Chuyên Đề sử 8. Sử dụng Đồ dùng trực quan trong môn lịch sử và địa lý lớp 8 Chuyên Đề sử 8. Sử dụng Đồ dùng trực quan trong môn lịch sử và địa lý lớp 8 Chuyên Đề sử 8. Sử dụng Đồ dùng trực quan trong môn lịch sử và địa lý lớp 8 Chuyên Đề sử 8. Sử dụng Đồ dùng trực quan trong môn lịch sử và địa lý lớp 8
Trang 1Trường PTDTBT TH&THCS Sơn Phú
Tổ Khoa học Xã hội
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHUYÊN ĐỀ MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2024 - 2025
1 Tên chuyên đề.
“Một số phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan gây hứng thú
trong giảng dạy môn Lịch Sử 8, trường PTDBT TH&THCS Sơn Phú”
2 Lý do xây dựng chuyên đề.
“Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh - Lịch sử Việt Nam)
Lịch sử là một môn học giúp chúng ta hiểu rõ về nguồn cội, là gốc rễ của một dân tộc Học lịch sử để hiểu về những đóng góp, hi sinh mà ông cha ta đã phải trải qua để xây dựng đất nước được như ngày hôm nay. Dân tộc Việt Nam
ta có một nền văn hiến lâu đời và đáng tự hào Thế hệ thanh niên, học sinh trong thời đại mới, phải có nhiệm vụ tìm hiểu quá trình dựng nước và giữ nước đầy oai hùng của ông cha Từ đó rèn luyện tri thức, phấn đấu trở thành công dân tốt, đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước, thừa kế tinh hoa dân tộc đúc kết từ hàng năm
Việc giảng dạy bộ môn lịch sử với những kiến thức thiết thực, được xây dựng thành hệ thống khoa học, giúp cho học sinh học tập được dễ dàng Tuy nhiên, do đặc thù môn lịch sử nhiều sự kiện, ngày tháng, đòi hỏi một khối lượng lớn kiến thức, nên vô hình dung tạo tâm lý sợ học sử, ngại học sử trong học sinh, việc học và phải nhớ những kiến thức lịch sử luôn được coi như một thử thách lớn
Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm và thu hút ngày càng nhiều học sinh yêu thích bộ môn lịch sử, tôi xin đưa ra một vài phương pháp sử dụng đồ dùng
Trang 2trực quan vào giảng dạy môn Lịch Sử lớp 8, trường trường PTDBT TH&THCS Sơn Phú nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
3 Phạm vi của chuyên đề.
- Học sinh khối 8 trường PTDBT TH&THCS Sơn Phú
4 Nội dung chuyên đề.
- Kết quả khảo sát hứng thú học tập bộ môn Lịch Sử của HS trước khi thực hiện chuyên đề:
Tổng số
HS
Số HS hứng thú
Tỉ lệ
%
Số HS không hứng thú
Tỉ lệ
%
- Với kết quả khảo sát cho thấy số lượng học sinh hứng thú với bộ môn Lịch Sử
8 ở mức thấp, tôi nghiên cứu mạnh dạn áp dụng một số phương pháp sau để nâng cao tỉ lệ hứng thú học tập bộ môn Lịch Sử, cải thiện chất lượng giáo dục cho các em học sinh:
+ Phương pháp sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa
+ Phương pháp sử dụng ảnh chân dung các nhân vật lịch sử
+ Phương pháp sử dụng lược đồ, sơ đồ
+ Phương pháp sử dụng video phim tài liệu lịch sử
5 Tổ chức thực hiện chuyên đề.
5.1 Phương pháp sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa.
- Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực
- Hiện nay kênh hình trong sách giáo khoa tương đối đầy đủ, do vậy việc sử dụng tranh ảnh để giới thiệu và khắc sâu bài học lịch sử, phát huy tính tích cực, sang tạo của học sinh là hiệu quả nhất Hình ảnh trong sách giáo khoa có ý nghĩa
Trang 3to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm mà
có tác dụng giáo dục tư duy bộ môn của học sinh
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp hướng dẫn các em quan sát các tranh ảnh in trong sách giáo khoa Do học sinh thích xem tranh lịch sử nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh phục vụ cho bài học Để sử dụng có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn gợi mở giúp học sinh tự tìm ra nội dung bức tranh, sau
đó giáo viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu nội dung bức tranh đầy đủ, toàn diện, sâu sắc hơn
* Ví dụ:
-Ví dụ 1: Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ VIII.
Mục 1 Tình hình nước Pháp trước cách mạng GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng GV cho học sinh quan sát Hình 2.1 (SGK- 12)
GV đặt câu hỏi:
- Hãy mô tả lại nội dung của hình 2.1 Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng?
- Nhận xét tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng?
HS sẽ mô tả lại nội dung bức tranh và nhận xét ý nghĩa được truyền tải (có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ)
Trang 4GV khái quát lại nội dung và ý nghĩa: Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng tư sản:
+ Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải cõng trên lưng mình hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh Đó chính là hình tượng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng
+ Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có
vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn mỡ, ăn mặc thì màu mè, diêm dúa và cự kỳ quý phái
+ Trong túi quần và túi áo của tăng lữ, quý tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được
+ Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của người nông dân còng xuống, tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt Đây chính là biểu hiện cho công cụ sản xuất thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nền nông nghiệp của Pháp trước cách mạng
+ Dưới chân người nông dân là những con vật thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ… sản phẩm làm ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại
=> Chế độ đẳng cấp của Pháp đè nặng lên đôi vai của người nông dân
- Ví dụ 2: Bài 9 Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII Mục 2 Tình hình văn hoá trong các thế kỉ XVI – XVIII Phần c Nghệ
thuật dân gian GV cho HS quan sát Hình 9.4 Tượng Phật bà quan âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)
GV giới thiệu cho học sinh quan sát Hình 9.4 (Sgk- 43)
Trang 5GV đặt câu hỏi:
- Hãy mô tả lại nội dung của Hình 9.4 Tượng Phật bà quan âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)?
- Nhận xét giá trị của bức tượng Tượng Phật bà quan âm nghìn mắt, nghìn tay ở chùa
Bút Tháp (Bắc Ninh)?
HS sẽ mô tả lại nội dung và nhận xét giá trị của bức tượng (có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ)
GV khái quát lại nội dung và giá trị:
+ Tượng Phật Bà quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp là bức tượng gỗ, chia làm 4 phần: Tượng, đài sen, bệ và vành cánh tay phụ phía sau
+ Tượng Phật Bà quan âm được đánh giá là tác phẩm kiệt tác độc nhất vô nhị về nghệ thuật tạc tượng, mỹ thuật tạo hình và điêu khắc gỗ thế kỷ XVII còn bảo lưu nguyên vẹn đến ngày nay. Không chỉ vậy pho tượng còn có giá trị về mặt tâm linh, với ý nghĩa Phật nghìn tay, nghìn mắt để có thể lắng nghe, thấu hiểu mọi nỗi khổ đau của chúng sinh; che chở, giúp đỡ họ trên con đường đời đầy gian
Trang 6lao, vất vả Điều đó cũng là thể hiện giáo lý nhân văn, bác ái của Phật giáo truyền thống Tượng Phật Bà quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp là một tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ có giá trị nghệ thuật cao của Việt Nam
5.2 Phương pháp sử dụng ảnh chân dung nhân vật lịch sử.
- Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, các nhà cách mạng,… giáo viên dùng để giảng dạy nhằm tăng cường và cụ thể hoá về hình ảnh cũng như đặc điểm, tính cách, tài đức của nhân vật lịch sử Khi sử dụng, giáo viên không nên miêu tả quá nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu tập trung làm nổi bật các nét tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật để học sinh hiểu về nhân vật một cách trọn vẹn và sâu sắc
* Ví dụ:
Ví dụ 1: Bài 11 Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX
và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Mục 2 Những hoạt động chính của C.Mác và Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học GV cho học sinh quan sát chân dung của 2 vị C.Mác và Ăng-ghen GV đặt câu hỏi:
- Em có hiểu biết gì về C.Mác và Ăng-ghen?
HS quan sát chân dung và trả lời câu hỏi Học sinh khác nhận xét, bổ sung
Ăng-ghen (1820-1895) C.Mác (1818 – 1883)
Trang 7GV kết luận, chốt kiến thức:
+ C.Mác (1818 – 1883) sinh ra trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ
Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh và sớm có khuynh hướng các mạng nên bị trục xuất khỏi Đức, ông sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào công nhân
+ Ăng-ghen (1820-1895) sinh ra trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men, do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên sớm căm ghét họ
+ Từ cuối những năm 40 của thế kỉ XIX, C.Mác và Ăng-ghen dần trở thành lãnh
tụ của phong trào công nhân Tên tuổi của C.Mác cùng với Ăng-ghen mãi mãi
đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ
Ví dụ 2: Bài 13 Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ VXIII – XIX.
Mục Hoạt động 1: Mở đầu, GV cho HS quan sát chân dung của các nhà khoa học:
I Niu-tơn (1643-1727) S Đác- uyn (1890 – 1882)
GV đặt câu hỏi:
Trang 8- Em hãy nêu tên của các nhà khoa học? Họ đã đã có phát minh vĩ đại gì? Trong lĩnh vực nào?
HS suy nghĩ trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
GV khái quát, kết luận kiến thức
+ Niu-tơn (1643-1727) có phát minh vĩ đại về Thuyết Vạn vật hấp dẫn trong lĩnh vực Vật Lý
+ S Đác- uyn (1890 – 1882) có phát minh vĩ đại về Thuyết tiến hoá trong lĩnh vực Sinh học
+ Những thành tựu về khoa học vĩ đại trên đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức con người về vạn vật hấp dẫn, tiến hoá,…đặt nền móng cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại trong kĩ thuật và công nghiệp
5.3 Phương pháp sử dụng lược đồ, sơ đồ.
- Lược đồ, sơ đồ là những đồ dùng trực quan quy ước không thể thiếu được trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử lớp 8 nói riêng Nhờ có những đồ dùng trực quan này mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lý, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử
- Lược đồ lịch sử nhằm giúp các em học sinh xác định được địa điểm, diễn biến của các sự kiện trong một thời gian và không gian nhất định Lược đồ có những
kí hiệu về biên giới các vùng đất, quốc gia, các căn cứ, địa điểm nơi tấn công, nơi rút quân để học sinh tư duy, nhận xét về mục đích, chiến lược của các thủ lĩnh, thấy rõ sự thành công hay thất bại của một trận chiến
- Sơ đồ lịch sử là một công cụ trực quan, sinh động giúp các em hệ thống hóa kiến thức lịch sử một cách logic và khoa học Thay vì ghi chép thụ động những dòng chữ dài dằng dặc, giáo viên sẽ sử dụng sơ đồ với hình ảnh, màu sắc, đường nét để thể hiện mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật, thời gian, địa điểm… một cách trực quan, dễ nhớ Có hai loại sơ đồ dễ sử dụng và thiết kế: Sơ đồ mũi tên
và sơ đồ tư duy
* Ví dụ:
Trang 9Ví dụ 1: Bài 8 Phong trào Tây Sơn Mục 2 Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn.
GV thiết kế sơ đồ Diễn biến chính của phong trào Tây Sơn theo kiểu sơ đồ mũi tên để khái quát về diễn biến chính của phong trào
HS quan sát sơ đồ, GV đặt câu hỏi:
- Hãy trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn theo sơ đồ mũi tên?
HS trình bày đồng thời tự khắc sâu các mốc thời gian và sự kiện của phong trào
Ví dụ 2: Bài 12 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Mục 3 Hoạt động Luyện tập GV đưa ra bài tập:
- Hãy thiết kế sơ đồ tư duy tóm tắt lại Chiến tranh thế giới thứ nhất với từ khoá “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)”
- HS thiết kế bản đồ tư duy theo nhóm, trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau
GV chiếu bản đồ tư duy đã chuẩn bị để chuẩn kiến thức, HS chỉnh sửa cho bài của nhóm mình
Trang 105.3 Phương pháp sử dụng video phim tài liệu lịch sử
- Phim tài liệu dùng trong bộ môn dạy học lịch sử có 2 nguồn: trang cấp của bộ giáo dục và do cá nhân giáo viên sưu tầm
- Sử dụng phim tài liệu trong dạy học lịch sử có ưu thế lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, tái tạo lại bức tranh trong quá khứ đầy sinh động Khi sử dụng phim tài liệu trong dạy học Lịch sử, học sinh được tiếp cận với các chứng cứ của quá khứ, được cung cấp sự kiện cụ thể, chính xác và giàu hình ảnh, tìm hiểu được nhiều thông tin đa chiều qua các đoạn phim, qua đó các em hình dung được bức tranh quá khứ như nó đã từng tồn tại, học sinh được mở mang kiến thức và hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử
- Sử dụng phim tài liệu trong dạy học lịch sử giúp rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, tưởng tượng, tư duy, qua đó phát triển năng lực nhận xét, phân tích, đánh giá về sự kiện, hiện tượng, vai trò của nhân vật lịch sử
- Tuy nhiên, đối với các phim tài liệu sưu tầm thì giáo viên cần chọn lọc kĩ càng
từ các trang web chính thống của nhà nước, tránh lấy các phim tài liệu từ các nguồn không đáng tin cậy và chú ý thời lượng sử dụng không quá 3 phút cho mỗi video
Trang 11* Ví dụ:
Ví dụ 1 Bài 8: Phong trào Tây Sơn
Mục 2 Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn Ý b Đánh tan quân Xiêm xâm lược Sau khi cho HS tìm hiểu xong phần diễn biến trận Rạch gầm – Xoài Mút, GV chiếu lại video Phim tài liệu về cuộc đại phá quân Thanh xâm lược (trang cấp)
GV đặt câu hỏi:
- Bằng trí nhớ của em, hãy mô tả lại diễn biến trận Rạch gầm – Xoài Mút mà em vừa xem ở video phim tào liệu?
- HS kể lại bằng trí nhớ của bản thân, HS khác nhận xét bổ sung câu trả lời
- GV khái quát lại diễn biến thêm một lần nữa để khắc sâu kiến thức cho HS
Ví dụ 2 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Mục 2 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Ý a Nguyên nhân và diễn biến chính Sau khi cho HS tìm hiểu xong phần diễn biến chính, GV chiếu video phim tài liệu Cách mạng tháng Mười Nga – Cuộc cách mạng rung chuyển thế giới watch/?v=317316535754181 đoạn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 (sưu tầm)
GV đặt câu hỏi:
- Em cảm nhận như thế nào về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga trong video tài liệu vừa xem?
- HS trả lời câu hỏi (mỗi HS có cảm nhận riêng về đoạn video)
- GV khái quát câu trả lời: Đoạn video tài liệu về Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cho ta thấy không khí sục sôi, rộn rã của các giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị cho cuộc đấu tranh vũ trang, thấy được Lê-nin vĩ đại phát biểu giữa biển người cùng chung ý chí chiến đấu với những thắng lợi to lớn làm rung chuyển thế giới
Trang 126 Dự kiến kết quả đạt được.
- Đối với học sinh
+ Bảng kết quả khảo sát nâng cao hứng thú học tập bộ môn Lịch Sử sau khi áp dụng các phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan:
Tổng số
HS
Số HS hứng thú
Tỉ lệ
%
Số HS không hứng thú
Tỉ lệ
%
+ Sau khi áp dụng chuyên đề, các em học sinh khối 8 đã hứng thú, tích cực và chủ động hơn với nội dung học tập của bộ môn Lịch Sử Các phương pháp học tập bằng đồ dung trực quan đã thu hút các em học sinh say mê học tập, nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt kiến thức, hình thành thói quen làm việc độc lập, tư chủ, đáp ứng nhu cầu đổi mới của Bộ giáo dục
- Đối với giáo viên:
+ Biết sử dụng phương tiện, đồ dùng dạy học đặc biệt là tranh ảnh, chân dung,
sơ đồ, lược đồ, video phù hợp với nội dung kiến thức, mục tiêu bài học
+ Nâng cao tay nghề trong việc sử dụng đồ dùng trực quan vào các tiết dạy trong các môn học nói chung và môn Lịch Sử nói riêng
7 Kiến nghị, đề xuất
- Đối với nhà trường:
+ Thường xuyên tổ chức các chuyên đề giúp giáo viên dạy bộ môn Lịch Sử có thể trau dồi năng lực để các tiết dạy đạt chất lượng hơn
+ Tạo điều kiện về cơ sở vật chất tốt hơn nữa về đồ dung dạy học để việc dạy học bộ môn Lịch Sử ngày càng hiệu quả, đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện tại