Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng có hiệu quả cao được dựa trên cơ sở các kiểu sử dụng đất hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường Nguyễn Khắc Việt Ba và cs., 2016.. - Hiệu quả kin
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH
% % %% %% % %%%% % %%%
TRAN VAN MINH
THUC TRANG VA GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA
SU DUNG DAT NONG NGHIEP HUYEN CAI BE,
TINH TIEN GIANG
LUAN VAN THAC Si QUAN LY DAT DAI
Thành phố Hồ Chi Minh, thang 04/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH
% % %% %% % %%%% % %%%
TRAN VAN MINH
THUC TRANG VA GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA
SU DUNG DAT NONG NGHIEP HUYEN CAI BE,
TINH TIEN GIANG
Chuyénnganh : Quan lý Đất đaiMãsốngành : 60.85.01.03
LUẬN VAN THAC SĨ QUAN LY DAT DAI
Hướng dan Khoa học:
TS NGUYEN VAN TAN
TS HUYNH THANH HIEN
Thành phố Hồ Chi MinhTháng 04/2024
Trang 3THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ SỬ
DỤNG ĐÁT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CÁI BÈ,
TINH TIEN GIANG
TRAN VAN MINH
Hội dong chấm luận văn:
1 Chủ tịch: PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
2 Thư ký: TS NGUYÊN THỊ BÍCH PHƯỢNG
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3 Ủy viên: TS ĐÀO THỊ GỌN
Hội Khoa Học Dat
Trang 4LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và Tên: TRAN VAN MINH, sinh ngày 14 tháng 02 năm 1970
Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phố thông Thủ Đức, năm 1988
Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế vận tải, hệ chính quy tại Trường Đại họcGiao thông vận tải năm 1994
Quá trình Công tác:
Từ tháng, năm
đên tháng, năm
Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn
thé, tố chức xã hội) kế cả thời gian được đào tạo, boi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ,
Từ tháng 02/1995 | Nhân viên Trạm Quản lý đường sông Phú An, Doan Quản lý đường
đến tháng 8/1995 | sông số 10
Từ tháng 9/1995 | Nhân viên Phòng K é hoạch - Kỹ thuật thuộc Đoạn QLDS số 10
đến tháng 01/2001 Ủy viên thường vụ BCH Doan Chi cục Đường sông phía Nam
Re an i h Phụ trách Phòng Kế toán Đội Cơ khí công trình, Đoạn QLDS số 10.
Từ tháng 6/2001 | Trưởng phòng Kế toán - Tài chính, Cảng vụ Đường thủy nội địa
Năm 2021 theo học Cao học ngành Quản lý đất đai tại Trường Đại học Nông
Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực va chưa từng được ai công bô trongbất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trần Văn Minh
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đãnhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn từ cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia đình, ban
bè và đồng nghiệp Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Quý thầy, cô và những cán bộ quản lý ở Khoa Quản lý đất đai, phòng SauĐại học, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
- TS Nguyễn Văn Tân, TS Huỳnh Thanh Hiền, người trực tiếp giảng dạy vahướng dẫn khoa học trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp này
- Quý đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất đề tôi hoàn thành đề tài nghiêncứu này.
- Đặc biệt, gia đình đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quátrình học tập và nghiên cứu.
Tp Hô Chi Minh, tháng 02 năm 2024
Trần Văn Minh
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệptrên địa bàn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện tại huyện Cái Bè với
mục tiêu đánh giá thực trạng từ đó đề xuất giải pháp pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cái Bè Trong quá trình nghiên cứu, dé tài sửdụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, tham van chuyên gia, tong hợp,phân tích dữ liệu, phương pháp ban đồ, đánh giá thích nghi đất đai và phân tích đatiêu chí (MCA) Kết quả nghiên cứu thu được như sau:
Huyện Cái Bè có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tương đối thuận lợi phát
triển kinh tế nông nghiêp, từ đó từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp huyện Cái Bè chiếm 80.95% diện tích tự nhiên với33.704,16ha, trong đó, diện tích trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ cao với 16.860,89ha,chiếm 50,03% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện Trên địa bàn huyện Cái Bè hiệntại có 39 hệ thống sử dụng đất, với 9 loại hình sử dụng đất được lựa chọn đề đánh giáthích nghỉ đất đai
Các hệ thống sử dụng đất có tưới trên các vùng đất phù sa được bồi, đất phù
sa đang phát triển có tầng loang lỗ đỏ vàng đều có tổng thu nhập và lãi thuần cao vàrất cao Trong đó rau màu, cây ăn quả đặc biệt là Bưởi có thu nhập rất cao, lãi thuần
và tỷ xuất lãi gấp 2-3 lần thậm chí hơn 4 lần các loại hình trồng lúa 2-3 vụ Các loạihình này đòi hỏi vốn lớn và kỹ thuật canh tác cao Huyện Cái Bè có 45 LMU Ứngdung mô hình tích hợp GIS va ALES để đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên (FAO1976), kết quả toàn tinh có 10 vùng thích nghi tự nhiên
Đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Giải
pháp chính sách, quản lý, Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, Thị trường, Vốn
đầu tư, Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, Tăng cường cơ sở hạ tầng, Tổ chức sảnxuât và sơ chê bảo quản nông sản.
Trang 8Cai Be district has relatively favorable natural and socio-economic conditions for agricultural economic development, thereby gradually improving the efficiency
of agricultural land use.
Cai Be district's agricultural production land accounts for 80.95% of the natural area with 33,704.16 hectares, of which the area under perennial crops accounts for a high proportion with 16,860.89 hectares, accounting for 50.03% of the entire district's agricultural land area In Cai Be district, there are currently 39 land use systems, with 9 land use types selected for land adaptation assessment.
Irrigated land use systems on alluvial soils and developing alluvial soils with red and yellow variegated layers all have high and very high total income and net profit In particular, vegetables and fruit trees, especially citrus fruit trees, have very high income, net profit and profit ratio are 2-3 times or even more than 4 times higher than other types of 2-3 crop rice cultivation These types require large capital and high farming techniques Cai Be district has 45 LMUs Applying the integrated model
of GIS and ALES to evaluate natural land adaptation (FAO 1976), the result is that the whole province has 10 natural adaptation zones.
The study proposes solutions to improve the efficiency of agricultural land use: Policy solutions, management, Applying science and technology to production, Market, Investment capital, Human resource training solutions, Strengthen infrastructure, organize production and preliminary processing and preservation of agricultural products.
Trang 9MỤC LỤC
TRANG THATS (Ua các 6t21451551611603816555EK506Đ04584045091001GE.PSG4ESESNASEKGEDESESSESSUHSSSSSEESSSEUIESSEBE-E 1 15/211 6HuØá:TTHPL e-.sz iz-sgaezzzocbrEorroszzppiilaotornrSgEnirdigzjulEoin¿2ö.ÓãEph:ceaai2ErsEorriSeSitoer.zl2uE,cgisö.atfieig22xstdcgl ul
CO 77 1Chương 1 TONG QUAN - 2-2: ©2¿5222S22E22E22E221221212121211212121212121 21 2xeE 41.1 Đất, đất đai và đất nông nghiệp 2- 2 2222222E22E222122E22212212221221222 2e 41.1.1 Đất, đất đai và phân loại sử dụng đất ác c2 n2 2221212 rrererree 4I1: ŸỸưẰằẰằỶẰŸỶỲẳẳằẳờớqhưhướờớtggeaaarrtrororgrrrgrosgegarrrrge 41.1.1.2 Phân loại đất đai theo mục đích sử dụng _—_ 61.1.2 Dat nông nghiệp và quan ly dat nông nghiệp - 22 22©2252z25z22+2 71.1.2.1 Dat oi si na -:Ó 7I5 Giin]ltTnfirqerrgiilfifuusaneaesoaanroiioiliigsteGG0i9050000680020808010/00005800000/0g0 81.2 Hiệu qua sử dung đất nông nghi@p cccccccccecsseessecsssessseesssessseessseesseesssesens 91.2.1 Sử dung đất nông nghiệp phát trién bền vững trong sử dung đất nông nghiệptas ina Se eu a le lee in Sls ini 91.2.1.1 Sử dung đất nông nghiệp - 2-22 2222222122E222122122212212211221 22222 cze 91.2.1.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững - 111.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dung dat nông nghiệp -22©22+55+2c5+2 13
1.3.5.1 Hiểu | H= ~ccsecececechtdhhoc,kgM.020 g6 aHdE ònggdcErcgfE t-rt013g me00i 13
¿22 22: TCWG GARE HỘI so se si cesses czars cae enestamsisiacsics nasa scan i Somat aoe ms ae RS ca 15
Trang 101.2.2.3, Tá QOS THÔI.EƯÙH cánh nh ngồi nề 1 Gò S1 1364385315463055836541EE55L8814064219455480865388 151.2.3 Các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dung đất nông nghiệp 16
1234 Căn ott phi pi) ssoa ngienbiobisslEBiLEk4GBUASGUGESGSDEHGELISES.HSLIBDEIRSS0Q4E2301202I5G.80N3tguae 181.3 Tình hình nghiên cứu có liên quan trên thé giới và trong nước - 18
1.3.2), TRONS MOC scaccesmcxcensansccaeaeneaaamnccemenaremeammm enema 20Chương 2 NOI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP -2-©2272©2+22++txzzxsrxee 242;1, Nội dune MehiSi EU iscssesucesscancananssssnncessiencanesanesusssnans pvensaneesiuuneactanaemvam sesame 242.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội va quản lý dat đai gắn với sử dung đấtš195150i1340119211577 242.1.2 Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất Iạ19515218734011159) 57 242.1.3 Phân tích các yếu tố anh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 242.1.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dung đất nông nghiệp 242.2 Phuong phap nghién 0v 0 242.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp -:-2- z2: 242.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp -2-2-22zzzzz=sz 252.2.3 Phương pháp tham van chuyên gia c - ssescssessesesonesennssnntessnesenesesneebenctsasse 262.2.4 Phương pháp xử lý số liệu, thống kê tổng hợp -2-22222zz+zz522 262.2.5 Phương pháp sử dụng bản đồ và GIS ¿2252 2222222E22E2E2EzEzxzer 262.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qua sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 272.2.7 Phuong pháp phân tích da tiêu chi (MCA) - -5 c<<cc+cceerexee 28Chương 3 KẾT QUÁ NGHIỆN DẦU secnggennn ket he h2 nhang gU2nG5 01 0h80 003094000386 313.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý đất đai gắn với sử dụng đất nôngi01 111177 313.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhién eee eee eeeeeeeeeeeeeeeees 313.145 Tĩnh Bình ii tổ sổ THẾ cueceeseesnsnoiebneioioioinitibosteteckdi4001gg0:600633800300/305.01616068Ó 393.13: Tình Heese quad TG HE Fổ Hee nueebsnotosiebiriGiinithöSSininiSGSisgtgisgi.g050:g00010068g)2100.800 443.2 Đánh giá thực trạng và hiệu qua sử dụng đất nông nghiệp . 473.2.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiỆp eee 52 S2 E22 1£ S2 Hư, 47
Trang 113.2.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp -2¿©222222+2EE+2EE+2EE222E222zzxe2 50
3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 37
3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - 63
3.4.1 Nhóm giải pháp phân bé sử dụng đất nông nghiệp - 63
3.4.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 68
3.4.2.1 Về cơ chế chính sách, quản lý -+- 2 22+2++2++2E++E++£E++Exzzxzzzxsrxez 68 3.4.2.2 Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuắt -2-2z©2z52zz22z+2 69 BAD 8, THÍ [TỒN Pro c2 xgn t8 12G GEEEHEEGHLGHEEEREREGEIGEEEEDIEEGRIGEIGSEGSIARSSESGIEHGSGEEGRERGEEERB 70 ee 70 3.4.2,5 Gai pháp đào tạo nguồn nhân We ccc ecececeecseessesseeseecsesssessecsessseesessneeees 71 3.4.2.6 Tăng cường cơ sở hạ tang cceccccccssessessessessessessessessessesstssesstsstssessesseeseeeees 72 3.4.2.7 Tổ chức sản xuất và sơ chế bảo quản nông sản - -2 5- 12 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2- 2 222S2SE2E22E22E2252522122121212212121222 2222 2e2 73 TAI LIEU THAM 03: 75
425 5 TOV 1 |e eee ne crear CC cổ i
Trang 12DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
BTNMT ` Bộ Tài Nguyên Môi Trường
UBND : Uy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chu nghĩa
Trang 13DANH SÁCH CÁC BANG
BANG TRANG
Bảng 2.1 Các thông tin, tài liệu cần thu thập và nguồn thu thập - 25
Bảng 2.2 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - 28
Bang 3.1 Biến động sử dụng diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2015-2022 48
Bang 3.2 Các hệ thống sử dụng đất -©22©2+2222E22E2252231211211221211212122 xe 51 Bang 3.3 Phân cap đánh giá hiệu quả kinh tế (*) cc.ccccccccsccssessessessesseesessesseeseens 52 Bang 3.4 Hiệu qua kinh tế của các LUSS - sccsscssssssessesssesseessesseessessesstessesseeesestees 53 Bang 3.5 Hiệu quả xã hội của các loại hình SDD nông nghiệp - 54
Bang 3.6 Tác động môi trường của các loại hình SDD nông nghiệp 56
Bang 3.7 Xác định yếu các yêu tố ảnh hưởng đến tính bền vững 57
Bảng 3.8 Giá trị so sánh cặp các yếu tố cấp 1 của các chuyên gia - 59
Bang 3.9 Ma trận so sánh tong hợp các yếu tổ cấp 1 và trọng số các yếu tố 60
Bảng 3.10 Giá trị so sánh cặp các yếu tố cấp 2 thuộc nhóm kinh tế 60
Bang 3.11 Ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố kinh tế 2 22- 5z: 60 Bảng 3.12 Giá trị so sánh cặp các yếu tố cap 2 thuộc nhóm xã hội 61
Bang 3.13 Ma tran so sánh tong hop các yếu tố xã hội -2z=5+¿ 61 Bảng 3.14 Giá trị so sánh cặp các yếu tô cấp 2 thuộc nhóm Tự nhiên - Môi trường ee 62 Bang 3.15 Ma trận so sánh tong hợp các yếu tố Tự nhiên - Môi trường 62
Bang 3.16 Trọng số các yếu tô đánh giá bền vững huyện Cái Bè 63
Bảng 3.17 Khả năng thích nghi của các đơn vị đất đai đối với loại hình sử dụng a 66 Bang 3.18 Tổng hop kết quả đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên huyện Cái Bè 68
Trang 14AHP-GDM trong xác định trọng số các yếu tỐ . : : 2: 29
Sơ đồ vị trí huyện Cái Bè 2-©22222222212221222122212211221122112211222Xe2 31
Ban đồ đất huyện Cái Bòè ©2252 222E92E2212211232212211211212121 2e 36
Cơ cau sử dụng đất huyện Cái Bè, năm 2022 -2252-: 47Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Cái Bè, năm 2022 49Trung bình về lượng nước tưới các loại cây trỒng - 55
Ban đồ đơn vị đất dai huyện Cái Bè 222¿22222222222zcze2 64Ban đồ thích nghi đất đai tự nhiên huyện Cái Bè - 67
Trang 15MỞ DAU
1 Đặt vấn đề
Sử dụng đất nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng nông
thôn, nó tạo ra sản lượng nông sản như lương thực, thực phẩm liên quan trực tiếp tớithu nhập và đời sống của người nông dân (Nguyễn Văn Sánh, 2009; Nguyễn KimHồng, Nguyễn Thị Bé Ba, 2011) Bên cạnh đó, sử dụng đất nông nghiệp còn gópphan phát trién nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững (Đặng Kim Sơn, TranCông Thắng, 2001) Những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường thì sử dung đất nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch quan trọng tạo ra nhiềusản phẩm theo hướng hàng hoá nhằm tăng thu nhập của người nông dân (Đỗ Văn
Nhạ, Trần Thanh Toàn, Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Thị Phong Thu, 2016) và phát triểnnông nghiệp sinh thái (Vũ Thị Kim Cúc, 2014) Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
có hiệu quả cao được dựa trên cơ sở các kiểu sử dụng đất hiệu quả cả về kinh tế, xã
hội và môi trường (Nguyễn Khắc Việt Ba và cs., 2016)
Cái Bè là huyện chuyên sản xuất về nông nghiệp trồng lúa và các loại cây ăn quả,trong giai đoạn năm 2015-2022, toàn huyện đã chuyên khoảng 1.200 ha đất cây lươngthực có hạt, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm (cam, ôichanh có hiệu quả kinh tế cao hơn đất trồng lúa) hoặc hàng năm và các đất phi nôngnghiệp, trong đó chủ yếu cho cho phát triển các cơ sở hạ tầng và đất ở Song song đó,
quá trình phát triển cũng nảy sinh một số vấn dé bất cập như tình trạng ngập lụt, xâm
nhập mặn, thoái hóa đất do quá trình phèn hóa, mặn hóa, khô hạn và suy giảm dinhdưỡng trong đất nông nghiệp đang có dấu hiệu diễn ra nhanh, làm môi trường đất bị thay
đôi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu làm ảnh hưởng đến hoạt sản xuất nông
nghiệp Thêm vào đó, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao, người dân canh táctheo cảm nhận, chưa có định hướng, phân tích kỹ về thị trường nông sản, do vậy tìnhtrạng “được mùa mất giá” vẫn thường xuyên diễn ra và điệp khúc “giải cứu nông sản”vẫn thường xuyên lặp lại Do vậy, cần nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
Trang 16hiệu qua sử dụng đất nông nghiệp là cấp thiết Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Thiretrạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp đặc biệt là hiệu quả kinh tế, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đất, đất đai, đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệptại huyện Cái Bè.
- Hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động môi trường của các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp
- Đối tượng khảo sát là nông hộ trực tiếp canh tác nông nghiệp và cán bộ
chuyên môn, quản lý có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp huyện Cái Bè, phân bó
trên địa ban 24 xã và một thị tran
- Về thời gian: Các số liệu thu thập đề đánh trong khoảng 7 năm, từ năm 2015đến nay
- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tình hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp mà trọng tâm là các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính như Lúa
Trang 173 vụ, Lúa 2 vụ, Lúa 2 vụ kết hợp NTTS, Rau màu, Xoài, Nhãn, Sầu Riêng, Vú sữa,
Bưởi và hiệu quả kinh tế của chúng
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả sửdụng đất sản xuất nông nghiệp, đồng thời đề tài nghiên cứu có giá trị tham khảo cho
các nghiên cứu sau này về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có giá trị thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp,thúc đây phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao mức thu nhập cho người nôngdân trên địa bàn huyện Cái Bè cũng như các địa bàn khác có điều kiện phát triển
tương tự.
Trang 18Chương 1
TỎNG QUAN
1.1 Đất, đất đai và đất nông nghiệp
1.1.1 Đất, đất đai và phân loại sử dụng đất
1.1.1.1 Dat và dat đai
Đất như là một thực thê tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là
thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là
khác biệt với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thànhđất như khí hau, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi Các tầng trên nhất của đá khôngphụ thuộc vao dang; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biếncủa nước, không khí và một loạt các đạng hình của các sinh vật sống hay chết
Như vậy đất có nguồn gốc từ các loại đá mẹ nằm trong thiên nhiên lâu đời bị
phá hủy dần dưới tác dụng của các yếu tô lý học, hóa học va sinh học Sự khác biệt
giữa đá và đất là độ phì nhiêu
Đất đồng hành cùng con người qua các nền văn minh nông nghiệp khác nhau,
từ nông nghiệp thô sơ vào budi bình minh của loài người đến nền nông nghiệp đầy
ắp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật như ngày nay Mọi hoạt động của con ngườiđều gắn với bề mặt của đất và không gian quanh nó (Yuong A 1988)
Dat đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất dai bao
gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất
định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng dat Dat theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố
khí hau, địa hình, địa mạo, tính chất thé nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên,động vật và những biến đổi của dat do các hoạt động của con người
Về mặt đời sống - xã hội, dat dai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quýgiá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất Nông - Lâm nghiệp,
là thành phan quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa ban phân bố khu dân
Trang 19cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng Nhưng đất đai là tài
nguyên thiên nhiên có hạn về điện tích, có vị trí cô định trong không gian
Luật dat đai 1993 đã khang định “Dat dai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trườngsống, là địa ban phân bố các khu dân cư, xây dựng các công tình kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phòng” Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá
trình sản xuất và hoạt động của con người Nói cách khác, không có đất sẽ không cósản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người Do vậy, dé có thé sử dụngđúng, hợp lý và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ khái niệm về đất đai là
vô cùng cần thiết
Khái niệm day đủ và phố biến nhất hiện nay về đất đai như sau: “Đất đai làmột diện tích cụ thé của bề mặt trái đất bao gồm tat cả các cau thành của môi trườngsinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địahình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong
lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của
con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêuthoát nước, đường sá, nhà cửa )”
Đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất trong ngànhkinh tế quốc dân và hoạt động của con người
Đối với sản xuất nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò tích cực trong quá trình sảnxuất, là điều kiện vật chất, cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng của lao động, là
công cụ hay phương tiện lao động Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn liên quanchặt chẽ đến độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất
Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng
là cơ sở không gian và vị trí dé hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ tronglòng đất Quá trình sản xuất và sản phâm được tạo ra không phụ thuộc vào độ phìnhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất có sẵn trong dat
Đất dai một tu liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người, con ngườitác động vào đât đai nhăm thu được sản phâm đê phục vụ cho các nhu câu của cuộc
Trang 20song, tác động này có thê trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tinh chất của đất
đai có thé chuyên đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyên mục đích sử dụngdat, tat cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiênthành sản phẩm của lao động Trong điều kiện sản xuất tư ban chủ nghĩa, những đầu
tư vào ruộng đất có liên quan đến các quan hệ kinh tế - xã hội, trong xã hội có giaicấp, các quan hệ kinh tế - xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hộiphát sinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bảnvới công nhân Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất
nhiều, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyên nhượng và hình thành một
thị trường đất đai, lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoáđặc biệt Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến
động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư (NguyễnKhắc Thái Sơn, 2007)
1.1.1.2 Phân loại đất đai theo mục đích sử dụng đất
Theo Luật Đất đai năm 2013, đất đai được phân thành 3 nhóm chính sau (Quốchội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2014):
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
+ Dat nông nghiệp khác.
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
+ Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
Trang 21+ Dat sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Dat sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu côngnghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạtđộng khoáng sản; đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm;
+ Dat sử dụng vào mục đích công cộng gồm dat giao thông, thủy lợi; đất xâydựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thé dục thé thao phuc vu loi
ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, đanh lam thắng cảnh; đất xây dựngcác công trình công cộng khác.
+ Dat do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
+ Đất có công trình là đình, đền, miéu, am, từ đường, nhà thờ họ;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Dat phi nông nghiệp khác.
- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng gồm: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và đất núi đá không córừng cây.
Việc phân loại đất này dựa trên căn cứ vào mục đích chính sử dụng đất nhằm
đảm bảo được sự tách bạch về chế độ sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp,gắn mục đích sử dụng đất với biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái
Ngoài ra, việc phân chia đất nông nghiệp còn theo nhiều cách khác nhau, dua
trên những tiêu chí khác nhau Ví dụ, phân chia đất nông nghiệp dựa trên đặc tính thổ
nhưỡng của đất đai Ngoài ra, có thể phân chia đất nông nghiệp theo phân bồ vị tríđịa lý, tính chất màu mỡ của đất đai, độ phì nhiêu của đất nông nghiệp
1.1.2 Đất nông nghiệp và quản lý đất nông nghiệp
1.1.2.1 Đất nông nghiệp
Theo luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp gồm đất trồng lúa, trồng cây hàngnăm, trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất lâm nghiệp (đất
rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ), đất nông nghiệp khác (Quốc
hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2014).
Trang 22Đất sản xuất nông nghiệp là đất sử dụng trồng lúa, trồng cây hàng năm, trồng
cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất lâm nghiệp phục vụ trồngrừng (đất rừng sản xuất), đất nông nghiệp khác
1.1.2.2 Quản lý đất nông nghiệp
Quản lý đất nông nghiệp được quy định và hướng dẫn chỉ tiết tại Luật Đất đai
số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thay thé Luật đất dai số 13/2003/QH11, nội dung
quy định cụ thé về các chỉ tiêu (Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2014):
- Han mức giao đất nông nghiệp, cụ thé:
Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muốicho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
+ Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
+ Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương khác.
Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá
10 héc ta đối với xã, phường, thị tran ở đồng bang; không quá 30 héc ta đối với xã,phường thị tran ở trung du, miền núi
Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với 0mỗi loại đất là đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồngcây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất khôngquá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn
mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị tran ở đồng
bằng: không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị tran ở trung du, miền núi
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạnmức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta
- Han mức nhận chuyên quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cánhân
Trang 23- Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
- Đất nông nghiệp do tô chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoai, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
- Đất có mặt nước nội địa
- Đất có mặt nước ven biển
- Dat bãi bồi ven sông, ven bién
- Dat sử dụng cho kinh tế trang trại
1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1 Sử dụng đất nông nghiệp phát triển bền vững trong sử dụng đất nông
nghiệp
1.2.1.1 Sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất (land uses) là hoạt động tác động của con người vao đất đai nhằmđạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng Sử dụng đất nông nghiệp là việc sử
dụng đất phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp Thực tế có nhiều loại hình sử dụng
đất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ, đấttrồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, v.v , (Phạm Chí Thành và Đào Châu Thu, 1998)
Trong đánh giá đất, Tô chức Lương thực Thế giới (FAO, 1993) đã dua ra kháiniệm về loại hình sử dụng đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dungcác bước đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trìnhđánh giá đất
Loại hình sử dụng đất (Land use type - LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử
dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và loại cây trồng đặc
trưng trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định
Trang 24Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để bảo
vệ mỗi LUT phát triển bền vững Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý, chămsóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường
Có thé liệt kê một số LUT khá phổ biến trong sử dụng đất nông nghiệp hiệnnay, như:
Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement - LUR): Là những điều kiện
tự nhiên có ảnh hưởng đến năng suất và sự ôn định của loại sử dụng đất đai hay đếntình trạng quản lý và thực hiện loại sử dụng đất đai đó Những yêu cầu sử dụng đất
đai thường được xem xét từ chất lượng đất đai của vùng nghiên cứu
Kiểu sử dụng đất là loại hình đã được phân chia nhỏ riêng biệt từ các loại hình
sử dụng đất chính Nó là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả chỉ tiết và rõ
ràng theo các thuộc tính nhất định như: thuộc tính sinh học, quy trình sản xuất, đặc
tính về quản lý đất đai (sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật ) và các đặctính về kinh tế, kỹ thuật, xã hội (định hướng thị trường, vốn đầu tư, thâm canh, lao
động, vấn đề sở hữu đất dai)
Không phải tat cả các thuộc tinh trên đều được đề cập đến như nhau trong các
dự án đánh giá đất mà việc lựa chọn các thuộc tính và mức độ mô tả chỉ tiết phụ thuộcvào tình hình sử dụng đất của địa phương cũng như cấp độ, yêu cầu chỉ tiết và mụctiêu của mỗi dự án đánh giá đất khác nhau
Các kiểu sử dụng đất được phân chia ra từ các LUT, nó thé hiện sự hiện diệncủa các loại cây trồng theo cơ cấu mùa vụ, hay là cách chi tiết nhất thể hiện sự hiện
diện của các loại cây trồng Hiểu một cách khác thì kiểu sử dụng đất chính là các cơcầu hệ thống cây trồng trong khu vực được phân chia đến mức độ cuối cùng (NguyễnKhang, Đào Châu Thu, 1998).
Trang 251.2.1.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Theo Tổ chức sinh thái và Môi Trường thế giới, “Nông nghiệp bền vững lànên nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thé hệ hiện tại, mà không làm giảmkhả năng ấy đối với thế hệ mai sau”
Hội nghị Môi Trường toàn cầu Rio de Janerio (06/1992) đưa ra khái niệm pháttriển nông nghiệp bền vững là: “Là sử dụng đất hợp lý có hiệu quả, Bảo vệ Môi
Trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế”
Theo Hội đồng thế giới về Môi trường và phát triển thì “Phát triển bền vững
là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tạo mà không làm ton hại kha nan của cácthế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”
Các khái niệm trên đều bao gồm hai nội dung chính: Các nhu cầu của conngười và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu cầu hiệntại và tương lai của con người.
Chính vì vậy phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới đều có 3 nội dungchính:
Bén vững về kinh tế
+ Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công
nghệ tiết kiệm và thay đối đời sống
+ Bình dang cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dich
vụ y tế và giáo dục
+ Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đồi
+ Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải,
tái tạo năng lượng đã sử dụng).
- Phát triển bền vững về mặt xã hội nhân văn
+ Ôn định dân số.
+ Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.
+ Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa
+ Nâng cao học vấn, xóa mù chữ
+ Bảo vệ đa dạng văn hóa.
Trang 26+ Bình dang giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích của giới.
+ Tăng cường sự quan tâm của công chúng vào các quá trình ra quyết định
- Bên vững về tự nhiên
+ Sử dụng có hiệu quả tải nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.
+ Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái
+ Bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Bao vệ tang Ozon
+ Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
+ Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm.
+ Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lượng thực phẩm),
cải thiện và khôi phục môi trường trong khu vực ô nhiễm
Theo FAO (2007) các chỉ tiêu cụ thé cho nông nghiệp bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng, chất lượng và
- xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường
- Giảm thiểu khả năng bị tôn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin chonông dân.
Những nguyên tắc được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bền vững và lànhững mục tiêu cần đạt được
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất)
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất, nước
- Có hiệu quả lâu dải.
- Được xã hội châp nhận.
Trang 27Thực tế nếu diễn ra đồng bộ với những mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽđạt được, nếu chỉ đạt được một hay vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng
bền vững chỉ mang tính bộ phận
Vận dụng các nguyên tắc đã nêu ở trên, ở Việt Nam một loại hình được coi là
bền vững phải đạt được 3 yêu cầu:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị
trường chấp nhận (Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền, 2009)
- Bén vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút được
lao động, phù hợp với phong tục tập quán của người dân (Nguyễn Ngọc Nông, Nông
Thị Thu Huyền, 2009)
- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độmàu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất(Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền, 2009)
Ba yêu cầu trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở thời
điểm hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên dé có nhữngđịnh hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng
Tóm lại: Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững chỉ đạt đượctrên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của câytrồng một cách 6n định, không làm suy giảm đối với tài nguyên đất đai theo thời gian
và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến mọi hoạt động sống của con người
1.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được đánh giá qua các tiêu chí:
1.2.2.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chỉ phí trong mộtđơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chấttrong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội
Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau:
- Mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệmthời g1an.
Trang 28- Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điềm lý thuyết hệ thống.
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quá đạtđược và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được
là phan giá trị thu được của sản pham đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
các nguồn lực đầu vào Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương
đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó:
Từ những van đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sửdụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chấtnhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng tăng vật chất xã hội
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của sử dụng đất nông nghiệp:
- Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Là toàn bộ giá tri sản phẩm vật chất
và dịch vụ được tạo ra trong | kỳ nhất định (thường là một năm)
- Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phi vậtchất thường tính bằng tiền mà chủ thể bỏ ra dé thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch
vụ sử dụng trong quá trình sản xuất không bao gồm tiền thuê lao động
- Giá trị gia tăng (VA - Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất mới tạo ra
trong quá trình sản xuất, trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất, được xác định
bằng giá trị sản xuất trừ chỉ phí trung gian
VA =GO -]IC
- Lợi nhuận (LN) thu được trong 1 năm của Iha cây trồng: La giá trị thu đượcsau khi đã trừ tất cả các chi phí sản xuất, được tính bằng giá tri sản xuất trừ tổng chiphí.
LN = GO - Tổng CP
- Tổng lợi nhuận thu được trong một năm của hoạt động sản xuất trồng: La giátrị thu được sau khi nhân lợi nhuận trung bình thu được của Ilha cây trồng
Tổng LN = LN * diện tích cây trồng
Trang 29- Tổng giá trị gia tăng (tổng VA) thu được trong một năm của hoạt động sảnxuất cây trồng: Là giá trị thu được sau khi nhân giá trị gia tăng trung bình thu đượccủa 1ha cây trồng với diện tích cây trồng.
Tổng VA = VA * điện tích cây trồng
- Tỷ suất lợi nhuận (TSLN): là hiệu suất lợi nhuận của một đơn vị chi phí bỏ
ra, được tính bằng thương số của lợi nhuận trên tổng chỉ phí
TSLN = LN/ Tổng CP
1.2.2.2 Hiệu qua xã hội
Hiệu quả xã hội phản ánh mối tương quan gitra kết quả thu được về mặt xã hội
mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra Loại hiệu quả này đánhgiá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại “Hiệu quả về mặt xã hội
sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên mộtdiện tích đất nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995)”
Từ những quan niệm trên cho thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trùthống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nómang lại Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình
sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm
Hiệu quả xã hội được đánh giá qua các tiêu chí:
- Hoạt động sản xuất loại cây trồng nào đó đã tạo việc làm thường xuyên chobao nhiêu lao động trong năm.
- Giá trị ngày công lao động khi người lao động tham gia sản xuất cây trồngđó.
1.2.2.3 Tác động môi trường
Tác động môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt độngsản xuất Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởngkhông nhỏ đến môi trường Đó có thé là ảnh hưởng tích cực đồng thời có thé là ảnh
hưởng tiêu cực Thông thường, hiệu quả kinh tế thường mâu thuẫn với tác động môi
Trang 30trường Chính vì vậy khi xem xét cần phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh
tế, néu không thường sẽ bị thiên lệch và có những kết luận không tích cực
Xét về khía cạnh môi trường, đó là việc đảm bảo chất lượng đất không bị thoáihóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác Bên cạnh đó còn có các yếu
tố như độ che phủ, hệ SỐ SỬ dụng đất, mối quan hệ giữa các hệ thống phụ trợ trongsản xuất nông nghiệp như: chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa
Việc xác định tác động mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp
là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thờigian đài Vì vậy, đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác độngmôi trường thông qua việc đánh giá sau:
- Tỷ lệ che phủ của cây trồng trên diện tích tự nhiên và diện tích đất nôngnghiệp: Tỷ lệ che phủ = (Diện tích cây trồng/diện tích tự nhiên)* 100;
- Việc sử dụng loại phân, liều lượng phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến
chất lượng đất đai
- Cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật về liều lượng thuốc và xử lý bao bìsau khi sử dụng.
- Lượng nước cần cho tưới tiêu đặt biệt phải tiêu tốn nước ngầm cho tưới tiêu
cũng là tiêu chí môi trường cần quan tâm, đánh giá về mặt tác động môi trường
của cây trồng đó
Tóm lại, đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa 3 hệ thống
chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong một thé thống nhất Tuy nhiên, tùy từngđiều kiện cụ thé mà ta có thể nhắn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau.1.2.3 Các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết sức cần
thiết, góp phần cho việc đưa ra những đánh giá thích nghi các kiểu sử dụng đất vớitừng vùng đất, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngđất Các yếu tố ảnh hưởng được chia thành 3 nhóm:
(1) Tự nhiên - Môi trường
Bao gồm vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, môi
Trang 31trường sinh thái, nguồn nước Có ảnh hưởng trực tiếp, thậm chí quyết định đến kết
quả và hiệu quả sử dụng đất
- Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,nguôồn nước, gan đường giao thông, khu công nghiệp sẽ quyết định đến kha năng
và hiệu quả sử dụng đất Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông nghiệp cần tuân
thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất vềkinh tế, xã hội và môi trường
- Địa hình, thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, thổ nhưỡng là yếu tố quyết địnhlớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng không ít đến sinh trưởng pháttriển và năng suất cây trồng
- Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông nghiệp thành phần cơ giới,kết cau đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất quyết định đến chấtlượng và sử dụng đất Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp
- Thị trường tiêu thụ sản pham nông, lâm, thủy hải sản là cầu nối giữa người
sản xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đôi hàng hoá, điều này
giúp cho họ thực hiện tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo
- Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất théhiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn lao động,
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất dé
mang lại kết quả tốt nhất trong sản xuất
(3) Xã hội
Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, hỗ trợ giá, miễn giảm thuế, chính sách định canh định cư, chính
Trang 32sách dân số, lao động việc làm, dao tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách khuyến
khích dau tư, xoá đói giảm nghèo các chính sách này đã có những tác động rat lớn đếnvan đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới (Trần ThiMinh Châu, 2007).
- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về
sửa đôi, bô sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015
của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- Thông từ số 36/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ quyđịnh chi tiết phương pháp đánh giá đất; xây dựng điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất,căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy
định về giá đất
- Thông tư số 37/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ
quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, căn cứ
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ về bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.3 Tình hình nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước
1.3.1 Trên thế giới
Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2 trong đó đại dương
chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2(29%) Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu Toàn bộ quỹ đất
có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22%
tổng diện tích đất liền Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới doje phân bố không
Trang 33đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu á chiếm 26%, Châu âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm
6% Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m2 Đất trồng trọt trên toànthé giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sảnxuất nông nghiệp nhờ vậy còn 54% (đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khaithác) Diện tích đất đang canh tác trên thé giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tựnhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: Đất có năng suất cao: 14%, đất có
năng suất trung bình: 28%, đất có năng suất thấp: 58%
Dân số tăng nhanh đã thúc đây nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy
từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, do dó việc nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp dé đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là van dé quan trọng
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới Các phương pháp đã đượcnghiên cứu, áp dụng dùng đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các nướcĐông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp
phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia Bằng những phương pháp đó
các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từngloại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, dé từ đó có thé sắp xếp, bố trí
lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng
Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới cũng đãđưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới ngày càng có hiệu qua
cao hơn trước Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và
hệ thống cây trồng trên đất canh tác Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng
tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụngđất đai, đặc biệt là của Nhật Nhà khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên nhữngvan đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tốquyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đồi về kỹ thuật, kinh tế và xã hội Cácnhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệthong cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, cácphương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu từ, tổ chức sảnxuât, sản phâm làm ra, tính chât hàng hoá của sản phâm.
Trang 34Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là
yêu tố quyết định dé phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện Chính phủ TrungQuốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ôn định chế độ sở hữu,giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động củasáng tạo của nông dân trong sản xuất Thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương”
đã thúc đây phát triển kinh tế - xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp
Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợpđồng cho thương nhân thuê đất dài hạn, cắm trồng những cây không thích hợp trên
từng loại đất nhằm quản lý việc sử dung đất và bảo vệ đất tố hơn Một trong chính
sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sảnxuất nông nghiệp
Theo Vũ Thị Phương Thuy (2000), ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ US,chiếm 28,3% tổng thu nhập của nông nghiệp; ở Canada tương ứng là 5,7 tỉ chiếm39.1%; ở Ôxtrâylia 1,7 tỉ chiếm 14,5 %; Nhật Bản là 42,3 tỉ chiếm 68,9%; ở Áo là
1,6 tỉ chiếm 35,5%; cộng đồng châu Âu 67,2 tỉ chiếm 40,1% tổng thu nhập nôngnghiệp.
đó, đề xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý mang lại hiệu quả cao và bền
vững Tác giả cho rằng để giải quyết van đề này thì cần phải điều chỉnh, bé sung,hoàn thiện QH sử dụng đất theo quy hoạch của Nhà nước, phát triển khoa học công
nghệ và bảo vệ môi trường, khai thác tốt nguồn vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư, pháttriên cơ sở hạ tâng, chuyên đôi cơ câu lao động nông nghiệp, nông thôn, phát triên
Trang 35nên kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phan, da dang các hình thức tô chức
sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn; da dạng hóa cây trồng, củng cô
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dụcngười dân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, Tóm lại, tác giả đi sâu nghiên cứuthực trạng quá trình chuyên đổi cơ câu sử dụng dat, chủ yếu là đất nông nghiệp dotác động của CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Lê Thanh Minh (2008), nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quátrình đô thị hóa huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Tác giả đánh giá thực trạng DTH
ảnh hưởng tới hiệu qua sử dụng đất nông nghiệp dé thay được những tác động tích
cực, những hạn chế va tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng của DTH với quỹ đấtnông nghiệp, DTH với chuyên dịch cơ cau cây trồng, vật nuôi Tác giả xây dung các
mô hình sử dụng đất có hiệu quả trên từng loại đất, cho từng vùng sinh thái khác
nhau; đồng thời đưa ra các giải pháp đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất là chuyền dịch
cơ cau cây trồng, đây mạnh công tác khuyến nông, day mạnh tin dụng vay vốn, tăng
cường xây dựng và tu bé các công trình thủy lợi, định hướng xây dựng mô hình sửdụng đất trong nông hộ, nâng cao trình độ dân trí, phát triển công nghệ sau thuhoạch
Hồ Thi Cam Diệp (2014), đánh giá sự chuyển dịch cơ cau sử dụng đất trongquá trình đô thi hóa huyện Chư Sê - tỉnh Gia Lai Tác giả đã đánh giá rằng dưới tác
động của đô thị hóa đã dẫn đến cơ cấu sử dụng đất chuyền dich từ đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp dé phuc vu nhu cầu đất ở va đất chuyên dùng, đồng thời nó
ảnh hưởng đến cơ cau kinh tế của huyện theo chiều hướng tăng ty trọng ngành công
nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Đối với khu vực đô thị, điệntích đất phi nông nghiệp tiếp tục tăng dé đáp ứng tốc độ phát triển đô thị hóa và datmục tiêu đưa thị tran Chư Sé lên đô thị loại IV và lên thị xã Chư Sê năm 2015 Tácgiả đề xuất 5 giải pháp, gồm: Xây dựng quy hoạch đô thị đối với thị tran Chư Sê;quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trong thị tran; chính sách bồi thường, giải tỏa khiNhà nước thu hồi đất; giải pháp về giá đất và bảo vệ môi trường sinh thái Các giảipháp đưa ra nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích
Trang 36cực của quá trình chuyên dịch cơ cấu sử dụng đất do ảnh hưởng của đô thị hóa trênđịa bàn huyện Chư Sé.
Nguyễn Thành An (2019) đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp huyện Long Thanh, tỉnh Đồng Nai Qua nghiên cứ cho thay mức DTH mạnhhơn và tăng tuyến tính trong giai đoạn 2010 - 2020 Theo sự phân bố về mặt không
gian của mức đô thị hóa cho thay có sự biến đôi rõ nét về lượng và về chất của DTH
tại ở vùng nghiên cứu qua các mốc thời điểm năm 2010, 2015 và 2020 Mức DTH cómối tương quan thuận với loại hình chuyền đổi từ NNP chuyên sang ODT Bên cạnh
đó, nghiên cứu đã sử dụng chuỗi Markov để dự báo biến động sử dụng đất tại huyện
Long Thành với độ chính xác của mô hình dự báo là 87,3% Đến năm 2030, diện tíchđất NNP giảm chỉ còn khoảng 1.684 ha, trong khi diện tích đất ở, đất chuyên dùng
tăng lên Xu hướng biến động này là phù hợp với thực tế địa phương có tốc độ ĐTH
nhanh như ở huyện Long Thành nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung Trên cơ sở đó
đề xuất được một số giải pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về đất đai và đô thị trong thời gian tới tại huyện Long Thành
Lê Văn Thái (2020) đã thực hiện nghiên cứu chuyên dich cơ cau sử dụng đất
và những giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnhBình Dương Nghiên cứu cho thấy cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2010-2020 của Thị
xã Tân Uyên có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp, đất chưa sử dụng cũng được chuyền đổi sang sử dụng sang đất nông nghiệp
và phi nông nghiệp Trong nội bộ đất nông nghiệp có sự thay đổi cơ cau các loại câytrồng theo xu hướng thị trường như giảm trồng lúa, tăng rau màu Bên cạnh đó, có
sự dịch chuyên đối tượng sử dụng đất là nông hộ với quy mô sử dụng nhỏ sang các
cá nhân, t6 chức sử dung đất nông nghiệp quy mô lớn Tác động của chuyền dich cơcau sử dụng dat đến kinh tế, xã hội, môi trường: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cảithiện vấn đề việc làm và thu nhập cho người dân, điều kiện tiếp cận cơ sở vật chất và
hạ tầng của người dân cũng được cải thiện; Về xã hội, người dân có điều kiện tiếpcận các dịch vụ xã hội như y tẾ, giáo dục, giải trí, thương mại tốt hơn, riêng vấn đề
an ninh cần quan tâm kiểm soát chặt chẽ; Về môi trường, cảnh quan được cải thiện
Trang 37trường cần được kiểm soát Từ kết qua nghiên cứu, dé tài đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác chuyên đổi cơ cau sử dụng đất: Hoàn thiện các chính sách, pháp
luật về đất đai, nâng cao chất lượng nhân lực, hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, tăng cường hợp tác quốc tế trong quá trình thực hiện chuyền dịch cơ cầu
sử dụng đất, ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý đất đai
Các nghiên cứu liên quan đến tài nguyên dat và sử dụng đất nông nghiệp
tỉnh Tiền Giang
Năm 1985-1986 Chương trình điều tra cơ bản vùng ĐBSCL giai đoạn 2(chương trình 60B) triển khai thực hiện lập bản đồ đất vùng ĐBSCL tỷ lệ 1/250.000theo hệ chú dẫn bản đồ đất theo Bộ Nông nghiệp Việt Nam, có đối chiếu với hệ chúdẫn bản đồ đất FAO - UNESCO, trong đó có tỉnh Tiền Giang
Năm 2004, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam xây
dựng bản đồ thô nhưỡng tỉnh Tiền Giang tỷ lệ 1/100.000, trong chương trình rà soát,
bổ sung xây dựng ban đồ đất cho 63 tỉnh thành trong cả nước của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
Năm 2019, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Miền Nam) xâydựng hệ thống bản đồ chuyên đề: Bán đồ độ phì nhiêu của dat; Bản đô loại sử dungđất nông nghiệp; Ban do đất bị suy giảm độ phì kỳ dau; Bản do dat bị kết von, đá onghóa ky dau; Bản đỗ mặn hóa, phèn hóa kỳ đâu; Bản dé đất bị khô hạn, hoang mạchóa kỳ đâu; thuộc dự án Điều tra, đánh giá thoái hóa đất tỉnh Tiền Giang kỳ đầu
Qua nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đếnhiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện trên địa ban huyện Cái Bè Do vậy,việc nghiên cứu thực hiện đề tài "Thực trạng và giải pháp Thực trạng và giải phápnâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang" là cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của xã, góp phần vàoviệc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã nói riêng và của huyện cũng
như tỉnh nói chung.
Trang 38Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý đất đai gắn với sử dụng đấtnông nghiệp
- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Thực trạng kinh tế - xã hội
- Tình hình quản lý đất đai và đất nông nghiệp
2.1.2 Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Hiện trạng sử dụng và biến động đất nông nghiệp
- Tình hình chuyên đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và các kiểu sử dụng đất
- Hiệu quả các loại hình và kiểu sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
+ Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả xã hội
+ Tác động môi trường
2.1.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng chính
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
2.1.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Phân tích ý kiến khảo sát người sử dụng đất và chuyên gia
- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập và nguồnthu thập được thể hiện như sau
Trang 39Bảng 2.1 Các thông tin, tài liệu cần thu thập và nguồn thu thập
Thông tin Nguồn
1 Các văn bản pháp lý về quản lý đất đai
nói chung và đất nông nghiệp nói riêng
trên địa.
1 UBND Huyện Cái Bè Phòng TN-MT Huyện Cái Bè
2 Các số liệu về tự nhiên, tài nguyên đất, 2 Phòng TN-MT Huyện Cái Bè
kinh tế xã hội, tình hình quản lý dat đai Chỉ nhánh VPĐKĐĐ Huyện Cái Bèliên quan đên sử dụng đât nông nghiệp Phòng Kinh tế Huyện Cái Bè
3 Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất
dai và chuyên đổi cấu trúc sử dụng đất
nông nghiệp những năm gần đây 3 Các sách về luật, Tạp chí,
4 Các nghiên cứu về hiệu quả sử dụng — iternet
đất trên các mặt kinh tế, xã hội, môi Luận văn, báo cáo khoa học
trường và định hướng phát triển nông
nghiệp thời gian tới.
2.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Đối tượng khảo sát chính trong nghiên cứu là các hộ gia đình, cá nhân trựctiếp canh tác trên các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn
Theo kết quả thống kê của Phòng Kinh tế huyện Cái Bè, năm 2022, trên địaban Huyện có 12.112 hộ đang trực tiếp canh tác đất nông nghiệp với các loại hìnhtrồng Lúa 3 vụ, Lúa 2 vụ, Lúa 2 vụ kết hợp NTTS, Rau màu, Xoài, Nhãn, Sầu Riêng,
Vú sữa, Bưởi, đây l;à Đề tài xác định cỡ mẫu (n) theo công thức Taro Yamane(1967).
n= N
1+ N.(e)?
Trong đó: n -là số hộ cần điều tra
N -là tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp cho tất cả các loại hình
e -sai số cho phép với e = 1- độ tin cậy mong muốn (93%)
Áp dụng công thức trên đề tài xác định số mẫu như sau:
n= 12.112 1+ 12.112(0,07) = 200,7
Trang 40Nên đề tài chọn số mẫu điều tra khảo sát là 200 hộ Mỗi loại hình sử dụng đấttrồng Lúa 3 vụ, Lúa 2 vụ, Lúa 2 vụ kết hợp NTTS, Rau màu, Xoài, Nhãn, Sầu Riêng,
Vú sữa, Bưởi sẽ khảo sát 22 phiếu, sau đó chọn 200 phiếu day đủ thông tin dé phântích số liệu
Sau khi tính được dung lượng mẫu, tác giả tiến hành chọn mẫu điều tra thuthập số liệu theo phương thức ngẫu nhiên có chọn lọc (tức các hộ có khả năng cung
cấp thông tin phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã định)
-Nội dung điều tra được tiến hành theo hình thức gián tiếp là chính qua bangcâu hỏi soạn sẵn (phụ lục 1), kết hợp phỏng vấn trực tiếp những hộ sử dụng đất cóquy mô lớn, mang tính điển hình
2.2.3 Phương pháp tham vấn chuyên gia
Điều tra, phỏng vấn các nhà chuyên môn, quản lý tại các đơn vị phòng Tàinguyên Môi trường Huyện (3 phiếu); Trung tâm Phát triển quỹ đất (3 phiếu); Cán bộ
phòng nông nghiệp (4 phiếu): cán bộ địa chính tại 1 thị tran và 24 xã (25 phiếu);
phòng kinh tế huyện (5 phiếu) Tông số phiếu điều tra, phỏng vấn là 40 phiếu
Nội dung điều tra, phỏng vấn: Các vấn đề liên quan đến đánh giá của cán bộ
về công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố tác động đến hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp, định hướng phát triển nông nghiệp mẫu phiếu khảosát thê hiện tại phụ lục 2
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu, thống kê tổng hợp
Số liệu định tính: Tiến hành tổng hợp, phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tựđược ưu tiên về mức độ quan trọng
Số liệu định lượng: Tiến hành mã hóa và nhập đữ liệu vào máy tính trên cơ
sở sử dụng phần mềm Excel, kết quả được trình bày bằng các bảng số liệu và biéu
đề
2.2.5 Phương pháp sử dụng bản đồ và GIS
Đề tài kế thừa bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2015, 2022 huyện Cái Bè, bản
đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Cái Bè và tiến hành biên tập cho rõ
với cỡ giấy A3 bằng phần mềm MicroStations Mặc khác, dé tài tiến hành biên tập