Khai báo hệ thống tài khoản, các danh mục chi tiết của các đối tượng kế toán trên phần mềm kế toán.... Các thông tin chung về công ty: Sau khi đăng nhập thành công sẽ xuất hiện một hộp t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA KẾ TOÁN
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN PHẦN MỀM GAM ACCOUNTING SOFTWARE
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Võ Thị Thanh Vân
Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Ánh Sa
Võ Thị Quỳnh Nhi Nguyễn Lan Quỳnh
Võ Thị Kim Quy Bùi Phan Hoàng Oanh
Đà Nẵng, tháng 11 năm 2023
Trang 2Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A GIỚI THIỆU CHUNG 3
1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo BHC
2 Dữ liệu kế toán
3 Giới thiệu chung về phần mềm kế toán GAM
B THỰC HÀNH TRÊN PHẦN MỀM 3
1 Khai báo các thông tin chung, các phương pháp hạch toán, hình thức kế toán
1.1 Các thông tin chung về công ty:
1.2 Chọn Kỳ kế toán
1.3 Chế độ kế toán:
1.4 Phương pháp tính giá vốn:
1.5 Chọn năm làm việc:
2 Khai báo hệ thống tài khoản, các danh mục chi tiết của các đối tượng kế toán trên phần mềm kế toán
2.1 Hệ thống tài khoản
2.2 Xây dựng và khai báo các danh mục chi tiết của các đối tượng kế toán trên phần mềm kế toán
3 Khai báo số dư đầu kỳ của các tài khoản
4 Tổ chức các phần hành và phân quyền sử dụng phần mềm cho các phần hành tương ứng
5 Nhập dữ liệu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty
5.1 Nhập nghiệp vụ phát sinh
5.2 Nhập nghiệp vụ cuối kì:
6 Kết chuyển dữ liệu tự động trên các tài khoản để xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế toán
7 Xử lý bút toán trùng của phần mềm kế toán
7.1 Cách thức phần mềm xử lý
7.2 Bút toán phần mềm không xử lý:
8 Đánh giá hệ thống báo cáo tổng hợp và chi tiết của phần mềm
9 Sổ kế toán và các báo cáo tài chính
9.1 Sổ kế toán và các báo cáo tài chính
9.2 Mối quan hệ giữa sổ kế toán và báo cáo tài chính
10 Đánh giá về phần mềm
10.1 Ưu điểm:
Trang 3Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
10.2 Nhược điểm:
C PHIẾU ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM 83
Trang 4Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
A GIỚI THIỆU CHUNG
1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo BHC
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần bánh kẹo BHC
- Địa chỉ: 80 Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
- Phương pháp tính giá vốn: Bình quân thời điểm
3 Giới thiệu chung về phần mềm kế toán GAM
- Phần mềm Kế toán GAM giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ,
đại lý thuế, cá nhân làm kế toán tại nhà Phần mềm GAM Accounting Software là sản
phẩm duy nhất trên thị trường theo đuổi chính sách miễn phí với dung lượng không
giới hạn tiện lợi
- Sự thuận tiện dễ dàng trong sử dụng giao diện của phần mềm kế toán GAM đơn giản
dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tính năng cần thiết cho người sử dụng có thể sử
dụng dù không cần người hướng dẫn, hỗ trợ nhiều tính năng để giúp người dùng quản
lý công việc kế toán một cách hiệu quả
- Các tính năng chính của phần mềm Kế toán GAM:
Phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhập dữ liệu, theo dõi chi phí sản phẩm
Truyền dữ liệu, lưu dữ liệu trực tuyến
Hạch toán chi phí mua hàng
Nhập và kê khai thuế
- Miễn phí nhiều hơn với chính sách 7 KHÔNG:
KHÔNG giới hạn thời gian
KHÔNG giới hạn công ty/1 bản phần mềm
KHÔNG cố định tên doanh nghiệp
KHÔNG giới hạn dung lượng
KHÔNG giới hạn máy trạm kết nối
KHÔNG giới hạn đối tượng sử dụng
Tải và cái đặt KHÔNG cần đăng ký
Trang 5Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
B THỰC HÀNH TRÊN PHẦN MỀM
1 Khai báo các thông tin chung, các phương pháp hạch toán, hình thức kế toán
Sau khi cài đặt và khởi động phần mềm, phần mềm sẽ hiện ra hộp thoại để khai báo
thông tin cho đơn vị sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng phần mềm Cụ thể, các thông
tin phải khai báo được trình bày cụ thể và minh họa bởi các hình ảnh dưới đây:
1.1 Các thông tin chung về công ty:
Sau khi đăng nhập thành công sẽ xuất hiện một hộp thoại để khai báo thông tin của
đơn vị dưới đây:
- Tên đơn vị Địa chỉ Số điện thoại Email Website(có thể có hoặc không), Năm tài, , , ,
chính bắt đầu sử dụng phần mềm, Mẫu biểu(chọn chế độ kế toán mà công ty đang áp
dụng)
Sau khi đã điền phù hợp các thông tin dưới chúng ta sẽ nhấp chọn nút <Chap nhan>
để bắt đầu sử dụng phần mềm
1.2 Chọn Kỳ kế toán
Để truy cập chức năng này từ màn hình chính chương trình truy cập menu <He
thong>, chọn <1.Thiết lập hệ thống>, tiếp đến chọn <Khai báo công ty hiện thời>,
màn hình khai báo công ty hiện thời sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Có các lựa chọn cho kỳ kế toán là:
0 – Theo Tháng, 1– Theo Quý
Nhóm chọn kỳ kế toán theo Quý
Trang 6Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
NTXT: Nhập trước xuất trước
Nhóm chọn phương pháp tính giá vốn: TBDD: Bình quân thời điểm.
Trang 7Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
1.5 Chọn năm làm việc:
Để truy cập chức năng này từ màn hình chính chương trình truy cập menu <He
thong>, chọn <7.Chọn năm làm việc>, màn hình khai báo năm làm việc sẽ xuất hiện
như hình dưới đây:
Nhóm chọn năm làm việc là Năm 2023.
Nhận xét về cách thiết kế khai báo thông tin chung của phần mềm kế toán GAM:
- Phần mềm có đầy đủ các giao diện để khai báo thông tin chung bao gồm: Tên đơn vị,
Địa chỉ, Số điện thoại, Email, Website
- Phần mềm có đầy đủ phương pháp tính giá vốn và cho phép chọn một trong ba
phương pháp tính giá vốn là: Trung bình tháng, trung bình di động và nhập trước xuất
trước
- Phần mềm cho phép chọn một trong các thông tư hiện hành: Thông tư 200, Quyết
định 48, Quyết định 15, Thông tư 133 phù hợp với chế độ kế toán hiện nay
- Có hai kỳ kế toán là quý và tháng
- Phần mềm không giới hạn số lược truy cập, không yêu cầu phải có tài khoản trước,
khi mới download thì phần mềm sẽ cấp sẵn tài khoản miễn phí cho người dùng, không
giới hạn số nghiệp vụ được nhập
- Nhược điểm: khi mới cài đặt phần mềm là phải tải font chữ TCVN13 theo yêu cầu
của phần mềm thì font chữ mới định dạng đúng
Trang 8Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
2 Khai báo hệ thống tài khoản, các danh mục chi tiết của các đối tượng kế toán trên phần mềm kế toán
2.1 Hệ thống tài khoản
Để truy cập chức năng này từ màn hình chính chương trình truy cập menu <Danh
mục>, chọn <1.Tài khoản>, màn hình hệ thống tài khoản sẽ được hiện ra như hình
dưới đây:
Hệ thống tài khoản được phần mềm thiết lập sẵn rất đầy đủ và chi tiết đến tài khoản
cấp 2 theo thông tư 200, vì vậy nhóm không tiến hành thực hiện khai báo thêm tài
khoản và chi tiết tài khoản
Trang 9Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
2.2 Xây dựng và khai báo các danh mục chi tiết của các đối tượng kế toán trên phần mềm kế toán
Để truy cập chức năng này từ màn hình chính chương trình truy cập menu <Danh
mục>
→ chọn danh mục cần muốn khai báo
- Danh mục đối tượng khách hàng, nhà cung cấp:
Từ màn hình chính của chương trình chọn menu <Danh muc>, chọn <4 Nhóm Đối
tượng>, thiết lập 2 nhóm đối tượng là Nhà cung cấp, Khách hàng.
+ Danh mục Nhà cung cấp:
Trang 10Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trang 11Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Sau khi khai báo danh mục hàng tồn kho ta được bảng dưới đây:
+ Danh mục nguyên vật liệu:
+ Danh mục thành phẩm:
+ Danh mục máy móc, thiết bị:
Trang 12Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
- Danh mục nhân viên:
Nhận xét về cách thiết kế khai báo hệ thống tài khoản và các danh mục chi tiết
trên phần mềm kế toán GAM:
- Khai báo hệ thống tài khoản phần mềm đã cài đặt trước cho người dùng nên rất tiện
lợi, tiết kiệm thời gian
- Các danh mục chi tiết được phân chia rỏ ràng trên menu danh mục, chúng ta dễ dàng
nhập dữ liệu và lưu trữ một cách nhanh chóng, tuy nhiên phần mềm không cho viết
dấu vì viết dấu sẽ bị lỗi, nên tên của các doanh nghiệp và hàng hóa khó đọc
- Mỗi danh mục có đầy đủ: Tên, Mã, Mã nhóm, Loại đối tượng, để khai báo
3 Khai báo số dư đầu kỳ của các tài khoản Sau khi đăng nhập vào màn hình chính chương trình xuất hiện từ menu <Dau ky>
nhấp chọn <1.Số dư đầu kỳ tài khoản>.
Trang 13Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Tiến hành khai báo số dư đầu kỳ của các tài khoản ta được số liệu như hình dưới đây:
Trang 14Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trang 15Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
4 Tổ chức các phần hành và phân quyền sử dụng phần mềm cho các phần hành tương ứng
Để thực hiện phân quyền,từ màn hình chính chọn menu <He thong>, chọn <4.Quản
lý tài khoản sử dụng>, hộp thoại quản lý người sử dụng sẽ xuất hiện như hình dưới
đây:
Bước 1: Khai báo người dùng:
Ở hộp thoại này ta nhấn nút Sửa, sau đó ta tiến hành nhập dữ liệu của từng người
dùng(người dùng là 5 thành viên của nhóm), sau khi khai báo đầy đủ thông tin người
dùng ta được bảng sau:
Sau đó ta có thể tiến hành cấp mật khẩu cho người dùng bằng cách chọn đổi mật khẩu
hoặc khi người dùng được người quản trị cấp quyền thì họ có thể vào đổi mật khẩu
Trang 16Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
sau Nếu người dùng quên mật khẩu đăng nhập thì người quản trị có thể vào mục này
để reset lại mật khẩu mới
Bước 2: Phân quyền cho các phần hành kế toán:
Cũng ở hộp thoại quản lý người sử dụng, sau khi khai báo người dùng, chọn <Phân
quyền>, hộp thoại sẽ xuất hiện như hình dưới đây, sau đó ta tiến hành phân quyền cho
từng người dùng
+ Ở cột <CAM SD>, nếu ta gõ dấu X ở dòng nào thì người dùng sẽ không được truy
cập và chỉnh sửa ở mục đó
Nhận xét:
- Do đây là tài khoản dùng thử nên chỉ phân quyền tượng trưng, người được phân
quyền không thể dùng tài khoản và nhập khẩu được cấp để đăng nhập vào cùng hệ
thống
Trang 17Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
5 Nhập dữ liệu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty.
- Các phần hành nhập dữ liệu vào các chứng từ tương ứng của phần hành như đã phân
quyền
- Dựa vào những loại chứng từ gốc của kế toán hệ thống phần mềm kế toán GAM đã
phân chia chứng từ trên phần mềm với mục đích cuối cùng là đảm bảo các chứng từ kế
toán gốc được nhập vào một cách đơn giản và thuận tiện nhất Với phần mềm kế toán
GAM nhập phát sinh vào chứng từ tương ứng như sau:
+ Phiếu thu tiền mặt: Nhập phát sinh tăng tiền mặt (Nợ TK 111).
+ Phiếu chi tiền mặt: Nhập phát sinh giảm tiền mặt (Có TK 111).
+ Phiếu báo có: Nhập phát sinh tăng tiền gửi ngân hàng (Nợ TK 112).
+ Phiếu báo nợ: Nhập phát sinh giảm tiền gửi ngân hàng (Có TK 112).
+ Hóa đơn bán hàng: Nhập các phát sinh xuất bán vật tư, hàng hóa, thành phẩm.
Phiếu này ghi nhận 2 bút toán là doanh thu và giá vốn
+ Hóa đơn dịch vụ: Nhập các phát sinh doanh thu dịch vụ, là các nghiệp vụ phát
sinh doanh thu nhưng không liên quan đến vật tư, hàng hóa, thành phẩm
+ Phiếu nhập mua: Nhập phát sinh mua vật tư, hàng hóa trong nước về nhập kho
(để sản xuất, để bán, để sử dụng)
+ Phiếu nhập hàng nhập khẩu: Tương tự như phiếu nhập mua nhưng để nhập hàng
hóa nhập khẩu (Chỉ dùng cho đơn vị có hoạt động nhập khẩu)
+ Chi phí mua hàng: Dùng để nhập các phát sinh chi phí mua hàng phải phân bổ
cho nhiều mặt hàng trên một hoặc nhiều phiếu nhập, làm tăng giá vốn vật tư,hàng hóa nhập về
+ Phiếu nhập kho: Nhập các phát sinh nhập kho như nhập điều chuyển, nhập
NVL do sản xuất thừa không hết
+ Phiếu xuất kho: Nhập các phất sinh xuất kho như xuất NVL đi sản xuất, xuất
điều chuyển, xuất thừa thiếu sau kiểm kê
+ Phiếu nhập thành phẩm: Nhập các phát sinh nhập kho thành phẩm sản xuất.
+ Phiếu xuất lắp ráp: Nhập phát sinh xuất kho vật tư, hàng hóa đi lắp ráp thành
các vật tư, hàng hóa khác
+ Phiếu bù trừ công nợ: Nhập phát sinh bù trừ công nợ cho hai đối tượng khác
nhau hoặc 1 đối tượng nhưng hai tài khoản công nợ khác nhau Ví dụ bù trừphải thu của đối tượng A với phải trả của đối tượng B; hoặc bù trừ công nợ phảithu, phải trả của đối tượng C
+ Chứng từ tự động: Là các chứng từ do hệ thống phần mềm tự tạo ra trong quá
trình sử dụng như nghiệp vụ kết chuyển, nghiệp vụ tính khấu hao, phân bổ chiphí trả trước,…
+ Phiếu kế toán khác: Tất cả những nghiệp vụ không nhập được ở các chứng từ
kể trên người dùng có thể nhập vào kế toán khác thường thấy ở các nghiệp vụngày là hạch toán lương, ghi nhận chi phí chưa thanh toán, hoàn ứng chi phí,…
5.1 Nhập nghiệp vụ phát sinh
Để nhập các nghiệp vụ phát sinh ta vào menu “Phát sinh”, lần lượt chọn chứng từ phù
hợp với chúng
Trang 18Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Hoặc ta có thể chọn trên Panel trên giao diện chính
a) Nghiệp vụ mua hàng – phải trả:
- Thao tác: Chọn panel “Mua hàng – Phải trả” → chọn “Phiếu nhập mua”
- Sau khi chọn sẽ xuất hiện giao diện như hình phía dưới Nhấn “F2” để tạo mới hoặc
“F3” để sửa chứng từ Khai báo các dữ liệu cần thiết để tạo chứng từ
Trang 19Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Sau khi chọn sẽ xuất hiện giao diện như hình phía dưới Nhấn “F2” để tạo mới hoặc
“F3” để sửa chứng từ Khai báo các dữ liệu cần thiết để tạo chứng từ
b) Nghiệp vụ bán hàng – phải thu:
- Thao tác: Chọn panel “Bán hàng – Phải thu” → chọn “Hóa đơn bán hàng”.
- Sau khi chọn sẽ xuất hiện giao diện như phía dưới Nhấn “F2” để tạo mới hoặc “F3”
để sửa chứng từ Khai báo các dữ liệu cần thiết để tạo chứng từ
Trang 20Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
c) Các nghiệp vụ vốn bằng tiền:
- Phiếu chi tiền mặt:
Thao tác:
Chọn panel “Vốn bằng tiền” → chọn “Phiếu chi tiền mặt”.
Sau đó màn hình sẽ xuất hiện giao diện như sau Nhấn “F2” để thêm mới hoặc nhấn
“F3” để sửa chứng từ Khai báo các dữ liệu cần thiết để tạo chứng từ
- Báo có ngân hàng:
Trang 21Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Thao tác:
Chọn panel “Vốn bằng tiền” → chọn “Báo có ngân hàng”.
Màn hình sẽ xuất hiện giao diện như sau Nhấn “F2” để thêm mới, “F3” để sửa chứng
từ Khai báo các dữ liệu cần thiết để tạo chứng từ
d) Nghiệp vụ hàng tồn kho:
- Phiếu nhập kho:
Thao tác:
Chọn “Hàng tồn kho” → chọn “Phiếu nhập kho”
Xuất hiện giao diện như sau Nhấn “F2” để thêm mới, “F3” để sửa chứng từ
Trang 22Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
- Phiếu xuất kho:
Thao tác:
Chọn “Hàng tồn kho” → chọn “Phiếu xuất kho”
Xuất hiện giao diện như sau Nhấn “F2” để thêm mới”, “F3” để sửa chứng từ
5.2 Nhập nghiệp vụ cuối kì:
- Tính và hạch toán lương:
Trang 23Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trước khi tính và hạch toán lương, kế toán thực hiện chấm công cho nhân viên bằng
thao tác trên Menu:
Chọn “Phát sinh” → chọn “Bảng chấm công”.
Sau đó nhấn “F2” để tạo bảng lương mới, màn hình sẽ xuất hiện:
Sau khi thực hiện chấm công xong, ta tính lương cho nhân viên bằng thao tác trên
Menu: Chọn “Phát sinh” → chọn “Bảng lương” → nhấn “F2” để tạo mới → chọn ô
“Lấy chấm công”
Trang 24Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Phần mềm sẽ tự động cập nhật số ngày công của mỗi nhân viên từ bảng tính và tự
động tính lương Sau khi cộng trừ các khoản khác, lương thực lĩnh của nhân viên thể
hiện ở cột cuối cùng
Thao tác cuối cùng:
Trên menu chọn “Cuối kỳ” → chọn “Tính và hạch toán lương” Xuất hiện hộp thoại
cho ta chọn thời gian để tính lương, sau đó chọn “Chấp nhận” → Kết quả là:
Trang 25Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Nhận xét:
-Ưu điểm:
+ Hệ thống giao diện hiện tại đã được tối ưu hóa để đáp ứng các yêu cầu khai báo các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đơn giản và dễ thao tác, cung cấp các chức năng
như xóa và sửa đổi, nhằm hỗ trợ người dùng trong việc chỉnh sửa thông tin một cách
dễ dàng khi xảy ra các trường hợp sai sót hoặc thiếu sót trong quá trình nhập liệu
+ Phần mềm đã được phân chia thành các phần riêng biệt, tương ứng với từng nghiệp
vụ cụ thể, nhằm tránh sự nhầm lẫn và giảm thiểu các sai sót trong quá trình nhập dữ
liệu cho các nghiệp vụ phát sinh Mục tiêu của hệ thống là đảm bảo tính chính xác và
đáng tin cậy của thông tin được khai báo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong
việc quản lý và điều chỉnh các nghiệp vụ kinh tế một cách hiệu quả và tiết kiệm thời
gian
- Nhược điểm:
+ Hệ thống có thể thiếu tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh để phù hợp với các yêu
cầu cụ thể của từng doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có thể có các yêu cầu khác nhau
về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, và nếu hệ thống không đáp ứng được những yêu
cầu đó, người dùng có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng và tận dụng tối đa hệ
Trang 26Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
- Vào “Cuối kỳ” → chọn “Bút toán khóa sổ” → bấm “Chọn tất cả (Ctrl A)” →
nhấn “F10” → Xuất hiện hộp thoại “Chọn ngày khóa sổ” và “chấp nhận”.
Sau khi kết chuyển, ta có thể kiểm tra bằng cách: Vào panel “Kế toán tổng hợp” →
Chọn “Chứng từ tự động” → Xuất hiện hộp thoại “Cập nhật số liệu” → Chọn
“Lọc” → Xuất hiện hộp thoại “Điều kiện lọc chứng từ” → Điền ngày cần lọc→
“Chấp nhận”.
Trang 27Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Nhận xét: Phần mềm được thiết kế với tính năng kết chuyển tự động giúp người dùng
có thể có được kết quả hoạt động kinh doanh một cách chính xác mà không cần tốn
thời gian để tính toán như trường hợp làm thủ công Tính năng này còn giúp người
dùng tránh những sai sót có thể xảy ra khi thực hiện quá trình kết chuyển bằng phương
pháp thủ công
7 Xử lý bút toán trùng của phần mềm kế toán.
7.1 Cách thức phần mềm xử lý.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng trong đơn vị trước hết sẽ được ghi nhận và
phản ánh vào các chứng từ kế toán Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, có
nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến đồng thời 2 loại chứng từ, được lập và
xử lí bởi hai bộ phận khác nhau Vì vậy đòi hỏi cần phải xử lý những bút toán trùng
đó Cách thức phần mềm xử lý Cập nhật vào phần mềm cả 2 chứng từ nhưng chỉ định
khoản trên một chứng từ
-Phần mềm sẽ căn cứ vào số hóa đơn và mã số thuế của nghiệp vụ Nếu cùng mã số
thuế và số hóa đơn thì phần mềm GAM sẽ hiện thông báo
- Phần mềm xử lý qua việc thiết lập “Loại giao dịch/Nghiệp vụ phát sinh”
Ví dụ: Nghiệp vụ ngày 1/9/2023 xuất kho bánh OREO đi bán thu bằng tiền mặt
=> Nghiệp vụ sẽ ghi vào Hóa đơn bán hàng hoặc Phiếu thu.
=> Phần mềm GAM sẽ xử lý:
+ Ở mục “Danh mục” “6.Loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh”. _
Trang 28Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
+ Tại thanh “Định khoản sổ cái” sẽ có hai lựa chọn “K” (Không định khoản vào sổ
cái) hoặc “C”(Có định khoản vào sổ cái).Ta chọn “K” sau đó “Chấp nhận”.
+ Thanh “Chứng từ dạng Nx” là những chứng từ bị ảnh hưởng
+ Ở mục Hóa đơn bán hàng vì chứng từ “HĐ” là những chứng từ bị ảnh hưởng của
việc thiết lập trên nên ta thấy nghiệp vụ ngày 1/9/2023 có màu xám và ở cửa sổ “HĐ”
ngày 1/9/2023 có dòng chữ màu đỏ “Chứng từ không định khoản vào sổ cái”
Trang 29Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
+ Vào mục “Nhật ký chung” thì bút toán nghiệp vụ đó được xử lý vào chứng từ
“Phiếu thu” và phần giá vốn của chứng từ “Hóa đơn bán hàng”.
- Ưu điểm: Giải quyết được bút toán trùng trong nghiệp vụ phát sinh liên quan đến
bán hàng
- Nhược điểm: Đòi hỏi khi định khoản một nghiệp vụ vào phần mềm thì nhân viên kế
toán cần phải có sự hiểu biết rõ để xem những bút toán nào là sẽ trùng với nhau để
không định khoản trùng
7.2 Bút toán phần mềm không xử lý:
- Khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến “Phiếu thu tiền mặt” “Giấy báo có”, và
“Phiếu chi” “Giấy báo nợ”, thì các loại chứng từ đó đều được cập nhật vào sổ “Nhật
ký chung”.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến mua nguyên vật liệu thanh toán bằng
tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
=> Phương án đề ra:
- Kế toán phân công phân nhiệm rõ ràng giữa kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi ngân
hàng để không ghi nhận 1 lúc 2 bút toán trùng nhau
- Cập nhật vào phần mềm cả 2 chứng từ nhưng chỉ định khoản trên 1 chứng từ
- Đơn vị có thể sử dụng bút toán trung gian
8 Đánh giá hệ thống báo cáo tổng hợp và chi tiết của phần mềm.
- Hệ thống báo cáo chi tiết đơn giản, dễ sử dụng
- Hệ thống sẽ tự động lấy số liệu từ các NV phát sinh để tạo các báo cáo nên khi thay
đổi số liệu trên hệ thống sẽ kéo theo sự thay đổi của các Báo cáo
9 Sổ kế toán và các báo cáo tài chính.
9.1 Sổ kế toán và các báo cáo tài chính.
Bước 1: Trên menu chọn “Báo cáo” → chọn “Báo cáo quyết toán - tài chính” →
Màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại
Trang 30Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Bước 2: Chọn báo cáo muốn in → bấm “Thực hiện” → Khi đó xuất hiện hộp thoại
“Dieu Kien Loc” → chọn “Điều kiện lọc thích hợp” → chọn “Chấp nhận” => Màn
hình sẽ xuất hiện kết quả báo cáo
Trang 31Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Bước 3: Trên thanh công cụ chọn biểu tượng để in báo cáo
Trang 32Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
1 Sổ nhật ký chung
Trang 33Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trang 34Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trang 35Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trang 36Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trang 37Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trang 38Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trang 39Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán
Trang 40Báo cáo nhóm 8 - Hệ thống thông tin kế toán