1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài thảo luận học phần pháp luật Đại cương

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 688,68 KB

Nội dung

Chia di sản trong trường hợp Minh và ông An chết cùng thời điểm, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại ½ tài sản của mình cho Lan, ông An không để lại di chúc?.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Nhóm : 04

Lớp học phần : 232_TLAW0111_29 Giảng viên bộ môn: Nguyễn Thị Vinh Hương

Hà Nội, 2024

Trang 2

Bài 3:

Đề bài: Anh Minh lấy chị Hoa và có con chung là Khôi và Vĩ

Năm 2017 Khôi 25 tuổi, đã đi làm và có thu nhập cao, Vĩ 8 tuổi Do cuộc sống

vợ chồng không hòa thuận, vợ chồng anh đã ly thân Khôi và Vĩ sống với mẹ, còn anh Minh sống với cô bồ tên Lan Ở quê anh Minh còn có một người cha là ông An và em ruột là Nam Đầu năm 2018, anh Minh về quê đón cha lên chơi, dọc đường hai cha con anh bị tai nạn phải vào bệnh viện Một ngày trước khi chết trong viện, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại toàn bộ tài sản của mình cho Lan Vài ngày sau đó, ông An cũng qua đời không để lại di chúc

Ngay khi tang lễ hoàn thành, cô Lan và chị Hoa có xô xát với nhau

do tranh chấp khi phân chia di sản Biết tài sản chung của Minh và Hoa là 1 tỷ

8, tài sản của ông An trị giá 900 triệu, anh (chị) hãy:

Yêu cầu:

1 Giúp họ giải quyết vụ việc trên

2 Chia di sản trong trường hợp Minh và ông An chết cùng thời điểm, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại ½ tài sản của mình cho Lan, ông An không để lại di chúc?

Bài làm:

1 Giúp họ giải quyết việc này

* Trước khi ông An chết:

Do anh Minh và chị Hoa mới chỉ ly thân chứ chưa ly hôn nên vẫn

được coi là vợ chồng hợp pháp vì theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt bằng bản án hoặc

quyết định của Toà án khi thực hiện thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên hoặc do hai bên thỏa thuận với nhau

Trang 3

 Do đó, ly thân không phải sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp Đây chỉ là trạng thái mà hai vợ chồng không còn sống chung với nhau nữa khi không còn tình cảm vợ chồng và chưa thực hiện thủ tục

ly hôn theo quy định tại Toà án có thẩm quyền

 Đồng nghĩa, ly thân không giống như ly hôn, ly thân sẽ không được pháp luật công nhận

 Do đó, hai vợ chồng dù ly thân thì quan hệ hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại, hai người vẫn là vợ, chồng hợp pháp và có đầy đủ quyền cũng như phải thực hiện mọi nghĩa vụ giữa vợ và chồng

 Tài sản chung của anh Minh và chị Hoa là 1 tỷ 8 trăm:

 Theo quy định của pháp luật, vợ hoặc chồng chết đồng nghĩa với việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa người còn lại Khi đó, tài sản sẽ được giải quyết theo nguyên tắc tại Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

 Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản

 Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi,trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế

=> Do đó tài sản của anh Minh là 1 tỷ 8:2=900 triệu

Anh Minh đã để tài sản lại cho Lan (bồ) do một ngày trước khi chết trong viện, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để

lại toàn bộ tài sản của mình cho Lan theo 5 điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về di chúc miệng phải đáp ứng các điều kiện về thủ tục như sau:

“Người di chúc miệng thể hiện ý chí của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng” Vì thế Lan cũng sẽ được hưởng tài sản của Minh

Trang 4

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần

ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động”.Do

đó, nếu chia theo luật thì hàng thừa kế thứ nhất của anh Minh gồm: chị Hoa (vợ), ông An (bố), Vĩ (con chưa thành niên)

=> Một suất thừa kế sẽ được chia như sau:

 Tổng di sản để lại chia cho Số người được hưởng theo pháp luật = 900 triệu :4 =225 triệu

 Chị Hoa, ông An, Vĩ sẽ được hưởng ⅔ của một suất thừa kế theo luật nên : Hoa, An, Vĩ được hưởng: 225 triệu x ⅔ =150 triệu/ người

 Còn Lan sẽ được hưởng số tiền còn lại: 900 triệu - 150 triệu x3=450 triệu

* Sau khi ông An chết

-Di sản của ông An là 900 triệu +150 triệu đã hưởng từ anh Minh =

1050 triệu

-Do ông An sau khi chết không để lại di chúc nên tài sản sẽ được chia theo pháp luật

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa

kế, không theo chỉ định của người có di sản

Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại

Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người

thừa kế theo pháp luật như sau:

Trang 5

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,

mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết

mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

=> Hàng thừa kế thứ nhất sẽ là: anh Minh (con), anh Nam (con) Tuy nhiên do anh Minh chết trước ông An nên phần tài sản Minh minh nhận

được nếu còn sống sẽ chuyển cho hai người con là Khôi, và Vĩ theo Điều 652 BLDS 2015 Thừa kế thế vị:“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước

hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần

di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

=> Minh = Khôi + Vĩ = 1050 triệu : 2 = 525 triệu => Khôi = Vĩ =

525 triệu : 2 = 262,5 triệu

Nam =525 triệu

Kết luận

Nam được hưởng: 525 triệu đồng

Khôi được hưởng: 262,5 triệu đồng

Vĩ được hưởng: 412,5 triệu đồng

Lan được hưởng: 450 triệu đồng

Hoa được hưởng: 150 triệu đồng

Trang 6

2 Chia di sản trong trường hợp Minh và ông An chết cùng thời điểm, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại ½ tài sản của mình cho Lan, ông An không để lại di chúc?

Phân chia tài sản của ông An

- Di sản của ông An là 900 triệu Do ông An qua đời mà không để lại di chúc và anh Minh cũng mất cùng thời điểm với ông An nên Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như

sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,

mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết

mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

=> Hàng thừa kế thứ nhất sẽ là: anh Minh (con), anh Nam (con) Tuy nhiên do anh Minh chết trước ông An nên phần tài sản Minh minh nhận

được nếu còn sống sẽ chuyển cho hai người con là Khôi, và Vĩ theo Điều 652 BLDS 2015 Thừa kế thế vị:“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước

hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần

di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

=> Minh =Khôi+Vĩ=900 triệu :2=450 triệu => Khôi=Vĩ=450 triệu :2=225 triệu

Nam=450 triệu

Phân chia tài sản của Minh

Trang 7

-Do anh Minh và chị Hoa mới chỉ ly thân chứ chưa ly hôn nên vẫn

được coi là vợ chồng hợp pháp vì theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quan hệ vợ chồng chỉ chấm dứt bằng bản án hoặc

quyết định của Toà án khi thực hiện thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên hoặc do hai bên thỏa thuận với nhau

Do đó, ly thân không phải sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp Đây chỉ là trạng thái mà hai vợ chồng không còn sống chung với nhau nữa khi không còn tình cảm vợ chồng và chưa thực hiện thủ tục

ly hôn theo quy định tại Toà án có thẩm quyền

Đồng nghĩa, ly thân không giống như ly hôn, ly thân sẽ không được pháp luật công nhận

Do đó, hai vợ chồng dù ly thân thì quan hệ hôn nhân và gia đình vẫn còn tồn tại, hai người vẫn là vợ, chồng hợp pháp và có đầy đủ quyền cũng như phải thực hiện mọi nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Tài sản chung của anh Minh và chị Hoa là 1 tỷ 8 trăm:

Theo quy định của pháp luật, vợ hoặc chồng chết đồng nghĩa với việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa người còn lại Khi đó, tài sản sẽ được giải quyết theo nguyên tắc tại Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc

có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản

Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi,trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế

=> Do đó tài sản của anh Minh là 1 tỷ 8:2=900 triệu

Anh Minh đã để tài sản lại cho Lan (bồ) do một ngày trước khi chết trong viện, anh Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để

Trang 8

lại toàn bộ tài sản của mình cho Lan theo 5 điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về di chúc miệng phải đáp ứng các điều kiện về thủ tục như sau:

“Người di chúc miệng thể hiện ý chí của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng” Vì thế Lan cũng sẽ được hưởng tài sản của Minh

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần

ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó gồm con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động”.Do

đó, nếu chia theo luật thì hàng thừa kế thứ nhất của anh Minh gồm: chị Hoa (vợ), ông An (bố)- đã mất Khôi (con chưa thành niên)

=> Một suất thừa kế sẽ được chia như sau:

Tổng di sản để lại : Số người được hưởng theo pháp luật

= 900 triệu :3 =300 triệu

Chị Hoa, Vĩ sẽ được hưởng ⅔ của một suất thừa kế theo luật nên : Hoa, Vĩ được hưởng: 300 triệu x ⅔ =200 triệu/ người

Tuy nhiên theo di chúc anh Minh, anh để lại Lan (bồ) ½ số tài sản nên theo đó Lan sẽ được hưởng 900 triệu :2=450 triệu

Phần di sản không được anh Minh định đoạt sẽ được chia theo pháp luật.Căn cứ quy định Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015quy định về người

thừa kế theo pháp luật như sau: Người thừa kế theo pháp luật

1) Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,

mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Phần di sản không được anh Minh định đoạt chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Minh gồm Hoa(vợ), Khôi(con), Vĩ(con)

Trang 9

=> Khôi = Vĩ = Hoa = 450 triệu : 3 = 150 triệu

Thế nhưng căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật

Dân sự (BLDS) năm 2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản

bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Do đó chị Hoa và Vĩ là những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, mà phần di chúc để lại không đảm bảo cho chị Hoa và Vỹ được hưởng ⅔ suất thừa kế theo pháp luật nên số tiền đó sẽ được lấy

từ Lan:

=> Lan được thừa hưởng: 900 - 200 x2 -150 = 350 triệu

Kết luận:

Lan được hưởng: 350 triệu đồng

Vĩ được hưởng: 200 triệu đồng

Hoa được hưởng: 200 triệu đồng

Khôi được hưởng: 150 triệu đồng

Nam được hưởng: 450 triệu đồng

Trang 10

Bài tập 4:

Đề bài :Phương và Thu là hai vợ chồng, họ có hai con chung là Phúc (sinh năm 1989) và Ngọc (sinh năm 2005) Phúc có vợ là Hoa, hai con là Châu và Bảo Trước khi lấy Thu, anh Phương có một con riêng là Tiến, Tiến không có quan hệ tốt với Thu Đầu năm 2017, Phương bị bỏng nặng và chết, Thu đang mang thai đứa con thứ ba, dự định đặt tên là Huệ Sau khi sinh con được 3 tháng, Thu và Phúc bị tai nạn chết cùng thời điểm Biết tài sản chung của Phương và Thu là 1 tỷ đồng

1 Hãy chia di sản thừa kế của Phương và Thu trong trường hợp trên

2 Chia di sản thừa kế của Phương và Thu biết Huệ - đứa con Thu mang thai khi Phương mất đã chết ngay khi sinh Sau đó 3 tháng, Thu và Phúc

bị tai nạn chết cùng thời điểm

Câu 1:

Theo quy định tại điều 650 BLDS 2015, trước khi chết Phương không để lại di chúc nên di sản của Phương được thừa kế theo pháp luật

1 Xác định hàng thừa kế

Theo pháp luật thì người thừa kế ở hàng thứ nhất là cá nhân và phải có một trong ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi

dưỡng nên hàng thừa kế thứ nhất gồm có:

- Phúc (con trai): 1/4 di sản

- Ngọc (con gái): 1/4 di sản

- Tiến (con riêng của Phương): 1/4 di sản

- Huệ (con chưa sinh): 1/4 di sản

Hàng thừa kế thứ hai:

- Châu (cháu nội): 1/8 di sản (nếu Phúc đã chết)

- Bảo (cháu nội): 1/8 di sản (nếu Phúc đã chết)

Trang 11

2 Phân chia di sản:

Trường hợp Phúc còn sống:

Phúc được hưởng 1/4 di sản, tương đương 250 triệu đồng

Phúc có quyền chia di sản của mình cho vợ và con theo ý muốn

Trường hợp phổ biến:

Hoa (vợ Phúc): 1/2 di sản của Phúc, tương đương 125 triệu đồng

Châu (cháu nội): 1/4 di sản của Phúc, tương đương 62,5 triệu đồng

Bảo (cháu nội): 1/4 di sản của Phúc, tương đương 62,5 triệu đồng

Ngọc, Tiến và Huệ mỗi người được hưởng 1/4 di sản, tương đương 250 triệu đồng

Trường hợp Phúc đã chết:

Châu và Bảo mỗi người được hưởng 1/8 di sản, tương đương 125 triệu đồng Ngọc, Tiến và Huệ mỗi người được hưởng 1/4 di sản, tương đương 250 triệu đồng

3 Lưu ý:

Trường hợp Huệ không được sinh ra:

Di sản của Huệ sẽ được chia đều cho 3 người thừa kế còn lại: Ngọc, Tiến và Châu/Bảo (nếu Phúc đã chết)

Trường hợp Tiến không thừa kế:

Di sản của Tiến sẽ được chia đều cho 3 người thừa kế còn lại: Phúc, Ngọc và Huệ

Vấn đề tranh chấp:

Việc chia di sản theo luật có thể dẫn đến tranh chấp giữa các bên thừa kế Cần có sự đồng thuận của tất cả các bên để giải quyết tranh chấp

Nếu không thể tự giải quyết, có thể nhờ đến pháp luật can thiệp

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:45