1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bớp lồng bè tại tỉnh Kiên Giang

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Của Mô Hình Nuôi Cá Bớp Lồng Bè Tại Tỉnh Kiên Giang
Tác giả Ngô Văn Lâm
Người hướng dẫn TS. Trần Đình Lý, TS. Lê Hoàng Anh
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại Đề Án Tốt Nghiệp Thạc Sỹ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 21,37 MB

Nội dung

Nghiên cứu thực hiện phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bớp lồng bè tại tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bớp l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

NGÔ VĂN LÂM

PHAN TÍCH HIỆU QUA SAN XUẤT CUA MÔ HÌNH NUÔI

CÁ BỚP LỎNG BÈ TẠI TỈNH KIÊN GIANG

DE AN TOT NGHIỆP THẠC SY KINH TE NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

RRKKRKRREEE

NGO VAN LAM

PHAN TICH HIEU QUA SAN XUAT CUA MO HINH NUOI

CA BOP LONG BE TAI TINH KIEN GIANG

Chuyén nganh: KINH TE NONG NGHIEP

Trang 3

PHAN TÍCH HIEU QUA SAN XUẤT CUA MÔ HÌNH NUÔI

CA BOP LONG BE TẠI TINH KIÊN GIANG

NGO VAN LAM

Hội dong chấm dé án tốt nghiệp:

1 Chủ tịch: PGS.TS ĐẶNG THANH HÀ

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS ĐÀNG QUANG VANG

Trường Dai học Sư Phạm Ky Thuật TP Hồ Chí Minh

3 Ủy viên: TS LÊ QUANG THÔNG

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là: Ngô Văn Lâm, sinh ngày 16 tháng 12 năm 1986, tại Kiên Giang.Tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Giồng Riêng, thị tran Giồng Riéng, huyệnGiồng Riêng tỉnh Kiên Giang năm 2005

Tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bình Dương

và đã tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Duy Tân - Đà

Nẵng

Tháng 8 năm 2022 học cao học ngành Kinh tế nông nghiệp tại trường Dai học

Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Quá trình công tác: Từ tháng 3 năm 2007 đến nay Công tác tại Ban Quản lýCảng cá Kiên Giang.

Địa chỉ liên lạc: Số 10, đường số 02 khu Dân cư ấp Chín Ghì, xã Ngọc Hòa,huyện Giồng Riêng, tỉnh Kiên Giang

Điện thoại: 0917419529.

Email: ngovanlam1986kg@gmail.com.

il

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các sô liệu, kêt quả

nghiên cứu nêu trong dé án nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bat kỳ công trình nào khác

Tac giả dé án

NGO VAN LAM

iil

Trang 6

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy, Quý cô và cán bộ quản lýKhoa Kinh tế, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi thêm kiến thức về kinh tế nông nghiệp, giúp đỡtôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi đã luôn bên cạnh dé đồng hành, cổ vũ,khích lệ và hỗ trợ tôi vượt qua biến có đề thực hiện đề tài này

Một lân nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Kiên Giang, tháng 03 năm 2024

Học viên

NGÔ VĂN LÂM

1V

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sản xuất cia mô hình nuôi cá bop

lồng bè tại tỉnh Kiên Giang” được tiễn hành tại tỉnh Kiên Giang từ tháng 09 năm

2023 đến tháng 03 năm 2024 Nghiên cứu thực hiện phân tích hiệu quả sản xuất của

mô hình nuôi cá bớp lồng bè tại tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bớp lồng bè tại Kiên Giang Đề tài

sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp tại các phòng ban liên quan đến nuôi

cá bớp lồng bè và số liệu sơ cấp được thu thập với cỡ mẫu điều tra 145 hộ nuôi cá cábớp lồng bè Dữ liệu khảo sát được xử lý, tổng hợp bằng phương pháp thống kê mô

tả và phân tích hồi quy Cobb - Douglas Nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Tổng chỉ phí trong nuôi cá bớp lồng bè trung bình là 852,97 triệu đồng, daođộng từ 753,54 đến 914,58 triệu đồng Về sản lượng, trung bình các hộ nuôi cá bớp

lồng bè thu được 8.862,00 kg, cao nhất là 9.659,58 kg và thấp nhất là 7.709,94 kg

Với giá bán trung bình là 150 nghìn đồng/kg, doanh thu trung bình của các hộ là1.329,30 triệu đồng, cao nhất là 1.448,94 triệu đồng và thấp nhất là 1.156,49 triệuđồng Sau khi trừ các chi phí, hộ nuôi cá bớp lồng bè tại tỉnh Kiên Giang có lợi nhuậntrung bình là 476,33 triệu đồng, cao nhất là 534,36 triệu đồng và thấp nhất là 402,95triệu đồng Tý suất lợi nhuận trên chi phí (lợi nhuận/chi phí) đạt trung bình 0,56 lần

và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (lợi nhuận/doanh thu) đạt trung bình 0,36 lần

Kết quả phân tích mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas, đề tài xác định được

06 yếu tố đến năng suất nuôi cá bớp lồng bè của nông hộ tại tỉnh Kiên Giang và được

sắp xếp theo thứ tự mức độ tác động tăng dan là: Ty lệ sống (TLS); Mật độ con giống

(MATDO); Số lần tập huấn (TAPHUAN); Công lao động (CONGLD); Thức ăn(THUCAN) và Thẻ tích nuôi (THETICH)

Đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hìnhnuôi cá bớp lồng bè tại Kiên Giang: Giải pháp nâng cao tỷ lệ sông; Giải pháp về mật

độ nuôi và lồng; Giải pháp về thức ăn; Giải pháp về tập huấn

Trang 8

The study "Analyzing the production efficiency of the cobia cage farming model in Kien Giang province" was conducted in Kien Giang province from September 2023 to March 2024 The study carried out efficiency analysis production

of cobia cage farming model in Kien Giang province From there, propose solutions

to improve production efficiency of cobia cage farming model in Kien Giang The project uses the method of collecting secondary data at departments related to cage cobia farming and primary data is collected with a sample size of 145 households raising cobia in cages Survey data were processed and synthesized using descriptive

statistics and Cobb - Douglas regression analysis The results:

The average total cost of raising cobia in cages is 852,97 million VND, ranging

from 753,54 to 914,58 million VND In terms of output, on average, households

raising cobia in cages obtained 8.862,00 kg, the highest was 9.659,58 kg and the lowest was 7.709,94 kg With an average selling price of 150 thousand VND/kg, the average revenue of households is 1.329,30 million VND, the highest is 1.448,94 million VND and the lowest is 1.156,49 million VND After deducting costs, households raising cobia in cages in Kien Giang province have an average profit of 476,33 million VND, the highest is 534,36 million VND and the lowest is 402,95 million VND The profit ratio on costs (profit/cost) averages 0,56 times and the profit ratio on sales (profit/revenue) averages 0,36 times.

As a result of analyzing the Cobb - Douglas production function model, the project identified 06 factors that affect the productivity of cobia farming in cages of farmers in Kien Giang province and are arranged 1n order of increasing impact level: Survival rate (TLS); Seed density (MATDO); Number of training sessions (TAPHUAN); Labor (CONGLD); Food (THUCAN) and Culture volume (THETICH).

The study proposes solutions to improve production efficiency of cobia cage farming model in Kien Giang: Solutions to improve survival rate; Solutions for

farming density and cages; Food solutions; Training solutions.

VI

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

Tri Trfftxxnaaasagaagbdiienontgreioistgogoc8sgi0ssdgr0qanyrrgdiigyroarggngsrsni iLage Tịch:cá THHẴTN: xs-.-s-sczss-o-=ezse-c-ssstteesolirodstisstirgbioioBirooalirotSai,j2gdtSigidaizmrjigEulgiriuErgtussfioigtoagig.SiZnäsessl 1

LO1 Cai 6 aflinscacmcmncmnancenxmennanomneen 11

LO CAM 0 1VTOM tẮTL 5-5-2222 1239219212212121211211212121121111111111111111111112112111111 2121 c0 VUNOS HD te ee ee vi

I Se rc teresa ganic rte Un eee eo eee ame eames vil

Diath SACh CSE Bali songgaenann ngang ng ng onà gato lENSENSGSG418100555389029038HE2NH30.00160.83100900144880/800030 1X

Danh sach cac inh eee x

DE scsi a a gee git ce |hương 1 TONG OUAN tureereseresesrnieogtdhioratgcStsatit800370030T005000001000008307160706 80 5Lol Tổng quaniií Tiệu:ngbÏềh gỮN « ezeEknikLeiCEddE.CigNSriingiAoEnsg4H612 C800 012 E0 51x1 phiễn.Gữu TEOAL TOC seseeaeeeesienndikiiAESS841304830168IESEABS.H43836810385S540893IVS302085.40 06000026 5 1.1.2 Nghién ctu trong nuGe 151577 #1.1.3 Đúc kết các tài liệu nghiên cứu - 2 2+22+2E+EE+2E+EE+EE22E22E22E2E2E.2E2xee 9

12 Tông quan đi bần nghiÊn cỨu -eseeeskekeirieeHaSieskL u100-ES6200.001- 0 111.2.1 Đặc điểm ty nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2-2222 52222z225z£2 11L.Q.V.L Vi 0 11 II) In Ố”ỐốỐẺẻẺẺẻẻẻẻẽ ốc 121.3.1.3 TRI nguyễn bÌÊN ueeeuonngodhbsghettssgdgiBoLgiSaG46580346G603615gG058000100150015406/g310860.838 I51L#2 Tỉnh tình kinh lỆ, sẽ Hếi, «.«eeeceseenoeoeierkeneoueddiuetdigingitrtggritgidddprtetdoertorti 131.2.3 Tình hình nuôi cá lồng bé tại Kiên Giang -222252222+22zz2z+zzzze 151.3 Kỹ thuật nuôi cá bop lồng bè 2-© 2222 2222E22EE22EE2EE2221221222221 222222 cze 16

1.4 Kinh nghiệm nuôi cá lồng bè trên thế giới 2-2-2 22+22z+22++tzzee 19

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

De NCO: SƠ lý HAT »essseereeederidendiiisbbsirsogosodgiadicjSgtUuug2ngestgrZ0u0nnu.12558gpgg gữk3eirugEiuzggi0ugtfuuusrgauSe 22

Vii

Trang 10

SR cc) | re 222.1.2 NuOi cd bOp Long 1 ố 242.1.3 Hiệu qua kinh tế nuôi cá bớp lồng bè 2-222222222E£2EE22EZ2EEzzzzzzzzze 242;2 Phương phap hghiÊnh GỮU:s:s:sssss:z6s620480600168303AE4655553955863659⁄GS6450348588040388g884043E 26

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2 2¿©22221+2E22E122E22E12212252221222222 2e 26

2.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - 2: 22©2z+22+2z++2zzzzzzzzzez 262.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp -. -2-©22z22++22+z2z++cz+zczczex 262.2.2 Phương pháp nghiên cứu, đánh giá số liệu -2¿©222522s+2z+2z2>zz>22 272221s Nội dung: Shin GỮU¿ssessssseecsxs6ses6x665503636630358000084548838Đ953E03G3964531E03382389ã 27

2.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu xử lý số liệu -2-©2©2++22++2z++2z++rzceex ra

2.2.3 Phuong pháp phân tích - + +2 +22 + +21 +21 1232211211221 211 21 11k tr 28

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả -2- 2 22222E222E2E+2EE22EE2EEzEzzrsrev 28

2.2.3.2 Phương pháp phân tích hiệu qua sản xut -2- 2 22222+2xz2zz+czze- 282.2.3.3 Phương pháp phân tích hồi quy -2-©22222222222Z222222+zExzzzrzzxsrex 29

Chương 3 KET QUA NGHIÊN CUU VÀ THẢO LUẬN -:2- 323.1 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bớp lồng bè tại tỉnh Kiên

6 323.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bớp

05 7 4 383.2.1 Các biến trong mô hình hồi quy - 2 2222222+2E2E++EE+zE+zzxzzxzzrxeex 383.2.2 Kết qua phân tích hàm sản xuất Cobb - Douglas - 2 2552525: 393.3 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá

tép Tông bế Tại Role Ws neesseeesangdeserggiosigtrhgitsteJeibtGB00068000000:800400:g06g06sgsG 433.3.1 Giải pháp nâng cao ty lệ sống 2-22 ©2222222E222222E2EE2EE2E22EEEEzrrcrev 433.3.2 Giải pháp về mật độ nuôi và lồng - 2-2 2722222E++EE2E+22EczErsrrees 443.3.4 Giải pháp về tập huấn -¿- 2¿©2++22222E1222122212221221122112211221122112111 22c 46KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỆ se cseceenoeeniisrndioiesnldossdgbsksslikseiesgrorsersnt 411E FT le ằẽẽ= ẽ ỶẽỶŸỶỲnnỶnẽnzu nu neec-eenae=sszena 49PHU LỤC 22 2¿2722E1222122212221221221122112211221121112211211122112111211121112121 e6 52

Vill

Trang 11

DANH SÁCH CAC BANG

BANG TRANGBang 1.1 Đúc kết các tài liệu nghiên cứu -2 22- 2 222+22xtxezxerxerrrcree 9

Bang 2.1 Kỳ vọng dấu cho các hệ số của mô hình ước lượng - 30

Bảng 3.1 Tình hình nuôi cá bớp lồng bè của các hộ được khảo sát - 32Bảng 3.2 Chi phí cơ sở vật chất trong nuôi cá bop lồng bè 33Bang 3.3 Chi phí sản xuất trong nuôi cá bop lồng bè . -222-552¿ 34Bảng 3.4 Hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bop lồng bè - 35Bảng 3.5 Lợi nhuận thu được khi biến động giá bán cá bớp lồng bè giai đoạn

"200202 15 ÔỎ 37Bảng 3.6 Đặc trưng các biến trong mô hình hồi quy -2z5z=5z£- 38Bảng 3.7 Kết quả phân tích ham sản xuất Cobb - Douglas - 2: 2- 4]

1X

Trang 12

Mð tình nuối cũ bôp lông Đế en 17

Chai So (Gái DOP secomsnecsmncacamaumemnaeme neem 18

Ty lệ chi phi cơ sở vật chat trong nuôi cá bớp ling bè - 34

Tỷ lệ chi phí sản xuất trong nuôi cá bop lồng bè -5- 35Biến động giá bán ca bop lồng bè giai đoạn 2020 - 2022 37Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa -©22©5222+2z2zz2zzzz2 40

Biéu đồ P-P Plot dé quan sát các giá trị ước lượng và giá trị kỳ vong 41

Trang 13

MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài

Ngành thủy sản nước ta trong thời gian vừa qua đã có những bước phát triểnvượt bậc, Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sảnnhanh nhất thé giới Ngành nuôi trồng thủy sản đã có những đóng góp quan trọng

trong phát triển kinh té- xã hội Năm 2022, diện tích nuôi trồng thủy sản dat 1,12 triệu

ha, tăng 1,7% so với cùng kỳ 2021; sản lượng NTTS cả nước đạt 4,15 triệu tấn tăng6,7% so với năm 2021 NTTS đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuấttrồng trọt, giá trị sản xuất bình quân 1ha NTTS cao gấp hơn 2 lần dat trồng trọt Ngoài

việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, NTTS đã xuất khâu khối

lượng hàng hóa lớn, mang lại nhiều giá trị kim ngạch xuất khẩu cho đất nước Cácsản phâm NTTS đã đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc

biệt ở các thị trường lớn có yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU

Thực trạng khai thác thủy sản ở nước ta thời gian qua cho thấy nguồn lợi thủysản đang ngày càng suy giảm Việc phát trién NTTS mạnh mẽ thời gian qua đã đápứng nhu cầu ngay cảng cao về thực phẩm cho xã hội, bù đắp sự giới hạn của sảnlượng khai thác thủy sản, đồng thời góp phần thực hiện chiến lược “Tái cơ cấu ngành

thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” Bên cạnh đó,NTTS còn đóng góp phần không nhỏ cung cấp nguồn đạm động vật trong chế độ dinhdưỡng của người dân Việt Nam, đặc biệt là đồng bào dân tộc, miền núi, sản phẩm

thủy sản cung cấp khoảng gần 40% tông lượng đạm động vật cho người Việt Nam

Tuy nhiên, phát triển nuôi trồng thủy sản vẫn phải đối mặt với hàng loạt tháchthức như: đầu tư còn dàn trải, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hàm lượng khoa học côngnghệ còn thấy, sự phát triển còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không theo quy hoạch(thường vượt quá hoặc phá vỡ) dẫn đến môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái,dịch bệnh phát sinh và có sự mât cân đôi giữa cung và câu.

Trang 14

Kiên Giang là một trong 28 tỉnh, thành phố trên cả nước có biển, với diện tíchvùng biến 63.290km?, bờ biển dài 200km, hơn 143 hòn đảo lớn nhỏ Trong đó, 43

đảo có người dân sinh sông, Phú Quốc là dao lớn nhất, với diện tích 593km2 Biển

Kiên Giang là một trong những ngư trường có nhiều tiềm năng, lợi thé phát triển thủy

sản Lĩnh vực kinh tế này ngày càng phát triển khá toàn diện, bền vững, góp phần

quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

Tuy nhiên, trong thời gian qua, nghề nuôi cá lồng bè cụ thé là cá bop đã vađang xuất hiện những trở ngại anh hưởng đến hoạt động nuôi như: nghề nuôi cá boplồng bè trên biển mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chăm sóc sức khỏe

cá còn nhiều hạn ché, chưa áp dụng khoa hoc kỹ thuật vào sản xuất, giá bán chưa ồnđịnh, số lồng bè liên tục tăng nên dẫn đến tình trạng thiếu con giống chất lượng tốtkhi bước vào vụ nuôi chính, giá các nguyên vật liệu sản xuất tăng theo giá bán cá vàchưa được giám sát chặt chẽ Tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi đã tác độngđến sức khỏe cá suy giảm tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát sinh gây hại cánuôi Ngoài ra, những diễn biến phức tạp của thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và

ngoài nước, yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, sự cạnh tranh khốc liệt

về thị trường tiêu thụ của các nước xuất khẩu đang là những yếu tố cản trở và gópphan làm giảm tính 6n định trong sản xuất cá bop lồng bè, điều này ảnh hưởng ratnhiều đến hiệu quả sản xuất của các cơ sở nuôi cá bớp lồng bè Việc đánh giá hiệuquả kinh tế cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của nghề nuôi cábớp lồng bè trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chưa được chú trọng đúng mức

Do đó, dé xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nuôi cá bớp một cách khoahọc là rất cần thiết nhằm giúp cho cơ quan quản lý, chính quyền địa phương có nhữngthông tin để định hướng đầu tư cho phát triển nghề nuôi và các cơ sở nuôi đạt hiệuquả kinh tế cao nhất

Xuất phát thực tiễn đó, đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hìnhnuôi cá bóp lồng bè tại tỉnh Kiên Giang” được thực hiện làm cơ sở đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bớp lồng bè tại KiênGiang.

Trang 15

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tong quát

Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá bớp lồng bè tại tỉnh KiênGiang Từ đó đề xuất một số giải pháp dé góp phan nâng cao hiệu quả sản xuất của

mô hình nuôi cá bớp lồng bè của tỉnh Kiên Giang

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá bớp lồngbè.

Đối tượng khảo sát: Các hộ nuôi cá bớp lồng bè tại tỉnh Kiên Giang

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại tỉnh Kiên Giang

Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 03năm 2024; số liệu thứ cấp được thu thập đến 2022 Thời gian khảo sát hộ nuôi cá bớplồng bè là từ tháng 10/2023 đến tháng 12/2023

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu giúp cung cấp thông tin về hiệu quả kinh tế của cá bớplồng bè theo giống nuôi và mức đầu tư, giúp các nhà hoạch định chính sách trongviệc phát triển nghề nuôi cá bớp lồng bè trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm 5 nội phần chính:

Trang 16

Chương 2 Nội dung va phương pháp nghiên cứu: Chương này nêu lên các

khái niệm, quan điểm và các phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Thảo luận đánh giá các nội

dung nghiên cứu: Phân tích hiệu quả mô hình của nghề nuôi cá bớp lồng bè tại tỉnhKiên Giang; các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả của nghề nuôi cá bớp lồng bè tại tỉnhKiên Giang; các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hộ nuôi nhằm góp phần ổnđịnh và phát triển nghề nuôi cá bớp lồng bè trên biển tại tỉnh Kiên Giang

Kết luận và kiến nghị: Tổng kết các nội dung nghiên cứu và đề xuất hướngnghiên cứu trong tương lai.

Trang 17

Chương 1

TONG QUAN

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Nerrie (1987) đã xây dựng được các loại hàm số sản xuất khác nhau trong nuôi

trồng thuỷ sản Biến phụ thuộc mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu là sản lượng cá(Ibs/acre/ngày), các biến độc lập mà tác giả đã sử dụng như: thức ăn, khoản trả nợhàng năm, thời gian lao động, cá giống thả và thời gian nuôi Kết quả nghiên cứu chothay rằng mức độ ảnh hưởng của từng biến đến sản lượng Vi dụ: hệ số của thức ăn

là +0.36 cho thấy thức ăn có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng, các biến khác như

việc trả nợ và số cá thả đều có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng cá nuôi Trong khi

đó, thời gian nuôi và lao động sản xuất lại có ảnh hưởng xấu

Kennendy và Le Xuan Sinh (2003) đã chỉ ra rằng tính chất thời vụ và tác độngcủa thời tiết có ảnh hưởng lớn đến sản lượng cũng như giá sản phẩm làm ra trong lĩnhvực nông lâm ngư nghiệp Nếu sản phẩm được sản xuất ra đều đặn thì có thé cải thiệnđược mức lợi nhuận bằng việc giảm chi phí, giảm tinh thời vụ của việc cung cấp sảnphẩm sản xuất, đồng thời cũng giúp giảm giá bán sản phẩm trên thị trường tăng tínhcạnh tranh Vì vậy, nếu vận dụng tốt điều này vào nghề nuôi cá lồng biển thì có thétạo được hài hòa các lợi ích giữa người sản xuất giống, người nuôi và người tiêu thụ

Olaoye và cộng sự (2014) đã so sánh lợi ích kinh tế của ao cá đất và bề bê tông

trong các doanh nghiệp thủy sản tại bang Oyo, Nigeria Nghiên cứu tập trung đánh

giá so sánh lợi ích kinh tế của ao nuôi cá bằng đất và bé bê tông trong các doanhnghiệp nuôi trồng thủy sản ở Ibadan, bang Oyo Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 100nông dân nuôi cá bằng cách sử dụng quy trình lấy mẫu thuận tiện Dữ liệu thu thậpđược phân tích bằng thống kê mô tả, phân tích lợi ích chi phí và suy luận Kết qua

Trang 18

cho thấy, người sử dụng ao cá đất có doanh thu trung bình là 3.322.189,85 NGN(Nigeria naira, 1 NGN = 50,8 VND), lợi nhuận gộp là 2.188.397,89 NGN; người sửdung bé bé tông có doanh thu trung bình 2.412.271,08 NGN, lợi nhuận là1.413.299,46 NGN Kết quả cho thấy các chỉ số về khả năng sinh lời (0,61 và 0,47),

Tỷ lệ chi phí biến đổi (0,35 và 0,30), Tỷ lệ chi phi lợi ích (2,55 va 1,89), Tỷ lệ gop(0,40 và 0,54) và Tỷ lệ cơ cấu chi phí (0,13 và 0,23) tương ứng cho ao đất và bề cá

bê tông Những hạn chế chính ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của những người

được hỏi là chi phí thức ăn chất lượng cao, thiếu vốn, trộm cắp và kênh tiếp thị kém

Maaruf và cộng sự (2020) đã phân tích sản lượng cá và ước tính của hàm sản

xuất đối với năng suất cá và tổng thu nhập của 60 trang trại nuôi cá tại bac Iraq Dữliệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tích lợi ích-chi phí vàhàm sản xuất Cobb-Douglas và hồi quy bội Theo kết quả, tỷ lệ lợi ich-chi phí là 1,8

và điều đó cho thay rằng nuôi cá trong khu vực có lãi Theo hàm sản xuất ước tinh,

nếu tat ca các yêu tố đầu vào đều tăng 1% thì sản lượng chi tăng 0,92% Kết qua môhình hồi quy cho thấy các yếu tố tuổi của nông dân, trình độ học vấn và kinh nghiệm

nuôi cá, quy mô và số lượng ao, tông số cá giống thả, tuôi ao, thời điểm thả cá có tácđộng đáng kê về mặt thống kê đối với năng suất của các trang trại nuôi cá

Ahmadu và cộng sự (2021) đã nghiên cứu khả năng sinh lời và hiệu quả lợi

nhuận của hoạt động sản xuất cá da trơn ở Edo South, Nigeria Nghiên cứu sử dụngthong kê mô tả, phân tích lợi ích chi phí và hàm sản xuất Cobb-Douglas dé phân tích

dữ liệu thu thập được từ 120 hộ sản xuất cá da trơn giống ở Bang Edo, Nigeria dékiểm tra khả năng sinh lời và hiệu quả lợi nhuận trong sản xuất của họ Kết quả chothấy doanh thu là 2.885.443,2 NGN (Nigeria naira, 1 NGN = 50,8 VND); lợi nhuận

là 2.084.004,24 NGN; lợi nhuận rong trên mỗi chu kỳ san xuất 120.000 NGN Sảnxuất cá đa trơn giống là một hoạt động kinh doanh có lãi trong khu vực nghiên cứu.Mật độ nuôi, chị phí lao động, Thời gian nuôi, Kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực đên năng suât của các nhà sản xuât cả.

Trang 19

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Võ Thị Thủy (2010) đã nghiên cứu về hiệu quả kinh tế nuôi cá rô phi đơn tínhtại huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An Tác giả đã sử dụng hàm sản xuất

Cobb Douglass dé phân tích về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của các

hộ nuôi cá rô phi tại khu vực này Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởngtới năng suất của các hộ gia đình nuôi cá rô phi bao gồm: giống, thức ăn tươi, thức

ăn công nghiệp, lao động.

Vũ Trọng Hội (2010) đã tiến hành điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệuquả kinh tế - xã hội của nghề nuôi lồng bè một số loài cá biển có giá trị kinh tế tạiThành phố Hạ Long - Tinh Quang Ninh Kết quả nghiên cứu cho thấy dé tao ra sảnpham của ngành nuôi trồng thủy sản cần phân phối giữa các yêu tô đầu vào và hiệuqua của nó tùy thuộc vào trình độ phối hợp hợp lý giữa các yêu tố đầu vào của quátrình sản xuất Kết quả đã xác định những khó khăn gặp phải của những hộ nuôi cábớp lồng bé ở Vịnh Ha Long là thiếu vốn, giống và chất lượng con giống, thiếu kỹthuật, thiếu thị trường, thiếu lao động Nghiên cứu của Cục nuôi trồng thủy sản, Bộnông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy Việt Nam có tiềm năng to lớn về điệntích mặt nước bién (trên 1 triệu km? vùng đặc quyền kinh tế dé phát triển nghề nuôi

cá biển, trong đó, cá bớp và cá mú là đối tượng rất quan trọng (Cục nuôi trồng Thủysản, 2008) Vì thế, việc tập trung đây mạnh mọi nguồn lực để phát triển nghề nuôi cálồng, đáp ứng mục tiêu nêu trên là rất cần thiết và cấp bách

Nghiên cứu của Trần Thị Tình (2011), đã phân tích về phát triển nuôi trồngthủy sản ở huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Tác giả đã đưa ra một số yếu tố ảnhhưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi như: Lao động và trình độ lao động, yếu

tố đầu vào cho hộ nuôi trồng thủy sản, về giá cả thủy sản, nhu cầu về vốn, vấn đề ứngdụng khoa học kỹ thuật.

Lâm Thị Mỹ Lan (2019) đã phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tômthâm canh tại các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh Nghiên cứu đã ước lượng hiệu quảsản xuất và tìm hiểu các yếu tô ảnh hưởng đến năng suất cho 300 nông hộ nuôi tômtại 04 huyện ven biển của tỉnh Trà Vinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả sản

Trang 20

xuất trung bình là 50.76% Kết quả mô hình Cobb-Douglas cũng đã chỉ ra các yếu tốkhối lượng thức ăn, chỉ phí thú y, kinh nghiệm nuôi, diện tích ao, việc xử lý ao nuôi,việc tham gia tập huấn và chất lượng con giống có ảnh hưởng đến năng suất mô hìnhnuôi tôm thâm canh tại các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh.

Lê Ngọc Danh và cộng sự (2021) đã phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi

cua - tôm quảng canh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu thực hiện ước

lượng hiệu quả sản xuất và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cho 308

nông hộ nuôi cua-tôm quảng canh tại ba tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau bằng

mô hình Cobb-Douglas Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất trung bình của cuabiển là 10 kg/1000m”/năm, của tôm là 16 kg/1000m/năm, lợi nhuận trung bình của

mô hình là 3 triệu đồng/1000m”/năm Nông hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp chi dat53,5% và hiệu quả phân phối là 43,1% từ đó dẫn tới hiệu quả sản xuất của mô hìnhthấp chỉ đạt 22,1% Mô hình Cobb-Douglas các yếu té ảnh hưởng đến năng suất của

mô hình có 7 biến: trình độ, kinh nghiệm, số lao động, mật độ thả tôm, số lần thả cua

và tỷ lệ cua Y trên tong sản lượng cua có ảnh hưởng đến năng suất mô hình nuôi cua

- tôm quảng canh.

Hoàng Thị Ngọc Hà (2023) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quasản xuất của mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang,tỉnh Thừa Thiên Huế Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm phân tích hiệu quả sản xuất

và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi trồng thủysản xen ghép tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Từ phương

pháp phân tích hồi quy sử dung hàm sản xuất Cobb - Douglas, hiệu quả sản xuất của

mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép của các hộ phụ thuộc vào các yếu tô như chi

phí thức ăn, chi phi công lao động, mật độ thả tôm, mật độ tha cua và mật độ thả ca.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố được đưa vào mô hình có ảnh hưởng mang ýnghĩa thống kê đến kết quả và hiệu quả nuôi xen ghép của các hộ điều tra Bên cạnhnhững yếu tố đưa vào ước lượng trong mô hình, hiệu quả nuôi trồng của các hộ cònchịu ảnh hưởng của các yếu tô khác như chi phí cho xăng dầu và điện, chi phí chothuốc, hóa chất, chỉ phí cho vật tư tu bồ ao nuôi trồng, nguồn nước, thời tiết, khí hậu,

Trang 21

các yếu tố liên quan đến thị trường tiêu thụ, chính sách phát triển của địa phương, cácyếu tố kỹ thuật Chính vì vậy, dé nâng cao hiệu quả từ hoạt động nuôi xen ghép các

đối tượng nuôi như tôm - cua - cá, các ban ngành liên quan của địa phương cần chú

trọng và mở rộng hơn nữa các lớp tập huấn về kỹ thuật như mật độ thả giống, khâu

xử lý, tu b6 ao nuôi trước khi nuôi, dam bảo loại bỏ yếu tố dịch bệnh từ vụ trước vàtạo môi trường nuôi mới dé sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả hơn

1.1.3 Đúc kết các tài liệu nghiên cứu

Qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu, các kết quả của các nghiên cứu đượctổng hợp như sau:

Bảng 1.1 Đúc kết các tài liệu nghiên cứu

Phương

STT Tác giả - Nghiên cứu pháp Kết quả chính

Olaoye và cộng sự (2014) - Kha năng sinh lời, Tỷ lệ chi

So sánh lợi ích kinh tế củaao Phântích phí lợi ích và Tỷ lệ cơ cấu chi

1 cá đất và bê bê tông trong lợi ích chỉ phi của mô hình ao đất caocác doanh nghiệp thủy san tại phí hơn mô hình bê bê tông

bang Oyo, Nigeria

- Ty lệ lợi ich-chi phi là 1,8

- Phan tích (có lãi)lợi ích chỉ _ - Tuổi của nông dân, trình độMaaruf và cộng sự (2020) - phí học van và kinh nghiệm nuôi

2 _ Phân tích kinh tế nuôi cá ở - Hàm sản ca, quy mô và số lượng ao,khu vực phía Bac Iraq xuất tổng số cá giống thả, tuổi ao,

Cobb- thời điểm thả cá có tác độngDouglas đến năng suất của các trang

trại nuôi cá.

- Phân tích - Lợi nhuận ròng trên mỗi chuAhmadu và cộng sự (2021)- loiichchi kỳ sản xuất 120.000 NGN

Kha năng sinh lời và hiệu phí - Mật độ nuôi, chi phí lao

3 quả lợi nhuận của hoạtđộng - Hàmsản động, Thời gian nuôi, Kinh

sản xuất cá da trơn ở Edo xuất nghiệm có ảnh hưởng tích cựcSouth, Nigeria Cobb- đến năng suất của các nhà sản

Douglas xuất cá

4 Võ Thi Thuy (2010) - Hiéu Ham san Giống, thức ăn tươi, thức ănquả kinh tê nuôi cá rô phi xuât công nghiệp, lao động có ảnh

Trang 22

STT Tác gid - Nghiên cứu Kết quả chính3 5 pháp q

đơn tính tại huyện Diễn Châu Cobb- hưởng tới năng suất của các

- tỉnh Nghệ An Douglas hộ gia đình nuôi cá rô phi

Lao động và trình độ lao

$ ¬ l ¬ động, yếu tố đầu vào cho hộTrân Thị Tình (2011)- Phát Hàm sản AD gc ee

a ed ¬ h nuôi trông thủy sản, về giá cả

5 triên nuôi trông thủy sản ở xuât dude sân, xử cần xŠsốn win

huyện Ninh Hòa, tinh Khánh Cobb a lược

-` đê ứng dụng khoa học kỹ

Hòa Douglas an VY n „ TH,

thuật có tô ảnh hưởng tới hiệu

quả kinh tế của các hộ nuôiKhôi lượng thức ăn, chi phíLâm Thị Mỹ Lan (2019) - : , thú y, kinh nghiệm nuôi, diện

or os » ⁄ Hàm sản , ta dự va

Phan tich hiéu qua san xuat F tích ao, việc xử lý ao nuôi,

A HA Aai pA x xuat VÀ ` he ack

6 mô hình nuôi tôm thâm canh Cobb việc tham gia tập huan va chat

tai cac huyén ven bién tinh lượng con giống có anh

Lay Douglas „ NÓ Ta Lon aeTra Vinh hưởng dén năng suât mô hình

nuôi tôm thâm canhTrình độ kinh nghiệm, số lao

Lê Ngọc Danh và cộng sự ¬ ˆ “ne 4A bự Ác Ä x8

or " , Hàm sản động, mật độ thả tôm, sô lân

(2021) - Phân tích hiệu quả F ; 55 So 5

„ - X xuât thả cua và tỷ lệ cua Y trên

7 sản xuât mô hình nuôi cua - R , a

ˆ l l 5 Cobb- tông san lượng cua có anh

tôm quảng canh vùng dong : Ấn

aan „ Douglas hưởng đên năng suât mô hình băng sông Cửu Long ae : ;

nuôi cua - tôm quảng canh.

Hoàng Thị Ngọc Hà (2023)

đã nghiên cứu các yếu tô ảnh ¬

¬ 4a , —z, Ham san ¬ Tự CÀ

hưởng dén hiệu quả san xuât xuẾt Chi phí thức ăn, chi phí công

8 cua mô hình nuôi trồng thủy Cobb lao động, mật độ thả tôm, mật

sản xen ghép tại xã Phú độ thả cua và mật độ thả cá

Douglas

Xuân, huyện Phú Vang, tinh

Thừa Thiên Huế

Nguôn: Tác giả tổng hợp, 2023Qua nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu trước đây đánh giá hiệu quả sản xuấtcủa mô hình nuôi trồng thủy sản thông qua lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận trên chi phí;

tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã sử dụng hàm

Cobb-Douglas dé phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng với các biến ảnh

10

Trang 23

hưởng gồm: Thể tích nuôi, Thức ăn, Công lao động, Số lần tập huấn, Kinh nghiệm

sản xuất, Mật độ thả, Ty lệ sống Đây là căn cứ quan trọng đề tài kế thừa và thực hiện.1.2 Tổng quan dia bàn nghiên cứu

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang; Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau, Bạc

11

Trang 24

Liêu; phía Tây Nam là biển với khoảng 150 hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dai hơn 200km; giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Malaysia, Inđônêxia; phía Bắc giápCampuchia, với đường biên giới trên đất liền dai 56,8 km.

Kiên Giang có bờ biên dài, là cửa ngõ tới các nước Đông Nam A của tinh cũng

như toàn vùng ĐBSCL; với nhiều đảo, thềm lục địa và lãnh hải lớn, là điều kiện thuận

lợi dé phát triển kinh tế biển - đảo và giao lưu với các nước trong khu vực, nhất làphát triển mạnh mẽ ngành thủy sản và đây mạnh xuất nhập khẩu Bên cạnh đó, tỉnhKiên Giang tiếp giáp với bién Tây, với chiều dai bờ biển hơn 200km nên Kiên Giang

là một trong những tỉnh chịu anh hưởng nặng nề nhất của Biến đồi khí hậu, nước bién

dâng.

1.2.1.2 Khí hậu

Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, vớinhững đặc trưng chính như: nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình từ 27,5 - 27,7°C,tổng tích ôn khoảng 9.800-10.075°C), năng lượng bức xạ dồi dao (khoản 154 - 160Keal/em?/nam) Nắng nhiều (trung bình 6,4 giờ/ngày, tháng nắng nhiều nhất là tháng

4 với 7-8 giờ/ngày, tháng nang ít là tháng 9 và tháng 11 với 4,6-5,3 gid/ngay) Ít cóthiên tai về khí hậu so với các vùng khác trong cả nước, rất thuận lợi cho thâm canhtăng vụ và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi

1.2.1.3 Tài nguyên biển

- Vùng biển Kiên Giang được xác định là ngư trường giàu tiềm năng của cả nước,tạo cho Kiên Giang có thé mạnh nồi bật về phát triển kinh tế biển Ngư trường đánh bắt

rộng 63.290km”, trong đó diện tích ngư trường ở độ sâu dưới 20m là 15.440 km’, ở độ sâu 20 - 50 m là 33.960 km”, ở độ sâu > 50 m là 13.880 km”.

- Vùng biển Kiên Giang có nguồn thủy sản đa dạng và phong phú, với trữ lượng

khoảng 464.600tan; chiếm tới 29,0% trữ lượng hải sản vùng Nam Bộ, khả năng khai

thác cho phép khoảng 208.400tan, chiếm 44,0% trữ lượng

- Khả năng cho phép khai thác tôm khoảng 19.000 tân/năm Ngoài ra, vùngbiên Kiên Giang còn có nhiêu đặc sản quý như đôi môi, hải sâm, sò huyệt, rau câu

12

Trang 25

1.2.2 Tình hình kinh tế, xã hội

Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2022 (theo giá hiện hành) đạtgần 116.042 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 66,24 triệu đồng, tương đương

với 2.801 USD Co cấu nền kinh tế tiếp tục chuyên dịch theo định hướng tăng dan tỷ

trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp Năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủysản chiếm tỷ trọng 38,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,58%; khuvực dịch vụ chiếm 36,13%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản pham chiém 5,02% (co cau

tương ứng năm 2021 là: 41,09%; 18,98%; 34,79%; 5,14%) (Cục Thống kê tinh Kiên

Giang, 2023).

Thu, chỉ ngần sách Nha nước

Tổng thu ngân sách nhà nước địa phương năm 2022 đạt 21.978,94 tỷ đồng,tăng 1,31% so với năm 2021 Trong đó: Thu nội địa 11.740,86 ty đồng, tăng 2,19%,chiếm 53,42% trên tổng thu cân đối ngân sách nhà nước của tỉnh Tổng chỉ ngân sáchđịa phương năm 2022 ước đạt 35.482,95 tỷ đồng, tăng 12,82% so với năm 2021 (CụcThống kê tỉnh Kiên Giang, 2023)

Tinh hình hoạt động của doanh nghiệp

Tính đến cuối năm 2022, số doanh nghiệp đang hoạt động theo đăng ký kinhdoanh là 11.296 doanh nghiệp, so với năm 2021 tăng 630 doanh nghiệp (tăng 5,91%).

Số doanh nghiệp gia nhập thị trường có xu hướng tăng hơn năm trước: số đoanhnghiệp được thành lập mới trong năm là 1.700 doanh nghiệp, tăng 382 doanh nghiệp

so với năm trước; số doanh nghiệp giải thể, thu hồi giấy phép là 1.070 doanh nghiệp,tăng 192 doanh nghiệp so với năm trước Phần lớn các doanh nghiệp giải thể là doanhnghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động không hiệu quả, không thích ứng được trước những

cú sốc của thị trường (Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, 2023)

Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành, lĩnh vực

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Diện tích gieo trồng lúa năm 2022 là 699.699 ha, đạt 99,29% kế hoạch, giảm2,24% (giảm 16.001 ha) so với năm 2021 Năng suất gieo trồng ước đạt 6,30 tan/ha,

13

Trang 26

sản lượng thu hoạch là 4.405.405 tấn (giảm 111.154 tan), giảm 2,46% so với nămtrước Tổng sản lượng thủy sản đạt 844.406 tấn, giảm 1,43% (giảm 12.245 tấn) sovới năm 2021 Trong đó sản lượng khai thác 523.929 tan, giảm 7,39% (giảm 41.802tan) so với năm 2021 Sản lượng nuôi trồng 2022 ước đạt 320.477 tan, tăng 10,16%

(tăng 29.557 tan) so với năm 2021 (Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, 2023)

- Sản xuất công nghiệp

San xuất công nghiệp trên địa bàn tinh năm 2022 đạt mức tăng trưởng khá cao,các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang được triển khai mạnh mẽ, hiệp địnhthương mại tự do giữa Việt Nam và châu Âu (EVFTA), hiệp định đối tác kinh tế toàndiện khu vực (RCEP) đang đem đến nhiều cơ hội cho sản xuất và xuất khẩu Hầu hếtcác sản phâm công nghiệp đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ, cả năm 2022, giátrị sản xuất (theo giá so sánh 2010) toàn ngành công nghiệp đạt và vượt kế hoạch trên5%, tăng trên 13% so với năm 2021.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 tăng 17,91% so với cùng kỳ năm

2021, trong đó ngành khai khoáng tăng 16,97%; ngành chế biến, chế tạo tăng 18,34%;

ngành sản xuất và phân phối điện, nước nóng, khí đốt tăng 16,76%; ngành cung cấp

nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 2,55% (Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang,2023).

- Thương mại, dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2022 đạttrên 115.768 tỷ đồng, tăng 21,13% so với năm 2021, trong đó tông mức bán lẻ hànghóa đạt 70.278,92 tỷ đồng, tăng 14,60% so với năm 2021; doanh thu dịch vụ lưu trú

và ăn uống đạt 18.315,11 ty đồng, tăng 68,34% so với năm 2021 (Cục Thống kê tinh

Kiên Giang, 2023).

Tình hình xã hội

- Dân số, lao động và việc làm

Dân số trung bình năm 2022 của tỉnh là 1.751.758 người, giảm 563 người,

(giảm 0,032%) so với năm 2021, bao gồm dân số thành thị 520.462 người, chiếm

14

Trang 27

29,71%; dân số nông thôn 1.231.296 người, chiếm 70,29%; dân số giới tính nam896.337 người, chiếm 51,17%; dân số giới tinh nữ 855.421 người, chiếm 48,83%.

Lực lượng lao động từ 15 tuôi trở lên năm 2022 là 929.786 người, tăng 12.165

người so với năm 2021, bao gồm: Lao động nam 550.764 người, chiếm 59,24%; laođộng nữ 379.022 người, chiếm 40,76% Xét theo khu vực, lực lượng lao động từ 15

tuổi trở lên khu vực thành thị là 268.423 người, chiếm 28,87%; khu vực nông thôn661.363 người, chiếm 71,13% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuôi ước tínhnăm 2022 là 2,82% (Năm 2021 là 4,52%), trong đó khu vực thành thị 1,57% (năm

2021 là 4,44%); khu vực nông thôn 3,33% (năm 2021 là 4,55%) (Cục Thống kê tỉnhKiên Giang, 2023).

- Tình hình Giáo dục

Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có 639 trường học, giảm 07 trường (trong đómam non tăng 01 trường: giáo dục phổ thông giảm 08 trường) và 01 trung tâm giáodục thường xuyên Nguyên nhân giảm trường là do thực hiện sắp xếp lại các đơn vị

sự nghiệp giáo dục công lập theo hướng tăng quy mô, giảm điểm lẻ Toàn tỉnh hiện

có 318/611 cơ sở giáo dục công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 52,05%, vượt 0,05%

so với chỉ tiêu đề ra (Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, 2023)

1.2.3 Tình hình nuôi cá lồng bè tại Kiên Giang

Kiên Giang có những lợi thế rất cơ bản về tự nhiên và xã hội vượt trội hơn cáctinh ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long về phát triển nuôi biển Bờ biển dai hơn

200 km, ngư trường rộng lớn với hơn 140 hòn đảo, trong đó 43 đảo có cư dân sinhsống là điều kiện tự nhiên tốt, lợi thé dé Kiên Giang phát triển mạnh nghề nuôi biển

Ngoài việc đầu tư phát triển nuôi cá bớp lồng bè trên biển truyền thống, hiện nay,

Kiên Giang cần chuyên đổi phương thức canh tác biển, hướng đến những mô hìnhnuôi biển ứng dụng công nghệ cao Theo hướng đó, phát triển nuôi cá biển trong lồng

bè công nghiệp, với những đối tượng nuôi là những loài có giá trị kinh tế cao như: cá

bớp, cá song vua, cá song chấm nâu, cá song da báo, cá song hồ, cá chim vây ngăn,

cá chim vây dài, cá vược, cá hồng vân bạc, cá hồng mỹ, cá giò, cá cam và một số đối

tượng khác Tỉnh Kiên Giang cần quy hoạch và có chính sách thu hút đầu tư phát

15

Trang 28

triển nuôi cá biển trong lồng bè công nghiệp hợp lý dé tao dựng một ngành nuôi biểnhiện đại, đứng đầu cả nước Ngoài ra, trong phát triển nuôi biển ở Kiên Giang còn cólợi thế nuôi và chế tác ngọc trai, nuôi nhuyễn thé hai mảnh vỏ, trồng và chế biến rong

biển, nuôi và chế biến hải sâm, nuôi cầu gai Tỉnh cần thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp

hợp tác với các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ phát triển các chuỗi giá trị nuôibiển hoàn chỉnh với việc ưu tiên áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến bảo damcho phát triển bền vững, hiệu quả

Tính đến cuối năm 2022 toàn tỉnh đã có gần 3.800 lồng bè nuôi cá các loại trênbiển thu hoạch đạt sản lượng trên 3.800 tan chủ yếu thả nuôi các loại cá mu, cá bớp

tập trung chủ yếu trên vùng biển Phú Quốc và đảo Nam Du thuộc huyện Kiên Hải

.Mô hình nuôi cá bớp trong lòng bè trên biển được người dân chọn nuôi nhiều nhất

so với các loại khác như cá bóng mú, bóng cọp, bóng sao và chim trắng Hiện nay

ngành nông nghiệp Kiên Giang đã nhân tạo thành công con giống cá bớp đề phục vụcho ngư dân nuôi trên các huyện đảo Dé không bị động nguồn con giống nhất là cábớp người dân đã sử dụng con giống sinh sản nhân tạo đa phần nuôi đã đem lại hiệuquả cao.

Tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nuôi cá bớp lồng bètrên cơ sở thực hiện chính sách giao khoán, cho thuê mặt nước biển 6n định, lâu daikết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến

dé tăng năng suất, sản lượng và giảm thiêu rủi ro, dich bệnh Cùng với đó, tỉnh triểnkhai thực hiện dự án đồng quản lý nuôi cá bớp lồng bè ở xã An Sơn (Kiên Hải); môhình phát triển bền vững nghề nuôi cá mú, cá bớp trong lồng bè trên vùng biển quanđảo Nam Du Mặt khác, theo định hướng phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ caođến năm 2030 nhiều nhà khoa học chuyên ngành nhận định tiềm năng phát triển nuôibiển ở Kiên Giang rất lớn, thuận lợi và khuyến cáo tỉnh đầu tư khai thác lĩnh vực kinh

tế này trong chiến lược phát triển kinh tế biên

1.3 Kỹ thuật nuôi cá bớp lồng bè

Cá bớp là loài sống ở nước lợ, có tốc độ sinh trưởng khá nhanh Hiện loài cánày có giá trên thị trường khá cao mà sản lượng trong tự nhiên lại có hạn nên gần đây

16

Trang 29

nhiều địa phương đã tìm cách nuôi loài cá bớp thương phẩm này với kỹ thuật nuôi

như sau:

Chuẩn bị lồng nuôi

Với loài cá này, do có sức tốt nên có thé nuôi cả ở vùng vịnh kin gió hoặcvùng biên có sóng lớn tùy vào điều kiện bãi nuôi Hiện nay, 2 loại lồng được sử dung

phô biến trong nuôi cá bớp là lồng gỗ thường được dùng nuôi cá ở vùng vịnh kín gió

và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn có thể nuôi được ở những vùng biến hở cósóng gió lớn.

Cỡ mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo tăngtrưởng của cá Diện tích lồng bè lớn, với lồng nhựa chịu lực thường có thể tích khoảng

300m? trở lên Lồng gỗ quây sắt thường có thé tích từ 30 - 180m’

Chọn cá giống và cách thả giống cá

Cỡ giống thả khoảng từ 70 đến 75 ngày tuôi, chiều dài cá đạt 10cm đến 12cm,

khối lượng trung bình 12g Cần chọn cá giống đều cỡ, khỏe mạnh , không xây xát và

mang bệnh.

Do cá bớp có tốc độ sinh trưởng nhanh, khi thu hoạch, cá thịt đạt trung bình5kg/con nên mật độ thả nuôi ban đầu cần đừng ở mức 5-6 con/m:

17

Trang 30

Trước khi thả cá cần tắm cá qua 5 - 10 phút kết hợp với sục khí để loại mầm

bệnh ký sinh trên cá, hoặc tắm thuốc tím nồng độ 5 ppm trong thời gian 15 - 20 phút

Nên thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất

Thức ăn cho cá

Thức ăn có thê là cá tạp hay thức ăn công nghiệp Khi cho cá bớp ăn cá tạpthì cần phải dùng cá tươi Mỗi ngày cho ăn 1 lần vào buổi sáng, lưu ý cho cá ăn no

Hệ số thức ăn phù hợp dao động từ 8-10kg cá tap/Ikg cá thịt

Thức ăn công nghiệp sử dụng cho cá ăn nên loại chọn chất lượng tốt Cho cá

bớp ăn ngày 2 lần, sáng và chiều, với khẩu phan ăn từ 1,5 đến 2% khối lượng cá/ngày

Hệ số thức ăn dao động từ 1,5 đến 1,8 cho 1 kg tăng trọng

Quản lý lồng nuôi

Trong quá trình nuôi cá bớp cần theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh của cá

dé kịp thời xử lý Dinh kỳ vệ sinh và thay lưới lồng 2 đến 3 tháng/lần là việc làm đảmbảo độ thông thoáng cho lồng nuôi Định kỳ kiểm tra và sửa chữa, thay thé các bộphận lồng nuôi như phao, khung, dây neo, lưới

Hàng tháng xác định tăng trưởng của cá bằng cách đo chiều dài và khối lượng

cá, từ đó xác định được khối lượng đàn cá trong lồng đề điều chỉnh lượng thức ăn

cho hợp lý.

18

Trang 31

- Sử dụng cá tạp tươi, thức ăn hỗn hợp có chất lượng tốt.

- Dinh ky 2 tháng tắm cho cá một lần bằng dung dịch thuốc tím (KMNOs)nồng độ 5 ppm trong thời gian 15 - 20 phút

- Khi phát hiện cá bệnh, cần nuôi cách ly, xác định rõ bệnh và có biện phápchữa trị phù hợp Nếu cá chết phải vớt lên và xử lý tiệt trùng, không vút ra vùng nuôinhằm tránh lây lan bệnh

Thu hoạch

Cỡ cá thu hoạch tốt nhất từ 5-10kg Trong quá trình nuôi, khi cá đạt cỡ thương

phẩm có thé thu tia dé bán dan và nên thu hoạch và bán hết khi có đầu ra dé quay

vòng chu kỳ nuôi mới.

1.4 Kinh nghiệm nuôi cá lồng bè trên thế giới

Theo Tacon và Halwart (2007), lồng nuôi trong vùng nước lợ và ven biển ởchâu A phát triển trong những năm gan đây, được bat dau tại Nhật Bản Người ta ướctính rằng hơn 95% cá biển được nuôi trong lồng Nuôi lồng biển ở châu Á không phải

là phô biến, lồng nuôi nước lợ và mặn ở châu Á cũng đa dạng, với nhiều loài đượcnuôi với mật độ thay đồi Lồng nuôi chiếm ưu thé nhất trong khu vực Đông và ĐôngNam Á, nhưng không phải trong các quốc gia Nam Á Các loài chính được nuôi trong

vùng nước lg là cá chém (Lates calcarifer) và cá măng (Chanos chanos).

Hầu như tất cả các lồng nuôi của loài này là dựa trên các trại giống sản xuất

cá bột và sử dụng thức ăn viên Trong nuôi lồng biển ven bờ, ngoài các loài nuôitruyền thống như amberjacks (Seriola spp) và cá hồng (Lutjanus spp), ở Đông Nam

A, cá nuôi lồng phổ biến như cá mu (Epiephelus spp) va cá giò (Rachycentron

19

Trang 32

canadum), trước đây đặc biệt dé phuc vu cho nha hang Mot sé lồng nuôi ở châu Ávẫn còn phụ thuộc vào giống tự nhiên, đặc biệt là đối với cá mú (Tacon và Halwart,2007).

Các nước Đông Nam Á bao gồm Brunei, Myanmar, Thái Lan, Malaysia,Singapore, Philippines, Indonesia, Campuchia và Việt Nam là những nhà nuôi cá biểnquan trong (De Silva và Phillips, 2007).

Myanmar: nuôi lồng lưới được thực hiện trong các khu vực ven biển phíaNam và phía Tây Myanmar (quan đảo Myeik và thị tran GWA) Khoảng 20 loài cá

mu được tìm thay trong vùng biên của Myanmar, nhưng cho đến nay chỉ có bốn loài

được nuôi Myanmar ban hành chính sách đăng ký NTTS, rất có tác dụng loại trừ tính

tự phát trong ngành NTTS, duy trì sự phát triển có quản lý của ngành này Tuy vậy,

nông dân Myanmar chỉ được thuê đất để NTTS trong thời hạn từng 3 năm, quá ngắn

để đầu tư Về phương diện này, chính sách của Việt Nam, với thời hạn cho thuê từ

20 đến 50 năm tỏ ra tích cực hơn nhiều

Thái Lan: Cá chém và cá mt (chủ yếu là E coioides) đóng góp khoảng 99%

cá biển nuôi ở Thái Lan Trong năm 2004, cá chém chiếm khoảng 85% tổng sanlượng (14.550 tan), trong khi ca mu chiém 14% (2.395 tan) Cá chẽm được sản xuấtchủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khâu đến Singapore và Malaysiabằng đường bộ Cá chém được nuôi trong nước biển, nước lợ và nước ngọt, trong khi

cá mu được nuôi chủ yếu ở biển Về nuôi cá biển, nông dân thích nuôi cá mu đo giábán cao hơn Thái Lan đã tập trung điều chỉnh kích cỡ lồng nuôi, ưu tiên thành lậpmột trung tâm nuôi trồng thuỷ sản tại Phuket dé sản xuất con giống hàng loạt Ngoài

ra cũng đã nghiên cứu các loại bệnh và kí sinh trùng thường thấy ở cá giò, những biện

20

Trang 33

6-12 tháng tùy thuộc vào loài Malaysia thực hiện thành công chính sách tín dụngkhông cần thé chấp đối với các hộ sản xuất thủy sản nhỏ.

Indonesia: Indonesia là nước sản xuất cá bién lớn nhất ở Đông Nam A vànước có nhiều tiềm năng phát triển Các nhóm loài nuôi chính là cá chém, cá măng,

cá mú và cá hồng Quốc gia này tăng cường luật và hệ thống thanh tra viên để cải

thiện chất lượng giống do các cơ sở tư nhân sản xuất Indonesia cũng đã thúc đâynghiên cứu sử dụng nguyên liệu tại chỗ trong sản xuất thức ăn nuôi thủy sản nhằmthay thế nguyên liệu bột cá nhập khẩu

Philippines: Năm 2004, sản lượng cá nuôi lồng đạt được 14.294,42 tan Các

loài được nuôi bao gồm cá măng, cá mu và các loài cá khác Cá măng là một đối

tượng nuôi quan trọng ở Philippines Nuôi nước ngọt đạt khoảng 10% sản lượng cámăng Trong khi đó, nuôi cá nước lợ chiếm cao nhất (77,4%) do tăng mật độ nuôi và

mở rộng hoạt động, trong khi nuôi lồng biển va đăng quang đóng góp 12,6% và có

xu hướng gia tăng những năm gần đây Quốc gia này cũng quan tâm tới sản xuất vànâng cao chất lượng giống thủy sản nuôi, thúc day cải tạo các dòng vật nuôi bang

cách huy động sự tham gia của các trường dai học, ngoài ra, cũng đã có chính sách

trợ giá con giống cho hộ nông dân nghèo nhỏ lẻ

Singapore: Singapore có một ngành công nghiệp nuôi cá biển nhỏ, cung cấp

chủ yêu là cá tươi sống cho thị trường nội địa Tổng sản lượng nuôi cá nước lợ và cá

biển là 2.366 tan, phần lớn (2.308 tan) là cá biển Hầu hết cá biển được sản xuất tronglồng, chỉ có một lượng nhỏ được nuôi trong ao nước lợ Quốc gia này có chính sáchthu hút đầu tư nước ngoài vào NTTS như áp dụng giảm các loại thuế như thu nhập,

sử dụng đất, doanh thu và nhập khẩu cho các nhà đầu tư

Tóm lại, các nước trong khu vực đều quan tâm tới chính sách cho thuê đấtNTTS, sản xuất và nâng cao chất lượng giống thủy sản nuôi, khuyến khích phát triểnsản xuất giống bằng các nguồn dau tư trong và ngoài nước, cấp tín dụng ưu đãi, hoặcmiễn giảm thuế Miễn giảm thuế nhập khâu nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sảnnuôi lồng biển nhằm dé hạ giá thức ăn trong nước - chi phí lớn nhất trong NTTS

21

Trang 34

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Nuôi trồng thủy sản

Ngành thuỷ sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất phát

điểm là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Thời kỳ đầu đánh bắt thuỷ sản đượccoi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ sản Vì vậy, ở thời điểm

đó NTTS chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạo nguồn lực vàđảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loài thuỷ sản Những thập kỷ gần đây,khi sản phẩm thuỷ sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt vì đánhbat quá mức trong điều kiện nguồn lực có hạn thì NTTS ngày càng phát triển và trởnên quan trọng (Lê Xuân Sinh, 2005) Chính vì thế ngành NTTS được nhìn nhận trênnhiều quan điểm khác nhau:

NTTS là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, táitạo, và phát triển nguôn lợi thủy sản, các sản pham thủy sản được cung cấp cho cáchoạt động tiêu dùng và ché biến xuất khâu Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiềuloại hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển củakhoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NTTS (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết

Trung, 2005) Trong khi đó, các nhà kinh tế học lại cho rằng NTTS là một hoạt động

sản xuất tạo ra nguyên liệu thủy sản cho quá trình tiêu dùng sản phẩm hoạt động xuấtkhẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005) Bên cạnh

đó, các nhà sinh học nhận định rằng NTTS là hoạt động tao ra các điều kiện sinh tháiphù hợp với sự trưởng thành và phát triển của các loại thủy sản để thúc đây chúngphát triển qua các giai đoạn của vòng đời (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung,2005).

22

Trang 35

Nuôi trồng thủy sản được Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) xem là tô hợpcủa 3 yếu tố: (i) Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản; (ii) Quá trìnhphát triển của các đối tượng này chịu sự can thiệp của con người và (iii) Phải đượcthu hoạch bởi một cá nhân hay một tập thé người lao động Như vậy, nếu một côngviệc có liên quan tới đối tượng cá tôm cua (hay sản phẩm thủy sản nói chung) màkhông hội tụ cả 3 yếu tổ trên đây thì không được xem là nuôi trồng thủy sản Nhưvậy trên quan điểm này thì NTTS là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vậtthủy sinh như nhuyễn thé, giáp xác, thực vật thủy sinh quá trình nay bắt đầu từ khithả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong (Lê Xuân Sinh, 2005).

Nuôi trồng thủy san là hoạt động sản xuất lay đối tượng tác động là những sinhvật sông trong nước dé tạo ra sản phẩm phục vụ con người Nuôi trồng thủy sản bao

gồm: nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi trồng hải sản và bảo vệ và phát triển nguồn

lợi thủy sản (Phạm Minh Thành, 2002).

Theo Ngô Văn Thạo (2006) thì tổ chức hoạt động nuôi trồng thủy sản là mộthình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, đa số được hình thành vàphát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ, cơ bản sản xuất sản phẩm hàng hoá

Theo Lê Xuân Sinh (2005) NTTS là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợpgiữa tài nguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ao hồ, ruộngtrũng, sông cụt, đầm phá, khí hậu ) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu là cá,tôm và các thủy sản khác ) có sự tham gia trực tiếp của con người Hoạt động này ởViệt Nam bao gồm nuôi, trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn vớicác hình thức nuôi chủ yếu là:

Nuôi theo phương pháp thâm canh (TC), bán thâm canh (BTC), quảng canh

(QC) và quảng canh cải tiến (QCCT);

Nuôi trong lồng bè trên mặt nước biên, sông, đầm, ven biển;

Nuôi nhuyễn thé;

Nuôi thủy sản ao hồ, dia, ham;

Nuôi thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa;

Trồng rong biển

23

Trang 36

Nuôi trồng thủy sản là quá trình hoạt động liên quan đến các vấn đề sinh học.Quá trình sản xuất liên quan đến việc sử dụng các nguồn lợi ở nước, lao động và quản

lý để tạo ra các sản phẩm thủy sản có thể sử dụng được (Nguyễn Minh Đức, 2008).Trong quá trình sản xuất, các nhà sinh học thường quan tâm đến sản lượng khi các

yếu đầu vào như thức ăn, con giống, quản ly chất lượng nước thay đối Trong khi

đó, các nhà kinh tế quan tâm đến cả hai sản lượng và hiệu quả đầu tư cho sản xuất

2.1.2 Nuôi cá bớp lồng bè

Hiện nay chưa có khái niệm cụ thé về nuôi cá bớp lồng bè, tuy nhiên, có théhiểu rằng nuôi cá bớp lồng bẻ là hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các hồ, sông (nướcngọt) hoặc trên biển (nước mặn) với việc thiết kế và xây dung lồng bè cố định ở mộtkhu vực nuôi, cá sẽ sinh sống và phát triển trong lồng bè

Ưu điểm của mô hình nuôi cá bớp lồng bè:

Cá dé chăm sóc; tự do lựa chọn loại cá nuôi; nuôi được mật độ cao, ít tốn diện

tích; thức ăn cho cá đa dạng và nguồn nước ít ô nhiễm, cá sống khá ồn định; Mô hìnhnuôi cá bè đem lại năng suất cũng như chất lượng cá cao, thịt ngon, san chắc và giá

bán cao hơn các loại cá khác.

Bên cạnh đó, mô hình nuôi cá bớp lồng bè có nhược điểm sau: Phụ thuộc quá

lớn vào môi trường nước biển, sông, hồ nơi đặt lồng nuôi, khi biến động môi trườngnước lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi thậm chí cá chết đồng loạt là không tránhkhỏi, do vậy, cần dam bảo ồn định môi trường nước khu vực nuôi

2.1.3 Hiệu quả kinh tế nuôi cá bớp lồng bè

Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm

trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền

vốn) dé đạt được mục tiêu xác định (Trương Hòa Binh và Võ Thị Tuyết, 2005) Từkhái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trùhiệu quả kinh tế như sau:

H =K/CVới H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K làkết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chỉ phí toàn bộ đề đạt

24

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:52

w