1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khuynh hướng cảm hứng tôn giáo trong văn học trung Đại việt nam tiểu luận khuynh hướng văn học và loại hình tác gia văn học trung Đại việt nam

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khuynh Hướng Cảm Hứng Tôn Giáo Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Huy
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Sư phạm Ngữ Văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 78,08 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN NHÓM 4 KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ Văn Mã ngành: 31701 Đề tài Khuy

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

NHÓM 4

KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

TIỂU LUẬN KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIA

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

NHÓM 4

KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ Văn

Mã ngành: 31701

Đề tài Khuynh hướng văn học và loại hình tác gia văn học trung đại Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học

TS NGUYỄN QUANG HUY

ĐÀ NẴNG – 2024

Trang 3

MỞ ĐẦU

Văn học trung đại Việt Nam, trải dài từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, là giai đoạn chứng kiến sự giao thoa giữa các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống xã hội Trong đó, khuynh hướng cảm hứng tôn giáo là một yếu tố quan trọng, góp phần định hình tư tưởng và thẩm mỹ văn học của thời kỳ này Các tôn giáo lớn như Phật giáo, Đạo giáo,… không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến triết lý sống, đạo đức mà còn tạo ra những nền tảng vững chắc cho sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam Những giá trị về nhân sinh quan, vũ trụ quan và những lý tưởng về cuộc sống và cái chết đã được thể hiện đậm nét trong các tác phẩm văn học của thời kỳ này Từ những thi phẩm tôn vinh lý tưởng Phật giáo về giải thoát, hay những quan niệm về tự nhiên và vũ trụ trong Đạo giáo, tất cả đều phản ánh một thế giới quan phong phú và đa dạng Tiểu luận

sẽ đi sâu nghiên cứu và phân tích khuynh hướng cảm hứng tôn giáo trong văn học trung đại Việt Nam, nhằm làm rõ những ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo đối với sự hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc trong thời kỳ này

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG TÔN GIÁO

TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm

1.1.1 Khuynh hướng cảm hứng trong văn học

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khuynh hướng văn học:

- Có ý kiến cho rằng, khuynh hướng văn học là một “tổ chức”, một “nhóm sáng tác”, một tập hợp những con người gần gũi nhau, có cùng quan điểm và phương pháp sáng tác

- Có ý kiến khác lại cho rằng khuynh hướng văn học chỉ là sự tập hợp một cách tự nhiên, thậm chí là ngẫu nhiên những nhà văn có cùng tư tưởng nghệ thuật trong thời kì cụ thể, một xã hội cụ thể, không nhất thiết phải là những nhà văn có mối quan hệ trực tiếp, gần gũi

Theo nhà nghiên cứu văn học Nga cố D.X Likhasiov, phát biểu năm 1967 rất chú trọng đến yếu ốt giai cấp trong việc ýl giải sự hình thành các khuynh hướng văn học Theo ông, khuynh hướng văn học chi có thể xuất hiện khi có ựs phân chia giai cấp trong văn học Đây àl nói sự phân chia giai cấp trong văn học chứ không phải nói sự phân chia giai cấp trong xã hội Sự phân chia giai cấp trong xã hội không có tác động

gì trực tiếp và tức thời tới sự phân chia giai cấp trong văn học Giai cấp có thể đã xuất hiện từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhưng trong văn học nó muộn hơn rất nhiều Theo DX.Likhasiov, trong văn học Nga và châu Âu thời trung cổ không có sự phân chia giai cấp trong văn học Văn học đó là một nền văn học không có giai cấp, không thuộc về một giai cấp nào mà chung cho toàn xã hội Chi bắt đầu từ thời kỳ cận hiện đại mới xuất hiện sự phân chia giai cấp trong văn học Khi đó mới bắt đầu sản sinh ra văn học của tầng lớp này hay văn học của tầng lớp kia, văn học đại diện cho nhóm người này hay nhóm người khác Ông cho rằng, sự xuất hiện đấu tranh phê bình trong văn học là

Trang 5

thể hiện sự phân hóa giai cấp trong văn học Sự xuất hiện của khuynh hướng văn học là thể hiện sự phân hóa giai cấp trong văn học.[1, tr14]

1.1.2 Khuynh hướng cảm hứng tôn giáo

Khuynh hướng cảm hứng tôn giáo là một yếu tố quan trọng phản ánh sự giao thoa giữa văn học và các tôn giáo trong đời sống tinh thần của xã hội phong kiến Trong giai đoạn này, văn học không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc, suy tư cá nhân, mà còn là công cụ truyền tải những giá trị tôn giáo, triết lý sống và quan niệm đạo đức của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo Những tôn giáo này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng mà còn thấm đẫm trong văn học, góp phần tạo nên những giá trị thẩm mỹ, tư tưởng và đạo đức riêng biệt trong từng tác phẩm văn học Khuynh hướng cảm hứng tôn giáo trong văn học trung đại vì thế có thể được hiểu là quá trình phản ánh sự kết hợp giữa văn học và tôn giáo, mang đến những sáng tác không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn chứa đựng những giá trị sâu sắc về tinh thần và đạo đức

Trong văn học, khuynh hướng cảm hứng tôn giáo không chỉ được thể hiện qua nội dung mà còn qua hình thức thể hiện, sự chọn lựa các hình ảnh, biểu tượng, và các mô hình thế giới Những tác phẩm này, dù là thơ ca, văn bia, hay các tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, đều gắn liền với những giá trị siêu hình, những quan niệm về cuộc sống, cái chết, sự giải thoát và đạo đức mà các tôn giáo lớn truyền bá

1.2 Đặc điểm

Khuynh hướng cảm hứng tôn giáo trong văn học trung đại Việt Nam có những đặc điểm đặc trưng, vừa phản ánh những yếu tố tôn giáo cụ thể, vừa chứa đựng những giá trị nhân sinh, đạo đức sâu sắc

1.2.1 Nội dung

Tính triết lý và tôn vinh giá trị đạo đức: Văn học trung đại Việt Nam mang đậm ảnh

hưởng của các tôn giáo trong việc truyền tải những triết lý sống Các tác phẩm văn học

Trang 6

thời kỳ này không chỉ đơn thuần là phương tiện thể hiện cảm xúc, mà còn là công cụ để truyền đạt những bài học về đạo đức, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, như là cách thức xây dựng một xã hội hài hòa và đạo đức Các tác phẩm mang đậm triết lý về sự sống, cái chết, sự giải thoát, nghiệp quả và con đường tu hành theo hướng Phật giáo; về đạo đức gia đình và xã hội theo hướng Nho giáo; và về sự thanh tịnh và hòa hợp với thiên nhiên theo hướng Đạo giáo

Tính hình tượng và tượng trưng: Văn học tôn giáo trong giai đoạn này thường sử dụng

các hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ để truyền tải các triết lý tôn giáo trừu tượng Các tác phẩm này thể hiện một sự kết hợp giữa những hình ảnh thiên nhiên (núi non, sông suối, mây gió) với những vấn đề mang tính vĩnh cửu của con người như sự sinh tử, nghiệp báo, luân hồi, sự giải thoát và sự hòa hợp giữa con người với vũ trụ Các biểu tượng tôn giáo này không chỉ tạo nên không gian thẩm mỹ đặc biệt mà còn là phương tiện thể hiện quan điểm và lý tưởng sống của tác giả

Tính giáo huấn và sự khuyên răn: Văn học tôn giáo trong thời kỳ phong kiến thường

mang tính giáo dục cao, nhằm khuyên nhủ con người sống đạo đức, giữ gìn phẩm hạnh

và thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội và gia đình Các tác phẩm như kệ Phật, thơ Nho giáo hay các truyện cổ tích, thần thoại Đạo giáo đều mang thông điệp giáo huấn mạnh

mẽ về những giá trị đạo đức và lý tưởng sống của con người

1.2.2 Hình thức

Thể loại: phần lớn là các thể loại văn học chức năng lễ nghi tôn giáo (văn luận thuyết,

kệ thơ thiền, truyện kì ảo, truyện các thánh, …)

Ngôn ngữ: thuật ngữ tôn giáo, mô tuýp kì ảo, cách nói ẩn dụ, phúng dụ, …

1.3 Ảnh hưởng của các tôn giáo trong văn học trung đại Việt Nam

Trong văn học trung đại Việt Nam, ba tôn giáo chính: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng, tạo ra một khuynh hướng cảm hứng tôn giáo đa

Trang 7

dạng trong các tác phẩm văn học Mỗi tôn giáo mang lại một hệ thống tư tưởng và triết

lý riêng, ảnh hưởng đến nội dung và hình thức văn học theo những cách đặc thù

Phật giáo: Phật giáo Đại thừa, đặc biệt trong thời kỳ Lý - Trần, đã ảnh hưởng sâu rộng

đến các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thuộc thể loại thi ca và kệ Phật Những giá trị của Phật giáo như luân hồi, nghiệp báo, vô thường, từ bi, hỷ xả được thể hiện rõ rệt trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là thơ văn của các thiền sư, như Trần Nhân Tông, Huyền Quang, hay những thi phẩm mang đậm ảnh hưởng Phật giáo trong văn học viết bằng chữ Hán

Nho giáo: Nho giáo, với hệ thống tư tưởng về đạo đức, chính trị và quan hệ xã hội, ảnh

hưởng đến các tác phẩm văn học mang tính giáo huấn, triết lý Những quan niệm về

"Nhân", "Nghĩa", "Lễ", "Trí", "Tín" trong Nho giáo được thể hiện trong các sáng tác mang tính giáo dục, khuyên răn con người hướng tới một cuộc sống đức hạnh và trách nhiệm xã hội Các tác phẩm văn học Nho giáo không chỉ tập trung vào giáo lý, mà còn phản ánh quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa vua tôi, thầy trò, cha con

Đạo giáo: Đạo giáo, với triết lý về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, tìm kiếm

sự trường sinh và tránh xa những quy luật của đời sống trần tục, có ảnh hưởng rõ rệt trong một số tác phẩm văn học trung đại Những khái niệm về "vô vi", "đạo" và "tự nhiên" trong Đạo giáo được các tác giả thể hiện qua hình thức thơ ca, đặc biệt là trong các tác phẩm miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống tĩnh tại và sự giao thoa giữa con người với vũ trụ

Trang 8

CHƯƠNG 2 KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

2.1 Giai đoạn X-XIV

Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học Phật giáo và Đạo giáo, trong đó văn

học Phật giáo đặc biệt hưng thịnh Văn học Phật giáo xuất hiện trong bối cảnh Phật

giáo được coi như Quốc giáo (nhà nước, nhân dân coi Phật giáo như tôn giáo có tính chất quốc gia: đất vua chúa làng, phong cảnh bụt) Phật giáo với tư tưởng từ bi bác ái,

vị tha hỉ xả rất phù hợp để xây dựng đất nước thái bình thịnh trị Từ đó, lực lượng nhà chùa, các nhà sư đóng vai trò quan trọng, họ là những người có tri thức lớn, giữ trọng trách trong bộ máy chính quyền, nhiều người được mời làm cố vấn cho triều chính: Phấp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, …

Sáng tác của các thiền sư, phật tử với số lượng lớn đã tạo thành dòng văn học riêng: Văn học Phật giáo – Văn học nhà chùa – Văn học Thiền tông Một số tiểu loại của văn học Phật giáo:

Kệ: bài văn vần, ngắn, ghi lại những lời tóm tắt, kết luận mang tính chất khuyên giải,

tổng kết khi kết thúc một bài thuyết giáp, một buổi giảng kinh hoặc tại một thời điểm đặc biệt nào đó của nhà sư Nhiều bài kệ có giá trị văn học gọi là thơ kệ

Ví dụ: Thị đệ tử - Vạn Hạnh thiền sư, Ngôn hoài – Không Lộ thiền sư, Cáo tật thị chúng – Mãn giác thiền sư, …

Văn luận thuyết: sách triết học, bàn luận về các tư tưởng tôn giáo của các nhà sư, tu sĩ.

Nội dung đưa ra 1 quan niệm triết học, giải thích hoặc truyền thụ 1 luận thuyết tôn giáo

Ví dụ: khóa hư ngữ lục – Trần Thái Tông, Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân Tông,…

Truyện kí về nhà chùa: truyện về các thiền sư, tôn sùng, ngưỡng mộ, lí tưởng hóa, thần

thánh hóa các thiến sư

Trang 9

Ví dụ: Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực lục, …

2.2 Giai đoạn XV – XVII

Văn học Phật giáo có phần lắng xuống do chủ trương độc tôn Nho giáo thời Lê Phạm vi ảnh hưởng của bộ phận sáng tác này được duy trì trong khuôn khổ nhà chùa, ở những tác phẩm mang khuynh hướng cảm hứng tôn giáo: Thánh đăng lực, Hương hải thiền sư ngữ lục – Hương Hải

Ảnh hưởng của Đạo giáo trong văn học được gia tăng Đạo giáo với 1 viễn cảnh rộng lớn không giới hạn, vạn vật biến hóa khôn lường, có khả năng kích thích sự thăng hoa, sáng tạo, khai phóng sức tưởng tượng của người nghệ sĩ, đồng thời cung cấp mẫu thức để họ kiến tạo thế giới nghệ thuật Tư tưởng duy tâm Đạo giáo đã trở thành cơ sở cho việc thần bí học thuyết này thành 1 tôn giáo, thiên nhiều về huyên thuật màu nhiệm – vũ khí tinh thần của con người trong những hoàn cảnh khó khăn Ví dụ: thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thánh Tông Di Thảo, Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ, …

2.3 Giai đoạn XVIII – nửa đầu XIX

Đây là giai đoạn lịch sử với nhiều biến động dữ dội, chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng => Khủng hoảng về chính trị kéo theo sự khủng hoảng của lý tưởng truyền thống, đặt con người trước nhiều lựa chọn, nhu cầu tìm đến các tôn giáo

để được che chở nâng đỡ càng lớn

Văn học Phật giáo có những khởi sắc với tác phẩm của các thiền sư: Chuyết Chuyết (1590-1644), Chân Nguyên (1647-1726), …Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến sáng tác của các nhà văn thời kì này cũng rất mạnh mẽ: Chinh phụ ngâm, …

Trang 10

CHƯƠNG 3 KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG PHẬT GIÁO THỜI LÝ – TRẦN

3.1 Khuynh hướng văn học mang cảm hứng Thiền thời Lý

Khi nhắc đến văn học thời Lý – Trần trước hết phải nói tới khuynh hướng văn học mang cảm hứng Thiền Đây là khuynh hướng văn học lớn nhất ở thời Lý và tiếp tục có một vị trí quan trọng ở văn học thời Trần Nhận xét về tình hình Phật giáo thời

Lý, sử gia Lê Văn Hưu viết: “nhân dân quá nửa làm sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa” [2, tr.192] Đây là thời kì toàn thịnh của Phật giáo Việt Nam Vai trò của nhà chùa, tang lữ vô cùng lớn

Trong văn học, cảm hứng thiền thể hiện qua các tác phẩm thơ ca, đặc biệt là thơ của các thiền sư, là sự kết hợp giữa triết lý sâu sắc của Thiền và tình cảm nhân văn Các thiền sư như Huyền Quang, Trần Nhân Tông, … đã sáng tác nhiều tác phẩm thể hiện tinh thần thiền sâu sắc, với những bài thơ ngắn gọn nhưng đậm đà triết lý, thường mang tính tự sự và chiêm nghiệm về cuộc sống, con người, và vũ trụ

Thơ Thiền là loại thơ thể hiện sự giác ngộ chân lí Phật giáo, hay là thể hiện tâm trạng, tình cảm của các sư về cuộc sống, mang tư tưởng Thiền Nó có thể do các nhà sư, cũng

có thể do những người không đi tu làm ra nhưng mang tư tưởng thiền Mục đích của thơ Thiền là ghi lại sự giác ngộ của thiền lý, những không phải bao giờ nó cũng là những lời phát ngôn trực tiếp tư tưởng thiền mà thường mượn hình ảnh của thế giới vật chất để thể hiện Những hình ảnh đs dp các nhà sư quan sát trực tiếp với thế giới, do các nhà sư bất ngờ nắm bắt được trong thế giới thiên hình vạn trạng Nó thường mang

tính trực giác Dưới đây là phần tìm hiểu cụ thể tác phẩm Cáo tật thị chúng – Mãn giác

thiền sư để thấy được tính triết lý và những rung động chủ quan của nhà thơ, đồng thời cho thấy rõ tình trạng không tách bạch rõ rang giữa yếu tố tôn giáo và cảm xúc trữ tình của bài thơ

Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Thiền Sư

Trang 11

Xuân khử bách hoa lạc, Xuân đảo bách hoa khai,

Sự trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Dịch nghĩa:

Xuân đi trong hoa rụng, Xuân đến trăm hoa nở, Mọi sự mau đi qua trước mắt Cái già đã đến trên đầu Chớ bảo mùa xuân tàn thì hoa rụng hết, Trước sân, đêm qua vẫn còn một cành mai

Đó là quy luật biến đổi của vạn vật Cây cối biến đổi theo thời tiết

Trang 12

Hai cầu đầu: “mùa xuân” => thời gian chỉ sự vận động khách quan; trăm hoa: cây cối

=> vạn vật trong tự nhiên; “Lạc – Khai” => tính luân hồi của thường

Hai câu tiếp: Sự biến đổi của con người Đạo Phật quan niệm: Sinh, lão, bệnh, tử là

chu trình của đời người, con người cũng như tự nhiên đều có sự thay đổi

Hai câu cuối: Câu thơ kéo dài báo hiệu một hiện tượng đột xuất Sự biến đổi của thiên

nhiên, con người là quy luật nhưng cũng có những hiện tượng vượt ngoài quy luật: Nhành mai vẫn nở khi mùa xuân đã tàn Ý thơ không xuất phát từ sự quan sát bình thường mà từ sự đột phá của ý tưởng Hình ảnh biếu tưởng ( cùng với hoa, xuân): nhành mai: chân như, bản thể, nhà tu hành đắc đạo => bản thể ,chân như sẽ tồn vĩnh viễn

Giá trị nghệ thuật khách quan: tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tha thiết với cái đẹp,

với các bước đi của thời gian (bức tranh thiên nhiên trong sáng, tinh khôi, mới mẻ); tinh thần lạc quan, ham sống; nội lực, mạnh mẽ, ý thức khắc phục hoàn cảnh, vượt qua khó khăn, thử thách để vươn lên

Ngày đăng: 11/12/2024, 09:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w