Tuynhiên, việc sử dụng ODA đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ giải ngânODA chậm không tương xứng với lượng vốn đã được ký kết, xảy ra tình trạnglãng phí, thất thoát, dùng vốn sai
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
( Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế )
BÀI TẬP LỚN
Học phần: Quản lý nợ nước ngoài
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ VỐN ODA
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
Mã số: INE 3025
Họ tên sinh viên: Vũ Hải Đăng Mã sinh viên: 20050796
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Chi
Lớp học phần: INE3025 3
Khoá: QH 2020 E KTQT CLC
Học kì I – Năm học 2023 - 2024
Trang 2Mục lục
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 4
2.1 Mục đích 4
2.2 Nhiệm vụ 4
4 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Cơ sở lý luận về ODA 5
1.1.1 Khái quát về vay nợ và viện trợ phát triển (ODA) 5
1.1.2 Phân loại các hình thức ODA và các nguồn cung cấp 5
1.1.3 Các đặc điểm của ODA 7
CHƯƠNG II: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam sau năm 2020 7
2.1 Tình hình thu hút vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 7
2.1.1 Chính sách của Việt Nam về thu hút ODA 7
2.1.2 Tổng quan thực trạng thu hút ODA 10
2.1.3 Các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam 12
2.2 Tình hình sử dụng và giải ngân nguồn vốn ODA giai đoạn 2016 - 2020
19 2.2.1 Tổng quan về tình hình sử dụng và giải ngân vốn ODA 19
2.3 Tác động của nguồn vốn ODA tới sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 20
2.4 Triển vọng thu hút vốn ODA của Việt Nam sau năm 2020 21
2.4.1 Dự báo 21
2.4.2 Định hướng của chính phủ 22
CHƯƠNG III: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA VIỆT NAM SAU NĂM 2020 23
3.1 Bối cảnh kinh tế và những vấn đề đặt ra cho việc thu hút ODA của VIệt Nam 23
3.1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới 23
3.1.2 Bối cảnh kinh tế trong nước 25
3.1.3 Những vấn đề đặt ra cho cho triển vọng thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam 26
Trang 33.2 Quan điểm thu hút và sử dụng ODA của VN đến năm 2025 283.3 Đề xuất một số giải pháp và chiến lược thu hút và sử dụng ODA choViệt Nam trong tương lai 29KẾT LUẬN 31TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
2
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 20 đã chứng kiến xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng ngàycàng tăng trong đó tất cả các lĩnh vực Vì vậy các quốc gia cũng cần nhiềunguồn lực hơn để phát triển nhằm bắt kịp dòng chảy hội nhập quốc tế đó, nhất làcác nước nghèo và các nước có thu nhập trung bình thấp, trong đó có Việt Nam.Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định về mặt kinh tế và xã hội, tuy nhiênViệt Nam vẫn cần huy động những nguồn lực từ bên ngoài, trong đó có nguồnvốn vay không hoàn lại (ODA) ODA có thể giúp các nước đang phát triển rútngắn được thời gian và khoảng cách trong việc phát triển, nhưng cũng có thểgây ra các tác dụng phụ như gia tăng tham nhũng, gây ra gánh nặng nợ vàkhủng hoảng kinh tế
Nguồn vốn ODA là nguồn vốn quan trọng đối với các nước đang phát triển,trong đó có Việt Nam Trong giai đoạn 1993 – 2020, nguồn vốn ODA đã gópphần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa ViệtNam gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp Tuynhiên, việc sử dụng ODA đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ giải ngânODA chậm không tương xứng với lượng vốn đã được ký kết, xảy ra tình trạnglãng phí, thất thoát, dùng vốn sai mục đích, tham nhũng trong quá trình sử dụngnguồn vốn này, nhiều dự án chậm tiến độ hoặc sử dụng vốn ODA không hiệuquả đã khiến khả năng thu hồi vốn của nhiều dự án gặp khó khăn
Vì vậy, vấn đề quản lý thu hút và sử dụng ODA cho các mục đích nhằm cảithiện đời sống kinh tế xã hội là vô cùng cấp thiết trong bối cảnh hiện tại
Vì thế việc đo lường cũng như phân tích hoạt động thu hút ODA và quản lý nợnước ngoài của Việt Nam là vấn đề được đặc biệt quan tâm bởi chính phủ, cácviện chính sách cũng như các nhà nghiên cứu Vì thế em quyết định lựa chọnchủ đề cho bài tập lớn là “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vàthu hút vốn ODA trong phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam.” nhằm nghiêncứu những khía cạnh của hoạt động thu hút và quản lý ODA của Việt Nam ,
Trang 5đồng thời đề ra những kiến nghị giải pháp nhằm giúp tận dụng được nguồn vốnvay này một cách hiệu quả.
2 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hoạt động thu hút và quản lí vốn ODA của các doanh nghiệp,các cơ quan chính phủ và ban ngành đoàn thể tại Việt Nam sau năm 2020
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động thu hút và quản lívốn ODA của Việt Nam từ sau năm 2020 đến nay
4 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA để phát triển kinh tế - xã hội
ở Việt Nam trong thời gian tới” tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội củavốn ODA, đề cập đến một số rủi ro hạn chế của vay nợ ODA và kiến nghị chínhsách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA
Nghiên cứu “ Sử dụng vốn ODA để phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam hiệnnay” nghiên cứu thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA từ giai đoạn
4
Trang 61993-2006, từ đó đề ra các hạn chế trong việc sử dụng nguồn vốn này tại ViệtNam
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích , tổng hợp, thống kê dữ liệu,quy nạp nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận về ODA
1.1.1 Khái quát về vay nợ và viện trợ phát triển (ODA)
ODA - Official Development Association hay hỗ trợ phát triển chính thức
đã được nhiều bên định nghĩa và đưa ra những khái niệm, trong đó có nhữngkhái niệm được xác thực nhất, ví dụ như Ủy ban Viện trợ phát triển (DAC) củaOECD đưa ra khái niệm về ODA dưới góc độ là nguồn vốn tài trợ cho các nướcđang phát triển nhằm giúp các nước này đạt được các mục tiêu về kinh tế- xãhội thông qua các hiệp định quốc tế, nhưng mới chỉ ở mức độ song phương do
Ủy ban này phụ trách về viện trợ song phương của các nước thuộc OECD Rộnghơn, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra định nghĩa ODA bao gồm cả viện trợsong phương và đa phương và đề cập đến khía cạnh tài chính của ODA màkhông đề cập đến mục tiêu của ODA
Tựu chung lại, ODA được định nghĩa là các hoạt động viện trợ đầu tư bao gồmcác khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi củachính phủ, các tổ chức liên chính phủ,, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợpquốc, các tổ chức tài chính quốc tế nhằm giúp chính phủ các nước giải quyết cácvấn đề phát triển kinh tế xã hội
1.1.2 Phân loại các hình thức ODA và các nguồn cung cấp
Phân loại theo hình thức hoàn trả
- ODA không hoàn lại: Là hình thức các bên nhận không cần phải hoàn trảdưới bất kỳ hình thức nào, thường chiếm 25% tổng số vốn ODA
Trang 7- Viện trợ có hoàn lại: Nhà tài trợ cho bên vay một khoản tiền với mức lãisuất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.
- ODA cho vay hỗn hợp: các khoản ODA bằng tiền mặt hoặc hiện vật kếthợp một phần ODA vay ưu đãi theo yêu cầu của nhà tài trợ
Phân loại theo nguồn cung cấp:
- ODA song phương: Các khoản vay trực tiếp từ nước này tới nước kiathông qua hiệp định ký kết giữa hai chính phủ:
- ODA đa phương: là viện trợ của các nước phát triển thông qua các tổchức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, các tổ chứckhu vực như Liên minh châu Âu EU, Loại hình ODA này thường chỉchiếm 20% tổng số ODA và hình thành từ sự đóng góp của các thànhviên
Phân loại theo mục đích sử dụng:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: Gồm các khoản ODA để hỗ trợ ngân sách củachính phủ thông qua chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận hoặc hỗtrợ nhập khẩu, viện trợ hàng hóa
- Tín dụng thương mại: Tương tự như viện trợ hàng hóa nhưng có điềukiện ràng buộc
- Viện trợ chương trình: Nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký kết hiệpđịnh cho một mục đích tổng quát
- Viện trợ dự án : Nước nhận viện trợ phải có dự án cụ thể, chi tiết về cáchạng mục sẽ được sử dụng ODA
Phân loại theo điều kiện:
- ODA ràng buộc: Sử dụng ODA mà không bị ràng buộc bởi nguồn sửdụng hay mục đích sử dụng
- ODA có ràng buộc: ODA được ràng buộc bởi nguồn sử dụng và mục đích
sử dụng
6
Trang 8- , bên nhận chỉ được sử dụng vào những hãng mục hay mục đích cụ
thể đã được thỏa thuận.
- ODA ràng buộc một phần: Nước nhận viện trợ phải dành một phần ODAchỉ ở nước viện trợ( như mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng các dịch vụ ởnước cung cấp ODA), phần còn lại có thể sử dụng ở bất cứ đâu
1.1.3 Các đặc điểm của ODA
- Tính ưu đãi của vốn ODA: ODA có thời gian cho vay dài, có thời gian ânhạn dài ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và kém phát triển ODAthực chất là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong nhữngđiều kiện nhất định một phần tống sản phẩm quốc dân từ các nước pháttriển sang các nước đang phát triển
- Tính ràng buộc của ODA: ODA có thể có những ràng buộc rất khắt khe
về chi tiêu với các nước nhận Điều này có thể đến từ nhiều yếu tố nhưyếu tố chính trị, các yếu tố về mặt lợi ích kinh tế
Như vậy ODA không chỉ đơn thuần là những khoản viện trợ vô tư mà còn lànhững công cụ nhằm kiếm những lợi ích về mặt kinh tế và chính trị Điều nàyđòi hỏi các quốc gia phải có những tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo nhữngquyền lợi lâu dài cho nước mình
CHƯƠNG II: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt
Nam sau năm 2020 2.1 Tình hình thu hút vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 2.1.1 Chính sách của Việt Nam về thu hút ODA
Nhận thức được rằng ODA là một nguồn lực có ý nghĩa quan trọng từ bênngoài và xuất phát từ xu hướng vận động và những ưu tiên của nhà tài trợ, chínhphủ Việt Nam luôn coi trọng và quan tâm đến việc huy động các nguồn ODA.Trước hết, để duy trì lòng tin đối với các nhà tài trợ nhằm duy trì các nguồncung cấp ODA đang khai thác, chính phủ Việt Nam đã ban hành và hoàn thiện
Trang 9nhiều chính sách và văn bản pháp lý điều tiết các hoạt động liên quan đến ODA.Nhiều chính sách quan trọng được ban hành như:
Việc thực hiện thành công Đề án ODA 2011 - 2015 đã đóng góp tích cực
và có hiệu quả vào việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 Ngày 17/2/2016, chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 251/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụngnguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016
- 2020” Để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020
do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra, Đảng và Nhà nướcchủ trương dựa vào sức mình là chính, đồng thời tích cực và chủ động huy độngcác nguồn vốn ngoài nước, trong đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và vốn vay ưu đãi tiếp tục có vai trò quan trọng Do vậy, một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm là phải tập trung cao độ để hoàn thành các chươngtrình, dự án này theo đúng tiến độ và thời hạn cam kết, đưa các công trình vàokhai thác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
Chính phủ đã xây dựng và hoàn thiện các nghị định hướng dẫn Luật quản
lý nợ công (2017) Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, đảm bảo việc thựcthi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản
lý nợ công; Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tàichính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô; Việc phân bổ và sửdụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả; Bảo đảm tính minh bạch trongquản lý nợ công
Ngày 6/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số1489/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốnODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020,tầm nhìn 2021-2025 trên cơ sở Báo cáo cập nhật định hướng thu hút, quản lý và
sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi giai đoạn2018-2020 và tầm nhìn 2021- 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để định hướng
8
Trang 10cho công tác thu hút và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong bối cảnh mới, đảm bảo tính đồng bộ, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong bối cảnh tình hìnhkinh tế có nhiều thay đổi, góp phần tăng tính hiệu lực và hiệu quả trong lĩnh vựcnày Quốc hội cũng ban hành Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 có hiệu lực từ01/01/2020, trong đó có các quy định về vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi.Mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày25/5/2020 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốnvay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thay thế cho Nghị định số 16/2016/NĐ CP
và Nghị định số 132/2018/NĐ- CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợnước ngoài Các thông tin về chính sách hợp tác, lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợnước ngoài sẽ được công bố công khai trên Hệ thống Cổng thông tin điện tử củaChính phủ Đây được cho là một quy định mới có ích cho chủ dự án, người sửdụng vốn, giúp họ nắm bắt thông tin nhanh chóng, đảm bảo tính công khai,minh bạch trong quá trình quản lý nguồn vốn
Bên cạnh đó, để tăng lượng nhận viện trợ Việt Nam cũng đã chủ động tìmkiếm các nguồn cung cấp ODA, tăng cường, mở rộng quan hệ với các quốc gia,
tổ chức quốc tế, chủ động đưa ra những khó khăn, những lĩnh vực cần được hỗtrợ với các nhà tài trợ và đưa ra những cam kết trong việc quản lý và sử dụngvốn của các nhà tài trợ
Ngoài ra, chính sách thu hút ODA của Chính Phủ là ưu tiên sử dụng vốnODA cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởnggắn với phát triển bền vững, nhất là các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại
tệ trong trung và dài hạn để tăng cường năng lực trả nợ của quốc gia, ví dụ: các
dự án giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng (giao thông, đô thị thông minh, nănglượng sạch và năng lượng tái tạo ), phát triển nông nghiệp thông minh (thủylợi, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, điện khí hóanông nghiệp ), kích thích các ngành hoặc hoạt động xuất khẩu, các dự án đổi
Trang 11mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ Ưu tiên các dự án có tính chất hàng hóacông cộng, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, có hiệu ứng lan tỏa nhưthích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, côngnghệ, kỹ năng.
2.1.2 Tổng quan thực trạng thu hút ODA
Nhiều năm qua, dòng vốn ODA chảy vào Việt Nam là một trong nhữngnguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiệnnguồn lực trong nước còn nhiều hạn chế Nguồn vốn ODA vào Việt Nam theo 3hình thức là vốn viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 10-12 % tổng vốn ODA
và vốn vay ưu đãi, vốn vay với ưu đãi chiếm khoảng 80% và ODA hỗn hợpchiếm 8-10% Vốn vay ODA ưu đãi vào nước ta có xu hướng ngày càng tăng vàchiếm tỷ trong lớn so với tổng ODA viện trợ
Từ năm 2016 đến 2020 vốn ODA có xu hướng giảm dần, đến năm 2019giải ngân 1.654 tỷ USD và đến 2020 giải ngân 424 tỷ USD, mức rất thấp so vớinhững năm trước đó, vì Việt Nam đã thoát ra khỏi các nước có thu nhập thấp,trở thành nước có thu nhập trung bình nên tính chất ưu đãi của vốn ODA giảmđáng kể
Trong giai đoạn 2015-2019, ODA vay chiếm 77,8% tổng ODA giải ngân.Trong đó có 3 năm từ 2015 - 2017, vốn vay ODA luôn chiếm trên 80% tổng sốvốn ODA Ở giai đoạn này, nguồn vốn ODA thu hút vào Việt Nam sụt giảm khámạnh từ 3,167 tỷ USD xuống còn 1,905 tỷ USD, tỷ lệ giảm tương đương34,58%
Đồng thời, đóng góp của ODA trong tổng đầu tư phát triển cũng như đầu
tư từ NSNN cũng trong xu hướng giảm Tỷ lệ vốn ODA/GDP giảm một nửa từ2,9% trong giai đoạn 2011-2015 còn 1,5% trong giai đoạn 2016-2019 Tương
tự, tỷ lệ ODA/Tổng đầu tư phát triển giảm từ 8,8% giai đoạn 2011-2015 xuốngcòn 4,7% giai đoạn 2016-2019 Đóng góp của ODA và vốn vay ưu đãi trongtổng vốn đầu tư từ NSNN cũng đã giảm từ 38,8% (2011-2015) xuống còn
10
Trang 1227,3% (2016-2020) Tỷ lệ vốn ODA, vốn vay ưu đãi trong tổng đầu tư pháttriển, đầu tư từ NSNN và trong GDP giai đoạn 2011-2015 và 2016-2019.Trong giai đoạn 2016-2020, huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 12,553
tỷ USD, trong đó vốn vay là 12,04 tỷ USD (vay ODA: 9,169 tỷ USD, vay ưuđãi: 2,871 tỷ USD), viện trợ không hoàn lại là 513 triệu USD Việt Nam đang lànước tiếp nhận nguồn vốn ODA nhiều nhất trong khối các nước ASEAN, với tỷtrọng ODA/GDP ở mức cao, 3% GDP trong những năm 2000-2010 và khoảng2% GDP năm 2011-2019, so với mức chưa đến 1% GDP ở các nước ASEANkhác
Dòng vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng giảm đáng kể (đặc biệt khiViệt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp vào năm 2010) và trở nên ít
ưu đãi hơn khi Việt Nam “tốt nghiệp” vốn viện trợ chính thức của Hiệp hội pháttriển quốc tế - IDA (7/2017) và của Quỹ phát triển châu Á - ADF (1/1/2019).Điều đó có nghĩa là Việt Nam không còn nhận được các khoản vay vốn ưu đãi
từ IDA của WB mà phải chịu các khoản vay kém ưu đãi, dần tiến tới vay theođiều kiện thị trường Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng xếp Việt Namvào nhóm B, nhóm đối tượng vay hỗn hợp chứ không thuộc diện chỉ nhận đượccác khoản vay ưu đãi Đây là một thách thức không nhỏ trong việc thu hút và sửdụng nguồn ngoại lực này
Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nghiêmtrọng của dịch bệnh Covid-19, Việt Nam cũng là một trong số các quốc gianhững quốc gia được tiếp nhận các khoản viện trợ nhằm ứng phó với đại dịchCovid-19 Cụ thể, ngày 2/5, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J Kritenbrinkcông bố Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ(USAID), sẽ hỗ trợ thêm 5 triệu USD để giúp giảm thiểu
tác động của đại dịch COVID-19 tới nền kinh tế Việt Nam Bên cạnh đó, Ngânhàng thế giới đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoản viện trợ trị giá 6,2triệu USD đã được ký tiếp nhận vào cuối tháng 7/2020
Trang 13Các khoản hỗ trợ này được sử dụng để cung cấp những nguồn lực cầnthiết nhất, bao gồm hỗ trợ sự phục hồi của khu vực tư nhân thông qua tăngcường tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp; nâng cao năng lực hỗ trợ doanhnghiệp trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh; và phối hợp với các bên liên quancủa Chính phủ Việt Nam để đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ ViệtNam.
Ngoài ra, là các khoản viện trợ cho Việt Nam nhằm ứng phó với tình hình
lũ lụt miền Trung xảy ra nghiêm trọng Cụ thể, vào ngày 17-10, Đại sứ Mỹ tạiViệt Nam Daniel J Kritenbrink công bố khoản viện trợ ứng phó thiên tai banđầu trị giá 100 nghìn USD để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo khẩn cấp tại cáccộng đồng dễ bị tổn thương ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bãoLinfa Khoản viện trợ này do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) trao choHội Chữ thập đỏ Việt Nam Ngân hàng phát triển Châu Á ADB cũng viện trợkhông hoàn lại cho chính phủ Việt Nam 2,5tr USD nhằm ứng phó với lũ lụt xảyra
Các khoản viện trợ ODA và vốn vay ưu đãi đã góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội và kịp thời hỗ trợ Chính phủ giải quyết những khó khăn của ViệtNam trong những thời điểm cấp bách như năm 2020 đầy biến động
2.1.3 Các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam
Việt Nam đã huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ gồm 28 nhà tài trợsong phương và 31 nhà tài trợ đa phương Trong đó, khoảng 80% nguồn vốnODA của Việt Nam được huy động từ 6 ngân hàng, gồm: Ngân hàng Thế giới(WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triểnPháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW)
2.1.3.1 ODA song phương
Nhật Bản
Nhật Bản chính thức có quan hệ viện trợ cho Việt Nam kể từ năm 1975nhưng đến năm 1979 bị đình chỉ Đến năm 1992, Nhật chính thức công bố nối
12
Trang 14lại viện trợ cho Việt Nam Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam (1992),Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam.
Năm 2015, nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản cung cấp choChính phủ Việt Nam đợt 1 tài khóa 2015 có trị giá 95,167 tỷ yên Số vốn nàyđược dành triển khai 4 dự án, trong đó có 3 dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xãhội là Dự án xây dựng đường bộ Cao tốc Bắc - Nam (đoạn Đà Nẵng - QuảngNgãi) trị giá 30 tỷ yên; Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng quốc tế Hải Phòng(Cảng Lạch Huyện) bao gồm phần hạ tầng cảng trị giá 32,287 tỷ yên và phầncầu, đường trị giá 22,88 tỷ yên, Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khíhậu chu kỳ VI (10 tỷ yên) Thông qua khoản ODA này, Nhật Bản muốn hỗ trợViệt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để Việt Namtăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế
Trong đợt 2, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục viện trợ ODA trị giá 172 tỷyên, nâng tổng mức ODA Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam trong năm 2015 lênmức 267 tỷ Yên Số tiền này được sử dụng tài trợ cho 3 dự án là Dự án đườngsắt đô thị TP.HCM tuyến số 01 (Bến Thành - Suối Tiên), Nhà máy Nhiệt điệnThái Bình, Dự án cải tạo môi trường nước TP.Hồ Chí Minh
Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ, đóng gópcủa Nhật Bản trong việc phát triển kết cấu hạ tầng GTVT với 43% vốn ODAcủa Nhật dành cho lĩnh vực giao thông Thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tếNhật Bản (JICA), Chính phủ Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Bộ GTVT triển khai
52 dự án với số vốn là 10.801 triệu USD Đến nay, 43 dự án đã hoàn thành vàđưa vào khai thác, 9 dự án khác đang được triển khai Các dự án do Nhật Bảntài trợ đều là các dự án quan trọng, có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp,
áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, khi đưa vào khai thác sử dụng đãđảm bảo yêu cầu về chất lượng và phát huy hiệu quả
Năm 2016, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ký với Chính phủnước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam các hiệp định vốn vay ODA vớitổng giá trị 166,124 triệu Yên Nhật Như vậy, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về
Trang 15hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam cho 3 dự án: Dự án xây dựng Tuyến đường sắt
đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên (III) (90.175 triệu Yên); Dự án Xây dựngNhà máy Nhiệt điện Điện Thái Bình và đường dây truyền tải điện (IV) (54.982triệu Yên); Dự án Cải tạo Môi trường Nước Tp HCM – Giai đoạn 2 (III)(20.967 triệu Yên)
Năm 2017, tổng giá trị vốn vay ODA cam kết đối với các dự án mới làkhoảng 61,8 tỷ yên (12.515 tỷ đồng) cho ba dự án; tổng giá trị vốn vay đã giảingân là 51,2 tỷ yên, trong đó giá trị ròng (net) là 18,3 tỷ yên Có năm dự án vốnvay ODA mới đã được ký kết với tổng giá trị vốn vay hơn 82,8 tỷ yên (tươngđương 16.768 tỷ đồng); tổng giá trị khoản vay đã giải ngân là 119,2 tỷ yên Vềviện trợ không hoàn lại, đã có một dự án mới được ký kết hiệp định viện trợkhông hoàn lại với tổng giá trị 1,8 tỷ yên
Năm 2018, do ảnh hưởng của chính sách hạn chế và quản lý nợ công, và
do chậm trễ về thủ tục hành chính v.v nên trong tài khóa vừa qua đã không có
dự án vốn vay ODA mới nào được cam kết, mặc dù các dự án này đều là những
dự án trọng điểm mà phía Việt Nam đã đề xuất và phía Nhật Bản đã chấp thuận
hỗ trợ JICA tiếp tục triển khai vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam với việc đặttrọng tâm vào 3 vấn đề: thúc đẩy các dự án đang thực hiện, tái khởi động các dự
án bị đình trệ như Dự án Đường sắt nội đô Hà Nội số 1 và 2, triển khai các dự
án đã được hai bên thông qua
Năm 2019, Việt Nam tiếp tục không có dự án vốn vay ODA mới nào vớiNhật Bản, (trong đó có 3 JICA tiếp tục triển khai vốn ODA tại Việt Nam với sốvốn khoảng 37,5 tỷ yên với 28 dự án đang triển khai, viện trợ không hoàn lại: 6
dự án đang triển khai dự án mới)
Năm 2020, có 28 dự án vốn vay ODA đang triển khai tại Việt Nam, 2 hiệp địnhvốn vay được ký kết JICA vẫn tiếp tục triển khai các dự án xây dựng thuộcnguồn vốn ODA
Hàn Quốc
14
Trang 16Hàn Quốc cũng là đối tác cung cấp ODA lớn thứ 2 của Việt Nam (sauNhật Bản) và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc.Viện trợ cho Việt Nam chiếm 20% tổng số viện trợ của Hàn Quốc cho các nước,trong đó 90% là vốn vay ODA và 10% là viện trợ không hoàn lại Hàn Quốc đã
hỗ trợ 1,2 tỷ USD vốn vay ưu đãi từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) chogiai đoạn 2012-2015; tháng 11/2017, hai bên đã ký Hiệp định tín dụng khungViệt Nam Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2020 với số vốn 1,5 tỷ USD Trong giaiđoạn 2016-2020, một số lĩnh vực được ưu tiên: phát triển nông thôn, y tế, hạtầng (giao thông, đô thị, cấp thoát nước), ứng phó biến đổi khí hậu và tăngtrưởng xanh, năng lượng, quản lý nhà nước Năm 2016, tổng ngân sách viện trợcủa KOICA dành cho Việt Nam là 31,5 triệu USD, trong đó 22,4 triệu USDdành cho 24 dự án đang được triển khai Ngày 08/11/2017, chính phủ Hàn Quốc
đã ký kết Hiệp định khung với Việt Nam cho các khoản tín dụng từ Quỹ hợp tácphát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) lên đến 1,5 tỷ USD vốn ODA cho giaiđoạn 2016 - 2020 Bộ GTVT phối hợp với EDCF thực hiện 5 dự án đầu tư côngtrung hạn giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn vay 428,86 triệu USD bao gồm: Dự
án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn – Nhơn Trạch, giai đoạn 1, Vànhđai 3 – TP HCM; Cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ (gồm hai Giaiđoạn 1, 2); Cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét; Cải tạo khu gian Hòa Duyệt– Thanh Luyện tuyến đường sắt Thống Nhất ODA Hàn Quốc có ý nghĩa rất lớntrong việc nâng cao năng lực và chất lượng hạ tầng giao thông, nhất là giaothông đường bộ ở Việt Nam Hai bên tiếp tục chuẩn bị và thực hiện các dự ánxây dựng cầu, đường, đường sắt, đường vành đai, hỗ trợ kỹ thuật
2.1.3.2 ODA đa phương
Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lànhững nhà tài trợ lớn nhất trong nhóm các nhà tài trợ đa phương Ngoài ra còn
có các nhà tài trợ đa phương khác: Cơ quan phát triển Pháp (AFD)
Ngân hàng thế giới ( WB )
Trang 17Từ khi nối lại quan hệ hợp tác với WB (năm 1993) đến năm 2020, WB đãtài trợ cho Việt Nam khoảng 25 tỷ USD (gồm cả vốn vay và viện trợ khônghoàn lại) Đến tháng 7/2017, Ngân hàng Thế giới (World Bank) sẽ tuyên bốchấm dứt ODA ưu đãi với Việt Nam và phải chuyển chủ yếu sang sử dụngnguồn vay kém ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường Nguồn vốnODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên
từ 2% - 3,5% Các dự án sử dụng vốn vay của WB giai đoạn 2017-2018 tậptrung vào các lĩnh vực thiết yếu như phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chấtlượng giáo dục đại học, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới, đầu tư pháttriển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnhhưởng bởi hạn hán ODA ưu đãi từ IDA bắt đầu giảm mạnh sau mức cao nhấtmọi thời đại là 1,38 tỷ đô la vào năm 2014, giảm xuống còn 915 triệu đô latrong 2015, 756 triệu USD năm 2016, 313 triệu USD năm 2017 và 0 USD năm
2018 Cho rằng Việt Nam đã tốt nghiệp từ IDA vào ngày 1 tháng 7 năm 2017,lần cuối cùng Chính phủ nhận được vốn ưu đãi từ IDA là trong nửa đầu năm
2017 IDA tiếp tục cung cấp các khoản vay cho Việt Nam trên cơ sở chuyểntiếp, nhưng những các khoản vay được cung cấp tại Ngân hàng Tái thiết và Pháttriển Quốc tế không ưu đãi (IBRD) điều khoản
16