Theo Hiến pháp năm 2013, Điều số 33 :“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, ghi nhận Quyền tự do trong kinh doanh là một trong những quyền c
Trang 1Mục Lục
Lời Mở Dầu 2
I ) Quyền tự do trong kinh doanh 2
1) Khái niệm của quyền tự do kinh doanh và quyền tự do kinh doanh theo pháp luật hiện hành 2
2) Nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh 3
2.1 Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh: 3
2.2 Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh: 4
2.3 Quyền tự do lựa chọn quy mô kinh doanh 4
2.4 Tự do quyết định vốn đầu tư, hình thức huy động vốn 4
2.5 Quyền tự do hợp đồng 4
2.6 Quyền tự do cạnh tranh 5
2.7 Quyền tự do thực hiện hoạt động thương mại 5
2.8.Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp: 5
II) Tình huống thực tế 6
1 Bản án về về tranh chấp kinh doanh trong thương mại 6
2 Tóm tắt vụ án ; 12
III) Quan đỉêm cá nhân 13
1 Đánh giá và bài học 13
2 Nhận xét 13
Trang 2Lời Mở Dầu
Quyền tự do kinh doanh có một ý nghĩa vô cùng to lớn và ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến đời sống của con người Nó tác động lên sự tăng trưởng kinh tế, cơ hội cho các nhà khởi nghiệp, và
cơ hội việc làm cho người dân Và mỗi nhà nước khác nhau sẽ có những quan điểm về chính trị khác nhau, mức độ đảm bảo của nhà nước về quyền tự do kinh doanh cũng khác nhau Là một sinh viên kinh tế, người chuẩn bị bước vào thị trường lao động và tiếp xúc các hoạt động kinh doanh, thương mại, vì vậy việc hiểu và nắm bắt được Khái niệm, Nội dung, và hiểu được trong tình huống thực tế thì ta hiểu luật và áp dụng luật là vô cùng quan trọng Vì vậy, bài tiểu luận “ Quyền tự do kinh doanh” dưới đây là những tiềm hiểu, và những kiến thức mà em đã được học trên giảng đường, về quyền tự do kinh doanh Trong quá trình bài làm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến, đánh giá nhận xét của thầy cô để bài làm có thể càng thêm hoàn thiện
Em xin chân thành cảm mơn !
I ) Quyền tự do trong kinh doanh
1) Khái niệm của quyền tự do kinh doanh và quyền tự do kinh doanh theo pháp luật hiện hành.
Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của con người Ta có thể hiểu nó chính là quyền mà cá nhân, tổ chức được tự do thực hiện, lựa chọn quản lý các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm với mục đích là tạo ra lợi nhuận
Theo Hiến pháp năm 2013, Điều số 33 :“Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm”, ghi nhận Quyền tự do trong kinh doanh là một trong
những quyền cơ bản của con người Điều đó đã được cụ thể hóa từ đó làm cơ sở cho việc thực
hiện quyền của công dân, cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 7 tại Luật doanh nghiệp năm 2020, quyền tự do kinh doanh
được cá nhân, tổ chức thực hiện trong khuôn khổ những ngành, nghề không bị cấm Việc tự do kinh doanh này được thể hiện qua việc họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh doanh, toàn quyền lực chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh,…
Thứ hai, quyền tự do kinh doanh còn được ghi nhận qua Khoản 3 Điều 4 Luật lao động năm
2019” về chính sách của Nhà nước về lao động, cụ thể đó là việc Nhà nước tạo điều kiện thuận
Trang 3lợi đối với các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động
Theo Luật Dương Gia
2) Nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh
2.1 Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
Được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh có thể là một lĩnh vực hay đa lĩnh vực nhưng không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm Trong trường hợp ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về điều kiện thì người kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ điều kiện
*) Những ngành nghề bị cấm và kinh doanh có điều kiện :
a Ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh: Đúng theo việc hiện nay doanh nghiệp, cá nhân có thể
tự do kinh doanh những điều mà pháp luật không cấm, thì hiện nay trên giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp không cần phải ghi ngành nghề kinh doanh cũng có nghĩa là doanh nghiệp có thể kinh doanh bất kì ngành nghề nào chỉ cần là pháp luật không cấm mà không cần phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước Trước kia nước ta có tận 12 ngành nghề bị cấm trong luật đầu tư năm 2005, nhưng hiện nay thì chỉ còn 8 ngành nghề trong danh sách cấm, cũng cho thấy việc tự
do hơn trong việc lựa chọn ngành nghề để đầu tư, làm ăn
Tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 qui định các ngành nghề không được đầu tư kinh doanh:
Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật
này;
Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật
Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguycấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quyđịnh tại Phụ lục III của luật này
Kinh doanh mại dâm
Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trênngười;
Kinh doanh pháo nổ;
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
b Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: Khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiẹn theo quy định của nhà nước thì người kinh doanh bắt buộc phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của nhà nước đặt ra
Tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020 qui định các ngành nghề kinh doanh có điều kiện:
Các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề phải đáp ứng
Trang 4những điều kiện cần thiết vì lí do đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được qui định tại Phụ lục IV của
Luật Đầu tư 2020 như xổ số, bảo hiểm, cầm đồ, sản xuất con dấu…
Các điều kiện đầu tư kinh doanh phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư
Các qui định về điều kiện đầu tư kinh doanh và các hình thức áp dụng được quy định tại
khoản 5 và khoản 6 của Điều 7 Luật Đầu tư 2020
2.2 Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh:
Tuỳ thuộc vào nhu cầu và mong muốn, mà có thể tự do lựa chọn mô hình kinh doanh như Hộ kinh doanh cá thể, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công
ty hợp danh…( đó là nếu công dân không thuộc trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp)
Trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp: Tại khoản 2 điều 17 của luật doanh nghiệp
2.3 Quyền tự do lựa chọn quy mô kinh doanh
Được tự do lựa chọn quy mô kinh doanh tuỳ thuộc vào nguồn vốn, số lượng nhà đầu tư, số lượng nhân công, mặt hàng kinh doanh mà có thể chọn quy mô lớn như công ty, tập đoàn, hay nhỏ như một quán cà phê hay một cửa hàng bán lẻ
2.4 Tự do quyết định vốn đầu tư, hình thức huy động vốn
Tuỳ vào tình hình và mong muốn mà được tự do quyết định vốn đầu tư và hình thức huy động vốn Một vài hình thức huy động vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, bằng tín dụng ngân hàng, hay tín dụng thương mại
2.5 Quyền tự do hợp đồng
Quyền tự do hợp đồng là quyền của các chủ thể kinh doanh và trong kinh doanh thì hợp đồng là một yếu tố tất yếu, mang một ý ngĩa đặc biệt quan trọng, từ hợp đồng lao động với nhân viên, hợp đồng thương mại với đối tác, hợp đồng góp vốn, vay vốn, uỷ quyền…
Quyền tự do hợp đồng được thể hiện ở các khía cạnh:
a) Quyền tự do bình đẳng, tự nguyện giao kết hợp đồng (GKHĐ)
b) Quyền được tự do lựa chọn đối tác GKHĐ:
c) Quyền được tự do thỏa thuận nội dung GKHĐ
d) Quyền được tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong
quá trình thực hiện
Trang 5e) Quyền được tự do thỏa thuận các điều kiện đảm bảo để thực
hiện hợp đồng
f) Quyền được tự do thỏa thuận cơ quan tài phán và luật giải quyết
tranh chấp hợp đồng
2.6 Quyền tự do cạnh tranh
Việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi trong nền kinh tế hiện nay Nên Quyền tự do trong kinh doanh giúp đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh chống việc phá giá, hay những hình thức gian lận trong môi trường kinh doanh, việc này rất quan trọng vì nó ảnh hướng đến lợi ích của nhà kinh doanh và cả nền kinh tế của nước ta Tại Điều 5 Luật cạnh tranh 2018 quy định:
"1 Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh;
2 Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng." Những điều luật đó là một sự đảm bảo cho người tham gia kinh doanh nói tiêng và môi trường kinh doanh tại Việt Nam nói chung
2.7 Quyền tự do thực hiện hoạt động thương mại
Được tự do thực hiện các hoạt động thương mại theo quy định của luật thương mại như: Mua bán hàng hoá, Quảng cáo, hay Đại lý… giúp cá nhân hay doanh ngiệp có thể linh hoạt trong hoạt động thương mại tuỳ theo chuyên môn và như cầu của cá nhân hay doanh nghiệp
2.8.Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh
chấp:
Chủ thể kinh doanh có tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tuỳ vào tình huống và như cầu của chủ thể
*) Các các thức giải quyết tranh chấp:
Theo Điều 317 Luật Thương mại 2005 có các hình thức giải quyết tranh chấp như:
thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án
1 Thương lượng
“Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp dựa trên tinh thần tự nguyện, không
cần sự tác động của bên thức ba, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lí”
Trang 6b Hòa giải
“Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thường thông qua sự tham gia của bên thứ
ba đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các
giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa”
c Trọng tài thương mại
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 trọng tài thương mại là phương
thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của
Luật này (Chỉ giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến thương mại)
d Tòa án
“Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết, buộc các bên có nghĩa
vụ thi hành”
II) Tình huống thực tế
1) Bản án về về tranh chấp kinh doanh trong thương mại
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
BẢN ÁN 03/2024/KDTM-PT NGÀY 16/04/2024 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Ngày 16 tháng 4 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh B xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 03/2024/TLPT- KDTM ngày 29 tháng 01 năm 2024 về việc
“Tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa ”
Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM-ST ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thị xã P bị kháng cáo
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 04/2024/QĐ-PT ngày 15 tháng 3 năm 2024, giữa các đương sự:
1 Nguyên đơn: Công ty TNHH H; Địa chỉ: phường L, thành phố T, Thành phố H
Người đại diện theo pháp luật: Ông Lưu Duy H – Chủ tịch công ty (Vắng mặt)
Người đại diện theo ủy quyền: Bà Nguyễn Thị Mỹ D, sinh năm 1970; Địa chỉ:
phường L, thành phố T, Thành phố H (Có mặt)
2 Bị đơn: Công ty Cổ phần B P; Địa chỉ: khu phố P, phường T, thị xã P, tỉnh B
Người đại diện theo pháp luật: Ông Tô Công H1 – Tổng Giám đốc (Vắng mặt)
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Lã Văn H2, sinh năm 1951; Địa chỉ: Số phường T, Quận M, Thành phố H (có mặt)
Trang 74 Người kháng cáo: Công ty Cổ phần B P là bị đơn.
NỘI DUNG VỤ ÁN
1 Theo đơn khởi kiện và các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng như trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm, nguyên đơn Công ty TNHH H trình bày:
Ngày 02/01/2022, Công ty TNHH H (sau đây gọi tắt là Công ty H) và Công ty Cổ phần B P (sau đây gọi là Công ty B P) ký kết Hợp đồng nguyên tắc số 01/HĐMBXM/2022 về mua bán xi măng
sá Supreme Flow Tính đến ngày 16/7/2022, Công ty B P còn nợ Công ty H số tiền 3.425.807.345 đồng và số tiền lãi phát sinh do vi phạm hợp đồng là 130.665.696 đồng
Từ ngày 05/8/2022 đến ngày 18/01/2023, Công ty B P đã thanh toán cho Công ty H số tiền 350.000.000 đồng, nợ gốc còn lại đến ngày 19/01/2023 là 3.075.807.345 đồng, lãi chậm thanh toán từ tháng 8/2022 đến ngày 30/6/2023 là 748.001.028 đồng, Công ty H đã nhiều lần yêu cầu nhưng Công ty B P không thanh toán
Vì vậy, Công ty H yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty B P thanh toán số tiền 3.949.301.311 đồng, trong đó tiền nợ gốc là 3.075.807.345 đồng và tiền lãi phát sinh do vi phạm hợp đồng theo lãi suất hai bên đã thỏa thuận trong Hợp đồng tính đến ngày 06/9/2023 là 873.493.966 đồng (0.06%/ngày)
2 Trong quá trình tham gia tố tụng, ông Tô Công H1 là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn
là Công ty Cổ phần B P trình bày:
Công ty B P xác nhận có mua xi măng sá Supreme Flow của Công ty H theo Hợp đồng nguyên tắc số 01/HĐMBXM/2022 ngày 02/01/2022 Hiện nay, Công ty B P còn nợ Công ty H số tiền 2.691.221.145 đồng do đã thanh toán một phần nợ, cụ thể:
- Ngày 05/08/2022, Công ty B P đã thanh toán 200.000.000 đồng;
- Ngày 18/08/2022, Công ty B P tiếp tục thanh toán 100.000.000 đồng;
- Ngày 18/01/2023, Công ty B P thanh toán 50.000.000 đồng
Theo thỏa thuận thì Công ty B P được hưởng tiền chiết khấu là 40.000 đồng/tấn x 9.614,65 tấn = 384.586.000 đồng; Công ty H đã chuyển số tiền 175.419.200 đồng cho Công ty B P thông qua tài khoản ngân hàng ngoại thương (Vietcombank) của ông Tô Công H1 – Giám đốc Công ty B P Số còn lại Công ty H chưa trả
Về thỏa thuận chiết khấu hai bên công ty chỉ thỏa thuận bằng miệng, không thể hiện bằng văn bản Vì vậy, Công ty B P chỉ đồng ý trả số tiền nợ gốc là 2.691.221.145 đồng
Công ty B P không đồng ý trả lãi 0,06%/ngày cho Công ty H Đề nghị Tòa án xem xét số tiền Công ty H đã khởi kiện và tính lãi theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự
3 Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM-ST ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thị xã P đã tuyên như sau:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH H với Công ty Cổ phần B P về việc
“Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”
Buộc Công ty Cổ phần B P có nghĩa vụ thanh toán cho Công ty TNHH H số tiền 3.604.721.300đồng (Ba tỷ, sáu trăm lẻ bốn triệu, bảy trăm hai mươi mốt nghìn, ba trăm đồng) Trong đó, nợ gốc là 3.075.807.300đồng (Ba tỷ, bảy mươi lăm triệu, tám trăm lẻ bảy nghìn, ba
Trang 8trăm đồng) và tiền lãi chậm thanh toán là 528.914.000đồng (Năm trăm hai mươi tám triệu, chín trăm mười bốn nghìn đồng)
Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành xong các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự tương ứng với thời gian chưa thi hành án
Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH H về việc yêu cầu Công ty Cổ phần B P thanh toán số tiền lãi chậm trả là 344.580.000đồng (Ba trăm bốn mươi bốn triệu, năm trăm tám mươi nghìn đồng)
Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí sơ thẩm, quyền kháng cáo và thời hạn kháng cáo
4 Ngày 22/9/2023, Tòa án nhân dân thị xã P nhận được đơn kháng cáo của Công ty Cổ phần B P kháng cáo Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM-ST ngày 06/9/2023 của Tòa án nhân thị xã P theo hướng chỉ chấp nhận trả cho Công ty TNHH H số tiền 2.866.640.345 đồng
Tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự không cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới, không thỏa thuận được với nhau về vấn đề tranh chấp Công ty Cổ phần B P vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, Công ty TNHH H vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện
5 Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh B:
Trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến khi đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty Cổ phần
B P Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM-ST ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thị xã P
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa;
Về áp dụng pháp luật tố tụng:
[1] Đơn kháng cáo của Công ty Cổ phần B P nộp trong thời hạn luật định, phù hợp với quy định tại các điều 271, 272, 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự và Công ty Cổ phần B P đã nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định tại Điều 276 của Bộ luật Tố tụng dân sự nên hợp lệ
[2] Công ty TNHH H khởi kiện Công ty Cổ phần B P để yêu cầu thanh toán tiền nợ mua bán xi măng và tiền lãi suất do chậm thanh toán Quan hệ pháp luật được xác định là “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” Công ty Cổ phần B P là bị đơn, có trụ sở tại thị xã P nên Tòa án nhân dân thị xã P thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm là đúng quy định tại khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35 và điểm b khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự
[3] Ông Lưu Duy H vắng mặt nhưng ông Hiệu đã ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Mỹ D và bà D
có mặt Ông Tô Công H1 vắng mặt nhưng ông H1 đã ủy quyền cho ông Lã Văn H2 và ông H2 có mặt Vì vậy, phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt ông H, ông H1 là đúng quy định tại Điều 228, Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự
Trang 9Về nội dung:
[4] Công ty TNHH H (Công ty H) và Công ty Cổ phần B P (Công ty B P) ký kết Hợp đồng mua bán xi măng số 01/HĐMBXM/2022 ngày 02/01/2022 về việc thỏa thuận mua bán mặt hàng Xi măng xá Supreme Flow dùng trong xây dựng Việc ký kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, hình thức và nội dung hợp đồng tuân thủ đúng quy định của pháp luật nên có hiệu lực Căn cứ Biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ tháng 6 năm 2022 (bút lục 35) giữa Công ty H và Công ty B
P xác định tính đến hết ngày 30/6/2022, Công ty B P còn nợ Công ty H số tiền 3.625.807.345 đồng
Theo Văn bản số 09/07/23CV.Cty ngày 01/7/2023 của Công ty H gửi Toà án nhân dân thị xã P xác định trong tháng 7/2022 Công ty B P đã thanh toán 200.000.000 đồng, cụ thể: Ngày 08/7/2022, thanh toán số tiền 100.000.000 đồng;
ngày 15/7/2022, thanh toán số tiền 100.000.000 đồng Tháng 08/2022 thanh toán 300.000.000 đồng, cụ thể như sau: Ngày 05/8/2022, thanh toán 200.000.000 đồng;
ngày 18/8/2022, thanh toán 100.000.000 đồng Ngày 18/01/2023 thanh toán 50.000.000 đồng Tổng cộng số tiền mà Công ty B P đã thanh toán cho Công ty H là 550.000.000 đồng Công ty B
P còn nợ Công ty H tính đến ngày 19/01/2023 là 3.625.807.345 đồng - 550.000.000 đồng = 3.075.807.345 đồng Công ty H yêu cầu Toà án giải quyết buộc Công ty B P thanh toán toàn bộ
số tiền nợ gốc 3.075.807.345 đồng và tiền lãi do chậm thanh toán tính từ tháng 07/2022 đến khi xét xử theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong hợp đồng là 0,06%/ngày
Tại bản tự khai ngày 21/02/2023 của ông Lã Văn H2 là người đại diện theo uỷ quyền của Công
ty B P (bút lục 100) xác định số tiền đã thanh toán như Công ty H trình bày Tuy nhiên, giữa hai bên có thoả thuận về chiết khấu là 9.614,65 tấn x 40.000đ/tấn = 384.586.000 đồng Công ty H mới chuyển khoản cho ông Tô Công H1 là người đại diện theo pháp luật của Công ty B P số tiền 175.419.200 đồng, còn thiếu số tiền 209.116.800 đồng Vì vậy, Công ty B P xác định chỉ còn nợ Công ty H là 3.075.807.345 đồng - 209.116.800 đồng = 2.866.640.545 đồng
Tại các phiên làm việc, người đại diện theo uỷ quyền của Công ty B P cho rằng việc thoả thuận
về chiết khấu giữa hai bên chỉ nói miệng, không được lập thành văn bản, còn người đại diện theo
ủy quyền của Công ty H không thừa nhận có chiết khấu và không đồng ý khấu trừ chi phí chiết khấu như trình bày của Công ty B P Xét nội dung Hợp đồng mua bán xi măng số 01/HĐMBXM/2022 đã ký kết giữa Công ty H và Công ty B P không có thoả thuận về nội dung chiết khấu nên không có cơ sở xem xét yêu cầu khấu trừ tiền chiết khấu như đề nghị của Công ty
B P Vì vậy, đủ cơ sở để xác định Công ty B P nợ tiền mua xi măng của Công ty H tính đến ngày 19/01/2023 là 3.075.807.345 đồng
[5] Về yêu cầu của Công ty H tính lãi suất chậm thanh toán thì thấy: Tại Điều 4 Hợp đồng mua bán xi măng số 01/HĐMBXM/2022 ngày 02/01/2022 các bên thoả thuận thời hạn thanh toán trong vòng 60 ngày tính từ ngày xuất hoá đơn, hạn mức tín dụng là 3.800.000.000 đồng Căn cứ các hoá đơn giá trị gia tăng do Công ty H cung cấp xác định hoá đơn cuối cùng xuất ngày 27/6/2022 Trong tháng 7 và tháng 8 năm 2022 Công ty B P thanh toán được 500.000.000 đồng tiền hàng; đến ngày 18/01/2023 thanh toán được 50.000.000 đồng và không tiếp tục thanh toán Như vậy, Công ty B P vi phạm hợp đồng đã ký kết về thời hạn thanh toán theo thoả thuận
Mức lãi suất chậm thanh toán mà Công ty B P và Công ty H thỏa thuận trong hợp đồng là 0,06%/ngày tương ứng với 21,6%/năm
Theo các biên bản xác minh ngày 16/8/2023 của Toà án nhân dân thị xã P tại Ngân hàng N thì mức lãi suất nợ quá hạn là 14,25%/năm; tại Ngân hàng TMCP K là 20,1%/năm, tại Ngân hàng
Trang 10TMCP Đ là 15% Như vậy, mức lãi suất bình quân áp dụng là 16,45%/năm là thấp hơn mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào lãi suất quá hạn trung bình của 03 ngân hàng này để không chấp nhận mức lãi suất mà Công ty H và Công ty B P thỏa thuận tại Điều 4 Hợp đồng mua bán hàng hóa mà tính lãi suất theo mức lãi suất quá hạn trung bình của 03 ngân hàng là có căn cứ và phù hợp với Điều 306 của Luật thương mại
và đã được hướng dẫn tại Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao Vì vậy, Công ty B P kháng cáo cho rằng lãi suất mà Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng để buộc Công ty B P phải trả cho Công ty H không phù hợp với quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự là không có căn cứ để chấp nhận Tiền lãi được tính cụ thể như sau:
- Từ ngày 27/8/2022 đến ngày 17/01/2023 là 143 ngày, tiền lãi chậm thanh toán là: 3.125.807.345 đồng x (16,45% : 360) x 143 ngày = 204.249.803 đồng (làm tròn);
- Từ ngày 18/01/2023 đến ngày 06/9/2023 là 231 ngày, lãi suất chậm trả được tính là: 3.075.807.345 đồng x (16,45% : 360) x 231 ngày = 324.664.281 đồng;
Tổng số tiền lãi chậm thanh toán mà Công ty B P phải thanh toán cho Công ty H là: 204.249.803 đồng + 324.664.281 đồng = 528.914.084 đồng
Như vậy, tổng số tiền mà Công ty B P phải thanh toán cho Công ty H tổng số tiền 3.604.721.429 đồng; trong đó, nợ gốc là 3.075.807.345 đồng, tiền lãi chậm thanh toán là 528.914.084 đồng [6] Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm:
Công ty H phải nộp án phí có giá ngạch trên giá trị phần tiền lãi chậm trả không được Toà án chấp nhận là 873.493.966 đồng - 528.914.084 đồng = 344.579.882 đồng Án phí được tính: 344.579.882 đồng x 5% = 17.229.000 đồng (làm tròn);
Công ty B P phải nộp án phí có giá ngạch tính trên số tiền phải thanh toán cho Công ty H là 3.604.721.429 đồng Án phí được tính: 72.000.000đồng + (1.604.721.429 đồng x 2%) = 104.094.000 đồng (làm tròn)
[7] Từ những phân tích, nhận định trên và theo đề nghị của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty B P Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM-ST ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thị xã P
[8] Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Kháng cáo của Công ty Cổ phần B P không được chấp nhận nên Công ty Cổ phần B P phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm là 2.000.000 đồng
Vì các lẽ trên;
QUYẾT ĐỊNH
Áp dụng khoản 2 Điều 308; khoản 2 Điều 148 và các Điều 30, 35, 40, 228, 296, của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005; các Điều 26, 27, 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí,
lệ phí Toà án
Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty Cổ phần B P Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 05/2023/KDTM-ST ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thị
xã P