1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học: Nghiên cứu hoạt tính phòng chống côn trùng hại gạo (Sitophilus oryzae) từ dịch chiết cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides)

98 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hoạt Tính Phòng Chống Côn Trùng Hại Gạo (Sitophilus Oryzae) Từ Dịch Chiết Cây Cỏ Hôi (Ageratum Conyzoides)
Tác giả Nguyễn Đinh Thảo Ngân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Công nghệ sinh học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019 - 2023
Thành phố TP. Thủ Đức
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 27,06 MB

Nội dung

TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của hệ dung môi methanol và ethanol đến hàm lượng flavonoid, alkaloid, saponin và hoạt tính phòng chống côntrùng hại gạo Sitophil

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH PHÒNG CHÓNG CÔN TRÙNG

HAI GAO (Sitophilus oryzae) TỪ DỊCH CHIET CAY CO HÔI

(Ageratum conyzoides)

Nganh hoc : CONG NGHE SINH HOC

Sinh viên thực hiện : NGUYEN ĐINH THẢO NGÂN

Mã số sinh viên : 19126108

Niên khóa : 2019 - 2023

TP Thủ Đức, 03/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC SINH HỌC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH PHÒNG CHÓNG CÔN TRÙNG

HAI GAO (Sitophilus oryzae) TỪ DỊCH CHIET CAY CO HÔI

(Ageratum conyzoides)

Hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện

TS NGUYÊN THỊ NHƯ QUỲNH NGUYÊN ĐINH THẢO NGÂN

TP Thủ Đức, 03/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề có thé hoàn thành bai luận văn tốt nghiệp một cách hoàn thiện nhất, bên cạnh sự cốgang của bản thân, em đã nhận được sự chi day và hướng dan, giúp đỡ tận tình của cácThay/C6, Anh/Chi và bạn bè

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học NôngLâm TP Hồ Chí Minh, các Thầy Cô Khoa Khoa học Sinh học đã truyền đạt nhiều kiếnthức hữu ích, tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận đa dạng các môn học ở nhiềulĩnh vực khác nhau trong suốt thời gian học tập ở trường

Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô, Anh Chị ở Viện Sinh học Nhiệt đới

TP Hồ Chí Minh (ITB)

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Thị Như Quỳnh đã tận

tình hướng dẫn, giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thànhkhóa luận này Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến Chị Trần Thị Thu Phương đã luôntheo đõi, quan tâm và giúp đỡ em trong suốt quá trình em làm đề tài Trong suốt quátrình hoàn thành đề tài tốt nghiệp, em cảm thấy mình đã được trau dồi và học hỏi rấtnhiều điều bổ ích Từ đó, bản thân em đã có thêm nhiều kỹ năng và kiến thức giúp ích

cho công việc sau này của mình.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, cảm ơn vì mọi người đã luônbên cạnh giúp đỡ em, tạo kiện kiện tốt cho em hoàn thành tốt bài nghiên cứu và luônđộng viên cũng như tiếp thêm năng lượng cho em trong suốt quá trình làm đề tai

Trong quá trình thực hiện đề tài em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhậnđược những lời nhận xét và góp ý quý báu từ Thầy Cô dé bài luận của em có thé hoàn

thiện hơn.

Em kính chúc quý Thầy Cô, Anh Chị thật nhiều sức khỏe và luôn tràn đầy nhiệt huyết

dé tiếp tục dan dắt nhiều thế hệ sinh viên tiếp theo

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

XÁC NHAN VA CAM DOAN

Tôi tên Nguyễn Dinh Thao Ngân, MSSV: 19126108, Lớp: DH19SHA thuộc ngành Côngnghệ Sinh hoc, Khoa Khoa học Sinh học, Trường Dai học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh,xin cam đoan: Đây là Khóa luận tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số

liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách quan Tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng về những cam kết này

TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 02 năm 2024

Người viet cam đoan

Nguyễn Đinh Thảo Ngân

Trang 5

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của hệ dung môi methanol

và ethanol đến hàm lượng flavonoid, alkaloid, saponin và hoạt tính phòng chống côntrùng hại gạo (Sitophilus oryzae) từ dịch chiết cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.).Mẫu dược liệu được thu hái từ Lâm Đồng, ngâm kiệt mẫu với dung môi methanol vàethanol ở 4 nồng độ khác nhau (30%, 50%, 70% và 90%) kết hợp với sự hỗ trợ của sóngsiêu âm dé chiết xuất các hợp chat có hoạt tính sinh học trong cây cỏ hôi Sau đó, cácdịch chiết được loại bỏ dung môi bằng thiết bị cô quay chân không Xác định hàm lượngcác hoạt chat trong các mẫu dịch chiết bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis Đánhgiá hoạt tính phòng chống côn trùng hại gạo bằng phương pháp tâm độc thực phẩm Kếtquả khảo sát cho thấy dung môi methanol 70% (M70) và dung môi ethanol 90% (E90)

có hiệu quả chiết xuất các hợp chất polyphenol, flavonoid, alkaloid và saponin cao Cảhai loại dịch chiết trong khảo sát hoạt tính phòng chống côn trùng đều có hiệu quả phòngtrừ mọt gạo ở mức độ xua đuôi và gây chết Tuy nhiên, dịch chiết này không gây tácdụng ngán ăn đối với mọt gạo Từ nghiên cứu cho thấy Ageratum conyzoides có tiềmnăng trong việc tạo ra các loại chế phẩm sinh học phòng chống côn trùng hại gạo

Từ khóa: cây cỏ hôi, polyphenol, alkaloid, flavonoid, saponin, Sitophilus oryzae.

Trang 6

This study aimed to investigate the effects of the solvent system methanol and ethanol

on the content of flavonoid, alkaloid, saponin and insecticidal activity from the extract

of Ageratum conyzoides L Medicinal samples were collected from Lam Dong, soaked with methanol and ethanol solvent at 4 different concentrations (30%, 50%, 70% and 90%) combined with ultrasound-assisted to extract biologically active compounds in Ageratum conyzoides Then, the extracts were removed from solvent using a rotary vacuum evaporator Determine the content of active ingredients in the extract samples

by UV-Vis spectrophotometry Evaluation of rice insect prevention activity using food poisoning method The results showed that methanol 70% (M70) and ethanol 90% (E90) were highly effective in extracting polyphenols, flavonoids, alkaloids and saponins Both types of extracts in the survey of insect prevention activity were effective in preventing rice weevils at the level of repelling and causing death However, this extract was not cause appetite loss to Sitophilus oryzae Research results show that Ageratum conyzoides has the potential to create biological products to control insect pests in rice Keywords: Ageratum conyzoides L., polyphenol, alkaloid, flavonoid, saponin, Sitophilus oryzae.

Trang 7

MỤC LỤC

(Pe ks: ar iXÁC NHAN VA CAM DOAN u sscssssssessesessesscscsesscsucsesecsseeesesessesscsesseescansaeeeateaeenes ii

EE Brssnsesseweoeneeoesretsreteosloragoftmoontogtgvoggrisperoslqyupsntvaness |1⁄2 Mục tiêu của đề tài cccc nhe |

LS NOL GUNS HGHIẾRLEáeeseneessardeeesinndrnsntetrooossAeinGSIAESEDSNDEERUSSSSGMGE.DIGDGSEGL2ĐĐ0.00.04 2

CHUONG 2 TONG QUAN TÀI LIBU 00 cccccccscssescssssseseesesseesssessesecsessesscavsseeseeseeeees 3

PIN NA 22/62 3

"15m" ›»y na aẽana.Ố 3BAD, TW diEmHìnhifEssessseeesssemeseensdtenidsoreiestisstsnntlongiioncgtiaBnSi0002g00.04 008 3

2.1.3 Dac timb 0 - Ả 3

AP Mo chiến l) )Í kanngsnorskeitogarggroagtiatindotiosdayEsosgsta3uaBHy9OEOAEO4800908689/00036800 503000 52.1.5 Cac biện pháp phòng trừ, kiểm soát côn trùng hại gạo -2:5z55¿ 5

DAL ,PHƯỢHE PHấT VẬ LÍ Ÿ‹cacnoesdoiobiioioodiiiitiSOidiOEiBOOiDilSGGSS2000669387895⁄0036288660604g66388686 5 2.1.3.2 ,PHƯỚHB phap hoa HỮG¡sesseeeiiiarononnnidiintidbiiiiLiA01006000630806668355GG63X00H0SE5436996384g06 6

2153, Phương Pháp sinh hoe sssssesesessorirssiirdiolDOOEEGIISEEIOIESSGAGEOSSGSEHSSS9802353850085 v/ 2.2 Cây cỏ hôi (Ageratum cofyZOiđÌ€§) - + + +<<*++**+*EES+eEEereeeseeerreerreerrrre 8

OMe er Cc, 1, ceeeeeeseesiseeensieieieiiesecseoisiee 82.2.2 Nguồn gốc va phân bố oo ccccccccccsessesssessessuessessnessessessieesessuessessissueesesssevesseeeees 82.2.3 Các hợp chat sinh học trong cây CO hôi -2©2225222++2z2z++zxzzzzzrxez 9

0520k xEO|VP)NGHÔlosassssousbssoaidaermreksioebtsitsdc@soavasdaslobsdfeäVtEraiok8MEErhiSuagSSrsions5idiougtgbftiukeuuibESl 9

2232 DADDTHHusasstaiiibiti2090600CG030G05Đ2.GBNGHEHOESUHSSREBEEESOASSEONEIOHERBWC-LENM-EARSEASEĐEANESEANESAE 9 2.0.3.3 PAN ONGC sence snncnanennvensnesnancanennaceensnnvanunsnnnnsitennienemnsionnesaeanndnannannemensisenaneanauess 10

DQ BA, — AMR AOI oo cccccccccnnencensancscnncveivasnsciesminnaesdcntneneccnsnsissiennibahidtnereativneniendiecntiendtieaeitas 11

220 “TĨNH binky hide Ciisrscencacunsscmncicraucuansremne EEE 11

Trang 8

2.2.4.1 Tình hình nghiên cứu về Ageratum conyzoides trên thé giới 112.2.4.2 Tình hình nghiên cứu về Ageratum conyzoides ở Việt NÑam 12CHUOMG S VAT LIEU WA PHI BELA P sessiscssscnnasansccnsmmsancseninasecismcesssaanacs 143.1 Thời gian và địa điểm nghiên COU c.ccccccccccceecsesseessessesseessesseessessesseseessteevees 143.2 Vật liệu và phương pháp nghiên CUU - -¿- 5-52 2+*S+*>+++zvzeezeeererrrrrs 14

Oe, "NU CU asobas8ig656608/3g552102EE20S660692BNS3ESHÁ2SKRS0DRSGS55EEBSSAESSĐS504HĐA.5E0S0E5A/ã2H2-812W0ã04008/3686 14

3.2.2 Nghiên cứu phương pháp tách chiết có sự hỗ trợ của sóng siêu âm và phân

tích hàm lượng các hợp chat có hoạt tinh sinh hoc trong cây cỏ hôi 14

S:224/20/La Khảo sát anh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng các hoạt chất

ttCH GHI EoseissserbiotoiosgtititiSliEEEGEEEEDLGHEEDREEIGEEEREEIEGIGGGIGEIRH.SSSGSINGEGEEISNHIGHEIHSSERESSIEEIESGEMSHSE 14

3.2.2.2 Phương pháp xác định hàm lượng một số hợp chất có hoạt tinh sinh học

{HOTS cây Gỗ NỔ Lssisesessdistissbiog1S0000956000030888EGSGSS0NGSESGSHNGĐS8SEESSESSSJGLSMSSSETESELSSXGSSGESEBGHGSGSSGE 15

3.2.3 Khảo sát khả năng phòng chống côn trùng hại gạo (Sitophilus oryzae) của

dịch chiét cây cỏ hôi ở mức độ ngán ăn, xua đuôi, gây chêt - - - 18 3.2.3.1 Phương pháp nhãn nuôi Mot Ca vesosssssaressessenssensovevsesnamvsreseevecenewavsonsaneveeane 18

3.2.3.2 Phương pháp tâm độc thực phẩm -2-©222222222++2++2E+22xz2z+zzxze 183.2.4 Phương pháp phân tích thống kê 22 2 2222222E+2E2EE2EE22EE22EZEzzzxeex 23CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN - 222 22+22+E2£E£EE2E£EzEEzEzzzrrxced 254.1 Nghiên cứu phương pháp tách chiết có sự hỗ trợ của sóng siêu âm và phân tích

hàm lượng các hợp chat có hoạt tinh sinh học trong cây cỏ hôi - - 25

4.1.1 Kết quả tách chiết 2-22-©2+222+222+2221222122212221221122212211221 211 re 254.1.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi tách chiết đến hàm lượng

Go HỢP GHẤ Ă:cccninnsieiinieediiaisDiiiEkiboigsilliotiexiEH134530512895960040380G07VEVEDSBISEESGSGELSE14814064183810E 25

4.1.3 Khảo sát khả năng phòng chống côn trùng hại gạo (Sitophilus oryzae) của

dich chi€t C@y 0xe0i100777 30CHUONG 5 KET LUẬN VÀ DE NGHỊ 2 22 ©22E22EE2E22E2E22122221222222.2xe2 425.1 Kết luận -Ặ22-222222222122121121211211211121121112112111202111212 2e 425.2 ĐỀnghị -S2- 2221221221 212212212212122122121212121212121212 re 42

ee suereeeeeeeereessentinhestiebestEhsbersfinbrtpiSirbbnHSnoerjBsbingieg 43

PHÙ TU wesssssessnnrexensnsnsnneensenenen wane sun suanaean uns eax custehtexaaasnunieasinn seueanen camemanennesneannanaaanancens 48

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

AE : atropine

BCG : bromocresol green

DMSO : Dimethyl sulfoxide

E30 : dung môi ethanol 30%

E50 : dung môi ethanol 50%

E70 : dung môi ethanol 70%

E90 : dung môi ethanol 90%

EE : escin

GAE : acid gallic

M30 : dung môi methanol 30%

M50 : dung môi methanol 50%

M70 : dung môi methanol 70%

M90 : dung môi methanol 90%

QE : quercetin

Trang 10

DANH SÁCH CAC BANG

Bang 3.1 Thông số pha loãng dung dịch escin -2-©2222222222222 22x Er.EEEExerrrrree 17 Bảng 3,3 Bổ trí thí nghiệm cho chỉ tiên rea I cua n6 ke con Aeng0001020022600301000403030856086 20 Bang 3.3 Thang đánh giá mức độ xua đuổi (Joshi và ctv, 2019) ¿-¿-22++s+zc+zcse¿ 20 Bang 3.4 Bồ trí thí nghiệm cho chỉ tiêu gây chết 2-22 2 2222222E22E2+2E+2EE22Ezzzxrzzea 21 Bảng 3.5 Bố trí thí nghiệm cho chỉ tiêu gây ngắn ăn - 2-22 22222222+22+22E222xzzxzrez 22Bang 3.6 Đánh giá mức độ gây ngán ăn của chế phẩm dựa vào hệ số gây ngán ăn 23Bang 4.1 Anh hưởng của hệ dung môi đến khả năng tach chiết các hoạt chất sinh học trong

S2) 0100 ¡00 ( 29

Bang 4.2 Tỉ lệ sống của mọt gạo trong lô thí nghiệm có 1 viên thức ăn và 1 viên thuốc 30 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ địch chiết M70 và E90 đến khả năng xua đuổi mọt gạo

(Stlophilus: Or yZ0e) gtgtistirtistitehcss2156031136136511868E1EEESSS1203580155S/554S.RE.ESIGECSELSS31585188/0G850500L4E5438/45080E08//8 31

Bang 4.4 Anh huong cua nong độ dịch chiết M70 và E90 đến mức độ xua đuôi mot gạo 32Bảng 4.5 Ảnh hưởng của nồng độ dịch chiết M70 và E90 đến hiệu lực gây chết mọt gạo

0Ó 50) 1 35

Bảng 4.6 (tt) Ảnh hưởng của nồng độ dịch chiết M70 và E90 đến hiệu lực gây chết mọt gạo

trong: LÊN HỒN: sscsessncdáchEa Da to dưng dhug8048302031048818n80.G035i0S0kdERissHiRắodsgtRuu4Ggn0i48s3i3lgMuuAqggsEksiSn.tkGiadtG0.E0Ag 36

Bảng 4.7 Hệ số gây ngán ăn tuyệt đối khi xử lí bang dịch chiết M70 và E90 40 Bảng 4.8 Hệ số gây ngán ăn tương đối khi xử lí bang dịch chiết M70 và E90 40 Bảng 4.9 Hệ số gây ngán ăn toàn phần khi xử lí bang dịch chiết M70 và E90 40

Trang 11

Hình 3.1 Nhần nuối côn trùng khảo¿sSã: : ¡ c2 2ï s26 202 B21 Ÿn2 sn n2 vais tang Giả nàng HDD 106 08/680 18

Hình 3.2 Bồ trí thí nghiệm khảo sát khả năng phòng chống côn trùng hại gạo bằng phương phap tém dc thurc phan BS H.BHẬă)H , 19 Hình 4.1 Dịch chiết cây cỏ hôi từ dung môi methanol va ethanol - - =5: 25 Hình 4.2 Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ly trích đến hàm lượng flavonoid (p < 0,05) Bggieskznsgtiisstiorlniölz.mtggiiditrgptiitslszngE/gizqliMvgfsosbigiisftespuzltceosgorleszifBsztiruisulxiRcipsuirsinguil Error! Bookmark not defined Hình 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ly trích đến hàm lượng saponin (p < 0,05).

sa ita Sa REE ais tea EE Error! Bookmark not defined.

Hinh 4.5 Kha nang xua dudi mot gao cua dich chiét cây cỏ hôi ở các nồng độ dịch chiết khác

HH ee Error! Bookmark not defined.

Hình 4.6 Ty lệ sống của mot gạo sau 14 ngày xử li bang dich chiết từ dung môi M70 .Error!

Bookmark not defined.

Hình 4.7 Tý lệ sống của mot gạo sau 14 ngày xử lí bằng dich chiết từ dung môi E90 Error!

Bookmark not defined.

Trang 12

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là nước đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng xuất khẩu lúa gạo sangnhiều nước, vì thế việc kiểm tra các chỉ tiêu về chất lượng gạo rất được các nhà nông vàđơn vị quản lí kho chú trọng Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệpLiên hợp quốc (FAO), tốn thất về ngũ cốc dự trữ trên toàn thế giới hằng năm khoảng10% (Bùi Công Hiển, 1995) Ở nước ta, mức tôn that do sâu mọt gây ra cho ngũ cốc bảoquản trong các kho là 10% Do đó, vấn đề thiệt hại do côn trùng hại gạo luôn thu hút sựchú ý của các nhà nghiên cứu bởi nó gây ra nhiều ảnh hưởng đáng kể về chất lượng vàsản lượng gạo của nước ta Ở Việt Nam hiện nay, việc phòng trừ sâu mọt hại gạo trongcác kho đa phần sử dụng biện pháp hoá học: khử trùng xông hơi các loại thuốc có thànhphần độc hại như phosphine, methyl bromide, Mặc dù các chất này có ưu điểm là hiệuquả cao, tác động nhanh nhưng lại có nhược điểm là độc tính cao, dễ dẫn đến mat cânbang sinh thái, ảnh hưởng các sinh vật có ích ở trong kho, côn trùng có thé bị khángthuốc, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường và đe doạ sức khoẻ con người Những nămgần đây, xu hướng nghiên cứu các loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ thực vật déphòng trừ côn trùng hại gạo đang dần phát triển

Cây cỏ hôi là loài cây thân thảo sống hàng năm có lịch sử dùng làm thuốc truyềnthong ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trong cây

có chứa nhiều thành phần hữu ích như tỉnh dầu, flavonoid, alkaloid, saponin, polyphenolnên được ứng dụng làm chế phâm phòng trừ nhiều loại côn trùng gây hại Nghiên cứutạo chế pham từ dịch chiết cây cỏ hôi dé phòng trừ côn trùng hại gạo ở quy mô phòngthí nghiệm với hy vọng tạo ra một loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học an toàn, thân thiệnvới người sử dụng và môi trường, thông qua đó có tác dụng trong việc xua đuôi, gâychết, ngán ăn đối với côn trùng

1⁄2 Mục tiêu của đề tài

Tách chiết và định lượng các thành phần hoạt chất có trong cây cỏ hôi Từ đóchọn ra phương pháp tách chiết có hiệu suất cao dé thu được thành phần hoạt chất caonhất, qua đó kiểm tra đánh giá khả năng phòng chống côn trùng hại gạo của dịch chiết

cây cỏ hôi.

Trang 13

1.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Nghiên cứu phương pháp tách chiết và phân tích hàm lượng một sốhợp chất có trong cây cỏ hôi

Nội dung 2: Khảo sát khả năng phòng chống côn trùng hại gạo của dịch chiết

cây cỏ hôi ở mức độ ngán ăn, xua đuôi, gây chết.

Trang 14

CHƯƠNG 2 TONG QUAN TAI LIEU2.1 Mot gao (Sitophilus oryzae)

2.1.1 Phan loại

Mot gạo (Sitophilus oryzae) là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ

cốc như: gạo, lúa mì, ngô Mọt gạo thuộc:

Loai: Sitophilus oryzae

2.1.2 Dac điểm hình thai

Theo Trần Minh Tâm (2004), mọt trưởng thành có than dai 3 — 4 mm, rộng 1 —1,2 mm, toàn thân màu nâu xám đen, trên đầu có vòi nhô dài ra, miệng gậm nhai ở cuốivòi, râu hình đầu gối có 8 đốt Trên mảnh ngực trước có những đốm tròn nhỏ lõm vào.Trên lưng cánh cứng gần đầu và gốc cánh có 4 vòng gần tròn màu vàng nâu hoặc đỏ nâutrông thấy rất rõ, ở đưới cánh có màng phát triển Con đực có vòi ngắn và to hơn concái, trên mặt lưng chấm lõm dài và rõ hơn con cái Ngoài ra trên vòi con cái không cóchấm lõm ở đoạn cuối

Trứng: dai 0,45 — 0,7 mm, rộng 0,24 — 0,3 mm, hình bau dục dai, một đầu cóhình núm phinh ra Lúc mới nở màu trắng sữa, dần dần biến thành màu vàng nhạt

Sâu non: trưởng thành có mình dài 2,5 — 3 mm, đầu nhỏ màu nâu nhạt, ngực vàbụng màu trắng, trên mình có nhiều đường vân ngang, thân mập, ngắn, thường cong lạilàm cho mặt lưng thành hình bán nguyệt, mặt bụng gần như bằng, có màu trắng đục

Nhộng có thân dài 3,5 — 4 mm, hình bầu dục, lúc mới hóa nhộng màu trắng sữa,

sau thành màu nâu nhạt.

2.1.3 Đặc tính sinh học

Mọt hoạt bát, có tính giả chết, thích bò lên cao và phía ngoài các bao nông sản,bay được khá tốt Mot có thé sinh sôi nảy nở trong kho và cả ngoài đồng Khi đẻ trứng,dùng vòi có hàm trên ở phía đầu vòi khoét một lỗ, sau đó đẻ trứng vào lỗ này và dùng

Trang 15

ống đẻ trứng tiết ra một chất nhay bảo vệ trứng và bịt kin lỗ lại Mỗi lần đẻ 1 trứng, cókhi 2 — 3 trứng Thời gian dé đẻ 1 trứng tùy thuộc vào độ cứng của nông sản, thườngmat khoảng 1/2 đến 2 giờ Mỗi con mot cái một ngày có thé đẻ được 3 — 10 trứng, mỗinăm bình quân đẻ 380 trứng, nhiều nhất có thé dé tới 576 trứng Từ một đôi mọt đực vàmọt cái, nếu sống trong điều kiện thích hợp, theo tính toán trong một năm có thể sinhsôi, nảy nở thêm 800.000 con khác Sâu non nở ra là bắt đầu ăn hại, đục sâu vào tronglòng hạt, làm cho hạt chỉ còn lại lớp vỏ bên ngoài, không còn giá trị sử dụng nữa Ởvùng nhiệt đới mỗi năm sinh 4 — 7 lứa Ở vùng ôn đới, khí hậu lạnh mỗi năm chi sinh 1

— 2 lứa Thời kỳ trứng 3 — 16 ngày, sâu non 13 — 28 ngày, tiền nhộng 1 — 2 ngày, nhộng4— 12 ngày, trưởng thành 54 — 311 ngày Sâu non có 4 tuổi: tuổi 1 đến tuổi 3 từ 3 — 4ngày, tuổi 4 từ 4 — 9 ngày Thời gian hoàn thành một thế hệ mọt gạo phụ thuộc rat chặtchẽ vào độ nhiệt, độ âm và thức ăn Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong lương

thực có thủy phần 14% và nhiệt độ 20°C thì thời gian hoàn thành một thế hệ mọt gạokhá dài, trong lúa mì 53 ngày, trong thóc 60 ngày Khi độ nhiệt tăng dần đến 28°C thìthời gian hoàn thành một thế hệ rút ngắn lại Tăng độ nhiệt từ 28 lên 30°C, thời gianhoàn thành một thế hệ gần như không thay đổi, trong lúa mì là 38 ngày, trong thóc vàngô khoảng 40 — 41 ngày, còn trong khoai sắn lát khô trên 50 ngày Độ nhiệt tăng tới32°C thì tốc độ sinh sản giảm, thời gian hoan thành một thế hệ kéo dài trong lúa mì, thóc

và ngô tới 53 — 54 ngày, trong khoai khô 71 ngày và trong sắn khô là 90 ngày Ở 34°C,

sự sinh sản của mọt trở nên khó khăn Thời gian hoàn thành một thế hệ phụ thuộc chặtchẽ vào thủy phần của hạt Khi thủy phần của hạt tăng thì thời gian hoàn thành một thế

hệ mọt giảm Sự phụ thuộc này không theo dạng đường thắng, mà theo dạng hàm số bậc

hai Khi trong lúa mì, ngô, thóc và sắn lát có thủy phần 11,5% trứng mọt vẫn còn khảnăng nở và trở thành mọt, nhưng thời gian hoàn thành một thế hệ trên 70 ngày Riêngtrong khoai khô, với thủy phần này, mọt không sinh sản được Khi thủy phần của hạttăng tới khoảng 14,3% thời gian hoàn thành một thế hệ rút ngắn dần, nhưng nói chungtốc độ chuyên hóa các giai đoạn ấu trùng thành mọt vẫn còn chậm Với thủy phần lươngthực từ 15% trở lên thì mọt nở khá nhanh (Tran Minh Tam, 2004)

Mot gạo hoạt động mạnh nhất ở độ nhiệt 24 — 30°C, trong đó nhiệt độ thích hợpnhất là 29°C Ở dưới 13°C và trên 38°C mọt sẽ ngừng hoạt động Thời gian thực hiệnmột thé hệ ở 27,2°C chi mat 25 ngày, còn 6 17°C mat tới 92 ngày Độ âm tương đối củakhông khí thích hợp nhất đối với sự phát triển của mọt gạo khoảng 90 — 100%, độ am

Trang 16

cần thiết của sự đẻ trứng thấp nhất khoảng 60% Mot không thé sinh sản ở hạt có thủyphần dưới 8% và trên 40%, thủy phần tối thiểu, cần thiết cho sự sinh sản là 10%, tốc độsinh sản mạnh nhất là khi thủy phần của hạt từ 15 — 20%, trong đó thích hợp nhất khithủy phần hạt là 17%, nếu quá 20% thủy phần thì sự sinh sản chậm lại (Vũ Quốc Trung,

2008).

Mọt gạo có khả năng nhịn ăn, thời gian nhịn ăn phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ,

có thé từ 6 - 12 ngày Khi nhiệt độ tang thì thời gian nhịn ăn giảm Thời gian nhịn ăncủa mọt gạo khi độ 4m không khí 80 - 90%, ở nhiệt độ 16 - 18°C là 32 ngày, ở 20 - 25°C

là 19 ngày, ở 26 - 27°C là 6 - 8 ngày Mọt gạo trung bình sống khoảng 180 — 200 ngày.Thời gian sống của mọt gạo phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ và thủy phần của hạt

2.1.4 Phan bố và tác hại

Mot gạo phân bó hau khắp thế gidi Ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trongcác sản phẩm ngũ cốc đều gặp mọt này Ở nhiều nước, mức độ phổ biến của mọt gạocòn rộng hơn mọt thóc rất nhiều Đối với lương thực bảo quản trong kho ở nước ta, mọtgạo được xếp vào loại sâu hại nguy hiểm số một Bởi vì mọt gạo ăn hại tất cả các loạilương thực, mọt gạo sinh sản rất nhanh, có khả năng thích nghi rộng với các điều kiệnngoại cảnh khác nhau, thời gian sống dài hơn các loại mọt khác Ngoài lương thực, hầuhết các hàng từ thực vật như đậu đỗ, hạt có dau, dược liệu, các loại quả khô, đều bịmọt gạo ăn hại Theo kết quả điều tra, ở tất cả các vùng ở nước ta đều thấy mọt gạo, tất

cả các tháng trong năm đều thay có mọt này, và sự biến động về số lượng giữa các thángtrong năm không đáng ké Mot có vòi nhọn, khi ăn hại, nó dùng vòi đục một lỗ nhỏ, đẻtrứng vao vật bị hại, sâu non phát triển trong đó, ăn hại làm cho sản phẩm chỉ còn lại

một lớp vỏ mỏng, không còn giá trị sử dụng nữa (Vũ Quốc Trung, 2008)

2.1.5 Cac biện pháp phòng trừ, kiểm soát côn trùng hại gao

2.1.5.1 Phương pháp vật lý

Dựa theo tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia khoa học đã chỉ ra cách phòng

trừ mọt hại trong bảo quản lương thực bằng nhiều cách khác nhau:

Vệ sinh kho: kho chứa phải luôn giữ sạch sẽ, không có vết rạn nứt, sàn kho phảiđược tây trùng thường xuyên

Phòng trừ bằng chiếu xạ: Theo Tilton (1974), dùng ống coban phóng xa (Coo)

và Cesi phóng xạ (Cs!37) sử dụng trong việc phòng trừ côn trùng gây hại kho, chiếu tiagamma với liều lượng 11 - 18 Krad có khả năng tiêu diệt hoàn toàn các loài côn trùng

Trang 17

hại nông sản ở giai đoạn trưởng thành, giai đoạn trứng va ấu trùng chịu được tia gammavới liều lượng thấp hơn Hầu hết các loài côn trùng trong kho khi sử dụng chiếu xạ vớilượng 0.2 - 1.00 kGy làm côn trùng chết trong vài ngày Đây là một biện pháp đem lạihiệu quả cao nhưng lại đòi hỏi kĩ thuật tiên tiến nên ít được áp dụng rộng rãi.

Làm giảm âm độ: Tốc độ hoạt động chuyền hoá được giảm bớt đáng ké tronghầu hết các ngũ cốc nếu hàm lượng ẩm của hạt giảm xuống còn 13% Dưới 8% hoạtđộng chuyền hoá thực tế coi như ngừng han Do đó phơi sấy là một biện pháp xử lý tiêuchuẩn đối với các loại ngũ cốc thu hoạch còn ướt trước khi bảo quản Đây là biện phápđơn giản và được áp dụng phổ biết ở mọi nơi

Sử dụng khí COz: Sử dụng khí CO2 trong bao quản nông san sau thu hoạch trong

kho là một biện pháp rất hiệu quả Vào năm 1990, Suprakan đã thông báo kết quả xử lýCO» trong bảo quản nông sản, tỷ lệ CO› được đưa vào trong kho bảo quan là 2 kg/tan

đã duy trì được 8 tháng mọt không xâm nhiễm phá hại và chất lượng hầu như không saikhác so với đối chứng Biện pháp này chủ yếu được áp dụng trong các kho bảo quản với

số lượng lớn

Điều chỉnh nhiệt độ: Nguyên tắc chung của phương pháp này là làm nóng ngay nhữngsản pham bị nhiễm mọt lên mức nhiệt độ từ 48 - 85°C trong khoảng thời gian từ vài giây đến 2phút, rồi lại làm lạnh ở môi trường xung quanh trong vài phút hay vài giờ Điều này hạn chế sựtác hai của mọt đáng kê Biện pháp đòi hỏi phải có nhũng phương tiện kĩ thuật nhất định nênchỉ được áp dụng trong kho bảo quản còn trong các nông hộ thì gần như ít được sử dụng

2.1.5.2 Phương pháp hóa học

Hiện nay, phòng trừ bằng thuốc hóa học được sử dụng phố biến ở nước ta vàtrên thé giới do tính thuận tiện, dé áp dụng trên quy mô lớn cũng như phô tiêu diệt rộng.Phun xịt hoặc xông hơi bằng các loại thuốc trừ sâu hỗn hợp như Dichloves, Gastoxin,Malathion, kháng sinh Streptomycin, Penicillin và Terramycin được sử dụng phô bién

vì phương pháp này thuốc ở dạng hơi sẽ dễ đàng xâm nhập đến mọi vị trí của kho, tấncông vào hệ hô hấp của côn trùng Tuy nhiên, thành phần hóa học trong các loại thuốcnày đa phần có tính độc, vì thế khi sử dụng cần phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình

và điều kiện an toàn cho con người và môi trường Bên cạnh đó, các loại thuốc này chỉchứa một vài hoạt chất nên sau một thời gian sử dung tác động lên côn trùng có thé gâyhiện tượng kháng thuốc (Bùi Công Hiển, 1995)

Trang 18

2.1.5.3 Phương pháp sinh học

Phương pháp nay sử dụng các yếu tô sinh học như lai tạo ra giống lúa chốngchịu mọt, sử dụng các loài thiên địch, nhện có ích hoặc sử dụng các loại chế pham sinhhọc có nguồn góc từ các loại thảo mộc dé phòng chống côn trùng gây hai Ưu điểm củaphương pháp này là dễ sử dụng, an toàn cho sức khỏe con người, thân thiện với mớitrường và hạn chế hiện kháng thuốc, vì vậy phương pháp này rất được nhiều nhà nghiêncứu hướng đến

Theo Reichmuth (2000), các loài thiên dich được sử dụng để tiêu diệt mot hạikho như: ong Trichogramma evanescens JVetw ky sinh trứng nhiều loài côn trùng gây

hại trong kho như Plodia interpunctella, Ephestia kuehnielia, Corcyra cephalonica, Ephestia cautelia, Acanthoscelides obtectus, Dermestes macuiatus; ong ki sinh Lariophagus distinguendus trên mọt gạo, bọ xit Xylocoris ylavipes Reuter ăn trứng, sâu

non và nhộng nhiều loài côn trùng gây hai trong kho như: Plodia interpunctella,

Corcyra cephalonica, Ephestia cautela, Acanthosceides obtectus, Dermestes macuiatus, Sitophilus zeamais, Cryptolestes errugineus, Sitophilus granarius, Triboliumconyusum, Tribolium castaneum, Lasioderma serricorne và Sitotroga cerealeila Tuy nhiên, do đặc trưng của môi trường các kho bảo quan nông san kha da

dạng các loại côn trùng gây hại, đa số thuộc bộ cánh cứng nên hiệu quả sử dụng các loàithiên dich dé phòng trừ côn trùng gây hại kho thường không cao (Reichmuth, 2000)

Hiện nay, xu hướng nghiên cứu các chế phẩm có hoạt tính sinh học tách chiết

từ các loại thảo mộc dé phòng trừ các loại côn trùng gây hại ngày được nghiên cứu pháttriển rộng rãi trên thế giới bởi hiệu quả kinh tế cao, tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵntrong tự nhiên, hầu như không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn sức khỏecho người sử dụng.

Trang 19

2.2 Cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides)

2.2.1 Phân loại và đặc điểm thực vật học

Theo Trung tâm dữ liệu Thực vật Việt Nam, cây co hôi (Ageratum conyzoides L.) thuộc:

Hinh 2.2 Ageratum conyzoides.

Cây co hôi là một loài cây nhỏ, moc hằng năm, thân có nhiều lông nhỏ, mềm,

cao khoảng 25 — 50 cm, thường mọc hoang Lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh,

dai từ 2 — 6 cm, rộng | — 3 cm, mép có răng cưa tròn, đỉnh lá hep lại thành mũi nhọn,

toàn thân và lá đều có lông Cụm hoa dạng đầu, hợp lại thành ngù, cuống cụm hoa phủlông dày, mềm, trong mỗi cụm hoa có 60 - 75 hoa nhỏ, đều là hoa lưỡng tính có màutím hoặc xanh trắng Tổng bao gồm hai hàng lá bắc, lá bắc hình bầu dục, đỉnh nhọn dần,mặt ngoài có lông và tuyến gần bằng nhau, dai 3 mm, màu xanh như lá Ong tràng ngắn,

dai 2 mm, loe ra ở đỉnh, có 5 thùy hình tam giác, phủ lông tơ Bộ nhị có 5 nhị với chỉnhị màu nâu, bao phan hình bầu dục thuôn dai nứt dọc có phần phụ, không có tai ở gốc,hạt phan hình tròn có gai Bộ nhụy gồm bầu dưới, thùy vòi nhụy dạng sợi, có lông tơdày, đầu nhụy màu tím, vươn ra ngoài ống tràng Quả màu đen, dai 1,5 — 2 mm, vỏ có 5

go song dọc và phủ lông to

2.2.2 Nguồn gốc và phân bố

Cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.) hay được biết đến với tên gọi phổ biếnkhác là cỏ cứt lợn, thuộc họ Asteraceae, phân bố chủ yêu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt.Loài cây này có nguồn gốc ở Trung Mỹ và vùng Caribbean, phân bố từ vùng đông namBắc Mỹ đến Trung Mỹ Ở Châu A, cây mọc khá phố bién ở vùng nam Trung Quốc, Lào,Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan và một số nơi khác (Ming, 1999) Ở Việt Nam, cây cỏ hôiđược xem là loài cỏ dại quen thuộc, phân bố khắp nơi từ vùng núi cao trên 1500 m đếncác tỉnh vùng trung du và cả ở đồng bằng Cây thường mọc gần như thuần ở các nương

Trang 20

ngô, bãi sông, ven đường đi và trong vườn Cây thuộc loại ưa am, ưa sáng và hơi chịubóng Trữ lượng cây cỏ hôi ở Việt Nam vô cùng phong phú, ước tính có thé khai tháchàng ngàn tấn một năm.

2.2.3 Các hợp chất sinh hoc trong cây có hôi

Các chất chuyền hóa thứ cấp thực vật như phenol, alkaloid, flavonoid, tannin,saponin, hydroquinone, coumarin, eugenol có tác dụng bao vệ, kháng nhiều loài côntrùng vì các hợp chất này có thé ức chế quá trình trao đôi chất của côn trùng (Cruz vàctv, 2018; Kortbeek và ctv, 2019) Các chất chuyên hóa thứ cấp diệt côn trùng có tácdụng gây chết, xua đuôi, giảm tốc độ tăng trưởng Cây cỏ hôi tươi thường có mùi hôihắc, khó chịu, khi phơi khô lại có mùi của coumarin, thành phần hóa thực vật củaAgeratum conyzoides chứa nhiều các hợp chất này nên có thể được sử dụng làm thuốctrừ sâu sinh học, thuốc kháng côn trùng hoặc chế phẩm bảo vệ nông sản (Rahayu, 2021).Trong thân, rễ, lá và hoa của cây cỏ hôi đã phân lập được một số hợp chất như flavonoid,alkaloid, saponin, chromene, polyphenol, benzofuran và terpenoid (Kamboj va Saluja, 2008).

2.2.3.1 Polyphenol

Polyphenol là các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên và tồn tai trong thực vật đượcchứng minh có khả năng chống oxy hóa, ngăn chăn sự phát triển của côn trùng Các

nhóm polyphenol thực vật là: flavonoid, acid phenolic, polyphenol amide và các

polyphenol khác Đặc điểm chung của chúng là trong phân tử có vòng thơm có chứamột hoặc nhiều nhóm hydroxyl gắn trực tiếp vào vòng benzen Tùy thuộc vào số lượng

và vị trí của các nhóm hydroxyl với bộ khung hóa học mà các tính chất lý hóa và hoạttính sinh học thay đổi Các nhóm polyphenol được tim thấy trong cây cỏ hôi bao gồm:chromenes, kaempferol (Parveen va ctv, 2014), preconcene II (Moreira va ctv, 2007), chromenes va chromans (Tandon va ctv, 1994), preconcene I va preconcene II (Zakaria

va Abdul, 2008; Wiedenfeld và Roder, 1991) Cac nhóm hợp chat polyphenol này đượcghi nhận có kha năng khang khuan, khang nam và kháng côn trùng

2.2.3.2 Saponin

Saponin được biết đến là hợp chất có khả năng chống oxy hóa, kháng khuân,kháng nam tốt (Hazem và ctv, 2012) Saponin còn được sử dụng làm thuốc trừ sâu, ngoàikhả năng kiểm soát âu trùng Aedes aegypti, saponin còn gây chết muỗi trưởng thành và

có tác dụng như thuôc xua đuôi Hiện tại, các nghiên cứu về thành phân hóa thực vật

Trang 21

của 4 conyzoides chỉ xác định sự có mặt của hợp chất saponin trong cây và chưa cónghiên cứu chính xác về cấu trúc hóa học của hợp chất saponin có trong cây này (Mary

(5,6,7trimethoxy3’,4’polyhydroxyflavon bao gồm: quercetin, quercetin3rhamanopiranoside, scutellarein

-5,6,7,4’-tetrahydroxyflavon, kaempferol, kaempferol-3-rhamanopiranoside va kaempferol-3,7- diglucopiranoside Một isoflavon glycoside mới là 5,7,2”,4'- tetrahydroxy-6, 3’-di-(3,3-dimethylallyl)-isoflavon 5-O-a-L-rhamnopyranosyl-(1>4)- a-L-rhamnopyranoside cũng được phan lập từ thân cây (Okunade, 2002).

Trang 22

2.2.3.4 Alkaloid

Hai đồng phân pyrrolizidin alkaloid được phân lập từ 4 conyzoides là

lycopsamine và echinatine (Okunade, 2002)

Lycopsamine Echinatine

Hình 2.4 Cấu trúc đồng phan alkaloid trong cây cỏ hôi.

2.2.4 Tinh hình nghiên cứu

Cây cỏ hôi được biết đến là loài cỏ dại hằng năm được sử dụng làm thuốc truyềnthống lâu đời ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã phân lập các hợp chất hóa học từ loài cây này như

polyphenol, chromenes, alkaloid, flavonoid, saponin, benzofuran, Một loạt các hợp

chất này được biết đến có hoạt tính dược lí, hoạt tính kháng một sé chung nam gay bénh

và tac dụng diét côn trùng Vì thế, việc nghiên cứu ứng dụng các hop chat nay trong việctạo ra các loại chế phẩm sinh học đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thé giới,cùng điểm qua các nghiên cứu về cây cỏ hôi được tổng hợp như sau:

2.2.4.1 Tình hình nghiên cứu về Ageratum conyzoides trên thé giới

Vào năm 2010, Nogueira và ctv nghiên cứu tác dụng ức chế aflatoxin củaAspergillus flavus từ tinh dau cây cỏ hôi Aflatoxin Bị (AFB;) là một chat chất chuyên

hóa có độc tính cao và gây ung thư được tạo ra bởi loài Aspergillus sản sinh trên thực

phẩm và các mặt hàng nông sản Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng ức chế của tinh dầucây cỏ hôi đến sự phát triển của sợi nam ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào nồng độnuôi cấy Từ kết quả thu được cho thấy khả năng ức chế sản xuất aflatoxin như một hoạtđộng sinh học mới A conyzoides L cho thấy nó có thé được coi là một công cụ hữu ích

dé hiểu rõ hơn về con đường sinh tông hợp aflatoxin phức tap (Nogueira và ctv, 2010)

Trang 23

Vào năm 2014, Jaya và ctv nghiên cứu hoạt tính diệt côn trùng từ tỉnh dầu của

A conyzoides L., Coleus aromaticus Benth và Hyptis suaveolens L cô tac dụng khử

trùng chống côn trùng, bảo quản ngũ cốc Tribolium castaneum Kết quả nghiên cứu chothấy tinh dầu từ các loài cây này có hiệu quả chống lại Tribolium castaneum trong quátrình thử nghiệm thuốc khử trùng in vitro cũng như in vivo, nghiên cứu cũng ghi nhậnkhông có ảnh hưởng bat lợi nào đến sự nay mầm của hạt cũng như sự phát triển của câycon đối với hạt được xử lí bằng tinh dầu cho thấy bản chất không gây độc tế bào củatinh dầu Do đó, tinh dau từ các loài cây này có thể được dùng làm thuốc trừ sâu thựcvật chống lại sự xâm nhập của côn trùng vào các mặt hàng thực phẩm được bảo quản,

nhờ đó nâng cao thời gian sử dụng (Jaya va ctv, 2014).

Vào năm 2023, Adeoye và ctv thực hiện nghiên cứu phân tích hàm lượng gầnđúng các thành phần hóa thực vật cộng với khả năng oxy hóa in vitro từ chiết xuất

ethanol của lá cây cỏ hôi Đánh giá phân tích hàm lượng thực vật đã ghi nhận sự hiện diện của saponin, tannin, terpenoid, alkaloid, phenol và flavonoid Thông qua đó nghiên

cứu góp phần khẳng định sự hiện diện của các thành phần hóa thực vật có trong cây cỏhôi, tạo tiền đề cho việc mở rộng ứng dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực nông nghiệp,

y học.

2.2.4.2 Tình hình nghiên cứu về Ageratum conyzoides ở Việt Nam

Vào năm 2018, Nguyễn Thị Kim Liên nghiên cứu khảo sát thành phần flavonoidtrong cây cỏ hôi Đề tài được thực hiện nhằm mục đích cung cấp cơ sở hóa thực vật choviệc sử dụng cỏ hôi trong điều trị viêm xoang mũi bằng phương pháp ngâm kiệt trongethanol 96%, sau đó chia dịch chiết thành ba phân đoạn bang cách lắc phân bó với etherdầu hỏa (PE), dicloromethane (DCM) và ethyl acetat (EA) Kết quả cho thấy flavonoidtồn tại trong cả 3 phân đoạn, trong đó phân đoạn PE va DCM chứa các đã methoxy hóa,

phân lập được 4 flavonoid AC1, AC2, AC7 và AC8, sơ bộ xác định được AC7 là một trimethoxyflavon và AC8 là một tetramethoxyflavon.

Kết quả từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Bạch Tuyết và ctv năm 2023 cho thấymẫu thân, rễ, lá đã thể hiện được các đặc điểm hình thái, cấu tạo vi phẫu đặc trưng củaloài A conyzoides Thanh phan hóa học có trong cao chiết bang ethanol từ lá cây cỏ hôigồm flavonoid, alkaloid, polyphenol, tannin, coumarin, saponin và tinh dầu Các phânđoạn có hoạt tinh tốt nhất từ cao chiết bang ethyl acetat có tác dung khang S aureus,MRSA, E coli, P aeruginosa; cao chiết bằng chloroform có tác dụng kháng 7 rubrum,

Trang 24

M gypseum, T mentagrophytes Các kết quả này tạo tiền đề dé phân lập, xác định cautrúc hóa học các chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nam và kháng côn trùng từ cáccao chiết tiềm năng (Nguyễn Thị Bạch Tuyết và ctv, 2023).

Trang 25

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài “Nghiên cứu hoạt tính phòng chống côn trùng hại gạo (Sitophilus oryzae)

từ dịch chiết cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides)” được thực hiện trong khoảng thời gian

từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023 tại phòng Các chất có hoạt tính sinh học Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (ITB)

-3.2 Vat liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Vậtliệu

Cây cỏ hôi (A conyzoides) khi trưởng thành được thu hai từ vùng Da Huoai —

Lâm Đồng Sau khi thu nhận, đưa về phòng thí nghiệm, rửa sạch và phơi khô, sau đómang đi cắt nhỏ, xay nhuyễn, bảo quản bột trong hộp kín ở nhiệt độ phòng

3.2.2 Nghiên cứu phương pháp tách chiết có sự hỗ trợ của sóng siêu âm và phân

tích hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học trong cây cỏ hôi

3.2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng các hoạt chất

Trang 26

3.2.2.2 Phương pháp xác định hàm lượng một số hợp chất có hoạt tính sinh học

trong cây cỏ hôi

a) Phương pháp xác định hàm lượng flavonoid tổng số

Hàm lượng flavonoid tổng được xác định theo phương pháp tao màu với AICI(Chang và ctv, 2002), bằng cách xây dựng đường chuẩn với quercetin (QE).

Xây dựng đường chuẩn:

Chuẩn bị hóa chất: cân chính xác 0,1 g quercetin (Trung Quốc), hòa tan trong

Dimethyl sulfoxide (DMSO) 100% và định mức thành 100 mL thu được dung dịch

chuẩn quercetin 1000 g/mL Dựng đường chuẩn quercetin với các nồng độ khác nhau

Mau dịch chiết: pha loãng các mẫu dịch chiết bằng Dimethyl sulfoxide (DMSO)100% và chọn ra độ pha loãng phù hợp với từng loại dung môi tách chiết Cho vào ốngnghiệm 0,5 mL mẫu dịch chiết pha loãng và bồ sung 1,5 mL Methanol 99,5% va chờtrong 5 phút Sau đó, thêm tiếp 0,1 mL AICI; 10% và dé phản ứng trong 6 phút Cuốicùng, hỗn hợp được thêm vào 0,1 mL CHsCOOK 1M và 2,8 mL nước cất, lắc đều rồi

dé ôn định ở nhiệt độ phòng trong 45 phút Tiến hành song song cùng mẫu đối chứng,các nghiệm thức với mẫu dịch chiết cũng được thực hiện tương tự và được lặp lại 3 lần.Sau 45 phút, tiến hành đo độ hap thụ của mẫu đối chứng va mẫu dich chiết bằng may đoquang phố UV-Vis ở bước sóng 430 nm

Tính toán kết quả: Dựa vào phương trình hồi quy giữa nồng độ dung dịchquercetin và độ hấp thụ quang, xác định nồng độ của flavonoid tông số trong mẫu dịchchiết (ug/mL)

b) Phương pháp xác định hàm lượng alkaloid tổng số

Hàm lượng alkaloid tổng được xác định theo phương pháp là các alkaloid sẽ

phản ứng với bromocresol green (BCG) tạo thành phức hợp có mau vàng (Ajanal va ctv,

Trang 27

2012) có hiệu chỉnh, tạo thành sản phẩm có màu vàng và xây dựng đường chuẩn với

atropine (AE).

Xây dựng đường chuẩn:

Chuẩn bị hóa chất: Dung dịch chuẩn Atropine được chuẩn bị bằng cách hòa tan0,01g atropine tinh khiết trong 100 mL nước cất Dung dịch Bromocresol green đượcchuẩn bị bang cách gia nhiệt 6,98 mg bromocresol green với 0,3 mL dung dich NaOH2N và 0,5 mL nước cất đến khi hòa tan hoàn toàn, sau đó dung dịch được định mức lên

100 mL bằng nước cất Dung dịch đệm phosphate (pH = 7,4) được chuẩn bị bằng cáchhiệu chỉnh pH của sodium phosphate 0,2M (7,16 g NazHPO¿ trong 100 mL nước cat)tới pH = 4,7 bằng acid citric 0,2M (4,202 g acid citric trong 100 mL nước cất)

Tiến hành thí nghiệm: Dựng đường chuẩn Atropine với các nồng độ khác nhau

40, 60, 80, 100, 120 ng/mL bang cach hút chính xác 0,4 ; 0,6 ; 0,8 ; 1,0 ; 1,2 mL dungdịch chuẩn atropine vào các falcon khác nhau Sau đó, thêm tiếp 5 mL dung dich BCG

và 5 mL dung dịch đệm phosphate vảo falcon Hỗn hợp được lắc mạnh và trích ly hoàntoàn bằng cách bổ sung lần lượt vào hỗn hợp 1, 2, 3, 4 mL chloroform Tiến hành songsong cùng mẫu đối chứng, với mẫu đối chứng là chloroform Tiếp theo, thu phan dịchtrích chứa chloroform của mẫu gom vào bình định mức 10 mL và pha loãng bằngchloroform Tiến hành đo độ hấp thụ của hỗn hợp trong chloroform bằng máy quangphổ UV-Vis ở bước sóng 415 nm

Mẫu dịch chiết: pha loãng các mẫu dịch chiết với nước cất và chọn ra độ phaloãng phù hợp với từng loại dung môi tách chiết Sau đó, thêm tiếp 5 mL dung dịchBCG và 5 mL dung dịch đệm phosphate vào falcon Hỗn hợp được lắc mạnh và trích lyhoàn toàn bằng cách bổ sung lần lượt vào hỗn hop 1, 2, 3, 4 mL chloroform Tién hanhsong song cùng mẫu đối chứng, các nghiệm thức với mau dich chiết cũng được thựchiện tương tự và được lặp lại 3 lần Tiếp theo, thu phần dịch trích chứa chloroform củamẫu gom vào bình định mức 10 mL và pha loãng bằng chloroform Tiến hành đo độ hấpthụ của hỗn hợp trong chloroform bằng máy quang phố UV-Vis ở bước sóng 415 nm

Tính toán kết quả: Dựa vào phương trình hồi quy giữa nồng độ dung dịchatropine và độ hấp thụ quang, xác định nồng độ của alkaloid tổng số trong mẫu dịchchiết (ug/mL)

Trang 28

c) Phương pháp xác định hàm lượng saponin tổng số

Hàm lượng saponin tổng số được xác định theo phương pháp vanillin- sulfuricacid (Le và ctv, 2018) Nguyên tắc cơ bản của phương pháp là phản ứng của saponintriterpene bị oxy hóa bang sulfuric acid với vanillin, tạo ra phức màu đỏ tim đặc biệtđược đo ở bước sóng 560 nm bằng máy quang phổ UV-Vis Escin được sử dụng làmchất chuẩn

Chuẩn bị hóa chất: Dung dich vanillin 4% được chuẩn bị bang cach hòa tan 4 g

vanillin trong ethanol 96% và định mức lên 100 mL Sulfuric acid 72% (H2SO4 72%)

được pha loãng bang cach cho 26,5 mL nước cất vào cốc đong, sau đó rot từ từ H2SOu98% vào nước và định mức lên 100 mL Dung dịch chuẩn escin được chuẩn bị bằngcách hòa tan 0,045 g escin trong 3 mL methanol thu được dung dịch gốc escin có nồng

độ 15000 mg/L Sau đó, việc pha loãng nối tiếp được thực hiện 3 lần bằng cách sử dụngdung môi methanol, được trình bày như Bang 3.1.

Bảng 3.1 Thông số pha loãng dung dịch escin

Ông nghiệm Nông độ (mg/L) Pha loãng

(1) 15000 Dung dịch gốc (không pha loãng)

(2) 7500 2 mL (1) + 2 mL methanol (3) 3750 2 mL (2) + 2 mL methanol (4) 1875 2 mL (3) + 2 mL methanol (5) 937,5 2 mL (4) + 2 mL methanol

Xây dựng đường chuẩn: Hút 25 wL của mỗi dung dich chuẩn escin vừa phaloãng vào các ống nghiệm, đối với mẫu đối chứng hút 25 uL methanol Sau đó, đặt tất

cả các ống nghiệm trong bé nước được gia nhiệt ở 65°C cho đến khi methanol bay hơiđến khô (khoảng 5 phút) Sau 5 phút, lấy các ống nghiệm ra bổ sung 0,5 mL vanillin4%, tiếp theo thêm 2,5 mL H2SO, 72% vào mỗi ống Sau đó, các ống nghiệm được đậynút, ủ trong bé nước gia nhiệt ở 60°C trong 15 phút và sau đó được làm lạnh 5 phút trongnước ở nhiệt độ phòng.

Mẫu dịch chiết: pha loãng các mẫu dịch chiết với dung môi methanol hoặcethanol tương ứng với dịch chiết mẫu, chọn ra độ pha loãng phù hợp với từng loại dungmôi tách chiết Cho vào ống nghiệm 25 pL dịch chiết vừa pha loãng Sau đó, đặt tat cảcác ống nghiệm trong bề nước được gia nhiệt ở 65°C cho đến khi methanol bay hơi đến

Trang 29

khô (khoảng 5 phút) Sau 5 phút, lấy các ống nghiệm ra bé sung 0,5 mL vanillin 4%,tiếp theo thêm 2,5 mL HzSO¿ 72% vào mỗi ống Sau đó, các ống nghiệm được đậy nút,

ủ trong bé nước gia nhiệt ở 60°C trong 15 phút và sau đó được làm lạnh 5 phút trongnước ở nhiệt độ phòng Tiến hành đo mật độ quang của mẫu đối chứng và mẫu chuẩn ởbước sóng 560 nm bằng máy đo quang phổ UV — Vis

Tính toán kết quả: Dựa vào phương trình hồi quy giữa nồng độ dung dịch escin

và độ hấp thụ quang, xác định nồng độ của saponin tổng số trong mẫu dịch chiết (mg/L).3.2.3 Khảo sát khả năng phòng chống côn trùng hại gạo (Sitophilus oryzae) của

dịch chiết cây cỏ hôi ở mức độ ngán ăn, xua đuôi, gây chết

3.2.3.1 Phương pháp nhân nuôi mọt gao

mô phòng thí nghiệm Thí nghiệm này thực hiện bằng cách làm các viên thức ăn từ bột

Trang 30

gạo, tam độc vào viên thức ăn bằng dịch chiết cây cỏ hôi Đối tượng khảo sát là mọt gạo

trưởng thành.

Tiến hành thí nghiệm:

Chuẩn bị thức ăn: Bột gạo được trộn với nước theo tỉ lệ 2:1 rồi nén lại thànhviên thức ăn, mỗi viên trọng lượng là 2 g + 0,1 g được kí hiệu là X Đối với các viênthức ăn có xử lí, dịch chiết được trộn với bột gạo theo các nồng độ dịch chiết cô đặc là2%, 4%, 6%, 8%, 10%, 12% rồi nén thành từng viên thức ăn có trọng lượng 2 g + 0,1 gđược kí hiệu là Y.

Bồ trí thí nghiệm: sử dụng 3 hộp nhựa (kích thước 6,3 cm x 6,3 cm x 3,2 cm),mỗi hộp có 20 con mọt gạo Ở hộp 1 đặt 2 viên thức ăn (kí hiệu XX), hộp 2 đặt 1 viênthức ăn và 1 viên thuốc (kí hiệu XY), hộp 3 đặt 2 viên thuốc (kí hiệu YY) Thí nghiệmđược bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần Các hộp được đặt ởđiều kiện nhiệt độ 28°C + 2°C và độ 4m khoảng 60-70%, theo dõi và thu kết quả sau 14

ngày (khối lượng còn lại của viên thức ăn và viên thuốc, xác định số lượng con chết,

khảo sát sự hiện diện của mọt gạo trên nghiệm thức chứa cả viên thức ăn và viên thuôc).

@® `,

Hình 3.2 Bồ trí thí nghiệm khảo sát khả năng phòng chống côn trùng hại gạo

băng phương pháp tâm độc thực phâm.

Các chỉ tiêu theo dõi:

a) Hiệu quả xua đuổi của dịch chiết cây có hôi đến mọt gạo

Mục đích: khảo sát hiệu quả xua đuổi của dịch chiết cây cỏ hôi đối với mọt gạo.Dựa theo phương pháp tâm độc thực pham, bố trí thí nghiệm như sau: đặt 1 viênthức ăn va 1 viên thuốc (kí hiệu là XY) vào hộp nhựa (kích thước 6,3 cm x 6,3 cm x 3,2cm), cho vào mỗi hộp 20 con mọt gạo, thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên,mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần Các viên thuốc được khảo sát ở 6 nồng độ dịch chiết lần

Trang 31

lượt là 2%, 4%, 6%, 8%, 10%, 12%, đối chứng là viên thức ăn được trộn với nước Cáchộp được đặt ở điều kiện phòng, theo dõi và xác định các chỉ tiêu sau 14 ngày.

Bang 3.2 Bố trí thí nghiệm cho chỉ tiêu xua đuổi

Chỉ tiêu theo dõi: dựa trên sô lượng đôi tượng khảo sát hiện diện trên viên thức

ăn và viên thuốc, tính thành phần phần trăm xua đuôi và đánh giá mức độ xua đuôi của

chê phâm dịch chiét co hôi với các đôi tượng khảo sát.

Công thức tính thành phần phần trăm xua đuổi:

Trong đó:

X là số lượng đối tượng khảo sát hiện diện trên viên thức ăn

Y là số lượng đối tượng khảo sát hiện diện trên viên thuốcBảng 3.3 Thang đánh giá mức độ xua đuôi (Joshi và ctv, 2019)

Mức độ Phần trăm xua đuổi (%)

b) Hiệu qua gây chết của dịch chiết cây cỏ hôi đến mọt gạo

Mục đích: khảo sát hiệu quả gây chết của dịch chiết cây cỏ hôi đối với mọt gạoDựa theo phương pháp tâm độc thực phâm, bé trí thí nghiệm như sau: đặt 2 viênthuốc (kí hiệu là YY) vào hộp nhựa (kích thước 6,3 cm x 6,3 cm x 3,2 cm), cho vào mỗi

Trang 32

hộp 20 con mọt gạo, thí nghiệm được bồ trí hoàn toàn ngau nhiên, mỗi nghiệm thức lặplại 3 lần Các viên thuốc được khảo sát ở 6 nồng độ dịch chiết lần lượt là 2%, 4%, 6%,8%, 10%, 12% Các hộp được đặt ở điều kiện phòng, theo dõi và xác định các chỉ tiêu

Co

Trong do:

H%: hiéu luc gay chét (%)C: tổng số mọt gạo chết trong ngày theo dõi (con)Co: tong số mot gạo trong một hộp (con)

c) Hiệu quả gây ngán ăn của chế phẩm dịch chiết cây cỏ hôi

Mục đích: khảo sát hiệu quả gây ngán ăn của dịch chiết cây cỏ hôi với mọt gạo

Dựa theo phương pháp tắm độc thực phẩm, bồ trí thí nghiệm như sau: sử dụng

3 hộp nhựa (kích thước 6,3 cm x 6,3 cm x 3,2 cm), mỗi hộp có 20 con mọt gạo Ở hộp

1 đặt 2 viên thức ăn (kí hiệu XX), hộp 2 đặt 1 viên thức ăn và 1 viên thuốc (kí hiệu XY),hộp 3 đặt 2 viên thuốc (kí hiệu YY) Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗinghiệm thức lặp lại 3 lần Các viên thuốc được khảo sát ở 6 nồng độ dịch chiết lần lượt

là 2%, 4%, 6%, 8%, 10%, 12%, đối chứng là viên thức ăn được trộn với nước Các hộpđược đặt ở điều kiện phòng, theo dõi và xác định các chỉ tiêu sau 14 ngày

Trang 33

Bảng 3.5 Bồ trí thí nghiệm cho chỉ tiêu gây ngán ăn

Công thức tính các hệ số ngán ăn: (Nguyễn Cửu Thị Hương Giang, 1998)

Hệ số gây ngán ăn tuyệt đồi:

gg = ST w100%

0 xx+yvy*

Trong đó:

XX: khối lượng 2 viên thức ăn ở nghiệm thức đối chứng (g)

YY: khối lượng 2 viên thuốc ở nghiệm thức chứa chế phẩm dịch chiết (g)

Hệ số gây ngán ăn tương đối:

Trang 34

Bảng 3.6 Đánh giá mức độ gây ngán ăn của chế phẩm dựa vào hệ số gây ngán ăn

Hệ số gây ngán ăn toàn phần (T%) Mire độ

0— 50% Không có tác dụng gây ngán ăn

> 50 - 100% Tác dụng yếu

> 100 - 150% Tác dụng trung bình

> 150% Tác dụng mạnh

3.2.4 Phương pháp phân tích thống kê

Tổng hợp và xử lí số liệu với các phần mềm sau:

Tổng hợp số liệu: Microsoft Excel 2016

Phân tích thống kê bằng phần mềm Minitab 16: sự khác biệt giữa các nghiệm thức đượcphân tích bằng phương pháp One-way ANOVA với độ tin cậy 99%, trắc nghiệm phânhạng Tukey và vẽ đồ thị

Trang 35

CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nghiên cứu phương pháp tách chiết có sự hỗ trợ của sóng siêu âm và phân

tích hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học trong cây cỏ hôi

4.1.1 Kết quả tách chiết

Cây cỏ hôi trưởng thành được thu hái từ vùng Da Huoai — Lâm Đồng Sau khithu nhận, đưa về phòng thí nghiệm, rửa sạch và phơi khô, sau đó mang đi cắt nhỏ, xaynhuyễn, ngâm chiết theo các nồng độ dung môi khác nhau Mục đích của việc ngâmchiết theo các nồng độ khác nhau là đề xác định chọn ra nồng độ dung môi thích hợpcho quá trình trích ly có sự hỗ trợ của sóng siêu âm nhằm thu được dịch chiết có hàmlượng hoạt chất cao

Hình 4.1 Dịch chiết cây cỏ hôi từ dung môi methanol va ethanol

4.1.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi tách chiết đến ham

lượng các hợp chất

a) Xác định hàm lượng flavonoid tổng số trong cây có hôi

Hàm lượng flavonoid tổng trong dịch chiết mẫu được xác định thông quaphương trình đường chuẩn với quercetin, với nồng độ từ 20 - 100 g/mL bằng phươngpháp tạo màu với AICls Kết quả xây dựng phương trình đường chuẩn thé hiện mốitương quan giữa nồng quercetin và nồng độ hấp thu quang ở bước sóng 430 nm được

trình bay trong Hình 1 phụ lục 1.

Kết quả từ Hình 1 Phụ luc 1 cho thay, trong khoảng nồng độ quercetin khảo sát,

có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa nồng độ và độ hấp thu quang, hệ số tươngquan R? = 0,99731 Do vậy, có thé sử dụng đường chuẩn này dé xác định hàm lượngflavonoid tổng số trong mẫu dịch chiết cây cỏ hôi

Trang 36

Nong độ dung môi trích ly (%)

Hàm lượng flavonoid (mg QE/mL) œ

Hình 4.2 Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ly trích đến hàm lượng flavonoid (p < 0,05).

Ghi chu: QE: quercetin equivalents (tương đương voi quercetin) Các chữ cái khác nhau trên

mỗi cột chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thông kê ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng nồng độ của hai loại dung môi đến hàm lượngflavonoid tông của dịch chiết cây cỏ hôi được thé hiện trong Hình 4.2 cho thấy khi sửdụng E90 trích ly được nhiều flavonoid nhất Khi chiết bằng hai loại dung môi ở nhữngnồng độ khác nhau thì sẽ cho hàm lượng flavonoid toàn phần khác nhau Đối với dungmôi ethanol, hàm lượng flavonoid toàn phần bắt đầu tăng lên khi chiết ở nồng độ từ 30%đến 90% và hàm lượng flavonoid toàn phần đạt cao nhất tại nồng độ ethanol 90% vớigiá trị thu được tương ứng 15,609 (mg QE/ mL dịch chiết) Đối với dung môi methanol,hàm lượng flavonoid toàn phần giảm khi chiết ở nồng độ từ 30% đến 50%, tiếp tục tăngnồng độ methanol lên 70% thì thu được hàm lượng flavonoid toàn phần cao nhất 10,135(mg QE/ mL dịch chiết), tiếp tục tăng nồng độ methanol lên 90% thì hàm lượngflavonoid toàn phần không tăng mà có xu hướng giảm xuống Điều này được giải thích

là do mức độ phân cực của dung môi phụ thuộc vào hằng số điện môi, giá trị liên kếthydro, trong đó nước có hằng số điện môi, giá trị liên kết hydro cao hơn methanol vàethanol Do đó, khi trộn lẫn methanol vào nước, ethanol và nước sẽ cho các hỗn hợpmethanol - nước, ethanol - nước có mức độ phân cực khác nhau, nồng độ dung môi có

độ phân cực tương đương với hợp chất được trích ly sẽ hòa tan chất đó tốt hơn Do vậy,

Trang 37

ethanol 90% là dung môi thích hợp nhất dé thực hiện quá trình tách chiết flavonoid toànphần từ cây cỏ hôi.

b) Xác định hàm lượng alkaloid tổng số trong cây cỏ hôi

Hàm lượng alkaloid tổng số trong dịch chiết mẫu được xác định thông quaphương trình đường chuẩn với atropine, với nồng độ từ 40 - 120 ug/mL bằng phươngpháp hình thành phức hợp với bromocresol green (BCG), tạo thành sản phẩm có màuvàng Kết quả xây dựng phương trình đường chuẩn thể hiện mối tương quan giữa nồngatropine và nồng độ hấp thu quang ở bước sóng 415 nm được trình bày trong Hình 2.Phụ lục 1.

Kết qua từ Hình 2 phụ luc | cho thấy, trong khoảng nồng độ atropine khảo sát,

có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa nồng độ và độ hấp thụ quang, hệ số tươngquan R? = 0,99319 Do vậy, có thé sử dụng đường chuẩn này dé xác định hàm lượngalkaloid tổng số trong mẫu dịch chiết cây cỏ hôi

Nong độ dung môi ly trích (%)

Hàm lượng alkaloid (mg AE/mL)

C

Hình 4.3 Anh hưởng của nông độ dung môi ly trích đến hàm lượng alkaloid (p < 0,05)

Ghi chú: AE: atropine equivalents (tương đương voi atropine) Các chữ cai khác nhau trên

moi cột chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thong kê ở mức ý nghĩa 5%

Kết quả khảo sát ảnh hưởng nồng độ của hai loại dung môi đến hàm lượngalkaloid tổng của dịch chiết cây cỏ hôi được thể hiện trong Hình 4.3 cho thấy khi sửdụng E90 trích ly được nhiều alkaloid nhất Khi chiết bằng hai loại dung môi ở nhữngnồng độ khác nhau thì sẽ cho hàm lượng alkaloid toàn phần khác nhau Trong đó, hàm

Trang 38

lượng alkaloid thu được cao nhất khi chiết bằng dung môi methanol 90% (28,497mg/mL) và ethanol 90% (87,024 mg/mL) Điều này chứng tỏ độ phân cực của dung môi

có ảnh hưởng đến hiệu quả ly trích hợp chất alkaloid Từ kết quả thu được cho thấy khităng dần hệ dung môi và nước thì hàm lượng alkaloid trong mẫu cũng tăng theo và thu

được hàm lượng hoạt chất nhiều nhất khi chiết ở dung môi có độ phân cực lớn nhất.

c) Xác định hàm lượng saponin tổng số trong cây cỏ hôi

Hàm lượng saponin tổng số trong dịch chiết mẫu được xác định thông quaphương trình đường chuẩn với escin, với nồng độ từ 937,5 - 15000 mg/L bằng phản ứngcủa saponin triterpene bị oxy hóa bằng sulfuric acid với vanillin, tạo ra phức màu đỏ tímđặc biệt Kết quả xây dựng phương trình đường chuẩn thể hiện mối tương quan giữanồng escin và nồng độ hap thu quang ở bước sóng 560 nm được trình bay trong Hình 3

Kết quả từ Hình 3 Phụ lục 1 cho thấy, trong khoảng nồng độ escin khảo sát, có

sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa nồng độ và độ hấp thu quang, hệ số tương quanR? = 0,99523 Do vậy, có thé sử dụng đường chuẩn này dé xác định hàm lượng saponintổng số trong mẫu dịch chiết cây cỏ hôi Kết quả khảo sát ảnh hưởng nồng độ của hai

Trang 39

loại dung môi đến hàm lượng saponin tổng của dịch chiết cây cỏ hôi được thê hiện trongHình 4.4 cho thấy dung môi ethanol 70% trích ly được nhiều saponin nhất.

Từ kết quả thu được về hàm lượng flavonoid trong cây cỏ hôi ở nghiên cứu này

va các tác giả trước đó có những khác biệt có thể là do khác nhau về nồng độ dung môi,

độ phân cực của dung môi tách chiết, bộ phận thực vật sử dụng và tuổi của cây, phươngpháp chiết xuất, (Folashade và ctv, 2012) Theo Omole và ctv (2012), hàm lượngflavonoid tổng trong cây cỏ hôi khi chiết bằng ethanol sử dụng bộ phận rễ (70,49 —243,02 ug QE/mL) và lá ( 68,92 — 182,45 ug QE/mL) thấp hơn hàm lượng flavonoidkhi sử dụng tất cả các bộ phận của cây kết hợp với phương pháp tách chiết có sự hỗ trợcủa sóng siêu âm, chiết bằng dung môi khác nhau và ở các nồng độ khác nhau (Omole

và ctv, 2012) Kết quả hàm lượng hoạt chất flavonoid thu được trong mẫu cây nghiêncứu cao hơn các nghiên cứu trước đó, đồng thời nghiên cứu này đã xác định được hàmlượng hoạt chất alkaloid và saponin trong cây cỏ hôi Từ đó làm cơ sở tiến hành khảosát về tác dụng kết hợp của các hợp chất chất sinh học có trong dịch chiết cây cỏ hôi đốivới việc phòng chống côn trùng hại gạo

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của hệ dung môi đến khả năng tách chiết các hoạt chất sinh học

trong cây cỏ hôi

Hệ dung môi Flavonoids Alkaloids Saponins

(mg QE/mL) (mg AE/mL) (mg EE/mL)

M30 4254 +0273" 2,646 + 0,209% 0,105 + 0,0009°M50 2,984 +0,027° 2,061 +0,1498 0,050 + 0,0003° M70 10,135 + 0,185° 21,638 + 0,278 0,102 + 0,00054M90 8,358 +0,204° 28,497 + 0,101° 0,101 + 0,00074E30 4,879 +0,1374 2,869 + 0,045! 0,112 + 0,0006°E50 8,259 +0,199° 6,656 +0,050° 0,102 + 0,00084E70 9,527 +0,459> 40,361 + 0,339% 0,150 + 0,0006*E90 15,609 + 0,139? 87,024 + 0,289? 0,036 + 0,0004fGhi chu: QE: quercetin; AE: atropine; EE: escin Cac chữ cai khác nhau trong cùngmột cột chi ra sự khác biệt có ý nghĩa thong kê ở mức ý nghĩa 5%

Theo số liệu Bảng 4.1 cho thấy, mỗi nồng độ dung môi tách chiết cho khả năng

ly trích các hợp chất khác nhau Nhìn chung, dịch chiết từ M70 và E90 cho hiệu quả ly

Trang 40

trích bốn loại hoạt chất tương đối ôn định Do đó, dịch chiết M70 và E90 được chọn dé

sử dụng trong thí nghiệm khảo sát đánh giá hoạt tính phòng chống côn trùng hại gạo.4.1.3 Khao sát khả năng phòng chống côn trùng hại gạo (Sitophilus oryzae) của

dịch chiết cây có hôi

a) Hiệu quả xua đuối của dịch chiết cây cỏ hôi đến mọt gạo (Sitophilus oryzae)Bảng 4.2 Tỉ lệ sống của mọt gạo trong lô thí nghiệm có 1 viên thức ăn va 1 viên thuốc

a) Đối chứng, b) 2% dich chiết, c) 4% dịch chiết, d) 6% dịch chiết, e) 8% dịch chiết,

f) 10% dịch chiết, g) 12% dịch chiết (X: viên thức ăn, Y: viên thuốc).

Theo Hình 4.5 cho thấy, ở lô thí nghiệm hộp vừa chứa viên thức ăn và viên thuốc,mọt gạo đa phần tập trung ở viên thức ăn và viên thuốc của các nghiệm thức chứa 2%,

4% và 6% dịch chiết, các nghiệm thức 8%, 10% và 12% dịch chiết, mọt gạo hầu như

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN