Để xây dựng được một hệ thống ngân hàng uy tín, có năng lực cạnhtranh và hoạt động tín dụng an toàn với khả năng huy động tốt mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư có hiệu quả, cần phải n
Trang 1Giảng viên: Th.S Võ Anh Phúc
Chuyên ngành: Luật kinh tế Lớp: 22LU111
Thành viên nhóm 1:
1.Mã Ngọc Gia Hân2.Nguyễn Thị Hoàng Kim3.Nguyễn Yến Nhi4.Nguyễn Thị Mỹ Anh5.Nguyễn Nhật Hào6.Đậu Thị Hồng Nhung7.Cấn Lương Hoàng Quỳnh
Biên Hoà, tháng 03/2024
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 4
1 Khái niệm: 4
2 Vai trò hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế 4
3 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam: 5
3.1 Hoạt động tài chính, tiền tệ thời kỳ 1945 – 1954: 5
a Giai đoạn 1945 – 1951: 5
b Thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam: 6
3.2 Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1954 – 1975: 6
a Giai đoạn 1954 – 1964: 6
b Giai đoạn 1965 – 1975: 7
3.3 Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1975 – 1985: 7
a Thống nhất hệ thống tiền tệ, ngân hàng cả nước: 8
b Giai đoạn 1976 – 1980: 8
3.4 Hoạt động ngân hàng thời kỳ từ 1986 đến nay: 8
a Giai đoạn 1986 – 1989: 9
b Giai đoạn 1990 – 1996: 9
c Giai đoạn 1997 – 2007: 9
d Giai đoạn 2008 – 2012: 10
3.5 Giai đoạn 2013 đến nay: 10
Chương II: Hệ thống ngân hàng Việt Nam 11
1 Ngân hàng trung ương 11
1.1 Khái niệm: 11
1.2 Chức năng: 11
1.3 Vai trò của ngân hàng Trung ương: 12
1.4 Mô hình tổ chức: 12
1.5 Thực trạng: 13
1.6 Giải pháp: 13
1
Trang 32 Ngân hàng thương mại: 15
2.1 Khái niệm: 15
2.2 Chức năng: 15
2.3 Vai trò: 16
2.4 Hình thức tổ chức: 17
2.5 Thực trạng 17
2.6 Giải pháp: 18
Kết luận 20
Trích nguồn tham khảo: 22
Trang 4Lời mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc mởcửa hơn nữa đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng là xu hướng phát triển tất yếunhằm giúp cho thương mại và luân chuyển vốn quốc tế tự do hơn Chắc chắn điềunày sẽ tạo ra những thách thức mới, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho hệ thốngngân hàng hoạt động vững mạnh, hiệu quả và lành mạnh hơn, hỗ trợ tối ưu cho pháttriển và tăng trưởng kinh tế
Bối cảnh mới đã đòi hỏi các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Namphải chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, thị trường trong nước không cònmức bảo hộ cao như trước và các NHTM sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn không chỉtrên sân nhà mà còn trên phạm vi toàn cầu Bối cảnh mới cũng đòi hỏi Ngân hàngNhà nước phải chủ động điều chỉnh và tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi chocác tổ chức tín dụng, xây dựng khuôn khổ chính sách thích hợp, đảm bảo cho hệthống ngân hàng hoạt động hiệu quả và chống đỡ kịp thời với các cú sốc có thể có
từ bên ngoài Để xây dựng được một hệ thống ngân hàng uy tín, có năng lực cạnhtranh và hoạt động tín dụng an toàn với khả năng huy động tốt mọi nguồn lực trong
xã hội để đầu tư có hiệu quả, cần phải nhận diện đúng những cơ hội và thách thứcđối với các NHTM Việt Nam trong cuộc chơi hội nhập Vì thế, chúng em lựa chọn
đề tài “Trình bày về hệ thống ngân hàng Việt Nam” nhằm nghiên cứu quá trình hìnhthành, phát triển, mô hình hoạt động và mức độ độc lập của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam
Vì kiến thức còn hạn hẹp nên dù nhóm chúng em đã cố gắng hết mức
để hoàn thành nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót Rất mongnhận được sự góp ý của thầy Th.S Võ Anh Phúc – Giảng viên hướng dẫn môn Luậtngân hàng cùng với mọi người để bài tiểu luận có thể hoàn chỉnh hơn, đồng thờicũng giúp nhóm chúng em có thêm kinh nghiệm cho những bài tiểu luận sau
Xin chân thành cảm ơn.
TẬP THỂ NHÓM 1
3
Trang 5Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1 Khái niệm:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động,các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách,
ngân hàng hợp tác xã (Khoản 2, điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi
bổ sung 2017)
2. Vai trò hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế
Là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng được chia làm haicấp: Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh (NHTM) NHNN đượcNhà nước cấp vốn cho hoạt động và sử dụng như công cụ để quản lý hoạt động tiền
tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia
Là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nền tài chính quốc tế thông qua hoạtđộng của Ngân hàng thương mại trong các lĩnh vực kinh doanh như nhận tiền gửi,cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác
Là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có mộtlượng vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác.Nhưng điều qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đã cung cấp vốn cho mọi hoạt độngkinh tế khó khăn hơn lợi ích là cần có người đứng ra tập trung tiền nhân đối ở mọinơi mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần vốn
Là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường.
Trang 63 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam:
3.1 Hoạt động tài chính, tiền tệ thời kỳ 1945 – 1954:
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọcTuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngay từ nhữngngày đầu, chính quyền non trẻ của giai cấp công nông đã phải ứng phó với nhữngthách thức lớn: vừa giải quyết những vấn đề cấp bách của đời sống nhân dân, củng
cố và tăng cường thực lực của chính quyền, vừa phải chống lại hành động chốngphá của thực dân Pháp và các thế lực phản động
Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, toàn quốc bước vàocuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp
Trong khói lửa chiến tranh, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhanhchóng thiết lập được một nền tiền tệ độc lập, tự chủ, tạo thế đứng vững chắc trênmặt trận tài chính - tiền tệ, sử dụng tiền tệ làm công cụ phục vụ đắc lực công cuộckháng chiến, kiến quốc Đặc biệt, sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày6/5/1951 là bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ - ngânhàng Việt Nam
Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia trong thời kỳ này đã góp phần rất quantrọng củng cố hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ của đất nước, phát triển sản xuất, lưuthông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh, phục vụ cuộc khángchiến chống Pháp
a Giai đoạn 1945 – 1951:
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyềncách mạng gặp vô vàn khó khăn: Kho bạc chỉ còn hơn 1,25 triệu đồng ĐôngDương, trong đó một nửa là tiền rách; Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay
tư bản thực dân và luôn tìm cách phá hoại ta về tài chính, tiền tệ; các nguồn thungân sách quá ít ỏi so với nhu cầu chi tiêu của chính quyền… Trước tình hình đó,Chính phủ đã kêu gọi nhân dân quyên góp tài chính dưới các hình thức như “Quỹđộc lập”, “Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rút chuẩn bị phát hành tiền
Để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế kháng chiến, Chính phủ cho thành lập
3 khu vực tiền tệ và cho phép phát hành các đồng tiền khu vực Nhiều biện pháp đã
5
Trang 7được áp dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách, như: phát hành Công phiếu khángchiến, Công trái quốc gia…
b Thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đề ra chủ trương, chính sáchmới về kinh tế - tài chính, trong đó chỉ rõ: Chính sách tài chính phải kết hợp chặtchẽ với chính sách kinh tế; thành lập Ngân hàng Quốc gia, phát hành đồng bạc mới
để ổn định tiền tệ, cải tiến chế độ tín dụng
Thực hiện chủ trương đó, ngày 6/5/1951, tại hang Bòng thuộc xã Tân Trào,huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15-
SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với những nhiệm vụ chủ yếu là: Quản
lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho bạc Nhà nước;huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa; quản lý hoạt độngkim dung bằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối và đấu tranh tiền tệ vớiđịch
3.2 Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1954 – 1975:
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), 2 miền Nam - Bắc tạm thời bị chia cắt.Đảng ta xác định đường lối chung của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này làtiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Quốc gia Việt Namtừng bước được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng
a Giai đoạn 1954 – 1964:
Hòa bình lập lại, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tiến hành thu hồi tiền địch ởvùng mới giải phóng, thiết lập thị trường tiền tệ thống nhất trên Miền Bắc Mạnglưới ngân hàng được mở rộng tới các huyện, quận, thị xã; đội ngũ cán bộ được tăngcường, nâng cao trình độ Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đượcđổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hoạt động tín dụng được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu khôi phục kinh tế,phục vụ yêu cầu hợp tác hóa và đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển
Trang 8kinh tế quốc doanh Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều cải tiến trong công tác thanhtoán không dùng tiền mặt, mở rộng quan hệ thanh toán đến hầu hết các xí nghiệp, tổchức kinh tế, cơ quan của nhà nước; tập trung quản lý và đẩy mạnh các nguồn thungoại hối để đáp ứng nhu cầu kiến thiết nước nhà.
Cũng trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và Ngân hàngNgoại thương Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động
Đến cuối năm 1964, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với
265 ngân hàng tại 41 nước trên thế giới
b Giai đoạn 1965 – 1975:
Đây là thời kỳ Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chiến sự diễn ra rất ácliệt, mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước phải chuyển hướng để phù hợp vớihoàn cảnh thời chiến
Ngân hàng Nhà nước đã cải tiến và mở rộng các quan hệ tín dụng, thanh toán,quản lý tiền mặt, quản lý quỹ ngân sách nhà nước, giúp các xí nghiệp sơ tán và phântán sản xuất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; tiếp tục đẩy mạnh tín dụng ngân hàngphục vụ phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể; tích cực khai thác các nguồnngoại tệ cho Nhà nước, bảo đảm thanh toán quốc tế thông suốt, đáp ứng yêu cầu sảnxuất, chiến đấu và đời sống
3.3 Hoạt động ngân hàng thời kỳ 1975 – 1985:
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nước ta bước sang một thời kỳ mới: thời
kỳ hoà bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng và Nhànước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để khôi phục và phát triển kinh tế - xãhội sau chiến tranh
Ngành Ngân hàng đã khẩn trương tiếp quản và cải tạo hệ thống ngân hàng củachế độ cũ ở miền Nam, xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cáchmạng, thực hiện thống nhất tiền tệ trong cả nước; ban hành và thực hiện nhiều biệnpháp về tiền tệ, tín dụng, quản lý ngoại hối, thanh toán để góp phần ổn định tìnhhình kinh tế và lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt cho sản xuất,quốc phòng, an ninh và đời sống kinh tế - xã hội; mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ
sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế cho công cuộc tái thiết đất nước
7
Trang 9a Thống nhất hệ thống tiền tệ, ngân hàng cả nước:
Để loại bỏ đồng tiền của chính quyền Sài Gòn ra khỏi đời sống kinh tế xã hộithống nhất tiền tệ trong cả nước, Bộ Chính trị quyết định phát hành đồng tiền ngânhàng Việt Nam ở miền Nam, thu đổi đồng tiền của chế độ Sài Gòn Đợt thu đổi diễn
ra từ ngày 22/9/1975 đến ngày 30/9/1975 với tỷ lệ 1 đồng tiền ngân hàng Việt Nammới bằng 500 đồng tiền của chính quyền Sài gòn cũ
b Giai đoạn 1976 – 1980:
Thực hiện chủ trương cải tiến và mở rộng tín dụng ngân hàng theo Quyếtđịnh 32/CP ngày 11/2/1977 của Hội đồng Chính phủ, Tổng giám đốc NHNN đã banhành Thể lệ cho vay vốn lưu động và quy định về cho vay đầu tư xây dựng cơ bảnđối với các xí nghiệp quốc doanh
Hoạt động tín dụng bước vào thời kỳ cải tiến mạnh mẽ và mở rộng các loạicho vay, trước hết là đối với khu vực kinh tế quốc doanh Hệ thống thanh toánthống nhất trong cả nước được thiết lập; tình trạng công nợ dây dưa giữa các doanhnghiệp, tổ chức, đơn vị được giải quyết đáng kể Quan hệ tín dụng và thanh toánquốc tế với các nước XHCN được tăng cường
Để thống nhất tiền tệ trên cả nước, ngày 1/4/1978, Bộ Chính trị ra Nghịquyết số 08/NQ-TW về việc phát hành tiền ngân hàng mới, thu hồi tiền cũ ở cả haimiền Ngày 2/5/1978, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu phát hành tiền mới, thu hồi tiền
cũ trên cả nước
3.4 Hoạt động ngân hàng thời kỳ từ 1986 đến nay:
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để theo Nghị quyếtĐại hội Đảng VI và các Nghị quyết Đại hội Đảng sau đó, công cuộc đổi mới đấtnước được triển khai mạnh mẽ, nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tậptrung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước vàtừng bước hội nhập kinh tế quốc tế
Hệ thống Ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển, hoàn thiện về môhình tổ chức, thể chế pháp lý, công nghệ và dịch vụ ngân hàng Mô hình ngân hàngmột cấp chuyển thành mô hình ngân hàng hai cấp, tách bạch dần chức năng quản lý
Trang 10nhà nước của Ngân hàng Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng củacác TCTD.
a Giai đoạn 1986 – 1989:
Sau một thời gian tiến hành làm thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sangkinh doanh XHCN, ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định53/HĐBT với định hướng cơ bản là “chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạtđộng kinh doanh” Tổ chức, bộ máy của Ngân hàng Nhà nước được kiện toàn, sắpxếp lại để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, đồng thời làmchức năng ngân hàng của các ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh thực hiệnnhiệm vụ kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng
Theo đó, bốn ngân hàng chuyên doanh được thành lập trên cơ sở chuyển vàtách ra từ Ngân hàng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngânhàng Phát triển nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, Ngân hàngNgoại thương Việt Nam
b Giai đoạn 1990 – 1996:
Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách lãi suất dương, kết hợp sử dụngcác công cụ gián tiếp với công cụ kiểm soát trực tiếp trong điều hành chính sáchtiền tệ; hình thành các thị trường tiền tệ; bước đầu hiện đại hóa công nghệ và tăngcường đào tạo nguồn nhân lực cho việc vận hành hệ thống ngân hàng mới Vốn tíndụng được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế và đạt mức tăng trưởng bình quân36%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiệnđại hoá và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trong nhiều năm
c Giai đoạn 1997 – 2007:
Năm 1997, Quốc hội thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và LuậtCác tổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý căn bản và mạnh mẽ hơn cho hệ thốngNgân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhậpquốc tế
Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, góp phần giảmthiểu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997; tiếp tụchoàn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là cơ chế điều hành lãi suất
9
Trang 11Hệ thống các tổ chức tín dụng được chấn chỉnh, củng cố, từng bước xử lý nợtồn đọng và nâng cao năng lực tài chính Công nghệ ngân hàng có bước phát triểnmạnh mẽ; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành chínhthức từ tháng 5/2002, các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internetbanking, ).
Ngân hàng Nhà nước tham gia đàm phán gia nhập WTO và tích cực triển khaicác cam kết về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
d Giai đoạn 2008 – 2012:
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 tác độngrất tiêu cực đến kinh tế nước ta Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chínhphủ, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, từ
ưu tiên kiềm chế lạm phát cao năm 2008 sang tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tếnăm 2009, khôi phục đà tăng trưởng năm 2010 và kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2011, 2012
3.5 Giai đoạn 2013 đến nay:
- Nền kinh tế Việt Nam có những bước phục hồi sau hệ quả tác động củakhủng hoảng tài chính Tái cơ cấu kinh tế đạt được những bước đầu Bước sang giaiđoạn 2016-2020, kinh tế thế giới biến động khó lường, căng thẳng thương mại củacác nước trên thế giới gia tăng Đại dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, tác động đếnmọi mặt của đời sống kinh tế xã hội ở nhiều nước trong đó có Việt Nam Trong giaiđoạn này, Đại hội XII của Đảng đặt ra cho ngành ngân hàng nhiệm vụ “tiếp tụckiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, tăng dự trữ ngoại hối, đảm bảo an toànhoạt động ngân hàng”
Trang 12Chương II: Hệ thống ngân hàng Việt Nam
1 Ngân hàng trung ương
Giám sát hệ thống tài chính:
Đây là chức năng của NHTƯ nhằm quản lý rủi ro trong hệ thống tài chínhthông qua việc cấp phép thành lập, yêu cầu sáp nhập, giải thể ngân hàng, ban hànhcác quy định quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn trong ho ạt động ngân hàng (ví dụnhư hệ số an toàn vốn)
Làm ngân hàng cho các ngân hàng thương mại:
Với chức năng này, NHTƯ là người cho vay cứu cánh cuối cùng và thực hiệncác chính sách khẩn cấp khi xảy ra khủng hoảng tài chính
Thống kê và phân tích tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ:
Đây là một chức năng hết sức quan trọng của các NHTƯ, vì thông tin, phântích, và nghiên cứu chính xác, đầy đủ và kịp thời là điều kiện cần để có thể thựchiện được các chức năng khác của NHTƯ
Chức năng phát triển:
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong chức năng này của NHTƯ là phát triển thịtrường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường ngoại hối)
11