1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế chính trị: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Môi Trường Làng Nghề Trên Địa Bàn Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
Tác giả Hồ Thị Kim Thanh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 61,16 MB

Nội dung

DANH MUC BANG BIEUTóm tat về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Mỹ trong giai đoạn 2017-2020 Tình hình phân bố làng nghề trên địa bàn huyện Yên MỹMức độ ô nhiễm môi trườ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

KHOA KINH TẺ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

CÁC YEU TO ANH HUONG DEN QUAN LY MOI TRUONG LANG

NGHE TREN DIA BAN HUYEN YEN MY, TINH HUNG YEN

Giảng viên hướng dẫn : TS Hoang Thị Huong

Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Kim Thanh Lớp : QH-2019-E Kinh tế CLC 3

Ngành : Kinh tế

Chương trình đào tạo :CLC

Hà Nội - Tháng 5 Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

KHOA KINH TẺ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP

CÁC YEU TO ANH HUONG DEN QUAN LÝ MOI TRƯỜNG LANG

NGHE TREN DIA BAN HUYEN YEN MY, TINH HUNG YEN

Giảng viên hướng dan : TS Hoàng Thị Hương

Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Kim Thanh Lớp : QH-2019-E Kinh tế CLC 3

Ngành : Kinh tế

Chương trình dao tao : CLC

Hà Nội - Tháng 5 Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn “Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý môi trường

làng nghề trên địa bàn huyện Vên Mỹ, tính Hưng Yên” là do tôi thực hiện với sự

hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Thị Hương Đây không phải là bản sao chép của

bat ky mot ca nhan, tổ chức nào Các số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi

thu thập, điều tra, trích dẫn và tham khảo.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong

Luận văn này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Tác giả luận văn

Thanh

Hồ Thị Kim Thanh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bài nghiên cứu, em đã nhận được sự

giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị khóa trên, bạn bè và gia đình

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:

TS Hoàng Thị Hương — người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, định

hướng làm bài và động viên em thực hiện và hoàn thành đề tài.

Các thay, cô giảng viên Khoa Kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế - Đại học

Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ, tận tình giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài Cuối cùng, em xin kính chúc cô Hoàng Thị Hương cùng quý thầy cô khoa

Kinh tế Chính trị - trường Đại học Kinh té - DHQGHN và các bạn sinh viên sức khỏe,

đạt nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sông!

Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như những hạn chế về kiến thức, bàinghiên cứu chắc chăn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự

nhận xét, ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn dé bài khóa luận được hoàn thiện

hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Thanh

Hồ Thị Kim Thanh

Trang 5

LOT CAM ĐOAN cc cv v2 HH re ii LOT CAM ƠN co cv tt th HH re iv

DANH MỤC VIET TẮTT -2-2£©++££EE++££EEEEEEEEEEECEEEEEEEEEEECEEEEEEEEEE.CErLLrrrrrrree viiDANH MỤC BANG BIEU 2.0 ccccsccssssessssesssssssssesssecsssecsssecssssesssecsssecssssesssecsssvessseecsseessseesase viiiDANH MỤC SO DO, BIEU DO ooi ccccceccccsssssssssessssessssessssecsssecssscsssecsssecssessseessseessseessseess ix

MỞ ĐẦU 55222 2n 222221 re |

1I Tính cấp thiết của đề tài 222¿22 E222 1222211222111 cree l

'I AM, ti@u mghién CW n6 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài áo 3

1.4 Kết cấu các nội dung của luận văn - 2 ©2©+££E+£+EE+EtEEEErrrkerrrkerrrkcee 3

NOU DUNG 0 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA KINH NGHIỆM THUC TIEN QUAN LÝ

MOI TRUONG LANG NGHE CAP HUYỆỆN 22-2222222+e2EEEecEEEEvrrrrkkrrrrkee 4

1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu oe cccssescsseesssessssecssseesssecsssecsssecsssecsseessseeessees 4

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến để tài - -s¿ 4

1.1.2 Kết quả các công trình nghiÊH CỨPM -©25c©5+ecSEE+zcEEEttEEEEetrErkerrrrkerrrrrcree 5

1.2 Cơ sở lý luận quản lý môi trường làng nghề cấp huyện -. 6

L.2.1 CGC RAG niet TIEN Quan nốố ốố ố.ố.ố.ốố.ố 6

1.2.2 Mục tiêu của quản lý môi trong wececescecesesessesesesssseseseeseseneeceseseeeeeeseeeeeeseneeeeaeeeeeeaeeeees 7

1.2.3 Nguyên tắc quản I) môi truOng veecsccssscssssessssessssessssessssessssessssessssessssecssseesssesssseeesseeeess 81.2.4 Làng nghề và phân loại làng nghhÊ 2-©=+©©+£+SE+££EEEetEEEe+EEEetErkerrkerrrreee 101.2.5 Nội dung quản lý môi trường làng nnghẺ -©225+525+eccEE+eevccxeerrcreerrrrseee 141.2.6 Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghễ - 231.2.7 Tiêu chí đánh giá quản lý môi trường làng nghỄ -c©csz©ccs5ccsescsed 261.3 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý môi trường làng nghề một số huyện 28

1.3.1 Thực trạng quản lý môi trường làng nghề tại Việt NAM 5 c5-2+ 28

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý môi trường làng nghề tại một số huyỆn - 30 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ccccccccvvvcvvvvvvvvrrrree 33

2.1 Phương pháp thu thập số liệu - 2 ©+£++EE++t£EEEEEEEEEeeEEEErrrrkkrrrrrkerrrke 33

2.1.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiÊH CỨU c-©e£©+s+EE+sevEE+serrrrverrrred 33

2.1.2 Phương pháp thu thập SỐ liệu thle CấTD -. ©25-2©5S£SEESEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrkrrrreerree 33

2.1.3 Phương pháp thu thập số liệu SƠ CP cc+2E+eSEE+ettEEEstEErkerrrrkerrrree 33

2.2.Phương pháp xử lý thông tin và phân tích số liệu 2 2¿©zcecxe¿ 35

2.2.1 Phương pháp thong kê MO tả -©+©e£+E+++SE++£EE+E+EEEEEEEEEtEEEESEEErrrkerrrrrrrk 352.2.2 Phương pháp thống kê so sánh 2e-©©ce+2EE+e‡EEEEetEEEEECEEEEErrtrkerrrrrrrrrrrved 352.2.3 Phương pháp phân tích tổng NOP cesssvccssssssssssssssssssessssssssssssssssssssssssssssusssssssuesssssseesee 35

CHƯƠNG 3: CÁC YEU TO ANH HƯỚNG DEN CONG TÁC QUAN LÝ MOI

TRUONG LANG NGHE TREN DIA BAN HUYỆN YEN MỸ - 36

3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu -2¿-©+++22EE++++tt2Ex++strrrxerrrrrrseed 363.2 Khái quát về làng nghề huyện Yên Mỹ, 2-©+++CE+zetEEEEerrrrkerrrrkeree 38

3.2.1 Đặc điểm làng nghé huyện Yên MỊỹ 2:©©+ecSEE+ecEEEEEttEEEttrrrkerrrrerrrrree 38

Trang 6

3.2.3 Tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ 40

3.3 Thực trạng quản lý môi trường làng nghề ở huyện Yên Mỹ - 44

3.3.1 Hệ thống luật pháp và văn bản có tính chất luật về bảo vệ môi trường làng nghê453.3.2 Phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghÊ . - 48

3.3.3 Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý môi trường làng nghê 50

3.3.4 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường

đối với làng ng hê - 25c 2C5e EE++EEEEE12E11212711112211112T111 T111 T1 11 1 re 57

3.3.5 Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT tại các làng

7171“ h 60

3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý môi trường làng nghề trên

dia bam huyén 2):0/)001757 61

3.4.1 Thể chế, chính sách về quan bp môi trường làng Nhé cerceccsssesssssesssssesessseeseseesseree 62

3.4.2 Năng lực, trình độ đội ngũ cản bộ công chức nhà NUGCC e-cs<<<5<<s<<<+ 63

3.4.3 NAGN there CUA NQUOT AGN n.ố ốỐốỐố.ốố.ố ố 64

3.4.4 Sự tham gia của cộng đông vào công tác quan ly môi trường làng nghề 65

3.5 Đánh giá chung về công tác quản lý môi trường làng nghề huyện Yên Mỹ 66

CHUONG 4: ĐÈ XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUAN LÝ MOI TRUONG LANG NGHE TREN DIA BAN HUYỆN YEN MỸ 69

4.1 Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường làng nghề tai huyện Yên Mỹ 69

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn

WUVEM (3/8/0017 70

4.2.1 Giải pháp về việc bồ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để quản

S187.) 58/11-8,11 5N nu ÔỎ 70

4.2.2 Quy hoạch phát triển hệ thong làng ng hẺ -+©+2+©++e+EE++EEteterkerrrseee 71

4.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động bộ may OLMT LN trên địa ban huyện Yên Mỹ 12

4.2.4 Đầu tư và sử dụng ngân sách cho quản lý môi trường làng nghê 75

4.2.5 Nâng cao công tác tuyên truyen giáo đụC -© cc2cce+ecc+ecvccveetrcrseerre 77

4.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT

Trang 7

DANH MỤC VIET TAT

Phát trién nông thôn

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Khu công nghiệp

Cụm công nghiệp Lang nghé

Nghị quyết

Nghị định Quyêt định Quản lý môi trường

Sản xuất

Trung ương

Ủy ban nhân dân

VỆ sinh môi trường

Trang 8

DANH MUC BANG BIEU

Tóm tat về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên

Mỹ trong giai đoạn 2017-2020

Tình hình phân bố làng nghề trên địa bàn huyện Yên MỹMức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tại huyện Yên

Mỹ

Lượng nước thải ở các cơ sở làng nghề

Hệ số ô nhiễm bụi trung bình của các cơ sở sản xuất gỗ mỹ

nghệ

Một số văn bản, chính sách bảo vệ môi trường làng nghề

Thực trạng về công tác triển khai các văn bản về BVMT làng nghề

Đánh giá về công tác phân cấp, phân công nhiệm vụ QLMT

Trình độ cán bộ phụ trách môi trường làng nghéĐánh giá sự quan tâm của người dân ở các làng nghề về các

58 61

63

64

66

Trang 9

DANH MỤC SO DO, BIEU DO

Sơ đồ đánh giá mức độ 6 nhiễm tại các làng nghềBản đồ huyện Yên Mỹ

Sơ đồ hệ thống t6 chức QLMT làng nghề tại huyện Yên

13 36 48

51

55

57

Trang 10

MỞ DAU

11 Tinh cấp thiết của đề tài

Những năm vừa qua, ở nhiều vùng nông thôn nước ta, các làng nghề đã phát triển mạnh va đóng góp đáng ké cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,

là một phần quan trọng của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông

thôn trong giai đoạn hiện nay Phát triển mạnh những ngành nghề, day manh xuatkhâu các sản phẩm truyền thống có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động

là lợi thế của làng nghề địa phương Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên do sản xuất nông nghiệp phát triển, đồng thời với việc

khôi phục và phát triển các làng nghề Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làmgiàu ở nông thôn Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tìnhtrang ô nhiễm môi trường, khí thải, tiếng Ôn, bụi của các mạng lưới sản xuất quy

mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yêu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môitrường ở nhiều làng nghề đang thực sự lâm vào tình trạng đáng báo động, đòi hỏi sự

quan tâm tháo gỡ kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền địa

phương nơi có làng nghề

Tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh từ các làng nghề đã và đang tác

động trực tiếp tới sức khoẻ của người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc.

Tỷ lệ người mắc bệnh tại khu vực này đang có xu hướng ngày càng gia tăng Kếtquả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ của người dân tại các làng nghề ngày cànggiảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình của cả nước Tại các làng nghề

sản xuất kim loại, tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp, điếc, ung thư gia tăng hàng năm Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng

trực tiếp tới các hoạt động kinh tế, xã hội của chính các làng nghề, gây ra những

tốn thất không nhỏ về kinh tế và dẫn đến những xung đột môi trườngtrongcộng đồng

Hiện nay, tại huyện Yên Mỹ có khoảng 16-18 làng nghề truyền thống đượccông nhận, thuộc nhiều nhóm khác nhau, từ các nhóm chế biến thực phẩm cho đến

sản xuất cơ khí, tái chế kim loại và phế liệu ác làng nghề đã dần thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, các chính sách của nhà nước, của tỉnh và của huyện nhằm

khuyến khích, hỗ trợ đối với làng nghề truyền thống Việc sản xuất kinh doanh sản

phẩm làng nghề đã góp phan làm tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kế vào sự tăng trưởng của huyện Yên Mỹ, đồng thời là động lực cho một số ngành

kinh doanh dich vụ khác phát triển Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển

kinh tế; vấn đề cấp bách cần được quan tâm hàng đầu, mang tính phát triển bền vững cho các làng nghề đó là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên

Trang 11

gay gắt ở khu vực này Có rất nhiều hình ảnh, câu chuyện buồn xoay quanh chủ đề:

ô nhiễm khói, bụi; ô nhiễm nguồn nước; thậm chí cả ô nhiễm tiếng ồn ở các làng

nghề tại các địa phương trên địa bàn huyện Hiện, nhiều xã chưa có hệ thống xử lý

nước, rác thải tập trung Mỗi ngày, hàng trăm tấn rác thải các loại từ các làng nghề

dé trực tiếp ra ao, hồ, sông hoặc các trục đường chính Chất lượng môi trường hầu

hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn Bên cạnh đó, hệ

thống quy phạm pháp luật nói chung chưa day đủ, chưa cụ thé hoá công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường làng nghề chưa được triển khai sâu rộng, chưa huy động được nguồn lực xã hội.Việc ứng dụng công nghệ môi trường tại các làng nghề chưa được chú trọng đúng mức Do đó, bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát

triển bền vững là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng với các làng nghề trên cả

nước nói chung và với huyện Yên Mỹ nói riêng Với mục tiêu nghiên cứu là phân

tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường tại các làng nghé; trên cơ sở đó

đưa ra giải pháp dé gop phan vào việc nâng cao công tac quản lý môi trường tai các

làng nghề hướng tới phát triển bền vững đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Mỹ Xuất phát từ vấn đề trên, tôi đã chọn đề tai “Các yếu t6 ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Yén Mỹ, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích được những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý môi trường làngnghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao công tácquản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ

- Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường làng nghề trên

địa bàn huyện Yên Mỹ trong thời gian tới.

Trang 12

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích các yếu t6 ảnh hưởng đến quản lý môi trường tại các làng nghề trên địabàn huyện Yên Mỹ, chủ yếu tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làngnghề gây ô nhiễm môi trường

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

_ Phạm vi không gian: Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng

nghê Huyện Yên Mỹ— Tỉnh Hưng Yên.

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu giai đoạn 2016 - 2020

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản

liên quan đến Quản lý môi trường làng nghề, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quan

lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Yên Mỹ: Thể chế, chính sách về quản lý môi

trường lang nghề; Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước; Nhận thức của

người dân; Sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý môi trường làng nghề

1.4 Kết cấu các nội dung của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận bao gồm 4 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quan lý môi trường làng nghề cấp huyện

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa

bàn huyện Yên Mỹ

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn

huyện Yên Mỹ

Trang 13

NỘI DUNG

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIEM THUC TIEN

QUAN LY MOI TRUONG LANG NGHE CAP HUYEN

1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới

phát triển làng nghề nói chung và quản lý nhà nước về phát triển làng nghề nói riêng.Tiêu biểu là một số nghiên cứu như sau:

Công trình nghiên cứu: “Phát triển bền vững làng nghề truyền thong vùng kinhtétrọng điểm Bắc Bộ” của tác giả Bạch Thị Lan Anh (2010) Nghiên cứu đã chỉ ra nhữngthuận lợi - khó khăn tồn tại trong phát triển làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọngđiểm khu vực Bắc Bộ và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục khó khăn còn tôn tại

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Như Chung (2013) về “Quá trình hoàn thiện cácchính sách thúc day phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003 —

thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp" Để thi đã đề cập tới thực trạng về chính sách

quản lý nhà nước đối với làng nghề và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách

quan lý nhà nước thúc day sự phát triển của Làng nghề.

Luận án tiến sỹ của Mai Thế Hờn (1999) về “Phát triển làng nghề truyền thống

trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá ở vùng ven thủ đô Hà Nội Đề tài đã đềcập tới vấn đề quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, đã đề cập đến vấn đề phát triểnthị trưởng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ cho sự phát triển làng nghề Đềtài còn đề cập đến chính sách của Nhà nước đối với việc phát triển làng nghề truyềnthống trong quá trình Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá

Luận văn Thạc sỹ của Vũ Thu Hà (2002) về "Khôi phục và phát triển làng nghề

ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp” Tác giả đã nghiên

cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng và đưa

ra giải pháp về quy hoạch, kế hoạch khỏi phục và phát triển làng nghề truyền thống, đưa

ra giải pháp về đào tạo lao động, cán bộ quản lý, thị trưởng tiêu thụ, đôi mới công nghệ,

chính sách của nhà nước đề phát triển làng nghề truyền thống.

Đặng Kim Chi và cộng sự (2005), nghiên cứu Làng nghề Việt Nam và môi

trường Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu tổng quan về đặc điểm cũng như thực trạng sản

xuất, hiện trạng môi trường các làng nghề, tác giả đã đi đến các giải pháp chung nhấtcho từng loại hình làng nghề Ở đây cũng đề cập đến việc định hướng xây dựng một sốchính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững (như các chính sách về hỗ trợ tài

chính, chính sách về thị trường, về cơ sở hạ tầng, giáo dục môi trường ) Qua đó đề

xuất các giải pháp, nhìn chung tập trung vào hai nhóm chính là giải pháp kỹ thuật và

giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề

Luận văn thạc sỹ của Trần Văn Hiến (2006) về “tín dụng của ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam.”Tác

Trang 14

giả đã nêu ra thực trạng công tac tín dụng ngân hàng nông nghiệp của tinhQuang Nam

trong việc phát triển làng nghề của tỉnh, dự báo sự phát triển đến năm2012 ngân hàngđưa ra những chính sách cho vay hợp lý để khuyến khích phát triển làng nghề

Dương Bá Phượng (2001), nghiên cứu Bảo tổn và phát triển các làng nghề trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tác giả đã đề cập khá đầy đủ từ lý luận đến

thực trang cua lang nghề: từ đặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình thành

làng nghề, tập trung vào một số làng nghề ở một số tỉnh với các quan điểm, giải pháp và

phương hướng nhăm phát triển các làng nghề trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tác giả Phan Văn Tú năm 2011 nghiên cứu về: “Các giải pháp để phát triển làngnghề ở thành phó Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại Học ĐàNẵng Tác giả tập trung nghiên cứu các lý thuyết về làng nghề, phân loại và các nhân tốảnh hưởng đến phát triển làng nghề cũng như kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số

địa phương trên cả nước, từ đó nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghề ở thành

phố Hội An và đề xuất các giải pháp để phát triển các làng nghề này Các phương pháp

được sử dụng trong luận văn là thu thập thực tẾ tại làng nghề, thống kê, tổng hợp kết

hợp với chỉ tiết hóa, đối chiếu và so sánh dé đưa ra kết luận Luận văn chỉ ra rang pháttriển làng nghề ở Hội An hiện nay còn thiếu tình bền vững, hiệu quả kinh tế xã hội cònthấp, cần thiết phải có sự quan tâm, đầu tư của cơ quan nhà nước và các tổ chức doanh

nghiệp.

Ngoài ra còn một số luận văn lý luận chính trỊ cao cấp năm 2006 về “Phát triểnlàng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện ĐứcThọ - Hà Tĩnh" của Thạc sỹ Nguyễn Quốc Hải và luận văn thạc sỹ năm 2006 về “Nghềtruyền thống trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế 4 quốc tế” củaNguyễn Trọng Tuấn cũng đều dé cập đến thực trang làng nghề truyền thống của các địa

phương khác nhau; đồng thời cũng đưa ra những giải pháp về hoạch kế hoạch phát triển

nghề truyền thống và đặt vấn đề thị trường tiêu thụ đối qui mới công nghệ, chính sách,đào tạo nguồn lao động để làng nghề được phát triển trong điều kiện Việt Nam thựchiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và gia nhập t6 chức thươngmại thế giới WTO

1.1.2 Kết quả các công trình nghiên cứu và khoảng trống cần nghiên cứu

Từ các công trình nghiên cứu trên có liên quan đến đề tài, có thê rút ra một số kết

luận như sau:

Các công trình nghiên cứu đã có nhiều đóng góp rất có ý nghĩa về mặt khoa học,

làm sáng tỏ nhiều vẫn đề cả lý luận và thực tiễn trên nhiều phương diện về môi trường,

làng nghề và quản lý môi trường làng nghề, sự cần thiết phải quản lý môi trường làng nghề tại các cơ quan hành chính nhà nước, thực trạng Công nghiệp hoa — Hiện đại hoá

nông nghiệp và phát triển nông thôn; tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp; tình hình

sản xuất kinh doanh của làng nghề, làng nghề truyền thống từ lao động, công nghệ, von,

thị trường tiêu thụ sản phẩm

Những kết quả nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu trên có giá trị tham

khảo tốt đối với các công trình nghiên cứu tiếp theo về quản lý môi trường làng nghề ở

Trang 15

nước ta Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống vềcác nhân tố gây ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với môi trường làng nghề ở huyệnYên My, Hưng Yên Vi vậy, đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với cáccông trình khoa học đã công bồ.

Trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của những luận văn, những công trình

khoa học nghiên cứu trước đó, trong nghiên cứu của mình, tôi sẽ hệ thống hóa cơ sở lý

luận về môi trường, làng nghề, quản lý môi trường làng nghề, đồng thời phân tích

những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề, từ đó đề xuất những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện

Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

1.2 Cơ sở lý luận quản lý môi trường làng nghề cấp huyện

1.2.1 Các khái niệm liên quan

Môi trường

Theo định nghĩa của Tổ chức kinh tế văn hóa xã hội Liên Hợp Quốc (UNESCO)năm 1981 thì “Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các

hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin ), trong đó con

người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa

mãn những nhu cầu của mình”

Đối với con người thì môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật

lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh và có những tới sự sống và phát triển của các cá

nhân và cộng đồng con người

Nguyễn Ngọc Sinh (1984) đã đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi chốn trong

số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội

của một thời kỳ hay một xã hội".

Với một số định nghĩa như trên, dé thong nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụngđịnh nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường (Quốc hội 2014) định nghĩa khái nệm môi

trường như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác

động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”

Khái niệm chung về môi trường trên đây được cụ thể hoá đối với từng đối tượng và

mục đích nghiên cứu khác nhau.

Quản lý môi trường

Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường Theo một số

tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính là quản lý nhà nước

về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường

Quản lý môi trường (QLMT) được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luậtpháp, chính sách, kinh tẾ, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, giáo dục Các biện pháp này có

Trang 16

thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra

(Nguyễn Thế Chinh, 2003)

Có thể nêu tóm tắt, QLMT là sự tác động liên tục, có tổ chức, và hướng đích của

chủ thé QLMT lên các cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển

trong hệ thống môi trường và khách thể QLMT, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng

và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu QLMT đã dé ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ

hiện hành.

Sự tác động liên tục, có tô chức và hướng dich của chủ thê QLMT chính là việc tổ

chức thực hiện các chức năng của QLMT nhằm phối hợp mục tiêu và các động lực hoạt

động của mọi người năm trong hệ thống môi trường để đạt tới mục tiêu chung của hệthong môi trường Việc sử dung tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thong la viéc

sử dụng có hiệu qua nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống môi trường trong điều kiện tương tác với các hệ thống khác, chấp nhận rủi ro có thể xảy ra cho hệ

thống

Thực chất của QLMT là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông

qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống môi trường

Quản lý môi trường làng nghề

Từ khái niệm quản lý môi trường và làng nghề đã phân tích, tổng hợp ở trên Ta cóthể rút ra rằng: “Quản lý môi trường làng nghề là tổng hợp các biện pháp, luật pháp,chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống

và phát triển bền vững làng nghề”

1.2.2 Mục tiêu của quản lý môi trường

Mục tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân bằng

giữa phát triển kinh tế xã hội và BVMT Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra

tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho

công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêuquản lý môi trường có thé thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi

quốc gia, mỗi khu vực.

Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý về môi trường bao gồm:

+ Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.

+ Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội

bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của phát trién bền vững bao gồm:

Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô

Trang 17

nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã

hội.

+ Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh

thé Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dan

cư.

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu pháttriển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thờigian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia

1.2.3 Nguyên tắc quản lý môi trường

Các nguyên tắc quản lý môi trường, trước hết, phải phản ánh các yêu cầu kháchquan của các quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội đang chi phối quá trình quản lý môi

trường Điều đó có nghĩa là muốn thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nguyên tắc quản

lý môi trường, cần phải nghiên cứu, nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào

điều kiện cụ thé của đối tượng quản lý.

Đối với nước ta, quản lý môi trường cần dựa vào những nguyên tắc sau đây:

Thứ nhát là bảo đảm tính hệ thống Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất hệ thống

của đối tượng quản lý Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại,

môi trường cần được hiểu như là một hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành Các phần tử đó có bản chất tự nhiên và xã hội khác nhau, bị chỉ phối bởi các

quy luật khác nhau, hoạt động không đồng hướng, thậm chí mâu thuẫn và đối lập nhau.Nhiệm vụ của quản lý môi trường là trên cơ sở thu nhập, tổng hợp và xử lý thông tin vềtrạng thái hoạt động của đối tượng quản lý (hệ thống môi trường) đưa ra các quyết định

quan lý phù hợp, thúc đấy các phan tử cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hòa

hướng tới mục tiêu đã định.

Thứ hai là bảo đảm tính tổng hợp Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tácđộng tổng hop của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý Các hoạt động phát triểnthường diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng (hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ,

hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư, sinh hoạt vật chất và tinh

thần của các cộng đồng, v.v ) Dù dưới hình thức nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra

sao, mỗi loại hoạt động, trực tiếp hay gián tiếp, mạnh hay yếu, đều gây ra tác động tong

hợp lên đối tượng quản lý (hệ thống môi trường) Vì thế, trong khi hoạch định chính sách

và chiến lược môi trường, trong việc đề ra các quyết định quản lý môi trường cần phải

tính đến tác động tổng hợp và hậu quả của chúng

Thứ ba là bảo đảm tính liên tục và nhất quán Môi trường là một hệ thống liên tục,

tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đồi vật chat, năng lượng và thông

tin “chảy” liên tục trong không gian và thời gian Có thé nói, hoạt động của hệ thống môi

Trang 18

trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian Đặc tính nay quy định tinh

nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường, đòi hỏi không ngừngnâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp cũng như bản lĩnh của quản lý vi mô của

các van đề có liên quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dan bàn, dân làm,

dân kiểm tra” Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung, không mâu thuẫn, đối với tập trung, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội Tập trung được biểu hiện

thông qua kế hoạch hoá các hoạt động phát triển, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật

về môi trường, thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các các cơ quan, tổ

chức, doanh nghiệp, hộ gia đình ở tất cả các cấp quan lý, v.v Dân chủ được biểu hiện

ở việc xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý, ở việc áp dụng rộngrãi kiểm toán và hạch toán môi trường, ở việc sử dụng ngày càng nhiều các công cụ kinh

tế vào quản lý môi trường nhăm tạo ra mặt băng chung, bình đăng cho mọi ngành, mọicấp, mọi địa phương, ở việc tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức môi

trường cho các cá nhân và cộng đồng, v.v

Thứ năm là kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ Các thành phần

môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ,

biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên,

cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác

thường do một ngành nào đó quản lý và sử dụng Nhưng các thành phần môi trường lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể thuộc quyền quản lý của một cấp địa phương tương ứng Cùng một thành phần môi trường có thể chịu sự quản lý song

trùng Nếu không kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thé thì

sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên tiếp tục

bị khai thác, sử dụng không hợp lý và lãng phí, môi trường tiếp tục bị suy thoái.

Thứ sáu là kết hợp hài hoà các loại lợi ích Quản lý môi trường trước hết là quản lýcác hoạt động phát triển do con người (cá nhân hay cộng đồng) tiến hành, là tổ chức vàphát huy tính tích cực hoạt động của con người vì mục đích phát triển bền vững Conngười, đù là cá nhân, tập thể hay cộng đồng, đều có những lợi ích, những nguyện vọng

và những nhu cầu nhất định Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý

môi trường là phải chú ý đến lợi ích của con người, để khuyến khích có hiệu quả hành vi

và thái độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường của họ Lợi ích không những

là sự vận động tự giác, chủ quan của con người nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó mà

Trang 19

còn là động lực to lớn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của con người, là phương

tiện hữu hiệu của quản lý môi trường, cho nên phải sử dụng nó dé khuyén khich cac hoat

động có lợi cho môi trường.

Thứ bảy là tiết kiệm và hiệu quả Quản lý một đối tượng vô cùng quan trọng và

phức tạp như môi trường đòi hỏi những nguồn lực ngày càng nhiều trong khi phải đảm

bảo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Giải pháp tối ưu cho việc

nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về môi trường là thực thi tiết kiệm và tăng hiệu quả.

Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản ly môi trường: làmsao dé với những nguồn vật chất và kỹ thuật, kinh tế và tài chính, lực lượng lao động xã

hội, trình độ khoa học và công nghệ, v.v hiện có và sẽ có trong từng giai đoạn phát

triển kinh tế - xã hội, có thể khai thác, sử dụng tài nguyên một cách tốt nhất Đó chính là yêu cầu của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả của quản lý môi trường Nguyên tắc này có

thể được thực hiện thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi

trường của quốc gia, phù hop với việc giảm tiêu hao tài nguyên va chi phí nguyên vật liệu bằng cách áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến có ít hoặc không có chất

thải, cải tiễn kết cấu sản phẩm, giảm khối lượng và trọng lượng; sử dụng các vật liệu thay

thế các tài nguyên khan hiếm, tận dụng và tái chế phế liệu; tiết kiệm lao động ở tất cảmọi khâu của quy trình quản lý; bảo đảm đầu tư vật chất và tài chính có trọng điểm, tránh

đầu tư đàn trải, phân tán, coi trọng đầu tư đồng bộ và có hệ thống cho quản lý môi

trường.

1.2.4 Làng nghề và phân loại làng nghề

1.2.4.1 Giới thiệu chung về làng nghề

Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về làng nghề Nhiều học giả đãđưa ra nhiều khái niệm về làng nghề khác nhau Dương Bá Phượng (2001) định nghĩa:

“Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế

về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông thôn”.

Theo Bùi Văn Vượng (1998) thì “Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền

thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ

thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay

Trang 20

Như vậy, ta có thể định nghĩa làng nghề như sau: “Làng nghề là một thôn (làng) cómột nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và nghề đó thuhút đại đa số lao động trong làng đồng thời đem lại thu nhập chính cho người dân của

thôn (làng) đó”.

Một bộ phận không nhỏ trong làng nghề ở nước ta đó là các làng nghề truyền thống.Đối tượng này chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các làng nghề, khoảng 85% Làng nghềtruyền thống là khái niệm bao hàm khái niệm về “làng nghề” và “nghề truyền thống”.Nghề truyền thống ở đây là những nghề cổ truyền, có lịch sử lâu đời và còn duy trì được

đến ngày nay Nghề truyền thống tạo nên nét văn hóa đặc trưng cho vùng nghề và cho cả dân tộc Như vậy, làng nghề truyền thống có thể được hiểu là một làng nghề đã hình

thành từ lâu đời và còn được duy trì đến ngày nay; sản phẩm có tính cách riêng biệt đặcthù, có giá trị văn hóa lịch sử của địa phương được nhiều nơi biết đến, phương thức

truyền nghề theo cha truyền con nối hoặc gia đình, dòng tộc Làng nghề truyền thống là

một đi sản văn hóa vật thể quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, những làng nghề nhưtranh dân gian Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Ky đã và đang tạo nên

vốn quý đó cho dan tộc.

1.2.4.2 Phân loại làng nghềLàng nghề với những hoạt động và phát triển đã có những tác động tích cực và tiêucực đến nền kinh tế, đời sống xã hội và môi trường với những nét đặc thù rất đa dạng.Vấn đề phát triển và môi trường của các làng nghề hiện nay đang có nhiều bất cập và

đang được chú ý nghiên cứu Muốn có được những kết quả nghiên cứu xác thực, đúng

đắn và có thể quản lý tốt các làng nghề thì cần có sự nhìn nhận theo nhiều khía cạnh,

nhiều góc độ khác nhau đối với làng nghề Bởi vậy, hệ thống phân loại các làng nghề dựa

trên các số liệu thông tin điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho nghiên cứu, quản lýhoạt động sản xuất cũng như việc quản lý, bảo vệ môi trường làng nghề

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều cách dé phân loại làng nghề Dé phuc vu cho muc

đích nghiên cứu của đề tài, tôi lựa chọn 2 cách phân loại chính đó là phân loại theo ngành

sản xuất, loại hình sản phẩm và phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm.

Theo Dương Bá Phượng (2001) cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sảnphẩm có 6 nhóm ngành sản xuất chính với đặc điểm gây ô nhiễm môi trường như sau:

+ Nhóm làng nghề may đồ da, dét vải, ươm tơ: Hiện tại cả nước có khoảng 173

làng nghề thuộc nhóm này, chiếm 11,9% trong tong số 1.450 làng nghề của cả nước,

trong đó nghề dệt nhuộm chiếm da số Có thể ké tên một số làng nghề nổi tiếng như làng nghề dệt lụa Hà Đông (Hà Nội), lang gam lụa Vân Phương, làng thé cam Mỹ Nghiệp Nhóm làng nghề này gây ô nhiễm môi trường nước và không khí là chủ yếu do trong quá

Trang 21

trình sản xuất phải sử dụng nhiều nước và hóa chất tây nhuộm cộng với các công đoạn

đánh tơi, làm khô.

+ Nhóm làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu và nuôi trồng thủy

sản: Hiện tại cả nước có 208 làng nghề, chiếm 14,3% Sản phẩm chính của nhóm làng

nghề này hết sức đa dang và phong phú như miến, bún, bánh phở, bánh đa, tương, rượu,

bánh kẹo, nước mắm, thuốc bắc Nhóm làng nghề này là nhóm nghề gây ô nhiễm nước là

chủ yếu.

+ Nhóm nghề tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại đen và màu ): Hiện chỉ có

khoảng 102 làng nghề tái chế phế liệu như làng sắt thép Đa Hội, làng giấy Phong Khê,

làng sản xuất đồ đồng Vân Chàng Tuy có số lượng ít nhưng nhóm làng nghề này lại

đóng khối lượng sản phẩm và giá trị rất lớn cho nền kinh tế địa phương có làng nghề.

Nhóm làng nghề này gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, môi trường đất và sự đa

dạng hóa sinh học.

+ Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: Đây là nhóm làng nghề có sốlượng nhiều nhất, với 606 làng nghề, chiếm 41,8% tổng số làng nghề của cả nước Đặc

điểm về sản phẩm rất đa dạng như sơn mai, kham trai, đúc tượng, cham khắc vàng bạc,

đá quý, gốm, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, chạm khắc đá, tranh thêu Có thể lấy ví dụmột số làng nghề tiêu biểu như làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Ky (Bắc Ninh), làng nghề

đồ gỗ mỹ nghệ Đông Giao (Hải Dương), làng nghề mây tre đan Xuân Lai Phần lớnnhững làng nghề này có truyền thống lâu đời, các sản pham có giá tri cao, mang đậm nét

văn hóa dân tộc Tuy nhiên, những làng nghề thuộc nhóm này cũng gây ô nhiễm cho môi

trường không khí, môi trường đất và tạo ra chất thải rắn

+ Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế tác đá: Tuy số

lượng còn ít nhất, chỉ chiếm khoảng 2,1% trong tổng số 1.450 làng nghề của cả nước song trong xu hướng nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng, đây là nhóm làng

nghề đang có xu hướng phát triển Sản pham chu yếu là cát, gạch ngói, vôi, đá xẻ

Nhóm làng nghề này gây ô nhiễm môi trường không khí, chất thải rắn và sự đa dạng

sinh học.

+ Nhóm làng nghề khác như cơ khí mỏ, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm lưỡi câu.Đây là nhóm làng nghề ít gây ô nhiễm nhất, hoạt động của các làng nghề nhóm này mangtính không ổn định, theo thời vụ và có giá trị kinh tế thấp

Cách phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm có làng nghề ô nhiễm nặng,làng nghề ô nhiễm trung bình và làng nghề ô nhiễm nhẹ Căn cứ dé xác định mức độ 6nhiễm của làng nghề có thể minh họa ở hình sau:

Trang 22

Các số liệu đặc Có

trưng môi trường

trong dòng thải

Có chất thải nguy hại

vượt quá quy định

Hình 1.1 Sơ đồ đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012)

Trong hai cách phân loại trên đây, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm có nhiều ưu điểm như:

+ Ngành sản xuất sẽ cho phép định hình được công nghệ sản xuất tương ứng, loại

và lượng nguyên liệu sử dụng, từ đó đánh giá được trình độ công nghệ, trang thiết bị, lực

lượng lao động.

+ Từ loại hình sản xuất và loại hình sản phẩm cũng sẽ xác định được các dạngchất thải tương ứng phát sinh trong dây chuyền công nghệ cũng như dễ dàng ước lượng

Trang 23

được thành phần, tải lượng các loại chất thải cũng như xem xét tác động của các chất thải

đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

+ Phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm còn có thé đề xuất được

các giải pháp kỹ thuật và quản lý để xử lý, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của loại hìnhsản xuất đó gây ra

Như vậy, việc phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm vừa giúp cho

việc quản lý sản xuât, vừa giúp cho việc quản lý bảo vệ môi trường thuận lợi hơn.

1.2.5 Nội dung quản lý môi trường làng nghề

1.2.5.1 Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dé quản lý môi trường

làng nghề

a Chính sách

Theo Lưu Đức Hải (2001), chính sách của nhà nước về quản lý môi trường

làng nghề là các văn bản mang tính pháp quy thê hiện quan điểm, tư tưởng của nhà nước

về van dé quản lý môi trường làng nghề và thông qua đó điều hành, quản lý các van đề liên quan quản lý môi trường làng nghề Các chính sách của nhà nước mang tính định hướng giúp quá trình thực hiện các van đề liên quan đến quan lý môi trường làng nghề được tốt hơn và nó coi như định hướng giúp các hoạt động về quản lý môi trường làng

nghề đi theo mục tiêu đã được vạch sẵn, đưa ra các biện pháp xử lý giải quyết các van dé

liên quan Do đặc điểm của môi trường làng nghề rất phức tạp liên quan đến nhiều mặt của cuộc sống nên quản lý môi trường làng nghề cần sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Hàng năm, Nhà nước có sửa đổi, bố sung, ban hành chính sách mới về quản lý môi

trường làng nghề cho phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng thế giới Ở nhiều nước

có các luật bảo vệ môi trường riêng cho từng thành phần môi trường tự nhiên, xã hội Ví

dụ, ở Mỹ ban hành luật kiểm soát ô nhiễm nước, không khí, luật nước sạch, Ở các

nước đang phat triển như Việt Nam, luật môi trường tạo ra khung pháp lý cho các quyđịnh chi tiết đưới luật của các ngành chức năng như Bộ KHCN, Bộ Y tế, Bộ Nông

nghiệp & PTNT, Các bộ luật môi trường thường được bé sung, hoàn chỉnh và chỉ tiết

hóa theo các quá trình phát trién kinh tế xã hội

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 — 2015 Trong

giai đoạn 2011 - 2015, lần đầu tiên, Ban chấp hành Trung ương Đảng thể hiện quan điểm, chủ trương nhất quán của mình trong công tác BVMT bằng việc ban hành Nghị

quyết Trung ương số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 về chủ động ứng phó vớibiến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT Các chiến lược, kế hoạch,

chương trình hành động trong giai đoạn mới tiếp tục được Chính phủ ban hành nhăm

triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng như: Nghị quyết số 35/NQ-CPngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực

Trang 24

BVMT, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lượcquốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về tăng

trưởng xanh và nhiều chương trình, chiến lược, kế hoạch chuyên ngành khác.

Ngay sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được thông qua, hàng loạt

văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành Hiện nay, các văn

bản hướng dẫn thi hành vẫn đang tiếp tục được xây dựng hoàn thiện Nhìn chung, so vớigiai đoạn trước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đã được cụ thé hóa; đã

có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể điều chỉnh các lĩnh vực chuyên ngành về BVMT như:

kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải; quản lý môi trường lưu vực sông (LVS); quản lý

môi trường khu công nghiệp (KCN), làng nghề; quản lý môi trường biển và hải đảo;quan trắc và thông tin môi trường; ưu đãi, hỗ trợ tài chính; phát triển công nghệ; xã hộihóa công tác BVMT, Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

cũng được rà soát, sửa đổi và ban hành đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.

b Xây dựng các quy định về lệ phí môi trườngTheo Lưu Đức Hải (2001), địa phương sử dụng các công cụ kinh tế được sử

dụng nhăm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tô chức kinh tê đê tạo ra

các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường Công cụ kinh tế

có hai đặc điêm cơ bản sau:

+ Công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá của các hành

động làm tốn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá cả của các hành động bảo vệ môi trường

xuống

+ Công cụ kinh tế dành khả năng lựa chọn cho các công ty và cá nhân hành

động sao cho phù hợp với điều kiện của họ

Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng trên các nguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa nhận là “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) và nguyên tắc

“Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP).

- - Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) cho rằng: Những tácnhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm.Đồng thời nguyên tắc PPP “mở rộng” chủ trương rằng, các tác nhân ngoài việc tuân thủ

các chi phí tiêu chuẩn đối với việc gây 6 nhiễm còn phải bồi thường cho những người bi

thiệt hại do ô nhiễm gây ra

- Nguyên tắc “Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP) cho rằng những người được hưởng lợi từ việc chất lượng môi trường được cải thiện cũng phải trả một khoản tiền.

* Các công cụ kinh tế

Trang 25

- Thuế và phí môi trường: Là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trườngvào giá cả sản phẩm theo nguyên tắc PPP Thuế và phí môi trường được sử dụng với haimục đích: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường

và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước (Lưu Đức Hải, 2001)

- Giấy phép chất thải có thé mua bán được hay "Quota 6 nhiễm"

Quota gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thé chuyên nhượng

mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v được phép

thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường" Công cụ này thường được áp dụng cho cáctài nguyên môi trường khó có thể quy định quyền sở hữu như không khí, đại đương

Công cụ giấy phép thích hợp cho việc áp dụng trong một số điều kiện nhất định như số

lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường với tư cách là người mua và người bán giấyphép phải tương đối lớn để tạo được một thị trường mang tính cạnh tranh và năng động,chất ô nhiễm cần kiểm soát thải ra từ nhiều nguồn nhưng gây tác động môi trường tương

tự nhau, có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các doanh nghiệp (Lưu Đức

Hải, 2001).

- Ký quỹ môi trường.

Theo Lưu Đức Hải (2001), ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng chocác ngành kinh tế dé gây ra ô nhiễm môi trường Nội dung chính của ký quỹ môi trường

là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền

nào đó đủ lớn dé đảm bao cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môitrường Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xi với kinh phi cần để khắc phục môi

trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường Ký quỹ môi trường thường được sử dụng đối với các hoạt động khai thác tài nguyên như khai thác than, dầu

khí

- Trợ cấp môi trường

Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành công - nông

nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện khi tình trạng 6nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu

đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm Trợ cấp cũng khuyến khích việc triển khai các

công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường Tuy nhiên, trợ cấp môi trường chỉ là biện pháptạm thời vì nó gây ra sự không hiệu quả vì nó đi ngược với nguyên tắc PPP Vì vậy, công

cụ này chỉ có thể thực hiện trong một thời gian có định với một chương trình có hoạchđịnh và kiểm soát rõ ràng thường xuyên (Lưu Đức Hải, 2001)

Vấn đề tạo hành lang pháp lý cho công tác BVMT trong quản lý vùng, lĩnh vực

liên ngành đã được chú trọng hơn, thông qua việc đây mạnh việc triển khai các đề án vàchương trình trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: các Đề án BVMT

đối với các LVS lớn (LVS Cầu, Nhuệ - Day); Dé án day mạnh công tác tuyên truyền về

Trang 26

quản lý, bảo vệ và phát trién bền vững biển, hai đảo Việt Nam Tiếp tục phê duyệt các đề

án, chương trình mới như Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cảithiện môi trường; Dé án tổng thé BVMT làng nghề

Tại các địa phương, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạchcũng đã được xây dựng và triển khai thực hiện, như các quy định về BVMT trên địa bảntỉnh, thành phố; kế hoạch BVMT hằng năm và 5 năm; quy hoạch mạng lưới quan trắc

môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phó, Trong năm 2016, các địa phương cũng đã ban

hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tô chức triển khai Luật bảo vệ môi trường năm

2014.

1.2.5.2 Quản lý về công tác quy hoạch phát triển hệ thong làng nghề

Quy hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế

xã hội nói chung và phát triển làng nghề nói riêng tại các địa phương Dé phát triển bền

vững các nhà hoạch định chính sách cần đánh giá một cách tông quát và đưa ra các chính

sách và quy hoạch sản xuất làng nghề phù hợp với các yếu tố khách quan và chủ quan

của địa phương.

Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, cấp nước, thoátnước, thông tin liên lạc, là yếu tố tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất, khai thác vàphát huy tiềm năng vốn có của làng nghề Đảm bảo cho việc cung cấp nguyên liệu, tiêuthụ sản phẩm, cũng như mở rộng quy mô, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản

xuất đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường tại các

làng nghề là vấn đề môi trường chưa được đề cập đầy đủ và quan tâm đúng mực trongquy hoạch phát triển làng nghề

1.2.5.3 Phân cấp quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề

Theo nghị định 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ

môi trường ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ thì trách nhiệm quản lý môi

trường làng nghề của các cấp được quy định như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm quan lý môi trường của UBND cấp xã được quy định:

+ Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trườnglàng nghề trên địa ban dé tổ chức thực hiện

+ Đôn đốc việc xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước

của làng nghề.

+ Bố trí cán bộ có kiến thức về pháp luật, quản lý môi trường theo dõi việc thực

hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề; hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về

bảo vệ môi trường làng nghề.

Trang 27

+ Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn kinh phí khác chocông tác quản lý môi trường, đầu tư, sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo

vệ môi trường tại các làng nghề được khuyến khích phát triển trên địa bàn.

+ Quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theo đúng quy định khi được bàn giao,

tiếp nhận các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường làng nghề

+ Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật

về bảo vệ môi trường của các cơ sở trên địa bàn.

+ Tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức cho người dân về trách

nhiệm bảo vệ môi trường; hướng dẫn các cơ sở tận thu, tái chế, tái sử dụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải.

+ Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương, thông qua các đoàn thé, tổ chức

chính trị - xã hội tại địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân

dân cấp xã.

+ Báo cáo Uy ban nhân dan cấp huyện về công tác bảo vệ môi trường, tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước

ngày 30 tháng 10 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu

Thứ hai, trách nhiệm quản lý môi trường làng nghề của cấp huyện được hướng

dẫn trong nghị định như sau:

+ Thực hiện điều tra, thống kê, lập danh sách làng nghề, làng nghề được khuyếnkhích phát triển, cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làngnghề trên địa bàn; chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét thu hồi Giấychứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề khôngthuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,

không bảo đảm khoảng cách đối với khu dân cư.

+ Đôn đốc, phê duyệt, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và kiểm tra

việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề

+ Chỉ đạo xây dựng và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung bảo vệ môi

trường trong hương ước, quy ước của làng nghề

+ Rà soát, đề xuất quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung hoặc bố trí khu chăn

nuôi, khu sản xuất tập trung bên ngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môitrường dé lập kế hoạch, tô chức thực hiện việc di đời cơ sở sản xuất không thuộc ngànhnghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

+ Ưu tiên phân bổ kinh phi sự nghiệp môi trường cho công tác quản lý môitrường, kinh phí từ các nguồn khác để đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình

hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát trién

Trang 28

+ Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: tổchức các hoạt động khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ áp dụng các giải

pháp sản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môi trường, thu gom và tái chế chất thải

+ Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làngnghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhân

dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện

+ Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dan cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường,tình hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn định kỳ một năm một lầntrước ngày 30 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu

Thứ ba, trách nhiệm quản lý môi trường làng nghề của UBND cấp tỉnh được quy

định:

+ Tổng hợp, công bố danh sách làng nghề, làng nghề được khuyến khích phát

triển, các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển; kế hoạch phát

triển làng nghề, kế hoạch chuyển đổi ngành nghề hoặc di đời ra khỏi khu dân cư đối với

cơ sở sản xuất không thuộc ngành nghề được khuyến khích phát triển gây ô nhiễm môi

trường trên địa bàn.

+ Phân bổ kinh phi từ ngân sách địa phương cho hoạt động bảo vệ môi trườnglàng nghề Ưu tiên phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường va các nguồn kinh phí khác

cho công tác quản lý môi trường và đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường, cải

tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề đượckhuyến khích phát triển

+ Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề

được khuyến khích phát triển; cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở gây ô nhiễm môi trường

phải đi dời ra khỏi khu đân cư hoặc chuyên đổi ngành nghề sản xuất.

+ Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong việc công nhận làng nghề

+ Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề, xây dựng kế hoạch xử lý ô

nhiễm môi trường làng nghề, bao gồm: Thống kê lượng nước thải, khí thải, chất thải rănthông thường, chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các cơ sở trong làng nghề; Đánh giá

mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, đất và không khí xung quanh; Lập và triển khai biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề.

+ Chỉ đạo quy hoạch, phê duyệt và đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật

bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển; quy hoạch khu công

Trang 29

nghiệp, cụm công nghiệp tập trung hoặc khu vực chăn nuôi, khu sản xuất tập trung bênngoài khu dân cư đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường dé di đời các cơ sở sản xuất

gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

+ Quản lý việc thu gom, vận chuyền, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, chất

thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở trong làng nghề.

+ Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

của các cơ sở sản xuât trên địa bàn.

+ Công bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng

nghề trên các phương tiện thông tin của địa phương và trong các cuộc họp Ủy ban nhândân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

+ Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường, tình

hình phát sinh và xử lý chất thải của làng nghề trên địa bàn một năm một lần trước ngày

30 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu

1.2.5.4 Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý môi trường làng nghề

a Các hoạt động thu gom, xử lý chất thải ở các làng nghề

Theo Đặng Kim Chi (2005), với sự gia tăng dân số và sự phát triển mạnh mẽcủa các ngành nghề sản xuất đã làm gia tăng nhanh lượng chất thải phát sinh Chất thải ởcác làng nghề tăng nhanh về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây

khó khăn cho công tác quản lý, xử lý hiện nay Theo đánh giá của Bộ TN&MT; tại các

đô thị, việc thu gom, vận chuyền chất thải làng nghề, chất thải sinh hoạt do Công ty môitrường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện Tại khu vực nông thôn, việc thu

gom, vận chuyền chat thải làng nghề, chất thải sinh hoạt phần lớn là do các hợp tác xã, tổđội thu gom đảm nhiệm với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân, đồng thời có sự

chỉ đạo của chính quyền địa phương Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyền ở khu vực

nông thôn thường chỉ đừng lại tại điểm trung chuyến, do đó chưa giải quyết được toàn bộ

van dé thu gom rác ở khu vực này Việc phân loại chat thải tại nguồn chưa có chế tài áp dụng và không đồng bộ cho các công đoạn thu gom, xử lý Hiện công tác phân loại chất

thải tại nguồn mới được thực hiện thí điểm tại một số phường của một số đô thị lớn Phần

lớn chất thải làng nghề, chất thải sinh hoạt đô thị chưa phân loại tại nguồn mà thu gom

lan lộn và vận chuyên dén bãi chôn lâp.

Việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải ở các làng nghề còn nhiều vấn đề

bức xúc Việc lựa chọn các bãi chôn lấp, khu trung chuyên, thu gom chưa đủ căn cứ khoa

học và thực tiễn có tính thuyết phục; công nghệ xử lý chất thải chưa đảm bảo kỹ thuật vệ sinh môi trường nên chưa thu được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương Tuy

nhiên, có một thực tế việc xử lý chất thải ở các làng nghề đều gặp rất nhiều khó khăn do

Trang 30

cụ thé triển khai, không hiệu quả, không thé phù hợp với thực tế Thêm vào đó, các văn

bản quy phạm pháp luật quy định về một số van dé then chốt đối với quản lý chất thảinhư: Nhân lực, bộ máy tô chức, trình độ, các hướng dẫn kỹ thuật vẫn còn thiếu, dẫn

đến các hoạt động khó triển khai, đặc biệt đối với công tác quản lý chất thải Dé giải

quyết tình trạng trên, các chuyên gia môi trường cho rằng, nhằm khuyến khích các hoạtđộng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung, xử lý chất thải làng nghề nói riêng,hiện các dự án xử lý chất thải làng nghề đang nhận được rất nhiều ưu đãi từ thuê đất đến

các loại thuế, phí, tín dụng Một số nội dung ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực môi trường đã được Chính phủ, trình Quốc hội thông qua

b Các hoạt động thu, nộp, sử dụng lệ phí môi trường và hoạt động vệ

sinh môi trường của các hộ, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề

Theo Dang Kim Chi (2005), các hoạt động thu, nộp, sử dụng lệ phí môi

trường của các hộ, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề còn hạn chế Chính quyền địa

phương cần có biện pháp chế tài xử lý phù hợp để các hộ, các cơ sở sản xuất tại làngnghề tự giác đóng góp các khoản thu nộp, sử dụng lệ phí môi trường Các địa phương

cần xây dựng lịch thu đọn vệ sinh môi trường định kỳ ở các làng nghề Nhằm đảm bảo

môi trường làng nghề luôn sạch sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Các khoản thu phí BVMT đối với nước thải, chất thải ran theo quy định tại

các Nghị định số 154/2016/NĐ-CP, 174/2007/NĐ-CP, 26/2010/NĐ-CP và Nghị định số 164/2016/NĐ-CP đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần chỉ đầu tư giải quyết các van đề môi trường đồng thời giúp người dân có trách nhiệm hơn trong việc

xả thải của mình.

c Đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý môi trường làng nghề

Kinh phí từ Trung ương hoặc địa phương dành trực tiếp cho hoạt động BVMTlàng nghề rất hạn chế Tại các bộ/ngành, địa phương, trong khoản chi 1% tong chỉ ngân

sách nhà nước cho BVMT hàng năm, trong đó chỉ dành một phan nhỏ kinh phí dé triển khai các hoạt động BVMT làng nghề Tuy nhiên, có rất it báo cáo từ các Bộ, ngành và

địa phương dé cập chính xác đến con số này, vì vậy không thé tong hợp được con số thựcchi từ ngân sách nhà nước cho hoạt động BVMT làng nghề

Bên cạnh đó, việc đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí cho hoạt động xử lý

chất thải và BVMT làng nghề còn dàn trải, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả Từ nguồnngân sách nhà nước và hỗ trợ của các dự án quốc tế, tại một số Bộ, ngành (Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Tài nguyên và Môi

trường; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt

Nam; Hội Nông dân Việt Nam ) và địa phương, các mô hình thử nghiệm về xử lý chấtthải, quản lý môi trường, huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT

đã được triển khai và một số mô hình đạt kết quả tốt, được cộng đồng và chính quyền địa

Trang 31

phương hoan nghênh, đánh giá cao, nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng môhình lại rất khó khăn và bất cập.

1.2.5.5 Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT tạicác làng nghề

Theo Thông tư 46/2011/TT-BTNMT “Quy định về bảo vệ môi trường làngnghề” của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2011 đã quy

định trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, trong đó chức năng thanh tra, kiểm tra

của các cấp được quy định như sau:

+ UBND cấp xã: “Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ sở thực hiện quy định củapháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm theo thâm quyền; tham gia đoàn thanh

tra, kiểm tra đối với các cơ sở trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan cấp trên”.

+ UBND cấp huyện: “Tiến hành kiểm tra, thanh tra và tổ chức việc đăng ký hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dan cấp xã tổ chức việc đăng ky Cam kết bảo vệ môi

trường, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở trong làng nghề theo quy

định”.

+ UBND cấp tỉnh: “Điều tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định của pháp

luật vê bảo vệ môi trường đôi với các cơ sở trong làng nghê”

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: “Chủ trì hoặc phối hợp với Ủy ban nhân dân

cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tô chức thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn cơ sở thực

hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trong làng nghềtheo thâm quyền Giám sát việc thực hiện công khai thông tin về bảo vệ môi trường làngnghề trên địa ban”

Chức năng thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật nóichung và pháp luật về BVMT nói riêng đối với các đối tượng sản xuất trong làng nghề

được giao cho nhiều ngành, nhưng việc triển khai thực hiện lại rất hạn chế Nguyên nhân

do đây là các đối tượng sản xuất nhỏ, trong khi nguồn nhân lực và kinh phí được phân bổ

cho công tác thanh kiểm tra trong thời gian qua còn hạn hẹp, nên công tác này trước mắt

chủ yếu tập trung vào các KCN, các cơ sở công nghiệp lớn, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông, các cơ sở khai thác khoáng sản và các cơ sở xử lý chất thải, chất

thải nguy hại Đối với làng nghề, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện

thường xuyên, triệt dé Hình thức xử ly chủ yếu là nhắc nhở, chưa xử lý hành chính cũng

như áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác Chính điều đó đã tạo điều kiện dé một

sô cơ sở công nghiệp “chui” vào làng nghê.

Trang 32

1.2.5.6 Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo

vệ môi trường đối với làng nghề

Công cu “giáo dục, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức đối với chính sách, pháp luật, kiến thức về BVMT đối với các đối tượng có liên quan đến làng nghề” là

công cụ cần được quan tâm nhiều nhất so với các công cụ quản lý môi trường khác.Nguyên nhân là do những đối tượng này là những đối tượng sản xuất nhỏ, trình độ thấp,

hiểu biết hạn chế và không thể áp dụng ngay các công cụ quản lý hành chính nghiêm

ngặt trong một thời gian ngắn

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao thì hoạt động này cần phải đáp ứng đượcmột số tiêu chí như: hình thức tuyên truyền cần hấp dẫn, giàu tính sáng tạo và đa dạng:nội dung tuyên truyền phải phù hợp và sát thực với từng nhóm đối tượng; hoạt động

tuyên truyền cần được tiến hành một cách hệ thông, thường xuyên, liên tục trên diện

rong; dé cao vai trò của các tổ chức đoàn thé, chính trị trong công tác BVMT làng nghề.

1.2.5.7 Đánh giá kết quả công tác quản lý môi trường làng nghềĐánh giá kết quả công tác quản lý môi trường làng nghề, bao gồm:

- _ Những kết quả đạt được trong công tác quản lý môi trường làng nghề;

- Những hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý môi trường làng nghề;

- — Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý môitrường làng nghề

Đánh giá kết quả công tác quản lý môi trường tại các làng nghề có vai trò quantrọng trong công tác quản lý môi trường làng nghề Từ kết quả đánh giá có thé cho các

cấp quản lý thấy được mức độ ô nhiễm tại các làng nghề tới đâu; có ảnh hưởng tới môi trường xung quanh như thế nào; ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư ra sao Đây là căn cứ dé các cấp quan lý đưa ra các giải pháp quản lý hiệu lực hơn nhằm khắc

phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sản xuất làng nghề gây ra

1.2.6 Các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề

1.2.6.1 Thể chế, chính sách về quản lý môi trường làng nghề

Cơ chế chính sách đóng vai trò định hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện cũng

như huy động nguôn lực tham gia của các tô chức Cơ chê chính sách nêu phù hợp với

điều kiện của từng vùng cụ thể thì sẽ là động lực thúc đây nhanh sự phát triển của vùng,

ngược lại nếu chính sách không phù hợp sẽ làm can trở sự phát triển của vùng đó

Thế chế: là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải

tuân theo Thể chế xã hội quy định mục đích và đạo lý mà Nhà nước muốn dat tới Thể

chế xã hội nước ta theo Hiến Pháp 1992 là xây dựng và thực hiện công cuộc Xã hội chủ

nghĩa, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì thế, trong

chính sách phát triển đất nước, chủ yếu tập trung đầu tư phát triển kinh tế các vùng khó

khăn, đảm bảo yếu tố công bằng trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Trang 33

Trong thé chế Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, các cơ quan hoạtđộng phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong phát triển kinh tế xã hội.

Đối với hoạt động bảo vệ môi trường, khi có sự thống nhất cao giữa Bộ Tài nguyên môi

trường, Bộ tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT với các cơ quan ban ngành Trung ương

và địa phương thì công tác bảo vệ môi trường sẽ đúng mục đích, đúng đối tượng với quy

mô phù hợp, không chồng chéo, dàn trải, vì thế hiệu quả công tác cũng được nâng cao.Tương tự như thế, ở quy mô cấp huyện, để công tác bảo vệ môi trường, môi trường làng

nghề có hiệu quả thì cần có sự thống nhất phối hợp chặt chẽ giữa Phòng tài chính - kế hoạch với Phòng Tài nguyên môi trường và với các địa phương, đơn vị cá nhân tiếp

nhận, xử lý công việc.

Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền thì việc phân cấp trong quản lý của nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới công tác bảo vệ môi trường Việc địa phương quản lý có thể giúp huy động và phân bổ

nguồn lực quản lý môi trường có hiệu quả hơn, nguồn vốn huy động cho bảo vệ môi

trường sẽ sớm đi vào thực tiễn hơn do không phải qua khâu trung gian và thời gian chờ

đợi cấp phép, chuyên kinh phí từ cấp trên về địa phương đáp ứng tốt hơn, sát thực hơn

với nhu cầu, mong muốn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa

phương.

Chính sách: là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của

nên kinh tế - xã hội do Chính phủ thực hiện Các chính sách của Chính phủ, Nhà nước vàđịa phương, đặc biệt là các chính sách về bảo vệ môi trường có ảnh hưởng lớn tới côngtác quản lý môi trường nói chung và quản lý môi trường làng nghề nói riêng Chính sách

là bộ não chỉ huy, hướng dẫn và điều tiết sản xuất, tạo điều kiện để khai thác những tiềmnăng, thế mạnh về nguồn lực Cơ chế chính sách đúng đắn, hợp lòng dân sẽ tạo thêmđộng lực cho người lao động, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tham gia tích cực đầu

tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho công tác bảo vệ

môi trường Ngược lại, sẽ triệt tiêu động lực phát triển, cũng như làm suy giảm hiệu quảhoạt động bảo vệ môi trường tại các làng nghề

nguồn phát sinh ô nhiễm và có kế hoạch, biện pháp sử lý chất thải ra môi trường Ngược lại, do sản xuất thủ công nên quá trình kiểm tra, tính toán gặp nhiều khó khăn dẫn tới không đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý môi trường tại các làng nghề.

Trang 34

Ngoài công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải cũng rất quan trọng Tuynhiên, hiện nay hầu như các doanh nghiệp, cơ quan, cơ sở sản xuất tại các làng nghề đều

không quan tâm tới mảng này Lý do đầu tiên chính là để tiết kiệm chỉ phí, còn lại là do

chủ cơ sở chủ quan, xem nhẹ, không nghĩ tới việc đảm bảo môi trường xung quanh Hoặc

có cơ sở chấp hành việc xử lý chất thải thì cũng chỉ dừng ở mức xử lý thủ công, thô sơ

như xây bể lắng dạng bể phốt dé xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường; các côngnghệ xử lý hiện đại hầu như chưa được quan tâm đầu tư do kinh phí ban đầu khá cao

1.2.6.3 Năng lực, trình độ đội ngũ cản bộ công chức Nhà nước

Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường làng nghề là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về

bảo vệ môi trường làng nghề, đồng thời cũng là những người sẽ làm công tác triển khai

các văn bản pháp luật đó xuống cấp quản lý đưới và tới người dân, người sản xuất Năng

lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các

văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề Do đó, đội ngũ cán bộ công chức làm

công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế.

Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra,

đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý cử các

cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp

vụ và tô chức các chương trình trao đôi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế.

Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yêu tô quan trọng góp phân thành công vào công tác quản lý Nhà nước vê bảo vệ môi trường làng nghê, do vậy,

việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cân được quan

tâm, chú trọng.

1.2.6.4 Nhận thức của người dân

Một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến bảo vệ môi trường ở các làng nghề chính

là người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề vì vậy các cơ quan nhà nước can tăng

cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền vận động về việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường cũng như ý thức về bảo vệ an toàn lao động đến tận hộ sản xuất cá thể

và t6 chức sản xuất Nâng cao dan trí nhằm nâng cao ý thức của người dan tại các làngnghề để tự họ nhận thấy việc bảo vệ môi trường làng nghề chính là bảo vệ lợi ích thiếtthực và sức khỏe lâu dài của cộng động cũng như sản phẩm của họ Việc nâng cao nhậnthức của người dân là không khó nhưng để họ thực hiện những hành động bảo vệ môi

trường tự giác lại rất khó.

1.2.6.5 Sự tham gia của cộng đông vào công tác quản lý môi trường làng nghề

Trang 35

Những tinh chất có sức mạnh nôi bật của cộng đồng là tính đoàn kết, gan bó, hỗtrợ lẫn nhau vì quyền lợi chung (sức mạnh tập thể bao giờ cũng lớn hơn sức mạnh cá

nhân); sự sáng tạo và duy trì các kiến thức bản địa (đây là một đặc trưng văn hoá phi vật

thé, lan truyền và bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ khác, tao ra sức sống của cộng đồng

trong quá trình sản xuất và bảo vệ cuộc sống); lòng tự hào về truyền thống của làng xóm, của quê hương gắn với tình yêu dân tộc, đó cũng chính là cội nguồn lớn nhất của sức

mạnh cộng đồng

Hiện nay công tác BVMT làng nghề đang đứng trước thách thức to lớn, khi mànhu cầu về một môi trường sống trong lành và an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầuhưởng thụ một đời sống vật chất sung túc Nói cách khác, công tác BVMT làng nghề

đang phải đối mặt với các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa

các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả trong

bản thân một con người Để quản lý môi trường làng nghề có hiệu quả, trước hết cần dựa

vào các cộng đồng Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể thống nhất, hài

hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức trong việc chăm sóc môi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống BVMT làng nghề ở cơ sở xã,

phường, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng rất bức bách và gắn liền với lợi íchcủa cộng đồng

Sự tham gia của cộng đồng vào BVMT làng nghề là một trong những giải pháp

quan trọng của công tác quản lý, BVMT làng nghề ở địa phương, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp thấp hơn vai trò của người dân

càng trở nên quan trọng Sự tham gia của cộng đồng vào BVMT làng nghề không chỉ tạothêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp BVMT làng nghề,mà còn là lực lượng giám sát

môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường làng nghề giải

quyết kịp thời sự ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện

1.2.7 Tiêu chí đánh giá quản lý môi trường làng nghề

Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề nhằm thúc đây chuyển dich cơ cấukinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, tăng tỉ trọng nghề thủ công trong cơ cấukinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của ngườidân nôngthôn Do đó, việc quan lý nhà nước nhằm phát triển làng nghề phải dambao các tiêu chí

sau:

Tiéu chi hiéu luc

Hiệu lực quan lý nhà nước là một phạm trù xã hội chi mức độ pháp luật được tuân

thủ và mức độ hiện thực quyền lực chỉ huy và phục tùng trong mối quan hệ giữachủ thê

quản lý với đối tượng quản lý trong những điều kiện lịch sử nhất định Do vậy, Hiệu lực

quản lý nhà nước về Quản lý nhà nước đối với phát triển lang nghề chỉ mức độ tuân thủ

Trang 36

pháp luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cơ quan quan lý Nhà nước ; đồng thời, biéu hiệnmức độ hiện thực quyền lực Nhà nước của các cơ quan quản lý Nhà nước và uy tín của

các cơ quan quản lý Nhà nước đối với các hoạt động làng nghề Đánh giá hiệu lực quản

lý nhà nước qua mức độ tuân thủ các quy định pháp luật: Xem xét mức độ thực hiện các

quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, sử dụng vốn, sử dung đất Đồng thời đánh giá

việc tuân thủ các mức quy định theo các tiêu chí, chỉ tiêu chính yêu đối với quá trình điều

tiết, kiểm tra, giám sát quá trình phát triển làng nghề

Tiêu chí hiệu quả

Hiệu quả của QLNN nói chung phan ánh năng suất lao động, hiệu suất sử dụngkinh phí của bộ máy quản lý Hiệu quả QLNN về làng nghề ở Việt Nam được đánh giá

thông qua các hoạt động QLNN dé hoàn thành các mục tiêu với chi phí thấp nhất.

Ngoài ra khái niệm hiệu quả QLNN về môi trường làng nghề ở Việt Nam còn được

đo lường thông qua các lợi ích về mặt kinh té - xã hội mà làng nghề mang lại cho địaphương và xã hội như giá trị sản xuất và giá trị xuất khâu do sản xuất của các làng nghềmang lại, thu nhập và thu nhập bình quân của làng nghề, mức độ ô nhiễm môi trường do

sự phát triển của các làng nghề tạo ra

Tiêu chí về môi trường:

Quản lý nhà nước nhằm phát triển làng nghề phải đảm bảo các tiêu chí về môi

trường; giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất kinh doanh gây ra;

có kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu; đa dạng hóa,

nghiên cứu, sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế; phòng ngừa, hạn chế các bệnh nghề

nghiệp; thông qua:

- Bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, hạn chế các bệnh nghề nghiệp

- Gắn liền tái tạo tài nguyên, có ý thức nâng cao chất lượng môi trường sinh thái

QLNN tại các làng nghề về xã hội phải đảm bảo tạo việc làm, thu nhập ồn định cho

người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng quỹ phúc lợi,nâng cao trình độ dan

trí, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa vùng miền ở làng nghề, thông qua:

- Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành nghề phinông nghiệp, nhất là lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn

Trang 37

Giải quyết việc làm không chỉ trong làng nghề mà còn thu hút lao động cácvùng lân cận,

từ đó tạo ra động lực phát triển KT-XH địa phương Các làng nghề phát triển thì có thu

nhập ôn định và mức sông cao hơn các vùng thuân nông.

- Tận dụng và thu hút nhiều loại lao động, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao

động trên độ tuéi hay đưới độ tuổi, hạn chế việc di cư từ vùng này sang vùng khác.

- Nâng cao học van của người dân, thể hiện trình độ dân trí văn minh cao hơn; gópphần xóa đói giảm nghèo; giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hóa, giáo dục, chăm

sóc sức khỏe của người dân trong làng nghề, giảm tệ nạn xã hội

- Phát triển công nghiệp tại các làng nghề phải gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa

dân tộc vì nó là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần,được tạo nên bởi

ban tay tai hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công Giữ gin và phát huy được tinh đa

dạng và bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động lễ hội hay hương ước của làng nghề.

1.3 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý môi trường làng nghề một số huyện

1.3.1 Thực trạng quản lý môi trường làng nghề tại Việt Nam

Mặc dù, giải quyết van đề ô nhiễm môi trường làng nghề van còn là một bài toán khóđối với nước ta nhưng trong thời gian vừa qua công tác quản lý môi trường làng nghề củachúng ta bước đầu cũng gặp những điểm thuận lợi nhất định đó là:

Thứ nhát, từ cấp Trung ương đến địa phương đã bổ sung, ban hành hàng loạt văn

bản, quy định về BVMT nói chung, trong đó có áp dụng đối với hoạt động BVMT làngnghề, tuy số lượng còn hạn chế

Thứ hai, một số Bộ, ngành và địa phương đã và đang tích cực, chủ động trong việc

xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động về phòng ngừa, phát hiện, xử lý ô nhiễm

môi trường làng nghề nhằm từng bước tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản

lý môi trường làng nghề (bao gồm thực hiện đồng bộ các giải pháp: pháp luật, chínhsách, công nghệ, truyền thông, thanh tra/kiểm tra) Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã tíchcực nghiên cứu, xây dựng, chuyển giao và có biện pháp nhân rộng một số mô hình quản

lý, xử lý chất thải làng nghề, góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số địa phương như: công nghệ hầm biogas đối với chất thải đối với các làng nghề chăn nuôi,

giết m6 gia súc; mô hình quản lý chất thải nguy hại làng nghề Bình Yên, tỉnh Nam Định;

mô hình thu gom và xử lý rác thải áp dụng quy mô thôn hoặc xã của tỉnh Thái Bình.

Thứ ba, nhiều mô hình làng nghề kết hợp với du lịch văn hóa đã phát huy hiệu quả,vừa tôn vinh giá trị của các ngành nghề truyền thống, vừa khuyến khích da dạng hóa san

phẩm và tăng thu nhập, vừa nâng cao ý thức về giữ gìn cảnh quan, vệ sinh môi trường

như Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Làng nghề đúc đồng Phước Kiều Tuy nhiên, do

Trang 38

không quản lý tốt, ở một số địa phương đã và đang có sự trà trộn giữa các sản phâm bản

địa và sản phâm nhập khẩu, ngoại lai, gây hiệu ứng phản tác dụng đối với khách tham

quan, du lịch.

Thứ tư, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức môi trường và pháp luật về

BVMT đối với làng nghề đã được quan tâm ở mức độ nhất định; công tác xã hội hóa

BVMT làng nghề (chủ yếu là thu gom chất thải rắn) đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả tại một số địa phương Một số hình thức tổ chức xã hội như Hiệp hội ngành

nghề đã hình thành tại một số địa phương và hoạt động có hiệu quả trong chia sẻ thông

tin về chính sách, pháp luật, thông tin về thị trường Các Hiệp hội này, nếu được đặt đúng

vị trí và giao đúng vai trò, sẽ hỗ trợ đắc lực trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp

luật về BVMT làng nghề

Bên cạnh những thuận lợi như trên, công tác quản lý môi trường làng nghề ở nước ta

còn tôn tại một sô hạn chê, yêu kém:

Một là sự phân công, phân cấp về trách nhiệm quản lý môi trường làng nghề chưa rõrang và hợp lý, còn bị “chồng lấn” và “bỏ trống”; thiếu một cơ quan “đầu mối”; cơ chếphối hợp giữa các bộ/ngành và giữa các ngành với địa phương thiếu gắn kết và nhiều bấtcập Vai trò, vị trí rất quan trọng của chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp xã,Trưởng thôn trong quản lý môi trường làng nghề còn bị mờ nhạt, chưa phát huy và đáp

ứng được các yêu cầu của công tác quản lý môi trường làng nghề.

Hai là phải kế đến đó là nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luậthiện hành không phù hợp nếu áp dụng cho sản xuất làng nghề Quản lý môi trường và

kiểm soát ô nhiễm làng nghề đang gặp nhiều khó khăn, bất cập trên nhiều phương diện:

pháp luật - chính sách, cán bộ, thể chế và bộ máy, đầu tư

Ba là nhiều địa phương chưa xác định đây là vẫn đề ưu tiên để chủ động xây dựng và

triển khai kế hoạch khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề, mặc dù trên

thực tế, van đề ô nhiễm môi trường làng nghề đã trở nên bức xúc Sự quan tâm trong chỉ

đạo, điều hành của nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp về BVMT làng nghề ở nhiều địa phương còn thiếu thường xuyên, chưa kịp thời và “đủ độ”.

Bốn là nói đến những hạn chế trong công tác quản lý môi trường làng nghề phải kếđến việc đầu tư cho công tác xử lý chất thải và BVMT làng nghề chưa được chú trọng

Ty trọng kinh phi đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải trong các dự án đầu tư là khôngđáng kể, vì vậy, cần đặc biệt quan tâm khi phê duyệt và kiểm soát việc sử dụng kinh phí

cho các hạng mục công trình BVMT trong các dự án đầu tư phát triển Do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà trước hết là bố trí kinh phí nên tiến độ xử lý ô nhiễm đối với 15 làng

nghề theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg; cũng như tiễn

Trang 39

độ thực hiện Dự án Kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề của Bộ Tài nguyên và Môi

trường bi chậm và kéo dai.

Năm là một số công trình, dự án đã và đang thực hiện nhằm giải quyết ô nhiễm, cải

thiện môi trường tại một số làng nghề cụ thé trong thời gian qua nhưng vẫn mang tínhchất nghiên cứu, thử nghiệm và phân tán nguồn lực dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp

Sáu là lực lượng cán bộ làm công tác quản lý môi trường các cấp từ Trung ương đến địa phương còn quá mỏng về số lượng và hạn chế về chất lượng Đối với cấp xã, phường

và thị trấn (là cấp liên quan trực tiếp đến công tác BVMT làng nghề) thường là cán bộđịa chính kiêm nhiệm thực hiện công tác quản lý môi trường nên còn nhiều bất cập trongviệc quán triệt và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật

Bay là chủ trương quy hoạch các KCN, CCN tập trung cho làng nghề dé di dời các cơ

sở sản xuất gây ô nhiễm vào một khu vực tập trung để quản lý là đúng, tuy nhiên, khi

thực hiện đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, dẫn tới kết quả và hiệu quả hạn chế Ví dụ như quy hoạch CCN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Ky, Bắc Ninh; mây tre đan Trường

Yên, Hà Nội đã trở thành khu vực sinh hoạt và sản xuất mới Hầu hết các KCN, CCNloại này không có công trình xử lý nước thải tập trung, cơ sở hạ tầng nói chung vàBVMT nói riêng rất yeu kém dan tới việc gây ô nhiễm môi trường bởi các chất thải phátsinh và xu hướng này sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu ngay bây giờ không có các giải

pháp kiểm soát ô nhiễm hữu hiệu.

Cuối cùng, VỚI Sự đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các dự án hợp tác quốc tế, đã có

không ít mô hình xử lý chất thải làng nghề đã được thực hiện; trong số đó một số mô

hình cho kết quả tốt được cộng đồng và chính quyền địa phương hoan nghênh, đánh giá

cao nhưng việc duy trì tính bền vững và nhân rộng mô hình lại khó khăn, hạn chế Bêncạnh đó, cũng có nhiều mô hình đã được xây dựng nhưng không hoạt động do chỉ phí

vận hành cao, kỹ thuật vận hành phức tạp đòi hỏi người vận hành phải có trình độ kỹ

thuật nhất định hoặc công nghệ xử lý chưa phù hợp, chat thải đầu ra chưa đạt Quy chuan

kỹ thuật quốc gia về môi trường

Tuy Nhà nước đã quan tâm và có những chính sách nhất định ưu đãi, hỗ trợ hoạt độngquản lý môi trường nói chung và làng nghề nói riêng nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự

khuyến khích; tác dụng mang tính chất “đòn bây” rất hạn chế.

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý môi trường làng nghề tại một số huyện

1.3.2.1 Quản lý môi trường huyện Hoài Đức, thành phó Hà Nội

Huyện Hoài Đức có 51/53 làng có nghề; trong đó có 12 làng được công nhận, tập trung

vào các ngành nghề như: dệt may; chế biến nông sản thực phẩm; cơ khí, điêu khắc, tạc

tượng; cơ khí, nhiếp ảnh Huyện Hoài Đức có các làng nghề tiêu biểu với những hoạt động

Trang 40

chính như chế biến nông sản ở Minh Khai, Dương Liễu; trạm khắc tượng phật ở Sơn Đồng;

bánh kẹo, dệt kim La Phù; nhiép anh Lai Xá

Huyện Hoài Đức đã có nhiêu nỗ lực đê bảo vệ, cải tạo môi trường các làng nghê

trên địa bàn Huyện đã ban hành quy định tạm thời bảo vệ môi trường, xây dựng kế

hoạch tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường trên địa bản.

UBND Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn bố trí các địa điểm thu gom chất thải rắn,

thành lập các tổ chức thu gom chất thải sinh hoạt Huyện đã quy hoạch 05 điểm côngnghiệp với điện tích khoảng 90,5 ha Việc phát triển các cụm điểm công nghiệp nham

chuyên sản xuất từ làng nghề vào các khu sản xuất tập trung dé hạn chế ô nhiễm do các

làng nghề gây ra

UBND Huyện đã bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường phục vụ công tác bảo

vệ môi trường tại các làng nghề trên địa bàn ngày một tăng, sử dụng kinh phí sự nghiệp

môi trường vào các hoạt động gồm: tuyên truyền, vận động hưởng ứng Tuan lễ quốc gianước sạch và vệ sinh môi trường; mua săm trang thiết bị, dụng cụ thu gom rác; công tácquy hoạch môi trường, quan trắc hiện trạng môi trường, hỗ trợ một số xã nâng cấp bãi đồrác đặc biệt tại các làng nghề nông san,

UBND huyện đã đầu tư xây dựng xưởng chế biến phân hữu cơ vi sinh dé xử lý chất

thải làng nghề tại xã Dương Liễu, công suất 5.000 tắn/năm; đầu tư xây mô hình “Xử Lpchất thải, nước thải trong chăn nuôi và làng nghé” tai xã Minh Khai Huyện đã tập trung

xây dựng hệ thống rãnh thoát nước thải chạy dọc theo đường của thôn Minh Hiệp, xã Minh Khai để dẫn nước thải ra mương nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và môi

trường sống của người dân Nhờ có mô hình này, việc cải tạo, bảo vệ môi trường bướcđầu đã đạt kết quả tốt, khắc phục được tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải lắngđọng, gây tắc ứ các dòng chảy

1.3.2.2 Kinh nghiệm quản lý môi trường huyện Gia Lâm, thành pho Hà NộiHuyện Gia Lâm, Hà Nội đang trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ theohướng công nghiệp hoá — hiện đại hoá, nên ngày càng có nhiều các doanh nghiệp hoạtđộng trong mọi lĩnh vực sản xuất — kinh doanh được thành lập trên địa bàn Huyện GiaLâm có nhiều làng nghề truyền thống, cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng đa

ngành, đa nghề Một số xã là những làng nghề lâu năm nổi tiếng đã tạo thương hiệu riêng

mà cả nước biết đến như: Gốm Bát Tràng, Kim Lan; thuộc da và dát vàng mã xã Kiêu

Ky Việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn huyện

Gia Lâm đã tác động tích cực đến tiến trình phát triển kinh tế nông thôn Một lực lượnglớn lao động, chủ yếu là lao động trẻ được thu hút vào làm việc tại các khu, cụm côngnghiệp và các làng nghề góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhậpcho lao động nông thôn Các nghành nghề thủ công cũng phát triển khá đa dạng nhưnghề cơ khí sản xuất hàng sắt, hàng nhôm, đồ gỗ, đồ gia dụng, cơ khí sửa chữa thu hút

Ngày đăng: 08/12/2024, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w