TÓM TẮTĐề án “Các yếu tố tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thanh long của nông hộ tại huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận” được thực hiện ở huyện Bắc Bình, tỉnhBình Thuận từ tháng 3/2023 đến
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
Fie 28 28 28 2k 8 28 2 2 2s 2 OI 2 28 OK 28 33k OK OK OR OK OK
BUI ANH TUAN
CAC YEU TO ANH HUONG DEN HIEU QUA SAN XUAT
THANH LONG CUA NONG HO TAI HUYEN
BAC BÌNH TINH BÌNH THUẬN
DE AN TOT NGHIỆP THẠC SY QUAN LÝ KINH TE
Thanh phé H6 Chi Minh, Thang 3/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
Fie 28 28 28 2k 8 28 2 2 2s 2 OI 2 28 OK 28 33k OK OK OR OK OK
BUI ANH TUAN
CAC YEU TO ANH HUONG DEN HIEU QUA SAN XUAT
THANH LONG CUA NONG HO TAI HUYEN
BAC BÌNH TINH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế
Trang 3CÁC YEU TO ANH HUONG DEN HIỆU QUA SAN XUẤT
THANH LONG CUA NONG HO TAI HUYEN
BAC BINH TINH BÌNH THUAN
BUI ANH TUAN
Hội đồng cham đề án tốt nghiệp:
1 Chủ tịch: TS NGUYEN NGOC THUY
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
2 Thư ký: TS TRAN MINH TAM
Học Viện Chính Trị Khu Vực II
3 Ủy viên: TS LÊ CÔNG TRU
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Trang 4Quá trình công tác: Từ năm 2006 đến nay công tác tại Sở Xây dựng tỉnh Bình
Thuận; chức vụ chuyên viên.
Tháng 12 năm 2021 theo học Cao học ngành Quản lý kinh tế tại trường Đại học
Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Dia chỉ liên lạc: Tổ 8, thôn Xuân Phú, xã Phong Nam, thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận.
Điện thoại: 0918518118.
Email: anhtuan76512@gmail.com.
il
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác
Học viên
Bùi Anh Tuấn
11
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề án thạc sĩ, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ rất nhiều từ cơ sở đào tạo, cơ quan công tac, gia đình, bạn bẻ và đồng
nghiệp; đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn, diều dắt tận tình của thầy - TS ĐặngMinh Phương và thầy - TS Hoàng Hà Anh Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:
- Thay - TS Đặng Minh Phương và thay - TS Hoàng Hà Anh, người trực tiếp
hướng dẫn khoa học đã hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tàinghiên cứu này.
- Quý thầy, cô và cán bộ quản lý Khoa kinh tẾ, Phòng đảo tạo Sau Đại học
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôitrong thời gian học tập, nghiên cứu va thực hiện đề tài
- Các nông hộ ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đã tạo điều kiện và giúp đỡtôi trong công tác thu thập số liệu dé hoàn chỉnh dé án này
- Các cơ quan: Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Bình, Hội Nông dânhuyện Bắc Bình và các cơ quan, ban, ngành đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này
- Gia đình, đồng nghiệp và những người bạn đã luôn động viên tôi trong quá
Trang 7TÓM TẮT
Đề án “Các yếu tố tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thanh long của nông
hộ tại huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận” được thực hiện ở huyện Bắc Bình, tỉnhBình Thuận từ tháng 3/2023 đến tháng 12/2023 với mục đích đánh giá và phântích hiệu quả sản xuất thanh long
Đề tài đã điều tra chọn mẫu 120 vườn thanh long tại 3 xã Phan Thanh, Phan RíThành và Hồng Thái, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận và số liệu thứ cấp được tổnghợp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng, ban chức năng của UBNDhuyện Bắc Bình, sách và tạp chí chuyên ngành Các số liệu được tổng hợp và xử lýbang phần mềm Microsoft Excel, IBM SPSS
Các chỉ tiêu phân tích đầu tư như NPV, IRR, PP được sử dung dé đánh giá hiệuquả đầu tư của vườn thanh long
Sử dụng phương pháp phân tích hồi qui chỉ ra rằng tăng đầu tư phân vô cơ, tăng
đầu tư phân hữu cơ làm tăng năng suất thanh long một cách bền vững hơn Áp dụngham sản xuất Cobb — Douglas đề tài đã tính được các mức phân bón, công lao động,
lượng nước tưới, lượng thuốc BVTV, kích thích tăng trưởng tối ưu dé đạt được hiệuquả tối đa cho sản xuất thanh long
Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất các hàm ý nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất thanh long ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Trang 8The study titled "Factors Affecting Dragon Fruit Production Efficiency of
Farmers in Bac Binh District, Binh Thuan Province" was conducted in Bac Binh
District, Binh Thuan Province from March 2023 to December 2023 The purpose of
the study was to evaluate and analyze the efficiency of dragon fruit production.
The study investigated and selected a sample of 120 dragon fruit gardens in
three communes: Phan Thanh, Phan Ri Thanh, and Hong Thai, Bac Binh District,
Binh Thuan Province Secondary data was compiled from functional departments of
the Department of Agriculture and Rural Development, Bac Binh District, specialized
books, and magazines The data were compiled and processed using Microsoft Excel
and IBM SPSS software.
Investment analysis criteria such as NPV, IRR, and PP were used to evaluate
the investment efficiency of dragon fruit gardens Regression analysis was employed
to show that increasing investment in inorganic fertilizer and organic fertilizer leads
to a more sustainable increase in dragon fruit productivity By applying the
Cobb-Douglas production function, the study calculated the optimal levels of fertilizer,
labor, irrigation water, pesticides, and growth stimulants to achieve maximum
efficiency in dragon fruit production.
Based on the research results, the study proposes management implications to
improve dragon fruit production efficiency in Bac Binh District, Binh Thuan
Province.
vi
Trang 9MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
eS 1
LY LỊGH: C4, THAN oan gang nni21124 680103 161)33000060388G104REELIGEXIS144458G8461086003388SĐSRI2/ 0009033088 il
LOD CAM GOAN eee 11
ei CaO ÌlSeccotgtit6gp65000XES0EE-GHIEHGSEHGEDGHAEIEEEGSSEREEGBIĂNGERGISEGSIGMRÿSGĐiEiQlSGoiNEEÔNg Hi SAnE IV
TT —ằ—-— -ằ ắ -ằ-ằẽằằẽR=-‹ V
MUG [0G vecrsccecenceseaseemeoencexcommanneunaseni ances maeeaisanenanr eS Vil
Danh sách các chữ viết tit cccccccccccccessescessessessessessessessessessessesseseessesseseeseessesaeeaeees x
Danse hatae! Dang sss sscscaysce scars eames easeatneses robe EE Ramee x1
IDE aecte Mme eN iil | eee Xi
I tcc ern |Chương 1 TONG QUAN -2-©2-©222222222222E2232523231232112321212112121 212 xe 51.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây - 2 2¿22z+2s+z++2xz2z+zzxzzx+zzzzzee 51.2 Tổng quan về dia bàn nghiên cứu -2¿22©72+22222E2EE2EE2EEZEE2EEzrxrzrxsree §1⁄3.1, Đặy điểm tự HhÌỄN cecrarocovonsncsosnensevonencvevsnnovsvencnsvvncorssuaunvessanneonusntveveussuoneneneod 81.2.2 Đặc điểm kinh tế - AGT een nnesnnsennnnnssnneenncnesnnnensnansnnesonnennnsnnesnsasenasnons 111.2.3 Tổng quan về huyện Bắc Binh on ccccccccccccecseeseeseeseeseeseesessessesseeseeseeseeees 12Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 15
Jel CO SC lý lUẬNsssssxsyssssssszrasssiresx610111510001351630460645503595855913013453111415035EESSELESE4134858088 15
2.1.1 Các khái niệm cơ bản - - c2 22 2221132518231 3231 1223112311511 8211 181112211 1 re, Lộ
2.1.2 Lý thuyết nền liên quan - ¿+22 2222E22E+2E+2E2E22EZE22E22E22222222222222xe2 17
2.2, PHUGHS Pha p TE MSH CUU osengnn nghi go gaBEtiBS10GGG10034510EGI8G315H13G048.RA3SL33/SI2Si385.3.Đ808 21
22 A Quy tin b me bien CU sex cssxiioieessiz:etssstiietesesiostisgstRoodSS603i240XS9530400-0018804-S80300d80 212.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - 22 22222222222E+222E2EE222E22Exzzxrzrree 22
2.2.3 Xây dựng phương trình hồi qui năng suất thanh long, phương pháp xác
định mức đầu tư tối ưu dé đạt lợi nhuận tối đa -. 2 2+ =+E2+E+£z£x+Ezzzzxez 24
Vii
Trang 102.2.4 Công cụ xử lý số liệu -2- 22222222EE2EE2EESEEeExerrrerrrererrrrrerr 3Ô
Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2-©2¿22222E+22222E22E222E22Ezzzxsre 323.1 Thực trang sản xuất thanh long ở huyện Bắc Bình - 2 2225525522 32
3.1.1 00a 0o Cố 32
3.1.2 Tình hình giống thanh long 2: 222%+222EE+EE22EE2EE22EE22E222222X22222x re 33
3.1.3 Đặc điểm cơ bản các nông hộ thanh long -22 2222222222222 33
3.1.4 Công tác chăm sóc cây thanh Ïong - <5 ++<*£++tE++eesreeeeeeerreeree 34
3.1.5, Tỉnh hình tưới nước cho thanh ÌONE::.s:sccccsssssssii610210106813116134455501308581556 36
3.1.6 Tình hình nhiễm bệnh thanh long 2 2-2 2252 S+SE2E2£2E+£££zzEz£zxzzzc+2 36
3.1.7 Tình hình thu hoạch bảo quản 5< + ++<*+**£+eEezeereeererrerrrrrrree 37
3.1.8 Tình hình tiêu thụ thanh long của nông hộ -<<<<+<c-<c x.3
3.2 Các yếu té ảnh hưởng hiệu quả tài chính cây thanh long ở huyện Bắc Bình,
tính Bình: HUẤTi creeeeeenesssosEsentSTEEEESESRSGSESOSEZSG TVESRISEGDE.SHDPHUHISSGEDDSSHEGHUHSEUG0Đ1G0E8 39
3.2.1 Thông tin mẫu nghiên cứu - +2 2252+s+2++zezxzzzzezxezszrseerxec .- 39
3.2.2 Chi phí đầu tư cây thanh long 22 5 s+2s+zszzxzzsezsezsezsezse-se -30
3.3 Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến năng suất, các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất thanh long ở huyện Bắc Binh, tinh Bình Thuận 413.3.1 Thống kê mô tả các yêu tố tác động đến năng suất thanh long ở huyện Bac
Bình, tỉnh Bình Thuận - - - ©2222 E222 82258228 E22EE E222 2z cv re cryy 4l
3.3.2 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng năng suất thanh long ở huyện Bac
Binhy tial Bi THUẾ TT aanenntbeiisbioioiibbtcogigiông3EdGpE95000535510A80156038kkhenreitbsxsmai 43
3.4 Các yếu t6 ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, mức đầu tư tối ưu dé dat lợinhuận tối đa trong sản xuất thanh long ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận 473.4.1 Các yếu tố ảnh đến hiệu quả sản xuất thanh long ở huyện Bắc Bình, tỉnh
3.4.2 Mức dau tư tối ưu dé đạt lợi nhuận tối đa của nông hộ sản xuất thanh long 493.5 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thanh long tỉnh Bình
Vill
Trang 113.5.2 Canh tac đúng kỹ thuật phù hợp với tuổi vườn cây 2-2-2522 32
3.5.3 Chọn giống và canh tác đúng kỹ thuật - 2 2¿22222+z22x2zxzzxezre 523.5.4 Công tác tưới nước cây thanh long, - ++-+++x++£++eeeeeeEerrerrrerrrree 33
3.5.5 Sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật 53KET LUẬN VA KIÊN NGHI 00 c.ccsscsscssessessecscssessecsecsecsceesssseseseeseseeaeareaveaveaee 54
9080200927984 61155 — 58PHÙ Cogegneseneresniitetst28020505A9L0L90508/82553812120983:0158xuE4435000230031152)3148883,0485.0-s8sMgi 61
1X
Trang 12DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
BVTV Bảo vệ thực vật
GRDP Tổng sản phâm
IRR (Internal Rate of Return) tỷ suất nội hoàn
PP (Pay-back Period) thời gian hoàn vốn
NPV (Net Present Value) lợi ích ròng hiện tai
SPSS Statistical Package for the Social Sciences
UBND Uy ban nhan dan
USD D6 la My
Trang 13DANH SÁCH CÁC BANG
BANG TRANG
Bang 1.1 Tổng hợp các chủ dé nghiên cứu có liên quan -2 2z-5+555+¿ #Bảng 2.1 Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình hồi quy -5- 25Bảng 3.1 Diện tích và sản lượng thanh long huyện Bắc Bình phân theo đơn vị
hành chính Nam 2022 vcore sess ieise1113144433558156k1345134539558 EESXEEASEEESREEXSESSEESSS/2LE 32
Bang 3.2 Diện tích thanh long đang thu hoạch của các hộ điều tra 34Bang 3.3 Thông tin cơ bản về những hộ sản xuất - 2-22 5522s2z+2z22zz>22 34
Bảng 3.4 Tình hình tưới nước cho cây thanh long - 55555 <+<£+<c+<c+eces 36
Bảng 3.5 Tình hình đầu tư vốn sản xuất (tính cho 1 ha/năm) 252 39Bang 3.6 Hiệu quả kinh tế cây thanh long tại huyện Bắc Bình/ha 41
Bang 3.7 Thống kê mô tả các yếu tô tác động đến năng suất thanh long ở huyện
Bắc Bình, tinh Bình Thuận - 2 2-2 +SE+E£EE£EE2E£EEEEEEEEEEEEE2E2E21 E2 cExcer 42Bảng 3.8 Mô hình các yêu tố đến năng suất thanh long ở huyện Bắc Bình, tinh
HH, TN TẾ ¿xxx +zxcsxcee-ehlcrtcySsótkl-ElaecipsSkSutsxaeySorodiRnvSth2Eidadj.ES<cBistat.gavisvllxEresizsd 43
Bảng 3.9 Thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thanh long của
các nông hộ ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận 2 2+s2s=+2 47Bang 3.10 Kết qua lợi nhuận khi các yêu tô ảnh hưởng tăng thêm 10% 49
Bảng 3.11 Kết quả mức đầu tư tối ưu dé đạt lợi nhuận tối đa của nông hộ sản
xuất thanh long ở huyện Bắc Bình, tinh Bình Thuận - 2-2252 50
XI
Trang 14Bản đồ hành chính huyện Bac Binh 0 c:ccccccecsesseessesseesecseestesseeseeees 12
Bản đồ giao thông huyện Bắc Bình 2: 2©22222222222c22z2zzze 14
(Quy trite WISH CUO sa sxesiesteebiabpsigsbbieilsginsgtdsili40g4398304050 30108450000038/0300,10038 22
Biểu đồ ty lệ diện tích thanh long phân theo loại giống 33
Kênh tiêu thụ thanh long ở Bình Thuận - - -«+<+<>+<<<+ 38
Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 22222222£+2z2z22zz2522 44
Biểu đồ P-P Plot dé quan sát các giá trị ước lượng và giá trị kỳ vọng 45
xI
Trang 15MỞ DAU
Tính cấp thiết của đề tài
Thanh long được xếp vào nhóm 14 cây ăn quả chủ lực và là một trong 9 loạicây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, hiện nay điện tích khoảng 64
nghìn ha Cây thanh long được trồng tại nhiều tỉnh, thành phố nhưng tập trung chủ
yếu tại Bình Thuận, chiếm khoảng 50% diện tích cả nước Cuối năm 2020 toàn tỉnhBình Thuận với khoảng 33.750 ha; kế đến là Long An và Tiền Giang (Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2022)
Đối với khu vực tỉnh Bình Thuận sản xuất Thanh Long tham gia có hiệu quảvào các chương trình kinh tế - xã hội, như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo,tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào ồn định và phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, đặc biệt là ở khu vực nông thôn Thanh long Bình Thuận được bảo
hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý tại các nước trong khối Liên minh châu Âu (EU)
theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU Thanh long mang nhãn hiệu
“Bình Thuận Dragon Fruit & hình” được 14 nước, vùng lãnh thé bảo hộ: Anh, Pháp,Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đàiloan, Hoa Kỳ, Singapore (T Khoa, 2022) Với tông sản lượng đạt hơn 700.000 tấnvào năm 2021, tập trung chủ yếu tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc,Bắc Binh và một số huyện khác, từ đó đã góp phan giải quyết việc làm, tăng thu nhậpcho gần 30.000 hộ dân với hơn 70.000-80.000 người tham gia và đã mang về giá trịkinh tế bình quân cho tỉnh khoảng 420,63 triệu USD/năm (Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2022)
Bên cạnh những kết quả đạt được, thì việc sản xuất và tiêu thụ còn thiếu bềnvững Tình hình sản xuất luôn bị ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu, thị trường, đặc biệt
là biến động lớn về giá thị trường không ồn định, có thời điểm giá bán của nông hộ
chỉ 3000-4000 đồng/kg, có lúc gia tăng trên 20.000 đồng/kg (Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2022)
Trang 16Đề đạt lợi nhuận tối đa phải nâng cao năng suất, giá bán sản phẩm và phải hạđược giá thành sản xuất một cách hợp lý hoặc là một trong các yêu cầu đó; do đó việc
tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tối ưu hoá yếu tô đầu vào là hướng đi đúng và phù hợpvới điều kiện sản xuất và thị trường thanh long hiện nay, trong điều kiện giá cả phânbón tăng, lao động thiếu, giá nhân công lao động cao do dịch chuyền lao động từ vùngnông thôn ra thành thị, người trồng thanh long phải tính toán đầu tư để tiết kiệm chi
phí đầu vào về vật tư và lao động nhưng vẫn đảm bảo qui trình sản xuất và hiệu quả
Vì vậy nghiên cứu phân tích hiệu quả và xác định mức đầu tư tối ưu dé đạt lợi nhuậntối đa trong sản xuất cây thanh long là việc làm cấp thiết
Xuất phat từ những yêu cau cấp thiết của thực tế sản xuất, tác giả quyết địnhlựa chọn đề tài: ''Các yếu t6 ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thanh long của nông
hộ tại huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận ” làm Đề án tốt nghiệp của mình
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thanh long của nông hộ
tại huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất cây thanh long
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng sản xuất thanh long ở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận
- Phân tích các yêu tố tác động đến năng xuất, hiệu quả sản xuất thanh long ởhuyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận
- Xác định mức đầu tư tối ưu để đạt lợi nhuận tối đa trong sản xuất
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thanh long tỉnh Bình
Thuận.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thanh long của nông hộ tại huyệnBắc Bình tỉnh Bình Thuận
Trang 17Đối tượng điều tra khảo sát
Các nông hộ sản xuất thanh long trên địa bàn huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài xác định các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thanh long củanông hộ Về mặt thực tiễn, đề tài xác định các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuất.Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu của dé tài hi vọng sẽ giúp cho các cơ quan, tô chức
và các nha quản lý, nhà hoạch định chính sách có thêm các thông tin và các giải pháp
cần thiết nhằm giải quyết các hạn chế, tồn tại trong tổ chức sản xuất thanh long: vớimục tiêu phát triển toàn diện, bền vững, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm thanhlong Binh Thuận góp phan quan trọng trong việc phát triển, nâng cao thu nhập và ổn
định đời sống của bà con nông dan trong phát triển sản xuất thanh long và xây dựngnông thôn mới.
Trang 18Chương 1: Tổng quan Trong chương này tác giả tập trung giới thiệu tong quan
về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Giới thiệutong quan địa bàn nghiên cứu
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trong chương này tác giả
trình bay các khái niệm, cơ sở lý thuyết về các yêu tố tác động đến hiệu quả sản xuấtthanh long của nông hộ Từ đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, phương phápnghiên cứu, phương pháp tính toán xác định dé đạt được mục tiêu nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận Trong chương 3 tác giả phân tích thực trạngsản xuất thanh long tại địa bàn nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệuquả sản xuất, trình bày kết quả, thảo luận kết quả nghiên cứu Đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Kết luận và kiến nghị: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, những hạn chế
và đề xuất giải pháp, kiến nghị
Trang 19Chương 1
TONG QUAN
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Các chủ đề nghiên cứu liên quan hiệu quả kinh tế đối với cây trồng nói chung
và cây thanh long nói riêng khá đa dạng, với nhiều kết quả hàm ý có giá trị kinh tế,góp phần chuyền dịch cơ cau trong nông nghiệp, nông thôn
Theo Nguyễn Văn Kế (2008), đã chỉ ra rằng cây thanh long là cây dé trồng, ítsâu bệnh, về đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng trọt, giúp thanh long ra trái nghịch
mùa, nuôi trái va thu hoạch, thi rường tiêu thụ trái thanh long là Taiwan, Singapore,
Hongkong, Nhật Bản, và vài nước châu Âu mua với số lượng ít; vườn chăm sóc tốt
có khoảng 70 - 80% số trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, giá xuất khẩu gấp độ 1,5 lần giá
nội địa.
Nguyễn Thị Cang (2012), cho thấy những yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sảnxuất cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh từ cao đến thấp: năng suất, kỹ thuật,qui mô trồng, chi phí, kiến thức khuyến nông và sau cùng là giới tính chủ sản xuất
Phạm Quang Bút (2013), phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến giátrị kinh tế cây cà phê tại huyện Chư Puh tỉnh Gia Lai, kết quả chỉ ra các yếu tố ảnhhưởng từ cao đến thấp: quy mô trồng, lượng phân bón sử dụng, kiến thức nông nghiệp
của nông hộ.
UBND huyện Lập Thạch, tinh Vĩnh Phúc (2016), với kết quả chi phí trồng 1
ha thanh long ruột đỏ theo quy trình VietGAP khoảng 456 triệu đồng Sau một nămtrồng sẽ cho quả vụ đầu và thời gian thu hoạch có thé kéo đài 15 — 17 năm Thời vụ
thu hoạch kéo dài từ thang 5 — 11; từ năm thứ 3 trở di hàng năm cho thu hoạch 9-10
lứa quả, năng suất bình quân đạt 20 — 22 tấn quả/ha, giá trị sản xuất đạt 550 — 600
triệu đồng/ha/năm, cho thu lãi 350 — 400 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 10-12 lần so với
Trang 20trồng cây bạch đàn, cây san Trừ chi phi sau 4 năm các hộ dân đã hoàn được vốn đầu
tư sản xuất, từ năm thứ 5 trở đi mỗi năm thu lãi trên 300 triệu đồng/1 ha
Nguyễn Đức Hương (2016), phân tích hiệu quả kinh tế từ việc trồng cao sutrên đất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2008-2014, với kết quả nghiên cứuchỉ ra việc chuyên đổi sang trồng cao su cho hiệu quả kinh tế cao hơn việc giữ rừng
Lê Đình Hải và Lê Ngọc Diệp (2016), xác định các nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh tế sản xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa bàn xã Văn Lợihuyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An: số năm kinh nghiệm, giá bán, số lần tham gia tậphuấn, chi phí sản xuất và thâm canh
Theo Trần Hoài Nam - Lê Vũ - Nguyễn Duyên Linh - Nguyễn Anh Tuan vàTrần Độc Lập (2017), nghiên cứu tối ưu hoá các yếu tô đầu vào trong canh tác cà phêtại huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng, với kết quả cho thấy năng suất cà phê bị ảnh hưởngbới các yếu tô phân vô cơ, phân hữu cơ, thuốc BVTV, công lao động, quy mô điệntích, lượng nước tưới, tuổi vườn cây kinh doanh
Theo Trần Thị Thu Hà và Nguyễn Ngọc Phụng (2017), với kết quả sản xuất thanh
long theo tiêu chuân VietGap đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thanh longtruyền thống và các cây trồng khác, đồng thời với việc bón phân đúng liều lượng, thuốcBVTV đúng nồng độ và kinh nghiệm đúng thời điểm sé cho năng suất cao
Nguyễn Linh Nhơn (2018), cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa năng suấtthanh long với các yếu tố đầu vào; khi tăng cường bón phân hữu cơ cho thấy năngsuất tăng rõ rệt qua nhiều năm canh tác; phân hữu cơ là cần thiết giúp cho năng suấtbền vững hơn; phân vô cơ có mối quan hệ đồng biến với năng suất; tuổi cây, phânNPK và phân hữu cơ có tác động làm tăng năng suất thanh long; với kết quả cho thấycác yếu tố đầu vào bao gồm phân bón, thuốc BVTV, tuổi cây, công chăm sóc anh
hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế cây trồng; việc tối đa hóa các yêu tố đầu vào
sẽ tối đa hóa lợi nhuận
Theo Phan Xuân Huệ (2022), với hàm ý thanh long là một cây trồng có giá trịkinh tế, gop phần chuyền dịch cơ cấu trong nông nghiệp, nông thôn Có thé nói, điềukiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, nguồn nước) cơ bản là phù hợp cho sinh trưởng, phát
Trang 21triển và cho năng suất cao nên thanh long ngày càng trở thành đối tượng chủ lực giúpnông hộ thoát nghèo, tăng thu nhập vươn lên giàu có Nhìn xa hơn trong chiến lượcphát triển nông nghiệp, tiềm năng phát triển cây thanh long còn rất lớn, xu hướng tiêudùng sản phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ, ngày càng tăng trong tương lai là yếu tốthuận lợi trong việc giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm.
Bảng 1.1 Tổng hợp các chủ đề nghiên cứu có liên quan
STT Tác giả Chủ đề nghiên cứu liên quan
1 Nguyễn Văn Ké (2008) Đặc sinh học, kỹ thuật trồng trọt, giúp thanh long
ra trái nghịch mùa, nuôi trái và thu hoạch
2 Nguyễn Thị Cang (2012) Những yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
cây đậu phộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
3 Phạm Quang Bút (2013) Phân tích ảnh hưởng của các yêu tố đầu vào đến
giá trị kinh tế cây cà phê tại huyện Chư Puh tinh
Gia Lai
4 Nguyễn Đức Hương Phân tích hiệu quả kinh tế từ việc trồng cao su trên
(2016) đất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước giai đoạn
2008-2014
5 Lê Dinh Hải và Lê Ngọc Các nhân t6 ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản
Diệp (2016) xuất mía nguyên liệu ở quy mô nông hộ trên địa
bàn xã Văn Lợi huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An
6 UBND huyện Lập Thạch, Phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền
tỉnh Vĩnh Phúc (2016) vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo
mô hình chuỗi liên kết sản xuất — tiêu thụ tại
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
7 Trân Hoài Nam - Lê Vũ- Tôi ưu hoá các yếu tô dau vào trong canh tác cà
Nguyễn Duyên Linh - phê tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Nguyễn Anh Tuan và Tran
Độc Lập (2017)
8 Tổng lãnh sự quán Việt Báo cáo nghiên cứu Thị trường trái thanh long
Nam tại Sydney và của Úc và các giải pháp xúc tiên xuất khâu thanh
Thương vụ Việt Nam tại long của Việt Nam vào thị trường này
Úc (2017)
9 Trân Thị Thu Hà và Hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long theo tiêu
Nguyễn Ngọc Phụng chuẩn VietGap ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh
(2017) Binh Thuận - thực trạng và giải pháp.
10 Nguyễn Linh Nhơn (2018) Phân tích hiệu quả kinh tế cây thanh long tại nông
hộ huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
11 Phan Xuan Hué (2022) Giải pháp phat triên bên vững vùng sản xuât
thanh long tỉnh Trà Vinh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Trang 22Các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tếsản xuất cây trồng của nông hộ nói chung và cây thanh long của nông hộ, các môhình lý thuyết đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, hiệu quảkinh tế và các giả pháp phát triển, sản xuất bền vững của nông hộ.
Đề hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, tác giả tiếp tục kế thừa các yếu tôảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông hộ của các nghiên cứu trước và phát triển thêm
nhân tổ mới Dựa vào các cơ sở lý thuyết và mô hình, để tiến hành phân tích, đánhgiá các yêu tô tác động đến hiệu quả sản xuất cây thanh long trên địa bàn huyện Bắc
Bình tỉnh Bình Thuận.
Trong quá trình phỏng vấn và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và các nhà
đầu tư Các chủ đề nghiên cứu trong nước và nước ngoài được phân tích bằng nhiềuphương pháp khách nhau, nhưng nhìn chung phương pháp nghiên cứu thường được
sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng dé
phân tích dữ liệu.
Từ đó, tác giả xem xét lựa chọn các yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quảsản xuất thanh long, kế thừa các cơ sở lý thuyết hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế
dé phát triển và hoàn thiện Đề án nghiên cứu của tác giả
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Binh Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, có toa độ địa lý
107°24’-108°23’ kinh độ Đông, 10°33’N - 11°33’ vĩ độ bắc , có tổng diện tích: 7.810,4 km?với bờ biển dai 192 km, diện tích vùng lãnh hai: 52.000 km2, từ mũi Đá Chet giáp Cà
Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu Bình Thuận có mối liên
hệ và nằm trong khu vực ảnh hưởng mạnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
địa giới hành chính được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp tinh Lâm Đồng;
- Phía Đông giáp tỉnh Ninh Thuận;
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Trang 23- Phía Đông giáp biển Đông.
EEiNVOHL HNIG
TUYẾN DAO PHÙ QUÝ
Tỷ lệ 1 400010.
na
Am"
"o4 Íu tong Nhỏ.
ĐÔNG NAL Ñ set Lone
x wen Tipe ° ioe me
ee p he m ~
uy” ty HẤM Dany X oy a
Š lá CN
N Nà tilt Algo nes
bat arid CY aoe Oe ae
Hình 1.1 Ban đồ dia lý tinh Binh Thuận
Dia hinh, khi hau
Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hep, địahình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hìnhchính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%,vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên
Bình Thuận mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ cao đều,trung bình 26 - 27°C; lượng mưa trung bình hàng năm 1.500mm, lượng mưa biếnđộng khá lớn theo vùng và theo mùa: thấp nhất là 600 - 700mm (vùng Tuy Phong -
Bắc Bình), cao nhất là trên 2.000mm (vùng Đức Linh - Tánh Linh) Mùa khô kéo đài
từ 6 - 9 tháng.
Tài nguyên dat, nước
Theo báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:100.000 (Phanviện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2003), tỉnh Bình Thuận có 10 nhóm đất,
cụ thể như sau:
ies
Trang 24- Nhóm dat đỏ vàng: Diện tích 365.974 ha, chiếm 46,08% DTTN; phân bồ tại
các huyện Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, TánhLinh, Phan Thiết, La Gi, Tuy Phong và Phú Quý
- Nhóm đất cát: Diện tích 120.746 ha, chiếm 15,20% DTTN của tỉnh; phân bốdoc bờ biến từ ranh giới phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận tới ranh giới phía TayNam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tại các huyện: Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm
Thuận Nam, La Gi, Ham Tan, Phan Thiét, Tuy Phong, Phú Quý.
- Nhóm đất mặn: diện tích 874 ha, chiếm 0,11% tổng DTTN; phân bồ ở thànhphố Phan Thiết, huyện Tuy Phong và huyện Bắc Bình
- Nhóm dat phù sa: Diện tích 90.243 ha, chiếm 11,36% DTTN; phân bố dọctheo các hệ thống sông: sông Luỹ, sông Dinh, sông La Ngà, sông Lòng Sông, sôngCái Phan Thiét, và có ở hầu hết các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh
- Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích 141.720 ha, chiếm 17,84% DTTN, phân
bố ở bậc thềm trung gian giữa vùng đất thấp ở phía Đông Nam với vùng đất đồi núi
cao ở phía Tây Bắc; chủ yếu tại các huyện Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm
Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Tuy Phong
- Đất xám nâu vùng bán khô hạn trên đá granit (Xk): Diện tích 11.916 ha,chiếm 1,50% DTTN; nhóm đất mun vàng đỏ trên núi: Diện tích 10.486 ha, chiếm1,32% tổng DTTN: nhóm đất đốc tu (D): Diện tích 5.164 ha, chiếm 0,65% DTTN;nhóm dat xói mòn tro sỏi đá (E): Diện tích 8.421 ha, chiếm 1,06% DTTN
Tài nguyên nước mặt tỉnh Bình Thuận bao gồm 7 lưu vực sông chính và một
số hồ đập thủy lợi trữ nước gắn với các lưu vực sông Tổng lượng nước trên các lưuvực sông chính khoảng 4.439,9 triệu m”/năm, phân bồ theo các lưu vực sông như sau:
Lưu vực sông Lòng Sông là: 72,85 triệu mỶ/năm; lưu vực sông Lũy là: 1232,8triệu mỶ/năm; lưu vực sông Cái Phan Thiết là: 433,84 triệu mẺ/năm; lưu vực sông Ca
Ty là: 348,78 triệu m?/nam; lưu vực sông Phan là: 157,14 triệu m/năm; lưu vực sôngDinh là: 245,8 triệu m°/năm; lưu vực sông La Nga (tính đến tram Tà Pao) là: 1.948,7
triệu mỶ/năm.
Nguồn nước ngầm: Bình Thuận là tỉnh có nguồn nước dưới đất thuộc loại
10
Trang 25nghèo Nước dưới đất tồn tại ở 2 đạng: nước lỗ hồng (tầng nông và tầng sâu) và nước
tồn tại trong các khe nứt của đá cứng
Trữ lượng nước dưới đất: chủ yếu phân bố trong các tầng chứa nước lỗ hồng
trong đất da bở rời là Holocen (qh), Pleistocen(qp), Dé tứ không phân chia (q) phân
bố ở khu vực ven biển Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 1,3 triệu m*/ngay
đêm.
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Năm 2022, dân số Bình Thuận ước khoảng 1.252.100 người dân, GRDP đạt
khoảng 96.787 tỷ đồng tương ứng với 4,1 tỷ USD, GRDP bình quân đầu người ướcđạt 77,3 triệu đồng tương ứng với 3.275 USD
Trung tâm tinh Bình Thuận là thành phó Phan Thiết nằm cách Thành phố HồChí Minh 154km về phía đông theo đường cao tốc, cách thành phố NhaTrang 228 km về phía tây nam theo đường cao tốc và cách thủ đô Hà Nội 1.538 km
về phía Nam theo đường Quốc lộ 1
VÙNG DUYÊN HẢI TRUNG BỘ { |& VUNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỄN TRUNG|
QUẦN 0ÁOMOÀNG sa”
® 'TÂM CÁC VONG KINH TẾ
© VỊ TRÍ THÀNH PHO PHAN THIẾT
8 CỬA KHẨU QUỐC TẾ
© cửa khẩu quốc ow
6) don le XUÔNG « VUNG TPHOCHIMINH —_
|8 VUNG KINH TE TRONG ĐIỂM PHÍA NAM
Hinh 1.2 So dé vi tri tinh Binh Thuan
lỗi
Trang 261.2.3 Tổng quan về huyện Bắc Bình
Huyện Bắc Bình có tổng diện tích tự nhiên là 186.882,03 ha, có 31.110hộ/124.390 khẩu, dân số khoảng 124.390 người, mật độ dân số đạt khoảng 59ngudi/km? Có 18 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị tran Lương Son, thị tran ChợLầu và 16 xã (Hoà Thắng, Sông Bình, Phan Thanh, Hải Ninh, Phan Hiệp, Bình Tân,Phan Hoà, Phan Rí Thành, Sông Luỹ, Phan Sơn, Bình An, Hồng Thái, Phan Tiến,
Hồng Phong, Phan Lâm, Phan Điền), là huyện có điện tích lớn nhất tinh Bình Thuận,
nằm ở phía bắc của tỉnh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Tuy Phong.
- Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Bắc và giáp huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
- Phía nam giáp thành phố Phan Thiết và Biên Đông
- Phía bắc giáp huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
Trang 27Đặc điểm địa hình: Nhìn chung địa hình của huyện không bằng phẳng, chủ
yêu là đồi núi thấp, vùng đồng bằng nhỏ hẹp và thấp dần theo hướng từ Tây Bắcxuống Đông Nam
Đặc điểm khí hậu, thủy văn: Là huyện ven biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệtđới gió mùa, nhưng chế độ khí hậu của huyện mang nét đặc trưng của khí hậu bánkhô hạn Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ thang 5 đến tháng 10)
và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau)
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.024 mm, song phân bố không đồngđều giữa các tháng trong năm Mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10) lượng mưachiếm trên 90% tổng lượng mưa của cả năm, trong khi vào mùa khô (từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau) lượng mưa nhỏ, chỉ chiếm dưới 10% tổng tượng mưa của cả năm
Điều này đã gây rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp nước cho sản xuất nôngnghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của người dân trong huyện Vì vậy việc xây dựng
hệ thống các hồ chứa nước là van đề cần được quan tâm nhằm điều tiết nguồn nước,
đáp ứng nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt Ngoài ra, nguồn nước ngầm trênđịa bàn huyện không nhiều, có nơi bị nhiễm mặn, phèn, khả năng khai thác phục vụ
cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế, chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏnhưng với chất lượng nước không cao cần phải được xử lý
Giao thông huyện Bắc Bình được kết nối khá thuận lợi với các tuyến huyếtmạch và đường cao tốc, trung tâm huyện là thị trần Chợ Lầu cách trung tâm thành
phó Phan Thiết tinh Binh Thuận khoảng 60km về phía Nam theo Quốc lộ 1A
Trên địa bàn huyện Bắc Bình có các tuyến đường quan trọng chạy qua gồm:
Đường cao tốc Phan Thiết — Vinh Hảo;
Trang 28Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều tuyến đường liên xã, giao thông đôthị được UBND huyện Bắc Bình và tỉnh Bình Thuận đầu tư xây dựng trong thời gian
Trang 29yêu thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Theo Frank Ellis (1988): “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thốngkinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị
trường với mức độ hoàn hảo không cao".
Tchayanov cho rằng: “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ôn định” và ông coi
“Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng cường và phát triển nông nghiệp” Luậnđiểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chinh sách nông nghiệp tại nhiều nướctrên thé giới, kể cả những nước phát triển
Đồng tình với quan điểm trên Của Tchayanov, Mats Lundahl và Tommy
Bengtsson bé sung và nhắn mạnh: “ Hộ nông dân là đơn vị sản xuất cơ bản" Chính
vi vậy, các cải cách kinh tế ở một số nước trong những thập kỷ gần đây đã thực sựcoi hộ nông dân là đơn vi sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã đạt được tốc độ tăngtrưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trích theo Lê ĐìnhThắng, 1993)
Ở Việt Nam có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, Lê Đình Thắng(1993) cho rằng: “ Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trongnông nghiệp và nông thôn” Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những
15
Trang 30hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề cá và , hoạt độngphi nông nghiệp ở nông thôn”.
2.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân
Hộ nông dân là một đơn vi kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị
tiêu dùng.
Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự
cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn Trình độ này quyết định quan hệ giữa
hộ nông dân và thị trường.
Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thế nào là một hộ
nông dân (Lê Đình Thắng, 1993)
Từ các khái niệm, đặc điểm nêu trên cho thấy hộ nông dân là những hộ sống
ở nông thôn, có hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ
nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau; hộnông dân là đơn vi kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng
2.1.1.3 Kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình là một tô chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình,trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức dé hoạt động kinh
tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất - kinh
doanh khác do pháp luật quy định.
Kinh tế gia đình là loại hình kinh tế tương đối phô biến và được phát triển ởnhiều nước trên thé giới Sự trường tồn của hình thức sản xuất này đang tự chuyểnmình dé trở thành một thành phan kinh tế của xã hội, góp phần quan trọng vào sựphát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước Tại Việt Nam, kinh tế hộ gia đình cũng có
vai trò và ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta bước vào nền kinh tế thị trường với gần 80%
dân số dang sinh sống ở nông thôn với xuất phát điểm thấp, kinh tế hộ gia đình đang
là một đơn vị sản xuất phô biến Đây là mô hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá
trình chuyên dich cơ cau nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
16
Trang 31Hiện nay, kinh tế hộ gia đình tại Việt Nam phát triển chủ yếu ở nông thôn,
thường gọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ côngnghiệp Kinh tế hộ gia đình là một bộ phận quan trọng của nên kinh tế Việt Nam Kê
từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (năm 1988), sự phát triển kinh tế hộ
gia đình nông thôn đã có sự chuyên biến tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu Đếnnay, nhiều hộ gia đình đã đứng vững được trong nền kinh tế thị trường, có tác độnglớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phương cũng như cả nước (Viện Chiến
lược và Nghiên cứu chính sách tai chính, 2022).
2.1.2 Lý thuyết nền liên quan
2.1.2.1 Sản xuất
Sản xuất (Production) là sự nghiên cứu về quá trình sản xuất, hay là quá trình
kinh tế của việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra Quá trình sản xuất sử dụngcác nguồn lực dé tạo ra hàng hóa, dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng, tặng quà
hay là trao đôi trong nền kinh tế thị trường Quá trình này có thé bao gồm sản xuất,
xây dựng, lưu trữ, vận chuyền và đóng gói Một vài nhà kinh tế học đưa ra một địnhnghĩa rộng hơn cho quá trình sản xuất, bao gồm thêm nhiều hoạt động kinh tế khácchứ không chỉ mỗi việc tiêu dùng Họ xem mỗi hoạt động thương mại đều như là một
dạng của quá trình sản xuất, chứ không chỉ mỗi việc mua bán thông thường
Sản xuất là một quá trình và nó diễn ra qua không gian lẫn thời gian Bởi vậysản xuất được đo bởi “tỷ lệ của sản lượng đầu ra trong một khoảng thời gian” Có bakhía cạnh của quá trình sản xuất:
- Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
- Loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra
- Sự phân bố về mặt không gian và thời gian của hàng hóa và dich vụ được sảnxuất ra
2.1.2.2 Hiệu quả sản xuất
Trong lĩnh vực sản xuất của cải vật chất, hiệu quả của sản xuất có vai trò đặcbiệt quan trọng phản ánh kết quả tổng hợp nhất của quá trình kinh tế trên cơ sở xác
định mỗi quan hệ giữa lợi nhuận thu được với chi phí san xuât hoặc vôn dau tư trong
17
Trang 32quá trình kinh tế đó Mục đích của hoạt động sản xuất luôn hướng tới lợi nhuận cao
nhất trên đơn vị chỉ phí đầu tư, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh tế của từng don vi,
từng doanh nghiệp, hộ gia đình có tác động đến sản xuất và thu nhập của nền kinh tế
2.1.2.3 Hiệu quả tài chính
Chỉ tiêu này được đo lường bang sự so sánh kết qua sản xuất kinh doanh vớichi phí, biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, laođộng, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh Nó chỉ ra mối quan hệ giữa lợi ích tài chínhthu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳ kinh doanh Lợi ích tai chính
càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Khi sự thay đổi làm tăng giá trị đầu ra thì được xem là có hiệu quả và ngượclại là không có hiệu qua Cụ thể là chọn các mức đầu vào sao cho có nguồn dau ra tối
ưu.
Doanh thu: là các chỉ tiêu đo lường số tiền người sản xuất thu được sau khibán sản phẩm:
Doanh thu = Sản lượng * Giá bán
Tổng chi phí: là tat cả các khoản đầu tư mà nông dân bỏ ra trong quá trình sảnxuất và thu hoạch; bao gồm: định phí (chi phí khấu hao tài sản cố định ), biển phí(chuẩn bị đất, nhiên liệu, năng lượng dùng trong sản xuất, chỉ phí chăm sóc, chi phíthu hoạch, ) và chỉ phí cơ hội (lao động gia đình, lãi suất ngân hàng, thuê dat, )
Lợi nhuận: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí
Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí
Lao động gia đình và lao động thuê: là số ngày công lao động mà người sảnxuất trực tiếp sản xuất bỏ ra dé chăm sóc cây trồng hay vật nuôi Lao động gia đình
và lao động thuê được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính 8 giờ
lao động).
2.1.2.4 Lợi nhuận tài chính
Là khoản thang dư của doanh thu sau khi trừ chi phí san xuất (chi phí vật tưnguyên liệu, chi phí thuê mướn ) và chi phí có định (thuế, khấu hao, bảo hiểm)
(Đoàn Thanh Hải, 2022).
18
Trang 33Đề đánh giá hiệu quả đầu tư của một loại cây trồng, thường phải tính đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh vòng đời của cây Đối với cây thanh long là cây trồng ăn
trái, theo Viện cây ăn quả Miền Nam chu kỳ thu hoạch là 32 -35 ngày (ké từ khi ra
nụ hoa) mỗi năm có 02 vụ thu hoạch (vụ chính và trái vụ - chong đèn) Với chăm sóc,
đầu tư đúng mức, cây thanh long bắt đầu cho thu hoạch trái chiếc sau 01 năm trồng
và đạt hiệu quả doanh thu tốt sau thời gian 03 năm khi trồng mới, nên yếu tố thời giantrở nên quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh tế cây thanh long Do đó, việc
thu chi trong việc trồng cây thanh long cần phải chuyên đổi toàn bộ thu chi về một
thời điểm dé tính toán Ba chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư là lợi íchròng hiện tại NPV (Net present value), suất nội hoàn IRR (Internal Rate of Return),thời gian hoàn vốn PP (Pay-back Period), được sử dung dé đánh giá hiệu qua san xuấtkinh doanh của hộ trồng thanh long
Các chỉ tiêu phân tích đầu tư như NPV, IRR, PP được sử dụng dé đánh giáhiệu qua dau tư; việc tối ưu các yếu tố đầu vào mức phân bón, lượng thuốc BVTV,kích thích tăng trưởng, chọn giống và công lao động trong quá trình sản xuất đề tối
đa trong các giai đoạn cho năng suất của cây thanh long, đạt lợi nhuận tối đa
2.1.2.5 Do lường hiệu quả tài chính
Dé do lường thì chúng ta có thé dựa trên các chỉ tiêu, số hàng hóa được đưa ra
thị trường với chi phí thấp nhất và lao động, cung cấp sản lượng lớn nhất có thé Quátrình sản xuất kinh doanh cây thanh long của nông hộ từ năm trồng mới đến hết chu
kỳ của cây thanh long trải qua nhiều năm canh tác, do đó đề tài sử dụng các chỉ tiêusau đây dé đánh giá hiệu quả kinh tế
Loi ích ròng hiện tai (NPV) (Net Present Value)
Còn gọi là hiện giá ròng hay là hiện giá thuần, là hiệu số giữa giá trị hiện tai
PV (Present value) được tính theo một suất chiết khấu nào đó của dòng ngân lưu thunhập mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với hiện giá của các khoản đầu tư phải
bỏ ra cho dự án.
Ta có công thức
19
Trang 34NPV =
NCFi = CI - CO,
NCF (Net Cash Flow),
CI (Cash in Flow) ngân lưu vào
CO (Cash Out Flow) ngân lưu ra,
i: số thứ tự năm dau tư (chu kì kinh tế của cây thanh long),
n: Số năm đầu tư,
r: suất chiết khấu
Qui tắc ra quyết định NPV >0 cho thay sản xuất có hiệu quả Khi so sánh NPV
trường hợp nào có NPV lớn hơn thì trường hợp đó tốt hơn (trong cùng thời gian đầutư).
NPV tính cho một đơn vị diện tích cũng chính là lợi nhuận trên một đơn vị
diện tích, được tính bằng tổng đoanh thu qui về hiện tại trong các năm của quá trìnhsản xuất trừ đi chỉ phí qui về hiện tại trên một đơn vị diện tích So sánh lợi nhuận trên
một đơn vị diện tích, trường hợp nào có lợi nhuận cao hơn thì hiệu quả cao hơn (trong
cùng thời gian đầu tư)
Tỷ suất nội hoàn (IRR) (Internal Rate of Return)
Tỷ suất nội hoàn ký hiệu là IRR (Internal Rate of Return) là lãi suất chiết khâu
mà tại đó tat cả các thu nhập tương lai của đầu tư bằng với chiết khấu tất ca các chiphí tương lai của đầu tư đó; hay nói cách khác tỷ suất nội hoàn chính là mức lãi suất
mà nếu sử dụng lãi suất đó dé chiết khấu thì giá trị hiện tại thuần (NPV) bang zero
Công thức tính như sau:
Trang 35t: là thứ tự năm đầu tư, năm đầu tiên t=0, n là số năm đầu tư.
Qui tắc ra quyết định: Nếu IRR lớn hơn lãi suất vay vốn dé đầu tư thì đầu tư
đó có hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu tỷ suất nội hoàn nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì
đầu tư không đem lại hiệu quả Khi so sánh IRR, trường hợp nào có IRR cao hơn thì
trường hợp đó có hiệu quả hơn (trong cùng thời gian đầu tư)
Thời gian hoàn vốn (PP)
Thời gian hoàn von ký hiệu là PP (Pay-back Period) là số năm trước khi lợi ích
tích luỹ (đã chiết khấu) đủ dé thanh toán chi phí tích luỹ (đã chiết khẩu)
Gọi PV là giá trị hiện tại thì:
PV tích luỹ năm m = PV(0) + PV(1) + + PV(m) >0 (=a)
PV tích luỹ năm (m-1) = PV(0) + PV(1) + + PV(m-1) <0 (=-b)
Thời gian hoàn vốn sẽ là (m-1) năm + số tháng x nào đó Số tháng x được tinh
theo phương pháp nội suy (interpolation): x = 12*b/(a+b)
Thời gian hoàn vốn có ý nghĩa rằng muốn thời gian cần thiết đề thu hồi được vốn
— hay bao lâu thì nhà đầu tư có thể lấy lại được khoản tiền mình bỏ ra đầu tư Tấtnhiên nếu đi đầu tư thì người sản xuất hay kinh doanh mong muốn mình phải thu hồivốn càng nhanh càng tốt và do đó thời gian hoản vốn của một dự án càng ngắn càng
tốt thu lại tiền làm việc khác, dé tránh được những biến động, rủi ro khó xác định
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp(Mixed Methods approach) và được tiến hành theo hai giai đoạn bao gồm: giai đoạn
nghiên cứu sơ bộ (định tính) và giai đoạn nghiên cứu chính thức (định lượng).
21
Trang 36Van dé Muc tiéu Cơ sở lý Nghiên cứu
nghiên cứu *Ì nghiên cứu |” thuyết , sơ bô
¬
Mã hóa, nhập dữ Nghiên cứu Hoàn chỉnh
| J
Phân tích hồi quy ) Trình bày kết quả Kết luận và kiến nghị
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xây dựng quy trình nghiên cứu: Từ cơ sở lý thuyết tác giả xây dựng
mô hình nghiên cứu sơ bộ.
Bước 2: Thu thập số liệu: từ bảng câu hỏi tác giả tiến hành phỏng vấn trựctiếp nông hộ tại địa phương, thu thập dữ liệu sơ bộ và hoàn chỉnh dữ liệu định tính
Bước 3: Xử lý số liệu và hoàn chỉnh dữ liệu định lượng
Bước 4: Phân tích dữ liệu: dữ liệu thu thập về được mã hoá và nhập liệu vàophần mềm IBM SPSS đề xử lý; phân tích hồi quy
Bước 5: Trình bày kết quả: trình bày kết quả nghiên cứu sau quá trình xử lý
số liệu bằng phần mềm IBM SPSS, áp dụng Excel
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp này nhằm thu thập các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp phục vụ cho
mô tả về điều kiện tự nhiên, kinh tế — xã hội, hiện trang sản xuất cây thanh long ở huyệnBắc Bình tỉnh Bình Thuận Sử dụng các số liệu thu thập được để tính toán các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng hàm hồi qui
2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Đây là những nguồn thông tin cơ bản rất quan trọng đề tổng hợp, phân tích và đưa
ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với mục tiêu của đồ
án Bao gồm các số liệu đánh giá về tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long
22
Trang 37Số liệu thứ cấp được thu thập từ: Sách , báo , tạp chí , các ấn phâm đã ban hành , các
đề tài khoa học có liên quan của các nước trên thế giới và ở Việt Nam Các văn bản phápquy của nhà nước, chính phủ và các tổ chức quốc tế có liên quan
Các báo cáo tông kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Tổng cục hải quan, cơ quan của Việt Nam ở nước
ngoài, các Trường Đại học, Tổng cục thống kê, , Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Cục thống kê tỉnh, UBND huyện Bắc Bình, Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Bình, các cơ
quan có liên quan.
2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin mới có liên quan của đồ án được thu thập từ việc điều tra khảo sát, phỏngvan trực tiếp thông qua hệ thống bảng câu hỏi điều tra, phiếu phỏng vấn được in sẵn chotừng đối tượng điều tra, phỏng vấn Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trựctiếp các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện Bắc Bình bằng phiếu điều tra soạn sẵn
Các bước tiến hành thu thập sé liệu sơ cấp như sau:
- Xây dựng phiếu điều tra: Tiến hành xây dựng phiếu điều tra dưới dạng bảng câu
hỏi phỏng van, đối tượng điều tra là các vườn trồng thanh long, đối tượng phỏng van là
nông hộ trồng thanh long Bảng câu hỏi phỏng vấn bao gồm 3 phần chính: tình hình cơ
bản về hộ, tình hình về sản xuất kinh doanh cây thanh long của hộ (chủ yếu là các câu hỏimang tính định lượng), và phần phỏng van các câu hỏi mang tính chất định tính về nhữngđặc điểm, thuận lợi và tồn tại trong sản xuất cây thanh long
Phương pháp tiến hành : Sau khi điều tra sơ bộ, tiến hành nghiên cứu, thảo luận,phỏng vấn chuyên gia, tác giả thảo luận nhóm những hộ nông dân và các chuyên gia, nhà
quản lý tại địa phương dé hình thành bảng câu hỏi hoàn chỉnh
- Chọn mẫu điều tra:
+ Trong điều kiện các yếu tố ngoại cảnh về thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước,thị trường giá cả vật tu, sản phẩm có nhiều nét tương đồng, giả thiết các yêu tô về khuyếnnông, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật không có sự khác biệt giữa các địa phương điềutra, căn cứ vào hiện trạng diện tích thanh long ở Bình Thuận phiếu điều tra phân bồ chủyếu tại 3 xã thuộc huyện Bắc Bình tinh Bình Thuận Trong quá trình chọn mẫu điều tra
23
Trang 38loại bỏ những trường hợp ngoại lệ, như: có sự khác biệt lớn về thành phần đất đai, nguồn
nước, chênh lệch rất lớn về chế độ chăm sóc, vườn cây quá xấu không cho năng suất do
không đầu tư, vườn cây bị bệnh hại quá nặng không có khả năng sinh trưởng và cho năngsuất, chủ vườn cây không có khả năng trả lời phỏng vấn
+ Số lượng: 120 vườn thanh long trên địa bàn 3 xã thuộc huyện Bắc Bình.
- Thực hiện điều tra: Phỏng vấn trực tiếp chủ vườn cây bằng các câu hỏi được soạnsẵn, kết hợp tham khảo các ghi chép trong quá khứ và quan sát vườn cây
- Tập hợp số liệu: Các phiếu điều tra được kiểm tra và làm sạch số liệu, mã hoá các
dữ liệu định tính, sau đó được nhập vào máy vi tính thông qua phần mềm Đối với các chỉtiêu về giá cả vật tư, giá bán sản phẩm, chi phí sản xuất, doanh thu bán thanh long đượctính toán và quy về theo thời giá năm 2022
2.2.3 Xây dựng phương trình hồi qui năng suất thanh long, phương pháp xácđịnh mức đầu tư tối ưu để đạt lợi nhuận tối đa
2.2.3.1 Xây dựng phương trình hồi qui năng suất thanh long
Do thanh long được trồng khá lâu ở Bình Thuận, do đó đa phần nông dân đều
có kinh nghiệm về mặt kỹ thuật, cũng như đầu tư, Tuy nhiên năng suất thanh long cóthé bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào Do đó trong phan này, tác giả xây dựng hamsản xuất phản ánh mối quan hệ giữa năng suất và các yêu tố đầu vào có ảnh hưởngđến năng suất, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhăm duy trì và cải thiện năng suất
thanh long ở nông hộ.
Trong các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất người ta hay sửdụng ham Cobb — Douglass, hàm bậc hai là dang hàm phi tuyến Ưu điểm của dangham nay là phản ánh được quy luật năng suất biên giảm dan khi tăng một yếu tố đầuvào, từ đó đưa đưa hàm sản xuất, và dựa vào hàm sản xuất này người ta có thể tính
tác động biên của các yếu tố vào ảnh hưởng đến yếu tố đầu ra (ở đây là năng suất),
thông qua đó tính được các mức dau vào dé đạt tối ưu về lợi nhuận theo giá của yếu
tố đầu và giá yếu tố đầu ra Tuy nhiên, như đã thảo luận ở trên, do huyện Bắc Bìnhtỉnh Bình Thuận là một trong những địa phương trồng thanh long sớm, nên nông dân
không có dau tư các yêu tô dau vào như phân bón đên mức độ làm giảm năng suat,
24
Trang 39mà giữa các hộ có sự khác biệt về sử dụng đầu vào ở ngưỡng phù hợp (phù hợp theokhuyến cáo, phù hợp theo kinh nghiệm, phù hợp với nguồn vốn họ có) Do đó, hàm
tuyến tính được sử dụng trong việc xây dựng mô hình thực nghiệm xem xét một số
yếu tô có ảnh hưởng đến năng suất thanh long, dạng hàm như sau:
Hàm hồi qui có dang: Y = f(x), trong đó Y là biến phụ thuộc, X là các biến độc lập
_ o80 Với V0: vhs Vi Vhs VØ yr VP
PaO A ASP ASAD AC AMAL XD
Trong đó: Y là năng suất thanh long trong giai đoạn sản xuất; XI, X2, ,X8 làcác yếu tố đầu vào: phân bón, thuốc BVTV, công lao động, kích thích tăng
trưởng, phục vụ trong giai đoạn sản xuất.
Diễn giải các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy
Bang 2.1 Diễn giải các biến sử dung trong mô hình hồi quy
STT Biến số Giải thích biến Kỳ vọng dẫu
1 Biến độc lập
XI Tuôi vườn cây +
X2 Mật độ (cây/ha) +
X3 Lượng nước tưới (m3/ha) +
X4 Lượng phân bón vô cơ (kg/ha) +
XS Lượng phân bón hữu cơ (kg/ha) +
X6 Lượng thuốc BVTV (ml/ha) +
X7 Công lao động (công/ha) +
X§ Kích thích sinh trưởng (ml/ha) +
D Tham gia khuyến nông +
2 Biến phụ thuộc
bá Thé hiện năng suất của vườn trồng thanh long (kg/ha)
Giải thích kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình:
- Xi: Tuổi vườn cây có ý nghĩa rất quan trọng đến năng suất và chất lượng sảnphẩm, trong độ tuổi đang thu hoạch cây trồng sẽ cho chất lượng cao Vì vậy kỳ vọng
dau dương
25
Trang 40- Xa: Mật độ nằm trong giới hạn hợp lý thì cho năng suất cao Vì vậy kỳ vọng
dâu đương
- X:: Lượng nước tưới phù hợp sẽ cho cây phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao,
tăng năng suất Vì vậy kỳ vọng dấu đương
- X4: Lượng phân bón vô cơ phù hợp giữ vai trò quan trọng trong quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây thanh long, giúp cây tăng trưởng nhanh, cho năngsuất cao Vì vậy kỳ vọng dấu đương
- Xs: Lượng phân hữu cơ phù hop giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây thanh long, làm cho đất tơi xốp, rễ phát triển, cải thiệnchất lượng đất canh tác bền vững, giữ độ ẩm, giúp cây tăng trưởng và chống chịu các
tác động ảnh hưởng, cho năng suất cao Vì thé kỳ vọng dau dương
- X6: Thuốc BVTV phun phòng trị bệnh dé cây phát triển cho năng suất cao.Nếu sử dụng thuốc ở mức thích hợp sẽ hạn chế gây ô nhiễm, làm tăng năng suất thanhlong Dấu kỳ vọng đương
- X7: Công lao động thể hiện mức đầu tư chăm sóc của chủ hộ Khi đầu tưcông lao động chăm sóc đúng mức, phù hợp thì năng suất thanh long cao Vì vậy kỳvọng dấu dương
Xs: Kích thích sinh trưởng phù hợp sẽ cho cây phát triển tốt Vì vậy kỳ vọngdau dương
- D: Tham gia khuyến nông Khi tham gia khuyến nông thì nhận thức về việctrồng thanh long tốt hơn, đầu tư đầy đủ và đúng qui trình kỹ thuật là hết sức cần thiết
và quan trọng làm cho năng suất thanh long cao hơn Vì vậy kỳ vọng dấu là dương.Giả thiết về mối quan hệ giữa năng suất với các yếu tố
Qua thực tế điều tra khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh cây thanh long ởcác nông hộ cho thấy năng suất cây thanh long chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, tuynhiên không thé đưa hết các yếu tố vào trong hàm sản xuất, kỳ vọng các biến ngoàinhững biến đưa vào hàm sản xuất có tác động bù trừ lẫn nhau Trong điều kiện các
vườn trồng thanh long được điều tra tương đối giống nhau về thành phần đất đai,nguôn nước, không có biên động lớn vê điêu kiện khí hậu và đã ngoại trừ các trường
26