1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Tác giả Đàm Chí Toàn
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Quang Tường
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Công nghệ và Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 681,81 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU (14)
    • 1.1. Giới thiệu chung (14)
    • 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu (15)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN (17)
    • 2.1. Các khái niệm (17)
      • 2.1.1. Khái niệm về nhà thầu chính (17)
      • 2.1.2. Khái niệm về thầu phụ (17)
      • 2.1.3. Quan hệ hợp tác (17)
      • 2.1.4. Khảo giá (Bid shopping) (18)
      • 2.1.5. Quyền thu mua thiết bị (18)
      • 2.1.6. Hủy ngang hợp đồng (18)
      • 2.1.7. Bảo lảnh (19)
    • 2.2. Sơ lược các nghiên cứu đã công bố trước đây (19)
      • 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài (19)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước (22)
    • 2.3. Mô hình nghiên cứu (23)
      • 2.3.1. Các nhân tố tiêu cực (23)
      • 2.3.2. Các nhân tố tích cực (24)
    • 2.4. Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu (24)
      • 2.4.1. Kích thước mẫu (24)
      • 2.4.2. Phương pháp kiểm định thang đo (27)
      • 2.4.3. Phương pháp phân tích One – Way Anova (28)
      • 2.4.4. Lý thuyết về phân tích nhân tố chính [13] (29)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (31)
    • 3.2. Công cụ nghiên cứu (32)
    • 3.3. Phân tích dữ liệu (32)
    • 3.4. Thu thập dữ liệu (33)
    • 3.5. Thiết kế bảng câu hỏi (34)
      • 3.5.1. Vai trò của bảng câu hỏi khảo sát (34)
      • 3.5.2. Nội dung bảng câu hỏi (35)
      • 3.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực (37)
      • 3.5.4. Các nhân tố ảnh hưởng tích cực (41)
    • 3.6. Khảo sát thử nghiệm (44)
  • CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (50)
    • 4.1. Qui trình phân tích dữ liệu (50)
    • 4.2. Thống kê mô tả (51)
      • 4.2.1. Kết quả trả lời bảng khảo sát (51)
      • 4.2.2. Lĩnh vực hoạt động của người tham gia khảo sát (52)
      • 4.2.3. Các loại hình công ty của thầu chính trong các dự án mà người khảo sát (52)
      • 4.2.4. Số năm kinh nghiệm của người được khảo sát (53)
      • 4.2.5. Trình độ chuyên môn của người khảo sát (54)
      • 4.2.6. Chức vụ của người được khảo sát (55)
      • 4.2.7. Giá trị hợp đồng thầu phụ lớn nhất trong các dự án mà người khảo sát (56)
    • 4.3. Kiểm định thang do (56)
      • 4.3.1. Kiểm định thang đo cho nhóm nhân tố tiêu cực (57)
      • 4.3.2. Kiểm định thang đo cho nhóm nhân tố tích cực (58)
      • 4.3.3. Kết luận khi kiểm định thang đo (59)
    • 4.4. Đánh giá độc lập mức độ ảnh hưởng (59)
      • 4.4.1. Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ (59)
      • 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của công ty trong ngành xây dựng (61)
      • 4.4.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm loại hình công ty thầu chính (67)
    • 4.5. Phân tích nhân tố chính PCA (71)
      • 4.5.1. Phân tích nhân tố tiêu cực chính bằng PCA (73)
      • 4.5.2. Phân tích nhân tố tích cực chính bằng PCA (80)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (87)
    • 5.1. Kết luận (87)
    • 5.2. Hạn chế và kiến nghị (88)

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --- ĐÀM CHÍ TOÀN PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC THẦU CHÍNH VÀ THẦU PHỤ ĐỂ NÂNG CAO LỢI ÍCH CỦA NH

TỔNG QUAN

Các khái niệm

2.1.1 Khái niệm về nhà thầu chính

Nhà TC trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình (điều 3 Luật xây dựng 2003)

Nhà TC là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu) Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh (điều 3 Luật đấu thầu 2006)

2.1.2 Khái niệm về thầu phụ

Nhà TP trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà TC hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà TC hoặc tổng thầu xây dựng (điều 3 Luật xây dựng 2003)

Nhà TP là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà TC Nhà TP không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu (điều 3 Luật xây dựng 2003)

Hợp tác là phương pháp mà hai hay nhiều đơn vị cùng thực hiện nhằm đạt một số mục tiêu bằng cách tối ưu hóa hiệu quả làm việc, các tài nguyên của các đơn vị tham gia Theo Loraine (1995) quan hệ hợp tác là mối quan hệ mà trong bất cứ mức độ, thời gian nào đó, nó chủ động làm giảm sự đối kháng và thúc đẩy sự hợp tác vì cho lợi ích chung

Quan hệ hợp tác theo đề tài này là mối quan hệ trong công việc mà thầu chính cố gắng duy trì để tất cả các thầu phụ có thể phát huy tối đa hiệu để cùng

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN nhau hoàn thành dự án Theo Bennett (1991) , Bennett và Jayes (1995), điều này có thể đạt được bằng cách thực hiện công việc cùng các nhà thầu trong thời gian dài, đó là mối quan hệ hợp tác (hay mối quan hệ trong công việc) lâu dài

Theo Poage, 1990; Degn & Miller, 2003, khảo giá, ép giá (hay bid shopping) được định nghĩa là hành động phi đạo đức khi một TC công khai giá thầu của một nhà thầu hoặc nhà TP cho các TP khác để đạt được giá thấp hơn Hành động khảo giá có thể được thực hiện trước hoặc sau giai đoạn đấu thầu dự án (hoặc công trình)

Theo Mojica, 2008 có một số lý do để TC tiến hành khảo giá, ép giá: đầu tiên là do TC có quyền không giao gói thầu cho TP sau khi thắng thầu tuy nhiên TP phải chịu ràng buộc khi nộp giá thầu cho TC Lý do thứ hai là TC muốn rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ thầu Các lý do khác gồm có tiết kiệm chi phí sau khi đã thắng thầu hoặc dự phòng cho các rủi ro, sai lầm, các thiếu sót do thiết kế, biến động giá và các hạng mục báo giá thấp Lý do cuối cùng, do một số công ty liều lĩnh nhận thầu vì họ muốn duy trì nhân sự, nhân lực mà họ đã gầy dựng và tránh sự sụp đổ công ty vì lý do tài chính

2.1.5 Quyền thu mua thiết bị Điều khoản này cho phép thầu chính quyền sở hữu và sử dụng các thiết bị của TP khi TP không còn khả năng thực hiện công việc thông thường là khi thầu phụ phá sản Việc này giúp thầu chính có thể tiếp tục công việc của TP khi TP mất khả năng thực hiện Tuy nhiên TP có thể nghi ngờ khả năng TC cố tình gây khó khăn để buộc thầu phụ mất quyền sở hữu thiết bị của chính mình

2.1.6 Hủy ngang hợp đồng Điều này cho phép thầu chính được quyền hủy hợp đồng với thầu phụ mà không cần bất kỳ lý do nào Khi TC áp dụng điều này TP có thể cảm thấy không công bằng, và rơi vào tình trạng khó khăn vì khối lượng công việc đã thực hiện có thể không đủ phần lợi nhuận thậm chí không thể thu hồi đủ phần vốn mà mình đã đầu tư

Bảo lãnh hay bảo lãnh ngân hàng chính là ngân hàng hay đơn vị thứ ba cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình Một số dạng bảo lãnh :

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh nhận hàng Điều khoản này thường được sử dụng để giúp thầu chính giảm bớt rủi ro khi thầu phụ không thể hoặc không muốn thực hiện công việc của mình.

Sơ lược các nghiên cứu đã công bố trước đây

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Mặc dù ứng dụng trình phần mềm (TP) đã có từ hơn 2 thập kỷ và có tác động đáng kể đến thành công của dự án, nhưng vẫn còn ít nghiên cứu về TP để giúp các tổ chức (TC) xác định các yếu tố quan trọng khi lựa chọn TP Mối quan hệ giữa TC và TP ít được đề cập đến Trước đây, báo cáo của Latham (1994) cho rằng giá cả là tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất, tuy nhiên, chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình lựa chọn.

Sau đây là một số nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ TC và TP :

- Hinze, J và Tracey, A (1994), The Contractor‐Subcontractor Relationship: The Subcontractor's View Nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ này và các biện pháp cải thiện Theo đó “mối quan hệ giữa

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN các TP và TC, các thông tin có được từ quá trình đấu thầu, hợp đồng TP, quá trình điều hành, qui trình thanh toán và dừng dự án Nghiên cứu cũng cấp các thông tin mà TC dùng để đưa TP vào các rủi ro

- Jason D Matthews (1996) – A Project partnering approach to the main contractor – subcontractor relationship Nghiên cứu tìm hiểu về những yếu tố mà TC muốn thấy ở TP, những yêu tố mà TP cần TC phải có

Nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ trên góc nhìn TP, bao gồm các yếu tố sau : o Thanh toán o Quản lý công trường o Báo giá và chọn lựa TP o Sự hiểu biết và thông cảm với TP o Hợp đồng TC – TP

Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng tốt đến mối quan hệ hợp tác như : o Quản lý công trường tốt o Quan hệ hỗ trợ tốt, suy nghĩ tích cực o Tổ chức và kế hoạch tốt o Thanh toán đủ và đúng hạn o Cung cấp thông tin đủ, chính xác

Hai phần ba các TP cho rằng họ sẽ có những ưu đãi cho các nhà TC Nhưng sự ưu đãi này còn tùy vào sự thể hiện, sự thanh toán và công bằng trước đây của TC

- R.Proctor (1996) - Golden Rule of Contractor-Subcontractor Relations

Mối liên hệ giữa nhà thầu chính (TC) và nhà thầu phụ (TP) thường căng thẳng do sự hiểu lầm về nhu cầu của nhau TC thường thiếu kiến thức về điều kiện thi công cụ thể và tiến độ, trong khi TP cảm thấy không được quan tâm và đánh giá công bằng Thiếu sự trao đổi thông tin rõ ràng và kém hiểu biết về vai trò của mỗi bên góp phần gây ra tranh chấp trong mối quan hệ TC - TP.

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN tâm bởi các TP chất lượng và giá cạnh tranh Các tranh cãi có thể tránh, thời gian có thể rút ngắn lúc thương lượng hợp đồng TP, nếu TP nhận thức được các điều kiện mà họ sẽ chịu khi thi công Để điều phối một cách hiệu quả các công việc của các TP, TC bải biết rõ chi tiết các công việc đó Sự trao đổi thông tin hiệu quả giữa giám sát TC và TP ở công trường, các cuộc họp tiến độ thường xuyên là yếu tố cần thiết Thanh toán nhanh là yếu tố quan trọng đối với cả TP lẫn TC và là nhân tố cần thiết cho mối quan hệ hợp tác và thi công dự án thành công

- Bruce Henry Lambert, Kazune Funato and Aimee Poor, 1996 - the construction industry in japan and its subcontracting relationships Công nghiệp xây dựng ở Nhật và mối quan hệ TP

- Hsieh, T., (1998) - Impact of Subcontracting on site Productivity:

Lessons Learned in Taiwan Ảnh hưởng của hợp đồng phụ đến năng suất công trường: bài học từ Đài Loan

- Arditi, D., Chotibhongs, R (2005) - Issues in Subcontracting Practice

Nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thường xảy ra giữa TC và phụ, quan niệm của họ về các vấn đề đó Theo Arditi, TP là rất quan trọng đối với sự thành công của hầu hết các dự án xây dựng, nhưng nhiều vấn đề liên quan đến việc khoán thầu hiếm khi được biết đến Nghiên cứu chỉ ra rằng những vấn đề này bao gồm : o Tính kịp thời của các khoản thanh toán của TC o Quá trình lựa chọn nhà TP o Bảo lãnh của TP, bảo hiểm xây dựng, o Vấn đề an toàn trên công trường o Thỏa thuận hợp đồng các bên khác nhau, o Và các vấn đề năng suất

- A Mehmet Haksever, Ismail H Demir and Omer Giran - Assessing the benefits of long-term relationships between contractors and

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN subcontractors in the UK Đánh giá lợi ích của mối quan hệ lâu dài giữa TC và TP ở Anh

- Patrick James Mccord, Luận văn thạc sĩ 2010 - subcontractor perspectives: factors that most affect their relationships with general contractors - a pacific northwest study Từ góc độ nhà TP, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng mối quan hệ với TC – TP trường hợp áp dụng ở bờ tây bắc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác TC và phụ theo thứ tự sau:

1) Bid shopping (khảo giá) 2) Năng lực của giám đốc dự án (nhà TC) 3) Sự công bằng của giám đốc dự án

4) Cán bộ quản lý trực tiếp 5) Thời gian thanh toán 6) Vấn đề an toàn 7) Năng lực tài chính 8) Hành động giữ tiền 9) Các tranh cãi trước đây 10) Điều khoản Pay when paid (hay trả khi được trả) 11) Điều khoản bồi thường

12) Điều khoản phạt lại 13) Bảo hiểm

14) Bảo lãnh 15) Thu mua thiết bị 16) Hủy ngang hợp đồng

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về TP, tuy nhiên đa phần các nghiên cứu này tập trung vào quá trình chọn lựa và nhân tố quyết định sự thành công của TP như:

Luận văn thạc sĩ năm 2008 của Nguyễn Trung Hưng ứng dụng mô hình AHP vào việc lựa chọn nhà thầu thi công cọc khoan nhồi tại Việt Nam Mô hình AHP của ông đã xác định các tiêu chuẩn và xây dựng mô hình cho quá trình lựa chọn nhà thầu, được áp dụng trong các dự án xây dựng khác nhau tại Việt Nam.

- Nguyễn Đình Tuấn, Luận văn Thạc sĩ 2011 - Ứng dụng lý thuyết đồ thị và ma trận lựa chọn TP Nghiên cứu nhằm xác định các tiêu chí liên quan đến việc lựa chọn nhà TP trong thi công xây dựng Từ đó đề xuất mô hình lựa chọn nhà TP trong thi công xây lắp - Nguyễn Trường Giang, Luận văn thạc sĩ 2011 – Đánh giá những nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn TP và xây dựng mô hình bằng phương pháp hồi qui đa bội

Mô hình nghiên cứu

Dựa vào mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ TC và TP của

Patrick James Mccord (2010) và Jason D Matthews (1996) , chúng tôi kết hợp, hiệu chỉnh và phân tích 7 yêu tố chính ảnh hưởng xấu và 5 yếu tố ảnh hưởng tốt đến mối quan hệ hợp tác TC - TP tại Việt Nam

2.3.1 Các nhân tố tiêu cực

- Vấn đề an toàn, sức khỏe và môi trường

- Các bất đồng, mâu thuẫn trên công trường

- Khả năng quản lý công trường

- Các yêu cầu về hợp đồng

2.3.2 Các nhân tố tích cực

- Tổ chức và hoạch định

- Sự hợp tác, trao đổi thông tin.

Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

2.4.1 Kích thước mẫu Điều tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu Yêu cầu của cỡ mẫu là vừa đủ để đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực và kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi

Xác định cỡ mẫu lý thuyết và thực tế: Xác định cỡ mẫu theo lý thuyết dựa trên các công thức có sẵn, cho phép tính toán kích thước mẫu tối thiểu cần thiết dựa trên các thông số như mức độ tin cậy mong muốn, sai số chấp nhận được và độ lệch chuẩn của quần thể.

Sau đây sẽ giới thiệu công thức xác định cỡ mẫu áp dụng cho trường hợp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

- Cách thứ nhất xác định cỡ mẫu trên cơ sở các thông tin về quy mô và phương sai của tổng thể chung:

N - Số đơn vị tổng thể chung; n - Số đơn vị mẫu; t - Hệ số tin cậy; Δ x - Phạm vi sai số chọn mẫu;

S 2 - Phương sai của tổng thể chung

- Cách thứ hai xác định cỡ mẫu trên cơ sở các thông tin về quy mô và phương sai của các tổ t:

N - Số đơn vị tổng thể chung; n - Số đơn vị mẫu; t α - Hệ số tin cậy; Δ x - Phạm vi sai số chọn mẫu; w t - Tỷ trọng số đơn vị của tổ t trong tổng thể chung;

S 2 t - Phương sai tổng thể chung của tổ t

Một khó khăn nữa là trong một việc chọn cỡ mẫu thường tiến hành thu thập thông tin về nhiều chỉ tiêu Các chỉ tiêu khác nhau sẽ có quy luật phân phối và độ biến thiên khác nhau, tức là có phương sai khác nhau Và do vậy, mỗi chỉ tiêu tính ra sẽ có một cỡ mẫu riêng (mặc dù yêu cầu về độ tin cậy (φt) của các chỉ tiêu điều tra như nhau) Nói cách khác, có bao nhiêu chỉ tiêu điều tra thì phải tính bấy nhiêu cỡ mẫu, sau đó sẽ chọn ra cỡ mẫu lớn nhất dùng chung cho điều tra tất cả các chỉ tiêu Với nhiều cỡ mẫu đòi hỏi phải tính nhiều phương sai nên công việc tính toán càng trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức, khó thực hiện

Vì những đặc điểm trên đây, trong thực tế điều tra chọn mẫu ở nước ta còn ít khi áp dụng một cách trực tiếp các công thức trên để xác định cỡ mẫu b) Xác định cỡ mẫu theo kinh nghiệm điều tra thực tế

Trong thực tế nhiều khi các chuyên gia thống kê thường căn cứ vào cỡ mẫu của các cuộc điều tra có điều kiện và quy mô tương tự đã thực hiện thành công trước đó ở trong nước hoặc trên thế giới để xác định cỡ mẫu cho cuộc điều tra sau

Có nhiều cách xác định cỡ mẫu nhưng phổ biến nhất vẫn dựa vào tỷ lệ mẫu chung đã được điều tra và bổ sung thêm một tỷ lệ mẫu dự phòng nào đó

Cách làm này đơn giản, nhanh chóng và dễ thực hiện, tức là có tính khả thi cao Tuy nhiên làm như vậy chủ yếu vẫn là theo chủ nghĩa kinh nghiệm và gần như chưa tính đến mức độ biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu c) Xác định cỡ mẫu dựa theo cỡ mẫu của cuộc điều tra trước đó

Phương pháp xác định cỡ mẫu này dựa trên nghiên cứu đã thực hiện thành công trước đó, đồng thời có các điều chỉnh phù hợp sau khi xem xét tỉ lệ cỡ mẫu của các chỉ tiêu chính Việc lựa chọn cỡ mẫu chủ yếu dựa vào khả năng tài chính của người nghiên cứu.

Công thức xác định cỡ mẫu (n) trong trường hợp này như sau:

C - Tổng kinh phí được cấp;

C o - Kinh phí chi cho các khâu chuẩn bị, tập huấn nghiệp vụ thu thập, xử lý và các chi phí chung khác;

Z - Chi phí cần thiết cho tất cả các khâu điều tra tính cho một đơn vị điều tra

2.4.2 Phương pháp kiểm định thang đo

Một thang đo được coi là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo Hay nói cách khác là đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại a) Độ tin cậy Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (internal consistency) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation)

Việc sử dụng Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các biến trong tập dữ liệu được áp dụng theo từng nhóm trong mô hình (từng khái niệm) Cơ sở để lựa chọn những biến có độ tin cậy đạt yêu cầu là những biến có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 (Peterson, 1994; Slater, 1995) Những thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại khỏi mô hình

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa một biến quan sát nào đó với các biến quan sát còn lại trong cùng thang đo càng cao Theo Nunnall & Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi mô hình

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN b) Độ giá trị

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các thang đo để tiến hành loại bỏ những biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy (nếu có), phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng để xác định giá trị hội tụ (convergent validity), độ giá trị phân biệt (discriminant validity), và đồng thời thu gọn các tham số ước lượng theo từng nhóm biến Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.4 trong một nhân tố (Jun & Ctg, 2002) Để đạt độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 (Jabnoun & Ctg, 2003)

Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu thông qua trị thống kê Kaise – Meyer – Olkin (KMO) Theo đó, trị số KMO đủ lớn (> 0.5) nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp (Garson, 2003), còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với bộ dữ liệu thu thập được

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue - đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Garson, 2003)

Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Tiến hành khảo sát lấy ý kiến bộ Thiết kế bảng câu hỏi chính thức

Thu thập và phân tích số liệu khảo sát Kết luận và kiến nghị

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Sau khi xác định vấn đề cần nghiên cứu, tiến hành tham khảo các nghiên cứu trước, tham khảo ý kiến chuyên gia và những người có kinh nghiệm nhằm xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác TC - TP Thiết kế bảng khảo sát thử nghiệm, tiến hành khảo sát thử nghiệm và tham khảo một số cán bộ có kinh nghiệm Điều chỉnh lại bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát chính thức Thu thập số

Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác Thầu chính –

Thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ

Tham khảo ý kiến GVHD, các chuyên gia trong lĩnh vực thi công Xác định vấn đề nghiên cứu:

Những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa thầu chính và thầu phụ

Tham khảo các nghiên cứu trước đã được công bố (trong và ngoài nước )

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU liệu khảo sát, phân tích số liệu Thảo luận và đưa ra các kết luận, kiến nghị dựa trên kết quả khảo sát được.

Công cụ nghiên cứu

Bảng 3.1 Các công cụ dùng trong nghiên cứu

Phân tích dữ liệu

Bảng 3.2 Nội dung và cách thức phân tích

NỘI DUNG PHÂN TÍCH CÁCH THỨC

Phân tích lý do chọn đề tài - Tìm kiếm các nguồn tài liệu liên quan:

• Từ thư viện trường đại

NỘI DUNG CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

Xác định nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác TC- TP

- Tìm kiếm dữ liệu trên báo

- Tham khảo tài liệu từ các nghiên cứu trước

- Tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn và chuyên gia trong ngành

Thiết kế bảng câu hỏi - Lý thuyết xây dựng bảng câu hỏi

- Lý thuyết thang đo likert

Xây dựng quy trình khảo sát, thu thập, phân tích dữ liệu

- Lý thuyết khảo sát định lượng

- Phần mềm thống kê SPSS

Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ TC- TP

- Kiểm định Cronbach’s Alpha - One-way ANOVA

- Phân tích thành tố chính PCA

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

• Từ thực tiễn công tác

Phân tích nội dung bảng câu hỏi

- Dựa vào lý thuyết thống kê để lựa chọn mô hình phân tích phù hợp

- Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích Đánh giá xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng

- Ứng dụng phân tích thành tố chính (PCA) và phép quay Varimax

Thu thập dữ liệu

Dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gởi đến tất cả các lãnh đạo công ty (giám đốc, phó giám đốc), các chỉ huy trưởng hoặc các cán bộ, chuyên gia của nhà thầu thầu xây dựng và nhà thầu cơ điện thông qua bản email hay phỏng vấn trực tiếp

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Tác giả sách Thống kê ứng dụng trong Kinh tế - Xã hội 2007), tác giả xác định cở mẫu cần thiết trong ước lượng tỷ lệ tổng thể có công thức sau:

Z : là giá trị tra bảng phân phối chuẩn căn cứ trên độ tin cậy 1 -α e : là độ rộng của ước lượng p : tỷ lệ thành công

Căn cứ thông tin từ các nghiên cứu trước đây, tác giả lựa chọn: Độ tin cậy 95% nên 1-α =0.95 → tra bảng Z α / 2=1.96

Chọn độ rộng của ước lượng e =0.1 Chọn p=0.3 cho bảng câu hỏi khảo sát Thay vào công thức ta có:

Số lượng mẫu yêu cầu để đưa vào phân tích > 81 mẫu

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế bảng câu hỏi

3.5.1 Vai trò của bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát là một công cụ rất quan trọng trong việc khảo sát thu thập dữ liệu trong quá trình nghiên cứu Việc thiết kế bảng câu hỏi có tác động đáng kể đến quá trình nghiên cứu về sau, một bảng câu hỏi khảo sát tốt sẽ mang lại kết quả nghiên cứu chính xác và ngược lại

Khảo sát bằng bảng câu hỏi là một phương pháp hữu hiệu và nhanh chóng để thu thập ý kiến của một số lượng lớn người về một số vấn đề cần quan tâm trong khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên đối tượng trả lời bảng câu hỏi phải được chọn lọc để đảm bảo độ tin cậy của nội dung phản hồi, tránh trường hợp bị hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau dẫn đến kết quả bị lệch lạc, bóp méo

Người nghiên cứu không nên áp đặt bất kỳ một ý kiến nào của riêng mình cho người khác trả lời, mà phải cố gắng khích lệ người trả lời nói lên những suy nghĩ của họ, bảng câu hỏi phải được thiết kế sao cho những người trả lời có quan tâm đến và sẵn sàng chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu với họ để khuyến khích họ trả lời một cách tận tình và đầy đủ hơn

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 3.2 Sơ đồ các phương pháp kiểm định và thống kê được sử dụng

3.5.2 Nội dung bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được bắt đầu bằng việc giới thiệu về tác giả, tên đề tài, mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của công trình nghiên cứu Bên cạnh đó, nội dung chính được phân chia làm hai phần: ỉ Phần mở đầu: Giới thiệu về tỏc giả và đề tài, mục đớnh nghiờn cứu ỉ Phần I: Thụng tin chung

Yêu cầu người được khảo sát cung cấp các thông tin cá nhân của mình Nội dung cụ thể của những câu hỏi đó như sau:

Bảng 3.3 Thông tin chung của người tham gia khảo sát

STT CÂU HỎI MỤC ĐÍCH

1 Lĩnh vực hoạt động của công ty

Anh/Chị o Chủ đầu tư / Ban quản lý dự án

Mục đích ở câu hỏi này là xem xét ở góc độ khác nhau các bên nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ thầu chính và phụ

Sử dụng thang đo Likert

Phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu - Kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

- Kiểm định trị sự khác biệt One-way Anova

Hoặc Krusal-Wallis - Phân tích mức độ ảnh hưởng PCA

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU o Tư vấn giám sát o Thầu chính thi công o Thầu phụ thi công o Khác

2 Công ty các Anh/Chị thường hợp tác với thầu chính: o Trong nước o Liên Doanh o Nước ngoài

Mục đích của câu hỏi này là để phân loại xem với các thầu chính là công ty trong nước, liên doanh hay nước ngoài thì các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác được đánh giá khác nhau hay không

3 Số năm kinh nghiệm của Anh/Chị trong ngành xây dựng: o Dưới 3 năm o Từ 3-5 năm o Từ 5-10 năm o Trên 10 năm

Mục đích câu hỏi này là xem xét xem những người tham gia khảo sát có kinh nghiệm nhiều trong ngành xây dựng hay không, từ đó đánh giá được mức độ tin cậy hay quan điểm của họ trong các vấn đề nghiên cứu đồng thời khảo sát sự khác nhau trong quan điểm đánh giá của họ về các mối quan hệ hợp tác thầu chính-phụ

4 Trình độ chuyên môn cao nhất mà

Anh/Chị được đào tạo:

5 Chức vụ hiện tại của Anh/Chị tại công ty:

6 Giá trị hợp đồng phụ lớn nhất mà công ty các anh chị đã từng thực hiện :

Mục đính câu hỏi này là để xét qui mô dự án mà cá nhân được khảo sát đã tham gia ỉ Phần II: Cỏc yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tỏc TC và TP Dựa theo mô hình đã nêu trong chương hai, chúng tôi có được 7 nhân tố tiêu cực và 5 nhân tố tích cực để tiến hành khảo sát Trong mỗi nhân tố chúng tôi đưa ra các yếu tố con để người được khảo sát trả lời với thang đo likert 5 điểm đã được sử dụng (1: không ảnh hưởng, 2: ảnh hưởng ít, 3: ảnh hưởng trung bình, 4: ảnh hưởng lớn, 5: ảnh hưởng rất lớn) Các nhân tố con này được xây dựng dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu của Patrick James Mccord (2010) và Jason D Matthews (1996) ngoài ra chúng tôi còn tham khảo một

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU số ý kiến của các chuyên gia đã từng công tác ở vị trí cả TC lẫn TP trong các dự án lớn Ở phần sau, chúng tôi xin trình các nhân tố con

3.5.3 Các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực a) Khảo giá, ép giá

Hành động khảo giá ép giá được xem là tổn hại đến dự án vì dù chấp nhận công việc sau khi bị ép giá nhưng TP cũng sẽ tìm cách để cắt giảm chi phí, điều này có thể làm giảm chất lượng nhân công, giảm chất lượng công việc và đôi khi đẩy TP vào tình trạng khó khăn Do đó đây có thể là nhân tố quan trọng thậm chí có thể dẫn đến việc chấm dứt hoặc không mong muốn có mối quan hệ với TC Theo Aj Tracey (1991) cho biết một trong các vấn đề gây chia rẽ là bid shopping Tracey chỉ ra rằng 53% nhà TP cho biết họ sẽ không báo giá cho các nhà thầu khảo giá và 68% lập nhiều báo giá cho nhiều tổng thầu khi đấu thầu cùng một dự án

Hành động khảo giá và ép giá bao gồm trước khi đấu thầu dự án, sau khi đấu thầu và cả giai đoạn thi công khi có các công tác phát sinh Các câu hỏi khảo sát bao gồm:

- TC đã thắng thầu dựa trên báo giá của TP, nhưng vẫn yêu cầu TP đó giảm giá hoặc gọi nhà thầu khác

- Bằng cách công khai so sánh các báo giá của các TP, TC liên tục yêu cầu TP giảm đến giá thấp nhất

- Sau khi chủ đầu tư chấp nhận giá phát sinh cho công tác mới, TC vẫn ép buộc TP giảm giá b) Vấn đề chậm thanh toán Đây là hành động thường được TC sử dụng đối với TP Bao gồm các hành động sau:

Theo quy định của hợp đồng TC, TC chỉ giải ngân thanh toán đợt cho TP khi nhận được thanh toán đợt tương ứng từ chủ đầu tư Quy định này được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho TC, phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ thi công dự án được diễn ra suôn sẻ, tránh tình trạng chậm tiến độ hoặc ngừng thi công do thiếu vốn.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU khi chủ đầu tư chậm thanh toán cho TC nhưng việc này gây cản trở và khó khăn cho TP Đối với một số TP, đặt biệt là các TP có nguồn vốn vừ và nhỏ, việc chậm thanh toán có thể dẫn đến thiếu vốn, mất cân bằng thu chi và có thể dẫn đến chậm trễ công việc hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn

- TC luôn chậm trễ khi duyệt hồ sơ thanh toán, quyết toán cho TP Mặc dù TC có thể tạo nhiều lý do để chậm hoặc giữ các khoản thanh toán nhưng cũ như vấn đề trên, việc cũng gây khó khăn về mặt tài chính và sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch công việc của TP

- Ngoài khoản tiền giữ lại theo hợp đồng, TC vẫn cố tình gây khó khăn để tạm giữ lại một phần khối lượng trong mỗi đợt thanh toán Điều này có thể chỉ để dự phòng cho chất lượng các công việc hoặc dự trù các rủi ro khi phải chi trả cho TP trước khi yêu cầu thanh toán với chủ đầu tư Đôi khi khoản tiền giữ lại này có thể vượt khoản lợi nhuận của TP và có thể gây khó khăn về tài chính cho TP c) Phạt tiền, trừ tiền

Nhân tố này gồm 2 yếu tố:

Khảo sát thử nghiệm

Để đánh giá tính phù hợp của mô hình, bảng câu hỏi khảo sát đã được gửi đến 5 cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công Các cá nhân tham gia phỏng vấn thử nghiệm và hoàn thiện bảng câu hỏi là những chuyên gia, kỹ sư dày dạn kinh nghiệm, một số có thời gian công tác trên 10 năm, đã và đang tham gia các dự án với vai trò là chủ thầu lẫn tư vấn phòng cháy chữa cháy.

Bảng 3.4 Danh sách các chuyên gia

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ TÊN NHÀ THẦU

1 Nguyễn Văn Sĩ Phó giám đốc Khang Nghĩa 2 Trần Minh Chương Kỹ sư trưởng Posco E&C ViệtNam 3 Trần Quốc Hữu Quản lý Dự Án The Play Vina

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 Nguyễn Kim Tùng Chỉ huy trưởng Hồng Lĩnh 5 Nguyễn Chấn Minh Phó giám đốc A.Q.A

Sau khi lấy ý kiến các chuyên gia 80% cho rằng:

- Yếu tố quản lý quản lý công trường ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hợp tác

- Xu hướng hiện nay ngày càng chú trọng về vấn đề an toàn, việc đảm bảo yếu tố an toàn không chỉ là vấn đề của TC mà còn là vấn đề của tất cả mọi người do đó TC đình chỉ công tác TP để khắc phục an toàn là yếu tố hiển nhiên Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng việc TC yêu cầu an toàn cao hơn bình thường đã được thông báo trước khi đấu thầu, TP phải tính trước khả năng này khi tham gia gói thầu

- Việc yêu cầu TP phải có các bảo hiểm thiết bị, nhân sự trước khi thi công là qui định của Việt Nam Việc này hiển nhiên phải được thực hiện trước khi thi công

Việc phân chia các đợt thanh toán phù hợp với khả năng thanh toán của công ty đã được thống nhất giữa hai bên trước khi giao công việc Điều này không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Từ nghiên cứu như trên và các ý kiến của các chuyên gia chúng tôi đã:

- Loại trừ các gộp các nhân tố An toàn, vệ sinh môi trường

- Gộp nhân tố chính quản lý công trường (tích cực) và Tổ chức và hoạch định thành một nhân tố Tổ chức và điều hành

- Gộp nhân tố “ quản lý tiến độ khả thi, hiệu quả ” và nhân tố “ sắp xếp công việc công trường tốt ” thành “TC quản lý tiến độ, sắp xếp công việc, khả thi và hiệu quả , giúp TP tiến hành công việc thuận lợi.”

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Loại trừ nhân tố “ phải có các bảo hiểm thiết bị, nhân sự trước khi thi công.”

- Loại trừ nhân tố “ phân chia các đợt thanh toán cho phù hợp với khả năng TP”

Sau khi bảng câu hỏi khảo sát đã được hoàn thành, chúng tôi tiến hành khảo sát chính thức Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách phân phát bảng câu hỏi đến các cán bộ, lãnh đạo nhà thầu, các giám đốc dự án, các chuyên gia trong lĩnh vực thi công tại Việt Nam Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến đối tượng được khảo sát bằng bản in và gửi qua email Kết quả khảo sát sẽ được trình bày chi tiết trong chương 4 Ngoài ra, để thuận tiện cho việc nhập và xử lý số liệu, chúng tôi mã hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn TP như sau:

Bảng 3.5 Các nhân tố khảo sát

A CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC

1.1 Thầu chính đã thắng thầu dựa trên báo giá của thầu phụ, nhưng vẫn yêu cầu thầu phụ đó giảm giá hoặc gọi nhà thầu khác KG1

1.2 Bằng cách công khai so sánh các báo giá của các thầu phụ, thầu chính liên tục yêu cầu thầu phụ giảm đến giá thấp nhất KG2

1.3 Sau khi chủ đầu tư chấp nhận giá phát sinh cho công tác mới, thầu chính vẫn ép buộc thầu phụ giảm giá KG3

2.1 Thầu chính chỉ chấp nhận thanh toán đợt cho thầu phụ sau khi nhận được thanh toán đợt tương ứng từ chủ đầu tư TT4

2.2 Thầu chính luôn chậm trễ khi duyệt hồ sơ thanh toán, quyết toán cho thầu phụ TT5

2.3 Ngoài khoản tiền giữ lại theo hợp đồng, thầu chính vẫn cố tình gây khó TT6

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU khăn để tạm giữ lại một phần khối lượng trong mỗi đợt thanh toán

3.1 Thầu chính thường xuyên áp dụng các điều khoản phạt để để trừ tiền thầu phụ PT7

Khi thầu phụ chậm trễ trong việc thực hiện, thầu chính thông báo sẽ tự thực hiện hoặc yêu cầu đơn vị khác thực hiện và buộc thầu phụ trả lại chi phí đó

4 CÁC BẤT ĐỒNG, MÂU THUẪN TRÊN CÔNG TRƯỜNG

4.1 Thường xãy ra tranh cãi, không đồng ý với thầu chính về biện pháp kỹ thuật đối với các công tác cụ thể BD9

4.2 Thầu chính không thể giải quyết mâu thuẫn giữa các thầu phụ, dẫn đến công việc bị chậm trễ BD10

4.3 Mâu thuẫn với thầu chính về số thiết bị cần thiết cho công việc BD11 4.4 Mâu thuẫn với thầu chính về mức độ hao phí vật tư BD12

5 KHẢ NĂNG QUẢN LÝ CÔNG TRƯỜNG 5.1 Thầu chính chỉ thị công việc không hợp lý gây mất năng suất lao động QL13 5.2 Thầu chính bố trí tiến độ công việc cho các thầu phụ không hợp lý QL14 5.3 Thầu chính cung cấp vật tư trễ gây ảnh hưởng công việc QL15 5.4 Chậm trễ trong việc nghiệm thu làm ảnh hưởng đến công việc QL16 5.5 Thầu chính ra chỉ thị nhưng thường né tránh khi duyệt phát sinh QL17 5.6 Thầu chính thường né tránh khi kí duyệt các hồ sơ, biên bản QL18

6 CÁC YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG

6.1 Thầu chính được quyền hủy hoặc giảm bớt một phần hợp đồng và giao cho nhà thầu khác hoặc tự thực hiện nếu muốn HD19 6.2 Thầu chính có quyền sử dụng, thanh lý thiết bị của thầu phụ khi thầu HD20

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU phụ phá sản

6.3 Hợp đồng thường có quá nhiều điều khoản bồi thường thiệt hại (do hao phí, tiến độ, ảnh hưởng đến đơn vị khác ) bất lợi cho thầu phụ HD21

6.4 Thầu chính cố tình diễn giải hợp đồng theo hướng có lợi cho mình và ép thầu phụ thực hiện công việc đó HD22

6.5 Thầu chính buộc phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng HD23

B CÁC NHÂN TỐ TÍCH CỰC

1 NĂNG LỰC CỦA THẦU CHÍNH 1.1 Nhà thầu chính uy tín và nổi tiếng về tiến độ, chất lượng công việc NL24 1.2 Nhà thầu chính có nhiều cán bộ quản lý, điều phối, kỹ thuật giỏi NL25 1.3 Nhà thầu chính có doanh thu và nguồn vốn lớn NL26

1.4 Thầu chính thường có nhiều công việc, gói thầu mà thầu phụ có thể thi công NL27

2 TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH

2.1 Thầu chính rất quan tâm và kiểm soát tốt về an toàn và môi trường làm việc của công nhân TC28

2.2 Thầu chính quản lý tiến độ khả thi, hiệu quả, không làm mất năng suất lao động của thầu phụ TC29

2.3 Thầu chính sắp xếp công việc công trường tốt, tạo điều kiện để thầu phụ hoàn thành công việc dễ dàng TC30

2.4 Thầu chính luôn công bằng và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình TC31 2.5 Thầu chính có tổ chức, qui trình, phân công công việc rõ ràng TC32

2.6 Thầu chính quản lý chất lượng theo ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quản lý chất lượng khác TC33

3 ĐẤU THẦU VÀ THANH TOÁN

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Hồ sơ mời thầu (gói thầu phụ) rõ ràng, dễ hiểu DT34 3.2 Thầu chính luôn thanh toán đủ và đúng hạn DT35

3.3 Thầu chính sẵn sàng duyệt các công việc phát sinh hợp lý của thầu phụ dù công việc đó chưa hoặc không được chủ đầu tư đồng ý phát sinh DT36

4 SỰ HỢP TÁC, TRAO ĐỔI THÔNG TIN

4.1 Thầu chính sẵn sàn giải thích, cung cấp thông tin về gói thầu (thầu phụ) HT37

4.2 Thầu chính luôn lắng nghe những khó khăn và giúp đỡ thầu phụ HT38

4.3 Thầu chính luôn phản hồi thông tin nhanh, chính xác không làm ảnh hưởng đến quá trình thi công HT39

4.4 Thầu phụ đã từng hợp tác, hiểu rõ qui trình, cách làm việc của thầu chính HT40

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Qui trình phân tích dữ liệu

Hình 4.1 Qui trình phân tích số liệu khảo sát

Từ dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích thống kê mô tả các thành phần trả lời bảng câu hỏi nhằm có cái nhìn tổng quan về số liệu khảo sát Tiếp theo sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy thang đo trong bảng khảo sát

Các kiểm định One-way ANOVA hoặc Kruskal-Wallis, hệ số tương quan Spearman để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Sau cùng, sử dụng phương

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU pháp Principal Component Analysis (Phân tích thành phần chính) để nhóm các nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn đến sự tăng mức đầu tư.

Thống kê mô tả

Bảng khảo sát được phân phối và thu thập từ ngày 01/05/2013 đến ngày 15/06/2013

4.2.1 Kết quả trả lời bảng khảo sát

Với 200 bảng câu hỏi được gửi đi, số lượng bảng câu hỏi nhận lại được là 134 bảng trong đó có 18 bảng trả lời không hợp lệ ( xem bảng 4.1) Như vậy tỉ lệ hồi đáp đạt 67% và 116 bảng khảo sát hợp lệ, tỉ lệ bảng khảo sát đạt yêu cầu là 58%, với số lượng bảng khảo sát như trên đạt yêu cầu để phân tích dữ liệu

Bảng 4.1 Thống kê kết quả trả lời bảng khảo sát

Tần suất Tỷ lệ(%) Tỷ lệ tích lũy(%)

Trả lời đạt yêu cầu 116 58 58

Trà lời không đạt yêu cầu 18 9 67

Hình 4.2 Thống kê kết quả trả lời bảng khảo sát

Trả lời đạt yêu cầu

Trà lời không đạt yêu cầu

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

4.2.2 Lĩnh vực hoạt động của người tham gia khảo sát

Bảng 4.2 Lĩnh vực hoạt động của người tham gia khảo sát

Tần suất Tỷ lệ(%) Tỷ lệ tích lũy(%) Chủ đầu tư / Ban quản lý dự án

Hình 4.3 Lĩnh vực hoạt động của người tham gia khảo sát

Qua khảo sát ta thống kê được tỉ lệ người tham gia khảo sát là TC chiếm 31%, 45% là thầu phụ, còn lại là chủ đầu tư, tư vấn và các đơn vị khác

4.2.3 Các loại hình công ty của thầu chính trong các dự án mà người khảo sát tham gia

CĐT / BQL 8% Tư vấn giám sát 8%

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 4.3 Loại hình công ty của TC

Hình 4.4 Hình thức công ty của TC

Một đối tượng khảo sát có thể đã từng tham gia các dự án với thầu chính là công ty trong nước, liên doanh hay nước ngoài nên đây là câu hỏi với nhiều lựa chọn Do tổng số mẫu là 174 trong mục này là, nhiều hơn 116 bảng trả lời khảo sát

Qua khảo sát ta thống kê được tỉ lệ các công ty liên doanh và nước ngoài là TC chiếm 54.6%, còn lại là công ty trong nước

4.2.4 Số năm kinh nghiệm của người được khảo sát

Bảng 4.4 Số năm kinh nghiệm của người được khảo sát

Tần suất Tỷ lệ(%) Tỷ lệ tích lũy(%)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.5 Số năm kinh nghiệm của người khảo sát

Theo khảo sát, 25% người tham gia có kinh nghiệm trên 10 năm, trong khi 42% có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm Tỷ lệ cao người có nhiều năm kinh nghiệm đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, phản ánh chính xác mối quan hệ giữa TC và TP.

4.2.5 Trình độ chuyên môn của người khảo sát

Bảng 4.5 Trình độ chuyên môn của người khảo sát

Tần suất Tỷ lệ(%) Tỷ lệ tích lũy(%)

Từ 3 đến 5 năm Từ 5 đến 10 29% năm 42%

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.6 Trình độ chuyên môn của người khảo sát

Qua kết quả khảo sát, đa phần người trả lời có trình độ đại học 88%, số người có trình độ thạc sỹ chiếm tỉ lệ nhỏ với 12%, không có người có trình độ tiến sĩ và cao đẳng

4.2.6 Chức vụ của người được khảo sát

Bảng 4.6 Chức vụ của người được khảo sát

Tần suất Tỷ lệ(%) Tỷ lệ tích lũy(%)

Trưởng, phó các phòng ban Cán bộ kỹ 27% thuật 60%

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.7 Chức vụ của người được khảo sát

Qua khảo sát ta thống kê được tỉ lệ lãnh đạo chiếm 10%, trưởng/phó phòng chiếm tỉ lệ 27%, đây là một tỉ lệ khá cao trong một cuộc khảo sát Lãnh đạo và các trưởng, phó phòng ở một nhà thầu xây dựng là những người có quyết định duy trì và thiết lập mối quan hệ giữa TC và TP Vì vậy với một tỉ lệ trả lời cao của các đối tượng này sẽ giúp cuộc nghiên cứu thành công trong mục đích nghiên cứu

4.2.7 Giá trị hợp đồng thầu phụ lớn nhất trong các dự án mà người khảo sát tham gia

Bảng 4.7 Giá trị hợp đồng TP lớn nhất trong các dự án mà người khảo sát tham gia

Tần suất Tỷ lệ(%) Tỷ lệ tích lũy(%)

Hình 4.8 Chức vụ của người khảo sát.

Kiểm định thang do

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy thang đo Theo Trọng và Ngọc (2008), thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là có thể sử dụng được, và từ 0.8 trở lên là tốt Chức năng Reliability Analysis trong phần mềm SPSS được dùng để đánh giá độ tin cậy thang đo của dữ liệu thu thập, cụ thể như sau:

4.3.1 Kiểm định thang đo cho nhóm nhân tố tiêu cực

Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố tiêu cực

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Như Vậy, Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhân tố tiêu cực là 0.836>0.7 đủ để đáp ứng độ tin cậy của thang đo Chúng tôi kết luận thang đo lúc này là đạt yêu cầu và tiến hành bước tiếp theo

4.3.2 Kiểm định thang đo cho nhóm nhân tố tích cực

Bảng 4.9 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các nhân tố tích cực

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Nếu bỏ đi yếu tố TC31 thì hệ số Cronbach's Alpha sẽ tăng lên 0.901 Tuy nhiên theo tác giả không nên bỏ yếu tố TC31 ("Thầu chính luôn công bằng và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình") vì nó cũng là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu

Hơn nữa Cronbach Alpha chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ và chỉ mang tính định lượng, có ý nghĩa về mặt thống kê, việc loại bỏ 1 biến hay không đòi hỏi phải xem xét sự đóng góp thực tế của yếu tố đó

Với hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,794 lớn hơn ngưỡng chấp nhận là 0,7, thang đo được đánh giá là có độ tin cậy cao Dựa trên kết quả này, chúng tôi xác nhận rằng thang đo đã đạt được tiêu chuẩn và có thể tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu.

4.3.3 Kết luận khi kiểm định thang đo

Tóm lại, các thang đo của các nhân đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt mức yêu cầu Vì vậy, thang đo mà chúng tôi xây dựng nhằm khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ TC và TP là hợp lý Tiếp theo, nhằm đánh giá có hay không sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các nhóm trả lời trong các câu hỏi chúng tôi tiến hành phép phân tích Kruskal-Wallis của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Đánh giá độc lập mức độ ảnh hưởng

4.4.1 Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ Để đánh giá độc lập cho mức độ ảnh hưởng, quy trình đánh giá được đưa ra gồm một số bước chính như hình 4.9

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Hình 4.9 Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ

Phân tích phương sai Anova là sự mở rộng của kiểm định t, vì phương pháp này giúp ta so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên Kỹ thuật phân tích phương sai được dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm có giá trị bằng nhau Kỹ thuật này dựa trên cơ sở tính toán mức độ biến thiên trong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa trung bình nhóm Dựa trên hai ước lượng của mức độ biến thiên ta có thể rút ra kết luận về mức độ khác nhau giữa các trung bình nhóm

Khi phân tích phương sai ta có một số giả định sau:

- Thang đo của biến khảo sát phải là thang đo khoảng (Interval scale) hoặc thang đo tỷ lệ (Ratio scale)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

- Các tổng thể có phân phối chuẩn

- Các phương sai tổng thể bằng nhau

- Các quan sát được lấy mẫu là độc lập với nhau

Do mẫu được lấy bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện: khảo sát các cán bộ quen biết trong lĩnh vực thi công xây dựng Ngoài ra, số lượng mẫu thu thập cũng không đạt yêu cầu về số lượng theo công thức kinh nghiệm của Bollen (1989) Do đó, dữ liệu phân tích không chắc chắn đảm bảo các điều kiện từ (1) đến (4) để sử dụng phép phân tích ANOVA Do đó tác giả sử dụng phép kiểm định Kruskal- Wallis Tiến hành thực hiện kiểm định Kruskal-Wallis, kết quả chi tiết ở Phụ lục số 3 Các giả thuyết kiểm định như sau:

Ho: Không có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các nhóm biến với nhau

H1: Có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các nhóm biến với nhau Ở mức ý nghĩa là 5%, thì kết quả kiểm định của các biến có mức ý nghĩa lớn hơn 5% thì giả thuyết H1 sẽ đị loại bỏ Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis của các biến được trình bày như sau:

4.4.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của công ty trong ngành xây dựng Đối với biến lĩnh hoạt động của công ty trong ngành xây dựng, chúng tôi đã chia ra làm năm loại như sau:

1 Thầu chính thi công 2 Thầu phụ thi công 3 Chủ Đầu Tư / Ban quản lý dự án 4 Tư vấn giám sát

Mặc dù nhóm "Chủ đầu tư", "Tư vấn giám sát" và nhóm "Khác" có số lượng dữ liệu không đáng kể (dưới 10 bộ dữ liệu), nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi quá trình khảo sát vì có khả năng các đối tượng này đã từng tham gia vào dự án Do đó, dữ liệu từ các nhóm này vẫn được xem xét trong phân tích để đảm bảo tính toàn diện của kết quả.

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU đề tài tập trung nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác TC và TP nên các kết quả xếp hạng và đánh giá sự tương quan của các nhóm này chỉ mang tính tham khảo

Dữ liệu được đưa vào phần mềm SPSS để thực hiện kiểm định Kết quả kiểm định được tổng hợp theo bảng dưới đây:

Bảng 4.10 Trị trung bình các yếu tố tiêu cực giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của công ty

Thầu chính Thầu Phụ Chủ đầu tư /

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 4.11 Trị trung bình các yếu tố tích cực giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của công ty

Thầu chính Thầu Phụ Chủ đầu tư /

HT40 2.69 17 2.85 17 2.89 11 2.9 14 2.44 17 Qua phân tích, có thể thấy dường như chỉ có sự đồng thuận cao giữa TC và TP trong cách xếp hạng yếu tố thường xảy ra:

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

- TT6: Ngoài khoản tiền giữ lại theo hợp đồng, TC vẫn cố tình gây khó khăn để tạm giữ lại một phần khối lượng trong mỗi đợt thanh toán

- TT4: TC chỉ chấp nhận thanh toán đợt cho TP sau khi nhận được thanh toán đợt tương ứng từ chủ đầu tư

- TT5: Thầu chính luôn chậm trễ khi duyệt hồ sơ thanh toán, quyết toán cho thầu phụ

- NL27: TC thường có nhiều công việc, gói thầu mà TP có thể thi công

- NL28: Thầu chính rất quan tâm và kiểm soát tốt về an toàn và môi trường làm việc của công nhân

- NL31: Thầu chính luôn công bằng và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình

- DT35: Thầu chính luôn thanh toán đủ và đúng hạn

Kinh tế là một lợi ích quan trọng của mối quan quan hệ hợp tác do đó dễ dàng nhận thấy rằng cả TC và TP đều có quan điểm chung khi xếp hạng nhóm yếu tố về thanh toán và nhóm năng lực thầu chính (nhóm này cho thấy tiềm năng của các công việc và sự thuận lợi trong tương lai)

Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả kiểm định trị trung bình giữa các nhóm lĩnh vực hoạt động theo Kruskal-Wallis

Các nhân tố tiêu cực Các nhân tố tích cực Nhân tố Kruskal

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

QL18 0.549 HD19 0.281 HD20 0.471 HD21 0.687 HD22 0.555 HD23 0.939

Theo bảng tổng hợp trên có thể khẳng định với độ tin cậy 95% thì hầu hết không có sự khác biệt giữa các nhóm lĩnh vực hoạt động của người trả lời đối với trị trung bình mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên mối quan hệ hợp tác giữa TC và TP

Sự tương quan về xếp hạng mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm lĩnh vực hoạt động Để đánh giá sự tương quan trong cách xếp hạng giữa các nhóm và tổng thể, hệ số tương quan Spearman là một công cụ phù hợp Các giá trị trung bình trong Bảng 4.10 được đưa vào phần mềm SPSS để đánh giá tương quan hạng về mức độ ảnh hưởng

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Bảng 4.13 Sự tương quan cách xếp hạng mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm lĩnh vực hoạt động

Thau Phu CĐT TVGS Khac

Với độ tin cậy là 95%, kết quả đánh giá cho thấy sự tương quan tuyến tính chặt trong cách xếp hạng giữa TC và TP

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Do số mẫu của các nhóm còn lại hạn chế, kết quả tương quan của những nhóm này không đủ tin cậy để đưa ra kết luận chính xác Vì vậy, các kết quả này chỉ mang tính chất tham khảo và cần được xem xét cẩn thận trong quá trình phân tích dữ liệu.

4.4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm loại hình công ty thầu chính Đối với biến loại hình công ty của TC, chúng tôi đã chia ra làm ba loại như sau:

Do một người tham gia khảo sát có thể tham gia nhiều dự án với các TC trong nước, liên doanh hay nước ngoài, nên số nhóm được phân tích sẽ là 7 nhóm gồm

1 Trong nước, 2 Liên doanh, 3 Nước ngoài, 4 Trong nước & liên doanh, 5 Trong nước và nước ngoài, 6 Liên doanh & nước ngoài, 7 Trong nước & liên doanh & nước ngoài

Tuy nhiên do số TC với hình thức công ty liên doanh ít hơn nhiều so với trong nước và nước ngoài, chúng tôi đã gộp công ty liên doanh với công ty nước ngoài và phân nhóm theo hình thức công ty của TC như sau:

1 Trong nước, 2 Liên doanh - nước ngoài, 3 Trong nước & liên doanh - nước ngoài

Dữ liệu được đưa vào phần mềm SPSS để thực hiện kiểm định Kết quả kiểm định được tổng hợp theo bảng dưới đây:

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Bảng 4.14 Trị trung bình các yếu tố tiêu cực theo nhóm loại hình công ty TC

Trong nước Liên Doanh – nước ngoài

Trong nươc & liên doanh – nước ngoài

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Bảng 4.15 Trị trung bình các yếu tố tích cực theo nhóm loại hình công ty TC

Trong nước Liên Doanh – nước ngoài

Trong nươc & liên doanh – nước ngoài Trung bình

Có thể thấy dường như chỉ có sự đồng thuận cao giữa các nhóm cách xếp hạng yếu tố thường xảy ra:

- TT6: Ngoài khoản tiền giữ lại theo hợp đồng, TC vẫn cố tình gây khó khăn để tạm giữ lại một phần khối lượng trong mỗi đợt thanh toán

- KG2: TC chỉ chấp nhận thanh toán đợt cho TP sau khi nhận được thanh toán đợt tương ứng từ chủ đầu tư

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

- TC31: Thầu chính luôn công bằng và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình

- TC29: TC thường có nhiều công việc, gói thầu mà TP có thể thi công

Như đã nêu trên, kinh tế là một lợi ích quan trọng của mối quan quan hệ hợp tác do đó có thể thấy rằng các yếu tố mà các công ty trong nước và nước ngoài đều có quan điểm chung khi xếp hạng là các yếu tố về thanh toán, giá và sự thuận lợi trong công việc

Bảng 4.16 Tổng hợp kết quả kiểm định trị trung bình giữa nhóm loại hình công ty của TC theo Kruskal-Wallis

Các nhân tố tiêu cực Các nhân tố tích cực

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Phân tích nhân tố chính PCA

Kỹ thuật phân tích nhân tố là kỹ thuật thu gọn thông tin thường được sử dụng để phân tích dữ liệu phức tạp, đa chiều để tìm ra những mối quan hệ ẩn đằng sau số

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU lượng biến rất lớn của nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu bằng bảng câu hỏi thực hiện trong lĩnh vực quản lý Điều này được thực hiện bằng cách cô đọng các biến thành từng nhóm, thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS (Statistical package for the social sciences) để thực hiện phương pháp phân tích nhân tố với phép quay varimax, sử dụng phương pháp trích principal components Đây là phép quay và phương pháp trích phổ biến nhất mà các nghiên cứu trước đây đã dùng

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố, cần kiểm tra sự phù hợp của mô hình bằng hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) và kiểm định Bartlett's Hệ số KMO đánh giá mức độ tương quan giữa các biến, trong khi kiểm định Bartlett's kiểm tra tính cầu của ma trận tương quan Những kiểm tra này giúp đảm bảo mô hình phân tích nhân tố có độ tin cậy và phù hợp với dữ liệu.

Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) là thước đo đánh giá tính thích hợp của phân tích nhân tố Giá trị KMO cao (trong khoảng từ 0,5 đến 1) cho thấy phân tích nhân tố phù hợp, trong khi giá trị dưới 0,5 cho thấy phân tích nhân tố có thể không thích hợp với dữ liệu (Trọng & Ngọc, 2005).

Kết quả kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, cho thấy các biến có mối tương quan với nhau Điều này chứng tỏ dữ liệu thu thập được phù hợp để thực hiện phân tích thành phần chính, một kỹ thuật thống kê giúp xác định các thành phần chính giải thích được nhiều biến thể nhất trong một bộ dữ liệu.

- Communality: là lượng biến thiên của 1 biến được giải thích chung với các biến khác Initial communality là tỷ lệ biến thiên của mỗi biến được giải thích bởi tất cả các biến còn lại Trong phương pháp phân tích PCA thì hệ số Initial communality là bằng 1 đối với tất cả các biến

Extraction communality là sự thay đổi của mỗi biến được giải thích bởi các nhóm nhân tố Theo luận văn của Nguyễn Thanh Tuấn (2009), giá trị communality cho mỗi biến lớn hơn hoặc bằng 0.5 là phù hợp để phân tích nhân tố

Việc xác định số lượng nhân tố có hai cách phổ biến :

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

1 Xác định dựa vào ý đồ của người nghiên cứu và kết quả của cuộc nghiên cứu trước

2 Xác định dựa vào Eigenvalue (Determination based on eigenvalue)

Chỉ có những nhân tố nào lớn hơn một mới được giữ lại trong mô hình phân tích Theo Hair và Ctg (1998) tổng phương sai trích của các nhân tố này phải lớn hơn 50%

Sau khi xác định được số lượng nhân tố, ta có được ma trận nhân tố biểu diễn tương quan giữa các nhân tố và các biến Tuy nhiên ma trận nhân tố ít khi có thể được giải thích dễ dàng vì các nhân tố có thể tương quan đến nhiều biến Khi đó thông qua phép xoay varimax, ma trận nhân tố sẽ trở nên đơn giản và dễ giải thích hơn

4.5.1 Phân tích nhân tố tiêu cực chính bằng PCA a) Kiểm tra sự phù hợp của mô hình

Bảng 4.18 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tiêu cực

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Trong Bảng, ta nhận thấy hệ số KMO của các nhân tố tiêu cực là 0.765 cho thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp để phân tích ma trận tương quan của mô hình

Kiểm định Bartlett’s: với mức ý nghĩa 0.000 < 0.05, ta có thể hoàn toàn kết luận các biến là có sự tương quan với nhau

Kiểm tra Extraction của communality

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Bảng 4.19 Communality của các nhân tố tiêu cực

Initial Extraction Initial Extraction KG1 1.000 0.691 QL13 1.000 0.739 KG2 1.000 0.718 QL14 1.000 0.774 KG3 1.000 0.602 QL15 1.000 0.659 TT4 1.000 0.561 QL16 1.000 0.782 TT5 1.000 0.344 QL17 1.000 0.607 TT6 1.000 0.555 QL18 1.000 0.761 PT7 1.000 0.667 HD19 1.000 0.454 PT8 1.000 0.704 HD20 1.000 0.599 BD9 1.000 0.741 HD21 1.000 0.621 BD10 1.000 0.635 HD22 1.000 0.701 BD11 1.000 0.650 HD23 1.000 0.691 BD12 1.000 0.483

Do các yếu tố TT5, BD12 và HD19 có extraction bé hơn 0.5, ta tiến hành loại các biến này và phân tích lại

Bảng 4.20 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tiêu cực

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Bảng 4.21 Communality của các nhân tố tiêu cực

Initial Extraction Initial Extraction KG1 1.000 0.699 QL13 1.000 0.749 KG2 1.000 0.75 QL14 1.000 0.789

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

KG3 1.000 0.658 QL15 1.000 0.682 TT4 1.000 0.602 QL16 1.000 0.8 TT6 1.000 0.595 QL17 1.000 0.722 PT7 1.000 0.636 QL18 1.000 0.781 PT8 1.000 0.775 HD20 1.000 0.629 BD9 1.000 0.733 HD21 1.000 0.637 BD10 1.000 0.629 HD22 1.000 0.695 BD11 1.000 0.637 HD23 1.000 0.709

Trong quá trình phân tích nhân tố, hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) được sử dụng để đo lường mức độ thích hợp của phân tích Trong trường hợp này, KMO của các nhân tố tiêu cực là 0.756, cho thấy việc phân tích nhân tố phù hợp để phân tích ma trận tương quan của mô hình.

Kiểm định Bartlett’s: với mức ý nghĩa 0.000 < 0.05, ta có thể hoàn toàn kết luận các biến là có sự tương quan với nhau

Tất cả các yếu tố đều có extraction lớn hơn 0.5 nên việc phân tích nhân tố là phù hợp b) Xác định các nhân tố chính

Bảng 4.22 Phần trăm được giải thích của các nhân tố và tổng phương sai trích

Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Kết quả phân tích 20 biến ban đầu đúc kết thành 7 nhân tố chính, chiếm tới 69,53% sự biến đổi Trong đó, thành phần số 1 giải thích 25,956%, thành phần số 2 giải thích 9,916% và thành phần số 3 giải thích 9,646% biến thiên.

Hình 4.10 Giá trị Eigenvalues của các yếu tố tiêu cực

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Để xác định các biến nào ảnh hưởng cụ thể lên các nhân tố nào, chúng tôi sử dụng phép quay Varimax để xác định hệ số trọng số nhân tố (Factor loading) Trọng số nhân tố là tiêu chuẩn để phân loại các biến đưa vào thành phần chính; một biến có trọng số nhân tố lớn hơn 0.5 thì biến đó đạt tiêu chuẩn để đảm bảo mức ý nghĩa thực tiễn phản ánh nhân tố chính đó Trong trường hợp một biến phản ánh hai nhân tố thì biến sẽ phản ánh nhân tố có trọng số nhân tố lớn hơn

Bảng 4.23 Giá trị trọng số nhân tố của các nhân tố chính

TT4 0.086 0.190 0.368 0.647 -0.047 -0.024 0.039 TT6 0.236 0.093 0.016 0.667 -0.122 0.193 0.183 PT7 0.235 0.020 0.138 0.186 0.119 0.672 0.245 PT8 0.009 0.081 0.101 0.109 -0.025 0.858 -0.099 BD9 0.773 0.163 0.214 0.107 -0.175 0.042 0.139 BD10 0.368 0.550 0.107 -0.116 0.383 -0.140 -0.003 BD11 0.715 0.019 -0.063 0.083 0.319 0.053 -0.098 QL13 0.275 0.806 0.008 0.118 -0.028 0.082 0.050 QL14 0.169 0.862 0.032 0.032 -0.002 0.124 -0.023 QL15 0.782 0.247 -0.011 0.026 0.054 0.044 0.058 QL16 0.845 0.136 0.053 0.085 0.097 0.061 0.211 QL17 0.102 -0.173 -0.214 0.688 0.364 0.169 0.025 QL18 0.817 0.174 0.125 0.214 -0.060 0.087 0.104 HD20 0.353 -0.118 -0.088 0.112 0.072 -0.070 0.678 HD21 -0.075 0.160 -0.075 -0.228 0.531 0.371 0.359

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU HD22 0.014 0.439 0.124 0.124 0.414 -0.127 -0.533 HD23 0.063 0.278 0.213 0.285 0.177 0.135 0.672

Do tất hệ số Factor Loading của tất cả các biến đều lớn hơn 0.5, thỏa mãn tiêu chí đặt ra Kiểm tra lại sự phù hợp của mô hình đã thực hiện sau khi loại các biến HD20

Tiến hành phân tích nhân tố và phép quay Varimax với 20 biến, nhóm nghiên cứu đã thu được 7 nhóm nhân tố chính Các đặc điểm thống kê mô tả và phần trăm giải thích được của các nhóm nhân tố này được thể hiện cụ thể trong bảng 4.43 Để thuận tiện cho việc phân tích, các nhóm nhân tố được đặt tên dựa trên đặc trưng riêng biệt của từng nhóm.

Bảng 4.24 Phần trăm giải thích của từng nhân tố chính

MÃ TÊN YẾU TỐ / THÀNH PHẦN CHÍNH FACTOR

TINH THẦN TRÁCH NHIỆM KÉM 5.191

BD9 Thường xãy ra tranh cãi, không đồng ý với thầu chính về biện pháp kỹ thuật đối với các công tác cụ thể

BD11 Mâu thuẫn với thầu chính về số thiết bị cần thiết cho công việc

QL15 Thầu chính cung cấp vật tư trễ gây ảnh hưởng công việc

QL16 Chậm trễ trong việc nghiệm thu làm ảnh hưởng đến công việc

QL18 Thầu chính thường né tránh khi kí duyệt các hồ sơ, biên bản

KHẢ NĂNG BỐ TRÍ CÔNG VIỆC KÉM 1.983

BD10 Thầu chính không thể giải quyết mâu thuẫn giữa các thầu phụ, dẫn đến công việc bị chậm trễ

QL13 Thầu chính chỉ thị công việc không hợp lý gây mất năng suất lao động

0.806 QL14 Thầu chính bố trí tiến độ công việc cho các thầu phụ 0.862

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU không hợp lý

KHẢO GIÁ, ÉP GIÁ KHI ĐẤU THẦU 1.929

KG1 Thầu chính đã thắng thầu dựa trên báo giá của thầu phụ, nhưng vẫn yêu cầu thầu phụ đó giảm giá hoặc gọi nhà thầu khác

KG2 Bằng cách công khai so sánh các báo giá của các thầu phụ, thầu chính liên tục yêu cầu thầu phụ giảm đến giá thấp nhất

QUÁ TRÌNH THANH TOÁN KHÓ KHĂN 1.328

TT4 Thầu chính chỉ chấp nhận thanh toán đợt cho thầu phụ sau khi nhận được thanh toán đợt tương ứng từ chủ đầu tư

Ngày đăng: 24/09/2024, 10:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu (Trang 31)
Bảng 3.1 Các công cụ dùng trong nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 3.1 Các công cụ dùng trong nghiên cứu (Trang 32)
Bảng 3.2 Nội dung và cách thức phân tích - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 3.2 Nội dung và cách thức phân tích (Trang 32)
Hình 3.2 Sơ đồ các phương pháp kiểm định và thống kê được sử dụng - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Hình 3.2 Sơ đồ các phương pháp kiểm định và thống kê được sử dụng (Trang 35)
Bảng 3.3 Thông tin chung của người tham gia khảo sát - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 3.3 Thông tin chung của người tham gia khảo sát (Trang 35)
Bảng 3.4 Danh sách các chuyên gia - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 3.4 Danh sách các chuyên gia (Trang 44)
Hình 4.1 Qui trình phân tích số liệu khảo sát. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Hình 4.1 Qui trình phân tích số liệu khảo sát (Trang 50)
Bảng  khảo  sát  được  phân  phối  và  thu  thập  từ  ngày  01/05/2013  đến  ngày  15/06/2013 - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
ng khảo sát được phân phối và thu thập từ ngày 01/05/2013 đến ngày 15/06/2013 (Trang 51)
Bảng 4.2 Lĩnh vực hoạt động của người tham gia khảo sát. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.2 Lĩnh vực hoạt động của người tham gia khảo sát (Trang 52)
Bảng 4.3 Loại hình công ty của TC. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.3 Loại hình công ty của TC (Trang 53)
Hình 4.4 Hình thức công ty của TC. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Hình 4.4 Hình thức công ty của TC (Trang 53)
Bảng 4.5 Trình độ chuyên môn của người khảo sát. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.5 Trình độ chuyên môn của người khảo sát (Trang 54)
Hình 4.5 Số năm kinh nghiệm của người khảo sát - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Hình 4.5 Số năm kinh nghiệm của người khảo sát (Trang 54)
Bảng 4.6 Chức vụ của người được khảo sát. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.6 Chức vụ của người được khảo sát (Trang 55)
Hình 4.6 Trình độ chuyên môn của người khảo sát. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Hình 4.6 Trình độ chuyên môn của người khảo sát (Trang 55)
Hình 4.7 Chức vụ của người được khảo sát. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Hình 4.7 Chức vụ của người được khảo sát (Trang 56)
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố tiêu cực - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố tiêu cực (Trang 57)
Bảng 4.9 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các nhân tố tích cực - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.9 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các nhân tố tích cực (Trang 58)
Hình 4.9 Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Hình 4.9 Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ (Trang 60)
Bảng 4.10 Trị trung bình các yếu tố tiêu cực giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.10 Trị trung bình các yếu tố tiêu cực giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của (Trang 62)
Bảng 4.11 Trị trung bình các yếu tố tích cực giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.11 Trị trung bình các yếu tố tích cực giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của (Trang 63)
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả kiểm định trị trung bình giữa các nhóm lĩnh vực hoạt - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả kiểm định trị trung bình giữa các nhóm lĩnh vực hoạt (Trang 64)
Bảng 4.16 Tổng hợp kết quả  kiểm định trị trung bình giữa nhóm loại hình công ty - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.16 Tổng hợp kết quả kiểm định trị trung bình giữa nhóm loại hình công ty (Trang 70)
Bảng 4.17 Sự tương quan về xếp hạng mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm loại hình - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.17 Sự tương quan về xếp hạng mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm loại hình (Trang 71)
Bảng 4.18 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tiêu cực - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.18 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tiêu cực (Trang 73)
Bảng 4.21 Communality của các nhân tố tiêu cực. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.21 Communality của các nhân tố tiêu cực (Trang 74)
Bảng 4.27 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tích cực sau khi - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Bảng 4.27 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tích cực sau khi (Trang 81)
Hình 4.11 Giá trị Eigenvalues của các yếu tố tích cực - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu
Hình 4.11 Giá trị Eigenvalues của các yếu tố tích cực (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w