1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài của nông hộ ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính Trong Sản Xuất Xoài Của Nông Hộ Ở Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang
Tác giả Lê Phạm Diễm Kiều
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Lan Duyền, TS. Lê Công Trứ
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 23,85 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài “Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài của nông hộ tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” được tiên hành tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

RRR

LE PHAM DIEM KIEU

PHAN TICH CAC YEU TO ANH HUONG DEN HIEU QUA TAI CHINH TRONG SAN XUAT XOAI CUANONG HO

Ở HUYỆN CHAU PHU, TINH AN GIANG

DE AN THAC SY KINH TE NONG NGHIEP

Thành phố Hồ Chi Minh, thang 01/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

RRKKKRRERE

LE PHAM DIEM KIEU

PHAN TÍCH CÁC YEU TO ANH HUONG DEN HIỆU QUA TÀI CHÍNH TRONG SAN XUẤT XOAI CUANONG HỘ

Ở HUYỆN CHAU PHU, TINH AN GIANG

Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã số ngành: 8.62.01.15

DE AN THẠC SY KINH TE NÔNG NGHIỆP

Huong dan khoa hoc:

TS NGUYEN LAN DUYÊN ,X

TS LE CONG TRU —_

Thanh phố Hồ Chi MinhTháng 01/2024

Trang 3

PHAN TÍCH CÁC YEU TO ANH HUONG DEN HIỆU QUA TAI CHINH TRONG SAN XUAT XOAI CUANONG HO

Ở HUYỆN CHAU PHU, TINH AN GIANG

LE PHAM DIEM KIEU

Hội dong chấm đề án tốt nghiệp:

1 Chủ tịch: TS LÊ QUANG THÔNG

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thu ký: TS NGUYEN NGỌC THUY

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3 Ủy viên: TS DANG MINH PHƯƠNG

Hội Kinh tế Nông nghiệp Việt Nam

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên Lê Phạm Diễm Kiều, sinh ngày 10 tháng 04 năm 1991 tại xã Mỹ Đức,huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Châu Phú năm

2009; Tốt nghiệp đại học cử nhân ngành kế toán năm 2013

Tháng 12 năm 2021 theo học lớp Cao học ngành kinh tế nông nghiệp tạiTrường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 2010 đến nay làm việc tại UBND xã Khánh Hoà

Dia chỉ liên lạc: 708 tô 13 ấp Mỹ Thiện, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tinh AnGiang

Điện thoại: 0947 776 557 — 0911 959 557

Email: Ipdiemkieu201 I(@ømail.com

ul

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quảnghiên cứu nêu trong đề án 1a trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bất kỳcông trình nào khác.

Tác giả đề án

Lê Phạm Diễm Kiều

11

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề án thạc sĩ, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ rất nhiều từ cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia đình, bạn bẻ và đồng

nghiệp; đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Lan Duyên và

TS Lê Công Trứ Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:

- TS Nguyễn Lan Duyên và TS Lê Công Trứ, người trực tiếp hướng dẫn khoa

học đã hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu này

- Quý thầy, cô và cán bộ quản lý Khoa kinh tế, phòng Sau Đại học Trường Đại

học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gianhọc tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài

- Gia đình đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản

xuất xoài của nông hộ tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” được tiên hành tại

huyện Châu Phú, tỉnh An Giang từ tháng 06 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023.Nghiên cứu nhằm phân tích các các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong

sản xuất xoài của nông hộ tại huyện Châu Phú, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả tai chính trong sản xuất xoài của nông hộ tại huyện Châu Phú Détải thu thập số liệu sơ cấp với số mẫu điều tra 120 hộ trồng xoài tại huyện Châu Phú.Kết quả khảo sát được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel va SPSS 20 Qua nghiêncứu thu được kết quả như sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính sản xuất xoài của nông hộ tại

Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang được sắp theo thứ tự giảm dần về mức độ tác độngnhư sau: (1) Mức độ tác động mạnh nhất là hệ cơ sở hạ tầng với hệ số B= 1.123,629;

(2) Mức độ tac động mạnh thứ hai là tiếp cận vốn vay với hệ số B= 1.000,457; (3)

Mức độ tác động thứ ba là chính sách hỗ trợ với hệ số B= 915,528; 4) Mức độ tácđộng mạnh thứ tư là tham gia tập huấn kỹ thuật trồng xoài với hệ số B= 740,287; (5)Mức độ tác động thứ năm là ứng dụng công nghệ với hệ số B= 714.351; (6) Mức độtác động mạnh thứ sáu là diện tích đất sản xuất xoài với hệ số B= 434,019 và (7) Mức

độ tác động yếu nhất là quy mô lao động với hệ số B= 244,912

Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài của nông hộ tạihuyện Châu Phú: Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ người dân tiếp cận nguồnvốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích; Tăng cường chính sách hỗ trợ; Tăng cườngtập huấn kỹ thuật trồng xoài; Tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất xoài;

Giải pháp đôi với dat trông xoài.

Trang 8

The study "Analysis of factors affecting financial efficiency in mango

production of farmers in Chau Phu district, An Giang province" was conducted in Chau Phu district, An Giang province from June 2023 to December 2023 The study aims to analyze the factors affecting the financial efficiency in mango production of farmers in Chau Phu district, thereby proposing some solutions to improve financial

efficiency in mango production of farming households in Chau Phu district The

project collects primary data with a survey sample of 120 mango growing households

in Chau Phu district Survey results were compiled and processed using Excel and SPSS 20 software Through the research, the following results were obtained:

The factors affecting the financial performance of mango production of farmers in Chau Phu District, An Giang province are arranged in descending order of impact level as follows: (1) Level of impact The strongest impact is on the

infrastructure system with coefficient B= 1.123,629; (2) The second strongest level

of impact is access to loans with coefficient B= 1.000,457; (3) The third level of

impact is support policy with coefficient B= 915,528; 4) The fourth strongest level of

impact is participating in training on mango growing techniques with coefficient B=

740,287; (5) The fifth level of impact is technology application with coefficient B= 714,351; (6) The sixth strongest level of impact is mango production land area with

coefficient B= 434,019 and (7) The weakest impact level is labor scale with

coefficient B= 244,912.

Solutions to improve financial efficiency in mango production of farmers in

Chau Phu district: Improving the infrastructure system; Support people to access

capital and use loans for the right purpose; Strengthen support policies; Enhance training on mango growing techniques; Enhance the application of technology in mango production; Solution for mango growing land.

VI

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

I0 0 4+ i

Ly 1G BO 411 BA ssesnsseeoesotioitoitdt iNEiHESEBADESSHPSGUSSSESSESGDNSGBĐTGDSMĐSHEJĐXGDSHiIASSS.GGi2400900030010000880sG0:S) il Lời CaM O8 Íiecixxs461641551261651136615 3501035 50855815XELSI331SSL5900A8561G885405ESEEEESSSEEESSA2E855LS0 iii TOT CAIHTIỐTÏanuanssndotioiESGSTSESREIBERHGBGEEMSBBES-SIISASHĐG80NGEBHS4i0053808/08.04980B353 HNSENGHIBEIG100030333.4018GWEES0088 IVTOM tẮT 22-52-22 21221221221221211221211211112111111111111111111111111111111111111 1 xe Vi0 VI MUG LG bu se neo dAendinsgasEisktspesEstsbeitslefsbgkselbssilfioibxGdisot3vellirssEsg40I61863.5iss28i20ssind VilDanh sách các từ VIẾt tắt - 2 2-52 2s 2122122122122122111111121212121212122 12 xe 1XIB)001Ji0u 3á TA x

HO Hồi Gxxsnseeoiontoonrnosttogig6o6100100000200901058005100800683000)6190G35/0406020/005/0030300/405300800 |Chương 1 TONG QUAN 22-52-2222222222212212112212211221271211211 212111 re 41.1 Tổng quan tai liệu nghiên cứu 2-2222 ©s++xz+Ex+Exe+rerkerkerrxerkerrerrxee 41.1.1: Cầo nghiên:cỨỮu mre HBOÀI:sscsxcsssszesssees21555509566553u5516565980 50800 9g0889.6/306.1830000%38g856 4 Lal? Caemng Win era trong ne son gzs seo gisgii6-g61008536G2G95SE4EE2EAESSEEESSKGEIRMSRBSTE-REBASEEgi6068 51.1.3 Tổng hop các nghiên cứu có liên quan -2-©22222222222+2222++£z2z+zzxez 9

L3, Tổng gan địa bản nghiÊn AI x ccasiccrninenarsasrnnersiernnsninensnsneensesceninasisanaaicinness 11

1.2.1 Điều kiện tự nhiên - ccc cceeeecsececsecseseeevceesscsesesecsesesscsreeeseceeeeeseees 11

1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội - 2 cceeseseesseseeeessesessesseseseesusstssessssseseeees 13

1.2.3 Tình hình phát triển cây ăn trái tại tinh An Giang -2-©22555z-: 151.3 Téng ao na s<¬—HœŒ 161:3.1: Gia trị dinh dƯỐ Hỗ s:s-seiiiczsecs53144426532546513866461633656556501413XES058134235915E5393553L388 161.3.2 Dac did co an 171.3.3 Các giống xoài hiện nayy - 2-2-2 2S2222E223212121211211212112112121 212 xe 181.4 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Chau Phú - 191.4.1 Thực trạng sản ee en 191.4.2 Thực trạng tiêu thụ XOảÌ1 eee eecceeceeceeseeeceeseesceeseeeseesecseeeseenseeseeneees 19Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

VI

Trang 10

Desde CO; SOY AID Ẽ00SĐẺSẺẺẽ hố ốốẽố ốc oi 22 Dil bại Chủ 14H11 CTTlesssosvapssg2070901520500113801035953005.207-0I8H0208.2 9015000805/202GE701501535597070580550/58700038/10 0 22 2.1.2 Cac chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính 5555555 c+c+scsscszreersee 23

2.2 Phươï# phap fñghiÊh €ỬU::‹::ácoccessnbsskisssii S110 1010161056 là 111501801315 51304G4013856434 815: 26

2.2.1 Quy trình nghiên cứu va khung phân tích - ©5555 £+<+e<+e+eeeexsrrses 26

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 22 2¿©2222++2E++2E++EEE+EEEzEE+zrxrzrrree 272.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 2-22 222222E22EE22E22EE2EE22EEZEEzrrzrxees 29

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN - 2 2¿222222+2E222E22E2222221222222xe2 32

3.1 Hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài của nông hộ - 2-2-2552: 32

See UN CL 32

3.1.2 Hiệu qua tài chính trong sản Xuất Xoài 2 2 2+222222E22E2EzEzzzzzzez 343.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu qua tài chính trong sản xuất xoài củafiểng:hộ tại Hưyến Chấu PÚ -«eeseeeeeseieenienhidkadassebulkieingoicgoigG22000008000.100 3000 353.2.1 Mô tả các biến trong mô hình ước lượng -+2¿©++2++2+z2szz+x 35

3.2.2 Ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu qua tài chính trong sản xuất

xoài của nông hộ tại huyện Châu Phú - 5+ 22+ +2 **+2+2E++e+zExseesreereeree 37 3.3 Dé xuât một sô giải pháp nâng cao hiệu qua tài chính trong sản xuât xoai của none hộ tại huyện Ghẩu: PHÚ:‹:¿¿¿ :-:;2ss:2s:s22551022566095666224/230120⁄46819883G8138005sEL888,sã0-.85, 423.3.1 Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng -2- 2-©2222222222E22EE22E222E22E2Ererrrei 423.3.2 Hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay đúng mục dich 43

3233, Tĩng cường chính sách HỖ Ediosaseeeeenieibiiaddniiohigghiotrilst40©.0i0/08036/0100403564% 443.3.4 Tăng cường tập huấn kỹ thuật trồng xoài - 2 22©2222z+2z++czze2 44

3.3.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản Xuất Xxoài - 5: 44

3.3.6 Giải pháp đối với đất trồng xoải -2-22¿©222222222E222222EE2EEerrrerrree 45

3.3.7 Giải pháp đối với quy mô lao động của hộ -2- 2 2z+22++2x+z22+ze 45

KET LUẬN VA KIEN NGHỊ - + 2-52 222E£EE2E2EE212E7322171212121 211112 cxe 46TÀI LIEU THAM KHẢO - 22 22©22222S22E222EE22EE22EE22E122212221223122122211222 48PHU LUC .ÔỎ 50

vill

Trang 11

DANH SÁCH CÁC TU VIET TAT

BVTV : Bao vé thuc vat

DBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

UBND : Uỷ ban nhân dân

UDCN : Ứng dụng công nghệ

1X

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BANG

BANG TRANG

Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan 2- 2 ©5222z222222z2z2zzzzx2 9Bang 1.2 Diện tích và năng suất xoài huyện Châu Phú giai đoạn 2020 — 2022 19

Bảng 2.1 Phân b6 mẫu khảo sát hộ trồng xoài ở huyện Chau Phú 28

Bang 2.2 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập 2 ¿+22 +s+2E+2E22E2E2Ezzezrzex 30Bang 3.1 Đặc điểm của hộ sản xuất xoài ở Châu Phú, An Giang - 32

Bang 3.2 Tình hình sản xuất xoài của các hộ -2¿©52 552252 22+2zcrzrrzrrrex 33

Bảng 3.3 Hiệu quả tài chính của sản xuất Xoải 2-2222 5222z222z22Ec2zz2zxze2 34Bang 3.4 Đặc điểm hộ khảo sát 22 52222 2S2E2E223225223121121121121121121121 22 xe 35Bang 3.5 Thống kê mô ta các yếu tô định tính ảnh hưởng đến hiệu quả tài chínhtrong sản xuất xoai của nông hộ, -2- 2 22+2+2E+2E2EE22E2221273222227122222xee2 36Bang 3.6 Kết quả phân tích hồi quy đa biến của mô hình 2-+ 37

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Phú 2 2¿ 22S22S22E22E22E22Z222z222 llHình 1.2 Kênh phân phối xoài ở địa phương - ccc cece cecceseeessesseestesseestesseestessees 20Hinh 2.1 Quy trinh nghién 00 0 26Hình 2.2 Khung phân tích của đề tài - 2-2 s2 +s+2E+2E£2E££E£2Et2E2E22E2E2Eezrrrer 17Hình 3.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 2-22 ©2222s22z222z£- 39

Hình 3.2 Biéu đồ P-P Plot để quan sát các giá trị ước lượng và giá trị kỳ vong 39

XI

Trang 14

MỞ DAU

Tính cấp thiết của đề tài

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 307 nghìn ha diện tích cây ăn

trái, chiếm khoảng 40% diện tích cây ăn trái cả nước, trong đó An Giang là một trong

những tỉnh trồng cây ăn trái đặc trưng của khu vực ĐBSCL (Lê Thị Thiên Hương,2020).

Thực hiện đề án tái cơ cau kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng thích ứngvới biến đôi khí hậu và phong trào chuyền đổi điện tích đất trồng lúa hiệu quả thấpsang trồng cây ăn trái đã được nông dân tích cực hưởng ứng (UBND tỉnh An Giang,2015) Năm 2020, toàn tỉnh An Giang chuyên trồng mới được khoảng 1.946 ha cây

ăn trái, chủ yếu là các loại cây như xoài, bưởi, cam, quýt, nhãn, mận Điều này giúpnâng diện tích cây lâu năm hiện có trong tỉnh lên hơn 13.000 ha, tăng trên 1 1,4% diệntích so với năm trước; trong đó loại cây ăn quả có gần 10.900 ha, chiếm khoảng trên83,4% diện tích cây lâu năm của toan tỉnh (UBND tỉnh An Giang, 2021).

Xoài là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực, có khả năng cạnh tranh

cao trên thị trường và được sử dụng rộng rãi từ trái còn xanh đến trái chín, phục vụ

cho mục đích phát triển kinh tế và du lịch, nâng cao đời sống, đồng thời cũng là nguồnthu nhập quan trọng của các nhà vườn Theo thống kê từ Cục Thống kê tỉnh An Giang(2021), An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng trồng xoài đạt chất lượngxuất khâu, tiếp đến là 2 tỉnh Đồng Tháp và Đồng Nai Theo Cục Thống kê tỉnh AnGiang, tổng diện tích xoài toàn tinh năm 2021 là 11.896 ha, trong đó xoài Ba Màu

(hay xoài tượng da xanh) là khoảng 5.070 ha và xoài Cát Hòa Lộc là khoảng 2.730

ha, chiếm khoảng 7.800 ha (80% tông diện tích)

Huyện Châu Phú thuộc tỉnh An Giang với thế mạnh sản xuất nông nghiệp,trong đó diện tích trồng xoài khá lớn với 294,94 ha, chiếm 17% diện tích trồng cây

ăn quả toàn huyện (Chi Cục Thống Kê huyện Châu Phú, 2021) Tuy nhiên, trong sản

xuất và tiêu thụ, nông dân cũng gặp không ít khó khăn như: sản xuất nhỏ lẻ, tự phát,khó áp dung công nghệ cao trong sản xuât nên chi phí sản xuat còn cao Nhiêu nông

Trang 15

dân chưa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nên chất lượng trái xoài

chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Hiện nay, hiệu quả tài chính của cây xoài tại huyện Châu Phú chưa cao, lợinhuận mang về cho người trồng xoài còn thấp chỉ đạt khoảng 30-40 triệu đồng/ha/năm(Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Phú, 2022) Bên cạnh đó,hiện tại chưa có nghiên nào nghiên cứu về hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài củanông hộ tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Do đó, việc phân tích hiệu quả tài chínhtrong sản xuất xoài và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuấtxoài của nông hộ tại huyện Châu Phú là cần thiết Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài

“Phan tích các yếu tô anh hướng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài của

nông hộ tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” làm đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình

- Phân tích thực trạng sản xuất xoài và hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài của

nông hộ tại huyện Châu Phú;

- Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất xoàicủa nông hộ tại huyện Châu Phú;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài

của nông hộ tại huyện Châu Phú.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản

xuất xoài của nông hộ tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Đối tượng khảo sát: những hộ trồng xoài ở năm thứ 4 và thứ 5, đây là thờiđiểm cho sản lượng lớn nhất

Trang 16

Pham vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: huyện Châu Phú — tỉnh An Giang.

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từtháng 11/2022 đến hết tháng 6/2023 Các đối tượng được khảo sát là những đối tượngtrồng xoài và các hộ tham gia vào mối liên kết tiêu thụ nông sản trong năm 2022

Ý nghĩa của nghiên cứu

Nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnhhưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài của nông hộ Từ đó, giúp cơ quanchức năng huyện Châu Phú có giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tài chínhtrong sản xuất xoài của nông hộ tại huyện Châu Phú

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trong chương 2, tác giả

trình bày cơ sở lý luận về nông hộ, hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu đánh giá hiệuquả tài chính Đồng thời, các phương pháp nghiên cứu như quy trình nghiên cứu, thuthập dir liệu, phân tích dữ liệu cũng được trình bay cụ thé trong chương này

Chương 3: Kết quả và thảo luận Trong chương 3, tác giả đi sâu vào phân tíchcác yêu tô ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất xoài của nông hộ tại huyện

Châu Phú Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuấtxoài của nông hộ tại huyện Châu Phú.

Trang 17

Chương 1

TONG QUAN

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Mwita (2016) đã phân tích mức độ hiệu quả lợi nhuận của nông hộ trồng chanh

dây vàng ngọt quy mô nhỏ, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội

và thể chế đến hiệu quả lợi nhuận của nông dân trồng chanh dây vàng ngọt, và đo

lường việc sử dụng tín dụng của các hộ nông dân trồng chanh dây vàng ngọt nông

dân trồng chanh dây vàng ngọt ở tiêu hạt Mbeere South Nghiên cứu này sử dụng dữ

liệu sơ cấp thu được từ 90 hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua bảng câu hỏi ban cầutrúc Dữ liệu thu được được phân tích bằng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên(SFA) và thống kê mô ta bằng phần mềm STATA 11 Nghiên cứu cho thay mức hiệuquả lợi nhuận nằm trong khoảng từ 23% đến 90% với giá trị trung bình là 76%, nghĩa

là khoản lỗ lợi nhuận ước tính là 24% do sự thiếu hiệu quả về kỹ thuật và phân bô.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm canh tác, thành viên các tô chức khuyếnnông và khả năng tiếp cận thông tin thị trường ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả lợinhuận Do đó, khuyến nghị rằng các khoản đầu tư cho giáo dục khuyến nông nên

được nhân rộng thông qua các tổ chức sản xuất đề cải thiện năng suất nông nghiệp và

tiếp thị nông nghiệp thông qua tìm kiếm và sử dụng thông tin tiếp thị phù hợp

Jonah và cộng sự (2020) đã nghiên cứu hiệu quả lợi nhuận của việc sản xuất

mè ở bang Yobe, Nigeria Nghiên cứu đã khảo sát 180 nông dân trồng mè tại 12 khuvực trồng mè lớn nhất của bang Yobe Thống kê mô tả, hàm lợi nhuận biên ngẫunhiên và hồi quy đa biến được sử dụng dé phân tích dữ liệu Kết quả các mức hiệuquả lợi nhuận cho thấy hiệu quả lợi nhuận trung bình là 88,28% Các yếu tố anh

hưởng đến hiệu quả lợi nhuận là (1) Tác động nghịch biến bao gồm: chi phí phân bón,

Trang 18

chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động, trình độ học van, tiếp cận các dich vụ

mở rộng, tiếp cận tín dụng; (2) Tác động đồng biến bao gồm: chỉ phí đất canh tác, thunhập phi nông nghiệp và tiếp cận thông tin thị trường

Nghiên cứu của Adnan và cộng sự (2021) đã xem xét hiệu quả lợi nhuận vàcác yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thông qua khảo sát 350 người trồng ngô lai ởBangladesh bằng cách sử dụng hàm biên lợi nhuận và mô hình hồi quy Nghiên cứuchỉ ra rằng sản xuất ngô mang lại lợi nhuận ròng trung bình là 32.392 BDT (BDT hay

Taka Bangladesh - là đơn vi tiền tệ của của Bangladesh, I Taka = 219,72 VND, (năm

2022)) /mẫu Anh (1 mẫu Anh acre = 0,404 ha) và ty lệ chi phi lợi ích lớn hơn 2 Kếtquả cũng cho thấy điểm hiệu quả lợi nhuận là 0,71, cho thay mức kém hiệu quả lợi

nhuận lả 29% Lợi nhuận ròng trung bình là 32.392,40 BDT/mau Anh và lãi 16

16.975,99 BDT/mẫu Anh Nghiên cứu cho thấy tuổi tác, trình độ học vấn, kinhnghiệm khuyến nông và thu nhập phi nông nghiệp là những yếu tố chính ảnh hưởng

đến hiệu quả về lợi nhuận Nghiên cứu này gợi ý rằng hiệu quả canh tác có thé được

tăng lên đáng kê bằng cách nâng cao trình độ giáo dục và các dịch vụ khuyến nôngphù hợp Hơn nữa, các bước can thiết dé thúc đây một hệ thong quản lý đất hiệu qua

với các công trình thủy lợi tốt và tăng cường đào tạo nông nghiệp sẽ nâng cao hiệu

quả.

Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới tập trung phân tích hiệu quả tài chínhcủa sản xuất nông nghiệp nói chung và cây trồng nói riêng Các nghiên cứu đã tínhtoán các chỉ số về lợi nhuận và hiệu quả lợi nhuận Đồng thời, các nghiên cứu cũngchỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, hiệu quả lợi nhuận của các môhình sản xuất nông nghiệp

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu Dương Ngọc Thành và Nguyễn Vũ Phong (2014) đã sử dụng sốliệu từ cuộc phỏng vấn 200 nông dân trồng xoài tại tỉnh Đồng Tháp, trong đó có 134nông hộ trồng xoài theo mô hình truyền thống và 66 nông hộ trồng xoài của mô hìnhtiêu chuân GAP (Thực hành nông nghiệp tốt) Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánhgiá hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất xoài theo GAP và truyền thống, và đề

Trang 19

xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân trồng xoài tại tỉnhĐồng Tháp Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sản xuất xoài theo mô hình tiêu chuẩn

GAP có doanh thu, lợi nhuận và chỉ số tài chính có hiệu quả cao hơn so với mô hình

sản xuất xoài truyền thống Thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến, sản xuấtxoài của nông dan bị tác động bởi các yếu tố: chi phí đầu tư, diện tích xoài, số ngàycông lao động gia đình, mật độ trồng, sử dụng bao trái Nghiên cứu cũng đề xuất 2nhóm giải pháp: nhóm (i) các giải pháp phát triển sản xuất, và (ii) giải pháp nhóm

tiêu thụ sản phẩm dé nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài của nông dân

Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt và cộng sự (2020) đã nghiên cứu hiệu quả lợinhuận của người trồng xoài ở Đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu đã sử dụngCobb-Douglas và hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dé ước tính mức hiệu qua lợi nhuậncủa 1.476 quan sát mau (526, 500 và 450 quan sat cho các mua 1, 2 va 3, tương ứng)thông qua bảng câu hỏi có cau trúc Kết qua phân tích cho thay, thời vụ thu hoạch của

người trồng xoài diễn ra quanh năm Điểm khác biệt của nghiên cứu so với các nghiên

cứu trước đây liên quan đến trái cây nhiệt đới là phân tích hiệu quả của 3 mùa thay vìchỉ tập trung vào hiệu quả của một mùa hay cả năm Kết quả cho thấy vụ 1 đứng đầu

về hiệu quả tài chính (đo lường qua thước đo lợi nhuận) (29,41%), tiếp đến là vụ 3(28,97%) và vụ 2 (28,42%) Các yếu tố quyết định tích cực đến hiệu quả tài chính làkinh nghiệm canh tác, túi bọc, khả năng tiếp cận thị trường và mật độ cây trồng ở vụ1; túi bọc, khả năng tiếp cận thị trường và mật độ cây trồng ở vụ 2; tín dụng khả năngtiếp cận, tiếp cận thị trường và mật độ cây trồng trong vụ 3 Mặt khác, các hạn chếđối với hiệu quả lợi nhuận là độ tuôi, khả năng tiếp cận tín dụng, thanh toán cho bánbuôn nông sản đầu vào vào cuối vụ và phân loại hang bán trong vụ 1; độ tuổi, trình

độ học vấn, khả năng tiếp cận tín dụng, thanh toán bán buôn đầu vào khi kết thúc vụ

và phân loại bán hàng trong vụ 2; và độ tuổi, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận tíndụng, thanh toán cho bán buôn đầu vào vào cuối vụ, gói hàng và phân loại bán hàngtrong vụ 3.

Cao Văn Hơn và Nguyễn Lan Duyên (2020) đã nghiên cứu Ảnh hưởng của

các yếu tô sản xuất đến hiệu quả tài chính trong canh tác lúa của nông hộ Đồng bằng

Trang 20

sông Cửu Long Kết quả ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất dựa trên

di liệu sơ cấp được thu thập ngẫu nhiên qua khảo sát trực tiếp 338 nông hộ trồng lúa

ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhằmthể hiện mối quan hệ cũng như mức độ tác động của các yếu tố sản xuất đến hiệu quảtài chính trong canh tác lúa của nông hộ trong vùng Kết quả ước lượng cho thấy haiyếu tô có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả tài chính là số năm kinh nghiệm trồnglúa, lợi nhuận từ trồng lúa; và các yếu tô có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu qua tài

chính với các mức ý nghĩa khác nhau đó là Diện tích đất trồng lúa, Tổng chi phí đầu

tư cho các yếu tô đầu vào, Thời gian sinh sống của chủ hộ, Địa bàn cư trú ở Cần Thơ

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xác định được các biến không có ảnh hưởng đến hiệuquả tài chính bao gồm Quy mô hộ, Trình độ học vấn của chủ hộ, Số mảnh đất trồnglúa của nông hộ, Tín dụng, Tập huấn, Khoảng cách từ nhà ở của nông hộ đến thửaruộng lúa lớn nhất, Tổng ngày công lao động làm việc trên ruộng lúa và Địa bàn cư

trú ở An Giang Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp khả thi góp phần nâng cao hiệu quả

tài chính cho nông hộ trong vùng khảo sát thông qua tiết giảm chi phí sản xuất, nâng

cao trình độ học vấn,

Nguyễn Văn Nhiều Em và Cao Quốc Nam (2020) đã nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả tài chính các loại cây trồng trong mô hình nông nghiệp đôthị tại thành phó Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánhgiá hiệu quả các loại cây trồng nông nghiệp đô thị ở Sóc Trăng, từ đó đề xuất giảipháp phát triển hiệu quả các mô hình trồng trọt đô thị tại thành phố Sóc Trăng, tỉnhSóc Trăng Phương pháp phân tích được sử dụng là thống kê mô tả, phân tích tỷ sốtài chính, phân tích mô hình hồi quy đa biến, ma trận SWOT Kết quả nghiên cứu chothay đối với lúa lợi nhuận thu được của mô hình lúa 3 vụ là cao nhất khoảng 2.761.047

đồng/1000m2/vụ Đối với hoa mau và các loại cây khác thì cây cảnh mang lai lợi

nhuận cao nhất đạt 49.231.375 đồng/ 1000 m”/năm Lợi nhuận của các loại cây trồngcòn lại mang lai từ 1.595.915 - 5.578.791 đồng/1000 mỶ, trong đó cây màu đạt lợinhuận 5.578.791 đồng/1000 m”/vụ Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợinhuận của mô hình canh tác lúa cho thấy, 4 biến anh hưởng có ý nghĩa đến lợi nhuận

Trang 21

của mô hình lúa ở mức ý nghĩa 5% là biến học van, lượng phân dam, ngày công laođộng gia đình và diện tích đất sản xuất Bên cạnh đó, tuổi và giới tính là hai yếu tố

chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng màu tại thành phố Sóc Trăng Các

chiến lược được đề xuất dựa trên phân tích SWOT là cơ sở quan trọng dé phát triển

hiệu quả các mô hình trồng trọt đô thị tại thành phố Sóc Trăng

Phạm Thanh Hiền và Phạm Công Hữu (2020) đã là phân tích hiệu quả tài chính

và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình trồng he và hing cây chuyên canh

của nông hộ dựa trên cơ sở khảo sát 120 nông hộ tai xã Phước Hậu, huyện Long Hồ,

tỉnh Vĩnh Long Các phương pháp thống kê mô tả, so sánh trung bình và hồi qui đabiến đã được áp dung dé phân tích số liệu Kết quả cho thay mô hình trồng he va húng

cây chuyên canh đều mang lai lợi nhuận cao Lợi nhuận (31.704.398

đồng/1000m?/năm) của mô hình trồng he cao hơn so với lợi nhuận (28.018.263đồng/1000m?/năm) của mô hình trồng hing cây, nhưng tỷ suất lợi nhuận của mô hìnhtrồng hẹ (1,147 lần) thấp hơn so với tỷ suất lợi nhuận (1,557 lần) của mô hình trồng

húng cây Các nhân tô ảnh hưởng đến lợi nhuận có ý nghĩa thống kê của mô hình

trồng he là chi phi phân, chi phí thuốc, chi phí điện, chi phí lao động thuê và của húngcây là chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí điện, chi phí thu hoạch, chiphí lao động nhà và chi phí lao động thuê.

Trần Quốc Nhân và cộng sự (2022) đã đánh giá đặc điểm sản xuất và hiệu quảtai chính của mô hình canh tác xoài cat Hòa Lộc ở tỉnh Hậu Giang Số liệu nghiêncứu được thu thập qua phỏng van trực tiếp 92 hộ trồng chuyên canh xoài cát Hòa Lộctại huyện Châu Thanh A, tỉnh Hậu Giang Hiệu quả tài chính mô hình canh tác xoaiđược thé hiện thông qua chi số lợi nhuan/chi phí Kết quả nghiên cứu cho thay mức

độ thâm canh trong canh tác xoài của người dân tương đối cao (60% nông dân sản

xuất 02 vụ trái/năm) và mức độ thâm dụng thuốc nông dược khá cao (28 lần phun

thuốc/năm) Kết quả chỉ ra rằng, trình độ của chủ hộ, giá bán xoài và sản xuất một vụtrái/năm và việc ứng dụng công nghệ cao có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của

mô hình canh tác xoài Ngược lại, điện tích đất trồng xoài va chi phí đầu vào có ảnhhưởng nghịch chiều đến hiệu quả tài chính của mô hình

Trang 22

1.1.3 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

Các ket qua của các nghiên cứu trong và ngoai nước có liên quan được tong hop tại bang 1.1.

Bang 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

Phươn Các yếu tô ảnh hưởn

STT Tác giả - Nghiên cứu une "Hinh

pháp đên hiệu qua tài chính Hàm lợi Kinh nghiệm canh tác, Mwita (2016) - Đánh giá hiệu

quả lợi nhuận của người trồng

chanh leo vảng ngọt ở miên

nhuận biên ngầu nhiên

thành viên các tô chứckhuyến nông và khả năng

à hồi tiếp cận thông tin thị

nam Mbeere, xứ Embu ve ° sell Mi SE OURN ĐA

đa biên trường

Jonah và cộng sự (2020) - Phân l - ` a ¬.

Hàm lợi Chi phí phân bón, chi phí tích hiệu quả lợi nhuận của việc

sản xuất mè ở Bang Yobe, nhuận biên thuốc bảo vệ thực vật, chi

2 i, 2 eh ngẫu nhiên phí lao động, trình độ học

Nigeria: Phương pháp tiêp cận — ae

: ; i: 2 a2 wahdiquy vân, tiép cận các dịch vụ hàm lợi nhuận chuyên đôi ngau di m "am

1 đa biên mở rộng, tiép cận tín dụng

nhiên

Adnan và cộng sự (2021) - Hàm lợi ' :

dan và cộng sự (2021) - ` *"` Tuổi tác, trình độ học vấn,

Hiệu quả lợi nhuận và các yêu nhuận biên ` hư

x „ su h x 7 kinh nghiệm khuyên nông

3 tô ảnh hưởng đên tính kém hiệu ngâu nhiên ` ˆ si ^

„ „ Ze «ale và thu nhập phi nông

quả trong sản xuât ngô ở và hoi quy hig

ã nghiệBangladesh đa biến HẠ

Dương Ngọc Thành và Nguyễn :

TU BỀN Nộ Chỉ phí đầu tư, diện tích

Vũ Phong (2014) - Đánh giá ¬ a ỄU Cà

" ee , ~ 2 Hoi quy da xoài, sô ngay công lao

4 hiệu qua tai chính của hai mô ai ˆ oo 1a

l „ Fa sms ca gan biên động gia đình, mật độ

hình sản xuât xoài cát ở tỉnh A „ š

h „ trông, sử dụng bao trái

Đông Tháp

Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt và Kinh nghiệm canh tác, túi

5 cộng sự (2020) - Hiệu quảlợi Hồi quyđa bọc, khả năng tiếp cận thị

nhuận của người trồng xoàiở biến trường và mật độ cây

Đồng bằng sông Cửu Long trồng

Cao Văn Hơn và Nguyễn Lan ¬ Diện tích đất trồng lúa,

ˆ 3 l , Hoi quy đa : bu thins “ai

6 Duyén (2020) - Anh huong cua biế Tông chi phí đâu tư cho

ién

các yêu tô san xuat đên hiệu các yêu tô dau vào, Thời

Trang 23

Phương Các yếu tố ảnh hưởngSTT Tác giả - Nghiên cứu ' ñ Bê ote ag

phap dén hiéu qua tai chinhqua tai chính trong canh tác lúa gian sinh sông của chủ hộ,

của nông hộ Đồng bằng sông Địa bàn cư trú ở Cần Thơ

Cửu Long.

Nguyễn Văn Nhiều Em và Cao

Quốc Nam (2020) - Các yếu tố

„ „ ai ita Học vân, lượng phân dam,

ảnh hưởng đên hiệu qua tai _ | =

, l me VỮN Hoi quy da ngày công lao động gia

d chinh cac loai cay trong trong Sử, ` asm aon ate co

a ` ae a biển dinh va dién tich dat san

mô hình nông nghiệp đô thi tại

er SE WS HEH “ưa y lao động thuê va của hung

hiệu quả tai chính và các yêu tô

cây là chi phí giống, chiảnh hưởng đên lợi nhuận mô Hôi quy đa TA ean

8 ` x , ` if phi phan, chi phí thuốc,

hinh trong he va hung cay bién ss elise lanes

¬>-ˆ an a chi phi dién, chi phi thu

chuyên canh của nông hộ tại xã oo ˆ

TA ` A hoạch, chi phí lao động

Phước Hậu, huyện Long Hô, mm ea :

, - nhà và chi phí lao động tỉnh Vĩnh Long `

thuê.

Trân Quôc Nhân và cộng sựQ , ¬ ` ä Trình độ của chủ hộ, giá

(2022) - Đánh giá đặc diém sản Su l nok hak

Ee ae 5 tat ie l Hoi quyđa bán xoài va sản xuât một

9 xuât và hiệu quả tài chính của

biến vụ trái/năm và việc ứng

mô hình canh tác xoài cát Hòa l ' x

mm — dụng công nghệ cao

Lộc ở tỉnh Hậu Giang

Qua nghiên cứu cho thấy có nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài và trongnước về các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất của nông hộ Cácyếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất của nông hộ được nhiều nghiêncứu sử dụng gồm: Tham gia tập huấn; Chính sách hỗ trợ; Cơ sở hạ tầng; Quy mô laođộng: Ứng dụng công nghệ: Diện tích sản xuất xoài; Trình độ học vấn của lao độngchính.

10

Trang 24

1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Châu Phú là một huyện của tỉnh An Giang, có vị trí địa lý phía Đông giáp huyện Phú Tân, Chợ Mới; phía Tây giáp thị xã Tịnh Biên; phía Nam giáp huyện

Châu Thành; phía Bắc giáp thành phố Châu Đốc

BANG THONG KE DIỆN TÍCH, DAN SỐ.

sn] Tên xa, Diện tict{ Dan số Bính quan thị trăn (km2) 2)

Ranh giới Quốc Gia g | XaThanhMy Tay 32 so | 20, @1

~=——— Ranh giỏi tỉnh 9 Šã Bh Tey 32.88 | 25 790

Ranh giỏi huyện thị 10 1440| 17: 1194

= Ranh giỏi xã tr 11] Xã Đào Hau Cản | gị 0 | 13.435) 283

—— Đường quốc lò.tnh tinh 2 Xã Bình Chánh wal e is

Bore Pie om = Téngeong: | 2 or [239,082,561

TY LỆ : 1 120.000

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Phú

(Nguôn: UBND huyện Châu Phú, 2022)

11

Trang 25

Diện tích đất tự nhiên là 45.100,76 km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp

là 39.774,89 ha Châu Phú có hệ thống sông, kênh, rạch chang chit, không những

cung cấp nguồn nước ngọt đồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh

hoạt của đời sống người dân, mà còn là đường giao thông thủy rất thuận lợi cho việc

đi lại và vận chuyền hàng hóa Thiên nhiên ban tặng cho Châu Phú nằm bên hữu ngạnsông Hậu, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 34,5 km Vào đầu thế kỷ XIX, Trịnh HoàiĐức đã ghi lại lợi ich của sông Hậu: “ nước dam thắm khắp cả ruộng vườn, bao

ham cả côn bãi bờ bên, là nguồn lợi thủy sản rat lớn, lúa gạo cá tôm ding ăn không

hết ” Bên cạnh sông Hậu, Châu Phú còn có hệ thống kênh, rạch tự nhiên chang chit.Những rach lớn hiện có ở Chau Phú là Nang Gu, Can Thảo Dưới thời Pháp thuộc(1918-1945) nhằm mục đích đây mạnh khai phá vùng đất hoang hóa bờ trong sôngHậu (Tứ giác Long Xuyên), Pháp cho đào các kênh như kênh Vàm Xáng Cây Dương

Ba Thê dai 40 km, đoạn chảy qua Châu Phú dài 14 km; kênh Vam Xáng Vinh Tre Tri Tôn dai 40 km, đoạn chảy qua Châu Phú dai 18,9 km, Kênh Đào dài 14 km; kênh

-Cần Thảo, đoạn chảy qua Châu Phú đài 17,3 km Hiện nay, Châu Phú còn có kênh

10 (21,3 km), kênh Núi Chóc - Năng Gù (7,5 km), kênh Số 4 (24 km), kênh Số 7(24.2 km), kênh Số 10 (23,3 km), kênh 3 (10 km), kênh Hào Đề Nhỏ - kênh 2 - kênhHào Xương (20 km), kênh Hào Đề Lớn (11,4 km), kênh 13 (19,4 km), kênh Cóc (9,8km),

Huyện Châu Phú có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 2 mùa gió là: giómùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Gió Tây Nam mang nhiều hơi nước, gây mưa.Gió mùa Đông Bắc hanh khô, có phần nắng nóng, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4,gây ra hiện tượng khô hạn Nhiệt độ cao nhất thường 36-38°C, nhiệt độ thấp nhấthang năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18°C Huyện ít chịu ảnh hưởng của gióbão nhưng lại chịu tác động mạnh của quá trình thủy văn như lũ, sạt lở đất bờ sông,

Dat đai Châu Phú rất phì nhiêu, mau mỡ do hang năm tiếp nhận lượng phù sađáng ké bồi đắp cho ruộng đồng nên phần lớn người dân Châu Phú sinh sống bằngnghề nông Họ trồng cây lúa và hoa màu, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho côngnghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và xuất khâu Đánh bắt thuỷ sản, nuôi cá trong

12

Trang 26

ham, bè là nghề truyền thống của người dân Châu Phú Với vị trí nằm bên bờ sông

Hậu và hệ thống kênh rạch chang chit, Châu Phú là nơi rất giàu về tôm, cá Vào nhữngthập niên năm 1970, 1980 vào mùa nước nồi (nước lũ ngập đồng) khi nước chuẩn bịrút xuống, mọi ngõ ngách, mọi con kênh nào là cá linh, cá thác lát, cá chốt, cá leo, đân chúng đánh bắt bằng chải lưới, gió cất, gió gạc, thả đáy, cá đầy ghe xuồng,

ăn không hết phải phơi khô, làm mắm, nước mắm (UBND huyện Châu Phú, 2021).1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Châu Phú là một huyện nằm trung tâm tứ giác Long Xuyên ở phía Tây ngạn

sông Hậu Được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm tiếp nhận lượng phù sa đáng kể bồiđắp cho ruộng đồng Cùng với cây lúa, cây màu được phát triển tạo thành nguồn chủ

lực trong nền kinh tế nông nghiệp Bên cạnh đó, Châu Phú còn phát triển nghề nuôi

cá hầm, tiểu thủ công nghiệp Đặc biệt, một sỐ ngành nghề truyền thống như làm gạchngói, làm lò đất và cân treo có tiếng lâu đời, là nét đặc trưng của Châu Phú

Giao thông thủy, bộ ở Châu Phú phát triển rộng khắp, việc đi lại, vận chuyển

hàng hóa rất thuận lợi Kinh, rạch Châu Phú được xây dựng thành hệ thống hoàn

chỉnh vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa là đê bao phòng lũ lụt và cũng là tuyếngiao thông thủy bộ nối liền sông Hậu với bên trong vùng Tứ giác Long Xuyên nhưkinh Thay Pho, Bình Mỹ, Vam Xáng Cây Dương, Phù Dat, Chữ S, Vàm Xáng VịnhTre, Cần Thảo, Kinh Đào, Về đường bộ, từ năm 1893, Pháp xúc tiến thi công conđường Châu Đốc - Long Xuyên, nhưng mãi đến năm 1925 con đường mới thôngthương được Từ đó, sự giao thông, vận chuyền trên địa bàn huyện được thông suốt

và nhộn nhịp hơn Hiện nay, đường tráng nhựa đến tận các trung tâm xã trong huyện

Giao thông thuận lợi đây mạnh hoạt động thương mại, chủ yếu là lúa gạo vàsản phẩm nông nghiệp Cho Cái Dầu hình thành khá sớm và đến năm 1930 trở nênsung túc thành trung tâm thương mại giao lưu rộng rãi với các nơi về lúa, bắp,dau, Dan dần, nhiều chợ làng mọc lên bay bán và trao đổi sản phẩm nông nghiệpnhư chợ Mỹ Đức, Nang Gu, Bình Thủy, Do có đường Quốc lộ 91 và sông Hậu chạyqua, là cầu nối giữa thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc, đây là điều kiệnthuận lợi cho huyện trong việc phát triển đô thị, thương mại và dịch vụ

13

Trang 27

Về dân số, Châu Phú là nơi tập trung khá đông dân cư Toàn huyện có 246.496người, đứng hàng thứ ba trong tỉnh (sau Chợ Mới và thành phố Long Xuyên), mật độ

547 người/km? Trong đó, có 99,12% người Kinh, 0,18% người Hoa (chủ yếu ở thị

trần Cái Dầu và Mỹ Đức), số còn lại là người Chăm (0,42%), người Khmer 0,27% Cưdân Châu Phú sinh sống chủ yếu tập trung ven hai bờ sông, kinh rạch

Tình hình dân số trên địa bàn huyện Châu Phú luôn có những biến động theothời gian Năm 1901, dân số Châu Phú có 11.225 người, trong đó có 931 người Chăm,đến năm 1970 là 7§.866 người Sau năm 1975, tình hình dân số Châu Phú tăng khá

6n định Theo điều tra ngày 05/02/1976, dân số Châu Phú là 158.752 người (trong

đó, 51 người Khmer, 946 người Hoa, 902 người Chăm), đến năm 1979 là 181.617

người, năm 1990 là 210.882 người và tăng lên 234.924 người vào năm 1999 Theo

số liệu thống kê dé cuối năm 2020, dân số Châu Phú là 256.324 người, trong đó có

532 người Hoa, 1.233 người Chăm và 753 người Khmer.

Châu Phú là vùng có nhiều tôn giáo, với khoảng 98,6% đồng bào có đạo Cùngvới công cuộc khai phá, nhiều tôn giáo cũng được qui tụ về đây Đạo Thiên Chúa cómặt khá sớm từ buôi đầu khai hoang lập làng Năm 1845, linh mục Jacques Dương

về xây dựng nhà thờ và lập họ đạo Năng Gù Họ đạo này ngày càng thu hút tín đồđến khai phá và trở thành một trong những họ đạo lớn nhất trong tỉnh bấy giờ Chùa

Tây An (nti Sam) được xây dựng vào năm 1847 cho thấy đạo Phật cũng sớm có nơi

đây Từ đạo Phật, một giáo phái khác nảy sinh là Bửu Sơn Kỳ Hương vào năm 1849,

người sáng lập là ông Đoàn Minh Huyên Ông cùng các đệ tử vừa khai đất vừa giảng

giáo lý phát triển đạo, dấu tích còn lại ở vùng Thạnh Mỹ Tây Đạo Hồi cũng theochân người Chăm đến Châu Phú vào giữa thế kỷ XIX Đạo Phật giáo Hòa Hảo ra đờinăm 1939 ở Hòa Hảo (Phú Tân) do ông Huỳnh Phú Số sáng lập Trong một thời gianngắn đã lan rộng khắp tỉnh và nhanh chóng phát triển ở Châu Phú, thu hút lượng tín

đồ khá đông Hầu hết người Khmer là tín đồ Phật giáo Nam tông của hai pháiMohanikay và Thommayutt.

Theo số liệu thống kê năm 2020, Châu Phú có 156.325 người theo đạo Phậtgiáo Hòa Hảo, chiếm 60,99% tổng dân số của huyện; 98.435 người theo đạo Phật

14

Trang 28

giáo, chiếm 38,40%; 3.742 người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, chiếm 1,46%; 2.932

người theo đạo Cao Đài, chiếm 1,14%; 1.906 người theo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, chiếm

0,74%; 1.442 người theo đạo Công giáo, chiếm 0,56%; 1.211 người theo đạo Hồi

giáo, chiếm 0,47%; ngoài ra có 72 người theo đạo Tin Lành, 69 người theo đạo Tinh

độ cư sĩ Phật hội Việt Nam.

Toản huyện có hàng chục cơ sở thờ tự, trong đó có 01 đền thờ Quản cơ TrầnVăn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây), 01 Cốc Đạo Cậy (xã Đào Hữu Cảnh), nhiều chùa

Phật (chùa Long Khánh, Châu Khánh (xã Khánh Hòa), chùa Đức Lâm (xã Mỹ Đức),

chùa Long Thới (thị trấn Cái Dầu), chùa Phú Đà Châu (xã Bình Mỹ), chùa BìnhPhước và Kỳ Lân (xã Bình Thủy), 01 nhà thờ Thiên chúa giáo ở xã Bình Long, 01thánh đường Hồi giáo Jamiul Aman (xã Khánh Hòa) và nhiều đình, miéu trên địa bànhuyện.

1.2.3 Tình hình phát triển cây ăn trái tại tỉnh An Giang

Theo số liệu Cục Thống kê tinh An Giang, đến cuối năm 2021, tổng diện tích

cây ăn quả trong tỉnh là 17.421 ha, trong đó diện tích xoài là 11.896 ha, chuối 872 ha,

nhãn 481 ha, cây có múi 1.516 ha, mít 948 ha.

Đối với cây xoài, diện tích xoài Ba Màu (xoài Đài Loan hay xoài tượng daxanh) tại An Giang đạt khoảng 5.070 ha, xoài Cát Hoà Lộc đạt 2.730 ha Trong đó,huyện Chợ Mới có diện tích xoải cao nhất, đạt 4.765 ha, trong đó xoài Ba Mau là3.160 ha, chủ yếu ở 03 xã Cù Lao Giêng; xoài Cát Hòa Lộc tập trung ở Tịnh Biên,Tri Tôn, một ít diện tích ở Tân Châu và Long Xuyên; xoài Keo có điện tích khoảng

hơn 1.040 ha tập trung ở An Phú và Tân Châu: xoài Thái có diện tích khoảng 560 ha

tập trung ở Châu Đốc Các diện tích xoài còn lại rải rác ở các huyện như Tri Tôn,Tịnh Biên, An Phú, Châu Phú, Long Xuyên, với các giống như Cát Chu, Thanh Ca,

xoài thơm Vĩnh Hòa, xoài Ức,

Đối với cây chuối trong đó chuối cấy mô chiếm diện tích khoảng 400 ha chủyeu tập trung ở Tri Tôn Các diện tích chuối khác còn lại rải rác ở các huyện

Đối với cây nhãn, diện tích đạt 481 ha trong đó chủ yếu là nhãn xuồng comvàng tập trung ở Châu Phú, cho thu hoạch từ tháng 6-9 trong năm.

15

Trang 29

Đối với cây có múi, tập trung nhiều ở Chợ Mới, Châu Phú Đối với mùa vụ

cây có múi nói chung, diện tích không tập trung, rải rác các huyện với nhiều chủng

loại cây như cam xoản, cam sành, bưởi da xanh, quýt đường, chanh, và cho thu

hoạch rải rác các tháng trong năm Với diện tích cây có múi là 1.516 ha trong đó bưởi

có diện tích cho sản phâm khoảng 220 ha và sản lượng trong năm khoảng 2.640 tấn

và cho thu hoạch rải rác các tháng trong năm Cam có diện tích cho sản phâm khoảng

204 ha; quýt có diện tích cho sản pham khoảng 120 ha; chanh có diện tích cho sảnphẩm khoảng 250 ha Đối với cây mít, diện tích trên địa ban tinh là 948 ha trong đó

có 365 ha đang cho trái và thu hoạch rải rác các tháng trong năm.

1.3 Tổng quan về cây xoài

Theo Ngô Hồng Bình (2015), Cây xoài (Mangifera indica L.), thuộc chỉ

Mangifera, loài Mangifera indica, họ Anacardiaceae (đào lộn hột), có nguồn géce ởvùng Đông Nam A Vùng phân bố tự nhiên của cây này từ An Độ - Malaysia kéo dai

đến Philippines và phía Đông New Guinea Xoài là một trong những loại cây ăn quả

được trồng từ rất lâu đời trên trái đất, cách đây khoảng gần 6.000 năm Ở Việt Nam,

đa số là giống xoài đa phôi và có nhiều giống xoài ngon nối tiếng như: xoài cát Hoà

Lộc, xoài cát chu, xoài Thanh Ca, xoài Gòn,

Ở Việt Nam, cây xoài được trồng khắp nơi trên cả nước Vùng đồng bằng sông

Cửu Long là vùng xoài chính của Việt Nam (chiếm khoảng trên 50% diện tích và60% về sản lượng của cả nước) Các vùng xoài trồng tập trung ở các tỉnh Tiền Giang,Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, VĩnhLong, Kiên Giang, Trà Vĩnh, Can Thơ

1.3.1 Giá trị dinh dưỡng

Xoài là một trong những cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở nước ta, được trồng

phô biến ở nhiều vùng trong nước dé lấy quả, lay gỗ, làm cây bóng mát, cây cảnh và

cây che phủ đất, chống xói mòn Quả xoài chín có màu sắc hấp dẫn, ăn ngọt, mùithơm ngon được nhiều người ưa thích và được xem là một loài quả quý Về mặt dinh

dưỡng có thể cho rằng, xoài là loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, nhất là nguồn

vitamin A và vitamin C.

16

Trang 30

1.3.2 Đặc điểm cây xoài

Cây xoài được cấu tạo từ nhiều phần khác nhau, từ bộ rễ, thân, lá, hoa, quả và

mỗi bộ phận của cây sẽ có những chức năng riêng biệt

Bộ rễ: bộ rễ rất quan trọng đối với sự phát triển của cây xoài, bộ rễ lớn thường

phân bổ ở độ sâu từ 0-50cm, ở những vùng dat có mực nước ngầm thấp thì bộ rễ sẽ

ăn sâu xuống dé tìm nguồn nước Tuy nhiên, phần lớn bộ rễ cây xoài nằm cách gốc

tầm 2m

Thân cây: cây xoài là giống cây thân gỗ lớn, cây mọc khỏe, cây có thé cao từ

10 - 20m, cây có tán lá rộng, cây càng lớn thì tán lá cây càng rộng, mỗi loại xoài sẽ

có độ tán cảnh khác nhau.

Lá và cành: 14 mọc đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá hình thuôn mũi mác, nhan

và có mùi thơm.

Cây xoài có thé mọc từ 3 - 4 dot lá trong năm, tùy theo giống và điều kiện thời

tiết, cây càng mọc ra nhiều chdi, cây càng phát triển về sau Ở giai đoạn cây đang

phát triển, cây sẽ liên tục ra chồi, những chồi lá non sau tầm 30 ngày sẽ chuyên xanhhoan toàn, mỗi lần cây ra lá, ra chéi, cành xoài mọc dài thêm từ 20 - 30cm

Hoa: hoa thường mọc ra ở đầu ngọn cành, chùm hoa dài từ 20 - 30cm, cókhoảng 200 - 400 hoa mỗi lần nở, mỗi chùm thường có 2 loại hoa là hoa lưỡng tính

và hoa đực, lượng hoa đực phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại vùngtrồng Lượng hoa lưỡng tính chỉ chiếm từ 1 - 36%

Cây xoài là giống cây thụ phấn chéo, có thể thụ phấn thông qua côn trùng làchủ yếu, thời gian thụ phan của xoài khá ngắn, chỉ sau vài giờ khi hoa nở đã thụ phan

xong.

Hoa nhỏ, màu vàng và có 5 lá dài nhỏ, lông mặt ngoài khá ngắn, có 5 cánh hoatuyến mật và 5 nhị nhưng chỉ có từ 1 - 2 nhị sinh sản, cây thuộc dang quả hạch, khichín có màu vàng, thit vàng, ngọt, thơm, nhân có xơ và hạt rất lớn

Quả xoài: xoài chín có màu vàng hoặc màu khác nhau tùy thuộc vào từng

giống xoài khác nhau, xoài thường có vị chua, mùi thơm ngon, xoài chín được ăn

tươi, đóng hộp, làm mứt xoài, xoài đóng hộp cùng nhiêu món khác nhau.

17

Trang 31

1.3.3 Các giống xoài hiện nay

Xoài trên thị trường có rất nhiều giống khác nhau, tuy nhiên đa phần các giốngkhông rõ nguồn gốc, giống năng suất không cao Vì vậy, khi lựa chọn giống trồngtrong khu vườn nhà mình, bạn chỉ nên lựa chọn 2 nhóm giống cơ bản là nhóm giốngxoài Ấn độ và nhóm giống xoài Đông nam á, nhóm giống đơn phôi thường cho tráiquanh năm.

Xoài Cát chu: xoài cát chu là giống xoài có phâm chất trái ngon, thịt thơm và

có vi hơi chua, trái có dang tron, trọng lượng trái trung bình từ 250-350gr, vỏ trái khá

mỏng Đây là giống xoài ra hoa tập trung, dễ đậu trái và cho năng suất cao

Xoài cát Hòa lộc: giống xoài cát Hòa lộc là giống xoài có trái to, trọng lượng

trái từ 400-600øgr, thịt trái vàng, thơm, ngọt, thời gian từ lúc ra hoa cho tới lúc thu

hoạch từ 3-4 tháng.

Xoài tứ quí: là giống xoải tán thưa, lá to ban, trai nặng tới 320ør, hình bầu dục,

đầu trái nhọn, vỏ mỏng láng và màu khá đẹp, từ lúc cây ra hoa cho tới lúc thu hoạch

kéo dai 115 ngày

Xoài xiêm: giống xoài xiêm là giống xoai tương đối ngon, thịt vàng, min, hat

nhỏ, vỏ trái day là giống xoài khá dé đậu qua, năng xuất cao

Xoài tượng: giống xoài tượng là giống xoài có thể ăn khi còn xanh, rất đượcthị trường ưa chuộng, quả có màu xanh nhạt, mùi thơm, vị chua thoảng là giống đượctrồng nhiều nhất ở khu vực miền trung

Giống xoài thanh ca: giống xoài xanh phát triển mạnh, lá thon dai, đầu hơinhọn, trái dài hơi cong, quả nặng trung bình khoảng 300gr.

Xoài tím: giống xoài tím là giống xoài lai của đài loan, giống xoài mới nàyphát triển rat tốt khi trồng ở Việt Nam, giống xoài có trong lượng trung bình từ 0,8-1,2kg/ quả Trái xoài tím có hình dạng như hình trứng, vỏ căng min, cây có khả năngkháng sâu bệnh rất tốt Vì vậy, cây được nhiều người trồng trong khu vườn do cây

không quá cao so với các loại xoài trước đó.

Xoài Thái Lan: giống xoài Thái Lan là giống xoài đài có hơi cong về phía đuôi,

vỏ xanh đậm có thê ăn được khi còn xanh, khi chín đêu rat ngon Cách chăm sóc xoai

18

Trang 32

Thái Lan khá đơn giản, và năng suất cao.

1.4 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài tại huyện Châu Phú

1.4.1 Thực trạng sản xuất xoài

Thực hiện dé án tái cơ cau kinh tế ngành Nông nghiệp theo hướng thích ứngvới biến đôi khí hậu, An Giang mạnh dạn chuyên đổi diện tích lúa kém hiệu quả, đấtbãi bồi sang trồng cây ăn trái Năm 2022, hầu hết diện tích các loại cây lâu năm đềutăng so với năm trước Các cây ăn trái được trồng tại An Giang gồm: Chuối, xoài,nhãn, bưởi và các cây ăn quả khác Trong đó, xoài, chuối, nhãn là 3 loại cây ăn tráiđang được trồng nhiều nhất Cây xoài được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện TịnhBiên, Tri Tôn và Chợ Mới, Châu Phú Giống xoài trồng phô biến gồm: xoài thanh ca,

xoài cát chu, xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái Lan, xoài Đài Loan.

Bảng 1.2 Diện tích và năng suất xoài huyện Châu Phú giai đoạn 2020 — 2022

đã khắc phục được tình trạng thiếu nước tưới và trồng thêm diện tích mới theo chủ

trương chung của tỉnh Huyện Châu Phú với diện tích chiếm hơn 55% diện tích của

cả tỉnh do UBND huyện tập trung quy hoạch vùng sản xuất, chú trọng chọn lọc giống

dé đây mạnh chuyền dich cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng giảm diện tích trồnglúa, tăng diện tích trồng mau có giá tri cao, đây mạnh phát triển chăn nuôi, vườn cây

ăn trái gắn du lịch sinh thái, tập trung phát triển sản xuất xoài theo tiêu chuẩnVietGAP gắn với du lịch sinh thái

1.4.2 Thực trạng tiêu thụ xoài

Xoài huyện Châu Phú được tiêu thụ dưới dạng ăn tươi là chủ yếu, chưa quachế biến Kênh phân phối được thé hiện ở Hình 1.2

19

Trang 33

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Phú, 2022)

Hình 1.2 Kênh phân phối xoài ở địa phươngKênh 1,2 - Nông dân sản xuất — người bán lẻ/người tiêu dùng: Với cách bán

này người sản xuất sẽ bán được giá cao nhất, tuy nhiên số lượng tiêu thụ rất ít nên chỉ

xuất hiện kênh này đối với những hộ có diện tích trồng rất nhỏ Khi thu hoạch xoài,

hộ gia đình sản xuất sẽ bán cho người bán lẻ hoặc các thành viên trong hộ sẽ mangxoài ra chợ địa phương dé bán, hay có thé dé phía trước nhà bán cho người đi đường

Kênh 3 - Nông dân sản xuất —> Thương lái —> Người bán lẻ —> Người tiêudùng: Nông dân trồng xoài bán cho thương lái tại vườn hoặc chở đến điểm tập trungcủa thương lái gần nơi trồng xoài Nông dân có thể tự thu hoạch và bán cho thươnglái, hoặc có thể bán xoài mão (thương lái tới vườn tự thu hoạch xoài) Thương lái saukhi thu gom sẽ phân loại sản phẩm và phân phối cho những người bán lẻ trong khuvực Kênh phân phối này chủ yếu là từ những nông dân thu hoạch xoài với số lượngdưới 100 kg.

Kênh 4 - Nông dân sản xuất — Thương lái địa phương/HTX — Thương lái

20

Trang 34

tỉnh — Siêu thị/ chợ — Người tiêu dùng: Nông dân trồng xoài bán xoài cho thương

lái trong khu vực hoặc các hợp tác xã Tại đây, xoài được phân loại, đóng gói, sau đóbán cho thương lái ở các tỉnh khác hoặc các thành phó lớn Thương lái tinh phân phối

lại cho các siêu thị hoặc những người bán lẻ ở chợ hay ở các khu dân cư Người tiêu

dùng mua sản phẩm từ những người bán lẻ hoặc siêu thị để sử dụng Kênh này thíchhợp cho những hộ sản xuất với quy mô lớn hơn, sản lượng xoài thu hoạch mỗi vụnhiều Giá bán không cao bằng kênh 1 và 2, nhưng sản lượng bán ngày càng lớn hơn

và tương đôi 6n định

Kênh 5 - Nông dân sản xuất > Thương lái dia phương/HTX — Công ty xuấtkhẩu — Xuất khẩu: Xoài ở dang tươi được các thương lái địa phương hoặc hợp tác

xã thu mua từ nông hộ Thương lái địa phương/hợp tác xã bán lại cho các nhà xuất

khẩu đề xuất đi các nước khác Trong kênh này, thương lái địa phương cũng có thêbán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu ngay tại các chợ biên giới (đối với thị trường

Campuchia và Trung Quốc) Kênh phân phối này nông dân sẽ bán được giá hơn kênh

3, 4; tuy nhiên xoài đạt được tiêu chuẩn xuất khâu không nhiều nên sản lượng bán

cũng ít so với các kênh khác.

Kênh phân phối thứ 5 giúp cho trái xoài nâng cao được hiệu quả kinh tế và có

thể mở rộng thị trường trong tương lai, tuy nhiên đòi hỏi nông hộ sản xuất phải cảitiến kỹ thuật dé đáp ứng nhu cầu xuất khâu

21

Trang 35

liệu sản xuất chính là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông

dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất Họ hình thành nên giai cấp nông dân,

có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội

Nông hộ là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp.Ngoài ra họ còn thực hiện một số hoạt động khác dé tăng thu nhập tuy nhiên đó chi

là hoạt động phụ Có nhiều định nghĩa khác nhau về nông hộ:

Ellis (1993) cho rằng hộ nông dân là các hộ làm nông nghiệp, tự kiếm nghề

sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình

để sản xuất, thường nằm trong hệ kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sựtham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.

Theo Đào Thế Tuấn và Lê Quốc Doanh (1995), hộ nông dân là đối tượngnghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn vì tat cả cáchoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yéu được thực hiện qua

sự hoạt động của hộ nông dân.

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về nông hộ nhưng khái niệm nông hộ

có những điểm sau đây: Là những hộ gia đình sống ở nông thôn, có ngành nghé sảnxuất chính là nông nghiệp; nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghé nông; là

22

Trang 36

đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.

Như vậy, nông hộ có thê hiểu là các hộ sử dụng lao động gia đình là chủ yếutrong sản xuất nông nghiệp, họ thu hoạch các phương tiện sông từ ruộng đất, họ tham

gia một phần vào thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao

Hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính là một bộ phận của hiệu quả kinh tẾ, nghĩa là hiệu quả tảichính chỉ tính trên góc độ cá nhân, tat cả lợi ích và chi phí đều được quy theo giá thịtrường Hiệu quả tài chính được đo lường bằng việc so sánh kết quả sản xuất kinh

doanh với chỉ phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó Hiệu quả tài chính là biểu hiện tính

hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản

xuất kinh doanh Nó chỉ ra các mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế thu được về các

chi phí bằng tiền lương mỗi chu kỳ kinh doanh Lợi ích kinh tế là khoảng thang dưcủa doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí trực tiếp và chi phí ân, lợi ích kinh tế

càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại (Phạm Văn Khôi Và Hoàng

Chi phi trong dé tài được phân theo thời gian thành 2 loại chi phí như sau:(1) Chi phí xây dựng cơ bản: là tất cả các khoản chi phí tính từ khi thành lập

vườn xoài cho đến khi cây xoài bắt đầu cho trái

(2) Chi phí sản xuất: là tất cả các khoản chỉ phí liên quan đến việc trồng xoàitính từ khi cây xoài bắt đầu có doanh thu đến hết chu kỳ của cây xoài

Chi phí xây dựng cơ bản

Chi phí thành lập vườn: là toàn bộ các khoản chi cho việc kiến thiết vườn baogồm chi phí đào mương, lên lip, đắp mô, thủy lợi, Trường nông hộ chuyền từ vườntạp sang còn có thêm chi phí đốn cây, cải tạo đất, làm cỏ Những hộ thành lập vườn

23

Trang 37

từ ruộng có khoản chỉ này nhiều hơn so với những hộ chuyền sang từ vườn tạp.

Chi phí giống: là toàn bộ số tiền mà nông hộ bỏ ra dé mua cây giống về trồng.Trường hợp nông hộ sử dụng giống nhà thì cũng sẽ được tính theo giá bán cây giống

đó trên thị trường Cách xác định chỉ phí giống như sau:

Chi phí giống = Số lượng cây giống * Giá bán mỗi cây giống

Chi phí xây dựng cơ bản = (Chi phí thành lập vườn + Chi phí giống + chi phí

chăm sóc cây non trước thu hoạch)/15

Trong đó: 15 năm là chu kỳ sinh trưởng trung bình cây xoài Theo Nguyễn

Phước Tuyên và Võ Hùng Nhiệm (2001), tuổi cây trung bình cây xoài là từ 20-30

năm Theo Ngô Hồng Bình (2015), tuổi cây xoài cho sản lượng tốt nhất là từ 15-20

năm Đối với các giống xoài tại địa phương, kết hợp với phỏng vấn nông hộ, tác giả

tính toán các chi phí theo chu kỳ 15 năm.

Chi phí chăm sóc cây non trước thu hoạch = Chi phí phân bón + Chi phi công

lao động + Chi phí TBVTV+ Chi phí khác (điện, nước) (Chi phí chăm sóc được tính

tong chi phí trong 4 năm đầu khi cây chưa cho doanh thu)

Chỉ phí sản xuất

Chi phi phân bón: là toàn bộ số tiền nông hộ chi cho lượng phân sử dụng trong

năm Một số loại phân chủ yếu được sử dụng cho cây xoài là: phân urê, phân

16-16-8, phân 20-20-15, phân Dap, phân kali, và một số loại phân hữu cơ khác Trong đềtài sẽ chia phân bón thành hai loại là: phân hữu cơ và phân hóa học.

Chi phi phan bón = Chỉ phi phân hóa học + Chỉ phí phân hữu cơ

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: là toàn bộ số tiền mà nông hộ chi cho việc sửdụng thuốc bảo vệ thực vật trong năm Thuốc bảo vệ thực vật chủ yêu được nông hộ

sử dụng là thuốc cỏ, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cây, thuốc dưỡng trái

Chỉ phí thuốc bảo vệ thực vật = Chỉ phí thuốc BVTV ( thuốc cỏ và thuốc trừ sâu

bệnh) + Chỉ phí thuốc kích thích cây ra hoa, đậu tráiChi phi lao động: là tong số tiền mà nông hộ bỏ ra dé sử dụng lao động trong

quá trình sản xuất xoài, chủ yếu cho những công việc sau đây: tưới nước, bón phân,

phun thuốc, làm cỏ, cải tạo đất, bồi bùn, tia cành tạo tán, và có thêm chi phí trồng

24

Trang 38

cây trong giai đoạn xây dựng cơ bản.

Chi phí lao động = Số ngày công * giá ngày công

Chi phí khác (điện, nước, ) là chi phí trong quá trình khoan giếng, mua sắm

thiết bị tưới, và tiền điện tưới cây hàng tháng

Chi phí sản xuất = Chi phi phân bón + Chi phí công lao động + Chi phíTBVTV+ Chi phí khác (điện, nước) (Chi phí sản xuất được khảo sát và tính trongnăm 2022)

Tỷ suất lợi nhuận trên chỉ phí = Lợi nhuận / Chi phíChỉ tiêu này phan ánh cứ một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thì thu được baonhiêu đồng lợi nhuận Nếu chỉ số này dương thì nhà sản xuất có lời và giá trị của tỷ

số này càng lớn càng tốt

25

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN