Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời đại công nghệ số.. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU C
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
-*** -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đinh Diễm Thư
Mã sinh viên : 2412150291
Số thứ tự : 76
Lớp tín chỉ : TRIH114
Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Thị Trang
Hà Nội, 12/2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
NỘI DUNG 4
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 4
1 Phép biện chứng duy vật 4
1.1 Chủ nghĩa duy vật 4
1.2 Phép biện chứng duy vật 4
2 Nguyên tắc toàn diện theo Chủ nghĩa Mác-Lênin 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.2 Nội dung của nguyên tắc toàn diện 5
2.3 Bàn luận 6
II VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 8
1 Khái niệm kinh tế đối ngoại và tính tất yếu của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại 8
1.1 Khái niệm kinh tế đối ngoại 8
1.2 Tính tất yếu của việc mở rộng kinh tế đối ngoại 9
2 Thực trạng hoạt động kinh tế đối ngoại Việt Nam hiện nay và vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối ngoại Việt Nam 10
2.1 Thành tựu 10
2.2 Hạn chế tồn tại hiện nay 11
2.3 Vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối ngoại Việt Nam 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu bước tiến lớn trong hội nhập kinh tế toàn cầu Qua hơn một thập kỷ, Việt Nam không chỉ khẳng định vị thế trong sân chơi thương mại quốc tế
mà còn nhận thức rõ điểm mạnh và yếu của nền kinh tế trong nước Tuy nhiên, cùng với
cơ hội, các cấp chính quyền và doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với sức ép cạnh tranh khốc liệt từ thị trường quốc tế
Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, chịu tác động mạnh mẽ từ những biến động chính trị, kinh tế và khoa học công nghệ toàn cầu Sự phát triển của lĩnh vực này không chỉ đóng vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định với nền kinh tế quốc gia
Do đó, cần tiếp cận toàn diện, nhận diện mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố
để xây dựng chiến lược kinh tế đối ngoại hiệu quả
Nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật cung cấp phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề trên, giúp nhận thức đúng đắn về thực tiễn và đưa ra giải pháp phù hợp với bối cảnh hiện tại và yêu cầu phát triển Chính vì lẽ đó, ta phải tiếp cận quan điểm về kinh tế đối ngoại dựa trên quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
Mác-Lênin Vì thế, em lựa chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện
chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối ngoại”
Đề tài tập trung nghiên cứu sự vận dụng quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời đại công nghệ số Qua
đó đề xuất được những phương hướng và giải pháp cho lĩnh vực kinh tế, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển bền vững Do thời gian có hạn và khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế, bài tiêu luận của em sẽ không thể tránh khỏi
những sai sót Em rất mong nhận được sụ góp ý và điều chỉnh của TS Đào Thị Trang để
bài nghiên cứu được hoàn thiện và chính xác hơn
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Trang 4II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Làm rõ vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc toàn diện trong phép biện chứng duy vật đối với hoạt động kinh tế đối ngoại Phân tích thực trạng và cách vận dụng nguyên tắc này trong các chiến lược kinh tế đối ngoại ở Việt Nam.Đồng thời, đề xuất những định hướng
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động kinh
tế đối ngoại
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận về nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật Đánh giá thực trạng vận dụng nguyên tắc toàn diện trong hoạt động kinh tế đối ngoại tại Việt Nam, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân Đề xuất các giải pháp vận dụng nguyên tắc toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong bối cảnh mới
Trang 5NỘI DUNG
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1 Phép biện chứng duy vật
1.1 Chủ nghĩa duy vật.
Chủ nghĩa duy vật là một trong hai trường phái lớn của triết học Những nhà duy vật cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức của con người Học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật, giải thích mọi hiện tượng của thế giới này bằng các nguyên nhân vật chất - nguyên nhân tận cùng của mọi vận động của thế giới này là nguyên nhân vật chất
Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật chất phác: Đây là hình thức ban đầu, coi vật chất là thứ nhất, nhưng đồng nhất vật chất với một số chất cụ thể, mang tính trực quan và ngây thơ, không phản ánh đầy đủ bản chất của thế giới
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Phát triển trong giai đoạn từ thế kỷ XV đến XVIII, chủ nghĩa này nhìn nhận thế giới như một cơ thể máy móc, các bộ phận tĩnh tại và biệt lập, thiếu sự kết nối động và sự phát triển
Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Được xây dựng bởi C Mác và Ph Ăngghen, chủ nghĩa này khắc phục những hạn chế của các hình thức trước và coi vật chất là cơ sở của mọi sự vật, với sự vận động, phát triển và mối liên hệ biện chứng giữa các hiện tượng trong thế giới
1.2 Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng phương pháp luận khoa học
Theo Friedrich Engles: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
Trang 6Theo V.I.Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó và ông cũng cho rằng: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đên tất cả các mặt của mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó.””
Như vậy, phép biện chứng duy vật là sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, giữa lý luận nhận thức và logic biện chứng, được chứng minh bằng sự phát triển của khoa học tự nhiên trước đó Là phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn để giải thích cho quá trình phát triển của sự vật và nghiên cứu khoa học Phép biện chứng duy vật gồm ba nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc toàn diện; nguyên tắc lịch sử cụ thể; nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn
2 Nguyên tắc toàn diện theo Chủ nghĩa Mác-Lênin
2.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý của phép biện chứng về mối liên
hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng
Theo chủ nghĩa Mác- Lênin, các sự vật, hiện tượng trên thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng chỉ bộc lộ thông qua sự qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay
sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng
Nguyên lý này được dựa trên khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ
sở của mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới
dù đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu thì chúng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất
Mối liên hệ chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau Mối liên hệ phổ biến chỉ các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau chứ không tách biệt nhau
Trang 72.2 Nội dung của nguyên tắc toàn diện
Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn sau:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống
nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và
“quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức là trong chỉnh thể thống nhất của “tổng hòa những quan hệ muôn ver của sự vật ấy với những sự vật khác”
Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và
nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng
Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức là cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng
trongquá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai
Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn
trải,không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép
vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến)
2.3 Bàn luận
Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải nhận thức được sự vật chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Cùng một sự vật, xuất phát từ nhu cầu khác nhau chủ thể sẽ phản ánh những mặt khác nhau của sự vật và do vậy, nó biểu hiện ra là những cái khác nhau Nhận thức đó sẽ giúp chúng ta tránh được sự tuyệt đối hoá,
gì đó đã có về sự vật và xem đó là chân lí cuối cùng không thể bổ sung, không mở rộng Xem xét toàn diện tất cả các mặt của những mối quan hệ của sự vật đòi hỏi phải chú
ý đến sự phát triển cụ thể của các quan hệ đó Chỉ có như vậy chúng ta mới thấy được vai
Trang 8trò của các mặt trong từng giai đoạn cũng như của toàn bộ quá trình vận động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật V.I.Lênin viết: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó, chứ không phải lấy một mẩu ở chỗ này, một mẩu ở chỗ kia” Như vậy xem xét toàn diện nhưng không bình quân dàn đều mà có trọng tâm, trọng điểm; phải tìm
ra vị trí từng mặt, từng yếu tố, từng mối liên hệ ấy trong tổng thể của chúng; phải từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái chủ yếu nhất, bản chất nhất, quan trọng nhất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện Quan điểm phiến diện chỉ thấy một mặt mà không thấy mặt khác, hoặc giả chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan, dàn đều, không thấy được bản chất của sự vật Quan điểm nàycuối cùng rơi vào thuật nguỵ biện và chủ nghĩa chiết trung Chủ nghĩa chiết trung cũng tỏ ra chú đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật nhưng lại không biết cách rút ra mặt bản chất, mối liên
hệ căn bản của sự vật, xem xét mộtcách bình quân, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, tạo thành một mớ hỗn tạp các sự kiện, cuối cùng sẽ lúng túng, mất phương hướng và bất lực trước chúng
Trong tác phẩm “Lại bàn về công đoàn ”, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Sai lầm của
Bukharin về mặt lý luận - trong trường hợp này về mặt nhận thức luận - là đã thay thế phép biện chứng bằng chủ nghĩa chiết trung” Điều đó làm cho Bukharin lúng túng mất phương hướng và rơi vào chủ nghĩa công đoàn Còn “Sai lầm của Trốtxki là tính phiến diện, sự thiên lệch, thổi phồng, ngoan cố” V.I.Lênin cho rằng: “Nếu cứ giữ mãi sai lầm đó, thì kết quả không phải là cái gì khác hơn là một thiên hướng công đoàn chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa cộng sản” Thuật nguỵ biện cũng để ý đến nhiều mặt nhiều mối liên hệ khác nhau của sự vật nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất Cả chủ nghĩa chiết trung lẫn thuật nguỵ biện đều là những biểu hiện của phương pháp luận sai lầm trong xem xét các sự vật, hiện tượng Vạch rõ đặc điểm của chủ nghĩa chiết trung và phép nguỵ biện khác với phép biện chứng, V.I.Lênin viết: “Tính linh hoạt toàn diện, phổ biến của các khái niệm, áp dụng một cách chủ quan bằng chủ nghĩa chiết trung và nguỵ biện Tính linh hoạt áp dụng một cách khách quan nghĩa là phản ánh tính toàn diện của quá trình vật chất và sự thống nhất của quá trình đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản ánh chính xác sự phát triển vĩnh viễn của thế giới ”
Trang 9Trong bối cảnh quốc tế cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 của thế kỉ XX, khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ và tan vỡ, chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào khủng hoảng và thoái trào, một số nước tư bản lại có bước phát triển mới
về lực lượng sản xuất Trong bối cảnh đó, lối xem xét phiến diện, một chiều sẽ làm người
ta dễ hoang mang dao động, phủ nhận tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận nội dung và tính chất của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Rõ ràng nguyên tắc toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn đều, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng đó; nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó Từ những phân tích trên cho thấy, lôgíc của quá trình hình thành quan điểm toàn diện trong nhận thức, xem xét sự vật sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu
về cái toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ cụ thể của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó, và cuối cùng đi tới khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật Từ nguyên tắc toàn diện trong nhận thức, chúng ta đi đến nguyên tắc đồng bộ trong hoạt động thực tiễn Nguyên tắc này đòi hỏi muốn cải tạo sự vật, hiện tượng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật Song trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt Nghĩa
là phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” trong cải tạo sự vật
II VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM
1 Khái niệm kinh tế đối ngoại và tính tất yếu của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
1.1 Khái niệm kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia Nó phản ánh các quan hệ kinh tế mà một quốc gia thiết lập với các quốc gia khác và các tổ chức kinh tế quốc tế, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế trong nước, tăng cường sự hội nhập và thúc đẩy vị thế của mình trên trường quốc tế Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, kinh tế đối ngoại được hiểu là:
Trang 10“Tổng thể các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, và hợp tác đầu tư mà một quốc gia thiết lập với các quốc gia khác và các tổ chức kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu”
Hoạt động kinh tế đối ngoại bao gồm nhiều lĩnh vực như thương mại quốc tế (xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ), đầu tư quốc tế (bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI, và đầu tư gián tiếp - FPI), tài chính quốc tế (các giao dịch ngoại hối, vay vốn, và hợp tác tài chính quốc tế), cũng như tham gia vào các tổ chức và hiệp định thương mại quốc tế Những hoạt động này gắn liền với việc thúc đẩy năng lực sản xuất trong nước, cải thiện vị thế kinh tế của quốc gia và đóng góp tích cực vào quá trình toàn cầu hóa
1.2 Tính tất yếu của việc mở rộng kinh tế đối ngoại
Sự phát triển của toàn cầu hóa kinh tế đã làm tăng tính tất yếu của việc mở rộng kinh
tế đối ngoại Trong bối cảnh hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại độc lập và tách rời khỏi nền kinh tế thế giới Sự hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu, buộc mỗi quốc gia phải mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại để không bị tụt hậu, đồng thời tận dụng các cơ hội phát triển từ thị trường quốc tế
Ngoài ra trong vài thập kỉ gần đây, sự tiến bộ đột phá của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và tác động của nó đã khiến cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra một môi trường kinh doanh toàn cầu, mà trong đó lực lượng sản xuất và dịch vụ không còn bị giới hạn bởi biên giới quốc gia Các tiến bộ trong truyền thông, năng lượng, và công nghệ thông tin đã mở ra cánh cửa cho việc tích hợp các chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm trên khắp thế giới
Sự tích hợp của cách mạng khoa học và công nghệ còn thúc đẩy sự đổi mới và phát triển kinh tế toàn cầu Các quốc gia có thể tận dụng những lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực công nghiệp cao cấp, và đồng thời, những quốc gia có kinh nghiệm sản xuất giá trị gia tăng có thể chia sẻ kiến thức và kỹ năng với những đối tác trên khắp thế giới
Ngoài ra, nhu cầu phát triển kinh tế trong nước cũng là một trong những lý do quan trọng thúc đẩy mở rộng kinh tế đối ngoại Hoạt động này không chỉ giúp tăng cường xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế mà còn góp phần thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ lao động