1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối kỳ học phần lịch sử hàn quốc

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 336,1 KB

Nội dung

Trong thời gian 1860-1910, chính quyền Joseon đã đưa ra một loạt các biện pháp đối nội và đối ngoại nhằm chèo lái một đất nước đang suy thoái đứng trước những đợt sóng bạo loạn trong nướ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

KHOA HÀN QUỐC HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Học phần: Lịch sử Hàn Quốc

Giảng viên: Phan Thị Anh Thư    Sinh viên:Nguyễn Văn Hưng   MSSV: 2156200140

  Lớp: Hàn 4   Niên khóa: 2022- 2023

Tp Hồ Chí Minh, 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

2

Trang 3

Câu 1 (4,0 điểm)

Anh/chị hãy rút ra những nhận xét cá nhân về thời kỳ Joseon suy tàn (1860-1910)? Những sai lầm trong chính sách đối nội hay đối ngoại đã đẩy Joseon tiến nhanh hơn đến kết cục suy vong?

Xuyên suốt chiều dài lịch sử bán đảo Triều Tiên, có lẽ không triều đại nào vừa huy hoàng rực rỡ, vừa phải trải qua nhiều biến động như triều đại Joseon Đây là triều đại phong kiến có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử nhưng cũng đánh dấu sự chấm dứt chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm trên vủng đất này Sáng lập nên bởi Lý Thành Quế vào năm 1392, trải qua gần 600 năm tồn tại và phát triển, triều đại này đã chứng minh sự ổn định và phồn thịnh của mình Thế nhưng không tránh khỏi quy luật tất yếu của mọi vương triều phong kiến, có khởi đầu tất sẽ có kết thúc, Joseon bước vào đà suy thoái và dần dà bộc lộ những yếu kém của mình trước sự thay đổi nhanh như vũ bão của thế giới

Những biến đổi về Chính trị trong nội bộ Hoàng gia Joseon và những biến động trong xã hội Joseon cuối thế kỉ XIX đã khiến Hàn Quốc thay đổi rất nhiều Sau thời đại của vua Anh Tổ và Chính Tổ, Joseon phải bước vào một thời kì mà vua không nắm giữ  quyền lực mà điều này thuộc về tay ngoại thích, được sử sách gọi là “Chính Trị Thế đạo”

1 Dưới nền chính trị này, vua chỉ đóng vai trò như một con bù nhìn không nắm thực quyền và bị chi phối bời những gia tộc nhà vợ có thế lực như An Đông Kim thị2, Phong Nhượng Jo thị3 Sau khi vua Triều Tiên Chính Tổ qua đời, vị vua kế nhiệm là Thuần Tổ (1800- 1834) lúc ấy chỉ mới 11 tuổi, thế nên mọi quyền lực nằm trong tay Thái phi Vị Thái phi này đã chỉ định con gái gia tộc Kim thị sẽ lên làm Vương phi cho triều đại tiếp theo Nhờ đó mà Kim thị đã từng bước chiếm lĩnh quyền lực trong triều đình Sau cái chết của Thuần Tổ thì Hiến Tông kế ngôi, và quyền lực chuyển về tay Phong Nhượng Jo thị Nội bộ trong Hoàng gia liên tục tranh giành quyền lực với nhau thay vì liên minh để tạo ra sức mạnh thay đổi đất nước, điển hình là mâu thuẫn giữa Vương phi Mẫn thị và Hưng Tuyên Đại Viện Quân Điều này khiến cho kỷ cương đất nước bị rối loạn, những

kẻ có quyền lực thuộc các gia tộc này hà hiếp nhân dân, mua bán chức quan, sưu cao thuế  nặng làm tầng lớp nhân dân chịu nhiều thống khổ Đáng nhắc tới là chế độ thuế “Tam

1 Chính Trị Thế đạo ( 정정정정 ).

2  An Đông Kim thị ( 정정 정정 ).

3  Phong Nhượng Jo thị ( 정정 정정 ).

3

Trang 4

chính” bao gồm Điền thuế, Quân bố, Hoàn cốc  nhằm vơ vét đến tận cùng sức lao động

và của cải của nhân dân Hậu quả của điều này là đời sống nhân dân trở nên lầm than cơ  cực, cảnh nợ nần túng thiếu diễn ra thường xuyên khiến không ít người chết đói hoặc bỏ

xứ mà đi Để thể hiện sự phản kháng, nhân dân bắt đầu đưa ra những kháng nghị, thậm chí họ còn nổi dậy đập phá cơ quan hành chính, một số bộ phận còn trở thành cướp và tập hợp thành nhóm lớn gây ảnh hưởng đến đa số người dân Bên cạnh đó, trong lòng quần chúng nhân dân xuất hiện làn sóng mới phát triển thành những toán quân nổi dậy tạo phản nhằm lật đổ chính quyền Những cuộc nổi dậy tiêu biểu gồm có: Cuộc nổi dậy của Hồng Cảnh Lại, cuộc nổi dậy của nông dân Jinju, phong trào Đông Học của Thôi Tế  Ngu Đứng trước những bất ổn và khó khăn như vậy, việc cần thiết là tìm ra cách để chấn chỉnh và thay đổi quốc gia Trong thời gian 1860-1910, chính quyền Joseon đã đưa ra một loạt các biện pháp đối nội và đối ngoại nhằm chèo lái một đất nước đang suy thoái đứng trước những đợt sóng bạo loạn trong nước và sự xâm lăng từ các quốc gia phương Tây và Nhật Bản Thế nhưng chúng cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm khiến kết quả đạt được rất đáng thất vọng, triều đình Joseon phải kí những hiệp ước bất bình đẳng với các thế lực xâm lăng và chịu nhiều tổn thất Chính sách của triều đình Joseon về đối nội và đối ngoại đều có chung những đặc điềm là bảo thủ, cực đoan, sai lầm, yếm thế so với kẻ địch

*Về chính sách đối nội:

Vua Cao Tông (1852-1919) lên ngôi lúc chỉ mới 12 tuổi, nên cha của ông là Lý Hạ Ưng, còn được gọi là Hưng Tuyên Đại Viện Quân, nắm giữ mọi quyền lực và là người trực tiếp đưa ra những quyết định điều hành đất nước trong thời kì này Nhiệm vụ được đặt ra trước mắt đó chính là chấn hưng lại một đất nước đang trên đà lao dốc và chống lại hai thế lực nguy hiểm là nội loạn và ngoại tặc Tấm gương trước mắt là cuộc cải cách

“Đồng Trị” 5 của nhà Thanh tại Trung Quốc được lấy làm hình mẫu cho mọi nỗ lực phục hưng lại đất nước trong suốt những năm từ 1864 đến 1873 Hưng Sơn Đại Viện Quân nhắm đến các gia tộc quyền thế đã lũng đoạn đất nước bấy lâu, ra sức làm giảm sức ảnh hưởng của họ trên nhiều phương diện Ông ta chỉ để những người có năng lực, đi lên từ  con đường khoa cử chính thống, loại bỏ những kẻ bất tài vô dụng và đi lên nhờ quan hệ

ra khỏi hệ thống bộ máy cai trị Ông còn mạnh tay trừng trị những tên tham nhũng băng các hình phạt như lưu đày hoặc tử hình Chính sách mới đánh thuế bằng nhau giữa tầng

4   Chế độ Tam chính ( 정정 ), Sách 정정정 정정 NXB ĐHQG Seoul 2005, tr.148.

5  CJ Eckert, 2001: Korea Xưa Và Nay, NXB Tổng Hợp, tr 212 - 213

4

Trang 5

lớp quý tộc và thường dân và đóng cửa nhiều trường học đã thiếu nợ nhà nước và gây lãng phí của cải cùng với nhiều nô lệ phục dịch Ông còn quan tâm tăng cường sức mạnh quốc phòng, điều này đã khiến Joseon mạnh mẽ và giữ vững chủ quyền giai đoạn đầu khi phương Tây để ý tới vùng đất màu mỡ này Đặc biệt, ông ta cho xây dựng lại cung Cảnh Phúc đã bị hủy hoại trước đó lại nguyên vẹn, nhằm thể hiện được vị thế lãnh đạo của mình Thông qua những hành động đó, nội bộ Joseon đã căn bản giữ được sự bình ổn trong một khoảng thời gian Tuy vậy, thời kì Hưng Tuyên Đại Viện Quân nắm quyền chỉ kéo dài 10 năm (1863- 1873), do ông không thực sự cải cách triệt để những vấn đề trong

hệ thống giáo dục, kinh tế, quân sự và những thành quả chỉ nhắm đến tầng lớp Lưỡng ban, thêm yếu tố xây dựng cung điện lúc quốc gia đang suy vi và đóng cửa trường học (1871) khiến các học giả Nho giáo và quần chúng bất mãn buộc ông phải thoái vị Việc tăng thuế đất và đánh phí vận tải nhằm lấp đầy ngân khố quốc gia, làm cuộc sống của nông dân và thương nhân thêm vạn phần lầm than và cơ cực Những cải cách đó khiến cho cuộc sống nhân dân thêm khó khăn buộc họ phải nổi dậy như cuộc binh biến Nhâm Ngọ quân loạn năm 18826 và cuộc Khởi nghĩa nông dân năm 18947 Tới thời vua Cao Tông, ông đã cố gắng để đưa Joseon trở thành một quốc gia độc lập và có tiếng vang trên chính trường quốc tế, tuy nhiên những nỗ lực của Cao Tông dường như khá mờ nhạt và yếu thế trong bối cảnh Vương phi Mẫn thị mới thật sự là người nắm quyền lực chính trong triều Nhưng không vì thế mà Cao Tông bị xem xét như một ông vua bất tài vô dụng! Ông cũng đã có những nỗ lực trong việc xây dựng đất nước, năm 1884 cho thành lập trường đại học công, nhằm xóa bỏ tư tưởng Nho giáo bảo thủ và cổ hủ và xóa bỏ chế độ thân phận mà vốn là những nội dung gây cản trở con đường tiến lên nhà nước cận đại Năm

1897 ông hồi cung về cung Đức Thọ và xưng Hoàng đế, niên hiệu Quang Vũ, đổi Quốc hiệu

từ Joseon thành Đại Hàn Đế quốc, mang trong mình hi vọng đất nước sẽ thoát khỏi số phận bị ngoại bang xâu xé, trở thành một quốc gia độc lập.8

Tóm lại, những gì mà triều đình Joseon đã làm để cố gắng thay đổi số phận là đáng ghi nhận, tuy nhiên chúng còn mang nhiều yếu tố bảo thủ, cứng nhắc Sự thiếu đoàn kết giữa các thành phần tầng lớp trong xã hội là nguyên nhân chính gây nên sự suy yếu của cả một quốc gia, bởi lẽ những nhà cầm quyền chỉ chú ý lợi ích của tầng lớp của họ mà không biết rằng

6  Nhâm Ngọ quân loạn (정정정정)

7  Khởi nghĩa ngông dân Đông Học (정정정정정정, 정정정정정정)

8 hps://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?

lang=v&menu_cate=history&id=&board_seq=59929&page=24&board_code =

5

Trang 6

nhân dân lao động chính là nguồn sức mạnh của cả dân tộc, mà muốn bảo vệ dân tộc thì chỉ

có thể dựa vào họ

*Chính sách đối ngoại:

Với phương Tây:

  Triều đình Joseon giai đoạn này thi hành chính sách đối ngoại vô cùng sai lầm và bảo thủ, đó là bế quan tỏa cảng, đóng cửa với phương Tây, mà giới sử gia phương Tây gọi họ bằng một cái tên “The Hermit Kingdom” nghĩa là “Vương quốc của những ẩn sĩ” 9Lúc này

cả quốc gia như bị cô lập với thế giới bên ngoài, mặc cho phía phương Tây bày tỏ khao khát, mời gọi được buôn bán giao thương kinh tế Sở dĩ Joseon từ chối giao thương với phương Tây là vì họ đã thấy được những điều xảy ra với Trung Quốc qua hai cuộc Chiến tranh Nha phiến (1839- 1842).10Do đó nhằm tránh những điều tồi tệ như vậy xảy đến với đất nước của mình, triều đình Joseon từ chối mọi lời mời mua bán với phương Tây Ngoài ra, triều đình Hưng Tuyên Đại Viện Quân tiến hành bài xích Thiên Chúa Giáo và các nhà truyền đạo môt cách mạnh mẽ, vì nó thu hút một lực lượng lớn đông đảo người dân từ mọi tầng lớp tham gia Triều đình cho rằng đây là một mối nguy hiểm tiềm tàng, và các Nho sĩ cho rằng Thiên Chúa giáo là tà giáo nên tích cực lên án Năm 1886, một cuộc càn quét diễn ra và có tới 9 nhà truyền giáo và 8.000 người tín đồ bị lưu đày.11Việc đàn áp khốc liệt diễn ra khiến mâu thuẫn giữa người phương Tây và Joseon gia tăng, và đẩy lên mâu thuẫn thành chiến tranh Các cuộc chiến nổi bật trong giai đoạn này gồm: với Pháp Bính Dần dương nhiễu (1866), và Tân Mùi dương nhiễu với Mỹ vào năm 1871 Cả hai lần thắng lợi đều thuộc về quân Joseon, điều này đã thể hiện tinh thần yêu nước của người Hàn, nhưng đồng thời nó cũng khiến Joseon cô lập và tụt hậu so với thế giới Hậu quả là triều đình Joseon phải kí những Điều ước bất bình đẳng với các quốc gia phương Tây Năm 1882 ký với Mỹ Điều ước Tế Vật Phổ, năm

1883-1889, lần lượt ký với Anh, Nga, Ý, Pháp, Áo- Hung, trong hoàn cảnh triều đình yếu thế và lép

vế không thể bảo vệ được quốc gia, đó cũng là bàn đạp để người phương Tây xuất hiện khắp nơi trên lãnh thổ Joseon

Chính sách đối ngoại với Nhật Bản:

9  Michael J Seth, 2019: A Concise History of Korea From Anquity to the Present.

10  CJ Eckert, 2001: Korea Xưa Và Nay, NXB Tổng Hợp, tr 214 - 215

11  CJ Eckert, 2001: Korea Xưa Và Nay, NXB Tổng Hợp, tr 216 - 217

6

Trang 7

Sau cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản trở thành một quốc gia hùng mạnh về mặt quân sự và kĩ thuật Trong bối cảnh đó, Nhật yêu cầu Joseon mở cửa với mình, đòi giao lưu thông thương với quốc gia láng giềng này Tuy vậy, trong lá thư gửi vua Cao Tông, nội dung bức thư thể hiện sự coi thường Joseon và yêu cầu Joseon phải coi Nhật Hoàng của họ ngang bằng với Hoàng Đế nhà Thanh Điều này làm triều đình Joseon, vốn là một nước thuần phục Trung Quốc không thể chấp nhận được Do đó, họ khước từ yêu cầu này của Nhật Bản Thế nhưng với sức mạnh của mình, Nhật Bản ép buộc Joseon phải mở cửa thông thương Tàu chiến Unyoho (Vân Dương Hiệu) đã tiến vào đảo Ganghwa và nổ súng đã xảy ra, phá tan sự  yên bình hiếm hoi trên hòn đảo này Viện cớ quân Joseon gây chiến, Nhật ép họ phải ký kết Hiệp định Ganghwa (Giang Hoa) năm 1876 Đây là điều ước đầu tiên ký kết với ngoại quốc vào thời kì cận đại Theo đó, ba cảng biển sẽ được mở và người Nhật có quyền cư trú ở những nơi nhất định trên lãnh thổ Joseon Bên cạnh đó nó còn nhiều khoản bất bình đẳng và gây bất lợi cho Joseon như cho phép Nhật Bản tự do đo đạc vùng biển của quốc gia mình, và cho phép người Nhật tuy sống trên đất Joseon nhưng chỉ chịu pháp luật Nhật Bản ( thừa nhận pháp quyền ngoại trị) 12

Qua những chính sách đối ngoại với phương Tây và Nhật Bản kể trên, ta có thể thấy Joseon đã phạm phải một sai lầm rất lớn đó là bài trừ những xu thế tất yếu của toàn cầu lúc bấy giờ, chỉ chăm chăm giữ vững nhà nước phomg kiến của mình Thế nhưng những nỗ lực

ấy dường như không thể ngăn cản làn sóng mạnh mẽ từ phương Tây và đặc biệt là Nhật Bản, một quốc gia đang vươn mình mạnh mẽ, với âm mưu đưa bàn tay chiếm lấy không chỉ Hàn Quốc mà cả vùng Châu Á rộng lớn Cộng thêm với tình hình chính trị nội bộ rối ren, Joseon như một sợi dây xích mà mỗi mắt xích trong đó đều mục rỉ, khiến cho vùng đất này nhanh chóng bị Nhật Bản đô hộ không lâu sau đó

*Chính sách đối ngoại sai lầm là nguyên nhân chính đưa Joseon đến bờ diệt vong

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Joseon, mà nguyên nhân chính yếu là chính sách đối ngoại sai lầm Sự cải cách của Hưng Tuyên Đại Viện Quân lúc đó đã phần nào giải quyết những vấn đề nội bộ, đưa đất nước yên bình một thời gian Thậm chí, binh lực còn

đủ mạnh để chống lại hai lần quân Pháp và Mỹ đặt chân lên đảo Ganghwa Đây là thời điểm thích hợp để họ mở cửa để học tập những thành tựu khoa học kĩ thuật và cải cách đất nước,

12   Sách 정정정 정정 NXB ĐHQG Seoul 2005, tr.163

7

Trang 8

đồng thời giao thương buôn bán thì kinh tế mới có thể phát triển Tuy nhiên trái ngược lại những điều đó, triều đình Joseon lúc đó chọn con đường đóng chặt cửa, điều được cho là vô cùng lỗi thời, vì ngay từ những năm 1840- 1850 Trung Quốc và Nhật Bản đã buôn bán với phương Tây vô cùng mạnh mẽ Những sai lầm Joseon đang thực hiện là những điều Nhật Bản

đã mắc phải từ những năm 1640 dưới thời Mạc phủ Tokugawa, đó là cấm cản sự lưu thông hàng hóa cũng như di trú của những người nước ngoài đến lãnh thổ của mình Joseon có cơ  hội để lựa chọn con đường giống Nhật Bản đó là tiến hành cải cách, nhưng họ lại không chọn cách này Thêm việc hai lần chiến thắng trước phương Tây càng làm cho họ thêm phần tự  đắc, Xích Hòa Bia đợc dựng khắp nơi và người ta truyền nhau khẩu hiệu : “Giặc Tây Dương đến, chiến hay hòa? Hòa là phản quốc!”.13Vào thời điểm đó, Pháp bận giải quyết vấn đề xâm lược Việt Nam, Mỹ vướng vào cuộc nội chiến và phải tập trung quân lực mở rộng bờ Tây, quân Anh đang đàn áp các cuộc nổi dậy ở Ấn Độ, và Nga đang phải chiếm giữ vùng đất Seberia nên dường như sức ảnh hưởng của phương Tây lên Joseon rất yếu, Joseon đã đánh mất khoảng thời gian vàng để tiến hành một cuộc cách mạng Cho tới khi quân Nhật can thiệp quá sâu vào nội bộ chính phủ thông qua các Điều ước được kí kết, Joseon mới chịu mở cửa một cách cưỡng chế Lúc này dân tộc Hàn phải tiến hành cả hai mục tiêu đó là hiện đại hóa đất nước đồng thời giữ độc lập dân tộc, nhưng rất khó khăn vì người Nhật đã thể hiện dã tâm xâm lược Joseon một cách mạnh mẽ Lúc này những nỗ lực cải cách và các phong trào Khai hóa bị diễn ra đứt đoạn do bị bị quân Nhật gây khó dễ và cũng bị chính những quan lại Nho gia cổ hủ lên án làm cho sức mạnh đất nước yếu thế so với Nhật Bản và đánh mất vương quyền vào tay kẻ thù năm 1910 Nhìn chung, các quốc gia quân chủ phong kiến Châu Á lúc

đó nếu không mở cửa và cải cách như Nhật Bản hay Thái Lan đều sẽ không bắt kịp sự phát triển quốc tế, dẫn tới yếu thế so với quân xâm lược và đánh mất chủ quyền Joseon hoàn toàn

có được những điều kiện vàng để thay đổi số phận, nhưng đáng tiếc họ đã không thể. 

Câu 2 (6,0 điểm)

Chính sách cai trị của Nhật Bản (1910-1945) đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ XX? Theo anh/chị, tại sao nói mặt phá hoại trong chính sách của Đế quốc Nhật là cơ bản?

Sơ lược về bối cảnh Đại Hàn Đế quốc những năm 1910:

13  CJ Eckert, 2001: Korea Xưa Và Nay, NXB Tổng Hợp, tr 216

8

Trang 9

Giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904), Nhật Bản chính thức xâm chiếm bán đảo Hàn Năm 1905 kí kết Điều ước Ất Tỵ, người đứng đầu Phủ Thông Giám Ito Hirobumi tiến hành áp bức tự do và thực thi chế độ thực dân hóa nhân dân Hàn Quốc14 Năm 1907, chúng ép vua Cao Tông phải thoái vị và cưỡng chế chính phủ Đại Hàn phải kí hiệp ước Hàn Nhật mà theo đó người Nhật được bổ nhiệm vào tất cả các chức danh thứ trưởng của các bộ làm cho bàn tay của người Nhật ngày càng nhúng sâu vào nội chính của Đại Hàn Quân Nhật sau đó giải tán quân đội Tới năm 1910, Nhật hoàn toàn biến bán đảo Hàn thành thuộc địa của mình thông qua Hiệp ước thôn tính, vua Thuần Tông thoái vị, vương triều Joseon cáo chung sau gần 600 năm trị vì Bắt đầu từ  đây, một trang sử đen tối của dân tộc Hàn đã bắt đầu Ý đồ thực sự của thực dân đế quốc Nhật là muốn biến Đại Hàn mãi mãi trở thành thuộc địa của Nhật Để biến điều này thành

sự thật, người Nhật ra sức làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc xã hội Hàn, nỗ lực đồng hóa người Hàn thành người Nhật trên mọi phương diện Trong suốt 35 năm cai trị ( 1910-1945), những chính sách cai trị này đã bòn rút không ít nội lực của Hàn Quốc, không những vậy có những chính sách nhằm triệt tiêu chủ nghĩa dân tộc, ý thức nguồn cội và sự  phát triển đất nước Hàn Quốc, mà mục tiêu Nhật Bản hướng tới là đồng hóa và thôn tính mãi mãi vùng đất màu mỡ này, điều đó được thể hiện qua các phương diện sau:

Về mặt chính trị, nhằm hợp thức hóa việc xâm chiếm Hàn Quốc, Nhật từ một quốc gia thắng trận qua hai cuộc chiến Trung- Nhật (1894- 1895) và Nga- Nhật (1904- 1905)

đã giành được vị trí nhất định trên chính trường quốc tế Năm 1902 thành lập liên minh Anh- Nhật, năm 1905 kí kết với Mỹ Văn bản ghi nhớ Taft- Katsura , nhờ đó mà cộng đồng quốc tế công nhận quyền kiểm soát của quân Nhật trên bán đảo Hàn và việc sáp nhập Hàn vào lãnh thổ Nhật trở thành điều hiển nhiên không thể bàn cãi Ngoài ra, việc Joseon trở thành Đế quốc Đại Hàn, rồi kí kết Hiệp ước bảo hộ cũng nằm trong tính toán của người Nhật nhằm loại bỏ sự can thiệp của Trung Quốc ra khỏi Hàn, như vậy về mặt pháp lý, Hàn Quốc đã trở thành một phần của Nhật Sau đó, với những nỗ lực xây dựng một chính phủ mới ở thuộc địa, Đế quốc Nhật thành lập Bộ Tổng Đốc Triều Tiên và người đứng đầu là quan Toàn quyền (được Nhật hoàng trực tiếp bổ nhiệm) nhằm cai trị người dân Hàn một cách tàn bạo Cảnh sát Nhật (Quân Hiến binh) được bố trí khắp nơi, nhũng nhiễu nhân dân Chính phủ Nhật ban hành các lệnh cấm hội họp tập trung, đóng cửa nhiều tòa soạn báo, bắt bớ các sĩ phu yêu nước, dẹp tan những nghĩa quân nổi dậy

14   Sách 정정정 정정 NXB ĐHQG Seoul 2005, tr.181

9

Trang 10

Có tới 17.600 quân khởi nghĩa đã bị quân Nhật giết hại chỉ trong 3 năm từ 1907- 1910 Đặc biệt chúng tiến hành một chính sách “chia để trị” vô cùng thâm độc Bộ máy cai trị cắm rễ sâu từ trung ưng đến địa phương, từ 8 tỉnh trước đây tăng lên 13 tỉnh, 218 hạt, 18 thành phố, 2.262 thị tứ và 2 hòn đảo Một hệ thống quản lý chi tiết và chặt chẽ như vậy nhằm thám thông tin xảy ra tại thuộc địa một cách nhanh chóng và chính xác Một điều nữa, người Nhật sống trên bán đảo sẽ được hưởng những đặc quyền của Chính phủ Nhật, còn người Hàn thì không, đây gọi là hệ thống “lưỡng luật” gây phân biệt đối xử với người Nhật chính gốc và người Hàn Như vậy, quân Nhật đã thành công trong việc xóa

bỏ vết tích của Hàn Quốc trên bản đồ thế giới, thiết lập chế độ thống trị thành công và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của người dân Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ nhằm củng cố một nhà nước thuộc địa mới thành lập

Về mặt kinh tế , việc thành lập chính phủ mới đã gây ra nhiều biến đổi nền kinh tế  lấy trọng tâm là nông nghiệp của Hàn Quốc lúc bấy giờ Nhật Bản đã tiến hành khảo sát ruộng đất qua 3 nội dung lớn: khảo sát quyền sở hữu ruộng đất xác minh về mặt luật pháp, khảo sát giá cả ruộng đát và xác định giá ruộng đất chính thức, điều tra các hình thái và hình thức ruộng đất16 Qua việc này, Nhật Bản phủ nhận toàn bộ quyền sở hữu cũng như lợi ích mà các nông dân đã nắm trong tay từ thời Joseon, chỉ có quyền sở hữu ruộng đát của địa chủ là được công nhận Nhiều đất đai được quy vào loại vô chủ, được

Bộ Tổng đóc thâu tóm và chia hoặc bán rẻ cho các công ty Nhật hoặc người Nhật qua Hàn Quốc sống Chính bởi những chính sách đó, đa số người Hàn trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất quê hương Ngoài ra, ngành Công nghiệp cũng bị chiếm đoạt không thương tiếc và bị chèn ép đến mức không thể phát triển được Các cơ quan tín dụng của Nhật Bản ngay từ những ngày đầu đã đặt chân vào bán đảo Hàn, giúp các thương nhân Nhật làm ăn và lưu thông hệ thống tiền tệ mới và chi phối tín dụng của Hàn Rất khó để người Hàn có thể thành lập công ty vì phải qua sự chấp thuận của Bộ Tổng đốc Triều Tiên, như vậy khiến cho sự phát triển tư bản của người Hàn bị kiềm chế mạnh

mẽ Người Nhật còn độc quyền bán mua những sản phẩm quý giá như muối, thuốc lá, nhân sâm, lâm sản Khai thác khoáng sản và ngư nghiệp đều bị thâu tóm về tay người Nhật Tất cả nguồn thu và lợi nhuận đều chảy về túi của Bộ tổng đốc Bên cạnh đó, trong thập niên đầu tiên cai trị, Nhật cũng đã có những lưu tâm về hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất, giao thông liên lạc của các nước thuộc địa Về hệ thống giao thông, Nhật cho xây

15  CJ Eckert, 2001: Korea Xưa Và Nay, NXB Tổng Hợp, tr 218

16   Sách 정정정 정정 NXB ĐHQG Seoul 2005, tr 198

10

Ngày đăng: 09/12/2024, 04:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w