1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng chủ nghĩa yêu nước hồ chí minh vào việc giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên trường Đại học bách khoa – Đhqg hcm hiện nay

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Chủ Nghĩa Yêu Nước Hồ Chí Minh Vào Việc Giáo Dục Tinh Thần Yêu Nước Cho Sinh Viên Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG HCM Hiện Nay
Tác giả Lê Thị Quỳnh Thơ, Nguyễn Viễn Thông, Văn Thị Thanh Thu, Danh Thị Mỹ Ánh Thư
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Công Lập
Trường học Đại học Bách Khoa - ĐHQG HCM
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 624,37 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOABỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ o0o BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHỦ ĐỀ 1: VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

o0o

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỀ 1:

VẬN DỤNG CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM HIỆN NAY

LỚP L15 - NHÓM 24 - HK241 Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Công Lập

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2024

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỚP: L15 NHÓM: 24

Chủ trì (nhóm trưởng): Nguyễn Viễn Thông

-Thư ký (người ghi biên bản): Lê Thị Quỳnh Thơ

Nội dung:

1 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

1 VĂN THỊ THANH THU Chương 1

2 LÊ THỊ QUỲNH THƠ Chương 2 – 2.1 và Mở đầu

3 NGUYỄN VIỄN THÔNG Chương 2 – 2.2 và Kết luận

4 DANH THỊ MỸ ÁNH THƯ Chương 3

2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN

 Ngày 20/10/2024: Nhóm họp chọn đề tài

 Ngày 24/10/2024: Nhóm trưởng phân công công việc

 Ngày 05/11/2024: Các thành viên nộp phần bài làm của mình

 Ngày 06/11/2024: Nhóm trưởng tổng hợp thành bài hoàn chỉnh

 Ngày 08/11/2024: Bổ sung, chỉnh sửa

 Ngày 14/11/2024: Nộp bài tập lớn cho giảng viên trên LMS - BKEL

3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH (%)

KÝ TÊN XÁC NHẬN

2 Nguyễn Viễn Thông Hoàn thành tốt 100

3 Văn Thị Thanh Thu Hoàn thành tốt 100

4 Danh Thị Mỹ Ánh Thư Hoàn thành tốt 100

Trang 4

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

B PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH 3

1.1 Khái niệm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh 3

1.2 Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh 5

1.3 Nội dung chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM 8

2.1 Về tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM 8

2.1.1 Mặt tích cực 8

2.1.2 Mặt hạn chế 10

2.1.3 Nguyên nhân 11

2.2 Về công tác giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM 12

2.2.1 Mặt tích cực 12

2.2.2 Mặt hạn chế 14

2.2.3 Nguyên nhân 15

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG.HCM HIỆN NAY 18

3.1 Giá trị chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM hiện nay 18

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM hiện nay 19

C PHẦN KẾT LUẬN 22

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

Trong hội nghị Tân Trào tổ chức tháng 8 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từngnói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đếnnay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vôcùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bánnước và lũ cướp nước” Tinh thần yêu nước chính là ngọn lửa bất diệt, soi sáng và dẫn đườngcho dân tộc ta vượt qua mọi gian nan thử thách, giành những thắng lợi vẻ vang, trở thành tàisản quý báu của dân tộc Việt Nam Đó chính là bản sắc văn hóa đặc trưng của người ViệtNam, là minh chứng hùng hồn cho ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta

Chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay, đang tận hưởng thành quả hòa bình mà cha ông đã đổmáu xương để giành lấy Tinh thần yêu nước, ngọn lửa bất diệt đã được truyền lại cho chúng

ta, soi sáng con đường đi tới tương lai Trên những giảng đường đại học, đặc biệt là tại ngôitrường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG TP Hồ Chí Minh danh giá, các bạn sinh viên không chỉtrau dồi kiến thức chuyên môn mà còn nuôi dưỡng trong mình một trái tim luôn hướng về Tổquốc Nếu thế hệ trước cầm súng bảo vệ đất nước, thì chúng ta, những người trẻ tuổi, đangdùng kiến thức và trí tuệ để xây dựng một Việt Nam cường thịnh.Bằng những hoạt động thiếtthực như tham gia các dự án tình nguyện, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, sinh viên Báchkhoa đã chứng minh rằng tinh thần yêu nước không chỉ là những lời nói suông mà còn đượcthể hiện qua hành động Chúng ta đang góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chungcủa đất nước, tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông

Chính vì những lí do trên, Nhóm 24 đã quyết định chọn đề tài “Vận dụng chủ nghĩayêu nước Hồ Chí Minh vào việc giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại họcBách Khoa – ĐHQG TP Hồ Chí Minh” làm đề tài cho tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

để làm rõ hơn về việc này

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC HỒ CHÍ MINH

1.1 Khái niệm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh

Trước khi nói tới khái niệm chủ nghĩa yêu nước, ta cần phải hiểu yêu nước là gì?Không có một định nghĩa cụ thể nào của khái niệm yêu nước, yêu nước bao gồm hai từ đơn

“yêu” và “nước” ghép lại, với mỗi từ đều là khái niệm mang phạm trù rất rộng “Nước” đượchiểu là đất nước, là mảnh đất nơi sinh ra ta, là nơi chôn rau, cắt rốn, nơi họ hàng, tổ tiên sinhsống, lập nghiệp “Yêu” là cảm xúc, trạng thái tâm lý và thái độ dạo động từ tình cảm cá nhânđến niềm vui sướng, hạnh phúc “Yêu” còn thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhucầu muốn được gắn bó tới đối tượng cụ thể Vậy cụm từ “yêu nước” có thể hiểu là gì? Yêunước là yêu mảnh đất ta sinh ra và lớn lên, yêu tiếng nói, con người, cảnh quan, vẻ đẹp củavạn vật trên mảnh đất này Yêu nước còn hiểu là yêu những trang sử hào hùng của dân tộc, làtình yêu, tôn trọng khắc sâu tình cảm đối với quê hương, đất nước, mỗi khi xa quê hương,tình yêu ấy lại âm ỉ, sôi sục, thổn thức trong trái tim mỗi chúng ta Sự ý thức, phẩm chất khiđược phát triển thành một hệ thống thì lòng yêu nước lúc bấy giờ có thể trở thành chủ nghĩayêu nước

Vậy chủ nghĩa yêu nước là gì? Chủ nghĩa yêu nước (hay chủ nghĩa ái quốc) là cảmxúc, tình cảm tinh thần yêu thương, gắn bó với quê hương, đất nước, cội nguồn của một cánhân hay tập thể, Có thể hiểu là, chủ nghĩa yêu nước là một hệ thống các quan điểm, tư tưởngtrong tình cảm, thái độ, hành động, cách ứng xử, … của cá nhân hay tập thể đối với quêhương, đất nước Chủ nghĩa này không đồng nhất với tinh thần yêu nước hay truyền thốngyêu nước, là sự kết hợp chặt chẽ giữa tìm cảm và lý trí yêu nước của con người, là sự tiến bộ

ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, bao gồm những giá trị như: tôn trọng lịch sử, bảo vệ lợiích quốc gia, dân tộc,… Nó thúc đẩy sự gắn bó giữa các cá nhân và cộng đồng, tạo nên mộttinh thần đoàn kết mạnh mẽ dân tộc Có nhiều cách biểu hiện chủ nghĩa yêu nước Cụ thể:

 Tình cảm cá nhân: Mỗi người có thể thể hiện lòng yêu nước qua những hành động

nhỏ nhặt nhất như bảo vệ môi trường, gìn giữ văn hoá, tham gia các hoạt động hỗ trợcộng đồng, Những hành động này tuy nhỏ nhưng khi mỗi cá nhân đều hành độngnhư vậy tạo thành một khối đồng nhất đóng góp vô cùng lớn cho tương lại đất nướcsau này

Trang 7

 Phong trào yêu nước: Ngày trước khi đạt được sự hoà bình của đa phần các quốc gia

trên thế giới, hầu như mọi đất nước đều phải trải qua chiến tranh để giành độc lập.Lịch sử mỗi đất nước thường chứng kiến những phong trào đấu tranh dân tộc, đấutranh giành độc lập, tự do hoà bình cho đất nước Mỗi một phong trào này đều thểhiện tinh thần, chủ nghĩa yêu nước khắc sâu trong trái tim họ

 Nghệ thuật và văn hoá: Dù trong thời chiến hay thời bình, những tác phẩm văn học,

những bài hát, ca dao và nghệ thuật phản ánh tinh thần yêu nước vẫn luôn được thểhiện trong mỗi đất nước Nó như là một sự ủng hộ tinh thần đối với các người chiến sĩtrong thời kỳ chiến tranh giành độc lập cũng như duy trì, phát triển bản sắc văn hoátốt đẹp của nhân dân trong thời bình

Ở Việt Nam, từ “yêu nước” được dịch từ tiếng Hoa có nghĩa là ái quốc, nhưng thựcchất ban đầu với hàm ý là yêu quê cha đất tổ, nơi cội nguồn sinh ra Chủ nghĩa yêu nước ViệtNam là sự tổng hoà các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thànhđộng lực thúc dẩy, tinh thần to lớn sẵn sàng cống hiến sức mạnh, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Có thể hiểu đơn giản là, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tưtưởng và phong trào thể hiện được lòng yêu nước của người dân Việt Nam, gắn liền với lịch

sử, văn hoá và truyền thống dân tộc Chủ nghĩa này ở nước ta đã được hình thành từ lâu đời,đặc biệt là trong bối cảnh, thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, chúng ta

có thể biết đến là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh,… Cho đến khi cáccuộc chiến tranh thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, lòng yêu nước, tinh thần lại được đẩy lên đỉnhđiểm ở mỗi người dân Nhiều con người đã dành cả cuộc đời mình tham gia các hoạt độngcách mạng, đứng lên kháng chiến, giành độc lập dân tộc không thể không kể đến là Chủ tịch

Hồ Chí Minh, Võ Thị Sáu, Trần Phú,… Trong văn hoá và nghệ thuật, có rất nhiều tác phẩm,bài hát được sáng tác, ra đời phản ánh được chủ đều về tinh thần yêu nước của nước ta như:Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lượm, Nhật ký trong tù,…Những lời thơ, lời văn chứachan nhiều cảm xúc, khơi dậy được lòng yêu nước, sẵn sàng đứng lên bảo vệ chủ quyền,giành độc lập nước nhà Trong thời kỳ hiện đại, khi chiến tranh đã kết thúc, chủ nghĩa yêunước Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng bản sắc và văn hoá dân tộc, khuyếnkhích sự phát triển biền vững Trong bối cảnh toàn cầu hoá, Việt Nam cần phải nâng cao đờisống nhân dân, kinh tế, bảo vệ môi trường là những hành động thể hiện chủ nghĩa này

Trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là niềm tự hào về lịch sử, trân trọng, giữ gìn vănhoá, những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đó chính là nền tảng, là cơ

Trang 8

sở hình thành trong tư tưởng, phẩm chất của nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ

vĩ đại của dân tộc ta Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là hệ thống các tư tưởng chính trị, xãhội dựa trên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm sự kết hợp với chủ nghĩa Mác -Lenin, xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của Người Chủ nghĩa yêu nước bây giờ khôngchỉ đơn thuần là lòng yêu quê hương, mà còn thể hiện tinh thần, trách nhiệm đối với dân tộc,nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi, sự tự do, hạnh phúc của nhân dân Chủ nghĩayêu nước Hồ Chí Minh biến tình cảm, tinh thần thành sức mạnh tổ chức, hoạt động thực tiễn,được thể hiện trong hành động thực tế Tình yêu thương đối với nhân dân ở Hồ Chí Minh làtình cảm chân thành, độ lượng, bao dung, yêu dân, hiểu dân, cảm thông giúp đỡ, đặt nhân dânlên trên lợi ích của chính bản thân mình Bác từng viết rằng “Cảnh khuya như vẽ, người chưangủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Bác coi đồng bào, nhân dân như chính người thân ruộtthịt, máu mủ của mình Trong Bác luôn có sự canh cánh nỗi lo về đất nước, Bác không cóđược giấc ngủ trọn vẹn khi đất nước chưa được độc lập, tự do Người chính là biểu tượng caođẹp, là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là nhữnggiá trị nhân văn, tiến bộ của thời đại, hướng tới một tương lai tươi sáng cho toàn dân

1.2 Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh

Cơ sở hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là quá trình tiếp thu, vận dụng

và sáng tạo các giá trị truyền thống, văn hoá của dân tộc kết hợp với những tư tưởng tiến bộtrên thế giới Trước hết, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh được nuôi dưỡng từ các truyềnthống yêu nước lâu đời của dân tộc Việt Nam, với lịch sử ngàn năm chống giặc ngoại xâm.Bắt đầu từ thời các vua Hùng dựng nước và giữ nước đến các cuộc đấu tranh chống giặcngoại xâm của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,… cho tớicác phong trào yêu nước, kháng chiến chống thực dân Pháp Chính từ các lịch sử hào hùngcủa dân tộc, Bác ngay từ nhỏ đã thấm nhuần các tư tưởng, lòng yêu quê hương, ý thức bảo vệdân tộc, khao khát tự do, giành độc lập dân tộc

Bên cạnh đó, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh còn chịu tác động mạnh mẽ từ lịch sử,các cuộc cách mạng trên thế giới Trong suốt 30 năm hoạt động, học tập và làm việc ở nướcngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu sâu về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhândân Mỹ với bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776) Tại Anh, Người tham dự những cuộcdiễn thuyết của các nhà chính trị và triết học và tại Pháp,Người tham gia và hoạt động tạiĐảng Xã hội Pháp, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đánh dấu sự chuyển mình trong tưtưởng, chính trị Không những vậy, trong suốt thời gian đi bôn ba ở nước ngoài, Người đã

Trang 9

chứng kiến tận mắt vô vàn những cảnh tượng áp bức, bóc lột, sự bất công ở các cường quốc.Chính sự bất mãn đã thúc đẩy, làm bùng lên ý chí, quyết tâm tìm ra con đường mới, conđường giải phóng dân tộc.

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ chủ nghĩa Mác –Lênin Khi tiếp cận, tìm hiểu về chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng giảiphóng dân tộc lúc bấy giờ không thể chỉ là các cuộc đấu tranh đơn lẻ mà phải liên kết cáctầng lớp với nhau, liên kết với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới Người đãvận dụng lý luận Mác – Lênin vào bối cảnh Việt Nam, coi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

là một phần của cách mạng xã hội chủ nghĩa, khẳng định rằng giải phóng dân tộc gắn liền vớigiải phóng giai cấp

Ngoài ra, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh chịu tác động của cả văn hoá phươngĐông và phương Tây Người đã thấm nhuần sự nhân nghĩa, trung với nước, hiếu với dân củaNho giáo, tinh thần từ bi, bác ái của Phật giáo, đề cao giá trị con người, coi con người làtrung tâm của mọi vấn đề trong các tư tưởng, triết học cổ điển nước ngoài Bác đã nhận rarằng sự đoàn kết, gắn bó con người là yếu tố quan trọng giúp xây dựng xã hội trở nên tốt đẹphơn Trong cuộc chiến giành độc lập, Người luôn nhấn mạnh rằng độc lập dân tộc phải gắnliền với sự tự do, hạnh phúc của nhân dân

Đó chính là các cơ sở để hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh toàn diện,đúng đắn, phản ánh sâu sắc, là một di sản quốc giá, thể hiện được một tầm nhìn cao cả về tự

do, nhân quyền và công bằng trong xã hội

1.3 Nội dung chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng xuyên suốt

sự nghiệp cách mạng của Người, được hình thành từ truyền thống yêu nước và những tưtưởng tiến bộ, đi trước thời đại của Người Trước hết, yêu nước theo Chủ tịch Hồ Chí Minhkhông chỉ là yêu quê hương, đất nước mà còn là yêu thương con người, là tình yêu đối vớinhân dân Với châm ngôn “lấy dân làm gốc” của Người, chủ thể, nguồn sức mạnh chính lànhân dân lao động Yêu nước thôi không đủ, mà yêu nước phải đi cùng với thương dân, chăm

lo cho đời sống nhân dân, cơm ăn, áo mặc, sẵn sàng đứng lên, chiến đấu và hi sinh để bảo vệlợi ích của nhân dân Tình yêu đối với quê hương, đất nước và tình yêu với nhân dân tuy hai

là một, không thể tách rời

Trang 10

Tiếp theo, chủ nghĩa yêu nước của Người được thể hiện qua là đấu tranh giải phóngdân tộc, giành độc lập và tự do Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng yêu nước thì phải đi với sự

tự do, độc lập dân tộc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc Người đã coi đó làquyền thiêng liêng, là bất khả xâm phạm đối với mỗi quốc gia, lãnh thổ Trong thời kỳ khángchiến chống thực dân Pháp, Người đã nhận ra rằng chỉ khi nào nhân dân ta có được sự độclập, tự do, khi đó đất nước mới thắng lợi, mới giải phóng hoàn toàn Trong lời kêu gọi củaNgười đã từng nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Đây là chân lý bất hủ, toát lên được

vẻ đẹp, tinh thần của lòng yêu nước to lớn của Hồ Chí Minh Điều đó cũng khẳng định rằngviệc giành độc lập dân tộc là việc tiên quyết, điều cần phải làm ngay bây giờ, mới có được sự

tự do của nhân dân Đồng thời, Người cũng khẳng định rằng để giành độc lập dân tộc cầnphải có đường lối, hướng đi đúng đắn, dựa trên thực tiễn và sự lãnh đạo của cách mạng

Bên cạnh đó, chủ nghĩa yêu nước phải có sự đoàn kết dân tộc Người nhận ra rằngtinh thần đoàn kết giữa các tầng lớp, các dân tộc là cốt lõi trong chủ nghĩa, chỉ có sự đoàn kếtmới tạo ra sức mạnh để vượt qua khó khăn, thách thức, giành thắng lợi “Một cây làm chẳngnên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, câu tục ngữ của ông cha ta thời xưa được Chủtịch Hồ Chí Minh vận dụng, chuyển thành mục tiêu, lý tưởng để giành độc lập dân tộc, giảiphóng khỏi ách thống trị đế quốc Người khẳng định rằng để giành được chiến thắng, phải có

sự đoàn kết một lòng của mọi tầng lớp, không phân biệt giàu nghèo, trai gái, già trẻ, tạo thànhmột khối đại đoàn kết dân tộc, là yếu tố giành thắng lợi trong đấu tranh, trong cả công cuộcxâu dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này

Một nội dung quan trọng khác trong chủ nghĩa yêu nước của Người chính là phát triểnbền vững Yêu nước không chỉ dừng lại ở việc giành độc lập mà còn thể hiện trong công cuộcxây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước sau này Tình yêu đối với đất nước không chỉ lànhững hành động cầm vũ khí đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm mà còn phải là đóng gópcho công cuộc kiến thiết nước nhà Sau khi giành độc lập, mỗi người cần thể hiện lòng yêunước thông qua các hoạt động lạo động sản xuất, học tập, bảo vệ đất nước, phát triển kinh tế,văn hoá xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh Người đã nhắn nhủ tới thế

hệ trẻ luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng để đóng góp cho tương lai quêhương, đất nước, cho sự nghiệp phát triển trong thời đại mới

Cuối cùng, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đề cao kết hợp giữa truyền thống yêunước của ông cha ta với các sự thay đổi thời cuộc, giá trị, tiến bộ của thế giới Người chorằng yêu nước không chỉ nằm ở việc giữ gìn văn hoá, bản sắc, truyền thống của dân tộc mà

Trang 11

còn phải luôn học hỏi, tiếp thu những giá trị khoa học, kỹ thuật, tư tưởng tiến bộ của thờicuộc thế giới Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc bảo vệ và giữ gìn truyền thống phải đi liềnvới việc đổi mới tư duy, phát huy, tận dụng tinh hoa của nhân loại nhằm xây dựng một đấtnước phát triển và hội nhập quốc tế Đây chính là tư duy tiên tiến trong cách mạng của Ngườitruyền lại cho con cháu thế hệ sau, tạo tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước sau này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM

1.1 Về tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM 1.1.1 Mặt tích cực

Trong những năm qua, cán bộ, sinh viên, công nhân viên của Trường Đại HọcBách Khoa đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, luôn thể hiện là tập thể đi đầu trongkhối Đại Học Quốc Gia trong các công tác giáo dục, chính trị, xã hội, được biểu hiệnqua các thành tích nổi trội sau:

Thứ nhất, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng như mùa hè xanh, xuân tình

nguyện, hiến máu, của các Đoàn – Hội, Khoa, Câu lạc bộ,

Chiến dịch mùa hè xanh tháng 7/2024 mặt trận huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng

Tháp, sự kiện Mùa hè xanh lần thứ 34 đã một lần nữa khẳng định vị thế tiên phongcủa Trường Đại học Bách khoa Các chiến sĩ tình nguyện đã không quản ngại khókhăn, hoàn thành xuất sắc các công trình dân sinh tại các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre và

TP Hồ Chí Minh Đặc biệt, đội hình Kỹ thuật Xây dựng đã hoàn thành sớm 50% tiến

độ dự án đường Lộ Làng 2, xã Tân Công Chí, tỉnh Đồng Tháp Bên cạnh đó, 16 sinhviên ưu tú đã vinh dự được kết nạp vào Đảng tại buổi lễ trang trọng Mùa hè xanhkhông chỉ là dịp để sinh viên cống hiến cho cộng đồng mà còn là cơ hội để rèn luyệnbản thân, khẳng định hình ảnh sinh viên Bách khoa

Trang 12

Hình 1 Sinh viên Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trường Đại học Bách khoa-ĐHQG TP Hồ Chí Minh tham dự chiến dịch mùa hè

Xanh tại Đồng Tháp năm 2024 (Nguồn: Cổng thông tin Bách Khoa)

Chiến dịch Xuân Tình Nguyện năm 2024: Với sự tham gia nhiệt tình của hơn

1.235 chiến sĩ, chiến dịch Xuân tình nguyện 2024 đã phủ sóng khắp các tỉnh thànhphía Nam Chiến dịch tập trung vào các hoạt động ý nghĩa như chương trình văn nghệ

"Tết Sinh viên", ngày hội hiến máu tình nguyện với mục tiêu 600 đơn vị máu, thămhỏi các gia đình khó khăn tại huyện Hóc Môn và tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệmNgày truyền thống Học sinh - Sinh viên Song song đó, hàng loạt hoạt động phongphú và ý nghĩa khác cũng được các đội hình triển khai, với tổng số 154 chương trìnhnhư sau:

 Tổ chức 20 hoạt động thăm hỏi và tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách;

 Tổ chức 20 hành trình đến các địa điểm lịch sử, các di tích, địa chỉ đỏ;

 Tổ chức trao tặng 200 suất học bổng, phần quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn;

 Trao tặng 750 suất ăn tình thương cho người có hoàn cảnh khó khăn, người vô gia cư;

 Tổ chức 40 sân chơi cho thiếu nhi tại các trường tiểu học trong nội thành TP.HCM và cáctỉnh lân cận;

 Tổ chức hoạt đồng trồng cây xanh hưởng ứng hoạt động trọng điểm “Ngày làm việc tốt”;

 Tổ chức 20 hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao giữa chiến sĩ và người dân địa phương

Trang 13

Hình 2 Lễ phát động chiến dịch Xuân Tình Nguyện năm 2024 tại Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP Hồ Chí Minh

(Nguồn: Cổng thông tin Bách Khoa)

Ngoài ra, Đoàn Hội luôn luôn tổ chức các hoạt động vì cộng đồng thườngxuyên, như hiến máu tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, Các CLB hoạt động xã hộinhư: Đội Công tác xã hội các Khoa, CLB Tình Nguyện Bách Khoa,

Thứ hai, dẫn đầu khối ĐHQG về số công trình nghiên cứu khoa học, và các bài

báo, trong đó có sự đóng góp rất nhiều của sinh viên

“Năm 2023, Trường Đại học Bách khoa có hơn 930 bài báo đăng trên tạp chíkhoa học quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus, tăng gần 11% so với năm 2022;

17 đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và cấp quốc tế; 18 sản phẩm được cấp sởhữu trí tuệ; tăng hơn 2,5 lần so với năm 2022 về số sinh viên trao đổi với nước ngoài”

Thứ ba, cung cấp nguồn nhân sự trình độ cao cho thị trường lao động Việt Nam.

Phương thức đào tạo và hình thức tổ chức các hoạt động của Trường Đại họcBách Khoa ngày càng đa dạng, sáng tạo, thiết thực và nội dung từng bước sát với nhucầu thực tế của sinh viên hiện nay

Theo trang thông tin điện tử tổng hợp: “67% số đơn vị tuyển dụng đã phản hồi

về ưu tiên tuyển dụng Trong đó, sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG.HCM

có tỷ lệ ưu tiên tuyển dụng nhân sự cao nhất (24,41%) Xếp ngay sau là sinh viên các

Ngày đăng: 11/12/2024, 09:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Cổng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ngày 26/7/2024, Dấu ấn Mùa hè xanh 2024 mặt trận huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, truy cập từ:https://hcmut.edu.vn/tintuc/dau-an-mua-he-xanh-2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn Mùa hè xanh 2024 mặt trận huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp
[2] Cổng thông tin Trường Đại Học Bách Khoa- ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ngày 10/1/2024, Hơn 1.200 chiến sĩ Bách khoa sẵn sàng lên đường trong chiến dịch Xuân tình nguyện 2024, truy cập từ: https://hcmut.edu.vn/tintuc/hon-1200-chien-si-Bach-khoa-len-duong-trong-chien-dich-Xuan-tinh-nguyen-nam-2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hơn 1.200 chiến sĩ Bách khoa sẵn sàng lên đường trong chiến dịch Xuân tình nguyện 2024
[3] Đại học Quốc Gia, ngày 24/11/2023, Gần 3500 sinh viên, học viên tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa, truy cập từ: https://vnuhcm.edu.vn/dao-tao_33373364/gan-3-500-sinh-vien-hoc-vien-truong-dh-bach-khoa-tot-nghiep/353536303364.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gần 3500 sinh viên, học viên tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa
[4] Báo Tuổi trẻ, ngày 11/1/2020, ĐH Bách khoa TP.HCM công bố 1.000 bài báo khoa học năm 2019, truy cập từ: https://tuoitre.vn/dh-bach-khoa-tphcm-cong-bo-1000-bai-bao-khoa-hoc-nam-2019-20200111085052188.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: ĐH Bách khoa TP.HCM công bố 1.000 bài báo khoa học năm 2019
[5] Chính trị và Phát triển, 2024, Giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, truy cập từ: https://chinhtrivaphattrien.vn/giao-duc-long-yeu-nuoc-cho-sinh-vien-viet-nam-theo-tu-tuong-ho-chi-minh-a8535.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục lòng yêu nước cho sinh viên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
[6] Thanh Niên Việt, 2023, Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, truy cập từ: https://thanhnienviet.vn/giao-duc-chu-nghia-yeu-nuoc-cho-sinh-vien-trong-giai-doan-hien-nay-209240718174085959.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên trong giai đoạn hiệnnay
[7] Luật Minh Khuê, ngày 23/8/2023, Lòng yêu nước là gì? Những biểu hiện của lòng yêu nước hiện nay?, truy cập từ: https://luatminhkhue.vn/long-yeu-nuoc-la-gi.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lòng yêu nước là gì? Những biểu hiện của lòng yêu nước hiện nay
[8] Tuyên giáo, ngày 14/10/2017, Hướng dẫn chi tiết chuyên đề "Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam", truy cập từ: https://tuyengiao.vn/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-chu-nghia-yeu-nuoc-viet-nam-103885 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
[9] Quân đội nhân dân, ngày 30/5/2021, Hành trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc, truy cập từ: https://www.qdnd.vn/ky-niem-110-nam-ngay-bac-ho-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc/chuyen-ve-nguoi/hanh-trinh-chu-tich-ho-chi-minh-ra-nuoc-ngoai-tim-duong-cuu-nuoc-giai-phong-dan-toc-661085 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ra nước ngoài tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w