Chúng em đã học được nhiều kỹ năng khác nhau từ khóa học Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử, bao gồm làm việc nhóm, hiểu sâu hơn về hoạt động, vận hành thiết bị hay các quy trình chí
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO HÀNG – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
TẠI SÀN TMĐT SHOPEE
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Lý Anh Phát - 205121146
Huỳnh Đức Vương – 205051420 GVHD: ThS Trương Thành Tâm
TP.Hồ Chí Minh – Tháng 8 Năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Thành Tâm - giảng viên bộ môn
đã giảng dạy và trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu về môn học Quản trị tác nghiệp Thương mại điện tử Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến bộ môn Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ để chúng em hoàn thành đồ án này Thầy đã nhiệt tình hỗ trợ chúng em hoàn thành đồ án cuối khóa này và hướng dẫn chúng em trong suốt khóa học Chúng em đã học được nhiều kỹ năng khác nhau từ khóa học Quản trị tác nghiệp thương mại điện
tử, bao gồm làm việc nhóm, hiểu sâu hơn về hoạt động, vận hành thiết bị hay các quy trình chính trong tác nghiệp thương mại điện tử
Trang 3BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Nhận xét:
Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
Những kết quả đạt được của tiểu luận:
Những hạn chế của tiểu luận:
TP.HCM, ngày 04 tháng 08 năm 2023
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4Mục lục
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
2.1 Giới thiệu chung về Thương Mại Điện Tử 2
2.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử 2
2.1.2 Vai trò của Thương mại điện tử 2
2.1.3 Một số khía cạnh chính của thương mại điện tử 3
2.2 Tổng quan về quản trị tác nghiệp TMĐT 3
2.2.1 Khái niệm quản trị tác nghiệp thương mại điện tử 3
2.2.2 Các loại hoạt động tác nghiệp TMĐT 3
2.2.3 Ý nghĩa tác động của quản trị tác nghiệp TMĐT 5
2.3 Giới thiệu Chung về các nội dung của quản trị tác nghiệp TMĐT 5
2.3.1 Định nghĩa và ý nghĩa của hoạt động giao hàng 5
2.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động giao hàng đối với sàn TMĐT Shopee 5
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG 6
3.1 Giới thiệu tổng quan sàn giao dịch TMĐT Shopee 6
3.1.1 Giới thiệu về Shopee 6
3.1.2 Chính sách vận chuyển của Shopee 9
3.2 Phân tích thực trạng hoạt động giao hàng tại sàn TMĐT Shopee 16
3.2.1 Mô tả tổng quan quy trình giao hàng shopee 16
3.2.2 Một số hình thức vận chuyển của Shopee 18
3.2.3 Một số đơn vị hợp tác giao hàng của Shopee 18
3.2.4 Đánh giá hiệu suất và chất lượng của hoạt động giao hàng 18
3.2.5 Các vấn đề và khó khăn gặp phải trong quy trình giao hàng 19
3.3 Nguyên nhân gây ra vấn đề trong hoạt động giao hàng 19
3.3.1 Phân tích nguyên nhân gây ra vấn đề trong hoạt động giao hàng 19
3.3.2 Tác động của các nguyên nhân đối với hoạt động kinh doanh và hài lòng của khách hàng 20
3.4 Giải pháp cải thiện hoạt động giao hàng tại sàn TMĐT Shopee 20
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
4.1 Kết luận 21
4.2 Kiến nghị 21
Trang 5Tài liệu tham khảo 22
Danh mục hình ảnh Hình 2.1 Các loại hoạt động tác nghiệp 4
Hình 3.1 Top 5 sàn TMĐT đa hang ngành hang 8
Hình 3.2 Top 5 sàn TMĐT ngành giao nhận Thực phẩm 8
Hình 3.3 Thị phần doanh thu các sàn TMĐT quý 1/2023 9
Hình 3.4 Quy trình giao hang Shopee 17
Hình 3.5 Đánh giá thực tế của khách hàng 19
Trang 6vụ của mình thì các công ty/tổ chức thì trước hết phải làm cho khách hàng của mình sự tin tưởng Vấn đề giao hàng cũng ảnh hưởng rất nhiều
Đó chính là lý do tại sao chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu này, nhằm Phân tích thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động giao hàng của Shopee và tìm hiểu những yếu tố quan trọng giúp họ đạt được thành công to lớn như hiện nay
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động giao hàng trên sàn thương mại điện tử Shoepe, bao gồm quy trình giao hàng, thời gian giao hàng, các vấn đề phát sinh trong quá trình giao hàng và đánh giá chất lượng dịch vụ giao hàng từ khách hàng
Xác định các vấn đề, thách thức và khó khăn mà Shopee gặp phải trong hoạt động giao hàng
Đề xuất các giải pháp cải thiện quy trình giao hàng, giảm thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ giao hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh sinh
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Tại trường đại học kinh tế tài chính Tp HCM từ 1/8/2023 đến 15/8/2023
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 7 Thu thập dữ liệu: Dữ liệu có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả dữ liệu từ Shopee và các thông tin từ khách hàng
Phân tích dữ liệu: Dữ liệu được phân tích để hiểu rõ trạng thái hoạt động giao hàng trên nền tảng Shopee
Tiến hành cuộc khảo sát: Một cuộc khảo sát có thể được tiến hành để thu thập ý kiến của khách hàng về hoạt động giao hàng trên sàn Shopee
•Phân tích kết quả: Kết quả từ cuộc khảo sát và phân tích dữ liệu sẽ được phân tích và đánh giá để xác định các vấn đề và chế độ trong hoạt động giao hàng trên nền tảng Shopee Các giải pháp cải thiện thiện chí cũng sẽ được đề xuất dựa trên kết quả phân tích
Đề xuất giải pháp: dựa trên kết quả phân tích và nhận định, các giải pháp cải thiện hoạt động giao hàng trên nền tảng Shopee sẽ được đề xuất
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giới thiệu chung về Thương Mại Điện Tử
2.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (e-commerce) là các giao dịch trao đổi diễn ra qua Internet chủ yếu bằng công nghệ số Các giao dịch trao đổi này bao gồm mua bán, trao đổi hoặc giao dịch hàng hóa, dịch vụ và thông tin Điều này bao gồm tất cả các hoạt động hỗ trợ giao dịch thị trường bao gồm tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, giao hàng và thanh toán Thuật ngữ "brick-andmortar business" thường được sử dụng để mô tả thương mại truyền thống hoặc thường xuyên (tức là giao dịch trao đổi không phải là thương mại điện tử)
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử bao gồm mọi giao dịch tài chính và thương mại bằng các phương tiện điện tử
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử chỉ bao gồm các hoạt động thương mại, được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông khác, đặc biệt là máy tính và Internet
Theo Nghị định 52 chính phủ ban hành 16/5/2013: “Hoạt động thương mại điện
tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác
2.1.2 Vai trò của Thương mại điện tử
Vai Trò của Thương mại điện tử là cầu nối thông minh và là công cụ giao tiếp giúp trao đổi dễ dàng giữa người mua và người bán mọi lúc mọi nơi Nó giúp việc mua sắm trở trên dễ dàng và tiện lợi Nhờ có thương mại điện tử mà nhu cầu mua sắm và trao đổi hàng hóa tăng trưởng nhanh
Bên cạnh vai trò thúc đẩy kinh doanh, thương mại điện tử cũng là yếu tố giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng thông qua việc đảm bảo khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ cần thiết một cách thuận tiện nhất và không cần tốn thời gian, chi phí đi lại Đây có
lẽ là một trong những lợi thế lớn nhất của mua sắm trực tuyến
Trang 82.1.3 Một số khía cạnh chính của thương mại điện tử
Các loại hình thương mại điện tử: Thương mại điện tử có thể chia thành nhiều loại, bao gồm thương mại điện tử người tiêu dùng (B2C), thương mại điện tử doanh nghiệp (B2B), thương mại điện tử người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C), và thương mại điện tử chính phủ (B2G)
Các phương thức thanh toán điện tử: Thương mại điện tử cung cấp nhiều phương thức thanh toán điện tử như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử, và các hình thức thanh toán trực tuyến khác
Các mô hình kinh doanh trực tuyến: Thương mại điện tử cho phép tổ chức kinh doanh hoạt động trực tuyến thông qua các mô hình như cửa hàng trực tuyến, thị trường trực tuyến, và mô hình đặt hàng trực tuyến (dropshipping)
Quản lý chuỗi cung ứng: Thương mại điện tử có vai trò quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng, từ việc tìm kiếm nhà cung cấp, đặt hàng, quản lý kho hàng, đến giao hàng và quản lý đơn hàng
Quảng cáo và tiếp thị trực tuyến: Thương mại điện tử cung cấp các công cụ tiếp thị trực tuyến như quảng cáo trên mạng, email marketing, và marketing trên mạng xã hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu
Bảo mật và quản lý rủi ro: An ninh thông tin và quản lý rủi ro là một phần quan trọng của thương mại điện tử, bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin thanh toán của khách hàng Thương mại điện tử đang ngày càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại Nó mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, như tăng cường tiện ích mua sắm, tiết kiệm thời gian và chi phí, mở rộng phạm vi kinh doanh và cung cấp khả năng tương tác trực tuyến toàn cầu
2.2 Tổng quan về quản trị tác nghiệp TMĐT
2.2.1 Khái niệm quản trị tác nghiệp thương mại điện tử
Quản trị tác nghiệp/hoạt động Thương mại Điện tử (TMĐT) là quá trình quản lý và thực hiện các hoạt động, tiến trình công việc và nghiệp vụ nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra trong 13 lĩnh vực TMĐT Nó tập trung vào quản lý và điều hành các chức năng của doanh nghiệp ứng dụng TMĐT để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tạo ra lợi nhuận
2.2.2 Các loại hoạt động tác nghiệp TMĐT
Tác nghiệp trong thương mại điện tử (TMĐT) có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm loại giao dịch, chức năng và quá trình Dưới đây là mô tả chi tiết và ví dụ về các loại tác nghiệp TMĐT dựa trên các tiêu chí này:
Trang 9Hình 2.1 Các loại hoạt động tác nghiệp
Dựa vào loại giao dịch:
B2B (Business-to-Business): Đây là loại tác nghiệp TMĐT diễn ra giữa các doanh
nghiệp Trong giao dịch B2B, một doanh nghiệp bán hàng hoặc dịch vụ cho một
doanh nghiệp khác
B2C (Business-to-Consumer): Loại tác nghiệp TMĐT này liên quan đến giao
dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng Trong giao dịch B2C, doanh nghiệp
bán hàng hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng
C2C (Consumer-to-Consumer): Đây là loại tác nghiệp TMĐT xảy ra giữa các
người tiêu dùng Trong giao dịch C2C, người tiêu dùng tự bán hoặc mua hàng hoặc
dịch vụ từ nhau 15 15 thông qua nền tảng TMĐT
Dựa vào chức năng:
Marketing: Tác nghiệp TMĐT liên quan đến hoạt động quảng cáo, tiếp thị và xây
dựng thương hiệu trực tuyến
Tài chính: Tác nghiệp TMĐT liên quan đến các hoạt động tài chính như thanh
toán trực tuyến, quản lý giao dịch và hệ thống thanh toán
Vận chuyển: Tác nghiệp TMĐT liên quan đến việc quản lý và vận chuyển hàng
hóa từ nguồn gốc đến khách hàng
Nhân sự: Tác nghiệp TMĐT liên quan đến quản lý nguồn nhân lực trong hoạt
động TMĐT, bao gồm tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên
Dựa vào quá trình:
Mua: Tác nghiệp TMĐT liên quan đến quá trình mua hàng hoặc dịch vụ từ nguồn
cung cấp
Dự trữ: Tác nghiệp TMĐT liên quan đến việc quản lý và duy trì kho hàng hoặc
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Bán: Tác nghiệp TMĐT liên quan đến việc bán hàng hoặc dịch vụ cho khách hàng
Sau bán: Tác nghiệp TMĐT liên quan đến các hoạt động hỗ trợ và dịch vụ sau khi
khách hàng đã mua hàng
Trang 102.2.3 Ý nghĩa tác động của quản trị tác nghiệp TMĐT
Sự ra đời của Internet vào các hoạt động do các quản lý tác nghiệp thương mại điện tử (OM) thực hiện đã đòi hỏi sự thay đổi gần như trong mọi việc mà một quản lý OM được yêu cầu thực hiện Ngay cả khi một công ty truyền thống không lựa chọn sử dụng bất kỳ mô hình kinh doanh điện tử nào, họ vẫn phải tương tác với các công ty đã
áp dụng Do đó, quản lý tác nghiệp thương mại điện tử không phải là một quyết định
tự do, mà là một yêu cầu đối với các quản lý OM muốn thành công trong hoạt động kinh doanh hiện đại
2.3 Giới thiệu Chung về các nội dung của quản trị tác nghiệp TMĐT
2.3.1 Định nghĩa và ý nghĩa của hoạt động giao hàng
Định nghĩa: Hoạt động giao hàng là quá trình chuyển giao hàng hóa từ nguồn cung cấp đến đích cuối cùng, thường là khách hàng hoặc địa điểm được chỉ định Nó bao gồm các hoạt động như đóng gói sản phẩm, vận chuyển, xử lý tài liệu liên quan, theo dõi và giao nhận hàng hóa Quá trình vận chuyển có thể do người bán trực tiếp giao đến cho người mua hoặc thông qua đơn vị vận chuyển trung gian để chuyển hàng đến người nhận
Ý nghĩa: Hoạt động giao hàng trong quản trị tác nghiệp TMĐT có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành giao dịch, đảm bảo chất lượng và an toàn, tạo trải nghiệm khách hàng tích cực, xây dựng lòng tin và độc quyền, cũng như cung cấp dữ liệu quan trọng cho quyết định kinh doanh
2.3.2 Tầm quan trọng của hoạt động giao hàng đối với sàn TMĐT Shopee
Hoạt động giao hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với một sàn thương mại điện tử như Shopee Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Shopee và sự hài lòng của khách hàng Dưới đây là một số tầm quan trọng của hoạt động giao hàng đối với Shopee:
Tạo trải nghiệm mua sắm tốt: Hoạt động giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy giúp khách hàng nhận được hàng hóa một cách thuận tiện và đúng hẹn Việc cung cấp dịch vụ giao hàng tốt giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng trên Shopee và tạo lòng tin vào nền tảng này
Tăng độ tin cậy và niềm tin của khách hàng: Một hệ thống giao hàng hiệu quả làm tăng niềm tin của khách hàng vào Shopee Khi khách hàng nhận được hàng hóa một cách nhanh chóng và an toàn, họ cảm thấy tin tưởng vào sự chuyên nghiệp của Shopee và sẽ có xu hướng mua sắm thường xuyên hơn trên nền tảng này
Xây dựng mối quan hệ với người bán: Hoạt động giao hàng là một phần quan trọng trong quan hệ giữa Shopee và người bán hàng Khi Shopee có thể cung cấp dịch vụ giao hàng tốt, họ tạo điều kiện thuận lợi cho người bán hàng để đạt được sự hài lòng của khách hàng và tăng doanh số bán hàng Điều này giúp tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa Shopee và người bán
Độc quyền và cạnh tranh: Hoạt động giao hàng tốt là một yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các sàn thương mại điện tử Khi Shopee có thể cung cấp dịch
vụ giao hàng nhanh chóng, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của khách hàng, họ
Trang 11có thể tạo sự khác biệt và thu hút được nhiều người mua sắm hơn so với các đối thủ cạnh tranh
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG
3.1 Giới thiệu tổng quan sàn giao dịch TMĐT Shopee
3.1.1 Giới thiệu về Shopee
Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á và Đài Loan Ra mắt năm 2015, nền tảng thương mại Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người dùng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh
• Sự phát triển nhanh chóng: Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện
tử phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á trong những năm gần đây Với cách tiếp cận mới mẻ và sự tập trung vào trải nghiệm người dùng, Shopee đã thu hút được hàng triệu người dùng và hàng nghìn nhà cung cấp trên khắp khu vực
• Ứng dụng công nghệ tiên tiến: Shopee sử dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo sự
tiện lợi và an toàn cho người dùng, bao gồm các tính năng như thanh toán trực tuyến, giao hàng nhanh chóng và theo dõi đơn hàng trực tuyến
• Chiến lược marketing đột phá: Shopee đã thực hiện nhiều chiến lược marketing
đột phá để thu hút người dùng, bao gồm các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và các
sự kiện trực tuyến đặc biệt như Shopee 11.11 Sale hay Shopee Tết Sale
• Tầm nhìn toàn cầu: Shopee là một công ty con của Sea Group, một tập đoàn công
nghệ đa quốc gia có trụ sở tại Singapore Với tầm nhìn toàn cầu, Shopee đang mở rộng hoạt động của mình sang các thị trường mới và đang trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh của các nền tảng thương mại điện tử lớn như Lazada và Tiki
• Điện tử và công nghệ: Shopee bán các sản phẩm điện tử và công nghệ như điện thoại
di động, máy tính bảng, laptop, máy ảnh, thiết bị gia dụng thông minh, v.v
• Sức khỏe và làm đẹp: Shopee cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp như mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, thực phẩm chức năng, v.v
• Thực phẩm và đồ uống: Shopee cung cấp các sản phẩm thực phẩm và đồ uống như thực phẩm tươi sống, đồ uống, thực phẩm chức năng, v.v
• Nhà cửa và đời sống: Shopee cung cấp các sản phẩm cho nhà cửa và đời sống như đồ nội thất, đồ gia dụng, đồ dùng cho văn phòng, v.v
• Voucher và dịch vụ: Shopee cũng cung cấp các voucher giảm giá và dịch vụ như đặt
vé máy bay, đặt khách sạn, v.v
Trang 12• Lịch sử hình thành và phát triển
Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore và trực thuộc công ty Sea trước đây là Garena (chủ sở hữu các thương hiệu như: Garena , Foody, Now, Airpay) ra đời từ năm 2015 và tại thời điểm hiện tại
đã có mặt trên tổng cộng 7 nước khu vực châu á gồm: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, và Philippines Nhà sáng lập Shopee là của tỷ phú Forrest Li – người được biết đến là người đối đầu với Alibaba Ít ai biết rằng công ty mẹ Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA, hay ở việt nam được biết đến nhiều nhất dưới tên công ty GARENA
• 2015: “Chào sân” tại 7 thị trường: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan,Indonesia, Việt Nam và Philippines
• 8/8/2016: Mở họp báo chính thức ra mắt tại Việt Nam sau 1 năm hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực thương mại điện tử
• 2017: Giới thiệu Shopee Mall ở 7 thị trường
• 2018: Tổng doanh thu của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô-la Mỹ với hơn 600 triệu giao dịch tại sàn
• 5/2018: Super Brand đầu tiên Tháng 5/2018, Shopee hợp tác cùng P&G giới thiệu Super Brand Day lần đầu tiên tại thị trường Indonesia Kể từ đó, Shopee tiếp tục tổ chức thêm hơn 70 Super Brand Day khác trong khu vực
• 11/2018: Blackpink là đại diện Thương hiệu khu vực đầu tiên trong đợt Sinh nhật Tại Việt Nam, Shopee phủ sóng khắp các tỉnh thành cả nước, ảnh hưởng mạnh mẽ đến thói quen mua sắm trên các website thương mại điện tử ở thời đại công nghệ 4.0 của người tiêu dùng hiện nay
• Vị thế
• Quý I năm 2021, Shopee thu hút 63,7 triệu lượt truy cập hàng tháng, dẫn đầu trong top các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam, gấp 1,5 lần cùng kỳ năm 2020 Sự phát triển nhanh chóng này là một phần tất yếu trong nền thương mại điện tử “trăm
tỷ đô” của Đông Nam Á, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho nền kinh tế hậu 19.Trong quý II, sàn TMĐT đa ngành Shopee Việt Nam đánh dấu quý thứ 12 dẫn đầu về lượt truy cập website với 73 triệu lượt truy cập, tăng 9,2 triệu so với quý I Trong khi đó, lượt truy cập của Lazada tăng nhẹ (20,4 triệu) và Tiki, Sendo giảm nhẹ (17,2 và 7,9 triệu)
Covid-• Với sự phát triển đa dạng về nhiều mặt: Shopee Mall, Shopee Mart, ShopeeXpress đã đem lại lợi nhuận lớn cho shopee trong thời gian đại dịch Covid vẫn đang tiếp tục hoành hành Cụ thể trong quý III năm 2021 Shopee đã có sự tăng trưởng vượt bậc, doanh thu thương mại điện tử tăng 173,3% lên 618,7 triệu USD, tổng giá trị hàng hóa (GMV) tăng 102,7% lên 9,3 tỷ USD theo số liệu của công ty mẹ
• Năm 2022, Shopee tiếp tục giữ vị trí đầu Bảng xếp hạng với điểm tổng điểm (total score) gấp 1,7 lần so với đơn vị xếp vị trí thứ 2 là Lazada Cụ thể, Shopee nổi bật với
Trang 13các chương trình Minigame “Gieo tương tác - Gặt Voucher” (hơn 2,5 triệu lượt tương tác) và Minigame “Chỉ cần tương tác - Xu xịn để Shopee lo” (hơn 2 triệu lượt tương tác)
Hình 3.1 Top 5 sàn TMĐT đa hang ngành hang
• Đối với top 5 sàn TMĐT ngành giao nhận thực phẩm và đồ uống phổ biến nhất mạng
xã hội tháng qua, Shopee Food đã tăng 4 bậc để trở thành đơn vị dẫn đầu Trong tháng qua, Shopee Food có một số Minigame nhận về lượt tương tác khủng như “Kể tên thương hiệu - Fresh tặng voucher 1 triệu” (hơn 276.000 lượt tương tác)
Hình 3.2 Top 5 sàn TMĐT ngành giao nhận Thực phẩm
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG