Trong cuốn “ Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt ”, tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm về hiện tượng này như sau: “Những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nha
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện: Vi Thị Huyền (Nhóm trưởng)- 715601176, Đỗ Thị
Thiên Hương- 715601165, Đỗ Ngọc Huyền-
715601179, Phạm Thị Huệ - 715601161
Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Thị Hồng Ngân
Trang 2NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Về đề tài:
Của sinh viên:
Lớp Khóa
1 Về nội dung báo cáo: 2 Về hình thức báo cáo: 3 Về thái độ làm việc của sinh viên: 4 Những nhận xét (đề nghị) khác:
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Trang 35 Cấu trúc của bài nghiên cứu khoa học 7
1 Khái niệm đồng âm 10
1.1 Phân loại các đơn vị đồng âm 12
1.2 Các loại đồng âm 12
1.2.1 Đồng âm ngẫu nhiên 13
1.2.2 Đồng âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở 13
1.3 Hiện tượng đồng âm trong tiếng việt 13
1.3.1 Phân loại hiện tượng đồng âm từ tiêu chí nguồn gốc 14 1.3.2 Phân loại hiện tượng đồng âm từ góc độ các đơn vị ngôn ngữ 16 1.4 Từ ngữ đồng âm 18
Trang 41.4.1 Hiện tượng gần âm gần nghĩa 19
1.4.2 Nghệ thuật chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm 21
1.5 Giá trị của từ đồng âm 23
Tiểu kết chương 1 25
CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT CÁC MV CA NHẠC SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG
ÂM……….
2.1 Khảo sát các MV ca nhạc sử dụng từ đồng âm………
2.1 Đặc điểm các hiện tượng đồng âm trên phương diện nguồn gốc………
2.1.1 Khái quát về kết quả khảo sát………
2.1.2 Đồng âm giữa các đơn vị ngôn ngữ thuần Việt ………
2.2 Đặc điểm các hiện tượng đồng âm trên phương diện ngữ nghĩa ……….
2.2.1 Khái quát kết quả khảo sát ……….
2.2.2 Đồng âm ngẫu nhiên ………
2.2.3 Đồng âm ít nhiều có cơ sở, căn cứ về nghĩa………
2.3 Đặc điểm các hiện tượng đồng âm từ góc độ đơn vị ngôn ngữ ………
2.3.1 Khái quát kết quả khảo sát ……….
2.3.2 Hiện tượng đồng âm với từ………
2.3.3 Hiện tượng đồng âm với hình vị ……….
2.3.4 Hiện tượng đồng âm với ngữ đồng âm………
2.3.5 Hiện tượng hình vị đồng âm với hình vị ………
Trang 52.3.6 Hiện tượng đồng âm với ngữ ………
2.4 Đặc điểm các loại hiện tượng đồng âm từ góc độ từ loại ………
2.4.1 Hiện tượng đồng âm trong nội bộ một số từ loại ………
2.4.2 Hiện tượng đồng âm khác từ loại ………
Tiểu kết chương 2………
CHƯƠNG 3 : TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM TRONG CÁC
3.1 Vai trò của việc vận dụng từ đồng âm trong các MV ca nhạc 63
3.2 Tác động việc sử dụng từ đồng âm trong các MV ca nhạc của các ca sĩ 65 3.3 Tác động đến giới trẻ 67
Tiểu kết chương 3 68
KẾT LUẬN 69
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ ti ếng Việt của chúng ta giàu đẹp vô cùng Đối với mỗi con người Việt Nam, tiếng Việt không chỉ là một ngôn ngữ để giao tiếp mà còn là chứa đựng hồn cốt của dân tộc Đó là một thứ tiếng giàu và đẹp Sự giàu đẹp của tiếng Việt được thể ở ba mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp Thứ tiếng này còn có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú Các vốn từ ngữ qua các thời kỳ ngày một tăng lên, còn ngữ pháp thì trở nên uyển chuyển Không chỉ vậy, thứ tiếng này có khả năng diễn đạt trọn vẹn tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam Đó là một thứ tiếng không chỉ hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà còn uyển chuyển trong cách đặt câu Nhờ có tiếng Việt con người có thể diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của bản thân một cách trọn vẹn Trong tiếng Việt, hiện tượng sử dụng từ đồng âm trong tiếng Việt là một hiện tượng phổ biến phong phú của tiếng Việt Trong văn học, đặc biệt là văn học dân gian, từ đồng âm được sử dụng rất phổ biến Người xưa thường sử dụng từ đồng âm rất nhiều khi chế thơ với mục đích chủ yếu
Trang 7là chơi chữ Dựa vào hiện tượng đồng âm, chúng ta sẽ tạo ra được các câu nói mang nhiều nghĩa, đem lại sự bất ngờ và thu hút người đọc, người nghe nhiều hơn Có thể nói,
sử dụng từ đồng âm giúp nhấn mạnh nội dung câu, tạo hiệu quả nghệ thuật cao cho sự diễn đạt, tạo sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, hoặc đôi khi là hài hước, châm biếm Ngày nay từ đồng âm đã được các ca sĩ vận dụng nghệ thuật và trong các bài hát của mình một cách sáng tạo riêng, không những thể hiện trình độ am hiểu và huy động ngôn
từ mà còn thể hiện khả năng khái quát hiện thực, suy luận logic của người sử dụng Việc
sử dụng từ đồng âm còn đòi hỏi người tiếp nhận cũng phải tư duy, suy luận để tiếp nhận.
Do đó, hiện tượng sử dụng từ đồng âm còn kích thích tư duy của người nghe mang đến
âm hưởng cho các bài hát một giai điệu ngân vang và lưu luyến đọng lại trong tâm trí của người nghe, thu hút nhiều người cảm thụ âm nhạc Nhằm tìm hiểu về sự sáng tạo độc đáo, am hiểu và điêu luyện của người sáng tác nhạc trong việc vận dụng từ đồng âm cũng như đặc điểm của hiện tượng sử dụng từ đồng âm được các ca sĩ vận dụng trong các MV
ca nhạc hiện nay như thế nào, chúng tôi đã chọn đề tài “ Hiện tượng sử dụng từ đồng âm trong các MV ca nhạc”.
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu về từ đồng âm, sự vận dụng sáng tạo độc đáo của các ca sĩ về từ đồng âm trong các MV ca nhạc, cũng như biết được sự phong phú, đa dạng của từ đồng âm
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Từ đồng âm, hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt, khảo sát các MV ca nhạc hiện nay sử dụng từ đồng âm, tác dụng của việc sử dụng
từ đồng âm đó
4 Phạm vi nghiên cứu
Các hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt, các MV ca nhạc có sử dụng từ đồng âm của các ca sĩ như : Hoàng Thùy Linh, Đen Vâu, Binz,…
5 Cấu trúc của bài nghiên cứu khoa học
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Nội dung của bài nghiên cứu khoa học gồm 3 chương:
Trang 8Chương 1 Cơ sở lí luận
Chương 2 Khảo sát các MV ca nhạc về hiện tượng sử dụng từ đồng âm Chương 3 Tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm trong các MV ca nhạc
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm đồng âm
Ở Việt Nam, chỉ có một số ít công trình có đưa ra khái niệm đồng âm nói chung và khái niệm từ đồng âm nói riêng, chẳng hạn: Trà Ngân Lê Ngọc Vượng quan niệm: “đồng âm nghĩa là đọc giống nhau…, đồng âm tất phải khác nghĩa” Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm cho rằng: “tiếng đồng âm là những tiếng viết giống nhau và đọc đồng một âm như nhau nhưng cái nghĩa thì khác mà không có liên lạc gì với nhau cả” Hữu Quỳnh quan niệm: “từ đồng âm là những từ khác nhau nhưng có vỏ âm thanh giống nhau” Tập thể tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khangcho rằng:
“hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt là hiện tượng đồng nhất về mặt biểu hiện (trùng về
âm thanh), khác nhau về bình diện được biểu hiện (ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp)”
Theo tác giả Đào Duy Anh trong cuốn Hán Việt từ điển giản yếu thì “đồng âm là những tiếng giống nhau”
Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển tiếng Việt đã giải thích từ đồng âm là “những từ
có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng khác nhau về mặt ý nghĩa”
Đồng âm là hiện tượng có tính phổ quát trong ngôn ngữ Trong đó đồng âm trong từ là hiện tượng phổ biến nhất Vì thế, từ trước đến nay, chúng ta vẫn quen với khái niệm từ đồng âm Trong cuốn “ Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt ”, tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm
về hiện tượng này như sau: “Những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa.”
Tập thể tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang cho rằng: “hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt là hiện tượng đồng nhất về mặt biểu hiện (trùng về âm thanh), khác nhau về bình diện được biểu hiện (ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp)” Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan thì cho rằng: “từ đồng là những từ có cùng vỏ âm
Trang 9thanh nhưng nội dung ý nghĩa khác nhau” Bùi Minh Toán quan niệm: “từ đồng âm là những từ có hình thức âm thanh hoàn toàn giống nhau nhưng lại khác hẳn nhau về ý nghĩa và có thể khác nhau cả về các phương diện khác như bản chất ngữ pháp, chức năng trong giao tiếp, sắc thái phong cách”.
(2) chỉ hoạt động (suốt ngày ngồi chát trên máy vi tính)
Vậy “chát” là hai vỏ ngữ âm của hai từ khác nhau Đây cũng là hai từ đồng âm).
Ví dụ:
Đọc các câu sau đây:
a, Ông ngồi câu cá.
b, Đoạn văn này có 5 câu.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ “câu”:
- Bắt cá, tôm, … bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
- Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
Trang 10Trả lời:
Câu (cá): bắt cá, tôm, … bằng móc sắt nhỏ (thuờng có mồi) buộc ở đầu một sợi dây Câu (văn): đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu Hai từ “câu”ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau Những từ như thế được gọi là những từ đồng âm Như thế, về bản chất khái niệm hiện tựơng đồng âm không có nhiều khác biệt rõ rệt Các khái niệm đều hướng tới khẳng định hai đặc điểm về
âm và nghĩa của từ đồng âm: một âm nhưng khác nhau về nghĩa Được coi là những từ đồng âm khi chúng đồng nhất về mặt biểu hiện (bao gồm cả mặt âm thanh lẫn mặt chữ viết), đồng thời khác nhau dù chỉ một trong những thành tố của bình diện được biểu hiện
- đó là ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ Sự khác nhau về ý nghĩa từ vựng được hiểu là sự vắng mặt của các mối liên hệ phái sinh giữa những cái được biểu hiện, nghĩa là trong trạng thái khi một trong các nghĩa của từ này không nằm trong quan hệ phái sinh với một trong các nghĩa của từ kia Sự khác biệt về ý nghĩa từ vựng là cơ sở của hiện tượng đồng âm.Sự khác nhau về ý nghĩa ngữ pháp là sự khác biệt các đặc trưng ngừ pháp có đặc điểm chung của cả lóp từ, đó là sự khác biệt của các ý nghĩa từ loại
1.1 Phân loại các đơn vị đồng âm
Về vấn đề phân loại các đơn vị đồng âm Ở Việt Nam, năm 1971, Nguyễn Thiện Giáp đã phân từ đồng âm trong tiếng Việt thành hai loại : Là những từ đồng âm hoàn toàn và từ đồng âm bộ phận (từ đơn đồng âm với bộ phận của từ đa tiết, bộ phận từ đa âm tiết đồng
âm với bộ phận của từ đa âm tiết)
Đinh Văn Đức chia từ đồng âm thành hai loại: đồng âm ngữ pháp và đồng âm ngẫu nhiên Nhữ Thành đưa ra các khả năng có thể tạo nên hiện tượng đồng âm là: âm tiết phiên âm đồng âm với âm tiết tự do, âm tiết phiên âm đồng âm với âm tiết Hán việt, âm tiết phiên âm đồng âm với âm tiết láy âm… và cho rằng: âm tiết tự do đồng âm với âm tiết tự do xuất hiện nhiều nhất
Nguyễn Văn Tu lại căn cứ vào “chỗ khác nhau về nghĩa từ vựng và phạm trù ngữ pháp của các từ đồng âm” chia từ đồng âm thành hai kiểu: ( ) 1 Từ đồng âm từ vựng (cùng từ loại, khác nhau về ý nghĩa từ vựng) và ( ) 2 từ đồng âm từ vựng – ngữ pháp (những từ đồng âm với nhau cả về ngữ pháp lẫn nghĩa từ vựng)
Trang 11Trong đó loại đồng âm từ vựng gồm hai tiểu loại là đồng âm hoàn toàn như: cất (cất sách đi), cất (cất rượu), cất (cất hàng), cất (cất vó) và đồng âm không hoàn toàn như: chảy
(chảy nước mắt), trảy (trảy quả) Loại đồng âm từ vựng – ngữ pháp cũng bao gồm hai tiểu loại là: loại đơn giản (chỉ có hai từ loại với nhau) kiểu như: bào (đgt) – bào (dt); về (giới từ) – về (về nhà) Loại phức tạp (gồm nhiều từ loại khác nhau) như: dầu (liên từ) –
dầu (dt) – giầu (tt) – rầu (tt)”
Phan Ngọc thì chia từ đồng âm thành 06 loại là: ( ) thuần Việt đồng âm với thuần Việt, 1 (2) láy âm đồng âm với láy âm, ( ) thuần Việt đồng âm với láy âm, ( ) Hán Việt đồng 3 4
âm với thuần Việt, ( ) Hán Việt đồng âm với láy âm, ( ) Hán Việt đồng âm với Hán Việt 5 6
Từ việc xác lập 06 kiểu từ đồng âm trên, ông lần lượt đi vào khảo sát từng kiểu một và
khẳng định: “Tuy về mặt cấu trúc có thể có 06 kiểu từ đồng âm, nhưng một khi tiếng Việt
đã là đơn tiết, thì chắc chắn hiện tượng đồng âm giữa từ thuần Việt với từ thuần Việt phải là cơ bản nhất, tức là quen thuộc nhất… tần số xuất hiện nhiều nhất, làm cơ sở cho mọi hiện tượng đồng âm khác” (tr 67)
Nguyễn Thiện Giáp chia từ đồng âm thành 02 loại là: ( ) đồng âm giữa từ với từ (là cơ 1
bản nhất), ( ) đồng âm giữa ngữ và cụm từ (là sản phẩm hậu kỳ của quá trình sử dụng 2
ngôn ngữ) với 14 kiểu quan hệ
Tập thể tác giả Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan chia từ đồng âm thành hai loại là
(1) đồng âm hoàn toàn: “là đồng âm giữa hai đồng âm cùng cấp độ Tức là đồng âm
giữa từ với từ hoặc giữa từ tố với từ tố, (2) đồng âm khác bậc: là kiểu đồng âm giữa một
từ tố với một từ độc lập”
Song có lẽ do tiến hành thống kê trong những bộ từ điển được biên soạn đã quá lâu nên
số liệu tới nay đã không còn hoàn toàn chính xác Mặt khác, một số tác giả khi làm thống
kê chưa thật sự triệt để mà chỉ làm điểm một số mục từ rồi dựa vào đó để đoán định nên kết quả là bỏ sót nhiều Hiện tượng đồng âm lí thú của tiếng Việt và khi kiểm tra lại thấy
còn mơ hồ hoặc còn nhiều sai sót Chẳng hạn: Đỗ Hữu Châu cho rằng: “…Hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt xuất hiện khá nhiều ở những từ một âm tiết” Theo kết quả thống kê xử lí mục trong từ điển của ông thì: “…Có tổng cộng 106 âm tiết tương đương với hai từ trở lên và có 164 âm tiết tương đương với một từ Ở các mục từ khác thì tỷ lệ giữa các âm tiết đồng âm và âm tiết một từ cũng xấp xỉ tỷ lệ trên Còn những trường hợp
đồng âm song tiết (02 âm tiết) là cực kỳ hiếm thấy…” (chỉ thấy ông đưa ra có 06 cặp).
Trang 12Từ việc thống kê đó, thử lật lại vấn đề dưới hai góc độ: từ góc độ số lượng âm tiết tham gia cấu tạo nên các loạt đồng âm và từ góc độ từ loại Hi vọng rằng, với một cách làm triệt để sẽ tìm thấy những khám phá mới về hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt hay chí
ít ra cũng kiểm chứng và củng cố được một cách chắc chắn những kết luận đã được một
số tác giả đi trước nêu ra
Về vấn đề phân loại các đơn vị vừa đồng âm vừa đa nghĩa, căn cứ vào tiêu chuẩn: các ý nghĩa của một đơn vị vừa đồng âm vừa đa nghĩa bao chứa/không bao chứa hoàn toàn các
nét nghĩa chúng tôi phân loại các đơn vị vừa đồng âm vừa đa nghĩa thành 02 loại là: (1 Đồng âm đa nghĩa đa nét nghĩa hoàn toàn và 2 đồng âm đa nghĩa đa nét nghĩa không hoàn toàn.)
1.2 Các loại đồng âm
Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng đồng âm có 2 loại: 1.2.1 Đồng âm ngẫu nhiên
Nghĩa là hai hay nhiều từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, giữa chúng không
hề có mối quan hệ nào Chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ:
Trang 12
bay (1) (động từ): chim bay
bay (2) (danh từ): cái bay
bàn (1) (danh từ): cái bàn
bàn (2) (động từ): bàn công việc
đường (1) (danh từ chỉ sự vật): đường đi
đường (2) (danh từ chỉ chất liệu): đường ăn
Trang 13Những từ đồng âm ngẫu nhiên chiếm đa số trong tổng số các từ đồng âm tiếng Việt Đây cũng là loại từ đồng âm điển hình nhất, tiêu biểu nhất.
1.2.2.Đồng âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở
Đó là những từ đồng âm do tách rời nghĩa của một từ nhiều nghĩa ra.
Một nghĩa nào đó của từ nhiều nghĩa, nếu như ta không xác lập được mối quan hệ giữa
nó với các nghĩa khác thì ta coi đó là từ đồng âm.
Ví dụ:
quà (1):món quà (ăn quà)
quà (2):vật tặng người thân (quà tặng)
ăn (1):hoạt động đ a thức ăn vào miệng (ăn cơm) ƣ
ăn (2):trùng khít (mộng ăn, phanh ăn)
đài (1):chỗ đất đắp cao để làm lễ (vũ đài)
đài (2):cơ sở phát thanh (đài phát thanh)
Có thể nói, hiện tượng đồng âm là hiện tượng tới giới hạn của từ nhiều nghĩa Thực chất
là chuyển nghĩa nhưng do sự liên tưởng quá xa, người ta không thể khôi phục được mối
1.3 Hiện tượng đồng âm trong tiếng việt
Tổng quan về hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt :
Là một ngôn ngữ đơn lập điển hình có tiếng/âm tiết - từ một tiếng - hình vị gần như trùng làm một nên từ vựng có nhiều đơn vị đồng âm Theo số liệu thống kê của chúng tôi, trong Từ điển tiếng Việt 2006 hiện có 3691 loạt đồng âm với 8408 đơn vị đồng âm chiếm 21,06 % khối ngữ liệu của Từ điển tiếng Việt 2006
Biểu hiện của bức tranh đồng âm trong tiếng Việt khá phong phú và đa dạng: có cả hình
vị đồng âm như: nhân viên công viên – …, có cả từ phức, từ ghép đồng âm, có cả ngữ đồng âm như: cộng sản nguyên thuỷ (1) và cộng sản nguyên thuỷ (2) … Các đơn vị đồng
Trang 14âm của tiếng Việt bao gồm những cả những đon vị có cấu tạo 01 âm tiết, 02 âm tiết, 03
âm tiết và tối đa là 04 âm tiết, chúng bao gồm cả những đơn vị đồng âm cùng gốc ngữ nghĩa đồng âm khác gốc như: đại biểu (1) và đại biểu (2) ; Các đơn vị đồng âm của tiếng Việt bao gồm những đơn vị có nguồn gốc khác nhau (chủ yếu là gốc Hán, thuần Việt và một số ít gốc Ấn Âu) Chẳng hạn: đảo chính 1 và đảo chính 2 crêp 1 , và crêp 2 ba rọi 1 ,
và ba rọi 2 … Đây sẽ là những cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành phân loại các đơn
vị đồng âm của tiếng Việt từ các tiêu chí: nguồn gốc, số lượng âm tiết tham gia cấu tạo, quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị đồng âm và từ góc độ các đơn vị ngôn ngữ 1.3.1 Phân loại hiện tượng đồng âm từ tiêu chí nguồn gốc
- Những đơn vị đồng âm gốc Hán
Bao gồm cả những đơn vị đồng âm ngẫu nhiên và những đơn vị đồng âm cùng gốc ngữ nghĩa, chiếm số lượng nhiều nhất là những đơn vị có cấu tạo đơn tiết (bao gồm cả từ đơn tiết và hình vị cấu tạo từ), song tiết (từ ghép, từ phức) và một số ít các đơn vị có cấu tạo
03 âm tiết và 04 âm tiết vốn là những ngữ cố định như: tiểu tư sản 1, tiểu tư sản 2 (Từ điển tiếng Việt tr 992) Những đơn vị đồng âm gốc Hán hiện chiếm số lượng đông đảo nhất trong tổng thể từ đồng âm từ vựng Những đơn vị đồng âm gốc Hán một mặt, tương tác với nhau tạo ra những loạt đồng âm thuần chất Những loạt đồng âm thuần chất này thường chứa 02 và 03 đơn vị song nhiều khi lên tới 06 đơn vị Một mặt, thông qua phương thức chuyển loại đối với những đơn vị có cấu tạo song tiết và một số ít là các đơn vị có cấu tạo 04 âm tiết (chủ yếu là chuyển hóa thành hai từ loại và một số ít là chuyển hóa trong nội bộ một từ loại) đã tạo nên một phương thức chuyển loại từ vựng chủ yếu của tiếng Việt , làm tăng thêm vốn từ song tiết cho tiếng Việt Mặt khác, nhữn đơn vị đồng âm gốc Hán còn tương tác với những đơn vị đồng âm thuần Việt và với những đơn vị đồng âm gốc Ấn Âu tạo nên những loạt đồng âm hỗn hợp về nguồn gốc chứa tới 09 đơn vị.
Một đặc trưng dễ nhận biết và nổi bật của những đơn vị Hán Việt nói chung và những đơn vị đồng âm Hán Việt nói riêng là tính trang trọng và tính hàm súc của chúng, thì đại
bộ phận những đơn vị đồng âm Hán Việt đơn tiết thường có số lượng nghĩa nhiều hơn
và khái quát hơn nghĩa của những đơn vị đồng âm Hán Việt đa tiết Ngược lại, nghĩa những đơn vị đồng âm Hán Việt đa tiết lại rõ ràng, cụ thể hơn nghĩa của những đơn vị đồng âm Hán Việt đơn tiết
- Những đơn vị đồng âm thuần Việt
Trang 15Bao gồm cả những đơn vị đồng âm ngẫu nhiên và những đơn vị đồng âm cùng gốc ngữ nghĩa, có số lượng chỉ xếp sau từ đồng âm gốc Hán, phần nhiều là từ đơn tiết, song tiết,
và một số ít là từ có cấu tạo 03 và 04 âm tiết (bao gồm từ phức, từ ghép, từ láy và ngữ cố định) như: có 1 , có 2, có 3, có 4, có 5 (Từ điển tiếng Việt, tr.195); huếch hoác 1 , 2 (Từ điển tiếng Việt, tr.468); nhọ nồi 1, 2 (Từ điển tiếng Việt, tr.721), chan chát 1, 2 (Từ điển tiếng Việt, tr.132), cọc cà cọc cạch 1,2 (Từ điển tiếng Việt, tr.197), những đơn vị đồng
âm thuần Việt cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng thể từ đồng âm từ vựng Những đơn vị đồng âm này một mặt cũng tự mình tạo nên những loạt đồng âm thuần chất Những loạt đồng âm thuần chất này phần lớn thường chứa 02 và 03 đơn vị song nhiều khi lên tới 07 đơn vị như: ve,1,2,3,4,5,6,7 (Từ điển tiếng Việt, tr.1109) Thông qua phương thức chuyển loại của những đơn vị có cấu tạo đơn tiết, song tiết và một số ít là các đơn vị
có cấu tạo 03 và 04 âm tiết (chủ yếu là chuyển hóa thành hai từ loại và một số ít là chuyển hóa trong nội bộ một từ loại), sự chuyển hóa từ loại của những đơn vị đồng âm này cũng đã và đang trở thành một PT CTT quan trọng của tiếng Việt, làm tăng thêm vốn
từ đơn tiết và đa tiết cho tiếng Việt Kết quả khảo sát thống kê cho thấy: đối với những đơn vị đơn tiết, sự chuyển hóa từ loại thường gặp là thành 02 đơn vị khác từ loại song có
khi diễn ra tới 05 từ loại, chẳng hạn như loạt đồng âm thuần Việt có âm đọc là có sau
đây: có 1 (đg), có2 (d), có 3 (t), có 4 (p), có5 (tr) (Từ điển tiếng Việt, tr.195) Đối với những đơn vị đa tiết, sự chuỵển hóa từ loại thường là diễn ra theo kịch bản tự nhân đôi thành 02 đơn vị khác nhau (thường là khác từ loại) và tối đa là phân rã thành 03 đơn vị Một đặc trưng dễ thấy và khá điển hình của những đơn vị đồng âm thuần Việt là tính biểu cảm rất cao của chúng Đặc biệt là khi cừ tượng hình như: tong tong lốp bốp1 san ; ;
sát1,2; sền sệt hơ hớ ; …
- Những đơn vị đồng âm có nguồn gốc Ấn Âu
Bao gồm cả những đơn vị được phiên chuyển thành đơn tiết và đa tiết (thường là song tiết) như: 1 (binary Digit; Từ điển tiếng Việt 2006 tr.70), bít ba2 (bar; Từ điển tiếng Việt
2006 tr.21),… Những đơn vị đồng âm có nguồn gốc Ấn Âu hiện chiếm tỷ lệ ít nhất trong tổng thể từ Chúng xuất hiện cả trong 02 khu vực đồng âm ngẫu nhiên và đồng âm cùng gốc song chỉ ở khu vực đồng âm cùng gốc mới xảy ra hiện tượng đồng âm giữa những đơn vị có chung nguồn gốc Ấn Âu với nhau còn ở khu vực đồng âm khác gốc thì hoặc chỉ xảy ra hiện tượng đồng âm giữa những đơn vị có chung nguồn gốc Ấn Âu với những đơn vị thuần Việt hoặc chỉ xảy ra hiện tượng đồng âm giữa những đơn vị có nguồn gốc
Ấn Âu với những đơn vị đồng âmcó nguồn gốc Ấn Âu ở khu vực ĐÂ cùng gốc như
bonsevich1 logic1 , , cao su1 … lại là những đơn vị đã được du nhập khá lâu vào trong vốn từ từ vựng, được người Việt sử dụng nhiều, cũng như nhiều đơn vị khác trong tiếng Việt, chúng cũng chịu tác động của quy luật chuyển hóa từ loại trong tiếng Việt và xảy ra
Trang 16hiện tượng đồng Chẳng hạn như loại đồng âm cùng gốc có chung âm đọc là logic dưới
đây:
Thí dụ 1: Logic [lô- jíc] cv, lôgic.1
1 Logic học Khoa học nghiên cứu các quy luật và hình thức của tư duy, nghiên cứu sự
suy luận đúng đắn Nghiên cứu logic Logic hình thức
2 Trật tự chặt chẽ, tất yếu giữa các hiện tượng Logic của cuộc sống
3 Sự gắn bó chặt chẽ giữa các ý, các suy luận chặt chẽ Lập luận thiếu logic
1.3.2 Phân loại hiện tượng đồng âm từ góc độ các đơn vị ngôn ngữ
Hiện tượng từ đơn tiết đồng âm với từ đơn tiết
Đây là hiện tượng đồng âm thường gặp nhất do tỷ lệ từ đơn tiết trong tiếng Việt chiếm
đa số so với từ đa tiết và thường là các đơn vị đồng âm ngẫu nhiên (1913 loạt với 4843 đơn vị là các đơn vị đồng âm ngẫu nhiên) Tuy vậy, theo thống kê của chúng tôi, trong các loạt đồng âm đơn tiết thuộc khu vực đồng âm ngẫu nhiên cũng chỉ có 01 loạt duy nhất có chung âm đọc là ban (Từ điển tiếng Việt, tr 28) chứa tối đa là 09 đơn vị đồng
âm Còn ở khu vực đồng âm cùng gốc cũng chỉ có 01 loạt duy nhất có âm đọc là có (Từ
điển tiếng Việt, tr.195) chứa tối đa là 05 đơn vị đồng âm mà thôi
Hiện tượng từ song tiết đồng âm với từ song tiết
Chiếm vị trí thứ yếu sau hiện tượng từ đơn tiết đồng âm với từ đơn tiết, hiện từ song tiết
ĐÂ với từ song tiết cũng là hiện tượng hay gặp trong tiếng Việt
Về số lượng, trong từ điển tiếng Việt 2006 hiện thống kê được 1828 đơn vị đồng âm với
số lượng 894 loạt Trong đó: có 858 loạt chứa 02 đơn vị với số lượng là 1716 đơn vị, có
32 loạt chứa 03 đơn vị với số lượng là 96 đơn vị, có 04 loạt chứa 04 đơn vị với số lượng
là 16 đơn vị Đại bộ phận các đơn vị đồng âm song tiết của từ vựng là những đơn vị đơn nghĩa (1630 đơn vị đơn nghĩa /1828 đơn vị thống kê được, chiếm 89,1%) Chỉ có 198 đon vị đa nghĩa /1828 đơn vị thống kê được, chiếm 10,9% Trong 198 đơn vị đa nghĩa này thì những đơn vị có 02 và 03 nghĩa chiếm tỷ lệ tuyệt đối (187 đơn vị /198 đơn vị đa nghĩa thống kê được, chiếm tỷ lệ 94,4 %), những đơn vị có 04, 05, 06 nghĩa chỉ có 11 đơn vị/ 198 đơn vị đa nghĩa thống kê được, chiếm tỷ lệ 5,6%)
- Hiện tượng từ đơn tiết đồng âm với hình vị cấu tạo từ
Trang 17Hiện tượng từ đơn tiết đồng âm với hình vị cấu tạo từ cũng là một hiện tượng thường gặp trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, có ba loại hình vị cấu tạo từ thường gặp là: hình vị ghép trước, hình vị ghép sau và loại hình vị vừa có khả năng ghép trước lại vừa có khả năng ghép sau Tuyệt đại bộ phận hình vị cấu tạo từ của tiếng Việt là các hình vị đơn tiết.
Ba loại hình vị này thấy xuất hiện trong các kiểu đồng âm giữa từ đơn với hình vị cấu tạo
R1Rvới ý nghĩa là “vật đúc bằng kim loại hay in bằng giấy do ngân hàng phát hành,
dùng làm đơn vị tiền tệ” trong các kết hợp như: hết tiền 1, vay tiền 1…
Thí dụ 2 : Là yếu tố ghép sau để cấu tạo danh từ, có nghĩa “khoa học về một lĩnh vực nào đó”như: Tâm lý học Toán học … Đồng âm với động từ đơn tiết học 1 với ý nghĩa là “thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại” và với ý nghĩa là “đọc đi đọc
lại, nghiền ngẫm cho nhớ” trong các kết hợp như: học nghề, học văn hóa, học bài, học thuộc lòng…
Thí dụ 3: Đồng âm giữa từ đơn với hình vị cấu tạo từ là yếu tố ghép sau như: Học 1,2 Thí dụ 4: Đồng âm giữa từ đơn với hình vị cấu tạo từ vừa là yếu tố ghép trước vừa là yếu
tố ghép sau như: Trưởng 3 (Từ điển tiếng Việt 2006, tr.1058) là yếu tố ghép trước hoặc
ghép sau để cấu tạo danh từ, có nghĩa “người cấp trưởng” Trưởng phòng Trưởng ban Hội trưởng Đại hội trưởng Kế toán trưởng … Đồng âm với tính từ đơn tiết trưởng 2 với
ý nghĩa là “người đứng đầu trong gia đình” trong các kết hợp như: Anh ấy là trưởng , còn em là thứ…
- Hiện tượng ngữ đồng âm với ngữ
Trong tiếng Việt, hiện tượng ngữ đồng âm với ngữ là hiện tượng rất hiếm gặp (trong Từ điển tiếng Việt 2006, hiện chỉ thống kê được 09 loạt với 18 đơn vị) Các ngữ đồng âm của tiếng Việt phần lớn nằm ở khu vực đồng âm cùng gốc, đa phần có cấu tạo 04 âm tiết
và chủ yếu được sản sinh nhờ phương thức chuyển hóa từ loại và phương thức ghép (ghép trước, ghép sau) Các ngữ đồng âm của tiếng Việt phần lớn là các cấu tạo có chứa yếu tố Hán Việt và hoàn toàn là đơn nghĩa, phần lớn thuộc về lớp từ vựng chính trị xã hội Trong đó, nhiều nhất xếp theo thứ tự là: ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ Dưới đây là danh sách các ngữ đồng âm của tiếng Việt:
Trang 18Cá nhân chủ nghĩa 1 t 2 d (Từ điển tiếng Việt tr.100), cộng sản nguyên thủy 1 d 2 t (Từ điển tiếng Việt tr.212), đế quốc chủ nghĩa 1 t 2 d (Từ điển tiếng Việt tr.309), điều hòa nhiệt độ 1 đg 2 d (Từ điển tiếng Việt tr.321), điều khiển từ xa 1 đg 2 d (Từ điển tiếng Việt tr.321), hình thức chủ nghĩa 1 t 2 d (Từ điển tiếng Việttr.442), thực dụng chủ nghĩa
1 d 2 t (Từ điển tiếng Việt tr.973), tiểu tư sản 1 d 2 t (Từ điển tiếng Việt tr.992), xã hội chủ nghĩa 1 d 2 t (Từ điển tiếng Việt tr.1140).
- Hiện tượng hình vị đồng âm với hình vị
Hiện tượng hình vị đồng âm với hình vị cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của hiện tượng đồng âm tiếng Việt Do trong tiếng Việt, từ song tiết ngày càng chiếm một tỷ
lệ lớn, do phương thức cấu tạo từ chủ đạo trong tiếng Việt là phương thức ghép và do các hình vị cấu tạo từ trong tiếng Việt tuyệt đại bộ phận là các hình vị đơn tiết có nguồn gốc Hán Việt nên các kiểu đồng âm giữa hình vị cấu tạo từ đơn tiết với hình vị cấu tạo từ đơn tiết trong các kết hợp đa tiết sẽ đóng vai trò chủ đạo cho hiện tượng hình vị đồng âm
với hình vị trong tiếng Việt Hiện tượng các hình vị cấu tạo từ đơn tiết như: sĩ, viên, bán, giả, tử, hóa … Đồng âm với nhau trong các kết hợp từ đa tiết kiểu như: hình vị hóa trong
hóa học đồng âm với hình vị hóa trong xanh hóa … chính là nhũng ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng hình vị đồng âm với hình vị trong tiếng Việt
1.4 Từ ngữ đồng âm
Đồng âm là hiện tượng xảy ra khi hai từ ngữ khác nhau hoàn toàn về ý nghĩa nhưng vỏ
âm thanh của chúng hoàn toàn giống nhau (đây là nói vỏ ngữ âm chuẩn, không nói đến những cách phát âm địa phương)
Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng đồng âm :
Trang 19trong người
Đồng âm là hiện tương tất yếu của các ngôn ngữ vì số lượng các đơn vị ngữ âm có hạn trong khi số lượng các sự vật cần biểu thị thì nhiều vô cùng Hiện tượng đồng âm không gây trở ngại cho việc hiểu các ngôn bản Nó được văn học lợi dụng là một phương tiện tu
từ rất có hiệu lực
1.4.1 Hiện tượng gần âm gần nghĩa
Đồng âm và đồng nghĩa là hai hiện tượng trái ngược nhau, mỗi hiện tượng ở một cực đối lập: Từ ngữ đồng âm hoàn toàn giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau Ngược lại, từ ngữ đồng nghĩa hoàn toàn khác nhau về âm nhưng lại giống nhau về nghĩa Trong tiếng Việt có những trường hợp nằm giữa hai cực đó: Những trường hợp hình thức ngữ âm gần giống nhau và nghĩa cũng gần giống nhau mặc dù sự giống nhau về nghĩa chưa đủ để kết luận là đồng nghĩa Những trường hợp này được gọi
là các từ ngữ gần âm gần nghĩa.
Ba từ trang trọng, trân trọng, trịnh trọng có từ tố thứ hai giống nhau về ngữ âm Từ tổ thứ nhất có phụ âm đầu / tr / giống nhau Về nghĩa thì trang trọng chỉ “cái vẻ nghiêm trang, trọng thể”; Cử chỉ trang trọng, trân trọng có nghĩa là “quý trọng, coi trọng (trận nghĩa là quy)”; Trịnh trọng là “nghiêm trang, trọng thị (nói về hình thức)”.
Trang trọng, trịnh trọng thường dùng như một tính từ, chủ yếu “biểu thị cái vẻ về ngoài của sự tôn trọng, quý trọng”.
Trân trọng có thể được dùng như một động từ, thí dụ trân trọng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Ta nói một cuộc đón tiếp trang trọng hay trịnh trọng mà không nói: một cuộc đón tiếp trận trọng Ta nói trân trọng cám ơn ngài mà không nói: trang trọng (trịnh trọng) So trang trọng và trịnh trọng với nhau thì cả hai từ đều thiên về “sự biểu thị lòng quý trọng ra bên ngoài bằng những lễ tiết, cách xử sự cụ thể”, nhưng ở trịnh trọng thì “lễ tiết, cách xử sự để biểu lộ lòng quý trọng” có khi hơi quá mức, thiếu tự nhiên, thiếu chân thành Trang trọng, trân trọng, trịnh trọng là ba từ gần âm gần nghĩa
Hiện nay có nhiều người (và đôi khi cả sách báo, cả vô tuyến truyền hình) nói hoá trang cho cô dâu, hoá trang cho người mẫu thời trang Thực ra là tô vẽ bộ mặt tự nhiên của mình thành một bộ mặt khác, chủ yếu là hóa trang thành các vai diễn trên sân khấu Phải nói và viết trang điểm cho cô dâu, trang điểm cho người mẫu thời trang mới đúng vì
Trang 20trang điểm là dùng các mĩ phẩm để làm cho bộ mặt tự nhiên của mình thêm đẹp Hoá trang và trang điểm là hai từ gần âm, gần nghĩa.
Trong tiếng Việt, theo tiến sĩ Vũ Đức Nghiệu, có nhiều từ gần âm, gần nghĩa, thậm chí gần âm đồng nghĩa do những quy luật biến đổi phụ âm đầu của từ đầu tiên mà có Đó là những trường hợp như:
Gần âm, đồng nghĩa khác nhau về sắc thái nghĩa):
Từ vựng của một ngôn ngữ, của tiếng Việt về ngữ nghĩa không phải là một tập hợp ngẫu nhiên mà là một hệ thống, giữa các từ ngữ có những quan hệ nhất định Quan hệ ngữ nghĩa chung nhất của từ vựng là quan hệ trường nghĩa, trong quan hệ trường nghĩa nảy sinh các quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần âm, gần nghĩa và cả quan hệ đồng âm Những quan hệ ngữ nghĩa trong trường nghĩa nói trên là những tuyến, những căn cứ, những cơ sở giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau rất tinh tế về nghĩa của từ ngữ Việt Chúng cũng là những căn cứ chúng ta dựa vào đó mà học tập và giáo dục về ngôn ngữ dân tộc cho mình và cho học sinh, Mặt khác, cũng qua quan hệ trường nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, gần âm, gần nghĩa mà từ vựng tiếng Việt gắn liền với sự phát triển của
xã hội về mọi mặt.
1.4.2 Nghệ thuật chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm
Trang 21Từ điển Tiếng Việt giải thích: "Chơi chữ là lợi dụng hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, v.v, … trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước, …) trong lời nói (Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội,
1994).
Theo PGS TS Hữu Đạt thì xem chơi chữ là một đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ thơ
Việt Nam và nêu định nghĩa: "Chơi chữ là một biện pháp tu từ nghệ thuật dựa vào những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ, vận dụng linh hoạt đơn vị cơ bản của tu từ học (là chữ hoặc tiếng) đặt nó trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều phía với các đơn vị cùng bậc và khác bậc, nhằm khai thác tính chất nước đôi của các đơn vị ngôn ngữ dựa vào sự hiện diện của văn cảnh" (Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB GD, Hà Nội, 1996).
Từ hai định nghĩa trên có thể thấy rằng, chơi chữ là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo được người sử dụng ngôn ngữ tạo ra dựa trên sự am hiểu và điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ nhằm đạt những hiệu quả đặc biệt trong giao tiếp cũng như văn chương Chơi chữ vận dụng rất nhiều hiện tượng ngôn ngữ và cách thức sử dụng ngôn ngữ khác nhau như nói lái, dùng từ đồng âm hoặc gần âm, dùng từ đồng nghĩa, tách từ…Bài viết chỉ tập trung khai thác nghệ thuật chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm trong văn chương.
Trong ca dao, có thể gặp chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm qua các ví dụ sau:
”Cóc chết bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc :" Chàng ơi là chàng"
Ễnh ương đánh lệnh đã vang, Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi”
Tác giả dân gian tập hợp trong bài ca dao này các con vật cùng loài với cóc: nhái, chẫu chuộc, chẫu chàng, ễnh ương, ngoé Cơ sở của chơi chữ ở đây là tác giả đã vận dụng hiện tượng đồng âmtrong từ "chàng" Từ “chàng” vừa là hình thức ngữ âm để gọi tên con vật (chẫu chàng) vừa là đại từ chỉ người trong cặp đại từ nhân xưng cổ: chàng – nàng Từ “làng” vốn khác hình thức ngữ âm với “nàng” nhưng cũng được sử dụng nhằm tạo ra những liên tưởng đồng âm thú vị.
Hiện tượng này cũng lặp lại tương tự trong bài ca dao dưới đây:
“Anh Hươu đi chợ Đồng Nai Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò”
Trang 22Sự dí dỏm, vui tươi mà người đọc thấy được ở đây là một loạt các con vật được nhắc tên trong hai câu ca dao này: hươu, nai, nghé, bò mặc dù thông tin trên hình thức ngôn ngữ không phải như vậy.
Hay như những câu ca dao dưới đây, tác giả dân gian đã vận dụng đồng âm để tạo ra hiện tượng chơi chữ rất độc đáo:
“Chị Xuân đi chợ mùa hè Mua cá thu về, chợ hãy còn đông
Ai nói với anh em đã có chồng?
Ngoài tác dụng giải trí, thư giãn cho người nghe, chơi chữ còn có tác dụng châm biếm, đả kích một cách hài hước sâu cay về những con người, những thói xấu hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày Tiêu biểu như ví dụ dưới đây:
Ở thể loại đối, người sử dụng cũng vận dụng đồng âm nhằm chơi chữ như một cách thức phổ biến Chơi chữ trong câu đối thể hiện sự uyên bác của người đối khi vừa sử dụng chơi chữ nhằm những mục đích khác nhau, vừa tạo ra sự đăng đối, hài hòa cân
Trang 23xứng trong ngôn từ, trong hình thức và nội dung phản ánh của câu đối Điều này được minh chứng qua một số ví dụ sau:
“Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Triều đình cử mục, anh hùng chỉ có một ngươi thôi”
(Nguyễn Khuyến)
1.5 Giá trị của từ đồng âm
Từ đồng âm trong tiếng Việt có giá trị tu từ học rất lớn Nó là cơ sở, là chỗ dựa cho nghệ thuật chơi chữ trong các tác phẩm văn chương Dựa vào hiện tượng đồng âm, người ta có thể tạo ra nhiều cách chơi chữ lí thú Chẳng hạn, tạo ra những câu văn trong đó mỗi từ có thể hiểu nước đi
Bài ca dao:
“Bà già đi chợ cầu Đông Gieo một quẻ bói lấy chồng lợi (1) chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng không còn.”
Là một ví dụ tiêu biểu về cách chơi chữ này Ở đây có ba từ lợi Lợi (1) nghĩa là “có ích”, còn lợi (2) và lợi (3) được hiểu nước đôi: 1) có ích và 2) phần thịt bao giữ xung quanh chân răng Hoặc có thể chơi chữ bằng cách tạo ra những câu chỉ có một vế của cặp đồng
âm xuất hiện, nhưng người đọc người nghe vẫn liên tưởng đến vế còn lại.
Ví dụ: “gái tơ chỉ kén ngài quân tử” Bốn từ in nghiêng đồng âm với bốn từ tơ, chỉ, kén, ngài trong nghề tơ tằm.
Từ đồng âm trong tiếng Việt có rất nhiều cách hiểu nên nhiều khi có thể tạo ra các nghĩa bất ngờ như:
- Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Trang 24- Con ngựa đá con ngựa đá (Con ngựa thật đá con ngựa bằng đá).
Một ví dụ khác:
- Hôm qua, qua bảo qua qua nhà Qua mà không thấy qua qua, hôm nay qua không bảo qua qua nhà Qua thì Qua thấy qua qua.
Trong câu văn trên:
- “Qua” viết hoa là tên riêng của một người.
- “qua” in nghiêng là cách gọi anh (ấy) của người miền Trung.
- “qua” để nguyên là động từ “qua” (đi qua).
Có nhiều câu ca khác như:
- Chị Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về chợ hãy còn đông.
- Sầu riêng ai khéo đặt tên
Ai sầu không biết riêng em không sầu.
- Đi Đồ Sơn lại nhớ đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già nhưng là đồ thật không phải là Đồ Sơn.
Tiểu kết chương 1
Đồng âm là hiện tượng có tính phổ quát trong ngôn ngữ, tiếngViệt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tiết tính nên việc phân loại từ đồng âm có điểm khác so với các ngôn ngữ hòa kết khác Cụ thể như sau: Những từ đồng âm thì luôn đồng âm trong mọi tình huống
sử dụng Do từ tiếng Việt được tạo ra từ đơn vị cơ sở là tiếng nên đồng âm giữa từ với từ được tạo ra trên cơ sở đồng âm tiếng với tiếng Hiện tượng đồng âm có thể xuất hiện ở nhiều cấp độ như cụm từ, từ hoặc các yếu tố cấu tạo từ Tuy nhiên, đồng âm thường xảy
ra phổ biến ở những đơn vị có kích thước vật chất không lớn, tức là có thành phần ngữ
âm không phức tạp
Trang 25Vì vậy, Chương 1 có nhiệm vụ trình bày những vấn đề lí luận cơ bản làm nền tảng cho việc thống kê, khảo sát và miêu tả những vấn đề liên quan tới hiện tượng đồng âm, trong ngôn ngữ nói chung cũng như trong tiếng Việt, Những cơ sở lí luận được trình bày, thảo luận trong chương 1 này là xuất phát điểm, là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát các
MV ca nhạc có sử dụng từ đồng âm
Hiện tượng các MV ca nhạc của các ca sĩ dựa trên cơ sở từ đồng âm là sáng tạo độc đáo khi sử dụng ngôn ngữ của người Việt Việc sử dụng từ đồng âm trong các MV ca nhạc không chỉ thể hiện trình độ am hiểu và huy động ngôn từ mà còn thể hiện khả năng khái quát hiện thực, khả năng suy luận logic của người sử dụng Do đó, hiện tượng sử dụng từ đồng âm trong các MV đã góp phần thu hút các bạn trẻ tìm tòi cũng như khám phá các
Đồng âm dưới góc độ
từ loại Tên sản phẩm âm nhạc Thuần
Việt -
Thuần
Việt
Thuần Việt -
Âu
Mỹ Ngẫunhiên
Ít nhiều
có cơ sở
Từ
- từ
Từ
- ngữ
Ngữ
- ngữ
Từ hình vị
-Hình
vị - hình vị
Trong nội bộ một từ loại
Khác
từ loại
- "Mang Tiền Về Cho Mẹ" - Đen Vâu
Trang 26"Ngày Lang Thang"
Trang 29"Người Yêu Không Đá" - CHOCO
Trang 30- "Food giây đói lòng" - Phương Mỹ
Trang 32" Yêu là vay" - Linh
Trang 34từ của giới trẻ so với thế hệ trước Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, nghiên cứu sẽ
đi vào phân tích hiện tượng đồng âm trong MV nhạc trẻ trên 4 phương diện: dựa trên nguồn gốc, dựa trên ngữ nghĩa, từ góc độ các đơn vị ngôn ngữ và từ góc độ từ loại.
2.1 Đặc điểm các hiện tượng đồng âm trên phương diện nguồn gốc:
2.1.1 Khái quát về kết quả khảo sát:
Xem xét hiện tượng đồng âm trong MV nhạc trẻ dưới tiêu chí nguồn gốc, chúng tôi phân lập các trường hợp khảo sát được thành 2 nhóm tượng như sau: đồng âm giữa các đơn vị
Trang 35ngôn ngữ gốc thuần Việt và đồng âm giữa đơn vị ngôn ngữ thuần Việt với đơn vị ngôn ngữ Âu Mỹ.
Trong đó, trường hợp đồng âm giữa các đơn vị ngôn ngữ thuần Việt và đơn vị ngôn ngữ
Âu Mỹ tuy chiếm số lượng không lớn nhưng vô cùng đặc biệt vì ca từ trong các MV nhạc trẻ đã không sử dụng từ mượn mà trực tiếp đưa ngôn ngữ nước ngoài, cụ thể hơn là tiếng Anh, vào nhạc phẩm của mình.
Kết quả khảo sát được mô tả bằng bảng dưới đây:
Nguồn gốc các đơn vị đồng
Mỹ chỉ chiếm có 11.11% trong tổng số các trường hợp khảo sát được.
Nguyên do của điều này là vị trí của các đơn vị ngôn ngữ thuần Việt với ngôn ngữ Việt Nam Đơn vị ngôn ngữ thuần Việt có vai trò quan trọng hàng đầu và là thành phần cốt lõi, cơ sở nền tảng của ngôn ngữ Việt, ẩn chứa trong đó bao nhiêu nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Ngôn ngữ Việt Nam dù tồn tại nhiều sự “vay mượn”, nhưng bản chất luôn là một ngôn ngữ có tính đa dạng, phong phú nên trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt thì số lượng các biểu thức ngôn ngữ có nguồn gốc thuần Việt chiếm số lượng lớn So với đó, các từ Âu Mỹ, vì vốn là sản phẩm của quá trình hội nhập quốc tế của nước ta, diễn ra trong thời gian không dài nên có số lượng ít hơn hẳn
2.1.2 Đồng âm giữa các đơn vị ngôn ngữ thuần Việt:
Đây là hiện tượng có tần suất sử dụng lớn Phần nhiều là những đơn vị có cấu tạo một âm
tiết và hai âm tiết với , chỉ có số ít là đơn vị có ba âm tiết và bốn như “nổi lên trong nước”, “vào nhà nghỉ”
Vì bị giới hạn bởi ngữ cảnh xuất hiện cố định mà không đứng độc lập nên khả năng chuyển loại của các đơn vị đồng âm được sử dụng cũng bị hạn chế, tiêu biểu nhất là trong đơn vị từ Đối với các từ đồng âm có một âm tiết, sự chuyển loại chỉ diễn ra theo hai hướng: chuyển hóa thành hai từ loại và chuyển hóa trong một từ loại
Ví dụ:"Tà áo bà ba trong gió lướt thướt nhiều lúc huyết áp anh muốn suy nhược
Trang 36Bà con lối xóm họ chỉ biết ước, họ khen thằng này ngó bộ mà được"
(1)“Sẽ không có nề có nếp dù đặt mình lên cái chõ đồ xôi” [TH 2]
Trong câu này, từ "nếp" được chuyển loại trong nội bộ từ loại danh từ, hai từ đồng âm ở đây là nếp (một loại gạo dẻo) và nếp (thói quen, lối sống)
(2)“Một đen đá không đường
Và một người yêu thương không em” đá [TH 21]
Đây là chuyển loại thành hai từ loại, danh từ (là nước bị đông cứng) và động từ (một hành động dùng chân tác động mạnh).
Còn đối với đơn vị đa âm tiết, sự chuyển hóa diễn ra với việc các biểu thức ngôn ngữ đồng âm thuộc hai từ loại riêng biệt hoặc trong hay trong nội bộ từ loại vẫn tồn tại, nhưng xuất hiện thêm sự phân tách làm thay đổi kết cấu ban đầu
Ví dụ: Cụm "về nhà nghỉ" được chơi chữ đồng âm thành hai cách hiểu qua sự thay đổi kết cấu Ta có thể hiểu cụm đó là "về/nhà nghỉ" - mang ý nghĩa ám muội - hoặc
"về/nhà/nghỉ" (về nhà để nghỉ)
Các đơn vị ngôn ngữ thuần Việt được sử dụng mang đặc điểm cụ thể, tường minh, dễ hiểu và thông dụng Điều đó cho thấy giới trẻ ngày nay ưa chuộng loại hình âm nhạc dễ
hiểu, dễ ngấm, dễ thấm và mang ngôn ngữ gần với đời sống ("người yêu không đá",
"máu lửa", "tao", "mày" )
2.1.3 Đồng âm giữa đơn vị ngôn ngữ thuần Việt và đơn vị ngôn ngữ Âu Mỹ:
Như đã nói ở trên, đây là hiện tượng vô cùng đặc biệt, vì sử dụng sự đồng âm giữa các đơn vị tiếng Việt và tiếng Anh Đây là sản phẩm của xu thế hội nhập đã khiến tiếng Anh trở nên phổ cập và quen thuộc trong giới trẻ, cũng là để dễ sử dụng đồng âm, gieo vần
trong ca từ hơn Các từ được sử dụng là các từ đơn giản, phổ biến như "BM", "DM",
"food", "your eyes", "see" Vì sự khác biệt giữa các loại hình ngôn ngữ (tiếng Việt là
ngôn ngữ đơn lập trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết) nên sự đồng âm này đa phần diễn ra giữa từ (tiếng Việt) và hình vị (tiếng Anh): "B M" (bi - em) - "đi em ", "D M" (đi -
em ) - "see em ", “melo ” (mê - lô - đi) - “để anh ” Cụ thể, ở ngôn ngữ đơn lập như dy đi
tiếng Việt hình thái của các từ không thay đổi, phần lớn hình vị là một âm tiết, còn tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết, các từ thay đổi hình thái dựa trên sự thay đổi về thì (thời), về ngữ nghĩa, ngữ pháp, các yếu tố phụ của tiếng Anh rất phát triển và rất khó để phân tách
yếu tố phụ và yếu tố chính trong một từ Ví dụ “Thứ anh cần là Melo , giữ anh lại đừng dy
để anh " đi [TH 30] Ở đây, “dy” trong từ “melody” không thể bị tách rời khỏi từ gốc và
đứng độc lập như những yếu tố phụ trong tiếng Việt, khi các hình vị có thể đứng độc lập
và tạo thành từ đơn Thế nhưng hiện tượng đồng âm giữa biểu thức ngôn ngữ thuần Việt
và Âu Mỹ cũng có những trường hợp đồng âm giữa các đơn vị ngôn ngữ khác như từ đồng âm với từ (" Food giây " - phút giây), ngữ đồng âm với ngữ (" your eyes " - " do ai ") Trường hợp này cho thấy thành quả quá trình hội nhập quốc tế của đất nước qua sự ứng dụng phổ biến ngoại ngữ, cụ thể hơn là tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế trong giới trẻ Tuy điều đó đặt ra nhiều thách thức cho việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, nhưng cũng
Trang 37là mảnh đất màu mỡ cho sự sáng tạo của giới trẻ, mà ở đây là cách vận dụng sự tương đồng giữa âm đọc của hai ngôn ngữ để chơi chữ đồng âm trong ca từ nhạc trẻ.
Cũng vì các trường hợp đồng âm này được xây dựng dựa trên sự tương đồng giữa một vài âm đọc tiếng Việt và âm đọc tiếng Anh, nên với sự khác biệt giữa ngôn ngữ bản xứ nước ngoài với sự phiên âm, phát âm ngoại ngữ của phần lớn người Việt, và sự khác biệt giữa các âm đọc của hai ngôn ngữ, hiện tượng này không thể coi là đồng âm hoàn toàn.
2.2 Đặc điểm các hiện tượng đồng âm trên phương diện ngữ nghĩa:
2.2.1 Khái quát kết quả khảo sát:
Từ tiêu chí ngữ nghĩa, chúng tôi quyết định chọn cách phân loại của Đỗ Hữu Châu, chia
ra tìm hiểu hiện tượng đồng âm với hai kiểu đồng âm là đồng âm ngẫu nhiên và đồng âm
ít nhiều có cơ sở về nghĩa
Kết quả khảo sát được mô tả như sau:
Đặc điểm ngữ nghĩa các đơn vị đồng âm Ngẫu nhiên Ít nhiều có cơ sở Tổng
Bảng 2 Bảng thống kê hiện tượng đồng âm trong MV nhạc trẻ trên phương diện ngữ nghĩa