NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC SỬ THI MAHABHARATA1.1.Vài nét về tác phẩm Tác phẩm Mahabharata được coi là “Đại Bách Khoa toàn thư” về văn hoá truyền thống, về các truyền thuyết và
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN
BÀI TẬP NHÓM
TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT
TRONG SỬ THI MAHABHARATA
Môn : Văn học Châu Á Giảng viên hướng dẫn: THS Trần Ái Vân Nhóm thực hiện : Nhóm 7
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 7 LỚP HỌC PHẦN: 20 – 0104 LỚP SINH HOẠT: 20SNV4
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
- Kết luận
- Bổ sung, chỉnh sửa bài và làm word
- Làm powerpoint
- Thuyết trình chương 1
100%
2 Trần Thị Minh
Hương
1.1 Vài nét về tác phẩm
1.2 Nội dung sử thi Mahabharata
- Thuyết trình chương 2
2.4.3 Khát vọng hòa bình, giải thoát và lý tưởng công bằng bác ái
100%
Trang 45 Lê Thị Hồng Nhung 2.1 Giá trị nội dung và
nghệ thuật sử thi Mahabharata
2.4.1 Kì diệu hóa cái chết
100%
Hiệu suất đánh giá đã được thông qua và thống nhất bởi các thành viên trong nhóm
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC SỬ THI MAHABHARATA 1
1.1 Vài nét về tác phẩm 1
1.1.1 Nguồn gốc và ảnh hưởng 1
1.1.1.1 Nguồn gốc 1
1.1.1.2 Ảnh hưởng 2 1.2 Nội dung sử thi Mahabharata 2
1.3 Tóm tắt cốt truyện 3
CHƯƠNG 2:TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG SỬ THI MAHABHARATA 6
2.1 Giá trị nội dung và nghệ thuật sử thi Mahabharata .6 2.1.1 Giá trị nội dung 6
2.1.1.1 Phản ánh bức tranh lịch sử Ấn Độ cổ đại 6
2.1.1.2 Tinh thần Ấn Độ - Tinh thần nhân văn của tác phẩm 7
2.1.2 Giá trị nghệ thuật 8
2.1.2.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật 8
2.1.2.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 9
2.2 Tư tưởng giải thoát trong văn học Ấn Độ cổ đại 10
2.3 Tư tưởng giải thoát trong văn học Ấn độ qua kinh Veda và kinh Upanishad 11
2.3.1 Tư tưởng giải thoát trong văn học Ấn Độ qua kinh Veda 11
Trang 52.3.2 Tư tưởng giải thoát trong văn học Ấn Độ qua kinh
Upanishad 11
2.4 Tư tưởng giải thoát trong sử thi Mahabharata 12
2.4.1 Kì diệu hóa cái chết 13
2.4.2 Niềm tin tôn giáo và số phận con người 15
2.4.3 Khát vọng hòa bình, giải thoát và lý tưởng công bằng bác ái 16
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC SỬ THI MAHABHARATA
1.1.Vài nét về tác phẩm
Tác phẩm Mahabharata được coi là “Đại Bách Khoa toàn thư”
về văn hoá truyền thống, về các truyền thuyết và về các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa Nó là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống như lời
một câu ngạn ngữ cổ: “Cái gì không thấy được ở trong
Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ”.
Sử thi Ấn Độ, cũng như văn học Ấn Độ nói chung, mang đậm màu sắc tôn giáo và triết học Một mặt ràng buộc chặt chẽ với tất cả những khổ lụy, biến ảo vô thường, bất tuyệt của thế giới trần gian này, mặt khác, tư duy người Ấn luôn vươn tới cái chân
lí, cái vĩnh hằng, cái duy nhất Sử thi Mahabharata là một truyện
lớn và kì diệu theo ý nghĩa đó.“Những đau buồn của cuộc sống nhân gian được mô tả với một vẻ đẹp cao cả và nó diễn ra trên một toàn cảnh lớn Đằng sau câu chuyện về những lầm lạc và đau khổ, nhà thơ chúng ta có một ảo tưởng về cõi Thực và cõi Thiên tiên”
Theo thời gian, Mahabharata trở thành công trình của nhiều đời thi sĩ và triết gia, mỗi đời thêm thắt ít nhiều Trên thực tế, câu chuyện được truyền khẩu trong dân gian đời này sang đời khác, cuối cùng được tập hợp lại thành văn bản vào khoảng thế
kỷ IV
1.1.1 Nguồn gốc và ảnh hưởng
1.1.1.1 Nguồn gốc
Cũng như Ramayana hoặc các tác phẩm khác ở thời kì cổ đại,
Mahabharata cũng khó xác định được thời gian cụ thể Theo cácnhà nghiên cứu câu chuyện được lưu truyền từ thế kỉ V trước Công nguyên Về sau được bổ sung liên tiếp, nhiều người ghi chép và chỉnh biên, cho mãi đến thế kỉ V sau Công nguyên vào triều đại Gupta (320 – 530)
1
Trang 7Mahabharata được sáng tác dần dà trong khoảng 1000 năm Người đầu tiên kể câu chuyện này là hiền giả Vyasa, cũng là một trong những ông tổ của các nhân vật sử thi (Vyasa có nghĩa
là sưu tập) Vyasa đã thức dậy lúc bình minh suốt 3 năm ròng
để hoàn thành tác phẩm tuyệt diệu này Các hiền giả và thi sĩ
cổ đại thường là không dùng chữ mà chỉ truyền khẩu, cho nên tương truyền Vyasa đã đọc sử thi Mahabharata cho Ganesha chép thành văn bản Ganesha đầu voi mình người là thần Trí Tuệ
và Thịnh Vượng, vị thần được người Ấn Độ thờ để làm giàu của cải và giàu kiến thức cho con cháu
Mahabharata là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn
(Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là Ramayana Cái tên
Mahabharata có thể được dịch thành: Bharath (vĩ đại), mang nghĩa là Ấn Độ Vĩ Đại hay còn được hiểu là “Câu chuyện vĩ đại
về triều vua Bharath”
Nguyên bản lúc đầu có khi lên đến hàng ngàn vạn câu thơ nhưng đến nay chỉ sưu tầm được 110.000 slooka (câu thơ đôi) gồm 22 vạn dòng, dài bằng 7 lần hai tác phẩm Ôđixê và Iliat của Hi Lạp cộng lại
Bản viết bằng tiếng Xăngcơrit đầu tiên được in ra ở Cancuta vàonăm 1884 Bản dịch ra tiếng Anh đầu tiên là bản của
Protapchandra Roy, in năm 1883 Bản dịch ra tiếng Việt đầu tiênhiện nay là dựa vào bản tóm tắt cốt truyện bằng Anh văn của C.Rajagopalachari
1.1.1.2 Ảnh hưởng
Mahabharata là tác phẩm lớn nhất cả về dung lượng lẫn giá trị nhân bản của văn học Ấn Độ cổ đại Trong phạm vi văn học thế giới, Mahabharata là một trong những sử thi đồ sộ nhất Tác phẩm chứa đựng những sự kiện lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo, tậpquán sinh hoạt của toàn thể dân tộc Ấn Độ suốt từ chân núi Hymalaya tới vịnh Bengan Nó đã hình thành nên những hệ tư tưởng, những suy nghĩ, những tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống tâm linh và quan niệm sống của người dân Ấn Độ Từ đó hình thành nên những quan niệm sống và trở thành một khuôn
2
Trang 8khổ, chuẩn mực để điều hành trật tự và hành vi sống của con người
Mahabharata có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, đặc biệt
là ở Đông Nam Á Ở Indonexia, khoảng thế kỉ VII đến thế kỉ VIII xuất hiện nhiều truyện được phóng tác từ cốt truyện
Mahabharata, như truyện:“Trận đánh vĩ đại của con cháu Bharata” bằng tiếng Java cổ,“Đám cưới của Acgiuna” (Ayuna
Wiwaha) Ở Campuchia, Mahabharata sớm xuất hiện, rõ nét nhất vào thời kì văn học Ăngco, nhiều cảnh trong Mahabharata được thể hiện bằng phù điêu trên mặt đền Ăngco và nhiều đền đài khác
1.2 Nội dung sử thi Mahabharata
Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc
chiến tranh khốc liệt giữa hai dòng họ Kaurava và Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata vào khoảng thế kỷ 11 trước Công nguyên đến thế kỷ 10 trước Công nguyên và số phận của các hoàng tử Kaurava và Pandava cùng những hậu nhân của họ
Do đó tên Mahabhara có nghĩa là “các truyện vĩ đại của triều đại nhà Bharata”
Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng một phần năm độdài tác phẩm, bộ sử thi này còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muông thú, những cuộc phiêu lưu vànhững câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn li kì (như chuyện nàng Savitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi…) Nhưng trong tác phẩm Mahabharata, các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), về sự giải thoát (moksha), những ẩn
dụ triết học, châm ngôn xử thế…
Sử thi gồm 18 phần, gọi là 18 parva: Adi, Sabha, Vana, Vitara, Udyoga, Brishma, Drona, Karna, Shalya, Sauptika, Stri, Shanti, Anushasana, Ashvamedhika, Ashramavasika, Mausala, Mahaprasthanika, Svargarohana
1.3 Tóm tắt cốt truyện
3
Trang 9Bharata, vua của triều đại Mặt trăng sinh hạ được hai ngườicon trai thành hai dòng họ Kuru và Pandu Pandu sinh được 5 người con trai gọi là anh em Pandava (Yudihitira, Bhima, Arjuna, Nakula, Sahadeva) Còn người anh Dritaratra bị mù loà thuộc dòng họ Kuru sinh được 100 người con trai gọi là anh em Korava, anh trai trưởng là Duriodana
Sau khi Pandu qua đời, Dritaratra đem năm người con của
em trai về nuôi chung với đàn con của mình Năm anh em Pandava trưởng thành rất nhanh chóng, nổi tiếng là những người có tài và đức độ Điều đó làm cho anh em Korava ghen tị Bọn họ đã nhiều lần lập mưu hãm hại từng người trong năm anh
em nhưng đều thất bại
Dritaratra biết rõ được điều đó, đem năm anh em Pandava đến ở lâu đài Varanamvada Anh em Korava lại lập mưu đốt cháy lâu đài hòng giết chết họ nhưng nhờ biết tin trước nên anh
em Pandava dẫn mẹ là bà Kunti trốn vào rừng sâu, họ cải trang thành những đạo sĩ Balamôn và sốn ẩn dật
Một năm sau, vua Đropada xứ Panchallah mở hội kén phò
mã cho công chúa Đropadi Anh em Pandava nghe tin kéo đến đua tài Các hoàng tử bốn phương đều thất bại, không ai có thể giương cung bắn được mũi tên xuyên qua bánh xe đang quay, lấy mắt cá vàng làm đích Duy chỉ có Acgiuna – người em thứ bagiành chiến thắng, giương cung bắn năm phát trúng cả năm Nhà vua làm lễ cưới cho hai người Năm anh em đưa nàng
Đropadi về chào mẹ Vừa về, một người nói: “Thưa mẹ, hôm nay chúng con mang về một vật quý” Bà Kunti liền nói: “Thế thì các con hãy chia đều cho nhau” Lời của bà thành mệnh
lệnh, thế là nàng Đropadi thành vợ của năm anh em Trong một buổi lễ, người ta chứng nhận năm anh em chính là một cơ thể của một vị thần linh nên cuộc hôn nhân là hợp lệ
Sau việc này, anh em Korava biết tin năm anh em Pandavacòn sống và trở thành đồng minh của một nước láng giềng hùngmạnh Theo lời khuyên của trưởng lão Bhisma, Dritaratra cho đi mời anh em Pandava trở về vương quốc và chia cho họ mộ nửa
4
Trang 10đất đai Yudihitira là anh cả được tôn làm vua vương quốc Inddraprasa cạnh vương quốc Haxtinapura của dòng họ Korava Nhờ có tài và đức độ, vương quốc của năm anh em Pandava trở nên thịnh vượng Một lần nữa, anh em Korava lại ghen tị và tìm cách tiệu diệt
Yudihitira vốn là người coi trọng danh dự và say mê cờ bạccho nên bị Đurioda (Đurio – anh cả của trăm anh em Korava) rủ
rê vào cờ bạc Đurio nhờ một tay cờ bạc có ma thuật đánh cho Yudihitira thua bạc liên tục phải đem gán cả vương quốc cho Đurio như giao kèo Anh em Pandava lần nữa lại đem mẹ già và
vợ con vào rừng ẩn dật 13 năm Hết hạn đó, họ trở lại vương quốc của mình nhưng Đurio lật lọng không chịu trao trả vương quốc Thậm chí Yudihitira chỉ xin một làng nhỏ để cư trú và sinh sống cũng vẫn bị Đurio cự tuyệt
Năm anh em Pandava tức giận, buộc phải gây chiến với anh em Korava Cuộc chiến tranh giữa anh em dòng họ Bharata
nổ ra, lôi cuốn nhiều nước tham chiến, hàng triệu người với hàng vạn xe ngựa cung kiếm Chiến trường Kurusetra mịt mù khói lửa trong vòng 18 ngày, hàng triệu xác chết chất thành núi,máu chảy thành sông Trận chiến kết thúc chỉ còn 11 người sống Anh em Pandava tuy chiến thắng nhưng vô cùng đau xót khi phải chém giết anh em cùng huyết thống của mình Sau khi làm lễ giết ngựa để tế thần Ashvamedha để tỏ lòng sám hối, Yudihitira lên ngôi trị vì trong 36 năm
Câu chuyện kết thúc bằng cuộc hành hương của năm anh
em Pandava và nàng Đropadi lên đỉnh Mêru của ngọn núi Himalaya, nơi đó là cõi trời Dọc đường, Đropadi và bốn người anh em Yudihitira lần lượt bỏ xác ở trần gian, chỉ còn Yudihitira
và con chó màng chàng bắt gặp dọc đường đồng hành cùng lên tới được đỉnh núi Mêru Bấy giờ, thần Inđra ra tiếp đón, vì thần Inđra không cho con chó vào cõi Trời nên Yudihitira đã không vào cõi Trời Yudihitira quyết định xin ở ngoài cõi Trời với chú chótrung thành của mình Lúc ấy, con chó hoá trở thành thần Darma và cho biết đây là hành động thử thách đạo đức
5
Trang 11Yudihitira Thế là Yudihitira bước vào cõi Trời Đầu tiên, chàng gặp toàn kẻ thù cũ, sau đó được đưa đến hoả ngục gặp các em
và bạn bè của chàng Yudihitira xin các thần:“Tôi xin ở lại chốn này vì những người thân của tôi ở đâu thì nơi đó là thiên đường của tôi” Nhưng đó vẫn là thử thánh cuối cùng – thử thách lòng
trung thành Kết quả cả năm anh em Pandava và vợ con đều được vào chốn vĩnh hằng
6
Trang 12CHƯƠNG 2
TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG SỬ THI MAHABHARATA 2.1 Giá trị nội dung và nghệ thuật sử thi Mahabharata 2.1.1 Giá trị nội dung
2.1.1.1 Phản ánh bức tranh lịch sử Ấn Độ cổ đại
Chiến tranh Mahabharata, chiến tranh trong nội bộ một
dòng họ, cuộc chiến tranh xảy ra trong vòng 18 ngày để cho hàng triệu người chết Đây chính là biểu hiện sự suy tàn của chế
độ huyết thống trong thị tộc công xã và sự thịnh vượng của nhà nước và quốc gia nô lệ
Lúc đầu anh em Korava và năm anh em Pandava đang sống chung bình đẳng với nhau trong vương quốc Haxtinapura của mình, nhưng sau do xung đột về quyền lợi đất đai và nô lệ
mà anh em Pandava tách ra để thành lập vương quốc
Inđraprasa riêng Đây là biểu hiện sự ra đời và phát triển của nhiều vương quốc, chế độ dân chủ bộ lạc mất dần, thay thế vào
đó là chế độ quân chủ quân sự
Vương quốc nào cũng muốn mình hùng mạnh và phồn vinh,điều đó lại sinh ra những xung đột mới, những xung đột đó thường được giải quyết bằng chiến tranh để thống nhất và mở rộng ra nhiều quốc gia lớn Anh em Pandava chiến thắng trong trận chiến diễn ra 18 ngày khốc liệt đã trở lại thống trị vương quốc Haxtinapura rộng lớn hơn là biểu hiện như vậy
Sự thắng lợi của năm anh em Pandava thuộc đẳng cấp vĩ sĩ quý tộc Ksatrya cũng nói lên một đặc điểm là sự thống trị xã hộigiờ đây không thuộc đẳng cấp Brahman nữa, mà tiêu biểu cho
xã hội mới là võ sĩ quý tộc Ksatrya Muốn thực hiện tư tưởng thống trị mới phải tiêu diệt những phản ứng của dân chủ bộ lạc
và chinh phục những vương quốc yếu
Anh em Korava và Pandava trong nội bộ Ksatry xâu xé nhau về quyền lợi thông qua chiến tranh cũng nói lên sự tan rã các phương thức sản xuất dựa trên cơ sở huyết thống Mâu
7
Trang 13thuẫn đó chi phối toàn bộ xã hội ngày càng sâu sắc Quy mô của cuộc chiến tranh Mahabharata đã phá vỡ nền văn minh nô
lệ đại thịnh, đã kéo dài sự phát triển của xã hội Ấn Độ cổ đại chậm lại Chiến tranh tàn khốc giáng vào đầu nhân dân nô lệ,
gây ra đau khổ và tội lỗi cho họ: “Tiếng khóc của các phụ nữ trên cánh đồng Kurusetra” ở cuối tác phẩm đã nói lên điều đó.
2.1.1.2 Tinh thần Ấn Độ - Tinh thần nhân văn của tác phẩm
Sử thi Mahabharata chứa đựng những ý nghĩa thuần tuý,
mang những giá trị về chủ nghĩa nhân sinh và lí tưởng sống của con người Với các hình tượng nhân vật anh hùng nửa trần tục – nửa thần linh cùng với việc xây dựng cốt truyện, tình huống truyện thông qua chiến tranh để đề cao lí tưởng và đạo đức của thời đại Qua đó nó đề cao sự chính nghĩa và chính nghĩa bao giờ cũng chiến thắng cái phi nghĩa Con người luôn đấu tranh đểchống lại sự đố kị, lòng tham lam và ích kỉ để giành lấy cái chính nghĩa và cái tự tôn của chính mình Bộ sử thi đã dẫn dắt con người đến với các giá trị nhân – quả, giá trị đích thực của lí tưởng sống đề cao sự chính nghĩa và phong cách sống hào hùng Không những vậy bộ sử thi cũng định hướng con người sống một cách lương thiện, bao dung và luôn giải quyết mọi xung đột và cảm hoá con người bằng biện pháp hoà bình và lòng vị tha của mình, phải vượt qua lòng tham lam và sự đố kị ghen ghét để trở thành người tốt Qua đó cũng thể hiện ước mơ nhân văn chủ nghĩa, ước mơ hoà bình và ước mơ về những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người Nhằm xây dựng một xã hội bình yên, con người được hạnh phúc xoá bỏ đi mọi thù hận, lòng tham lam và cái tôi ích kỉ của mình
Trong bối cảnh xã hội đầy rẫy những mâu thuẫn, tội ác xuất hiện ngày càng nhiều Qua những cuộc chiến tranh giành quyền lợi, thân phận con người lao động ngày càng bị giày xéo, một “tinh thần Ấn Độ” nổi lên, đó là tinh thần nhân văn chủ nghĩa, vốn đã nảy nở từ trong những sáng tác dân gian có trước
đó ở khắp miền đất nước được thu hút và tập trung vào thiên
8
Trang 14anh hùng ca này Duy trì và thể hiện tinh thần nhân văn chính lànội dung lẽ sống Darma của tôn giáo Có nghĩa là sống thiện, hoà hợp, bình đẳng cà bác ái chính là lí tưởng của bộ sử thi Tinh thần nhân văn này ra đời từ thời kì xã hội nguyên thủy trên
cơ sở xã hội chưa có giai cấp Sau này khi quốc gia nô lệ hình thành, tư tưởng Đanda xuất hiện lấn át tư tưởng Đacma Tư tưởng Đanda tôn trọng quyền tư hữu, phát triển chế độ phụ quyền, lấy sức mạnh của quân sự và quyền lực của giai cấp thống trị thuộc đẳng cấp Ksatrya và Bhaman để đàn áp xã hội Hình ảnh của anh em Yudihitira từ bỏ ngôi báu của mình sau 36 năm trời trị vị để cùng nhau hành hương lên Cõi Trời tìm chốn Vĩnh Hằng để sám hối, nói lên sự thắng thế của tinh thần Đacma, khát vọng của nhân dân đương thời Lý tưởng và đạo đức trong Mahabharata được thể hiện qua hành động và tinh thần của năm anh em Pandava và một số nhân vật khác
Trong Mahabharata có câu: “Không một người đức hạnh nào lại đủ kiên cường để suốt đời giữ vững phẩm hạnh, cũng như không một kẻ tội lỗi nào lại quá xấu xa để sống trọn vẹn cuộc đời trong vũng bùn tội lỗi Đời là một cuộn chỉ rối tung và trên thế gian này, không có ai không làm cả việc thiện lẫn điều
ác Mỗi người và mọi người đều phải gánh chịu lấy hậu quả
những hành động của mình”
2.1.2 Giá trị nghệ thuật
Lý tưởng và đạo đức Mahabharata được thể hiện qua hành động và tính cách của năm anh em Pandava và một số nhân vậtkhác như: Đropadi, Kunti, Krisna, Bhima,… Mỗi nhân vật có một tính cách, một đời sống tinh thần riêng chứ không mang tính ước lệ theo khuôn mẫu truyện dân gian – đó là đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật của sử thi
2.1.2.1 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Mỗi nhân vật trong tác phẩm Mahabharata mang một tính
cách, một đời sống tinh thần riêng chứ không phải là nhân vật
9