1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương tiểu luận học phần giới thiệu nhạc cụ

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Tiểu Luận Học Phần Giới Thiệu Nhạc Cụ
Tác giả Đỗ Thế Anh
Trường học Khoa Sư Phạm Âm Nhạc
Chuyên ngành Kiến Thức Âm Nhạc Cơ Bản
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 347,9 KB

Nội dung

Lịch sử, cấu tạo, và đặc trưng về cách chơi của đàn Guitar Việt Nam 1.1 Lịch sử của đàn Guitar Việt Nam Đàn Guitar Việt Nam là loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được biến cải dựa trên c

Trang 1

KHOA SƯ PHẠM ÂM NHẠC

BỘ MÔN: KIẾN THỨC ÂM NHẠC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN HỌC PHẦN GIỚI THIỆU NHẠC CỤ

Họ tên SV: Đỗ Thế Anh

Mã SV: 2252210161

Lớp học phần: 23.01

Khoa/ Lớp: Khoa Sư Phạm Âm Nhạc/ Lớp K17D

Học buổi: Sáng thứ 2

Số ĐT: 0389206467

Thời gian nộp: 28/11/2023

Trang 2

NGHIÊN CỨU VỀ NHẠC CỤ ĐÀN GUITAR VIỆT NAM, ĐÀN NGUYỆT, ĐÀN TÌ BÀ VÀ SO SÁNH GIỮA

CÁC LOẠI NHẠC CỤ.

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Môn giới thiệu nhạc cụ này đã nuôi dưỡng cho em tình yêu, niềm tự hào dân tộc vô cùng to lớn Nó thôi thúc em phải tìm hiểu, phải khám phá và hiểu thật rõ về những loại nhạc cụ đó, về văn hoá, lịch sử của dân tộc mà cha ông ta

đã dày công xây dựng và để lại

2 Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Để có thể hiểu rõ hơn về loại nhạc cụ này, em đã chọn tiểu luận làm công

cụ để nghiên cứu và trình bày Qua đó em mong muốn mình có thể hiểu thật rõ

về loại nhạc cụ này, từ đó áp dụng thật tốt vào công việc giảng dạy trong tương lai cũng như là mang đến cho học sinh những kiến thức thật thú vị và đặc sắc Đồng thời em cũng mong muốn mình có thể chơi được loại nhạc cụ này Trong đề tài này, em sẽ nghiên cứu về lịch sử của từng loại nhạc cụ, cấu tạo, cách chơi của từng loại nhạc cụ, sau đó em sẽ có sự so sánh đối chiếu giữa từng loại nhạc cụ và tìm ra điểm giống nhau, điểm khác biệt nhằm hiểu rõ các loại nhạc cụ hơn, và có sự ghi nhớ, thống nhất

B NỘI DUNG

1 Lịch sử, cấu tạo, và đặc trưng về cách chơi của đàn Guitar Việt Nam

1.1 Lịch sử của đàn Guitar Việt Nam

Đàn Guitar Việt Nam là loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được biến cải dựa trên cây đàn Guitar (Guitare Espagnole Moderne) của phương Tây trong quá trình phát triển của loại hình Âm Nhạc Tài Tử và Cải lương ở Miền Nam – Việt Nam Nó còn có tên là Ghita Phím Lõm, Ghita Việt Nam, Ghita Vọng Cổ Đàn Guitar Việt Nam là cả một quá trình thử nghiệm, chọn lọc với nhiều nhạc cụ phương Tây khác nhau, điều chỉnh, cải biến để phù hợp với loại hình

âm nhạc đòi hỏi những khả năng biểu hiện tình cảm, kỹ thuật đa dạng và phong phú

Trang 3

Đàn Gutar Việt Nam ra đời với cái tên đặc biệt này tuy nó chỉ có 4 dây Cho đến ngày nay, nó được sử dụng phổ biến với hệ thống gồm 5 dây, đó là cả một quá trình với sự đóng góp của nhiều nghệ nhân danh tiếng trong làng nhạc Cải lương, Tài tử

1.2 Cấu tạo của đàn Guitar Việt Nam

Từ cây đàn Ghita 6 dây ban đầu, người ta khoét các phím lõm xuống chừng 1 cm, hình bán nguyệt nhằm tạo ra âm thanh khác biệt, tạo độ ngân rung đặc trưng của ca vọng cổ

Thùng đàn: hình tròn dẹt, đường kính 36 cm

Mặt đàn: mặt đàn phẳng, làm bằng gỗ thông nhẹ, xốp, thành đàn thấp khoảng 8,5 cm làm bằng gỗ cứng có lỗ thoát âm, trên mặt đàn có một bộ phận

để mắc dây đàn và một ngựa đàn

Dọc đàn (cần đàn): dài 62 cm làm bằng gỗ cứng, thường dùng gỗ trắc, có tất cả 19 phím bằng kim loại (đồng thau) gắn đàn trên cần đàn: 12 phím đàn gắn đàn trên dọc (cần đàn) và 7 phím gắn trên cần và mặt đàn Trên dọc (cần đàn), khoảng cách giữa hai ô phím, người ta khoét lỗ sâu xuống cần đàn, để tạo ra hiệu quả âm thanh đặc biệt, như nhấn, rung… thể hiện chữ nhạc dân tộc Việt Nam rõ nét và sâu sắc hơn

Dây đàn: là loại dây kim khí thường là bằng inox, chạy qua ngựa đàn, kéo lên cần đàn, trước khi xỏ vào trục dây được luồn qua một miếng xương đặt trên mặt cần đàn Qua quá trình hình thành và phát triển, có nhiều hệ thống lên dây như:

1 Dây Xề Bóp: Sòl, Ðô, Sol, Rế;

2 Dây Sài Gòn: (Rề), Sol, Rê, Sol, Rế

3 Dây Rạch Giá: (Rề), Sol, Rê, Sol, La, Mí

4 Dây Tứ Nguyệt: (Rề), La, Rê, La, Rế

5 Dây Lai: (Sol), Rê, Sol, Rê, La, Rế

6 Dây Ngân Giang: Sòl, Rê, Sol, Si, Rế, hoặc Rề, La, Rê, Fa#, La

7 Dây bán Ngân Giang: Rê, Sol, Rê, Si, Rế

1.3 Kỹ thuật diễn tấu của đàn guiar Việt Nam

1.3.1 Kỹ thuật tay trái: có ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón

bịt và đặc biệt là ngón vuốt vì dọc (cần đàn) Ghita Việt Nam có bàn phím lõm, ngón này thường kết hợp với ngón vê của tay phải

Ngón rung ngang còn gọi là rung gân trong, là cách rung theo chiều :

ngang của dây, đối với những âm rung có tính chất bắt buộc và thường xuyên

Trang 4

như Xự và Cống trong Hơi Bắc, Xang và Oan trong Hơi Nam thì có thể đặt dấu rung ở hoá biểu nơi thích hợp trên dòng hoặc khe nhạc Tùy theo trình độ và thói quen, người ta có thể xử lý chữ nhạc theo mức độ khác nhau: rung nhanh và đều đặn gọi là rung mượt, rung nhanh và gợn sóng gọi là rung hột

Ngón nhấn: là dùng ngón bấm tay trái nhấn dây xuống để tạo hiệu quả tiếng đàn cao hơn cung bậc bình thường, ký hiệu dấu nhấn ghi trên nốt Ngón nhấn luyến: là ngón nhấn một âm này đến một hoặc nhiều âm khác

có cao độ cao hoặc thấp hơn âm khởi đầu, tất cả đều thực hiện trên cùng một ô phím Hiệu quả nhấn luyến tạo cho âm thanh nghe liền lạc, mềm mại và mang đậm tính dân tộc

Ngón nhấn rung: là kết hợp giữa ngón nhấn và rung, ví dụ như Xang và Oan trong Hơi Nam

Ngón nhấn mượn cung: là tạo một âm nào đó bằng cách nhấn trước trên cung phím của một bậc âm trước nó, hiệu quả âm thanh nghe tình cảm hơn so với bấm ngay trên cung phím chính của âm này

Ngón nhấn láy: là kết hợp giữa nhấn và láy, tùy theo hình thức láy nó có thể là nhấn láy dài, nhấn láy ngắn, nhấn láy vỗ, nhấn láy chùm…

Ngón vuốt: là dùng ngón tay trái vuốt đi lên hay đi xuống theo chiều dọc của dây trong khi tay phải chỉ gảy một lần hay kết hợp với ngón vê hay ngón phi

Bồi âm: là cách sử dụng ngón tay trái chạm nhẹ vào giữa các phím ở các ngăn V, VII, IX, XII, XVII trong khi tay phải gảy dây đó ở sát ngựa đàn Cũng

có thể dùng đầu ngón trỏ của tay mặt chạm vào dây cũng trên các ngăn trên trong khi ngón áp út của tay mặt gảy ngay dây đó Âm bồi có hiệu quả nghe như tiếng chuông

Đàn Guitar Việt Nam được chủ yếu chơi trong dàn nhạc của Cải Lương, Đờn Ca Tài Tử Miền Nam

2 Lịch sử, cấu tạo, và đặc trưng về cách chơi của Đàn Tì Bà.

2.1 Lịch sử của đàn tì bà

Đàn Tỳ Bà là tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người phương Đông, qua thời gian dài sử dụng nó đã được bản địa hóa khác nhau tùy theo từng vùng hoặc

Trang 5

từng quốc gia Tỳ Bà đã xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa với tên gọi PiPa, ở Nhật Bản là Biwa, ở Triều Tiên là Bipa

Tỳ Bà lần đầu tiên được nêu danh trong lịch sử Việt Nam, khi ông Lê Tắc ghi trong An Nam Chí Lược tên dàn tiểu nhạc dùng ngoài cung đình nhà Trần Đàn Tỳ Bà của Việt Nam là dạng rất cổ xưa của đàn PiPa, vốn từ Ba Tư dưới dạng đàn Barbat theo con đường tơ lụa vào Trung Hoa

Đàn Tỳ Bà có từ thời Trung Hoa cổ đại, theo một số ghi chép là khoảng hơn 2000 năm lịch sử Tỳ Bà đã du nhập sang nước Việt từ rất sớm Bằng chứng

là hình chạm các nhạc công trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích, Bắc Ninh, có chạm hình đàn Tỳ Bà giữa hai nhạc công dùng ống Sênh, và ống Tiêu thổi dọc Trong khi đàn tranh có vóc dáng mà không thấy những con nhạn căng dây, đứng giữa hai nhạc công thổi ống Sênh và ống Sáo ngang

2.2 Cấu tạo đàn tì bà

1- Thùng đàn: hình quả lê bổ đôi, lưng đàn cong, phồng lên ở giữa làm bằng gỗ cứng,

2- Mặt đàn: làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có bộ phận để mắc dây đàn

3- Thân đàn: Ðàn Tỳ Bà không có dọc (cần đàn) riêng biệt mà dọc đàn gắn liền với thân đàn, xưa kia vẫn có phím nhưng là phím giả Ngày nay Ðàn Tỳ

Bà có gắn 3 phím trên cần đàn và 11 phím gắn trên mặt đàn, ngoài ra còn thêm 2 phím cho 2 dây cao Các phím đều thấp và gắn liền kề nhau dựa theo thang âm bảy cung chia đều

4 - Dây đàn: có 4 dây bằng tơ se nay thay bằng dây nylông, được lên theo các âm: Ðô, Fa, Sol, Ðô1 hoặc Sol, Ðô, Rê, Sol1

5- Bộ phận lên dây: có 4 trục gỗ để lên dây, ở phía cuối thân đàn có đài đàn (ngựa đàn để mắc dây, bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống

6- Phím gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng gảy nhựa hay đồi mồi với các ngón gảy, ngón hất, ngón vê, đặc biệt Ðàn Tỳ Bà sử dụng các ngón tay vẩy đuôi trên dây đàn gọi là ngón phi

2.3 Kỹ thuật diễn tấu:

2.3.1 Tư thế ngồi và cách gảy đàn:

Trang 6

Kỹ thuật diễn tấu của Ðàn Tỳ Bà có nhiều ngón giống như Ðàn Nguyệt.

Tư thế đàn: Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng

2.3.2 Kỹ thuật tay phải: Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn

có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng sinh động

Ngón phi: ngón phi của Ðàn Tỳ Bà có thể đánh trên cả 4 dây hoặc phi trên từng cặp dây(dây1+2; dây2+3 và 3+4) hoặc phi trên từng dây 1 hoặc 4 dễ dàng hơn

2.3.3 Kỹ thuật tay trái: Kỹ thuật tay trái của Ðàn Tỳ Bà có các ngón nhấn,

ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp âm, đặc biệt Ðàn Tỳ Bà có lối đánh song thinh (song thanh): 2 đồng âm ở hai dây khác nhau

Ngón nhấn: các phím đàn gắn cách nhau không xa lắm, mỗi phím lại không cao như Ðàn Nguyệt nên các loại ngón nhấn (nhấn, nhấn luyến lên, nhấn láy…) đều có những hạn chế, thường chỉ nhấn từ nửa cung đến một cung liền bậc, hiệu quả ngón nhấn tốt nhất là khoảng âm trầm và một phần khoảng âm giữa

Ngón vuốt: được sử dụng nhiều ở Ðàn Tỳ bà, trong các tác phẩm cổ truyền ngón vuốt được sử dụng nhiều như ngón nhấn của Ðàn Nguyệt Ký hiệu ngón vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt

Vuốt nhiều dây: có thể vuốt hai, ba dây một lúc trong khi tay phải gảy, vê hay phi, kỹ thuật nầy ít sử dụng trong diễn tấu nhạc cổ truyền

Ngón chụp: tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi

âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng

Ký hiệu ngón chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc

Trang 7

Ngón mổ: gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu và có màu âm riêng biệt Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ Ký hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc

Ngón vỗ: một ngón tay đang bấm trong khi ngón khác vỗ lên dây đàn

3 Lịch sử, cấu tạo và những đặc điểm trong cách chơi của đàn tranh.

3.1 Lịch sử của đàn tranh:

Cho đến nay, chưa ai đưa được bằng chứng cụ thể xác nhận người Việt đã học cách làm và đánh đàn tranh từ Trung Quốc Ở Việt Nam, tư tuởng nể phục văn minh văn hóa Trung Quốc của tầng lớp trí thức nho học trước thể kỷ 20 đã làm phát triển một khuynh hướng suy nghĩ sai lầm cho rằng những gì hay, đẹp đều bắt nguồn từ Trung Quốc

Tuy nhiên, kiến thức của chúng ta về nguồn gốc và lịch sử cây đàn truyền thống này rất hạn chế, và không ít người vẫn tin rằng đàn tranh Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc

Đàn tranh là một trong những nhạc khí chính trong âm nhạc truyền thống Việt Nam Từ nhiều thế kỷ nay, đàn tranh đã được sử dụng trong nhiều thể tài

âm nhạc, từ nhạc cung đình, nhạc thính phòng truyền thống, nhạc dân gian cho đến những loại hình nhạc phổ thông và nhạc mang phong cách đại hòa tấu, giao hưởng hay nhạc thể nghiệm mới được phát triển trong những năm gần đây Điều đáng chú ý là Phạm Đình Hổ (1768-1839), một trong những học giả Việt Nam đầu tiên phân tích sự khác biệt giữa nhạc Việt và Trung Quốc, đã xem đàn tranh

và đàn đáy là hai loại đàn đặc thù của Việt Nam

3.2 Đặc điểm cấu tạo và màu âm của đàn tranh

3.2.1 Đặc điểm cấu tạo của đàn tranh

Đàn tranh bao gồm 9 bộ phận chính đó là:

Trang 8

Thùng đàn: hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm

Mặt đàn: vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ nhẹ (gỗ tung, thông hay ngô đồng)

Thành đàn: làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai

Ðáy đàn: dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một

lỗ thoát âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ để treo đàn

Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo mặt đàn có 16 lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây Nhạn đàn: Trên mặt đàn có 16 nhạn đàn, các con nhạn (chevalet) để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp của dây trong lúc đang đàn, các con nhạn đều có thể làm bằng nhựa, xương, ngà, đồng thau, gỗ trắc hoặc cẩm lai hiện nay bằng nhựa là phổ biến

Trục đàn: ở đầu hẹp Ðàn Tranh có 16 trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo

âm thanh cao thấp, trục đàn có thể làm bằng nhựa, đồng thau, gỗ trắc hoặc cẩm lai

Dây đàn: dây đàn bằng đồng thau, thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau như 20mm, 25mm, 30mm, đến 50mm

Móng đàn: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi, Inox

3.3 Kỹ thuật diễn tấu của Đàn Tranh

3.3.1 Tư thế của bàn tay phải:

Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tì nhẹ lên cầu đàn Khi đánh những dây đàn thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn Khi đánh những dây cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng

hạ khép dần lại (tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài) Ba ngón tay gảy mềm mại, từng ngón thả lỏng này nhẹ nhàng nâng lên hay hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh gãy ngón, móc dây

3.3.2 Kỹ thuật tay phải:

Trang 9

Ngón vê: là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 2; 3; 1-2-3, gảy trên dây liên tục và các ngón khác phải khum tròn, cổ tay kết hợp với ngón tay đánh xuống, hất lên đều đặn Khi vê đầu móng gảy không nên đặt quá sâu xuống dây sẽ tạo tiếng đàn không đều đặn, êm ái

3.3.3 Tư thế tay trái:

Ðầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơi khum, hai hoặc ba ngón (trỏ, giữa, áp út) chụm lại, ngón cái và ngón út tách rời, dáng bàn tay vươn về phía trước Khi rung, nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại, ba ngón chụm lại cùng một lúc chuyển từ dây nọ sang dây kia

3.3.4 Kỹ thuật tay trái: Tay trái có các ngón nhấn, rung, mổ, vuốt…

Ngón nhấn luyến: là ngón sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm

có độ cao khác nhau, âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói Có hai loại nhấn luyến:

Nhấn luyến lên: nghệ nhân gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên dây đó làm âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa

Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc Ngón tay nhún tạo thành những làn sóng

có giao động lớn hơn ở ngón rung, làm cho âm thanh thêm mềm mại, tình cảm sâu lắng

Ngón vuốt: tay phải gảy đàn tiếp theo dùng hai, ba ngón tay trái vuốt lên dây đàn đó từ nhạn đàn ra trục dây hay ngược lại làm tăng sức căng của dây một cách đều đều, liên tục Âm thanh được nâng cao dần lên trong phạm vi 1/2 cung đến 1 cung

Ngón vỗ: là một kiểu ngón nhấn như đúng như tên gọi, đây là cách dùng hai hay ba đầu ngón tay (ngón trỏ, giữa, áp út) vỗ lên một dây nào đó phía bên trái nhạn đàn vừa được gảy, và nhấc ngay các ngón tay lên làm âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung đến một cung Có hai loại vỗ:a-Vỗ đồng thời: tức là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ sẽ nghe thấy hai âm: một âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái

vỗ tạo nên)

Ngón rung: là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi

Trang 10

Ngón nhấn: là ngón sử dụng để đánh thêm được những âm khác có thể là 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống dây Ðàn Tranh không có Cách nhấn là sử dụng ba đầu ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của bài (nửa cung nhấn nhẹ, 1 cung nhấn nặng hơn) nghệ nhân dùng tai nghe để điều chỉnh tay nhấn

3.3.5 Tư thế và cách gảy đàn tranh.

Ngồi chiếu: nghệ nhân ngồi trên sàn diễn, xếp chân trên chiếu

Ngồi ghế nghệ nhân ngồi thẳng trên ghế, vắt chân trên ghế, đầu đàn đặt :

trên đùi, một đầu gác trên giá hoặc đôn hoặc nghệ nhân ngồi trên ghế đàn được đặt trên giá cao ngang tầm tay

Ðứng: nghệ nhân đàn với tư thế đứng và đàn được đặt trên giácao ngang bằng tầm tay (khi đứng)

4 So sánh đặc điểm cấu tạo, kỹ thuật diễn tấu của 3 loại nhạc cụ

4.1 Về điểm khác nhau

4.1.1 Về hình dáng của các loại đàn

Đàn guitar Việt Nam có dình dáng to hơn đàn Tì Bà, đàn Tì Bà có dáng hình quả lê còn đàn Guitar có nhiều dáng, dáng tròn, dáng khuyết

Đàn Tranh có hình dáng dọc, phải đặt nằm trên mặt phẳng khi chơi, đàn Guitar Việt Nam và Đàn Tì Bà có thể ôm vào người khi chơi

4.1.2 Về chất liệu dây đàn.

Dây của đàn guitar Việt Nam và đàn Tranh là dây bằng kim loại Dây của đàn Tì Bà là dây nilon

4.1 Về điểm giống nhau.

- Kỹ thuật tay trái đều bao gồm các kỹ thuật như: Ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, ngón vỗ, ngón nhấn luyến

- 3 loại đàn trên đều được làm bằng gỗ Có ít nhất là từ 2 dây đàn trở lên

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w