LỜI CẢM ƠNTrong thời gian tham gia học phần Quản lý nợ nước ngoài, em đã tiếp thu được rấtnhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào đề tài này: “Thực trạng vay và quản lý nợ nướcngoài của A
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
…… ***……
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI
Đề tài: Thực trạng vay và quản lý nợ nước ngoài của Argentina và
bài học cho Việt Nam
TS Phạm Hoàng Linh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tham gia học phần Quản lý nợ nước ngoài, em đã tiếp thu được rấtnhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào đề tài này: “Thực trạng vay và quản lý nợ nướcngoài của Argentina và bài học cho Việt Nam”
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Trương Quang Hoàn, TS
Phạm Hoàng Linh, cảm ơn thầy cô đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, cũng như cho em nhữnglời khuyên, lời góp ý bổ ích trong suốt quá trình học tập để hoàn thành đề tài này
Đồng thời em cũng cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN đã xây dựng môi trường học tập mang tính học thuật cao giúp cho em cũngnhư sinh viên trong toàn trường có động lực, cơ hội tiếp cận và học hỏi môn học này Quản
-lý nợ nước ngoài là một học phần thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao, đảm bảocung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên
Do thời gian và kiến thức còn có hạn nên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đềtài vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những lời nhận xét, đóng góp ý
kiến của thầy cô để bài tập nhóm được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2024
Sinh viên thực hiện
Vũ An Khanh
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 4
1.1 Nợ nước ngoài 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Phân loại 4
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài 5
1.2 Quản lý nợ nước ngoài 6
1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Vai trò 6
1.2.3 Nội dung quản lý nợ nước ngoài 7
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAY VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA ARGENTINA 9
2.1 Thực trạng vay nợ nước ngoài của Argentina 9
2.2 Nguyên nhân khiến Argentina liên tiếp vỡ nợ 10
2.3 Kinh nghiệm quản lý nợ của Argentina 11
2.3.1 Tái cấu trúc nợ giai đoạn 2005-2016 11
2.3.2 Tái cấu trúc nợ từ năm 2020 11
2.3.3 Sự phát triển sau đợt tái cấu trúc vào năm 2020 12
2.4 Triển vọng vay nợ nước ngoài của Argentina 13
2.4.1 Thuận lợi 13
2.4.2 Khó khăn 13
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 15
3.1 Thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam 15
3.1.1 Quy mô nợ nước ngoài của Việt Nam 15
3.1.2 Cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam 15
3.2 Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài 18
Trang 43.3.1 Quản lý về mặt thể chế 19
3.3.2 Quản lý vay vốn 20
3.3.3 Quản lý sử dụng vốn vay của Việt Nam 21
3.3.4 Quản lý công tác trả nợ nước ngoài 22
3.4 Kết quả Việt Nam đã đạt được trong công tác quản lý nợ nước ngoài giai đoạn 2005 - 2023 25
3.5 Đánh giá tình trạng nợ và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 26
3.5.1 Đánh giá tình trạng nợ nước ngoài theo Sáng kiến HIPCs của World Bank và IMF 26
3.5.2 Đánh giá tình trạng nợ và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài theo tiêu chí của Việt Nam 27
3.5.3 Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ nước ngoài 27
3.6 Triển vọng vay nợ nước ngoài của Việt Nam 27
CHƯƠNG 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 29
4.1 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29
4.2 Hàm ý chính sách cho Việt Nam 29
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay đang đối mặt với nhiều biến động và phức tạp.Trước xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng, việc vay nợ nước ngoài luôn
là một vấn đề nóng và được quan tâm Đối với mỗi quốc gia, vay nợ là cần thiết để đáp ứngnhu cầu tài chính cho đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội Do đó, không thể phủ nhận rằng
nợ công là một phần tất yếu trong cơ cấu tài chính của mọi nền kinh tế trên thế giới.Tuy nhiên, việc vay nợ có hai mặt Bên cạnh những lợi ích, nó cũng mang lại nhiều rủi
ro mà các quốc gia phải đối mặt trong từng giai đoạn khác nhau của nền kinh tế Khi mức nợnước ngoài gia tăng và vượt quá giới hạn an toàn, nền kinh tế sẽ chịu áp lực từ cả bên tronglẫn bên ngoài Nếu mức nợ tăng quá cao và không thể trả nợ đúng hạn, điều này sẽ dẫn đếnkhủng hoảng nợ hoặc vỡ nợ Khủng hoảng nợ có thể xảy ra do nhiều yếu tố và nguyên nhânkhác nhau như quản lý tài chính công yếu kém, chi tiêu chính phủ vượt kiểm soát,…Khủng hoảng nợ ở khu vực Mỹ Latinh trong những năm 1970-1980 là một ví dụ tiêubiểu, trong đó Argentina là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Từ đó,nhiều bài học quý giá đã được rút ra và vấn đề đảm bảo an toàn, bền vững trong quản lý nợcông đã trở thành mối quan tâm chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm ViệtNam Đây cũng là lý do đề tài này được thực hiện, nhằm phân tích và đánh giá diễn biếnkhủng hoảng nợ của Argentina, từ đó đưa ra những nhận định và giải pháp cho Việt Namtrong việc quản lý nợ công
2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu về cuộc khủng hoảng nợ của Argentina có thể kể đến một số những nghiêncứu như: “The Argentinean Debt: History, Default and Restructuring” do Mario Damill,Roberto Frenkel, và Martín Rapetti từ Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước và Xã hội (Centro
de Estudios de Estado y Sociedad - CEDES), Buenos Aires, Argentina thực hiện Bàinghiên cứu này tập trung vào quá trình dẫn đến việc vỡ nợ và tái cấu trúc nợ công củaArgentina Nghiên cứu xem xét sự phát triển của nợ nước ngoài trong dài hạn và nền kinh tế
vĩ mô trước và sau khủng hoảng Ngoài ra, bài viết còn trình bày đề xuất tái cấu trúc và mốiquan hệ giữa Argentina và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Ngoài ra, còn có các bài nghiên cứu nước ngoài về nguyên nhân khủng hoảng nợ như
"The Argentine Crisis: A Distinguished Lecture on Economics in Government" (2003) củaRicardo Hausmann và Roberto Rigobon xem xét các yếu tố kinh tế, tài chính và chính trịgóp phần vào khủng hoảng nợ ở Argentina
2.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Bài nghiên cứu với đề tài “Quản lý nợ công: Nhìn từ bài học Argentina” (TS Kiều HữuThiện, 2013) đã đưa ra những giải pháp và bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ cho
Trang 8(Như Mai, 2014) đã dựa trên tình hình quản lý nợ ở Việt Nam, từ đó đề xuất những hàm ýgiải pháp cho thời gian tới
Đề tài: “Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công tạiViệt Nam” đã phân tích và đánh giá công tác quản lý nợ công tại Việt Nam trong giai đoạn2010-2021 Tác giả nhận định rằng việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam cơ bản đã đápứng được các mục tiêu đề ra, được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong giới hạn trần nợ doQuốc hội phê chuẩn Chính phủ Việt Nam cũng đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý,nâng cao hiệu quả quản lý nợ công Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế trong côngtác quản lý nợ nước ngoài, như danh mục nợ của Chính phủ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và điềukiện vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài kém thuận lợi hơn trước đây
2.3 Khoảng trông nghiên cứu
Các nguồn tài liệu nghiên cứu kể trên mới chỉ nói về tổng quan của cuộc khủng hoảng
nợ ở Argentina nhưng chưa phân tích kỹ về vấn đề vay nợ cũng như cách quản lý nợ côngcủa nước này tính tới thời điểm hiện nay Từ đó rút ra bài học và kiến nghị những giải pháphàm ý cho Việt Nam cho công tác quản lý nợ hiệu quả hơn Do vậy, bài nghiên cứu này sẽ đisâu hơn về thực trạng vay nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài của Argentina và cậpnhật thêm về tình trạng quản lý nợ của Việt Nam ở thời điểm hiện tại Từ đó, kết hợp và đưa
ra những hàm ý chính sách quản lý nợ sao cho phù hợp và hiệu quả nhất
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Bài nghiên cứu tiến hành phân tích và đánh giá hoạt động vay nợ và chính sách quản lý
nợ nước ngoài của Argentina, qua đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm cũng như đề ranhững giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài cho Việt
Nam trong tương lai
3.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nợ, vay nợ nước ngoài củaArgentina
Đánh giá công tác quản lý nợ, vay nợ nước ngoài của Việt Nam
Đề xuất những hàm ý chính sách để hoàn thiện công tác quản lý nợ nước ngoài của ViệtNam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của: Argentina và bài họcrút ra cho Việt
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Phạm vi thời gian
Số liệu trong đề tài được thu thập trong khoảng thời gian khác nhau dựa trên các quốcgia khác nhau: Argentina (2001–2022) vì Argentina vỡ nợ ba lần vào các năm 2001,
Trang 92014 và 2020
4.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của quốc gia thuộckhu vực Mỹ Latinh là Argentina
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các tổ chức uy tín trên thế giới và trongnước, bao gồm: World Bank, OECD, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước trong giaiđoạn 2001–2022 (Argentina) và 2018–2022 (Việt Nam)
5.2 Phương pháp phân tích
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu và phương pháp so sánh nhằm phân tích,đánh giá thực trạng và so sánh các biện pháp quản lý nợ nước ngoài của Argentina, qua đórút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam hiện nay
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 4 phần sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài
Chương 2 Thực trạng vay và quản lý nợ nước ngoài của Argentina
Chương 3 Thực trạng nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam
Chương 4 Bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Trang 10CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ
NƯỚC NGOÀI1.1 Nợ nước ngoài
1.1.1 Khái niệm
“Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.” (Khoản 5 Điều 3 Luật Quản
Lý Nợ Công ngày 17 tháng 06 năm 2009 của của Quốc hội Khoá XII, kỳ họp thứ 5 căn
cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng định nghĩa nợ nước ngoài là các khoản nợ của người
cư trú (bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân) với người không cư trú (bao gồm chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế)
1.1.2 Phân loại
1.1.2.1 Phân loại nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay
Theo tiêu chí phân loại này, nợ nước ngoài bao gồm: Nợ khu vực công và nợ tư nhân
- Nợ khu vực công là tất cả các khoản nợ tích tụ từ các khoản vay trong nước và nước ngoàicủa khu vực công mà trách nhiệm trả nợ trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc về Nhà nước
- Nợ tư nhân là các khoản nợ do các doanh nghiệp tư nhân tự vay, tự trả, chủ yếu
là từ ngân hàng thương mại
Theo Nghị định số 90/1998/NĐ – CP thì nợ nước ngoài được chia thành nợ Chính phủ
và nợ doanh nghiệp
- Nợ nước ngoài của Chính phủ bao gồm các khoản vay ODA, vay thương mại hoặc tíndụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế thông qua phát hành trái phiếu dướidanh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ ra nước ngoài Ngoài ra còn có nợ được Chínhphủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay nước ngoàiđược Chính phủ bảo lãnh
- Nợ nước ngoài của doanh nghiệp bao gồm các khoản vay từ nước ngoài mà doanhnghiệp đã vay Các khoản vay nước ngoài này được thực hiện bởi các doanh nghiệpthành lập và hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, thông qua việc trực tiếp
ký hợp đồng vay với bên cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu tráchnhiệm trả nợ, hoặc thông qua việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
1.1.2.2 Phân loại nợ nước ngoài theo chủ thể cho vay
Chủ thể cho vay nợ được phân thành ba loại: các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủcác nước, và tư nhân (Trương Hùng Long, 2020)
Các tổ chức tài chính quốc tế: Bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Các tổ chức này chỉ cho vay đối với cácquốc gia thành viên và mỗi tổ chức có các điều kiện tín dụng riêng biệt
Trang 11Chính phủ các nước: Các khoản vay của Chính phủ thường là các khoản vay dài hạn vớilãi suất thấp, mang tính chất viện trợ kinh tế Những khoản vay này thường là các khoản vaysong phương từ Chính phủ nước ngoài, thường có thời hạn từ 10 đến 30 năm, một số lên đến
50 năm, và lãi suất thường ở mức 1% - 3%, một số khoản không tính lãi Ngoài lãi suất thấp,các khoản vay này thường có các quy định và phí rất thấp, hỗ trợ cho các quốc gia kém pháttriển và đang phát triển Do hạn chế về GDP, cán cân thanh toán, và khả năng tài chính, quy
mô các khoản vay từ Chính phủ thường không lớn
Tư nhân: Bao gồm các khoản vay từ Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, hoặc các
tổ chức xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó Ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ yếu Sovới các khoản vay của Chính phủ, các khoản vay từ tư nhân thường có điều kiện khó khănhơn, lãi suất cao hơn, và thời gian tín dụng ngắn hơn Tuy nhiên, ưu điểm của các khoản vay
tư nhân là hầu như không gắn với các ràng buộc chính trị
1.1.2.3 Phân loại nợ nước ngoài theo thời hạn vay
Theo cách phân loại này, nợ nước ngoài của một nước được chia thành:
- Vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn không quá 1 năm
- Vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 1 năm
Ở Việt Nam, theo Ngân hàng Chính sách xã hội quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyếtđịnh 976/QĐ-TTg năm 2015 về Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội doThủ tướng Chính phủ ban hành, các khoản vay từ dưới 1 năm gọi là vay ngắn hạn, từ 1-5năm gọi là vay trung hạn và từ 5 năm trở lên gọi là vay dài hạn
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ nước ngoài
1.1.3.1 Khả năng hoàn trả nợ nước ngoài
Theo Nghị định của Chính phủ số 40-CP ngày 3 tháng 7 năm 1995 về việc trả nợ nướcngoài bằng hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ, chỉ số tổng nợ trên tổng kim ngạch xuất khẩuhàng hóa bao gồm cả nợ tư nhân và nợ được Chính phủ bảo lãnh so với thu nhập từ xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ Chỉ số này nhằm phản ánh khả năng sử dụng nguồn thu từ xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ để trả nợ nước ngoài của một quốc gia Tuy nhiên, việc sử dụngchỉ số này gặp một số khó khăn do nguồn thu từ xuất khẩu có thể biến động lớn theo thờigian, và cũng có những phương án khác để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăngcường xuất khẩu
1.1.3.2 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia (nợ/GNI)
Chỉ số nợ/GNI đánh giá khả năng trả nợ của một quốc gia dựa trên tỷ lệ giữa nợ công vàTổng Thu nhập Quốc dân (GNI) Chỉ số này thể hiện khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoàicủa quốc gia Các nước đang phát triển thường có chỉ số này cao, thường là do đánh giá thấpgiá trị đồng tiền trong nước hoặc sử dụng nhiều loại tỷ giá, điều này có thể làm giảm tìnhtrạng nợ xuống mức không đáng lo ngại Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc đánh giásai lầm về tình hình nợ thực tế của quốc gia
Trang 121.1.3.3 Tỷ lệ trả nợ (tổng nợ phải trả hàng năm/kim ngạch thu xuất khẩu)
Chỉ số tổng nợ phải trả hàng năm so với kim ngạch thu từ xuất khẩu, còn gọi là tỷ lệ dịch
vụ nợ (bao gồm cả nợ gốc và lãi phải thanh toán so với giá trị xuất khẩu) Đây là một tiêu chíquan trọng, phản ánh quan hệ giữa nghĩa vụ nợ phải trả và năng lực xuất khẩu hàng hóa vàdịch vụ của quốc gia đi vay
1.1.3.4 Tỷ lệ trả lãi
Chỉ số tổng lãi phải trả hàng năm so với kim ngạch thu từ xuất khẩu, còn gọi là tỷ lệ dịch
vụ lãi hoặc tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả và kim ngạch xuất khẩu Một quốc gia phải thanh toánlãi với mức lãi suất được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từthu nhập xuất khẩu
1.2 Quản lý nợ nước ngoài
1.2.1 Khái niệm
Quản lý nợ nước ngoài là việc kiểm soát mức gia tăng nợ theo mức tăng trưởng GDP vàtăng trưởng xuất khẩu của đất nước Điều này cụ thể là giảm mức nợ gốc và lãi phải trả saocho phù hợp với khả năng kinh tế của quốc gia vay nợ, tránh tình trạng nợ chồng chất vàvượt quá khả năng thanh toán của quốc gia
Theo nghĩa rộng, quản lý nợ nước ngoài là một phần của hệ thống chính sách vĩ mônhằm đảm bảo việc sử dụng vốn nước ngoài hiệu quả và không vượt quá khả năng thanhtoán của quốc gia Nói cách khác, quản lý nợ là việc bảo đảm một cơ cấu vốn vay thích hợpvới yêu cầu phát triển kinh tế, thực hiện phân bổ vốn hợp lý và kiểm soát động thái nợ cùng
- Tối ưu hóa cấu trúc nợ: Bằng cách phân tích và quản lý nợ nước ngoài một cách hiệuquả, quản lý có thể tối ưu hóa cấu trúc nợ, giảm chi phí vốn và tăng cường khả năngthanh toán
- Xây dựng uy tín trên thị trường quốc tế: Việc quản lý nợ nước ngoài một cách hiệu quảcũng giúp tăng cường uy tín của quốc gia trên thị trường quốc tế, thu hút đầu tư và hỗtrợ tài chính từ các tổ chức quốc tế
Tóm lại, vai trò của quản lý nợ nước ngoài không chỉ là việc quản lý số liệu và khoảnvay mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và duy trì sự ổn định kinh tế toàn
Trang 131.2.3 Nội dung quản lý nợ nước ngoài
1.2.3.1 Các khâu trong quản lý nợ nước ngoài
- Quản lý khâu đi vay
Quốc gia cần xác định rõ mục tiêu và nhu cầu vay để đảm bảo rằng khoản vay được sửdụng một cách hiệu quả và có lợi ích tối đa cho nền kinh tế
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần lập kế hoạch và đánh giá rủi ro trong vay nợ nướcngoài Việc lập kế hoạch vay và đánh giá rủi ro rất quan trọng để đảm bảo rằng quốc gia cóthể trả nợ một cách đáng tin cậy mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính
Quốc gia cần xem xét lựa chọn giữa các nguồn vốn khác nhau như vay từ tổ chức tàichính quốc tế, vay từ các quốc gia khác hoặc phát hành trái phiếu quốc tế
- Quản lý khâu sử dụng vốn vay
Quốc gia cần xác định rõ mục tiêu và ưu tiên trong việc sử dụng vốn vay Việc lập kếhoạch cụ thể cho việc sử dụng vốn vay là cực kỳ quan trọng Phải xác định rõ các dự án vàchương trình cụ thể mà vốn vay sẽ được sử dụng vào để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả.Bên cạnh đó, việc đảm bảo minh bạch và trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay là rấtquan trọng để tăng cường lòng tin từ phía các bên cho vay và đảm bảo sự ổn định tài chính.Các cơ quan phụ trách quản lý cần thiết lập các cơ chế giám sát và đánh giá để đảm bảorằng việc sử dụng vốn vay được thực hiện đúng mục đích và không gây ra lãng phí hoặc thấtthoát
Quản lý khâu trả nợ cần phải được thực hiện một cách bền vững, đảm bảo rằng quốc giakhông phải chịu áp lực tài chính quá mức và có khả năng trả nợ mà không ảnh hưởng đến sựphát triển kinh tế và xã hội
1.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng quản lý nợ nước ngoài
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia, cónhững nhân tố bên trong nền kinh tế và cũng có những nhân tố bên ngoài
1.2.3.2.1 Môi trường chính sách
Các nhà tài trợ, các nhà đầu tư rất quan tâm đến môi trường kinh tế vĩ mô của các nước
đi vay Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và cơ sở pháp lý rõ ràng là một nhân tố quan
Trang 14trọng trong việc thu hút nguồn tài trợ và đầu tư nước ngoài Một chính sách kinh tế mở tạođiều kiện cho cầu về nguồn vốn trong nước có cơ hội gặp cung về vốn trên thị trường quốctế.
1.2.3.2.2 Lãi suất và cán cân thương mại
Cán cân thương mại và lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý nợ nước ngoài Khi
nợ tồn trở nên tương đối lớn so với GDP thì tăng trưởng của nợ nước ngoài phụ thuộc rấtnhiều vào lãi suất Để đảm bảo an toàn nợ, phải có các chính sách khuyến khích xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu để tạo được thặng dư thương mại đủ lớn so với GDP
1.2.3.2.3 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có thể có tác động làm tăng hoặc giảm giá trị các khoản nợ Các hợpđồng vay nợ được ký kết dựa trên một đồng tiền nhất định, thường là đồng tiền của nướccho vay Việc đồng tiền vay bị tăng/giảm giá vào thời điểm trả nợ sẽ gây ra giá trị nợ sẽtăng/giảm tương ứng
1.2.3.2.4 Rủi ro
Khi vay nợ nước ngoài, quốc gia phải đối mặt với rất nhiều rủi ro khác nhau Chúng cóthể làm tăng thêm gánh nặng nợ và trong những trường hợp nhất định có thể dẫn đến khủnghoảng nợ Trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng rộng, nguy cơ đổi chiều đột ngột củadòng vốn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia.Dòng vốn ngắn hạn có rủi ro lớn hơn nhiều so với vốn vay dài hạn Khi xảy ra biến động,các nhà đầu tư ngắn hạn có thể đột ngột rút vốn ồ ạt, làm các doanh nghiệp và ngân hàng rơivào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, đồng nội tệ giảm giá mạnh, có nguy cơ dẫn đếnkhủng hoảng (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2007)
Trang 15CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAY VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA
ARGENTINA2.1 Thực trạng vay nợ nước ngoài của Argentina
Lịch sử kinh tế đầy biến động của Argentina đã để lại những "vết sẹo" sâu trong lòngngười dân và khiến các chủ nợ nước ngoài lo lắng khi đất nước này chứng kiến vụ vỡ nợ thứhai trong thế kỷ 21
Argentina lần đầu tiên vỡ nợ vào năm 1827, chỉ 11 năm sau khi giành độc lập từ TâyBan Nha Là một thuộc địa nông nghiệp của đế chế Tây Ban Nha, Argentina từng sống sótnhờ buôn lậu hàng hóa bất chấp các lệnh giới nghiêm về thuế và thương mại Vùng đất nôngnghiệp tươi tốt ở Nam Mỹ cung cấp nguồn hàng xuất khẩu và thu nhập dồi dào cho quốc giacòn non trẻ, nhưng cuộc khủng hoảng tín dụng đầu tiên cũng sớm xảy ra
Argentina và một số quốc gia Mỹ Latinh khác đã bán nhiều trái phiếu tại London để tàitrợ cho quá trình chuyển đổi sang độc lập, nhưng mọi thứ sụp đổ vào năm 1825 khi Ngânhàng Trung ương Anh nâng lãi suất Thị trường chứng khoán sụp đổ và suy thoái quét quachâu Âu Argentina không thể trả nợ cho đến năm 1857
Năm 1890, một cuộc khủng hoảng lại xảy ra khi Baring Brothers gần như phá sản saukhi cho Argentina vay một khoản tiền lớn để xây dựng đường sắt và hiện đại hóa thủ đôBuenos Aires Sự bùng nổ hàng hóa tạo ra bong bóng đầu cơ tài chính, và khi bong bóng vỡ,Argentina vỡ nợ 48 triệu bảng Anh, dẫn đến sự sụp đổ của nhiều ngân hàng hàng đầu và sự
từ chức của Tổng thống Miguel Juárez Celman Argentina mất 4 năm để phục hồi
Năm 1915 và 1930, nhiều tỉnh của Argentina vỡ nợ, mặc dù chính phủ liên bang vẫntiếp tục trả nợ
Tổng thống Juan Domingo Perón, người được nhiều người yêu thích, đã đem đến lànsóng quốc hữu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, phân phối của cải và sự can thiệp của chính phủ vàonền kinh tế Kinh tế Argentina tăng trưởng mạnh mẽ và tầng lớp trung lưu phát triển Tuynhiên, Perón bị lật đổ sau cuộc đảo chính năm 1955 và nền kinh tế lại lâm vào khủng hoảng.Năm 1956, Argentina đạt được thỏa thuận với câu lạc bộ chủ nợ Paris để tránh vỡ nợ, nhưngmột số khoản nợ vẫn chưa được giải quyết, dẫn đến vụ vỡ nợ năm 2001 Đến đầu năm nay,Argentina mới hoàn tất việc trả nợ cho câu lạc bộ Paris
Trong những năm 1980, khủng hoảng nợ lại tiếp diễn, nhiều quốc gia Mỹ Latinh vàchâu Phi vỡ nợ Argentina ngừng trả nợ quốc tế năm 1982 và vỡ nợ trong nước năm 1989
10 năm sau, Argentina phát hành trái phiếu Brady (đặt tên theo Bộ trưởng Tài chính MỹNicholas Brady) và thoát khỏi tình trạng vỡ nợ
Năm 2001, Argentina vỡ nợ khi không trả được khoản nợ 100 tỷ USD, trở thành vụ vỡ
nợ quốc gia lớn nhất vào thời điểm đó Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 20%, tiền gửi ngânhàng bị tịch thu và các tài khoản tiết kiệm bằng USD bị chuyển đổi sang đồng peso đangmất giá nhanh chóng Các hợp đồng hoán đổi năm 2005 và 2010 giải quyết khoảng 93% số
Trang 16Nền kinh tế Argentina đã trải qua nhiều thăng trầm, với lạm phát luôn ở mức cao và sựcan thiệp quá sâu của chính phủ vào nền kinh tế bắt đầu gây ra hậu quả từ năm ngoái Kinh
tế Argentina lún sâu vào suy thoái và dự trữ ngoại hối giảm mạnh, dẫn đến việc Argentinalại một lần nữa vỡ nợ
Theo Bộ trưởng Tài chính Argentina, nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latin đã chính thức vỡ
nợ một lần nữa vào ngày 22/5/2020 sau khi không thể trả 500 triệu USD tiền lãi cho cáckhoản nợ nước ngoài
Argentina đã yêu cầu các chủ nợ chấp nhận gia hạn thêm ba năm, giảm 62% tiền lãi(tương đương gần 38 tỷ USD) và 5,4% về vốn (khoảng 3,6 tỷ USD) Tuy nhiên, đề xuất này
đã bị phía chủ nợ từ chối
Argentina đã gặp khó khăn từ trước đó, liên tục đối mặt với khủng hoảng kinh tế vàchính trị, khiến tiền tệ mất giá, người dân đổ xô rút tiền khỏi ngân hàng và thị trường tàichính lao đao Chính phủ thường không sẵn sàng giảm chi tiêu công, mà thay vào đó in tiềnhoặc vay đô la để giải quyết
Lần này, do nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Argentina giảm mạnh, vỡ nợ
sẽ càng đẩy nước này đến bờ vực suy thoái GDP của Argentina đã giảm gần 12% trongtháng 3 và lạm phát nước này cũng nằm trong nhóm cao nhất thế giới, lên đến 46%
2.2 Nguyên nhân khiến Argentina liên tiếp vỡ nợ
Vụ vỡ nợ kỹ thuật của Argentina năm 2014 bắt nguồn từ việc xử lý không triệt để cáckhoản nợ sau vụ vỡ nợ thực sự vào năm 2001, khi Argentina không thể thanh toán khoản nợ
100 tỷ USD Tuy nhiên, tính chất và thực lực kinh tế của Argentina giữa hai vụ vỡ nợ nàykhác nhau
Năm 2014, Argentina vỡ nợ kỹ thuật do không thanh toán đúng hạn khoản nợ đã tái cơcấu trị giá 539 triệu USD cho 92,4% số trái chủ tham gia hai chương trình tái cơ cấu nợ củaChính phủ trong năm 2005 và 2010, trước khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm ngày 31/7 Nhữngchủ nợ này đã chấp nhận mất 70% giá trị trái phiếu để được thanh toán 30% giá trị còn lạibởi Chính phủ Argentina
Vụ vỡ nợ khi đó dự báo sẽ khiến nền kinh tế Argentina khó tránh khỏi tăng trưởng âmtrong năm, dự trữ ngoại tệ giảm mạnh và đồng peso mất giá trầm trọng do người dân đổ xômua USD Lạm phát, vốn là vấn đề kinh niên của Argentina, sẽ tiếp tục tăng vọt và lòng tincủa người tiêu dùng giảm mạnh Trong tình hình kinh tế như vậy, Argentina sẽ gặp khókhăn hơn trong việc tiếp cận vốn quốc tế và nếu phải vay, sẽ phải chịu chi phí rất cao
Vụ vỡ nợ cùng với lần phá giá đồng nội tệ đầu năm 2014 càng làm người dân mất lòngtin vào đồng peso, dẫn đến tình trạng chảy vốn ra nước ngoài thêm trầm trọng khiến ngườidân bán đồng peso và mua USD trên thị trường chợ đen
Ngoài ra, chi tiêu lớn của chính phủ, thâm hụt ngân sách tăng mạnh và các khoản vaylớn từ nước ngoài là những nguyên nhân quan trọng khiến khủng hoảng nợ lặp đi lặp lại ởArgentina Bên cạnh đó, còn có nhiều rủi ro chồng chéo: trong bối cảnh suy thoái kinh tế
Trang 17toàn cầu, vốn quốc tế đã chảy ra đáng kể, thị trường tài chính Argentina và tỷ giá hối đoáiđồng peso xấu đi, dự trữ ngoại hối tiếp tục bị thu hẹp Do đó, sự tác động của đại dịch trởthành nhân tố cuối cùng nhấn chìm nền kinh tế Argentina trong cuộc khủng hoảng năm2020.
2.3 Kinh nghiệm quản lý nợ của Argentina
Nợ quốc gia là một thách thức kéo dài đối với Argentina Năm 2022, cựu Tổng thốngAlberto Fernandez đã đạt thỏa thuận với IMF để tái cấu trúc khoản nợ 44,5 tỷ USD từ góicứu trợ năm 2018 Từ năm 2001, Argentina đã ba lần vỡ nợ: lần đầu vào tháng 12/2001trong khủng hoảng tài chính, năm 2014 do tranh chấp với các chủ nợ không chấp nhận táicấu trúc, và gần đây nhất là năm 2020 trong đại dịch COVID-19 Trong thời gian này,Argentina đã trải qua hai giai đoạn tái cấu trúc nợ: từ 2005-2016 và từ 2020 với quá trìnhnhanh chóng
2.3.1 Tái cấu trúc nợ giai đoạn 2005-2016
Argentina mất hơn 36 tháng kể từ ngày vỡ nợ để đưa ra đề nghị tái cấu trúc đầu tiên,được đưa ra vào ngày 14/1/2005 (The First Offer), nhằm tự nguyện tái cấu trúc khoản nợnước ngoài trị giá hơn 81,8 tỷ USD bao gồm hơn 150 loại chứng khoán được phát hànhbằng nhiều loại tiền tệ khác nhau, thuộc các khu vực pháp lý khác nhau và chịu sự chi phốicủa các luật khác nhau (các chứng khoán có nguy cơ vỡ nợ – defaulted securities) Khi thờihạn Đề nghị Thứ nhất kết thúc, những người nắm giữ chứng khoán có tổng trị giá khoảng62,3 tỷ USD, chiếm 76,15% tổng số tiền của chứng khoán có nguy cơ vỡ nợ, đã bỏ thầu(tender) những trái phiếu đó để đổi lấy các Chứng khoán Mới (New Securities)
Vào ngày 26/4/2010, chính phủ Argentina đã đưa ra đợt tái cấu trúc thứ hai (TheSecond Offer) Theo đó, chính phủ cho phép những người nắm giữ trái phiếu có nguy cơ vỡ
nợ mà chưa mua được trong đợt thứ nhất, và những người nắm giữ trái phiếu mới (mà đượcđổi trong đợt thứ nhất) được quyền đổi trái phiếu của họ lấy một bộ trái phiếu chiết khấu vàbằng mệnh giá
Sau kinh nghiệm tái cấu trúc nợ giai đoạn 2005–2016, Argentina đã áp dụng hai bài họckinh nghiệm:
- Một là sử dụng các điều khoản hành động tập thể (collective action clauses – CAC)trong trái phiếu phát hành năm 2005 và 2016
- Hai là tiến hành các biện pháp thúc đẩy quá trình tái cấu trúc, bao gồm cả việc mở cáccuộc đàm phán với các chủ nợ và xây dựng những đề xuất có khả năng được chấp nhận
2.3.2 Tái cấu trúc nợ từ năm 2020
Vào tháng 2/2020, chỉ vài tuần trước khi COVID-19 được tuyên bố là đại dịch, nhânviên IMF đã lưu ý rằng khoản nợ chính phủ trị giá 323 tỷ USD của Argentina (chiếm 88%GDP) là không bền vững Trong đó, 52 tỷ USD đến hạn vào năm 2020 và khoảng 37 tỷUSD đến hạn vào năm 2021 IMF cũng chỉ ra rằng kể từ tháng 7/2019, đồng peso của
Trang 18trữ quốc tế giảm 20 tỷ USD và GDP thực tế giảm mạnh hơn dự kiến.
Một điểm khác biệt chính giữa tái cấu trúc giai đoạn 2005-2016 và tái cấu trúc năm
2020 là các trái phiếu đủ điều kiện trong lần tái cấu trúc sau này có chứa các điều khoảnhành động tập thể (CAC) Tuy nhiên, trong đề nghị ban đầu, Argentina đã sử dụng hai chiếnlược mới khiến các nhà đầu tư không hài lòng Kết quả là, khi thời hạn đề nghị ban đầu hếthạn vào ngày 8/5/2020, tỷ lệ chấp nhận của nó rất thấp (dưới 20%)
Sau các cuộc đàm phán với một nhóm các trái chủ đủ điều kiện (eligible bondholders),Argentina và những người nắm giữ đã đạt được sự đồng thuận, dẫn đến một thỏa thuậnnhằm giải quyết và điều chỉnh cơ chế tái chỉ định (redesignation mechanism), cũng nhưchiến lược "Phòng vệ Pac-Man" Sau những sửa đổi này vào cuối tháng 8/2020, chính phủArgentina đã nhận được sự đồng thuận theo yêu cầu của CAC (chiếm 93,5% trái chủ) đểhoán đổi hoặc tái cấu trúc 99% trái phiếu đủ điều kiện (khoảng 64,8 tỷ USD)
Bất chấp những diễn biến này, giá của các trái phiếu mới đã giảm, có thể phản ánh thực
tế rằng các nhà đầu tư cho rằng đất nước sẽ cần đổi mới việc tái cấu trúc nợ trong tương laigần khi một số tiền đáng kể đến hạn Kết quả là, hiện tại Argentina thực sự không thể tiếpcận các thị trường nợ quốc tế Việc chỉ có thể tiếp cận thị trường nội địa đã dẫn đến sự pháttriển của thị trường này
2.3.3 Sự phát triển sau đợt tái cấu trúc vào năm 2020
Sau khi hoàn tất quá trình tái cấu trúc nợ vào năm 2020, bao gồm các trái phiếu bằngngoại tệ và được điều chỉnh bởi luật pháp nước ngoài, Chính phủ Argentina phải đối mặtvới khoản nợ với IMF và Câu lạc bộ Paris Vào ngày 3/3/2022, Chính phủ Argentina tuyên
bố đã đạt được thỏa thuận với IMF để tái tài trợ thỏa thuận dự phòng (stand-byarrangement) được ký kết vào năm 2018 Thỏa thuận mới là Chương trình Mở rộng QuỹTiền tệ (EFF) trị giá 44 tỷ USD kéo dài 30 tháng Thỏa thuận này đã được Quốc hộiArgentina và sau đó là Ban Giám đốc IMF phê duyệt
Chương trình EFF mới này bao gồm các điều khoản thanh toán dài hơn, cùng với mộtloạt các biện pháp nhằm loại bỏ việc tài trợ thâm hụt ngân sách bằng tiền tệ, phát triển vàcủng cố thị trường trái phiếu nội tệ bằng peso EFF cũng đưa ra các hướng dẫn về quản lý tỷgiá hối đoái để đảm bảo khả năng cạnh tranh và khuyến khích tích lũy dự trữ ngoại hối.Cuối cùng, chương trình này cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ được phát hànhbằng ngoại tệ và theo luật pháp nước ngoài
Phần lớn nợ quốc gia cần tái cấu trúc còn lại là do các thành viên của Câu lạc bộ Parisnắm giữ, và hiện đang được chính phủ Argentina giải quyết Việc thanh toán khoản nợ nàyban đầu bị hoãn lại vào giữa năm 2021, khi Bộ Kinh tế thông báo về “thời gian gia hạn” vớiCâu lạc bộ Paris cho đến tháng 3/2022
Cùng thời điểm đó, Argentina cũng thực hiện các khoản thanh toán một phần vào tháng7/2021 và tháng 2/2022 Thỏa thuận đạt được giúp Argentina tránh vỡ nợ trong năm 2021
Trang 19và mang lại khoản giảm nhẹ tài chính trị giá 2 tỷ USD.
Mặc dù còn quá sớm để nói rằng Argentina sẽ không cần tái cấu trúc nợ lại trong tươnglai gần, các chuyên gia cho rằng đất nước này đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm từnhững quá trình này, liên quan đến cả việc đàm phán với các chủ nợ và quản lý nợ, cũng nhưcác đổi mới pháp lý có thể bảo vệ Argentina Điều này có thể giúp họ quản lý các quá trìnhnhư vậy hiệu quả hơn và tránh được những chi phí kinh tế – xã hội đi kèm
2.4 Triển vọng vay nợ nước ngoài của Argentina
2.4.1 Thuận lợi
Mặc dù Argentina vẫn bị xếp hạng tín nhiệm ở mức rất yếu và có khả năng vỡ nợ theoStandard & Poor's (S&P), nhưng triển vọng đã được nâng từ “tiêu cực” lên “ổn định.”Trong một tuyên bố, S&P cho biết khả năng thanh toán nợ của Argentina đã được cảithiện sau khi chính phủ triển khai các biện pháp hoán đổi nợ và các chỉ số kinh tế vĩ mô trởnên tích cực hơn trong thời gian gần đây Cụ thể, Chính phủ Argentina đã đạt được nhữngtiến bộ ban đầu trong việc cắt giảm thâm hụt tài chính và tăng dự trữ ngoại tệ đáng kể Ngoài
ra, mặc dù tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng đã có xu hướng giảm Tuynhiên, S&P nhấn mạnh Argentina có thể bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm nếu có các chính sáchhoặc diễn biến chính trị làm suy yếu khả năng tiếp cận tài chính, đặc biệt khi thị trường vốntoàn cầu vẫn đóng cửa đối với Argentina
Ngược lại, xếp hạng tín nhiệm của Argentina có thể được nâng lên nếu chính phủ thựchiện thành công các chính sách kinh tế, qua đó giải quyết tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ
mô, ngăn chặn đà tăng lạm phát và đặt nền móng cho quá trình phục hồi kinh tế bền vững
Bộ trưởng Kinh tế Argentina Luis Caputo thông báo thặng dư ngân sách ban đầu (trước khitrả nợ) của nước này trong tháng 2/2024 đạt 1.230 tỷ peso (khoảng 1,45 tỷ USD)
Như vậy, Argentina đã có hai tháng thặng dư tài chính liên tiếp đầu tiên kể từ năm 2011,với thặng dư ngân sách tích lũy sau khi trả nợ đạt gần 0,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)trong hai tháng đầu năm nay
2.4.2 Khó khăn
Chỉ tính riêng nửa cuối năm 2023, Argentina cần các khoản tạm ứng trị giá 10,6 tỷ USD
để tăng dự trữ của ngân hàng trung ương và củng cố tài khóa theo yêu cầu của IMF Quốcgia Nam Mỹ này đang đối mặt với thách thức lớn khi lạm phát tăng cao tới hơn 200% và tỷ
lệ đói nghèo vượt quá 40% dân số Các công ty tư vấn tài chính tại Argentina ước tính chỉ sốgiá tiêu dùng (CPI) đã tăng từ 210% đến 220% trong năm 2023
Việc chính phủ mới phá giá mạnh đồng peso đã khiến chỉ số CPI trong tháng 12/2023tăng kỷ lục hơn 29%, trong đó giá thực phẩm tăng tới 35,3% Công ty tư vấn LCG ước tínhlạm phát trong tháng 12/2023 ở mức 28%, tương ứng với mức tăng cả năm là 218% Hầuhết các công ty tư vấn tài chính dự báo lạm phát trong tháng 1/2024 sẽ tương tự tháng12/2023, với giá các dịch vụ công cộng và hóa đơn trả trước tăng mạnh nhất