Quan niệm về tri thức khoa học, công nghệ và vai trò của tri thức khoa học, công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế...9 3.1.1.. Vai trò của tri thức khoa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-
-BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI SỐ 1:
Khái niệm về tri thức và vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn phát
triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mỹ Hoa
Mã sinh viên : 11241993
Lớp học phần : Triết học Mác – Lênin (124) - 32
Giảng viên : Phạm Văn Sinh
Hà Nội - 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
PHẦN II: NỘI DUNG 3
1 KHÁI NIỆM “TRI THỨC” VÀ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC – LÊNIN VỀ TRI THỨC 3
1.1 Khái niệm về “tri thức” 3
1.1.1 Khái niệm về tri thức theo chủ nghĩa Mác – Lênin 3
1.1.2 Khái niệm tri thức trong đời sống kinh tế, xã hội 4
1.2 Quan niệm của Mác – Lênin về tri thức 5
1.2.1 Nguồn gốc của tri thức 5
1.2.2 Bản chất của tri thức 6
2 VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN .7 2.1 Vai trò của tri thức trong lĩnh vực kinh tế 7
2.2 Vai trò của tri thức trong lĩnh vực chính trị, văn hóa – giáo dục 7
3 VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ (HOẶC KINH DOANH) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9
3.1 Quan niệm về tri thức khoa học, công nghệ và vai trò của tri thức khoa học, công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế 9
3.1.1 Quan niệm về tri thức khoa học, công nghệ 9
3.1.2 Vai trò của tri thức khoa học, công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế 10
3.2 Vai trò của tri thức với việc nâng cao tính cạnh tranh kinh tế 11
PHẦN III: KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
1
Trang 3PHẦN I: MỞ ĐẦU Theo dòng chảy của lịch sử, nhân loại luôn đi lên theo sự phát triển không
ngừng nghỉ, và sự phát triển đó gắn liền với những cuộc cách mạng cả về khoa học và tư tưởng, những thay đổi này không chỉ góp phần nâng cao đời sống xã hội bằng những phát minh công nghệ và những tư tưởng tiến bộ, mới mẻ mà còn giúp con người ta định hình lại thế giới quan, giá trị và chuẩn mực trong từng thời kì Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự phát triển đó không thể không kể đến cách con người tiếp thu và áp dụng tri thức
Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của tri thức, tri thức đã thay đổi hoàn toàn thế giới loài người từ thuở sơ khai cho đến thời đại công nghệ 4.0 như ngày nay Con người may mắn có khả năng tích lũy kinh nghiệm và trải nghiệm, từ đó sản sinh ra tri thức phục vụ đời sống Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và cả thử thách Để có thể cạnh tranh và phát triển bền vững trên trường quốc tế, nước ta phải không ngừng đổi mới và sáng tạo, và tri thức như chiếc chìa khóa vàng mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng đó
“Những người làm chủ tri thức sẽ làm chủ thế giới” [Karl Marx] Tuy nhiên, tri thức thật sự là như thế nào? Và làm thế nào để vận dụng tri thức để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam? Là một sinh viên đại học, cũng như một công dân của đất nước Việt Nam, em xin thực hiện bài tiểu luận này để tìm
hiểu kĩ hơn với đề tài: “Khái niệm về tri thức và vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn phát triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay.”
Qua đây, em muốn cảm ơn giảng viên Phạm Văn Sinh – giảng viên môn triết học đã giúp đỡ, cung cấp kiến thức cho em khi em mới chập chững bước đến cánh cửa của thế giới triết học, em đã tìm hiểu, học hỏi và chiêm nghiệm ra rất nhiều điều kể từ khi được thầy dạy Trong quá trình làm bài tiểu luận này, tuy đã
cố gắng hết sức nhưng do trình độ còn giới hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót Mong thầy xem xét và góp ý để em có một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về đề tài lần này, và rút kinh nghiệm cho những bài tiểu luận sau này
Trang 4PHẦN II: NỘI DUNG
1 KHÁI NIỆM “TRI THỨC” VÀ QUAN ĐIỂM CỦA MÁC – LÊNIN
VỀ TRI THỨC
1.1 Khái niệm về “tri thức”
1.1.1 Khái niệm về tri thức theo chủ nghĩa Mác – Lênin
Theo các nhà triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức là phản ánh cao
nhất của bộ óc người về hiện thực khách quan, qua những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, nhất là của sinh lý học - thần kinh hiện đại Xét đến kết
cấu của ý thức, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: “Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng…(tất cả chỉ tồn tại trong não người), trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất của ý thức.” Do đó có thể cho rằng tri thức cũng là ý thức,
và tri thức mang những đặc trưng cơ bản, những giá trị cốt lõi của ý thức, là phương thức tồn tại của ý thức
Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy
và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ và các kí hiệu khác Qua thời gian, con người ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm thì càng có nhiều tri thức, ý thức càng cao, càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới hiệu quả hơn “Con người không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh, mà còn là sản phẩm của tri thức mà họ tiếp thu.”[Karl Marx] Điều này phản ánh quan điểm rằng tri thức định hình con người và xã hội
Theo Marx, tri thức không thể nào tách rời với thực tiễn Ông nhấn mạnh rằng thực tiễn là cội nguồn và nền tảng của tri thức Tri thức được hình thành thông qua sự tương tác giữa con người và môi trường chung quanh Như Mác đã viết trong cuốn "Tư bản ": "Chỉ có trong thực tiễn, con người mới có thể nhận thức đúng bản chất của sự vật" Điều này có nghĩa là tri thức
là kết quả của sự hoạt động sáng tạo của con người trong môi trường xã hội Tri thức không chỉ đơn thuần là việc tích lũy thông tin hay kiến thức; nó còn
là khả năng áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn để giải quyết các vấn
đề xã hội Chính vì vậy, tri thức mang tính chất động và linh hoạt, phản ánh
sự thay đổi của thực tiễn
3
Trang 5Tri thức không phải là một tập hợp rời rạc các thông tin mà là một hệ thống
có tổ chức Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, nghệ thuật, triết học và các lĩnh vực khác, và các lĩnh vực này tương tác với nhau Sự kết nối và tương tác giữa các loại tri thức tạo ra một hệ thống toàn diện, giúp con người có cái nhìn sâu sắc và đa chiều về thực tiễn Theo Marx, tri thức phải được tổ chức một cách có hệ thống để có thể phát huy hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề xã hội Tri thức không chỉ là công cụ để hiểu biết mà còn là phương tiện để hành động và thay đổi thực tiễn
Tóm lại, theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tri thức là một phần cốt lõi của ý thức bên cạnh yếu tố tình cảm, ý chí Khái niệm tri thức theo chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ dừng lại ở việc hiểu biết mà còn mở rộng đến việc áp dụng tri thức vào thực tiễn Tri thức là sản phẩm của thực tiễn, là quá trình nhận thức có tính chất biện chứng, và là một hệ thống có tổ chức Ngoài
ra, tri thức còn mang tính lịch sử và xã hội, phản ánh các mối quan hệ xã hội hiện có Việc nâng cao tri thức và cải thiện quá trình nhận thức là cần thiết để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, nơi mà con người có thể thực hiện được tiềm năng của mình trong mọi lĩnh vực
1.1.2 Khái niệm tri thức trong đời sống kinh tế, xã hội
Tri thức là một khái niệm phức tạp và nhiều chiều, nhưng có thể được định nghĩa một cách cơ bản là sự hiểu biết, am hiểu và thông thạo về một chủ
đề, lĩnh vực hoặc vấn đề cụ thể Theo Encyclopædia Britannica, tri thức được
định nghĩa là "sự hiểu biết có được thông qua kinh nghiệm hoặc học tập, một
sự thông thạo hoặc am hiểu về một chủ đề cụ thể." (Encyclopædia
Britannica, 2022)
Ở một cấp độ sâu hơn, tri thức có thể được phân chia thành hai loại chính: + Tri thức tácit (tacit knowledge): Đây là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được tích lũy qua thời gian, thường được lưu trữ trong tâm trí của mỗi cá nhân Tri thức tácit thường khó diễn đạt bằng lời nói hoặc văn bản, nhưng lại rất quan trọng và thiết yếu trong các hoạt động thực tiễn
+ Tri thức tường minh (explicit knowledge): Đây là những kiến thức được
hệ thống hóa, viết thành văn bản, quy trình, sách vở, tài liệu Tri thức tường minh dễ dàng được chia sẻ, truyền đạt và học tập
Trang 6Tri thức được hình thành và phát triển thông qua các quá trình như quan sát, học hỏi, trao đổi, suy ngẫm và thực hành Tri thức không chỉ đơn thuần là những sự kiện, số liệu hay thông tin, mà là sự kết hợp và liên kết những yếu
tố này thành những hiểu biết có ý nghĩa và có thể ứng dụng được trong thực tiễn
Tri thức còn góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp là tương đối dễ hiểu, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nền kinh tế tri thức, một phương thức sản xuất mới, đã xuất hiện ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD), nền kinh tế tri thức là sự tích lũy vốn, công nghệ, năng lực liên quan đến công nghệ và khoa học trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất Đặc trưng của nó là sự đổi mới lâu dài về quy trình và phương pháp
cũng như về sản phẩm và công nghệ Hiểu một cách đơn giản, nền kinh tế này yêu cầu ít nhân công, tuy nhiên nhân công là nhân sự có kỹ năng chuyên sâu, trình độ cao, được đào tạo bài bản với tư duy vận dụng kiến thức thay cho sức lao động [Báo Bộ Công Thương Việt Nam]
Như vậy, khái niệm tri thức bao gồm cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cá nhân lẫn những thông tin, dữ liệu được hệ thống hóa để ứng dụng
sự hiểu biết, sáng tạo trong thực tiễn và tạo ra cái mới nhắm mục đích phát triển kinh tế xã hội Tri thức là một nguồn lực vô cùng quý giá, là nền tảng cho sự phát triển và thành công trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội
1.2 Quan niệm của Mác – Lênin về tri thức
1.2.1 Nguồn gốc của tri thức
Theo triết học Mác - Lênin, nguồn gốc của tri thức được hiểu là một quá trình phức tạp, liên quan đến sự tương tác giữa con người với thế giới vật chất và xã hội
Nguồn gốc xã hội: Tri thức phát sinh từ nhu cầu của con người trong việc hiểu biết và cải biến thế giới xung quanh Con người, trong quá trình sống và hoạt động thực tiễn, đã tạo ra những lý thuyết chung nhất để phản ánh thế giới và vị trí của mình trong đó Tri thức được xem như một hình thái ý thức
xã hội, phản ánh những quy luật chung của tự nhiên và xã hội
Nguồn gốc nhận thức: Nhận thức của con người bắt đầu từ những tri thức cụ thể, cảm tính và dần dần phát triển thành những quan điểm lý luận trừu tượng hơn Tri thức được hình thành qua quá trình trải nghiệm và tổng hợp các hiểu biết, từ đó dẫn đến sự hình thành triết học như một loại hình tư duy lý luận đầu tiên trong lịch sử nhân loại
5
Trang 7Thực tiễn là cơ sở của mọi tri thức Mác nhấn mạnh rằng “không có thực tiễn, không có tri thức”, điều này có nghĩa là tri thức chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn của con người, từ đó phản ánh những quy luật khách quan của thế giới
1.2.2 Bản chất của tri thức
Tri thức không chỉ đơn thuần là sự sao chép mà còn là sự phản ánh sáng tạo Con người có khả năng cải biến và phát triển tri thức dựa trên những
thông tin đã tiếp nhận Điều này cho phép họ không chỉ hiểu biết về hiện tại
mà còn có thể tưởng tượng và dự đoán về tương lai
Tri thức được xem như là sự phản ánh của thế giới vật chất vào trong bộ
óc con người Điều này có nghĩa là tri thức không phải là một sản phẩm tự
phát mà là kết quả của quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin từ thực tiễn Con người nhận thức thế giới xung quanh thông qua các giác quan và bộ não, từ
đó hình thành nên tri thức
Tri thức không chỉ là sản phẩm của cá nhân mà còn là sản phẩm của xã hội Nó được hình thành trong bối cảnh các mối quan hệ xã hội, văn hóa và lịch sử Tri thức phản ánh những giá trị, quan điểm và nhu cầu của cộng đồng
mà con người sống trong đó, cho thấy rằng tri thức mang tính chất xã hội sâu sắc.
Tri thức không phải là một thực thể tĩnh mà là một quá trình phát triển liên tục Nó được cập nhật và mở rộng qua các thế hệ, từ những kinh nghiệm và hiểu biết của những người đi trước Sự phát triển của tri thức cũng phản ánh
sự tiến bộ của xã hội và khoa học Triết học Mác - Lênin khẳng định rằng vật chất có trước và quyết định ý thức Tri thức không thể tách rời khỏi thực tại vật chất mà nó phản ánh Sự phát triển của tri thức là một quá trình biện chứng, trong đó ý thức và vật chất tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau
Trang 8
2 VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN 2.1 Vai trò của tri thức trong lĩnh vực kinh tế
Tri thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay Tri thức không chỉ là nguồn lực sản xuất mà còn là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh của các quốc gia Trong nền kinh tế tri thức, sản xuất hàng hóa và dịch vụ chủ yếu dựa vào việc sử dụng tri thức, thông tin và sự đổi mới, từ đó tạo ra giá trị kinh tế cao hơn với chi phí thấp hơn Ví dụ, trong ngành công nghệ thông tin, các công ty như Google và Apple đã sử dụng tri thức để phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, từ đó không chỉ tạo ra lợi nhuận khổng lồ mà còn định hình lại cách mà người tiêu dùng tương tác với công nghệ Sự đổi mới liên tục trong các sản phẩm của họ không chỉ dựa vào công nghệ mà còn dựa vào việc khai thác tri thức từ nguồn nhân lực có trình độ cao, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Hơn nữa, tri thức không chỉ tạo ra giá trị ngắn hạn mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Các quốc gia đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó hình thành một lực lượng lao động có khả năng thích ứng với những thay đổi trên thị trường Ví dụ, các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển và Đan Mạch đã xây dựng nền kinh tế tri thức thành công thông qua việc đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và nghiên cứu Cuối cùng, tri thức còn giúp các doanh nghiệp và quốc gia tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế Những quốc gia có nền tảng tri thức vững mạnh thường có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, các quốc gia có chất lượng thể chế kinh tế tốt và chính sách vĩ mô ổn định sẽ có mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao hơn [World Bank, 2018]
2.2 Vai trò của tri thức trong lĩnh vực chính trị, văn hóa – giáo dục
Tri thức đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị, không chỉ trong việc hình thành các chính sách mà còn trong việc định hướng tư tưởng và hành động của xã hội Đội ngũ trí thức, với khả năng phân tích và tổng hợp thông tin, có thể tạo ra những lý luận văn hóa phù hợp với thực tiễn xã hội,
từ đó góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa dân tộc Chủ tịch Hồ Chí
7
Trang 9Minh từng khẳng định rằng “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, điều này nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong việc định hướng phát triển xã hội và chính trị [Tạp chí Cộng sản]
Trong bối cảnh lịch sử, trí thức Việt Nam đã tham gia tích cực vào các phong trào cách mạng, đóng góp vào việc xây dựng hệ thống lý luận văn hóa
và chính trị Ví dụ, Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đã xác định rõ nhiệm vụ của trí thức trong việc phát huy giá trị văn hóa dân tộc và chống lại các biểu hiện phản văn hóa Qua đó, có thể thấy rằng tri thức không chỉ là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển văn hóa mà còn là yếu tố quyết định trong việc xây dựng chính sách và định hướng phát triển đất nước Hơn nữa, trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu những thành tựu nghiên cứu mới về văn hóa từ đội ngũ trí thức, từ đó điều chỉnh đường lối văn hóa để phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước Việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển văn hóa hiện nay Điều này cho thấy tri thức không chỉ là công cụ để phát triển văn hóa mà còn là nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ Tri thức đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, không chỉ trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa mà còn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Đội ngũ trí thức, với khả năng nghiên cứu và sáng tạo, góp phần vào việc xây dựng chương trình giảng dạy, phát triển phương pháp giáo dục hiện đại Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực trong trường học đã giúp nâng cao tính chủ động và sáng tạo của học sinh, từ đó cải thiện kết quả học tập Theo nghiên cứu của UNESCO, các quốc gia đầu tư vào giáo dục và phát triển tri thức thường đạt được những thành tựu nổi bật trong việc nâng cao dân trí và phát triển kinh tế
Như vậy, tri thức không chỉ là nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng chính sách mà còn là yếu tố quyết định trong việc nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài, từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
Trang 103 VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ (HOẶC KINH DOANH) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Quan niệm về tri thức khoa học, công nghệ và vai trò của tri thức khoa học, công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế
3.1.1 Quan niệm về tri thức khoa học, công nghệ
Trải qua 4 cuộc cách mạng công nghệ thay đổi hoàn toàn thế giới, ta thấy được sự phát triển của nhân loại trong việc hiểu biết và ứng dụng các quy luật tự nhiên và xã hội, và tri thức khoa học, công nghệ là thứ phản ánh điều
đó một cách rõ rang nhất Truy nguyên lại về nguồn gốc của tri thức khoa học, công nghệ, ta thấy rằng từ những nền văn minh cổ đại, nơi mà con người bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua các phương pháp quan sát và lý luận Vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên, triết học Hy Lạp đã đặt nền móng cho khoa học hiện đại với những tư tưởng của các triết gia như Thales và Pythagoras, những người đã cố gắng lý giải bản chất của
vũ trụ bằng lý thuyết và phương pháp khoa học Trong suốt lịch sử, tri thức KHCN đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ thời kỳ cổ đại, qua thời kỳ Trung cổ với sự ảnh hưởng của Kitô giáo, đến thời kỳ Phục hưng và Cách mạng khoa học thế kỷ XVII, khi mà các nhà khoa học như Galileo và Newton đã đặt ra những nguyên lý cơ bản của vật lý và thiên văn học Về mặt thực tiễn, tri thức KHCN không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
Hơn thế nữa, Mặt triết học của tri thức KHCN thể hiện qua mối quan hệ biện chứng giữa triết học và khoa học tự nhiên, trong đó triết học cung cấp phương pháp luận và thế giới quan cho khoa học, trong khi khoa học cung cấp dữ liệu và thực tiễn để kiểm chứng các lý thuyết triết học Ph.Ăngghen
đã nhấn mạnh rằng triết học và khoa học tự nhiên có sự thống nhất và tác động qua lại, với triết học đóng vai trò là cơ sở lý luận cho sự phát triển của khoa học tự nhiên Như vậy, tri thức KHCN không chỉ là sản phẩm của thực tiễn mà còn là kết quả của quá trình tư duy triết học, phản ánh sự phát triển không ngừng của nhân loại trong việc khám phá và hiểu biết về thế giới
Có nhiều cách để hiểu tri thức khoa học, công nghệ Nhưng khái quát lại, ta
có thể hiểu rằng: Tri thức khoa học là hệ thống các kiến thức đã được kiểm chứng, phản ánh bản chất và quy luật của các hiện tượng trong tự nhiên và
xã hội Nó bao gồm cả tri thức lý thuyết và thực tiễn, được hình thành qua quá trình nghiên cứu, quan sát và thực nghiệm.
9