1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An - Thực trạng và giải pháp

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An - Thực trạng và giải pháp
Tác giả Huỳnh Hoàng Lam
Người hướng dẫn PGS.TS. Vế Hữu Phước, TS. Nguyễn Văn Trọn
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 37,09 MB

Nội dung

Dựa trên kết quả phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về XDNTM ở địa phương trong thời gian tới:Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hàn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

kx*xkx*x*x*«*x%«xx%*%*%*%%**%*%t%%t%*%%%%%%%®%

HUỲNH HOÀNG LAM

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI

Ở HUYỆN VĨNH HƯNG, TỈNH LONG AN,

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

ĐÈ ÁN TOT NGHIỆP THẠC SY QUAN LÝ KINH TE

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

kx*xkx*x*x*«*x%«xx%*%*%*%%**%*%t%%t%*%%%%%%%®%

HUỲNH HOÀNG LAM

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI

Ở HUYỆN VINH HUNG, TINH LONG AN,

THUC TRANG VA GIAI PHAP

Chuyén nganh : Quan lý Kinh tế

Trang 3

QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI

Ở HUYỆN VĨNH HUNG, TINH LONG AN,

THUC TRANG VA GIAI PHAP

HUYNH HOANG LAM

Hội đồng chấm Đề án tốt nghiệp:

1 Chủ tịch: PGS TS ĐẶNG THANH HÀ

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS TRAN MINH TAM

Hoc vién Chinh tri khu vuc II

3 Ủy viên: TS TRÀN ĐÌNH LÝ

Trường Dai học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Huỳnh Hoàng Lam

Ngày sinh: 26/3/1978

Nơi sinh: Huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

Năm 2006 tốt nghiệp THCN tại Trường TH&DNNN&PTNT Nam Bộ

Năm 2013 tốt nghiệp Đại học: Luật, Ngành: Luật học

Cơ quan công tác: Phòng Tư pháp huyện Vĩnh Hưng

Địa chỉ cơ quan: Khu phố Măng Đa, thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng,tỉnh Long An

Tháng 10, năm 2021 học Cao học ngành Quản lý kinh tế, trường Đại họcNông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên lạc: Xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

Điện thoại: 0919 249 739

Email: hoanglamkh78@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án: “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở

huyện Vinh Hưng, tỉnh Long An, thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Đề án là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bat kỳ công trình nao khác

Long An, ngày 05 tháng 03 năm 2024

Người cam đoan

Huỳnh Hoàng Lam

Trang 6

Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, đã hợp tác chia sẻ những thôngtin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiêncứu Xin cảm ơn đến Văn phòng huyện ủy, Văn phòng UBND huyện, BCD xây dựngNTM huyện Vĩnh Hưng, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Vĩnh Hưng, những hộ dânđược chọn khảo sát đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tôi thu thậpthông tin phục vụ đề tài nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã độngviên và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành

Đề án này

Trân trọng cảm ơn./

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện VĩnhHung, tinh Long An, thực trạng và giải pháp ” được thực hiện từ tháng 6/2023 Dé

thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính

với số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2020 đến năm 2022; và số liệu sơ cấp được thuthập thông qua ý kiến đánh giá của chuyên gia có kinh nghiệm trong công tácQLNN về nông thôn mới và khảo sát các hộ dân đang sinh sống trên địa bàn huyệnVĩnh Hưng, tỉnh Long An.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu đã chỉ ra các vấn đề còn hạnchế, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động quản lý nhà nước về XDNTM ở huyệnVĩnh Hưng, tỉnh Long An như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số xã chưa quyếtliệt: Quy hoạch còn nặng về hạ tầng: Nhân rộng các mô hình sản xuất tiêu biểu cònchậm; Công tác duy tu, bảo trì công trình hạ tầng còn chưa chú trọng, nhanh chóngxuống cấp; Còn lúng túng trong vận dụng cơ chế chính sách huy động vốn; Chấtlượng kiểm tra giám sát còn hạn chế, vẫn còn nhiều sai sót yếu kém trong triển khaithực hiện

Dựa trên kết quả phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về XDNTM ở địa phương trong thời gian tới:Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành các văn bản quản lý nhà nước về xây dựngnông thôn mới; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sáchcủa Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Củng có tổ chức bộ máy, bồidưỡng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, quản lý nhà nước về xây dựng nôngthôn mới; Đổi mới phương thức huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới;Đầu tư, xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Chú trọng kiểmtra, giám sát, tổng kết đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới

Trang 8

This thesis entitled “State management of new rural construction in Vinh Hung district, Long An province, current situation and solutions" will be implemented from June 2023 To accomplish the research goal, the author uses qualitative research method with secondary data collected from 2020 to 2022; and primary data were collected through the opinions of experts with experience in state management of new rural areas and surveys of households living in Vinh Hung district, Long An province.

In addition to the results achieved, the research has pointed out the remaining problems, shortcomings and causes in state management activities on new rural construction in Vinh Hung district, Long An province such as: Work Leadership and direction of some communes has not been drastic; Planning is still heavy on infrastructure; Replication of typical production models is still slow; The repair and maintenance of infrastructure projects has not been paid attention to and is quickly deteriorating; Still confused in applying capital mobilization policy mechanisms; The quality of inspection and supervision is still limited, and there are still many errors and weaknesses in implementation

Based on the results of analyzing the current situation, the author has proposed

a number of solutions to improve state management of new rural construction in the locality in the coming time: Complete the construction and promulgation of housing management documents water to build new rural areas; Strengthen propaganda and dissemination of laws and policies of the Party and State on building new rural areas; Strengthen the organizational structure, train staff and implement state administration and management of new rural construction; Innovate methods of mobilizing resources to build new rural areas; Investment and construction meet new rural construction standards; Focus on inspection, supervision, summary and assessment of the implementation of new rural construction.

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

Trang ChUann ››š5*ễễễ ẢẢẢ 1

LY lich -saạồỶ ÔỎ 1 LỢI C0 COB Si sass Go g6 6106559518835: gÄ35i-G0133.G011333b:385183513884009580)156S5534.4G8363Ẹ98815SL3g85358386.30 1503.588.0guE9 11 Senter ee ee ee ivTóim tat ooo eceecccccccecsessessessesssssesssesssssssssussisenssusessessssesinssssississitsisessssesiesissiessesiesiesseeeesees VU00 VI

01 11 VI

Danh sách chữ viết tắt 2-22 S22222222112211221122112211271121122111211211211211 21 1 te x

DanhisachC4@ Van 8 c.csese-cntern coronene erin rene XI LJ3i)1145N6 LIEl010.HIIY]HSssssessrskisosrsrsREintinipkstg3s.n59 a 5E xI

MỞ ĐẦU 2-2222 22 HH HH ru |

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu -. -¿225222222++2E+2E++EE+£E+2EEeEEzrxzrxrrrrsred 51.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 2-22 2 2222++2++EEz22E+EEZEx+rxrrrrrrreee 111.2.1 Did kiém tur 8n 111.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 2-2 2+2SE+SE2E2E2E12E21221231212212112122121221 22 22e2 121.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ờ một số địaphương và những bai học rút ra cho huyện Vinh Hung, tỉnh Long An 14 15.1 Huyện Phurée: Long: tinh B ae TIỂU se eecsscosiseseeeeieossdbssuistggiasdialiiecHEEASESLA.0000 14 1:3.2 Huyện Go Quao, tinh Kiên GIANG các sec n 1001161660141 1800 14 0664 1056L108886 15 1.3.3 Bài học rút ra cho huyện Vinh Hung, tỉnh Long An - - -=+ 16Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 18

2.1, Cũ số TY (Wait cesieree eee ee re 18 2.1.1 Nông thôn mới va xây dựng nông thon ImỚớii 5 55+ +<£++<£+<c<+<s+ 18

Trang 10

2.1.2 Quản lý nhà nước về xây dung nông thôn mới 2- 2 222222222222 212.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dung nông thôn mdi 262:2 Phương phd pag Wi Sn GỮU:zsss:sesezxss6x1a5i5xisle93830si3l383085858E4SXGE2BBSSiLkSSSB3G448EH8S423/5gv28g8 28 2-2-1 Quy trình ngh†iÊH CW ssvsnscssseeseenceneeescsepereeereevensensenremmerna enero ayeennernsneees 282.2.2 Khung phân tích của đề tài nghiên cứu - 2-2 22222+22222+22E22zzzxrzzrerree 292.2.3 Phương pháp thu thập số liệu - 22 ©22222++2E+++2E++2EE+z2EE+ztrxrzrxrsrrrree 302.2.4 Phương pháp phân tích số liệu - 22 2¿22222++2E++2E++£E++EE+zEE+zEE+zrxrzrrree 32Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2- 2 52+22+2E+2E+2E22E22E22E2ZE.zEzxee 34

3.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An 34

3.1.1 Công tác triển khai thực hiện -2- 2 2+S+SE+SEEE£EE£EE2EE21221212212212221 2 2e, 343.1.2 Két qua non an oăiAi4 363.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện

'Vĩnh Bing: tinh Long) An ssscseecssgsscsin90001060139056S15VEBGEISXSSG-SIRSSGES0488.23080338g.588 40 3.2.1 Ban hành các văn bản XDNÏTM 22-11211122 22111 1181 ngư 403.2.2 Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới - 2-22 413.2.3 Tổ chức bộ máy và phát triển nhân sự XDNTM -2¿-5255z552+: 453:24, Huy ữồng nguồn lựp MINT se nesiesiesdikosibiierisiibeseoile 6104815166, 483.2.5 Tổ chức chi đạo thực hiện các tiêu chi XDNTM -5-5222z+zzzzzczxeez 513.2.6 Kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động quan lý nhà nước về XDNTM 573.2.7 Đánh giá chung về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện

Vink: Hưng, tinh Long: AR cscs kien gen th GG35091136618590360531E800131S11415900445600168 593.3 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông

thôn mới ở huyện Vinh Hung, tỉnh Long An 5 << +<£<+<c+eeeeseres 63

3.3.1 Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành các văn bản quản lý nhà nước về xây

dung nong thon MOL eee ee eee 633.3.2 Tang cường tuyên truyền, phô biến chủ trương, chính sách của Dang, Nha

trướu về xãy ng nông RhiÕN THẾ en 653.3.3 Củng cô tổ chức bộ máy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành,

quan ly nhà nước về xây dựng nông thôn mớii 2- 22 22 +s+2zzzzzzz>2z£: 66

Trang 11

3.3.4 Đổi mới phương thức huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên

3.2.5 Tăng cường đầu tư, xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 693.2.6 Chú trọng kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá việc thực hiện xây dựng nông

| _ Ý{Ýý———————————_—— 70

KET LUẬN VÀ DE NGHỊ, 2: 2¿+222SE22E22EE22E22E122122112212211221221221122121.2 e2 72TÀI LIEU THAM KHAO ooo .csscsscsscssessssessesssessssssssssssiessssessssstssessessessessessessnseeeeees 74PHU LUC

Trang 12

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ATTP An toàn thực pham

BCD Ban chi dao

BCH Ban Chap hanh

BXD Bộ Xây dựng

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BINMT Bộ Tài nguyên Môi trường

CNH-HDH Cong nghiép hoa, hién dai hoa

CTMTQG Chương trình mục tiêu Quốc gia

CSHT Cơ sở hạ tầng

HĐND Hội đồng nhân dân

HTCT Hệ thống chính trị

KT-XH Kinh tế xã hội

MTQG Mục tiêu Quốc gia

NNNDNT Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

NSNN Ngân sách Nhà nước

NIM Nong thon mdi

OCOP One commune one product (Mỗi xã một sản phẩm)

QLNN Quản lý nhà nước

QLXH Quản lý xã hội

TTLT- Z ` : 3

mene sain tu lién “a - Bộ Haga ve va Phat triên Nông thôn —

ee Bộ Kê hoạch Dau tư — Bộ Tài chính

UBND Uy ban nhân dân

VPDP Văn phòng điều phối

XDNTM Xây dựng nông thôn mới

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BANG

BANG TRANG

Bang 1.1 Một số chi tiêu phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Hưng - 13

Bảng 2.1 Cỡ mẫu điều tra 2-5252 22E12E12E12212212212212122111111111111 122 e6 30 Bảng 2.2 Phân b6 mẫu điều tra 2-22 2 222S22EE22E12EE22E22212232221221222122121 22c 31 Bảng 3.1 Tình hình thực hiện quy hoạch XDNTM của các xã tại huyện Vĩnh Hưng34 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát người dân về tiêu chí “Dân bàn” 2¿-z522¿ 36 Bang 3.3 Một số kết quả XDNTM của huyện Vĩnh Hưng -52-552- 38 Bảng 3.4 Tình hình tập huấn và đào tạo nghề phát triển sản xuất của huyện Vĩnh UG saugebienoonobnoidiiigLi0501801010800088308000001605B01000990900100/000G1300210330404G301GERE4GS48SGEBBESSS0/00088 38 Bảng 3.5 Công tác tuyên truyền về XDNTM tại huyện Vinh Hưng 43

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát người dân về tiêu chí “Dân biết” - : -z 5- 44 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát người dân về tiêu chí “Chính quyền địa phương” 47

Bảng 3.8 Kết quả huy động vốn XDNTM của huyện Vĩnh Hưng - 48

Bảng 3.9 Kết quả khảo sát người dân về tiêu chí “Dan làm” - - 50

Bảng 3.10 Kết quả thực hiện bộ tiêu chí Xã nông thôn mới năm 2022 52

Bảng 3.11 Kết quả thực hiện bộ tiêu chí Xã nông thôn mới nâng cao năm 2022 53

Bảng 3.12 Kết quả thực hiện bộ tiêu chí Huyện nông thôn mới năm 2022 54

Bảng 3.13 Kết quả thực hiện bộ tiêu chí Huyện nông thôn mới nâng cao 54

Bảng 3.14 Kết quả khảo sát người dân về tiêu chí “Dân hưởng thụ” 55

Bang 3.15 Kết quả khảo sát người dân về tiêu chí “Dân kiểm tra, quản lý” 59

Bang 3.16 Tình hình kiêm tra các hoạt động quản ly nhà nước về XDNTM 58

Bang 3.17 Kết quả khảo sát người dân về tiêu chí “Sự hai lòng” -. 56

Trang 14

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1 Sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình ÑTM 20 Hình 2.2 Nhận thức hành vi của người dân - e cee c ee eeeeeeeeseeeeeeeneenes 27 Hình 2.3 Quy trình nghién CỨU eee ececceseeeceseeeceeceeceeceessecseesesaceeeeseeseeeseeees 28Hình 2.4 Khung phân tích của dé tài nghiên cứu -2- 2 25s+2z+>x+2z+>szxzz> 29Hình 3.1 Kết quả khảo sát người dân về các van dé sẵn lòng tham gia XDNTM 51

Trang 15

Huyện Vĩnh Hưng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Long An, có diện tích tựnhiên 38.452 ha, dân số là 62.193 người, mật độ dân số 225 ngudi/km2 Vĩnh Hungnằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, màhàng đầu là sản xuất lúa hàng hoá Huyện giáp Campuchia (có đường biên giới dài45,62 km), có cửa khâu Long Khốt (Thái Bình Trung) và Bình Tứ (Hưng Điền A)nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại qua biên giới (kinh tế cửa khâu) Vềxây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Vĩnh Hưng xác định người dân đóngvai trò chủ thé trong xây dựng nông thôn mới, nên sau hơn 10 năm triển khai thựchiện Chương trình XDNTM huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực Đến cuốinăm 2021, toàn huyện có 6/9 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, xã Khánh Hưngđạt chuan NTM nâng cao Số tiêu chi NTM đạt bình quân 17,7 tiêu chí/xã, các xãcòn lại đạt từ 15 - 18 tiêu chí Thu nhập bình quân đầu người đạt 53 triệu đồng/năm;

có 6/9 xã đạt tiêu chí giao thông: có 7/9 xã đạt chuẩn về tiêu chí trường học; 9/9 xã

đạt tiêu chí điện, hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,89%, sử dụng nướcsạch đạt 87,53% Đến nay, khu vực nông thôn của huyện còn 227 hộ nghèo, chiếm

Trang 16

1,85%, Huyện có 5/9 tiêu chí (7/15 chỉ tiêu) đạt chuẩn huyện NTM (UBND huyện

Vĩnh Hưng, 2022).

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tại hội nghị tổng kết 10 năm

thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở Long An nói chung và huyện Vĩnh Hưng

nói riêng các đại biéu cho rang công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thônmới của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế đó là công tác quản lý của các cấp ban,ngành đang còn chưa khoa học và còn nhiều lúng túng; công tác lập quy hoạch, xâydựng cơ sở hạ tầng KT-XH tuy có phát triển nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầucủa người dân; các hình thức sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường,lao động thiếu việc làm còn nhiều, chất lượng lao động còn hạn chế, đời sống vậtchất và tinh than của người dân nông thôn còn thấp; chênh lệch giàu, nghèo giữa

khu vực nông thôn và thành thị còn cách biệt lớn; công tác hành chính chậm được

giải quyết, nhất là trong tranh chấp, khiếu nại của công dân; một số xã còn trôngchờ y lại hoặc báo cáo thành tích dé về đích đạt chuẩn nông thôn mới tuy nhiên vậndụng các nguồn lực còn hạn chế, chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước,nguồn lực nhân dân chưa được chú trọng Những tồn tại trên do nhiều nguyênnhân, song cơ bản nhất là vai trò quản lý nhà nước trong việc thực hiện xây dựngnông thôn mới trên địa bàn huyện dang còn nhiều bat cập, thiếu định hướng của cáccấp chính quyền Xuất phát từ những tồn tại trên tác giả tiễn hành chon đề tài

“Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long

An, thực trạng và giải pháp” với mong muốn đưa ra những giải pháp góp phầnhoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện VĩnhHưng trong giai đoạn tới.

Mục tiêu nghiên cứu

Trang 17

Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, nghiên cứu xác định có 3 mục tiêu cụ thểnhư sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá tình hình XDNTM ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.

Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về XDNTM ở huyện VĩnhHưng, tỉnh Long An; chỉ ra được những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyênnhân trong quản lý nhà nước về XDNTM tại địa phương

Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước vềXDNTM ở huyện Vinh Hưng, tỉnh Long An.

Câu hỏi nghiên cứu

Tình hình XDNTM ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An thời gian qua thế nào?Thực trạng quản lý nhà nước về XDNTM ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long Anthời gian qua thế nào?

Những giải pháp nào cần được triển khai thực hiện để góp phần hoàn thiệncông tác quản lý nhà nước ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng

nông thôn mới ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.

Đối tượng khảo sát: Là chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác QLNN vềnông thôn mới và các hộ dân đang sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnhLong An.

Phạm vi nghiên cứu

a Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh

Long An.

Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm, giai đoạn 2020

-2022 chủ yếu từ các báo cáo của UBND huyện Vĩnh Hưng, số liệu sơ cấp là kết quảkhảo sát được thu thập từ thang 8 đến tháng 9 năm 2023

Trang 18

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ thực trạng quản lý nhànước về XDNTM ở huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An, chỉ ra những thành công, tồntại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM tại địa phương, đềxuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động QLNN về xây dựng NTM Từ kếtquả đó, đề tài được xem là nguồn tài liệu quý báu cho các cấp chính quyền, địa

phương và các cá nhân trong lĩnh vực QLNN trong xây dựng NTM trên địa bàn Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.

Cấu trúc của đề tài

Ngoài danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3

chương với các nội dung chính sau:

Mở đầu: Trong phần này, giới thiệu những vấn đề cơ bản về nghiên cứu nhưtính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, ýnghĩa thực tiễn và kết cau của đề tài

Chương 1: Tổng quan - Trình bay tổng quan tài liệu nghiên cứu trong vanước có liên quan, tổng quan về địa bàn nghiên cứu (huyện Vĩnh Hưng, tỉnh LongAn) và về tình hình xây dựng NTM của huyện, kinh nghiệm quản lý XDNTM củamột số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Vĩnh Hưng

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Trình bày một số lý luận

có liên quan, trình bảy quy trình và khung phân tích của đề tài nghiên cứu, cácphương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài (phương pháp thu thậpthông tin tài liệu, thiết kế mẫu nghiên cứu, thiết kế phiếu khảo sát, phương phápphân tích và xử lý số liệu)

Chương 3: Kết quả và thảo luận - Thực hiện đánh giá tình hình XDNTM vàphân tích thực trạng quản lý nhà nước về về XDNTM ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnhLong An và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về XDNTM ởhuyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An dựa trên nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp Đề xuấtcác giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị: Kết luận về vấn đề nghiên cứu và đưa ra các kiến nghịphù hợp.

Trang 19

Chương 1

TỎNG QUAN

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Ngô Văn Toại và Bùi Việt Hưng (2021) với bài viết xây dựng xã nông thônmới thông minh trong thời đại công nghiệp 4.0 Trong bài viết của mình, các tác giả

đã cho thấy thời đại công nghiệp 4.0 không chỉ được coi là một xu hướng hiện đại,

mà còn được xem là cuộc cách mạng mang đến nhiều cơ hội phát triển một cách sâurộng trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường Trongbối cảnh đó, các địa phương cần nắm bắt cơ hội đề phát triển Ở mỗi xã khi xây dựngnông thôn phải tận dụng cơ hội để hướng tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mau,nông thôn mới thông minh, làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn một cách hiệuquả và bền vững Nội dung xây dựng xã nông thôn mới thông minh đó là: Phát triểnkinh tế dựa trên các giải pháp, ứng dụng thông minh; Tổ chức đời sống xã hội dựatrên các giải pháp, ứng dụng thông minh; Bảo vệ môi trường bằng các giải pháp, ứngdụng thông minh; Tổ chức chính quyền dựa trên các giải pháp, ứng dụng thông minh

Nguyễn Thị Ưng (2021) với nghiên cứu quản lý xã hội ở nông thôn Việt

Nam hiện nay (qua nghiên cứu chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh ThanhHóa) Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã có những thànhcông nhất định của việc thực hiện QLXH trong XDNTM, tuy nhiên QLXH van chỉđược nhìn nhận chủ yếu một chiều là vai trò của các cơ quan thuộc quyền lực nhànước, mang tính chất chính thức, từ trên xuống dưới, pháp quy và bị động Trongkhi đó, vai trò của cộng đồng tham gia QLXH, mang tính chất phi chính thức, từdưới lên, chủ động, tự quản chưa được chú ý đúng mức Trong tổ chức và QLXH

ở nông thôn chưa xem trọng vai trò của các thiết chế xã hội Những rào cản củatruyền thống vẫn đang tác động tiêu cực đến hiệu quả QLXH hiện đại một cách khá

Trang 20

phô biến Bên cạnh đó, chưa phát huy tích cực vai trò và sự tham gia của người dân,các tô chức xã hội trong tham gia QLXH ở nông thôn Các cá nhân công dân, tổ

chức xã hội thường có xu hướng bị nhà nước hóa, chính trị hóa, hoặc thị trường

hóa Mặc dù đã có những thay đổi nhất định, tuy nhiên thực tế cho thấy chưa cónhận thức đủ về sự cần thiết phải phát huy chức năng, vai trò của các tô chức xã hộitrong QLXH ở nông thôn.

Đặng Minh Tuyến và cộng sự (2021) với đề tài nghiên cứu thực trạng và đềxuất giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững cơ sở hạ tầng ở nông thôn phục

vụ xây dựng nông thôn mới Nghiên cứu cho thấy việc quản lý sử dụng hiệu quả cơ

sở hạ tầng nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp cận với lượng lớnngười nghèo ở nông thôn, giúp giảm nghéo và nâng cao vị thé cho cư dân nông thônbằng cách cung cấp sự tiếp cận tốt các dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch, thị trườngđịa phương, tiếp cận các công việc phi nông nghiệp cũng như các cơ hội kinh tếkhác Nguyên nhân gốc rễ của các tồn tại trong quản lý sử dụng cơ sở hạ tầng nôngthôn là do không đủ kinh phí, năng lực yếu kém và các cau trúc quản trị không phùhợp, không đồng bộ; Thiếu sự tham gia của người thụ hưởng/cộng đồng, sẽ làmgiảm hiệu quả đầu tư, không duy trì, nâng chất được tiêu chí nông thôn mới cho giaiđoạn sau năm 2020, gia tăng chi phí sửa chữa, phục hồi rất lớn Nghiên cứu đã đềxuất được các nhóm giải pháp dé quan ly sử dụng hiệu quả, bền vững các loại hìnhcông trình hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, chợ, nhà vănhóa): Giải pháp, cơ chế phân cấp quản lý, giao khoán; Khuyến khích cộng đồngtham gia đầu tư và quản lý; Các quy trình quy định quản lý; Giải pháp về tài chính

cho hoạt động quản lý và duy tu bảo dưỡng thường xuyên; Giải pháp nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực.

Nguyễn Viết Hưng (2021) với nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựngnông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Luận văn đã hệ thốngđược những khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về xây dựngnông thôn mới, đánh giá được những thực trạng, những hạn chế, yếu kém và đưa ranhững giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong công tác thực hiện

Trang 21

chương trình nông thôn mới Trong đó có một số giải pháp quan trọng như: Xâydựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước; Tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng,tập huấn về kỹ năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ tham giathực hiện chương trình; Phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho ngườidân; Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế kết hợp với xây dựng đời sống văn

hóa ở khu dân cư và bảo vệ môi trường.

Nguyễn Lê Dũng và cộng sự (2020) đã nghiên cứu thực trạng quản lý cơ sở

hạ tầng nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và định hướng giải pháp.Nghiên cứu cho thấy các loại mô hình tổ chức quản lý CSHT nông thôn thiết yêu ởvùng nghiên cứu khá đa dạng, có sự khác nhau giữa từng loại hình CSHT Mỗi loại

mô hình có ưu điểm, nhược điểm riêng tùy theo từng loại CSHT Vì vậy, định

hướng chính trong nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng CSHT nông thôn là tăng

cường năng lực, củng cô các mô hình hiện có Bên cạnh đó, cần áp dụng một cáchđồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách đề đạt hiệu quả tối ưu Bộ tiêu chí đánhgiá hiệu quả, bền vững trong quản lý, sử dụng CSHT nông thôn do nhóm tác giả đềxuất đã được thử nghiệm tại vùng Đồng bằng sông Hồng Thông qua bộ tiêu chí,nhóm tác giả đã đánh giá được một cách chi tiết, tiếp cận được nhiều khía cạnh vềhiện trạng quản lý, sử dụng CSHT nông thôn thiết yếu cho vùng nghiên cứu Tuynhiên, một số tiêu chí đánh giá còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người đượcphỏng vấn, có thé dẫn đến sai số trong kết quả đánh giá

Lê Hồng Quân (2020) với nghiên cứu quản lý và sử dụng tốt nguồn vốntrong xây dựng nông thôn mới huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Bài viết chothấy qua 10 năm (2011 - 2020) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới, huyện Gò Công Đông đã đạt được nhiều kết quả nỗi bật.Đạt hiệu quả nhất là việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong xây dựng nông thônmới Cụ thể, tổng kinh phí thực hiện đến tháng 3/2020 là 2.397,39 tỷ đồng, trong

đó, vốn ngân sách chiếm gần 40%, còn lại là vốn tín dụng (29%), vốn doanh nghiệp(11%) và vốn vận động nhân dân (20%) Các nguồn vốn của nhân dân đóng gop,nguôn vôn hồ trợ, tài trợ của các tô chức, cá nhân và nguôn vôn khác được thực

Trang 22

hiện đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, do người dân tự bànbạc, quyết định, thực hiện đúng quy chế dân chủ, không áp đặt Nhân dân trực tiếpquản lý, quyết định đầu tư theo đúng các hạng mục trong Đề án đã được phê duyệt.

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do nhân dân đóng góp thông qua các Ban Quản lý

ấp, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng, qua đó đảm báo sự đồng thuận trong nhân dân,đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng xây dựng các công trình phúc lợi phục

vụ nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân dân trên địa bàn huyện Songsong đó, tập trung đầu tư hạ tầng gắn với phát triển quỹ đất, tạo kinh phí chi trả nợđọng và đầu tư phát triển Hàng năm, kết quả thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đềuđạt và vượt dự toán tỉnh giao Từ kết quả đó, cùng với những quyết tâm và nỗ lựctrong định hướng, chỉ đạo, Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện tốt việc xử lý, kiểmsoát, hạn chế phát sinh nợ mới Tính đến tháng 5/2020, trên địa bàn huyện Gò Công

Đông không có nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới.

Lê Thị Câm Oanh (2019) đã thực hiện nghiên cứu quản lý nhà nước về xâydựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Buk, tinh Đắk Lắk Nghiên cứu nêu

rõ kết quả thực hiện từng nội dung: Xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, cácvăn bản quản lý nhà nước về xây đựng nông thôn mới; Tổ chức bộ máy quản lý nhànước về xây dựng nông thôn mới; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiệncông tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Quản lý và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực dé thực hiện xây dựng nông thôn mới; Kiểm tra, giám sát việcthực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới Tác giả đã đánh giá hoạt độngquản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắktrong thời gian qua, bao gồm: Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạnchế, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nôngthôn mới bao gồm: Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành các văn bản quản lýnhà nước về xây dựng nông thôn mới; Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

về xây dựng nông thôn mới huyện Krông Búk; Nâng cao năng lực và chất lượnghoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước về xâydựng nông thôn mới; Tăng cường huy động và ban hành cơ chế quản lý có hiệu quả

Trang 23

các nguồn lực đầu tư cho xây dung nông thôn mới; Day mạnh công tác kiểm tra,

giám sát xây dựng nông thôn mới.

Lê Đức Niêm và cộng sự (2018) với nghiên cứu sự hài lòng của người dân

trong việc xây dựng nông thôn mới ở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kun, tỉnh Đắk Lắk.Qua phân tích thực trạng nông thôn xã Ea Tiêu theo Bộ tiêu chí quốc gia về xâydựng nông thôn mới cho thấy xã có 13/19 tiêu chí cơ bản đạt so với yêu cầu, có6/19 tiêu chí tổ chức thực hiện còn chưa đạt yêu cầu, một phần trong quy hoạchgiao thông đường trục chính nội đồng theo bộ tiêu chí quy định được cứng hoá, xe

cơ giới đi lại thuận tiện thì không phù hợp Song, với những điều kiện sẵn có cùngvới sự nhiệt tình ủng hộ của người dân, quan tâm của các cấp, ngành liên quan thìviệc hoàn thành các tiêu chí sẽ đạt được dễ dàng và hoàn thành đúng nhiệm vụ vàmục tiêu mà xã đã định hướng Thông qua kết quả nghiên cứu, có thé khang địnhcác yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân theo thứ tự tầm quantrọng là 05 nhân tố: Nhận định của người dân về việc thực hiện NTM; Đánh giá củangười dân về việc thực hiện NTM; Vai trò kiểm tra của người dân trong quá trìnhthực hiện Chương trình xây dựng NTM; Sự ảnh hưởng của chính quyền đến sự hài

lòng của người dân trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; Sự

tiếp cận của người dân đối với chương trình xây dựng nông thôn mới

Nguyễn Thị Bích Lệ (2016) với đề tài quản lý nhà nước về xây dựng nôngthôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề cốtyêu và cấp thiết nhất để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thônmới, phân tích đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước về XDNTM ở huyện LâmThao, tỉnh Phú Thọ, và đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước về XDNTM ở địa phương trong thời gian tới theo hướngbền vững Sau 5 năm triển khai, bên cạnh những kết quả đã đạt được, CTMTQG vềXDNTM ở huyện Lâm Thao còn có những khó khăn, vướng mắc Do đó dé thực hiệnđạt hiệu quả và nâng cao hơn chất lượng chương trình XDNTM trên địa bàn cần phảixác định bước đi phù hợp, chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp cách làm, cơ chế,

Trang 24

chính sách, xác định mối quan hệ và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toànthé nhân dân trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Huỳnh Công Chat (2015) đã tiến hành nghiên cứu huy động nguồn lực cộngđồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang Tác giả thực hiệnphỏng van trực tiếp 120 hộ gia đình và 40 cán bộ cơ sở tại 4 xã nghiên cứu Phươngpháp thống kê mô tả và so sánh được sử dụng để đánh giá thực trạng huy độngnguồn lực cộng đồng trong thời gian qua Các budi thảo luận và phỏng van sâu cán

bộ cơ sở và người dân cũng đã được thực hiện để tìm hiểu những thuận lợi, khókhăn trong tham gia đóng góp nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới.Tác giả đã chỉ ra quá trình huy động nguồn lực cộng đồng để xây dựng NTM tạitỉnh Tiền Giang còn có những khó khăn nhất định đó là: Thu nhập người dân nôngthôn còn thấp, tâm lý người dân còn ý lại, trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước,một số bộ phận dân cư chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, nội dung chương trình,người dan muốn được đền bù khi hiến đất trong xây dựng các công trình công cộng

Dương Văn Nghị (2013) với nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực từcộng đồng cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyệnTrảng Bom, tỉnh Đồng Nai Qua nghiên cứu tác giả cho thấy 6 nguyên nhân chínhdẫn đến những khó khăn trong việc huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng

nông thôn mới của huyện Trảng Bom, đó là: (1) Nhận thức của một bộ phận cán bộ

tham gia chỉ đạo,quản lý chương trình xây dựng NTM còn hạn chế; (2) Việc tuyêntruyền về chương trình NTM còn chưa hiệu quả, người dân chưa hiểu rõ về chươngtrình xây đựng NTM; (3) Cơ chế chính sách về huy động nguồn lực cộng đồng choxây dựng NTM còn chưa day đủ, cụ thé; (4) Nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyệncòn có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp; (5) Việc huy động nguồn lực cho xâydựng NTM chưa được phát huy ở đối tượng là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn,chủ yếu thực hiện các tiêu chí về cơ sở hạ tầng đều do Nhà nước và người dân đónggóp; (6) Việc triển khai lấy ý kiến của người dân chưa hợp lý nên chưa thu hút đượcngười dân tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình xây dựng nông thôn mới

Tóm lại: Qua lược khảo các công trình nghiên cứu trước có liên quan cho

Trang 25

thấy hầu hết các tác giả đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về nông thôn mới, xây

dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới Đã đánh giá được thực trạng quản lý nhà nướctrong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở mỗi địaphương, chi ra những van dé còn tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp gópphần hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, từng bước xây dựngnông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu Những công trình nghiên cứutrên đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những thông tin quan trọng cho việchoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với XDNTM và giảiquyết vấn đề nông thôn trong thời kỳ mới ở nước ta Những kết quả nghiên cứu đãnêu là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu và sử dụng trong quátrình hoàn thành đề tài này Tác giả thấy rằng tất cả các công trình nghiên cứu, cácbài viết trên tạp chí đã công bồ nói trên là những tài liệu hết sức quý giá, trên cơ sởcác nghiên cứu có liên quan tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc và bồ sung những lý luận

cơ bản sao cho phù hợp với địa bàn, xem xét và đánh giá thực tiễn về tình hình quản

lý nhà nước về về XDNTM trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An sau hơn

10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cónhững điểm giống và khác nhau ra sao so với những nghiên cứu đi trước

1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Hưng là một huyện nằm phía Tây Bắc của tỉnh Long An với diện tích

tự nhiên 38.452 km? (tương đương 38.452 ha) thuộc vùng Đồng Tháp Mười HuyệnVinh Hung có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn VĩnhHưng (huyện ly) và 9 xã: Hưng Điền A, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, TháiTrị, Tuyên Bình, Tuyên Bình Tây, Vĩnh Bình, Vĩnh Trị, Vĩnh Thuận Vĩnh Hưng có

tuyến biên giới giáp Campuchia đài 45,62 km (chiếm 31,1% tổng chiều dài biêngiới của tỉnh Long An) được xem là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tếkết hợp với củng cố quốc phòng Ranh giới hành chính huyện Vĩnh Hưng tiếp giáp

với 2 huyện của tỉnh Long An (Mộc Hóa và Tân Hưng) và tỉnh Svay Rieng của

Trang 26

Campuchia, cụ thể như sau: Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Svay Rieng củaCampuchia (đường biên giới 45,62 km, chiếm 31,1% tổng chiều dài biên giới của

tỉnh Long An); Phía Đông Nam giáp huyện Mộc Hóa (Long An); Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Hưng (Long An).

Toàn huyện có 2 nhóm đất với 6 đơn vị chú giải bản đồ đất, trong đó nhómđất xám có diện tích: 31.526 ha (chiếm 81,99% diện tích tự nhiên) và nhóm đấtphèn: 5.980 ha (chiếm 15,55% diện tích tự nhiên) Khí hậu huyện Vĩnh Hưng mangtính chất đặc trưng nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao đều quanh năm, ánh sángdéi dao, lượng mua kha lớn va phan bố theo mùa Nhiệt độ bình quân năm là27,2°C, tháng 5 là tháng nóng nhất (29,3°C), tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 25°C

Biên độ nhiệt trong năm dao động khoảng 4,3°C và biên độ nhiệt ngày và đêm dao

động cao (từ 8°C đến 10°C) Lượng mưa trung bình năm (1.447,7 mm/năm) vàphân bố theo mùa rõ rệt, lượng mưa trong mùa mưa thực sự 1.332 mm (92% lượngmưa cả năm), bắt đầu ngày 20 tháng 5 và kết thúc đầu tháng 11 (164 ngày) Mùamưa trùng với mùa lũ gây ngập úng, cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp và pháttriển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Hung nằm ở đầu nguồn nước từ phía

Campuchia va sông Tiền dẫn vào địa phận của tỉnh Long An Đây chính là điểm

thuận lợi so với các huyện khác như: Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Bến Lức, củatỉnh Long An Sông rạch tự nhiên gồm: Rạch Cái Cỏ, rạch Long Khốt, sông LòGạch, rạch Cái Răng, rạch Bông Súng Đây là các nhánh chính thuộc thượng lưusông Vàm Cỏ Tây, do thiếu nguồn sinh thủy nên khả năng cung cấp nước tự nhiênvào mùa khô rất hạn chế

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Vĩnh Hưng nam trong vùng Đồng Tháp Mười, kinh tế chủ yếu dựa vào nôngnghiệp Huyện giáp Campuchia có cửa khâu Long Khốt (Thái Bình Trung) và Bình

Tứ (Hưng Điền A) nên có lợi thế phát triển dịch vụ thương mại qua biên giới (kinh

tế cửa khâu) Tình phát phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 diễn ra trong bối cảnh

có rất nhiều khó khăn, thách thức như: Thời tiết, khí hậu diễn biến bất thường ngàycàng bat lợi cho sản xuât nông nghiệp, dịch bệnh trên cây trông vật nuôi diện biên

Trang 27

phức tạp đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 trên người trong năm 2022 bùng

phat đã làm anh hưởng lớn đến hoạt động dau tư, sản xuất, kinh doanh của ngườidân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tổng giá trị sản xuất trong năm 2022 đạt3.520,2 tỷ đồng, tăng 6,14% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 100,03% so với kếhoạch Trong đó: Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đạt 2.665,4 tỷ đồng, tăng 4,99% sovới cùng kỳ năm 2021 và đạt 100,18% so với kế hoạch, lĩnh vực công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 620 tỷ đồng, tăng 9,73% so với cùng kỳ năm

2021 và đạt 100% so với kế hoạch, lĩnh vực thương mại - lưu trú đạt 234,8 tỷ đồng,tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 98,4% so với kế hoạch Nhìn chung,trong năm 2022 mặc dù có nhiều khó khăn, thậm chí không tăng trưởng trong quý

IH/2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thực hiện các biện pháp giãn cách xã

hội, nhưng tổng thé cả năm kinh tế của huyện vẫn duy tri được mức tăng trưởngkhá, đảm bảo theo kế hoạch đề ra, tỷ trọng giá trị sản xuất của các khu vực đều cóchuyền biến tích cực so với năm 2021

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Hưng

STT Chỉ tiêu DVT Nam 2020 Nam 2021 Năm 2022

1 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 3.519 3.520,2 3.725

- — Nông lâm thủy san Tỷ đồng 2660,4 2665,4 2.785

“ Công nghiệp xây dựng Tỷ đồng 620 620 678

= Thuong mai dich vu Ty déng 238,6 234,8 262

2 Ty trọng các nganh 100,0 100,0

- — Nông lâm thủy sản % 75,6 J9s/ 74,8

- —_ Công nghiệp xây dung % 17,6 17,6 18,2

- — Thương mại dịch vụ % 6,8 6,67 7,0

3 Tổng thu ngân sách Triệu đồng 61.730 71.060 61.000

4 Tổng chi ngân sách Triệu đồng 332.577 394.824 359.346

(Nguôn: UBND huyện Vĩnh Hưng, 2022)Dân số trung bình năm 2022 của huyện Vĩnh Hưng là 62.193 người, mật độdân số 225 người/km2, bằng 45,55% mức trung bình mật độ dân số của tỉnh Long

Trang 28

An (494 người/km?) Dân số khu vực thành thị có 12.769 người (chiếm 21,12% dânsố), dân số nông thôn 47.691 người (chiếm 78,89%) Tổng lao động toàn huyệnnăm 2022 là 46.114 người, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu khu vực nông nghiệp(chiếm 65%), lao động trong ngành công nghiệp- TTCN chiếm 13% và laođộng thương mại - dịch vụ chiếm 22% Như vậy, nguồn nhân lực tập trung chủ yếukhu vực nông - lâm nghiệp, việc chuyền dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm.

Huyện Vĩnh Hưng có tỉnh lộ 831 nối với quốc lộ 62 đi các tỉnh, hệ thốnggiao thông từ huyện đến trung tâm các xã phát triển mạnh, hiện nay đã có 10/10 xã,thị trân có đường ô tô đến trung tâm Ngoài ra hệ thống kênh rạch chằng chịt gồm

có sông Vàm Cỏ Tây, Sông Long Khốt, Sông Lò Gạch, Tuyến kênh 28, kênh TânThành Lò Gạch, kênh Trung Ương, kênh Hưng Điền thuận tiện cho việc vậnchuyên hang hoá và giao lưu với các vùng, diện tích sản xuất đất nông nghiệp33.780,82 ha, thuận lợi cho trồng lúa và tràm Vĩnh Hưng có đường biên giới giápvới Campuchia dài 45,62 km thuận lợi cho việc phát triển thương mại Tính đếnnăm 2022, toàn huyện có 98,8% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, 98% hộ sửdụng nước hợp vệ sinh Hệ thống trường, lớp xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất, thiết

bị đạy học được đầu tư chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu, góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, các hoạt động văn

hóa, thông tin, thé dục - thé thao phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng nhu cầuhưởng thụ văn hóa, tỉnh thần của người dân

1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ờ một số địaphương và những bài học rút ra cho huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

1.3.1 Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

Huyện Phước Long bước vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn

mới ở xuất phát điểm còn thấp, các xã mới cơ bản đạt được 4 tiêu chí Hơn nữa, tình

hình kinh tế những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, nên nguồn vốn ngân sáchcủa Trung ương hỗ trợ huyện còn ít Huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp

và nhân dân trong huyện thực hiện trước các tiêu chí dễ làm, không cần vốn hoặccân ít vôn của Nhà nước Đây mạnh sản xuât, phát triên kinh tê, xây dựng đời sông

Trang 29

văn hóa nông thôn mới, chỉnh trang lại nhà cửa, hàng rào, sân vườn, xây dựng hồ

rác gia đình, tạo môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không ngừng cải thiện và

nâng cao đời sông vật chất, tinh thần cho nhân dân

Bên cạnh đó, vận dụng một số tiêu chí nông thôn mới có liên quan trực tiếpđến hộ dân, Ban chỉ đạo huyện cụ thé hóa thành 13 tiêu chí xây dựng gia đình nôngthôn mới, in ấn tài liệu cấp phát đến từng hộ, treo tại vi trí thuận lợi quan sát, démỗi thành viên thường xuyên đối chiếu việc tô chức thực hiện của gia đình minh, từ

đó có hướng phan đấu thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, ngoài việc vận động nhân dân hiến đất xâydựng các công trình, huyện còn vận dụng đồng bộ nhiều giải pháp và sáng tạo trongviệc huy động nguồn lực, đây nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các công trình,như quan hệ với các doanh nghiệp trong khu vực đồng bằng sông cửu long mua trảchậm một phan xi măng, sắt thép dé xây dựng lộ và cầu bê-tông Đối với nhữngcông trình bức xúc cần xây dung ngay, huyện ky hợp đồng với các doanh nghiệp bỏvốn ra làm trước, thanh toán 50%, số còn lại thanh toán vào các năm tiếp theo

huyện đã vận dụng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn về vỐn, huyện đã vận động cán bộ, công chức,

viên chức và nhân dân đóng góp quỹ An sinh xã hội - xây dựng nông thôn mới Trong

3 năm qua, ngoài nguồn vốn cấp trên đầu tư, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, vốn ngânsách huyện và vốn nhân dân đóng góp trên 2.000 tỷ đồng, huyện còn vận động quỹ Ansinh xã hội - xây dựng nông thôn mới gần 77 tỷ đồng (Trọng Linh, 2022)

1.3.2 Huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

Sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới, ngày 12-3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 344/QĐ-TTg côngnhận huyện Gò Quao đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 Đến cuối năm 2020, GòQuao có 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành 9/9 tiêuchí huyện nông thôn mới Diện mạo nông thôn của huyện khởi sắc, với nhiều thayđổi rõ nét, kinh tế - xã hội phát triển vượt bật, đời sống nhân dân cải thiện, nâng lênđáng ké so với trước đây Dấu ấn quan trọng trong 10 năm xây dựng huyện nông

Trang 30

thôn mới Gò Quao là huyện tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng các vùngchuyên canh cây chủ lực Trước khi thực hiện tái cơ cầu nông nghiệp, tập quán sảnxuất, canh tác của nông dân ở một số nơi trong huyện còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manhmun, chưa có tính tập trung cao Sản lượng lương thực năm 2010 chỉ đạt 283.688tấn, khóm 36.421 tấn, năng suất lúa và các loại cây trồng khác không én định, các

mô hình sản xuất trình diễn, cánh đồng lớn gắn với bao tiêu sản phẩm chưa dem lạihiệu quả cao (Lê Huy Hải, 2021) Qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốcgia xây dựng nông thôn mới huyện Gò Quao đã rút ra một số kinh nghiệm xây dựngNTM và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, cụ thể như sau: 7# nhất,các Cấp ủy đảng, chính quyền phải quan tâm chỉ đạo và tô chức thực hiện triển khaimột cách đồng bộ, nghiêm túc, kịp thời với nhiều biện pháp nội dung phù hợp, sátvới thực tế và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân Phong trào phải thực

sự di vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, huy động được sức mạnh của toàndân Thir hai, công tac hỗ trợ phát triển sản xuất tạo sự chuyền biến tích cực, tậptrung hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển cây, con chủ lực, thế mạnh của địaphương, hạn chế tình trang phân b6 dàn trải, kém hiệu qua Thi ba, triển khai cơchế, chính sách đồng bộ trong hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạođược bước đột phá, thu hút được một lượng lớn nguồn lực của địa phương, nhưng

cũng phải tránh việc đóng góp quá sức của người dân trong quá trình xây dựng

NIM Thi tw, phải nâng cao nhận thức trong nhân dân về tam quan trọng của xâydựng NTM, ý thức được vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng NTM Đócũng là nền tảng quan trọng đề huyện Gò Quao tiếp tục phát huy tính dân chủ, đoànkết, huy động mọi nguồn lực, tạo tiền đề vững chắc sớm về đích trong công cuộcxây dựng NTM (Lê Huy Hải, 2021).

1.3.3 Bài học rút ra cho huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

Qua nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của một số địa phương trên cảnước, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nôngthôn mới có thé áp dụng ở huyện Vinh Hưng, tinh Long An như sau:

Một là, xây dựng nông thôn mới là chương trình tông hợp phát triển kinh tế

Trang 31

-xã hội - môi trường Vì vậy, để thực hiện có kết quả phải có quyết tâm chính trị caocủa cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp Ủy,chính quyền các cấp có tính quyết định; Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cáccấp cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng thành viên, tăng cường công tác phốihợp giữa BCD với các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Hai là, phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt

ở các cấp, nhất là đội ngũ ở cơ sở Vì giai đoạn đầu khi xây dựng nông thôn mới,đội ngũ cán bộ lúng túng vì chưa được trang bị kiến thức về nội dung, trình tự, cácbước tiễn hành, phương pháp xây dựng dé án, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Độingũ cán bộ này cần phải được tập huấn bồi dưỡng

Ba là, xây dựng hệ thông các quy định của các cấp phải thống nhất, đồng bộ,

ít thay đối, cụ thé, rõ ràng, phù hợp tình hình thực tế Bộ máy quản lý Nhà nước vềxây dựng nông thôn mới phải hoạt động hiệu quả trên cơ sở phối hợp nhịp nhàngthống nhất từ Trung ương đến địa phương

Bon là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình khai thác và sử dungcác nguồn lực triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; vai trò giám sát củacộng đồng với các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản dé kịp thời phát hiệnnhững thiếu sót cũng như những hạn chế trong qúa trình triển khai xây dựng các

tiêu chí nông thôn mới.

Năm là, quán triệt phương châm không làm thay, tạo sức mạnh tại chỗ, xác địnhdân là chủ thê trong xây dựng nông thôn mới, lấy nền tảng sức dân là cơ bản, các

ngành hỗ trợ, định hướng giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

Sau là, vận dụng linh hoạt có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng nôngthôn mới, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước vàcác nguồn lực đa dạng: việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện

trên cơ sở thực sự tự nguyện, ban bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân.

Trang 32

Chương 2NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới

2.1.1.1 Nông thôn mới

Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí là: Tiêu chí

về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao thong; tiêu chi về thủy lợi;tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí chợnông thôn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí về nhà ở dân cư; tiêu chí về y tế; tiêu chí vềvăn hóa; tiêu chí về môi trường: tiêu chí về hệ thông tô chức chính trị xã hội vữngmạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày

21 tháng 8 năm 2009 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốcgia về nông thôn mới quy định tại điều 3: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương có thể bổ sung thêm tiêu chí hoặc quy định mức đạt của các tiêuchí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhưng không được thấp hơnmức quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia Từ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng ta thấy nông thônmới là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốcphòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng

Ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số800/QD-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thônmới giai đoạn 2010 - 2020 Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chương trìnhđược xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng

bước hiện đại; cơ câu kinh tê và các hình thức tô chức sản xuât hợp lý, gắn nông

Trang 33

nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thịtheo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ôn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môitrường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sông vật chất và tỉnhthần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cau hạ tầng kinh tế - xã hội hiệndai, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dan chủ, ồn định,giàu ban sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh than được nâng cao, môi trườngsinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững Từ Quyét định số 491 và Quyếtđịnh 800/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ thì: Xây dựng nông thôn mới là xâydựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới

2.1.1.2 Xây dựng nông thôn mới

Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốcgia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 — 2020: Xây dựng NTM là cuộccách mạng và cuộc vận động lớn dé cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xâydựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàndiện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và anninh nông thôn được dam bảo; thu nhập, đời sống vật chat, tinh thần của người dân

được nâng cao Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mang của toan Đảng, toan dan,

của cả hệ thông chính trị NTM không chỉ là van đề KTXH, mà là van đề kinh tế chính trị tong hợp XDNTM là một trong những nhiệm vu quan trọng hàng đầu của

-sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước; đồng thời góp phần cải thiện, nâng caođời sống vật chat và tinh than cho người dan sinh sống ở địa bàn nông thôn

2.1.1.3 Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới

Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC, ngày

13 tháng 4 năm 2011 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 — 2020 đã đề ra 6nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới Cụ thé như sau:

800/QD-Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải

Trang 34

hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mớiban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướngChính phủ.

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính tri và toàn xãhội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tô chứcchính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thé trong xaydựng nông thôn mới.

Dân hưởng lợi

Hình 2.1 Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM

(Nguôn: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Việt Nam, 2012)Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế

hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộngđồng người dân ở thôn, xã bàn bac dân chủ dé quyết định và tô chức thực hiện Kếthừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mụctiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa ban nông thôn

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát

Trang 35

triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện cácquy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thâm quyền xây dựng.

Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phâncấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của

chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và

cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện

và giám sát đánh giá.

2.1.1.4 Chính sách xây dựng nông thôn mới

Chính sách XDNTM là những chính sách của Nhà nước ta nhằm tạo cơ chế,hành lang pháp lý để xây dựng nông thôn truyền thống thành NTM phát triển trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở khu vực nông thôn, góp phần vào sự pháttriển bền vững đất nước và đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền củađất nước bao gồm: Chính sách xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội; Chính sách đào tạonghề cho lao động nông thôn; Chính sách tin dụng nông nghiệp, nông thôn; Chínhsách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Ban Chỉ đạoxây dựng nông thôn mới Việt Nam, 2012).

2.1.2 Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

2.1.1.1 Khái niệm

Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành của các cơ quan nhà nước thôngqua các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm tác động lên các đối tượngquản lý dé thực thi quyền lực Nhà nước Hay QLNN là quá trình tổ chức, điều hànhcủa hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành

vi của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ.Đồng thời, các cơ quan nhà nước còn thực hiện các hoạt động có tính chấp hành,điều hành, hành chính nhà nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy va củng cố chế độcông tác nội bộ của mình (Nguyễn Hữu Hải, 2012)

QLNN về nông thôn là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lựcNhà nước thông qua bộ máy quản lý tác động lên các quá trình, các hoạt động kinh

tế - xã hội nông thôn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nông

Trang 36

thôn đề ra (Phạm Kim Giao, 2009).

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới được hiểu là tập hợp các hoạtđộng của hệ thống các cơ quan Nhà nước tác động tới các van đề về tam nông (nôngnghiệp, nông thôn, nông dân) nhằm tạo ra một xã hội nông thôn có kinh tế pháttriển hơn, cuộc sống của người dân vùng nông thôn ngày càng ấm no, hạnh phúchơn Hay nói cách khác QLNN về xây dựng NTM là việc Nhà nước sử dụng cáccông cụ luật pháp tác động đến quá trình triển khai và tổ chức thực hiện các tiêu chíxây dựng nông thôn mới nhằm mang lại đời sống hạnh phúc, ấm no cho người dân

ở khu vực nông thôn (Phạm Kim Giao, 2009).

2.1.1.2 Sự cần thiết của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Một là, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lớn, phức tạp và mang tính lâu

dài, đây là chủ trương chiến lược trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực lượng bảo đảm phát triển kinh tế -

xã hội bền vững, én định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự, phát huy bản sắc văn hóadân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn.

Hai là, định hướng trong đầu tư công, thực hiện các chính sách đảm bảo về

an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao mọi mặt đời sông xã hội củangười dân vùng nông thôn thông qua thực lực kinh tế nhà nước, vốn đầu tư từ ngânsách nhà nước và huy động các thành phần kinh tế khác cùng tham gia

Ba là, Nhà nước can thiệp để kiểm soát xã hội nông thôn thông qua hoạchđịnh ban hành những cơ chế, chính sách, tạo hành lang khung pháp lý nhằm tối đahóa phúc lợi của xã hội và hướng đến việc kích thích tăng trưởng kinh tế khu vựcnông thôn, đồng thời với chuyên đổi nền tang sản xuất của xã hội nông thôn, chăm

lo thực hiện các chính sách về văn hoá, giáo dục, môi trường, y tế cho người dân

vùng nông thôn (Phạm Kim Giao, 2009).

2.1.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Theo tài liệu hướng dẫn xây dựng nông thôn mới của Bộ NN&PTNT (2011),

quản ly nhà nước về xây dựng nông thôn mới được thé hiện ở các nội dung như sau:

a Ban hành và tô chức thực hiện các văn bản QLNN và chính sách về xây

Trang 37

dựng NTM

Văn bản quản lý Nhà nước thể hiện ý chí, mệnh lệnh, mang tính quyền lựcNhà nước, là phương tiện dé điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi Nhànước, đồng thời thé hiện kết quả hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức tại địa

phương Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, thời gian qua Đảng và Nhà nước

ta luôn quan chú trọng đúc rút kinh nghiệm, sửa đổi bổ sung, xây dựng, ban hành hệthống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động XDNTM nhằm mụcđích kịp thời hỗ trợ các địa phương nắm bắt và áp dụng phù hợp với thực tế

Tiêu chí đánh giá về ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QLNN vàchính sách về xây dựng NTM áp dụng cho huyện Vĩnh Hưng: Số lượng và nội dung

Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch; ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của

địa phương nhằm cụ thê hóa các văn bản của cấp trên (cơ chế lồng ghép các chươngtrình, dự án; cơ chế giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thựchiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng: cơchế, chính sách dé huy động, quan lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước;chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và đầu tư sảnxuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn )

b Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

Tuyên truyền được xem là giải pháp hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trongXDNTM Bởi việc tuyên truyền giúp đông đảo quần chúng nhân dân hiểu rõ ýnghĩa, mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách làm trong quá trình triển khai thựchiện Chương trình MTQG XDNTM Từ đó, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, đồng lòngcủa nhân dân Chỉ khi nào làm cho người dân hiểu ho là chủ thé của Chương trình

MTQG XDNTM thì khi đó họ sẽ tự giác trong tiến trình XDNTM Còn nhà nước,

chính quyền các cấp là người định hướng, quản lý về mặt nhà nước đề đi đến được

mục tiêu là xây dựng thành công NTM.

Tiêu chí đánh giá về công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới ápdụng cho huyện Vĩnh Hưng: Số lượng văn bản ban hành công tác tuyên truyền, sốđợt tô chức và nội dung của từng chương trình, số lượng phóng sự, tin bài, tờ rơi, sơ

Trang 38

lượng đơn vị tham gia, số lượng người dân tham gia, đánh giá mức biết rõ các tiêu

chí XDNTM của người dân.

c Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước ve XDNTM

Công tác tô chức cán bộ, tô chức bộ máy quản lý là nhân tố quan trọng quyếtđịnh đến thành công trong xây dựng nông thôn mới Đảng và Nhà nước ta luônquan tâm tới công tác đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước phù hợpvới chức năng, nhiệm vụ và sử dụng, bồ trí đúng, đủ, hiệu quả hoạt động của các cơquan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy nhà nước Tổ chức bộ máy quản lý trong xây

dựng NTM chính là các bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhà nước thựchiện chức năng quản lý trong XDNTM một cách thống nhất, khoa học

Tiêu chí đánh giá về tô chức bộ máy quản lý nhà nước về XDNTM: Số lượngBCD xây dựng NTM cấp huyện, xã được thành lập; số lượng Ban phát triển thôn,

ấp được thành lập; đánh giá chất lượng đội ngũ công chức thực hiện quản lý nhànước về xây dựng nông thôn mới (số lượng và tỷ lệ cán bộ ở cấp huyện, cấp xã có

trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị trình độ quản lý nhà nước; đánh giá

về hoạt động tập huấn nâng cao năng lực xây dựng NTM (số lớp, số người thamgia); công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức (số lớp, số người tham gia));chính sách, chế độ cho công chức trong việc QLNN về xây dựng NTM

d Huy động nguôn lực xây dựng nông thôn mới

Nguồn lực huy động dé thực hiện Chương trình được quy định tại Quyết định

số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtChương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm: Hỗ trợ từngân sách nhà nước, vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại),vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, đóng góp của cộng đồng(bao gồm nguồn lực dat đai, công đóng góp và tài trợ của các tô chức, cá nhan )

Tiêu chí đánh giá về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới: Kết quahuy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình: Từ ngân sách; từ huy độngđóng góp của cộng đồng dân cư, đánh giá của người dân về sự tham gia (đóng góptiền, công, hiến đất ); từ doanh nghiệp, nhà đầu tư, NGO ; kết quả giải ngân các

Trang 39

nguồn vốn đến kỳ báo cáo).

e Tổ chức chỉ đạo thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Tổ chức chỉ đạo thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới là việc chỉđạo, hướng dẫn, xem xét đánh giá mức độ hoàn thành đối với các tiêu chí xây dựng

nông thôn mới so với trước đó Nội dung chỉ đạo thực hiện hướng tới mục tiêu 19

tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới ban hành tại quyếtđịnh số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Cơ quannhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các văn bản quy định về các quy chuẩncủa các tiêu chí, các cơ chế chính sách và đào tạo đội ngũ cán bộ hướng dẫn để thựchiện Trên cơ sở hướng dẫn của nhà nước, các hoạt động thực hiện cụ thể do chínhngười dân địa phương bàn bạc và quyết định tô chức thực hiện

Tiêu chí đánh giá về tổ chức chỉ đạo thực hiện tiêu chí xây dựng nông thônmới: Số xã đạt 19/19 tiêu chí, số xã đạt 15-18 tiêu chí, số xã đạt dưới 15 tiêu chi, tỷ

lệ bình quân số tiêu chí đạt chuẩn/xã đến tháng 12/2022, tỷ lệ bình quân số tiêu chíđạt chuẩn tăng thêm/ xã (tính từ đầu năm 2022 tới nay), đánh giá mức độ hài lòngcủa người dân về kết quả xây dựng NTM

# Kiểm tra, giám sát, đánh giá rut kinh nghiệm hoạt động xây dựng NTMHoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng NTM là nhiệm vụ Nhànước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt đối với các tiêu chí theo quyđịnh nhà nước đã ban hành Đây là chức năng, nhiệm vụ cần thiết để thanh tra, kiểmtra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý của Nhànước Từ đó phát hiện những sai phạm và ngăn chặn, chấn chỉnh các hành vi saiphạm, kiểm soát các sai lầm, lệch lạc Đồng thời, xử lý các vi phạm va điều chỉnh

các tiêu chí theo yêu cầu thực tế của địa phương

Tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết rút kinh nghiệm hoạtđộng xây dựng NTM: Số lần kiểm tra định kỳ, kết quả thực hiện các tiêu chí so sáchvới các báo cáo của địa phương: số đợt giám sát chuyên đề về công tác xây dựng cơbản bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện; số đợt tô chức các hội nghị

mở rộng về sơ kêt hăng năm, 02 năm, 03 năm, 05 năm trên địa bàn huyện; sô lượng

Trang 40

cá nhân, tập thể được tuyên dương, khen thưởng có thành tích xuất sắc trong việcthực hiện chương trình XD NT: đánh giá mức độ tham gia của người dân về côngtác kiểm tra, giám sát, quản lý công trình xây dựng NTM.

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới2.1.3.1 Cơ chế chính sách quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Văn bản quản lý Nhà nước thé hiện ý chí, mệnh lệnh, mang tính quyền lựcNhà nước, là phương tiện dé điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi Nhànước, đồng thời thể hiện kết quả hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức tại địa

phương Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, thời gian qua Dang và Nhà nước

ta luôn quan chú trọng đúc rút kinh nghiệm, sửa đôi bổ sung, xây dựng, ban hành hệthống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động XDNTM nhằm mụcđích kịp thời hỗ trợ các địa phương nắm bắt và áp dụng phù hợp với thực tế (Bộ

NN&PINT, 2011).

2.1.3.2 Vai trò và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền các cấp

Trình độ quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức đóng vaitrò quan trọng trong quá trình QLNN nói chung và QLNN về XDNTM nói riêng.Nếu đội ngũ này có trình độ quản lý, quy hoạch, có sự am hiểu về tình hình địaphương và biết vận dụng kiến thức quản lý vào thực tế thì sẽ mang lại kết quả caohơn, ngược lại nếu trình độ hạn chế, không sáng tạo, bị động sẽ không phát huyđược hết lợi thế của địa phương dé sớm hoàn thành mục tiêu của chương trình Mộttrong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêuchương trình đã đề ra đó là vẫn đề năng lực của đội ngũ tham gia thực hiện chươngtrình Bộ máy QLNN về XDNTM một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tácQLNN về XDNTM Việc tô chức tốt một bộ máy triển khai có tính quyết định đến

việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao Năng lực của đội ngũ cán bộ

QLNN về XDNTM ở các cấp mà nhất là cấp xã, những người trực tiếp quản lý,điều hành Chương trình xây dựng xã NTM, đây là một trong những nhân tố quantrong quyết định sự thành công hay thất bại của Chương trình XDNTM (BộNN&PTNT, 2011).

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN