TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON BÀI TẬP LỚN Kỹ năng rèn luyện nếp sống lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
BÀI TẬP LỚN
Kỹ năng rèn luyện nếp sống lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn
Tên học phần: Phương pháp NCKH chuyên ngành GDTH
Mã học phần: LLP 203
Mã lớp: K20DLCTHA2
Học kì 3, năm học 2023 - 2024
Trang 2Số phách
(Do HĐ chấm thi ghi)
GVHD: TS Lê Thị Hồng Chi
Họ và tên SV/HV: Lê Thu LanNgày, tháng, năm sinh: 05/02/2001Tên lớp: ĐHGD Tiểu học
Họ, tên và chữ ký của giảng viên
thu bài thi
Trang 3DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết của đề tài 8
2 Mục tiêu nghiên cứu 9
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 11
5.1 Về nội dung nghiên cứu: 11
5.2 Về mặt không gian: 12
5.3 Về mặt thời gian: 12
5.4 Đối tượng khảo sát: 12
PHẦN NỘI DUNG 12
1 KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI 12
1.1 Khái niệm rèn luyện nếp sống 12
1.2 Tìm hiểu về bộ môn hoạt động trải nghiệm 14
1.3 Tầm quan trọng của rèn luyện nếp sống cho học sinh tiểu học 14
2 THỰC TRẠNG NẾP SỐNG HỌC SINH LỚP 3 15
2.1 Đối với học sinh 15
2.2 Đối với giáo viên 16
2.3 Đối với môi trường bên ngoài 16
3 GIẢI PHÁP KỸ NĂNG RÈN LUYỆN NẾP SỐNG CHO HỌC SINH 17
3.1 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các nội dung theo tuần của bộ môn hoạt động trải nghiệm 17
3.1.1 Kỹ năng tự lập 17
3.1.2 Kỹ năng tự học 17
3.1.3 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nói lời cảm ơn và xin lỗi 17
3.1.4 Kỹ năng lắng nghe và kiểm soát cảm xúc 19
3.1.5 Kỹ năng khám phá và xử lý vấn đề, tự bảo vệ bản thân, phòng chống bắt nạt 21 3.1.6 Kỹ năng phát triển hoạt động sở trường, tư duy sáng tạo 23
Trang 53.2 Xây dựng nội quy lớp học 23
3.3 Rèn tác phong nhanh nhẹn, trật tự, ý thức học tập 24
3.4 Giáo dục ý thức tự học, tự quản 25
3.5 Giáo dục ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, gọn gàng ngăn nắp25 3.6 Giáo dục đạo đức, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp 26
3.7 Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh 26
3.8 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp: 27
3.9 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: 28
4 Một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học cho giáo viên chủ nhiệm 29
4.1 Nghiêm khắc đúng cách (Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật) 29
4.2 Huấn luyện ban cán sự lớp (Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật) 30
4.3 Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp vào cuối tuần (Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật) 31
4.4 Tiếp thu ý kiến đóng góp của học sinh (Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật) 32 4.5 Phân loại học sinh (xây dựng nề nếp học tập) 32
4.6 Theo dõi sát sao tình hình học tập của lớp (xây dựng nề nếp học tập)33 4.7 Sử dụng phương pháp "Học mà chơi - chơi mà học" (xây dựng nề nếp học tập) 33
4.8 Giáo dục những phẩm chất đạo đức cho học sinh 34
4.9 Phát động thi đua hằng tuần, tháng 34
4.10 Nêu gương tốt và nhắc nhở những em chậm tiến 35
4.11 Phối hợp với gia đình để xây dựng tốt nề nếp của lớp 35
4.12 Phối kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, Đội và các giáo viên bộ môn 36 4.13 Rèn ý thức tự quản cho học sinh bằng “sổ ghi chép cá nhân” 37
4.14 Hình thành nhân cách thông qua giờ đạo đức, và các hoạt động ngoại khóa 37 4.15 Giáo dục học sinh cá biệt 38
Trang 6PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
1 Kết luận 39
2 Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “Kỹ năng rèn luyện nếp sống lớp 3 thông qua hoạt động trải nghiệm trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn”
1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, với mức sống ngày càng được nâng cao cùng các nhu cầu mới của thời hiện đại, nhiều bậc ba mẹ không chỉ chú trọng bồi dưỡng văn hoá cho các con mà còn đầu tư mạnh để các bé được rèn luyện những kỹ năng sống ngay từ sớm Theo UNICEF, kỹ năng sống chính là tập hợp nhiều kỹ năng quan trọng của tâm lý, xã hội và giao tiếp cá nhân nhằm giúp con người đưa ra những quyết định đúng đắn, dễ dàng quản lý bản thân nhằm hướng đến một cuộc sống chất lượng Việc giáo dục tư cách đạo đức cho học sinh đặc biệt quan trọng với học sinh tiểu học, bởi lẽ các con đang ở độ tuổi hình thành những
cơ sở ban đầu về nhân cách, từng bước phân định được việc đúng sai Các con
dễ bắt chước, hình thành thói quen từ những điều dễ nhận thấy và quan sát được Chính vì vậy, các cô giáo trường Tiểu học Trưng Vương đã luôn lồng ghép những bài học đạo đức từ những điều tưởng như nhỏ nhặt trong cuộc sống vào các tiết học để rèn luyện nhân cách, hình thành lối sống văn minh cho học sinh Những bài học đó đôi khi chỉ là những tình huống hay diễn ra trong đời sống thường nhật như đổ rác đúng nơi quy định, không được gây mất trật tự nơi công cộng, nhưng lại có sức thuyết phục to lớn đối với các con Bởi lẽ các con đang ở độ tuổi có nhu cầu được thầy cô và bố mẹ “ tuyên dương” nên chỉ với hành động nhỏ như trên mà được khen thưởng, các con sẽ tự nguyện làm nhiều
Trang 7việc tốt hơn nữa và dần dần loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến nhân cách đạo đức.
“Tiên học lễ hậu học văn” – Đây là câu tục ngữ luôn được tất cả các trường học lựa chọn viết lên vị trí dễ thấy nhất trong khuôn viên trường như mộtlời nhắc nhở đối với học sinh rằng trước khi tiếp thu kiến thức văn hóa xã hội thìviệc rèn luyện đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu Chính vì vậy, trong bộ môn phương pháp nghiên cứu khoa học tại trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ sẽ có những giờ học “Rèn luyện nếp sống” trong môn học Hoạt động trải nghiệm vô cùng bổ ích và lí thú
2 Mục tiêu nghiên cứu
Qua thực tế cho thấy việc sử dụng các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động trong nhà trường là điều cần thiết, có tác động tốt đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, tác động tốt đến việc hình thành nhâncách của trẻ, mang tính nhân văn, giúp trẻ phát triển toàn diện trở thành những người công dân tốt phù hợp với quá trình phát triển của xã hội hiện nay
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất đó là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống Cùng với các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu vô cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình giáo dục Mục đích của quá trình giáo dục
kỹ năng sống là nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để các em có thể thích ứng với cuộc sống của xã hội thời hiện đại, luôn có những thay đổi trong điều kiện của một xã hội đang trên đà phát triển và hội nhập
Trang 8Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ cho đến tuổi trưởng thành Giáo dục kĩ năng sống phải được bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học Bởi
vì lửa tuổi này đã hình thành những hành vi các nhân, tính cách và nhân cách Việc làm quen với các môn học để hình thành và xây dựng cho các em các kĩ năng sống như: Giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm,… sẽ giúp các em tự tin, chủ động biết cách xử lí mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn
là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của các em Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sẽ hình thành và tập dượt cho các em những hành vi, thói quen, kĩ năng xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống Học sinh Tiểu học là những học sinh đang ở độ tuổi 6 - 11 tuổi, độ tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý rất nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống bên ngoài tác động
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, bài tiểu luận có những nhiệm vụ cần hướng tới sau:
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý thuyết và thực tiễn rèn luyện nếp sống của học sinh tiểu học Việt Nam nói chung và học sinh lớp 3 Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn nói riêng
Thứ hai, phân tích tác động việc rèn luyện nếp sống của học sinh lớp 3 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ
Thứ bá, đưa ra sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp khắc phục hạn chế rèn luyện nếp sống của học sinh lớp 3 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội phối hợp giữa các phương pháp chung và các phương pháp cụ thể để giải quyết các yêu cầu nhiệm vụ đã được đặt ra Cụ thể:
Trang 9+ Phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài sẽ dựa trên cở sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện đề tài Phương pháp này được sử dụng
để nghiên cứu các vấn đề lý luận trong đề tài
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp quan sát thực tế
+ Phương pháp thống kê-phân loại
5 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
5.1 Về nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề về rèn luyện nếp sốngcho học sinh lớp 3 trong chương trình hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn, không đề cập đến những lĩnh vực hoặc môn học khác trong chương trình học
5.2 Về mặt không gian:
Nhiệm vụ của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng vấn đề tại Việt Nam Do đó học viên tiến hành nghiên cứu, phân tích việc rèn luyện nếp sống của học sinh lớp 3 hình thành trong phạm vi trong nước cụ thể là trường tiểu họcHoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn, không mở rộng đến các quốc gia khác
5.3 Về mặt thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề trong thời gian từ 02 năm trở lại đây (2020-2022)
5.4 Đối tượng khảo sát:
Đề tài tập trung khảo sát học sinh các lớp của khối 3 trường tiểu học Hoàng Văn Thụ và giáo viên giảng dạy bộ môn Hoạt động trải nghiệm tại trường
Trang 10PHẦN NỘI DUNG
1 KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm rèn luyện nếp sống
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặcđáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhucầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày"
Trong giáo dục phổ thông, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa;
ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luônluôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp)
Kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng
cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tìnhhuống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết
Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh (HS) chỉ được dạy kỹ năng học tập, còn việc giáo dục
Trang 11kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "Hiện nay, thuật ngữ
kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó"
Mục tiêu giáo dục là nhằm giúp hoc sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh;
có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường tiểu học hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho HS.[3.tr1]
1.2 Tìm hiểu về bộ môn hoạt động trải nghiệm
Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (công bố tháng 7 năm 2017), và Chương trình giáo dục phổ thông các môn học (Ban hành theo Thông
tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018), ngoài nội dung các môn học cơ bản, các lớp ở tiểu học còn có nội dung “Hoạt động thực hành và trải nghiệm”
Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học nhằm hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác
Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia
Trang 12đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục.
Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người thamgia, vừa là người thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm Học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm
1.3 Tầm quan trọng của rèn luyện nếp sống cho học sinh tiểu học
Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người có những kỹ năng ứng phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống nên việc rèn luyện cho học sinh các kỹnăng mềm là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống Điều nàygiúp trang bị cho các em những kiến thức giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; từ
đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại
bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày Giáo dục kỹ năng sống trang bị cho học sinh kiến thức, thái độ và kỹ năng phù hợp, từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng
xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày
Kỹ năng sống giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện chomỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng, vì khoa học giáo dụcngày nay đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp, hiện đại thì phải học, học không chỉ để có kiến thức mà còn để tự khẳng định, học để cùng chung sống , học để biết, học để hành
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu sau: Chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các
Trang 13thao tác, hành động đó như khả năng thực tế (cái cần làm và cách thức làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đềcủa cuộc sống Việc hình thành các kỹ năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,
Có thể kể đến các kỹ năng quan trọng cần rèn luyện cho học sinh: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian…
2 THỰC TRẠNG NẾP SỐNG HỌC SINH LỚP 3
2.1 Đối với học sinh
Học sinh phổ thông nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng hiện nay kĩ năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế Trong quá trình giáo dục chúng ta thường mới chỉ quan tâm tới việc dạy chữ và chưa quan tâm nhiều tới việc dạy làm người cho học sinh Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó với các em Qua điều tra cho thấy tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, đánh nhau vẫn xảy ra Trong đó các kĩ năng như tương trợ nhau, giao tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều [1]
2.2 Đối với giáo viên
Công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của người giáo viên tiểu học thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thìviệc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cảo
Để hình thành nề nếp, ý thức học tập, rèn luyện nề nếp cho học sinh lớp 3
là một việc làm không đơn giản Muốn các em có nề nếp học tập cung như trongsinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gang, khoa học trong trừng hoạt động thì người
Trang 14giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi đầu năm học Nếu ngay
từ đầu năm được rèn nề nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả
sẽ tạo bước đi vưng chắc cho các em trong việc học tập
Việc rèn nề nếp cho học sinh tiểu học là việc rất cần thiết Vì nề nếp là mẹ
đẻ của chất lượng, là điều kiện quyết định để tổ chức quá tình giảng dạt của giáoviên và học tập của học sinh
2.3 Đối với môi trường bên ngoài
Trường nằm trong địa bàn khu vực dân cư phức tạp Đa số người dân làm nghề buôn bán và lao động là chính vì vậy điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn Nhiều học sinh phải ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa, nên thiếu
sự quan tâm dạy dỗ của bố mẹ Đây chính là điều kiện tốt để các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các em nếu không có sự quản lý tốt của nhà trường - gia đình - xã hội
3 GIẢI PHÁP KỸ NĂNG RÈN LUYỆN NẾP SỐNG CHO HỌC SINH
3.1 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các nội dung theo tuần của bộ môn hoạt động trải nghiệm
3.1.1 Kỹ năng tự lập
Làm bất kỳ việc gì chúng ta cũng cần có kế hoạch và mục tiêu cho riêng mình Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự lên một kế hoạch học tập hợp lý, xác định được khối kiến thức mà con cần trau dồi củng cố, sắp xếp thời gian họctập cho từng môn học tốt nhất Kế hoạch là công cụ hỗ trợ thực hiện mục tiêu Trẻ cần biết bản thân tự học vì mục đích gì, phục vụ cho những vấn đề nào, khi
đó việc chủ động trong học tập sẽ hiệu quả hơn và có niềm hứng thú trong việc
ôn tập để đạt được mục tiêu đã đề ra.[4.tr2]
3.1.2 Kỹ năng tự học
Trang 15Tự học ngày càng trở thành một kỹ năng phổ biến giúp học sinh hứng thú hơn trong việc tiếp thu và khám phá kiến thức mới Học sinh có khả năng tự mình tìm tòi rất nhiều tài liệu hơn nữa việc học có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, bất
kỳ lúc nào — không chỉ trong lớp học
Hãy giúp trẻ hiểu việc xây dựng tính kỷ luật trong mọi vấn đề là rất cần thiết Không chỉ cần tính kỷ luật trong việc học trên lớp mà cũng cần có sự nghiêm túc với bản thân khi tự học tập ở nhà Hãy tập trung cao độ trong quá trình tự học để không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài, tránh bị phân tâm khiến việc tự học không đạt hiệu quả Kỷ luật trong việc tự học cũng giúp các bạn trẻ rèn luyện được tính kỷ luật cho bản thân để phục vụ cho cuộc sống sau này.[4.tr3]
3.1.3 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nói lời cảm ơn và xin lỗi
Kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quanđiểm Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết
Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác Kĩ năng này giúpchúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây
là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng
Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiếm soát cảm xúc Người có kĩ năng giao tiếp tốt biết dung hòa đối với mong
Trang 16đợi của những người khác, có cách ứng xử khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể, quan tâm đến những điều ngườikhác quan tâm và giúp họ có thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.
Kỹ năng ứng xử đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hiểu rõ nhữngngười xung quanh và truyền đạt suy nghĩ của mình một cách hiệu quả
Giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho trẻ không chỉ giúp trẻ giao tiếp hiệu quả, mà còn rèn luyện cách ứng phó với các tình huống khó xử, bất ngờ trong cuộc sống Kỹ năng giao tiếp tốt còn tạo cơ hội cho trẻ kết nối các mối quan hệ mới, mở rộng mạng lưới quan hệ của mình Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp ứng xử còn giúp trẻ nắm bắt các cơ hội học tập và rèn luyện những kỹ năng khácnhư giải quyết vấn đề hay làm việc nhóm,
Giáo viên có thể sử dụng các tình huống thực tế để giúp trẻ rèn luyện, chẳng hạn như khi bạn bè bắt nạt hoặc trêu chọc, trẻ sẽ ứng xử như thế nào và làm thế nào để tìm kiếm sự giúp đỡ Ngoài ra, giáo viên cũng cần thường xuyên trò chuyện, lắng nghe trẻ, xây dựng một môi trường giao tiếp phong phú cho trẻ,dạy trẻ cách giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể, khuyến khích trẻ kể chuyện và đọc thơ,
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bao gồm việc dạy trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, đó là một yếu tố vô cùng quan trọng Đây là những kỹ năng cơ bản và thiết yếu mà trẻ cần được trang bị trước khi đi học Việc phát triển kỹ năng này từ sớm sẽ giúp trẻ xây dựng một giá trị sống quý giátrong việc tương tác với những người xung quanh Điều này giúp trẻ hình thành lòng biết ơn, tôn trọng và yêu thương mọi người Dưới đây là một số cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ:
- Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn với mọi người: Giáo viên hãy cho trẻ biết rằng dù là người lớn, người cùng tuổi hay những bạn nhỏ hơn, trẻ cần phải bày
tỏ lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi một cách chân thành
Trang 17- Không để trẻ đổ lỗi cho người khác: Khi trẻ mắc lỗi, giáo viên cần dạy trẻ biết dũng cảm nhận lỗi lầm, sửa chữa và không đổ lỗi cho người khác.
- Biểu đạt lòng biết ơn: Khi trẻ nhận được sự giúp đỡ từ bất kỳ ai, giáo viên nên hướng dẫn trẻ mỉm cười nhằm biểu thị sự biết ơn và bày tỏ lòng biết ơncủa mình đối với người giúp đỡ.[4.tr3]
3.1.4 Kỹ năng lắng nghe và kiểm soát cảm xúc
Trong độ tuổi này, các em nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào việc gì đó, đặc biệt là lắng nghe người khác Do vậy, kỹ năng lắng nghe trở thành một phần rất quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Khi trẻ biết lắng nghe, các em sẽ học cách chia sẻ, cảm thông và có khả năng kết nối với nhiều bạn bè hơn Hơn nữa, đây cũng là cách để trẻ thể hiện sự tôn trọng bản thân đối với người khác Kỹ năng lắng nghe giúp việc học của trẻ diễn ra hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho trẻ mở rộng tầm nhìn bằng cách tiếp thu
ý tưởng và ý kiến từ người khác Dưới đây là một số cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe cho trẻ:
- Tạo không gian cho trẻ thể hiện ý kiến: Giáo viên không nên áp đặt suy nghĩ hoặc ngắt lời khi trẻ đang nói, hãy để trẻ được nói hết ý kiến của mình trước khi trả lời
- Thể hiện thái độ lắng nghe: Giáo viên có thể làm gương cho trẻ bằng cách ngồi chăm chú, nhìn vào mắt của trẻ khi trò chuyện và thể hiện sự tương tác như gật đầu nhẹ, mỉm cười,
- Thường xuyên trò chuyện với trẻ: Điều này giúp giáo viên có thể thể hiện tình cảm và hiểu biết sâu sắc hơn về trẻ
- Đọc sách, truyện cho trẻ thường xuyên: Đây là một trong những cách rèn luyện kỹ năng tập trung và giúp trẻ lắng nghe toàn bộ một câu chuyện.Việc thực hiện những phương pháp này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng lắngnghe một cách hiệu quả và trở thành người có khả năng tập trung trong cuộc sống
Trang 18Trẻ tiểu học có nhiều cung bậc cảm xúc và thường chưa biết quản lý chúng một cách hợp lý Vì vậy, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ cách kiểm soát cảm xúc của mình Vì đang trong độ tuổi phát triển nên đôi khi trẻ sẽ trải qua những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, buồn chán, sợ hãihoặc thất vọng, Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn trẻ cách đối phó với những cảm xúc quá tiêu cực hoặc quá phấn khích như sau:
Tạo cơ hội cho con biểu đạt những cảm nhận của mình về sự việc cụ thể: Giáo viên có thể hỏi trẻ về tình huống xảy ra và thường xuyên quan sát biểu cảmcủa học sinh
Cho học sinh tham gia những hoạt động giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực: Sáng tạo nghệ thuật, đọc truyện tranh, học năng khiếu, xem phim, tham gia thể dục thể thao,
Dạy học sinh nói những điều tích cực: Giáo viên nên dạy học sinh nói những điều tốt đẹp mà bản thân mình sở hữu hoặc giáo viên có thể đóng vai người bạn và đưa ra các tình huống thực tế để học sinh giải quyết Sau đó, hướng dẫn con nếu con đưa ra giải pháp sai
Chia sẻ khó khăn cùng con: Trong những lúc gặp thử thách con cần người
để chia sẻ và tâm sự, lúc này giáo viên có thể trở thành người tư vấn cho học sinh, giúp học sinh vượt qua khó khăn.[4.tr4]
3.1.5 Kỹ năng khám phá và xử lý vấn đề, tự bảo vệ bản thân, phòng chống bắt nạt
Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn
đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống Giải quyết vấn đề có liên quan tới
kĩ năng ra quyết định và cần nhiều KNS khác như: Giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định…
Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần:
Trang 19- Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thông tin cần thiết.
- Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có
- Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giả quyết nào đó
- Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương
án giải quyết đó
- So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng
- Hành động theo quyết định đã lựa chọn
- Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần quyết định
và giải quyết vấn đề sau
Kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống
Trong danh sách các kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, kỹ năng tự bảo vệ bảnthân và học cách tự vệ là một kỹ năng vô cùng quan trọng Nguy hiểm có thể xảy ra từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào, vì vậy, giáo viên nên liệt kê cho trẻ những tình huống có thể xảy ra và hướng dẫn trẻ cách xử lý Dưới đây là một số tình huống giáo viên có thể hướng dẫn trẻ bảo vệ bản thân:
- Tuyệt đối không nói chuyện với người lạ: Giáo viên hãy dặn trẻ không nên tự ý đến những nơi đông người và không nhận đồ vật từ người lạ mà không
có sự cho phép của người thân hoặc giáo viên
- Trong quá trình hướng dẫn trẻ về các tình huống khẩn cấp, giáo viên cầngiải thích rõ nguyên nhân để trẻ hiểu và ghi nhớ
- Không nghe theo lời hoặc đi theo người khác: Giáo viên hãy hướng dẫn trẻ không được tự ý đi theo hoặc làm theo lời của người lạ
- Tìm kiếm sự giúp đỡ: Trong trường hợp trẻ nhận ra rằng người tiếp xúc
có ý đồ xấu, giáo viên hãy hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh như bác bảo vệ, giáo viên, phụ huynh của bạn bè khác,