đã hơn bốn trăm năm
mà vẫn chưa thể nào quen thuộc với tâm lý dân tộc truyền thống Trái lại, cái tênBụt, Tiên cũng là mượn của những thứ tôn giáo ngoại lai nhưng đã thành truyềnthống, vì từ đã rất xưa, đã sinh ra và tồn tại rất lâu được thấm nhuần từ conđường những tôn giáo, này từng hóa thân vào đời sống dân tộc, chấp nhậnnhững sự thanh lọc gay gắt, trở thành tôn giáo chung gắn bó với đời sống nhândân, chi phối cuộc sống tâm linh của cả cộng đồng Đặc điểm này cắt nghĩa tạisao khi một truyện cổ tích của dân tộc này truyền vào một dân tộc khác, thì phảichuyển hóa thành một truyện mới, hay 6 ít nhất cũng phải mang những motipmới, những màu sắc quen thuộc hoặc gần như quen thuộc với điều kiện sinhhoạt, với tâm hồn của dân tộc mới Cần phải nói thêm là truyện cổ tích thườnggiàu tính cộng đồng Tính cộng đồng tuy không đồng nhất nhưng có quan hệkhăng khít và là cơ sở của tính dân tộc Tất nhiên, trong cùng một giai đoạn lịch
sử, giữa các dân tộc khác nhau, các tập đoàn người khác nhau vẫn có những ước
mơ, hy vọng giống nhau, cho nên thế giới trong truyện cổ tích Đông Tây vẫnthường có những nét gần nhau Mặc dù thế, truyện cổ tích của mỗi dân tộc vẫn
Trang 8phản ánh xã hội, đất nước, cuộc sống, phong tục, những vấn đề lịch sử cụ thểcủa dân tộc mình Dân tộc tính đối với cổ tích quả là một tiêu chuẩn khá quantrọng
Ba là, truyện cổ tích ít nhiều phải thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật.Nay ta kể cho nhau nghe một câu chuyện rất xưa về ma Một con ma gốc đềhiện hình lè lưỡi nhát người chẳng hạn Câu chuyện ấy sẽ không bao giờ trởthành truyện cổ tích được nếu trong đó không bao hàm một ý nghĩa gì về cuộcđời, về con người, hay không có những tình tiết gợi hứng cảm cho người nghe.Không những truyện ma mà ngay cả truyện người, truyện thần, truyện vật cũngchưa hẳn là cổ tích nếu chúng không hướng đến một mục đích nhân sinh cao cảhoặc có mục đích nhân sinh nhưng lại không tan biến vào trong từng tình tiếtcủa truyện để trở thành một mục đích tự thân, một nhận thức thẩm mỹ sâu sắc
Rõ ràng, truyện cổ tích không phải là một loại truyện suông vô ý nghĩa, cũngkhông phải là một loại truyện “ngụ ý” tầm thường Nếu là truyện có ý nghĩa màlại chỉ đơn thuần là chép lại sự thật như truyện thời sự thì cũng không thể gọi là
cổ tích Như chúng ta đã biết, Văn học nghệ thuật gắn liền với cái đẹp và do đó
nó đòi hỏi sự gia công, sự nỗ lực sáng tạo Là một loại hình tự sự hoàn chỉnhnhất trong các loại hình tự sự dân gian, yêu cầu sáng tạo này đối với cổ tích rõràng là nghiêm ngặt hơn các loại “truyện” dân gian khác rất nhiều Tác giảtruyện cổ tích phải vận dụng trí tưởng tượng, xếp đặt nội dung, bố trí tình tiết,làm cho mạch truyện tiến triển theo một kết cấu nghệ thuật nào đấy để đạt tớikết luận định sẵn Nói cách khác, truyện cổ tích phụ thuộc rất nhiều vào ý định
và tài năng của tác giả chứ không tùy thuộc hoàn toàn vào những câu chuyện 7xảy ra tự nhiên trong đời sống hàng ngày Sở dĩ những sự tích Cố Bu, BaVành không còn mang tính chất lịch sử nữa là nhờ thông qua hư cấu nghệthuật của tập thể quần chúng nên câu chuyện thực đã được cải biên hoặc cáchđiệu thành những thiên truyện anh hùng, những nhân vật anh hùng đúng nhưquan niệm lý tưởng của quần chúng Tất nhiên, tưởng tượng và hư cấu ở đây sẽkhông hạ thấp mà càng làm cho nghệ thuật truyện cổ tích có giá trị chân thật hơnhẳn các loại truyện tự sự dân gian khác Xét về mặt quan niệm nghệ thuật, điều
Trang 9này có khác với phương Tây Trong cách kể truyện cổ tích của phương Tây,người kể thường vẫn dùng một câu kết nói rõ mình đã “tán dóc”, đã “bịa” trongsuốt quá trình kể chuyện Nghĩa là cả người kể lẫn người nghe không ai tin đấy
là chuyện thật Còn ở Việt Nam thì khác: người kể chỉ thực sự thành công khilàm cho người nghe tin rằng chuyện do mình kể đã xảy ra ở đâu đó, tại một địaphương phiếm chỉ nhưng không xa nơi họ đang sống Cũng chính nhờ tính chânthật này mà sau khi đã ngừng kể, câu chuyện vẫn còn sống động, được biến hóa
từ địa danh này sang địa danh khác và truyền đi qua trí nhớ của nhiều người Tóm lại, đặc điểm thứ ba này cho phép ta phân biệt truyện cổ tích với cácloại truyện dân gian khác ở chỗ, Nó là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh hoặctương đối hoàn chỉnh, Nó là một thể loại đã đạt đến cấp độ cao trong nghệ thuật
tự sự truyền miệng, trước khi chuyển sang giai đoạn toàn thịnh của văn xuôi tự
sự trong nền văn học viết Truyện cổ tích bao gồm nhiều thứ: truyện nói vềngười, truyện nói về vật, truyện về ma quỷ, về Tiên Phật, về Thần Thánh nữa,nhưng không nên dựa vào đấy mà phân loại Thực ra đối với cổ tích và ngay cảđối với truyện cổ dân gian nói chung, bất kỳ sự phân loại nào cũng chỉ có ýnghĩa chính xác tương đối Nếu cần phải chia, thì theo ý em nên chia làm ba loạisau đây:
2.1.1.2 Cổ tích thần kỳ
Là loại truyện tương đối có nhiều nhân tố ảo tưởng nhất Những truyềnthuyết thần bí, kỳ quái, những truyện người, truyện vật nhưng bên trong đầy rẫynhững sự can thiệp của huyền diệu đều có thể xem là cổ tích thần kỳ Truyện cổtích thần kỳ còn có một phần là tàn dư của những tưởng tượng gắn liền với mê 8tín, ma thuật, đồng bóng và các hình thức tôn giáo của con người nguyên thủy.Tác giả loại truyện này nhiều khi đã dùng những lực lượng siêu nhiên để thắtnút, mở nút thắt câu chuyện mà không cần biết có hợp lý hay không Nhưngchính cái nhân tố ảo tưởng đó tạo nên biết bao tình tiết kỳ thú: nó kích thích cựcmạnh trí tưởng tượng của người nghe, người đọc bằng cách đem một thế giớikhông thực thay thế cho thế giới thực Mà trong thế giới không thực đó lại baogồm những cái nên xảy ra, đáng lẽ phải xảy ra, cho nên chính nó còn giúp người
Trang 10ta hiện thực hóa những ước muốn không tưởng, nghĩa là chỉ trong khoảnh khắc
có thể quên bẵng những cái đang xảy ra giữa cõi đời thực để nhập tâm vào mộtthế giới hoàn toàn xa lạ nhưng vốn có những điểm đồng cảm về lý tưởng thẩm
mỹ với chính mình Điều đó giải thích vì sao người nông dân xưa kia có thể tạmquên hết mọi mệt nhọc để theo dõi một cách hứng thú con đường Từ Thức đitìm động Tiên, hay là cùng xuống cõi âm phủ với Thủ Hồn Trong kho tàngtruyện cổ tích nước ngoài, truyện thần kỳ chiếm một phần khá lớn Đó là đặcđiểm của truyện cổ tích dân gian trên thế giới Hơn nữa có khá nhiều truyệntrong đó chứa đựng tàn dư của thần thoại như truyện cổ tích Ấn Độ, Khmer vàcủa một số các nước phương Tây
2.1.1.3 Cổ tích thế sự hay sinh hoạt
Trái với loại truyện trên, là những truyện không có hoặc có rất ít nhân tố ảotưởng Đây là những truyện bịa nhưng rất “gần đời thiết thực”; chúng giữ đượckhá nguyên vẹn sắc thái, âm hưởng, thậm chí, đôi khi cả những hình thức diễnbiến chủ yếu của muôn nghìn cấu chuyện vẫn xảy ra trong cuộc sống đa dạngcủa xã hội loài người Đấy là những truyện như Của trời trời lại lấy đi Trộmlại gặp trộm, Ông già họ Lê, Trọng nghĩa khinh tài, những truyện mang đề tàikiện cáo, chiến tranh, những truyện phiêu lưu hoặc cả những truyền thuyết rấtgần với sự thật kiểu Sự tích dưa hấu, Sự tích ông đầu rau Truyện cổ tích thế sựchẳng những không làm cho người nghe, người đọc quên mất cõi đời trước mắt
mà lại dẫn họ xuyên sâu vào mọi ngõ ngách cuộc đời Nó không nói đến nhữngcái phi thường, những cái “quái đản bất kinh”, nhưng trong cái tầm 9 thường, cáibình dị của các tình tiết, vẫn ẩn giấy một khả năng gây hứng thú mạnh mẽ, hoặcmột điều gì đáng thương, đáng cảm rất mực Nếu có những truyện mà nhân tố ảotưởng được đem dùng đẻ mở nút hay kết thúc câu chuyện nhưng toàn bộ mạchtruyện vẫn không chút xa lạ với logic của đời sống như truyện Sự tích chim hít
cô chẳng hạn thì vẫn có thể xếp vào cổ tích thế sự Thật ra, tuy kết cục củatruyện Sự tích chim hít cô có nói đến một đứa bé hóa thành chim, song mạchsống của toàn câu chuyện vẫn không hề chịu chi phối bởi một yếu tố thần kỳnào Tác giả vẽ một bức tranh xã hội vẫn thường thấy trong thời đại cũ: hình ảnh