1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Tác giả Nguyen Thi Thanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Pham Hong Long
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 24,28 MB

Nội dung

nhập khi tham gia nhiều hơn vào các hoạt động du lịch Mitchell và Reid,2001, dẫn theo Tosun 2006; vị thế xã hội được nâng cao và các nhận thức về bảo tồn văn hóa, môi trường được cải thi

Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn bao gồm phần Mở đầu giới thiệu nghiên cứu, phần Kết luận tổng kết nghiên cứu và phần Nội dung chính gồm 4 chương sau đây:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận Nội dung chương trình bày tong quan các nghiên cứu về dé tài và hệ thống cơ sở lý luận các tiêu chí đánh giá sự phát triển CBT và một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CBT, từ đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 2 Dia bàn và phương pháp nghiên cứu Nội dung chương trình bày thông tin sơ bộ về địa bàn nghiên cứu; quy trình thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo, bảng hỏi, xác định quy mô mẫu nghiên cứu và cách thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Chương 3 Kết quả nghiên cứu Nội dung chương trình bày các kết quả qua phân tích đữ liệu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Chương 4 Thảo luận và khuyến nghị Nội dung chương này trình bày các phân tích, đánh giá về kết quả nghiên cứu tại Chương 3 đồng thời đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển CBT tại điểm nghiên cứu.

TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬNTổng quan các nghiên cứu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Nhiều thập kỷ qua, du lịch được nhắc đến như một ngành khoa học xã hội nồi bật, trong đó, nhiều nghiên cứu đã đo lường và phân tích sự phát triển của một loạt các hoạt động du lịch dựa trên sự tham gia của cộng đồng địa phương Loại hình CBT được nhận định là một loại thuốc chữa bách bệnh trong phát triển bền vững kinh tế, văn hóa và môi trường cũng như là công cụ giảm nghèo hữu hiệu, đặc biệt tại các nước đang phát triển (Akama, 2002;

Snyman, 2012; Spenceley, 2008, dẫn theo Bittar và Prideaux, 2017) Một loạt các nghiên cứu đưa ra quan điểm về phát triển CBT thông qua việc phát triển dựa vào cộng đồng như sau: Phát triển CBT là một thuật ngữ bao trùm cho các dự án tích cực hướng đến những người thụ hưởng trong chương trình mục tiêu (Mansuri và Rao, 2004) Theo đó, người thụ hưởng chính là cộng đồng - họ có quyền kiểm soát trực tiếp đối với các quyết định chính của dự án, bao gồm cả việc quản lý các quỹ đầu tư Quan điểm này nhấn mạnh yếu tố cộng đồng có vai trò quan trọng trong thúc đây sự thành công của các dự án CBT. Đồng tình với quan điểm trên, các nghiên cứu của Brohman (1996), Bittar và Prideaux (2017) nhân mạnh rằng phát triển CBT là tìm cách tăng cường các thể chế nhăm thúc đây sự tham gia của địa phương và cải thiện phúc lợi kinh tế, xã hội và văn hóa của đa số cộng đồng dân cư Do đó, quan điểm phát triển CBT này chú trọng tính cân bằng giữa nhiều khía cạnh trên cơ sở lôi kéo sự có mặt của cộng đồng trong các quyết định du lịch.

Một luồng quan điểm khác được xem xét từ góc độ phát triển bền vững tin tưởng rằng việc phát triển trong du lich có thé được liên kết và giải thích tốt hơn thông qua việc liên kết hai khái niệm “du lich bên vững” va “phát triển bên vững” (Muganda và cộng sự (2013) Theo đó, bền vững trong du lịch đề cập đến việc quản lý các nguồn tài nguyên theo cách vừa đáp ứng nhu cầu về kinh tế, xã hội trong khi vẫn duy trì tính toàn vẹn văn hóa, sinh thái, đa dạng sinh học và hỗ trợ đời sống cộng đồng (Hiwasaki, 2006; Snyman, 2012;

Rodrigues và Prideaux, 2017) Nói cách khác, CBT tiếp cận cân bằng và hài hòa để phát triển tương thích với các thành phần khác của nền kinh tế địa phương cũng như đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của cộng đồng.

Nghiên cứu của Hiwasaki (2006) xác định việc phát triển CBT là hướng đến bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa thông qua du lịch; tăng cường và duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương trong và xung quanh khu bảo tồn; thúc đầy trao quyền và sở hữu cho cư dân thông qua việc đây mạnh sự tham gia của họ vào việc lập kế hoạch cũng như quản lý du lịch trong khu bảo tồn và nâng cao trách nhiệm của khách đối với môi trường và xã hội cộng đồng chủ nhà.

Theo đó, quá trình hoạt động và phát triển của CBT phụ thuộc vào nhiều yếu tố dựa trên thực tiễn và chiến lược phát triển của từng khu vực,cũng như điều kiện địa lý và trình độ kinh tế - xã hội cụ thé của cộng đồng địa phương Do vậy, không thê có một tập hợp các yêu tô phù hợp để áp dụng cho tất cả các điểm CBT tiềm năng, mà chỉ có thé đưa ra một số điều kiện quan trọng trong việc tạo điều kiện cho CBT phát triển tối ưu Và vốn di trọng tâm của CBT là xoay quanh cộng đồng ban địa nên các yếu tố ảnh hưởng đến phát trién CBT thường được nghiên cứu dựa trên: 1) Các yếu té tác động từ bên trong cộng đồng: và 2) Các yếu tô tác động từ bên ngoài vào cộng đồng.

Thái độ và nhận thức

Tài chính của CD Tổ chức và quản lý CD

Sự tham gia và quyền Hợp tác với các bên liên quan lực của CD ˆ Các yếu tố bên oy Kha nang thích ứng vé CBT trons CD

Tính toàn vẹn và gắn sử ` kết của CD Năng lực của CD

Hình 1 1 Các yếu tố từ bên trong cộng đồng

Nguồn: Zielinski và cộng sự, 2021

Các yêu tô bên trong đề cập đến năng lực của cộng đồng được phản ánh qua các nội dung như: Sự tham gia và quyền lực của cộng đồng đối với các van dé du lịch; Thái độ và nhận thức về tam quan trọng của bảo tồn thiên nhiên trong khu vực và sự tự tin đối với việc quản lý các hoạt động du lịch đang diễn ra; Tính toàn vẹn và gắn kết cộng đồng thông qua nhận thức tầm quan trọng của các quyết định tập thê đối với cá nhân, sự tin tưởng vào người lãnh đạo; Năng lực của cộng đồng thể hiện qua kỹ năng quản lý, lập kế hoạch du lịch và các kỹ năng cần thiết cho du lịch; Thông tin về du lịch bao gồm cả chi phí và lợi ích du lich, đặc biệt khi các sáng kiến CBT được thúc day từ bên ngoài cộng đồng: Kha năng thích ứng của du lịch trong việc xác định du lịch không phải là ngành kinh tế duy nhất mà nó kết hợp với các ngành kinh tế khác; Hợp tác với các bên liên quan nhất là các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; Tổ chức và quản lý cộng đồng bởi một ban quản lý do cộng đồng thiết lập, xác định cơ chế phân phối lợi nhuận và định hướng phát triển; và Tài chính tự chủ của cộng đồng.

Kiêm soát và quản lý | Vai trò của các bên liên quan

Hồ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực

Chính trị C Các yếu tố ` ngoài CD

` \ Pháp luật và quan lý

Hỗ trợ tài chính nhà nước

Hình 1 2 Các yếu tố từ bên ngoài cộng đồng

Nguồn: Zielinski và cộng sự, 2021

Các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài đề cập đến mức độ kiểm soát của các tác nhân bên ngoài trong việc tạo điều kiện hoặc kìm hãm sự phát triển của cộng đồng: Pháp luật và quản lý nhà nước thông qua các chính sách về du lịch và các lĩnh khác có liên quan, cơ quan chuyên trách về du lịch từ trung ương đến địa phương; Hỗ trợ tài chính từ chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức khác; Yếu tố chính trị có thé liên quan đến lợi ích của các bên tham gia vào du lịch, trong việc phân phối việc làm trong cộng đồng; Yếu tố chuyên gia trong việc nhìn nhận tầm quan trong của cộng đồng, tôn trọng các yếu tố bản địa nhằm xây dựng cộng đồng lành mạnh; Kiểm soát và quản lý đối với các hoạt động du lịch của địa phương trong quá trình ra quyết định, các chương trình hỗ trợ xúc tiến; Phối hợp với các bên liên quan nhằm hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ phát triển cùng mang lại lợi ích cho các bên; và Hỗ trợ kỹ

10 thuật, nâng cao năng lực thông qua các tô chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức địa phương, các cơ sở giáo dục và thông qua việc trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương.

Một loạt các nghiên cứu quan trọng đã chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến thành công và thất bại của các sáng kiến CBT dựa trên các yếu tố tác động từ bên trong cộng đồng và các yếu tô tác động từ bên ngoài cộng đồng Điển hình, trong nghiên cứu của Dodds và cộng sự (2016) thông qua việc tổng quan một loạt các tài liệu học thuật và nghiên cứu điển hình về CBT đã được công bố, nhóm tác giả đưa ra các yếu tô chính cần thiết cho CBT, bao gồm: 1) Sự tham gia của cộng đồng và nâng cao năng lực; 2) Hợp tác và tiếp thị; 3) Tự quản và trao quyền; 4) Mục tiêu về môi trường và cộng đồng: 5) Hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng: và 6) Tạo thu nhập bồ sung. Đồng ý với quan điểm trên, dựa trên việc phân tích 40 nghiên cứu điển hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng được triển khai trên toàn thế giới, Mocasdo (2005) đã thống kê, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch (Hình 1.3) nhằm xây dựng một mô hình phát triển tối ưu cho các điểm du lịch ngoại vi tiềm năng có sự tham gia của cộng đồng Sau đó, nhiều nghiên cứu sử dụng kết quả này như là một cơ sở cho những đánh giá về: Sự phat triển du lịch và lòng tin đối với chính quyên địa phương (Nunkoo, 2015);

Các yếu tô tạo điều kiện và hạn chế các sáng kiến CBT ở các nước đang phát triển (Zielinski và cộng sự, 2020); Hợp tác phát triển du lịch (Stronza, 2008);

Xu hướng toàn cầu và phát triển du lich ở các khu vực ngoại vi (lanioglo,

Nhìn chung, các đóng góp quan trọng của các nhà khoa học trên toàn thế giới đã thúc đây các nghiên cứu sâu hơn về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch nói chung và phát trién CBT nói riêng Cụ thể, thông qua các kết

11 quả nghiên cứu, rõ ràng răng, một điểm du lịch được gọi là điểm CBT khi và chỉ khi nó có yêu tô “sự ham gia cua cong đồng ”.

Lập kế hoạch chính thức

⁄ Lãnh đạo và doanh nhân DL,

Sự tham gia của CD hưởng đến phát

Phân tích thị trường uong den pha

Các bên liên quan triển DL

| Hỗ trợ của Chính quyền

Hình 1 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DL

Mặt khác, không thé phủ nhận rang, sự hợp tác và hỗ trợ từ bên ngoài (chính quyên, các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân ) làm giảm nguy cơ thất bại của các sáng kiến CBT (Dodds và cộng sự, 2016) vì trong nhiều trường hợp, cộng đồng thiếu các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xây dựng hoạt động du lịch tự chủ và bền vững Do đó, trong phạm vi luận văn, tac giả lựa chọn yếu tố “Sự tham gia của cộng dong” đại điện cho yêu tô ảnh hưởng từ bên trong cộng đồng và “Hổ trợ của chính quyền ” đại điện cho yếu tô ảnh hưởng từ bên ngoài cộng đồng đến sự phát triển CBT tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

1.2.1.1 Cộng đồng Quan điểm trong Số tay Hướng dẫn phát triển cộng đồng của Lê Văn An và cộng sự (2016) cho răng cộng đồng là nhóm người sống trong phạm vi thôn, bản, xã, phường của khu vực nông thôn và thành thị, có những điểm giống nhau, có chung mối quan hệ nhất định và cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động.

Chapman và Kirk (2001) cho rằng cộng đồng không chỉ có ý nghĩa địa lý với một ranh giới không gian và khu vực xác định cụ thể, mà nó còn đề cập đến các nhóm người với một lợi ích chung.

Bên cạnh đó, Goode (1957) phân tích cộng đồng như một nhóm người có chung các đặc điểm về quan hệ xã hội hay góc nhìn nhận vấn đề, cụ thê tác giả đề cập đến cộng đồng ngành tức là những người có chung một công việc nhất định và không đòi hỏi về mặt vị trí địa lý.

ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Lâm Bình là một huyện được thành lập năm 2011 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của hai huyện Na Hang và Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên

Quang thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam Huyện có 1 thị trấn và 9 xã bao gồm: thị tran Lăng Can, xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, xã Bình

An, xã Hồng Quang, xã Minh Quang, xã Phúc Sơn, xã Thổ Bình và xã Xuân Lập Trong đó, một số xã như: xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm và thị tran Lăng Can sở hữu nguồn tài nguyên lợi thé hơn về tự nhiên và di tích lịch sử.

Khu vực hỗ thủy điện Na Hang - Lâm Bình có tài nguyên nỗi bật từ hệ sinh thái dưới nước đến hệ sinh thái trên cạn cùng khung cảnh núi non độc đáo đã trở thành một điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước Cùng với đó là hệ thống các đền, chùa mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa dân tộc như: di tích quốc gia chùa Phúc Lâm, đền Pác Vãng tượng trưng cho sự giao thoa văn hóa của người Hoa và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, di tích khu xưởng quân khí H52 thời kháng chiến chống Pháp Các thung lũng đặc trưng cho địa hình miền đổi núi tại thị trấn Lăng Can, xã Khuôn Ha Quan thé hang động chưa có dấu chân người, các con suối, thác trải khắp địa bàn huyện tạo nên sự phong phú về địa hình, kích thích sự tò mò của nhiều du khách mong muốn đến khám phá và trải nghiệm.

Hơn thế, nét văn hóa sinh hoạt là một phần không thê thiếu khi nhắc đến loại hình CBT Lâm Bình hiện đang lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống lâu đời như: lễ hội nhảy lửa, lễ hội Lồng Tông, lễ hội giã cốm Các phong tục tập quán của người Tày, người Dao, người Mông, người Pà Thẻn từ sản xuất nông nghiệp đến lối sinh hoạt trong đời sống hàng ngày đều mang những nét riêng độc đáo khiến nơi đây trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn.

Theo điều tra, các điểm lưu trú phục vụ khách du lịch có khoảng 30 điểm tập trung chủ yếu ở các xã Khuôn Hà, xã Thượng Lâm, thị tran Lang Can, xã Phúc Yên và xã Thổ Binh Khách du lịch đến huyện trong những năm gần đây có xu hướng tăng Theo báo cáo của huyện ủy Lâm Bình (2020), năm

2015 lượng khách đạt khoảng 100.000 lượt, doanh thu xã hội đạt hơn 4 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã tăng lên trên 120.000 lượt khách tương đương doanh thu 70 tỷ đồng, đem lại nguồn thu lớn cho cộng đồng địa phương Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình khách du lịch đến huyện có chiều hướng giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Day là một căn bệnh hô hấp cấp tính được cho là xuất phát từ Trung Quốc và đã lan ra hầu hết tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Theo đó, các quốc gia áp dụng liên tục các biện pháp hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới dé hạn chế tình trạng lây lan của dịch bệnh Báo cáo được công bố ngày 30/6/2021 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết, ngành Du lịch chịu thiệt hai hơn 4 nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu trong năm 2020 và 2021 Không chỉ CBT tại Việt Nam mà toàn ngành Du lịch nói chung của thế giới đều chịu khủng hoảng vô cùng tram trong Do do, tac gia nhấn mạnh sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng dân cư nơi diễn ra các hoạt động du lịch, các chi phí xã hội mà họ phải gánh chịu khi không thê tiếp tục các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường Kết quả nghiên cứu của luận văn này cũng chịu chi phối bởi nhận thức của người dân trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Tuy nhiên, tác giả cho rằng dịch bệnh không phải là một vấn đề ảnh hưởng lâu dài đến du lịch và người dân sẽ tiếp tục các chương trình hoạt động du lịch ngay khi tình hình cho phép.

Tóm lại, nhìn chung quyết định thực hiện nghiên cứu tại huyện Lâm Bình dựa trên sự kết hợp của năm yếu tố chính Dau tiên, vị trí của nó gần VỚI Khu bảo tôn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, là một danh thang quốc gia đặc

38 biệt thuộc tỉnh Tuyên Quang với diện tích trên 61.300 km’, trong đó có hơn

8.000 km” diện tích lòng hồ Đây được coi là một điểm du lịch nổi tiếng với các hoạt động chèo thuyén trên lòng hồ, khám phá hệ sinh vật và cảnh quan đặc biệt nằm hai bên bờ sông 7? hai, Lâm Bình là một huyện mới thành lập nên nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền trong việc phát triển các hoạt động kinh tế nhằm xóa đói giảm nghẻo, trong đó tích cực bổ sung các hoạt động thúc đây chuyên đổi “từ nâu sang xanh” 7# ba, địa bàn huyện là nơi tụ hội của nhiều nền văn hóa khác nhau đến từ 12 dân tộc ít người như:

Tày, Dao, Mường với các nét văn hóa đặc trưng được gìn giữ và lưu truyền qua nhiều đời Ngoài ra, nơi đây còn có một tộc người thủy nằm trên địa bản xã Lăng Can được cho là chưa có tên trong 54 dân tộc hiện nay của Việt Nam.

Nhóm người này hiện còn hơn 100 người và họ có tiếng nói riêng, có văn hóa riêng, trang phục riêng chứng tỏ đây là một nét đặc sắc, một sức hút của huyện không chỉ trong nghiên cứu khám phá mà còn là điểm hấp dẫn đặc biệt cho du lịch của huyện Thi? tw, các thông tin cơ bản về địa bàn nghiên cứu được trình bay ở trên cho thấy đã có một số hoạt động du lịch đang diễn ra.

Từ đó khiến việc nghiên cứu này trở nên hữu ích và cần thiết không chỉ về mặt lý thuyết trong khoa học nghiên cứu mà còn là cơ sở bổ sung cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch địa phương, nâng cao đời sống cộng đồng và bảo vệ các giá trị truyền thông Thứ năm, tác giả luận văn cho rằng yêu tô dịch bệnh không phải là yếu tố kéo dai mà chỉ là yếu tố nhất thời, làm gián đoạn chu trình phát triển của du lịch Do vậy, các hoạt động du lịch sẽ được phục hồi và tiếp tục phát triên.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ Hình 2.1 Theo đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên

Xác định khoảng trống nghiên cứu

Xác định các biến đo lường và thang đo các biên

Nghiên cứu định Kiểm định các giả lượng thuyêt nghiên cứu

Thảo luận kết quả Đưa ra khuyến nghị nghiên cứu

Nguôn: Tác giả luận văn đề xuất

Bước 1 Nghiên cứu tong quan: Tong quan nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các điểm luận và lý thuyết của học giả đi trước, từ đó xác định hướng nghiên cứu cho luận văn.

Bước 2 Xác định cơ sở lý luận và xây dựng thang do: Việc hệ thông hóa cơ sở lý luận nhằm giải thích một cách khoa học cơ chế tác động của các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển CBT bao gồm: 1) Sự tham gia của cộng đồng: và 2) Hỗ trợ của chính quyền Từ đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và thang đo sơ bộ cho các biến phụ thuộc và biến độc lập.

Bước 3 Nghiên cứu định tính và hoàn thiện thang đo: Thông qua nghiên cứu định tính, tác giả lựa chọn 2 yếu tố được cho là ảnh hưởng đến phát triển CBT bao gồm: 1) Sự tham gia của cộng đồng; và 2) Hỗ trợ của chính quyên Từ đó, tiến hành xây dựng thang do sơ bộ dựa trên cơ sở lý luận đã được hệ thống hóa ở Chương 1.

Thang đo sơ bộ được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và nghiên cứu tổng quan về mối quan hệ giữa sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ của chính quyền và phát triển du lịch để xác định các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Danh sách có 30 cơ sở, trong đó tác giả loại trừ 4 điểm đã được khảo sát trước đó băng hình thức trực tuyến Đồng thời để tránh tình trạng bị trùng

sát này qua Internet hay chưa Bên cạnh đó, ngoài việc khảo sát những lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch, tác giả cũng đã tiếp cận các đối tượng là người có quan hệ kinh doanh với các cơ sở kinh doanh tại đây thông qua người đứng đầu của các cơ sở này.

Bảng hỏi của luận văn bao gồm có 21 câu hỏi, trong đó có 6 câu hỏi xác định sự phát triển CBT, 15 câu hỏi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CBT tại đây Các câu hỏi được khảo sát dựa trên thang đo Likert từ mức | tới mức 5 tương đương từ mức “rất không đồng ý” đến mức “rất đồng ý”.

Số liệu thu thập được từ bảng khảo sát được nhập liệu và mã hóa bằng phần mềm SPSS 20 sau đó tiến hành các bước sau:

- Thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát;

- Kiểm tra và đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa theo chỉ số

- Kiém tra va phân tích giá tri hội tu và phân biệt cua các biến quan sat thông qua kiểm định nhân tố khám pha (EFA);

- Kiêm định và phân tích môi quan hệ tương quan Pearson; và

- Thực hiện hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất

Bước 5 Thảo luận kết quả nghiên cứu: Dựa trên các kết quả từ mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành thảo luận và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng, đây mạnh sự hỗ trợ của chính quyền, từ đó thúc đây phát triển du lịch.

Việc xây dựng thang đo có ba cách là (1) sử dụng thang đo có sẵn, (2) sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và (3) xây dựng thang đo mới (Nguyễn Dinh Thọ, 2011) Thông qua tông quan, tác giả nhận thấy các khái niệm được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là những khái niệm đã được nghiên cứu, hoàn thiện từ các học giả đi trước, do đó, tác giả lựa chọn sử dụng thang đo đã có sẵn và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của luận văn Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ 1-5 tương đương từ “rất không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” dé đo lường các khái niệm nghiên cứu.

2.3.1 Thang đo sự phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Phát triển CBT là tiến trình cải thiện kinh tế, thúc đây các giá trị xã hội và góp phần tích cực bảo vệ môi trường thông qua việc tăng cường vai trò của cộng đồng trong các hoạt động du lịch Dựa trên tổng quan nghiên cứu về phát triển CBT được trình bày tại Chương 1 bao gồm các khái niệm, quan điểm về phát triển CBT, lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết trao đổi xã hội, thang đo phát triển CBT (ký hiệu là PT) được đo lường thông qua 3 biến số là (1) Kinh tế, (2) Xã hội và (3) Môi trường, cụ thể như sau:

Về kinh tế, nghiên cứu tập trung vào 2 thước do (được ký hiệu là PT1, PT2) thé hiện sự thay đổi liên quan đến thu nhập và tiết kiệm của người dân

43 địa phương, năng lực cạnh tranh của cộng đồng trong lĩnh vực du lịch dựa trên kết quả nghiên cứu cua Shim và Lee (2003), Lee va Jan (2019),

Nunthasiriphon (2015), Yu va cộng sự (2011), Goodwin và Santilli (2009),

HwanSuk (2006) va được điều chỉnh dé phù hợp với bối cảnh nghiên cứu cu thể của luận văn là huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

Vé xã hội, nghiên cứu tập trung vào 2 thước đo (được ký hiệu là PT3, PT4) liên quan đến các cơ hội của cư dân địa phương, tiếng nói của người dân địa phương trong các quyết định về du lịch dựa trên tổng quan và kế thừa các kết quả nghiên cứu của Lee và Jan (2019), Goodwin và Santilli (2009), Dyer và cộng sự (2007), HwanSuk (2006).

Về môi trường, nghiên cứu tập trung vào 2 thước đo (được ký hiệu là PT5, PT6) đề cập đến việc cải thiện các van đề về môi trường và môi trường sống được kế thừa từ các nghiên cứu của Shim va Lee (2003), Lee va Jan

(2019), Nunthasiriphon (2015), Yu và cộng sự (2011), Goodwin và Santilli

(2009), Simpon (2008), Asker và cộng sự (2010), Dyer va cộng sự (2007).

Thang đo được thé hiện cụ thé trong Bảng 2.1 dưới day:

1 Thang do sự phát triển CBTThang do sự tham gia của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng là sự có mặt của cư dân địa phương trong

các hoạt động của cộng đồng và đóng góp vào các quyết định của người điều hành cộng đồng nhằm tạo ra lợi ích trực tiếp cho cá nhân và cộng đồng Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các học giả: Muganda và cộng sự (2013), Tosun (2006), tác giả kế thừa và tổng kết thang đo sự tham gia của cộng đồng trong ảnh hưởng đến phát trién CBT bao gồm 6 chỉ tiêu được ký hiệu từ TG1 đến

TG6 trong Bang 2.2 dưới đây:

Bảng 2 2 Thang đo sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CBT

Ký Mô tả thước đo Nguồn tham khảo hiệu

TGI Lam lao động trong các điểm DL, co Muganda và cộng sự (2013); sở kinh doanh DL Tosun (2006)

TG2 Được lấy ý kiến cho các kế hoạch Muganda và cộng sự (2013); phát triển DL Tosun (2006)

TG3 Làm chủ các cơ sở kinh doanh DL

TQa Được hỗ trợ tài chính dé đầu tư cho Muganda và cộng sự (2013);

„ Muganda và cộng sự (2013); Được tham vân trong chương trình "

TGS Tosun (2006); Kibicho phat trién DL

Ký Mô tả thước đo Nguồn tham khảo hiệu

TG6 Ý kiến được đưa vào các chương trình phát triển DL

Nguồn: Tác giả luận văn tổng hợp

Thang đo hỗ trợ của chính quyền Hỗ trợ của chính quyền là các hành động có chủ ý nhằm thúc đây hoặc

cậy cao Thang đo như sau:

Bảng 2 3 Thang đo sự hỗ trợ của chính quyền trong phát triển CBT

Mô tả thang đo hiệu quan biên tông

Tăng cường nhiều chương trình hỗ trợ phát trién DL

Ký Hệ số tương hiệu Mo ta thang đo quan biến tổng cQ2 Triên khai và cải tiên nhiêu quy định pháp 0.66 luật trong lĩnh vực DL

CQ3 Hài hòa lợi ích các bên liên quan 0,54

CQ4 Tăng cường đâu tư cho các chương trình văn 0.59 hóa, nghệ thuật

COS Cải thiện cơ sở hạ tang, cơ sở vat chat phục 0,69 vụ DL

CQ6 Cải tuện, nâng câp hệ thông giao thông tiêp 0.62 cận diém đên DL

CQ7 Khuyến khích dau tư vào lĩnh vực DL 0,62

CQử Uu đói thuế 0,54 CQ9 Hỗ trợ quảng ba DL địa phương 0,41

Nguôn: Tác giả luận văn tong hợp 2.4 Thiết kế bảng hỏi hình nghiên cứu bao gồm (1) sự tham gia của cộng đồng và (2) hỗ trợ của chính quyền Từ đó sử dụng kết quả của các nghiên cứu được đánh giá cao trong lĩnh vực du lịch, được đăng tải trên tạp chí của nhà xuất bản uy tín thế giới Đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia và đối tượng khảo sát dé đưa ra bảng hỏi phù hợp với bối cảnh điểm nghiên cứu Theo đó, nội dung bảng hỏi chính thức bao gồm:

48Dựa trên tông quan nghiên cứu, tác giả xác định các nhân tô trong mô

- Phần giới thiệu: Tác giả trình bày mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu đồng thời đề nghị đáp viên trả lời bảng hỏi một cách trung thực và khách quan nhất.

- Phần nội dung: Tác giả chia là 4 phần nhỏ, trong đó 3 phần đầu là các câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo về phát triển du lịch, sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ của chính quyền; phan cuối là các thông tin chung về nhân khẩu học của đáp viên.

Người được khảo sát tiến hành trả lời bảng hỏi bằng cách điền thông tin và đánh dấu vào ô tương ứng câu trả lời phù hợp nhất với đánh giá của họ.

Các biến quan sát trong mô hình được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ, trong đó mức 1 là “rất không đồng ý” và mức 5 là “rất đồng ý”.

Dé đảm bảo tinh đại điện và phù hợp của mẫu khi nghiên cứu, kích thước mẫu tối thiểu dùng trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên (Hair va cộng sự, 1998) Công thức tính mẫu được sử dụng trong nghiên cứu của luận văn là:

N =5 * số biến đo lường tham gia EFA

N là quy mô mẫu nghiên cứu.

Số biến đo lường tham gia EFA là 21 (bao gồm 6 biến đo lường cho biến sự tham gia của cộng đồng, 9 biến đo lường cho biến hỗ trợ của chính quyền và 6 biến đo lường cho biến phát triển CBT).

Ta có 5 * 21 = 105 phiếu điều tra hợp lệ cần được thu thập Theo đó, tác giả đã gửi bảng hỏi theo hai hình thức là trực tuyến (online) thông qua

Google Form và gửi trực tiếp tại địa bàn khảo sát Kết thúc khảo sát thu được 135 phiếu từ việc phát trực tiếp tới những người tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn; và 79 phiếu thông qua việc gửi trực tuyến (online) cho các

49 cơ sở, hộ kinh doanh homestay, nhà hàng trên địa bàn huyện Kết quả khảo sát theo hai hình thức thu về 214 phiếu trả lời với 147 phiếu hợp lệ (đạt

Các dữ liệu trong mẫu nghiên cứu được thu thập thông qua hai hình thức là (1) gửi bảng hỏi trực tiếp cho các đối tượng khảo sát và (2) thiết kế bảng hỏi trực tuyến trên tính năng Google Form và gửi cho đối tượng khảo sát Thời gian tiến hành khảo sát từ thang 3/2022 đến tháng 4/2022 Đối tượng điều tra mà nghiên cứu hướng đến là người dân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động kinh doanh CBT tai 10 thi trấn, xã thuộc huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang Việc thu thập dữ liệu cho nghiên cứu được tiễn hành theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Đối với hình thức khảo sát trực tuyến

(online), tác giả đã gửi bảng hỏi tới các chủ cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn mà tác giả tiếp cận được Đối với hình thức khảo sát trực tiếp, tác giả đến địa bàn khảo sát và gửi bảng khảo sát tại các cơ sở lưu trú homestay trên địa ban huyện theo danh sách thu thập được (Phu luc 2).

Sau khi đã thu thập dữ liệu khảo sát, tác giả tiến hành loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ và thực hiện mã hóa, nhập dữ liệu lên phan mềm SPSS version 20 Dữ liệu trong nghiên cứu này được phân tích theo trình tự:

1) Kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên chỉ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation ) Kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, thể hiện được tinh chất của nhân tố đó Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên được coi là chấp nhận được trong bối cảnh nghiên cứu mới (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Đồng thời, các biến quan sat trong cùng một nhân tố mẹ phải có hệ số tương quan biến tông lớn

50 hơn 0,3 thì biến đó mới đạt yêu cầu và nếu nhỏ hơn 0,3 thì cần loại bỏ biến quan sát đó.

2) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập hợp F các nhân tổ có ý nghĩa hơn (F < k).

EFA cho phép xác định số lượng các biến quan sát ảnh hưởng đến mỗi quan hệ giữa sự tham gia của cộng đồng và sự hỗ trợ của chính quyền với sự phát trién CBT Thứ nhất, hệ số KMO phải đạt giá trị 0.5 < KMO < | thì nhân tố đó mới phù hợp trong nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,

2008) Thứ hai, kiểm định Bartlett thé hiện sự tương quan giữa các biến quan sát trong cùng nhân t6 và được coi là có ý nghĩa thống kê khi Sig Bartlett’s Test < 0.05 Thứ ba, tổng phương sai trích (Total Variance Explained) >

50% thì mới thé hiện sự phù hợp của mô hình EFA Cuối cùng, các bién quan sát có hệ số tải nhân tổ (factor loading) nhỏ hon 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ.

KÉT QUÁ NGHIÊN CỨUKết quả kiểm định thang đo

3.1.1 Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Kiểm định Cronbach’s Alpha nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả kiểm định độ tin cậy của biến phụ thuộc “Phat triển CBT” được dé xuất có độ tin cậy tốt do có giá trị Cronbach’s Alpha là 0,801 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (Hair và cộng sự, 1998).

Bang 3 1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với biến phụ thuộc “Phat triển CBT”

Hệ số tương Hệ số

Biên phụ Ký , Cronbach’s Alpha quan bién : „ Cronbach’s thudc hiéu „ nêu loại biên tông Alpha PT1 0,392 0,817

Nguồn: Tác giả luận van tổng hop từ kết quả diéu tra

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện với phương pháp trích Principle Component nhằm rút gọn dữ liệu, giảm hiện tượng đa cộng tuyến giữa các nhân tố trong phân tích hồi quy Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA được trình bày trong Bảng 3.2 dưới đây cho thấy kết quả kiểm

54 định có hệ số KMO = 0,786 lớn hơn 0,5 thích hợp dùng dé phân tích nhân tố.

Kiểm định Bartlett’s Test có giá trị Sig là 0,000 và phương sai tích lũy là 52,121% > 50% cho thấy các nhân tô được trích trong EFA phản ánh được 52,121% sự biến thiên của tất cả các thước do được đưa vào mô hình (Hair và cộng sự, 1998).

Bang 3.2 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test đối với biến “Phát trién CBT”

Kaisser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,786

Bartlett’s Test of Sphericity Approx Chi-Square 306,845 df 15

Neguon: Tác giả luận văn tổng hop từ kết quả diéu tra

3.1.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với biến độc lập “Sw tham gia của cộng đồng” cho giá trị bằng 0,721 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên có độ tin cậy cao (Hair và cộng sự, 1998) Tương tự, hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập “H6 tro của chính quyên ” đạt 0,899 > 0,6 và hệ số tương quan biến tông lớn hơn 0,3 nên có độ tin cậy cao (Hair và cộng sự, 1998).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 1 theo phương pháp cố định nhân tố (priori determinant) đối với hai biến độc lập cho thấy chỉ tiêu

TG3 (Người dân địa phương làm chủ các cơ sở kinh doanh du lịch) hội tụ vào nhóm nhân tô “ho tro cua chính quyên ” nên tac giả loại bỏ chỉ tiêu này khỏi

55 mô hình nghiên cứu; chỉ tiêu TG6 (Ý kiến của người dân địa phương được đưa vào các chương trình phát triển du lịch) hội tụ vào cả hai nhóm nhân tố

“sự tham gia của cộng dong” và “hỗ trợ của chính quyên ” nên tác giả loại bỏ chỉ tiêu này khỏi mô hình nghiên cứu; chỉ tiêu CQ2 (Chính quyền triển khai và cải tiến nhiều quy định pháp luật trong lĩnh vực du lịch) và TG4 (Người dân địa phương được hỗ trợ tài chính để đầu tư cho du lịch) có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 nên tác giả loại bỏ chỉ tiêu này khỏi mô hình nghiên cứu (Harr và cộng sự, 1998).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 2 theo phương pháp cố định nhân tổ (priori determinant) đối với hai biến độc lập ở Bảng 3.3 dưới đây cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều có sự hội tụ và riêng biệt vào hai nhóm nhân tố Kết quả phân tích nhân tô khám phá (EFA) với hai nhóm nhân tô gồm (1) sự tham gia của cộng đồng và (2) hỗ trợ của chính quyền với 11 chỉ tiêu có hệ số KMO là 0,893 > 0,8; giá tri Sig của kiểm định Bartlett’s là 0,000 và phương sai giải thích tích lũy là 60,994% > 50% nên đủ tiêu chuan Điều này chứng tỏ 60,994% biến thiên của dữ liệu được giải thích bang hai nhom nhan tố Đồng thời hệ số tải của tất cả các chỉ tiêu đều lớn hơn 0,5 nên được chấp nhận Ngoài ra, tất cả các thang đo đều có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7 và hệ số tương quan biến tông lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu (Hair và cộng sự, 1998).

3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá và Cronbach’s AlphaĐặc điểm nhân khẩu hoc của doi tượng khảo sát Bảng hỏi được thiết kế theo hai cách là thiết kế trên giấy A4 và gửi trực

chuẩn đề tiến hành phân tích (68,69%).

Trong số 147 đối tượng khảo sát có 40,8% là Nam giới và 59,2% là Nữ giới Độ tuổi của số người được khảo sát được phân bố chủ yếu trong khoảng

57 từ 20 đến 59 tuổi Trong đó, độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi là 15,6%; từ 30 đến 39 tuổi là 30,6%; từ 40 đến 49 tuổi là 30,6% và từ 50 đến 59 tuổi là 18,4%.

Ngoài ra, số người trong độ tuổi nhỏ hơn 20 tuổi là 2,7% và số người trong độ tuổi từ 60 trở lên là 2%. Địa điểm nghiên cứu là huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang - một tỉnh vùng cao của Việt Nam nên tỷ lệ các dân tộc trên địa bàn cũng có nét đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiêu số Kết quả phiếu điều tra cho thấy, dân tộc Tày chiếm 74,1% mẫu khảo sát, dân tộc Kinh chiếm 12,2%; dân tộc Dao chiếm 8,8%; dân tộc Mông chiếm 3,4% và các dân tộc khác chiếm 1,4%. Điều này phản ánh tương đồng với đặc trưng dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện Lâm Bình, chủ yếu là dân tộc Tày.

Trình độ học vấn của người dân trên địa bàn được khảo sát phân bồ chủ yếu ở các cấp từ tiêu học đến trung học phổ thông Cấp tiểu học là 27,9%; trung học cơ sở là 25,9%, trung học phổ thông là 23,8% Các cấp còn lại bao gồm: 8,2% thuộc bậc trung cấp; 7,5% thuộc bậc cao đăng và 6,8% thuộc bậc đại học.

Về nghề nghiệp chính, mẫu khảo sát có đối tượng làm nông nghiệp chiếm đa số với 57,1% Họ chủ yếu là những người trong độ tuổi từ 20 - 59 tudi, làm nghề chủ yếu là nông nghiệp và hình thức tham gia vào du lịch chủ yếu là được các cơ sở kinh doanh du lịch thuê khi có khách và làm các công việc như: nấu đồ ăn phục vụ khách, biểu diễn văn nghệ truyền thống, các công việc trong cơ sở lưu trú Một số khác nói rằng họ cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản chưa chế biến hoặc chế biến theo yêu cầu cho các homestay như rau củ quả, cá, tôm Nghề nghiệp kinh doanh chiếm 17% mẫu khảo sát, đối tượng này có trình độ học vấn từ trung học cơ sở đến đại học, chủ yếu là các chủ cơ sở homestay, là người dân tộc Kinh hoặc dân tộc Tày, thuộc độ tuôi từ 30 - 49 tuổi Lao động tự do chiếm 15,6% mẫu khảo sát,

58 trình độ học van từ tiêu học đến trung học phổ thông, có độ tuổi chủ yếu từ 40 - 59 tuổi, là người dân tộc Tày và gia đình thường có 4 - 6 người Các nghề nghiệp như công nhân, công chức, viên chức và nghề nghiệp khác lần lượt chiếm tỷ lệ là 1,4%; 6,8% và 2%.

Nhìn chung, thu nhập từ du lịch của người dân huyện Lâm Bình còn thấp, 68,7% số người được hỏi có mức thu nhập từ du lịch dưới 5 triệu/tháng.

Có 21,8% trả lời có mức thu nhập từ 5 - 10 triệu/tháng Day là con số dang khích lệ, thé hiện sự có mặt của du lich trong kinh tế nhiều hộ gia đình vốn chỉ quen với các công việc liên quan đến nông nghiệp Ngoài ra, kết quả khảo sát chỉ ra rằng nhiều hộ gia đình kinh doanh có mức thu nhập cao nhờ du lịch

(6,8% có thu nhập từ 10 - 20 triéu/thang và 2,7% có thu nhập trên 20 triệu/tháng).

Theo mẫu khảo sát, có 65,3% số người được hỏi là người ở huyện Lâm Bình và 21,8% đã sống trên 10 năm tại đây Số còn lại đã sống tại huyện từ 5

- 10 năm chiếm 9,5% và ít hơn 5 năm chiếm 3,4% Từ đó có thể nhận thấy răng những người được hỏi chủ yêu là thành viên lâu năm của cộng đông địa phương.

4 Thống kê mô ta đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm Phân loại Tần suất Tỷ lệ (%)

1 Gi re ti h ằ ronan Nam 60 40,8%

39 tuổi 45 30,6%tuổi 4 2,7%Nghệ nghiệp chính áo + chite, viên chức 10 6,8%

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của tác giả luận văn

Ngoài ra, kết quả khảo sát thé hiện trong Hình 3.1 dưới đây cũng chỉ ra mức độ phân phối phiếu khảo sát khá toàn diện đến các cư dân thuộc các xã, thị tran của huyện Lâm Binh và cho thấy người dân tham gia vào lĩnh vực du lịch chủ yếu tập trung tại các xã Thượng Lâm (44,90%), thị tran Lang Can

(24,49%), xã Khuôn Hà (15,65%) vi những khu vực này gan vị tri các tai nguyên du lịch, nhiều cơ sở lưu trú du lịch hoạt động. Đơn vị hành chính

Hình 3 1 Mức độ phân phối phiếu khảo sát tại điểm nghiên cứu

Nguồn: Kết qua phân tích điêu tra cua tác giả luận văn

3.2.2 Thực trạng sự tham gia của cộng đồng Nhân tố “sự tham gia của cộng dong” gồm 6 thước đo và được đánh giá dựa trên thang do Likert 5 điểm từ “rat không đồng ý” tương đương mức 1 đến “rất đồng ý” tương đương mức 5 Kết quả khảo sát cho thấy các biến quan sát từ TG1 đến TG6 ghi nhận các phương án trả lời từ 1 đến 5 với giá trị

61 trung bình đạt 3,92 cho thay sự đồng tình với quan điểm đưa ra của biến “sự tham gia của cộng dong” Trong đó, bién quan sát “Làm chủ các cơ sở kinh doanh du lịch” được đồng tình nhiều nhất (trung bình = 4,31; độ lệch chuẩn 0,809) cho thấy sự tập trung của các đáp án mà đáp viên đưa ra Biến quan sát

“Làm lao động trong các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch” được lựa chọn thấp nhất (trung bình 2,91; độ lệch chuẩn = 1,085) cho thấy còn nhiều điểm khác biệt trong nhận định của các đáp viên Bảng tổng hợp dưới đây trình bày kết quả thống kê mô tả cho biến sự tham gia của cộng đồng với mẫu quan sát là 147.

Bảng 3 5 Kết quả khảo sát về sự tham gia của cộng đồng trong CBT

Biên Mô tả GTLN GTTB lách

TG1 Làm lao động trong các diém DL, 1 5 2,91 1,085 cơ sở kinh doanh DL

TG2 Được lay y kién cho cac ké hoach 1 5 3,94 0,945 phat triên DL

TG3 Làm chủ các cơ sở kinh doanh DL | 3 431 0,802

TG4 Được hồ trợ tài chính đê đâu tư cho 1 5 4,25 0,890

TGS Được tham vân trong chương trình 1 5 4,13 1,062 phat trién DL

TG6 Y kiên được đưa vào các chương 1 5 3,97 0,925 trình phát triên DL

TG Đánh giá chung về sự thamgia 1 5 3,66 0,747

Nguồn: Kết quả phan tích diéu tra cua tác giả luận van

3.2.3 Thực trạng hỗ trợ của chính quyền Kết quả khảo sát chỉ ra các biến quan sát trong thang đo đều ghi nhận các phương án trả lời từ 1 đến 5, giá trị trung bình đạt 4,32 cho thấy xu hướng đồng ý với quan điểm của biến “bổ tro của chỉnh quyên” Trong đó, bién quan sát “Hỗ trợ quảng bá du lịch địa phương” được đồng tình nhiều nhất (trung bình = 4,71; độ lệch chuẩn = 0,760) cho thấy mức độ đồng tình cao đối với quan điểm này Biến quan sát “Ưu đãi thuế” được lựa chọn thấp nhất

(trung bình = 3,93; độ lệch chuẩn = 0,922) cho thấy còn nhiều quan điểm khác biệt nhau đối với nhận định này.

6 Kết quả khảo sát về hỗ trợ của chính quyền trong CBTPhân tích hồi quy tuyến tính

Sau khi kiểm định hệ số tương quan Pearson, tác giả tiến hành kiểm định tác động của các biến độc lập TG và CQ (sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ của chính quyền) đến biến phụ thuộc PT (phát triển CBT) bằng kiểm định hồi quy tuyến tính bội theo phương pháp OLS Từ kết quả kiểm định, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp cụ thé dé phát triển CBT hơn nữa tại huyện Lam

Nghiên cứu thực hiện hồi quy tuyến tính bội theo mô hình nghiên cứu cho kết quả tại Bảng 3.9 với kiểm định F = 47,481 và giá trị Sig = 0,000 chứng tỏ mô hình nghiên cứu đê xuât của luận văn có ý nghĩa thông kê.

Bảng 3 9 Kết quả kiểm định ANOVA

Model Sumof af Mean F Sig Squares Square

ANOVA* a Dependent Variable: PT b Predictors: (Constant), CQ, TG

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của tác giả

Hệ số RỶ hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0,389 có nghĩa (Bảng 3 10), với cỡ mẫu nghiên cứu là 147, chứng tỏ sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ của chính quyên giải thích được 38,9% sự biến động của phát triển CBT tại huyện Lâm Bình Còn lại, 61,1% là do các nhân tố khác ngoài mô hình nghiên cứu va sai sô ngâu nhiên.

Bảng 3 10 Hệ số tống hợp mô hình hồi quy

Model R R Square Adjusted of the Durbin- R Square Watson

1 0,630 0,397 0,389 0,50594 2,300 a Predictors: (Constant), CQ, TG b Dependent Variable: PT

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của tác giả

Bảng 3.11 cho thấy cả hai biến độc lập hệ số chấp nhận (Tolerance) đạt 0,919 và hệ số phóng đại phương sai VIF = 1,088 Theo Nguyễn Đình Thọ (2010), nếu VIF > 2 có thé xảy ra hiện tượng da cộng tuyến gây sai lệch các ước lượng hồi quy Do đó, có thể kết luận rằng mối liên hệ giữa các biến độc lập này không đáng kể và có thể coi không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Bang 3 11 Kết quả hệ số hồi quy tuyến tính bội Biến Phát triển CBT

1 TG 0,351 0,405 0,000 1,088 2 CQ 0,379 0,381 0,000 1,088 R2 hiéu chinh 0.389 Durbin - Watson 2,300

** Tương quan tại mức ý nghĩa 1%

Nguồn: Kết quả phân tích diéu tra của tác giả

Từ các kết quả kiểm định trên, tác giả rút ra phương trình hồi quy tuyến tính bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển

PT = 0,405*TG + 0,381*CQ +E Với cỡ mau nghiên cứu là 147 và dia diém nghiên cứu là huyện Lam

Bình, tỉnh Tuyên Quang, kết quả hồi quy cho thấy, trong hai nhân tố được đưa vào nghiên cứu thì nhân tố “sự tham gia cua cộng dong” (TG) có anh

68 hưởng lớn nhất tới sự phát triển CBT (hệ số Beta chuẩn hóa là 0,405).

Theo đó, nếu thay đổi 1 đơn vị tính đối với biến TG trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì biến phụ thuộc PT sẽ thay đổi trung bình là 0,405 đơn vị tính Nhân t6 “bố tro của chính quyên” có hệ số Beta chuẩn hóa là 0,381 và có tác động lớn thứ hai tới sự phát triển CBT Không có giá trị Sig nào lớn hơn 0,05 nên có thé khang định “sự tham gia của cộng đồng” và “hỗ trợ của chỉnh quyên ” có ảnh hưởng đến sự phát trién CBT tại khu vực nghiên cứu.

Tiếp đó, tác giả tiến hành đánh giá về phân phối chuẩn phần dư bằng cách sử dụng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram Giá trị trung bình Mean = -4,51E-15 gan bang 0, độ lệch chuẩn Std Dev = 0,993 gan bằng 1, các cột giá tri phan dư phân bố theo dang hình chuông, từ đó khang định rằng phân phối là xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm (phu lục 3). Đối với việc đánh giá liên hệ tuyến tính giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập thông qua biểu đồ phân tán Scatterplot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa được lập giúp dò tìm xem dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay không Nếu các điểm dữ liệu trong nghiên cứu phân bố tập trung xung quanh đường tung độ 0 và có xu hướng tạo thành một đường thang thì giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

Trong đó, trục hoành biểu diễn giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) và trục tung biểu diễn giá trị dự đoán chuẩn hóa (Predicted Value).

Kết quả cho thế phần dư chuẩn hóa phân bố khá tập trung xung quanh hoành độ nên có thé kết luận giả định về quan hệ tuyến tính không bị vi phạm (0h lục 3).

Từ đó tác giả kết luận như sau:

Bảng 3 12 Kết quả các giả thuyết trong luận văn STT Giả thuyết Kết quả

Sự tham gia của cộng đồng ảnh hưởng tích cực 1 đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chấp nhận huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Hỗ trợ của chính quyên ảnh hưởng tích cực đến 2 phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện Chấp nhận

Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang”

Nguôn: Kết quả phân tích điều tra của tác giả luận văn

Phát triển CBT Sự tham gia của cộng đồng Kinh tế

Hỗ trợ của chính quyền Môi trường

Hình 3 2 Tác động của các yếu tố tới phát triển CBT

Nguồn: Kết quả phân tích điều tra của tác giả luận văn

Chương 3 đã trình bày các kết quả phân tích đữ liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Tác giả đã tiến hành các phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha và kiểm định nhân tố khám phá (EFA) nhằm loại bỏ những thước đo không phù hợp phục vụ cho phân tích hồi quy Từ đó, tác giả tiễn hành các kiểm định tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính đối với các biến số trong mô hình nghiên cứu nham đánh giá mức độ anh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển CBT tại điểm nghiên cứu để đưa ra kết luận về các giả thuyết được trình bày ở Chương 1 Kết quả phân tích cho thấy các nhân t6 “sự tham gia của cộng đông” và “hỗ trợ của chính quyển” có tác động tích cực đến sự phát triển

CBT tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

THẢO LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊThảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ của chính quyền đối với sự phát triển CBT đã được thực hiện ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới, tuy nhiên, tại Việt Nam, cụ thể tại điểm nghiên cứu là huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang thì chưa có nhiều nghiên cứu cho mô hình tác động này Do vậy, luận văn đã tiến hành kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu dé đánh giá mối quan hệ giữa sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ của chính quyền đến sự phát triển CBT tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang Mô hình nghiên cứu được luận giải dựa trên lý thuyết phát triển bền vững và lý thuyết trao đổi xã hội.

Mô hình nghiên cứu đưa ra trong luận văn được tông hợp và kế thừa từ những học giả đi trước và nghiên cứu thực địa, qua đó chỉ ra rằng sự phát triển CBT tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được thé hiện qua những thay đôi về lượng va chất thông qua các khía cạnh về kinh tế như thu nhập va tiết kiệm của người dân địa phương được tăng lên, sức cạnh tranh của cộng đồng có sự bién chuyền, khía cạnh xã hội như tạo việc làm cho người dân địa phương hay vai trò của cộng đồng ngày một được khăng định và khía cạnh môi trường được thé hiện thông qua việc giải quyết các van nạn môi trường và nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường sống, góp phần gìn giữ môi trường du lịch.

Thông qua các kết quả nghiên cứu định lượng đã được trình bày, luận văn khăng định rõ ràng hơn vai trò của các thước đo trong đánh giá phát triển CBT tại huyện Lâm Bình được sắp xếp theo thứ tự từ phản ánh lớn nhất đến nhỏ nhât như sau:

Bảng 4 1 Thứ tự vai trò thước đo trong đánh giá sự phát triển CBT

Ký - Thứ tự phản xi Mô tả thước đo Nhân tố EFA ánh biến (từ hiệu S ak +

PT6 Cai thiện môi trường sống 0,889 |

PT3 Cộng đồng có cơ hội kinh doanh 0,764 2

PT4 Cộng đông đóng góp ý kiên vào 0,719 3 các quyêt định chung

PT5 Các vân đê vê môi trường được cải 0,690 4 thién

PT? Nang lực cạnh tranh của cộng 0,688 5 dong tang

PTI Kinh tế dia phương được cai thiện 0,535 6

Nguôn: Nghiên cứu cua tác giả

Mặt khác, các nhân tố được xem là có ảnh hưởng đến sự phát triển CBT được đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm kiểm định mức độ ảnh hưởng của chúng đến biến phụ thuộc thông qua công cụ hỗ trợ phần mềm SPSS 20.

Các kiếm định được tiến hành bao gồm kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tổ khám pha EFA Theo đó, các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và được coi là có ý nghĩa thống kê và phù hợp để đưa vào phân tích hồi quy nhằm đánh giá ảnh hưởng đến phát triển CBT tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên

Quang. Đối với nhân tố “sự (ham gia của cộng đồng” có 6 thước đo được ky hiệu từ TG1 đến TG6 trong phân tích nhân tổ khám phá EFA đã chỉ ra biến TGI (Người dân địa phương được thuê làm lao động trong các điểm du lịch,

73 cơ sở kinh doanh du lịch) cho kết quả hệ số tải cao nhất (0,759), chứng tỏ việc thu hút người dân tham gia vào các hoạt động du lịch trong các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch là bước đầu tiên mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển CBT Đồng thời, kết quả ước lượng cho thấy sự tham gia của cộng đồng ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển CBT (B = 0,405; p- value = 0,000) Kết quả này giống với kết quả với các nghiên cứu trước đây của Muganda và cộng sự (2013), Tosun (2006), Niezgoda và Czernek (2008) và Akama (1997) khi khăng định rằng sự tham gia của cộng đồng tác động tích cực tới sự phát triển CBT Điều này chứng minh rằng khi cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch và nhận được các lợi ích thì sẽ thúc đây nhu cầu khẳng định địa vị trong việc quyết định đối với tài nguyên du lịch tại địa phương, từ đó, các hoạt động CBT càng phát triển và đạt được những mục đích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với nhân t6 “hỗ tro của chính quyên ” có 9 thước đo được ký hiệu từ CQ1 đến CQ9 trong phân tích nhân tổ khám phá EFA đã chỉ ra biến CQ4

(Chính quyền đầu tư cho các chương trình văn hóa, nghệ thuật tại địa phương) cho kết quả hệ số tải cao nhất (0,880), chứng tỏ việc đầu tư cho việc khôi phục, gìn giữ và phát huy các nét văn hóa bản địa mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển CBT Khi các hoạt động văn hóa được khôi phục và phát huy tạo nền tảng cho việc khai thác tài nguyên và thu hút đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tang và các dịch vụ di kèm phục vu phat triển du lịch Đồng thời, kết quả ước lượng cho thấy hỗ trợ của chính quyền tác động tích cực tới sự phát triển CBT (B = 0,381; p- value = 0,000) Kết quả này giống với kết quả của các nghiên cứu trước đây của Shim và Lee (2003), Muganda (2013), Akama (2002) khi khang định rang hỗ trợ của chính quyền tác động tích cực tới sự phát triển CBT Theo đó, các biện pháp hỗ trợ của chính quyền có vai trò thúc đây đối với phát triển CBT, đặc biệt tại các nước đang phát

74 triển hay các điểm CBT đang ở giai đoạn đầu nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch của địa phương.

Giải pháp và khuyến nghị

Nghiên cứu này có nhiều ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác trong việc tăng cường hỗ trợ và thu hút sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch đồng thời xem xét một cách khách quan ý nghĩa các hỗ trợ của chính quyền trong thúc đây phát triển CBT tại điểm nghiên cứu Thông qua mô hình đã được đề xuất và các giả thuyết được chứng minh trong luận văn, các nhà hoạch định chính sách, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác có thé khái quát về tác động của sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ của chính quyền đến phát triển CBT.

Việc nhận thức được tam quan trọng của các môi quan hệ nay sẽ giúp người dẫn dắt đưa ra những chính sách, giải pháp thu hút, thúc đây phát triển phù hợp với tình hình cụ thê tại địa phương.

4.2.1 Đối với sự tham gia của cộng đồng Thứ nhất, sự tham gia của cộng đồng được coi là cốt lõi của CBT Dựa theo kết quả điều tra, sự tham gia của cộng đồng được phản ánh rõ rệt nhất thông qua hình thức tham gia vào các hoạt động kinh tế trong các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch tại huyện Bởi vậy, dé tang cuong su tham gia chủ động của cộng đồng vào các hoạt động du lịch, trước hết can tăng cường nhận thức của người dân về vai trò của họ cũng như các lợi ích mà họ sẽ nhận được khi tham gia vào du lịch, bao gồm cải thiện kinh tế gia đình, tạo việc làm Tiếp đó, khi người dân đã nhìn nhận được lợi ích từ các hoạt động này thì cần phải tiến hành tập huấn, nâng cao các nghiệp vụ chuyên môn đối với từng vị trí việc làm cụ thể Việc này có thể được hành động bởi chính quyên, doanh nghiệp, các tô chức đoàn thé tại địa phương Bên cạnh đó, các chủ cơ sở kinh doanh du lịch cũng cần được khuyến khích trong việc thu hút

75 lao động địa phương tham gia hoạt động du lịch thay vì thuê lao động từ bên ngoài địa bàn huyện.

Thứ hai, các thông tin về chính sách phát triển du lich, dự án du lịch do nhà nước, tô chức phi chính phủ chủ trì hay khu vực tư nhân đảm nhiệm chính cần được lấy ý kiến của cộng đồng địa phương trước khi xây dựng ban hành, triển khai Việc lay ý kiến cộng đồng là hành động quan trọng nhăm đảm bao sau khi các chính sách được ban hành, dự án được triển khai sẽ phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo dân chúng, góp phần đảm bảo hài hòa các quyền và lợi ích trong xã hội, đặc biệt là lợi ích cho bên liên quan chính trong CBT Bên cạnh đó, việc lay y kién sé tao su đồng thuận và đảm bảo tính khả thi khi tiến hành triển khai các chính sách, dự án mới, qua đó hạn chế được nhiều xung đột giữa các bên liên quan Việc lấy ý kiến nên được tiến hành bang các hình thức phù hợp theo từng giai đoạn cụ thé như đăng tải trên công thông tin điện tử của chính quyền địa phương, thông qua các cuộc khảo sát, phỏng van Su phát triển và lan tỏa của mạng xã hội trong thời gian gần đây cũng nên được quan tâm như một kênh thông báo chính thức các chính sách, chương trình, các hoạt động du lịch đến người dân.

Thứ ba, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần tổ chức các cuộc họp, tọa đàm, đối thoại có kế hoạch, lộ trình phù hợp với kế hoạch và tình hình thực tế dé tham vấn cộng đồng đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Các cuộc tham vấn là cơ hội tốt để người dân được bày tỏ mong muốn và góp ý của mình vào những chính sách liên quan đến lợi ích của mình Từ đó thúc đây mạnh mẽ hơn sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lich, khang định quyền làm chủ của mình trong hoạt động CBT.

Bên cạnh đó, duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên, giúp cho các thành viên cộng đồng và các bên liên quan thấy được họ chính là chủ thé quan trọng từ việc tham gia vào quá trình ra quyết định cho đến quá

76 trình thực hiện các dự án du lịch Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, VIỆC Xác định thành công của mức độ tham gia còn phụ thuộc vào chủ trương và ý chí của chính quyền rằng họ muốn cộng đồng tham gia vào những quyết định nao, những thành viên nào của cộng đồng được tham gia vào các dién đàn ra quyết định.

4.2.2 Đối với hỗ trợ của chính quyền Thông qua các kết quả của nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra tầm quan trọng tích cực của chính quyền trong việc thúc đây phát triển du lịch thông qua các nỗ lực về cải tiễn và thực thi pháp luật, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ hoạt động kinh doanh của cộng đồng.

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu chỉ ra rang yếu tố thúc day phát triển CBT mạnh nhất trong sự hỗ trợ của chính quyền là việc “đầu tu cho các chương trình văn hóa, nghệ thuật tại địa phương”, vì vậy việc nghiên cứu đầu tư cho các chương trình này cần được chú trọng đây mạnh và sáng tạo, không chi là các hoạt động văn hóa - nghệ thuật truyền thống mà cần bồ sung, mở rộng các hoạt động mang tính hiện đại, cập nhật để thu hút nhiều đối tượng khách du lịch Các giá trị văn hóa - nghệ thuật được coi là tai nguyên giá trị, mang tính đặc trưng cho từng vùng miền, từng điểm đến, là nguồn lực quan trọng tạo ra thế mạnh và sự khác biệt cho sản phẩm du lịch Chính vì vậy, việc gìn giữ và phát huy càng quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là trong thời đại phát triển ngày càng mạnh của kinh tế và xã hội thì những thách thức về thương mại hóa quá mức, đồng hóa văn hóa đòi hỏi vai trò của chính quyên, cộng đồng và các bên liên quan khác cùng có trách nhiệm trong việc đảm bảo hải hòa giữa bảo tồn các di sản văn hóa với phát triển du lịch, việc xây dựng các sản phẩm du lịch sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa ban địa.

Thứ hai, việc “chính quyên cải thiện cơ sở hạ tang, cơ sở vật chat phục vu du lich” được coi là yếu tố quan trọng thứ yếu củng cố cho sự hỗ trợ của chính quyền trong phát triển CBT, vi thế, cần nâng cấp, tu bổ, xây mới các cơ sở hạ tang then chốt tại các điểm du lịch trọng điểm nhằm góp phan kết nói các khu, điểm, tuyến du lịch trong huyện và trong khu vực một cách hiệu quả.

Trước hết, các tuyến đường giao thông và hệ thống bảng chỉ dẫn đến khu, điểm du lịch cần được đầu tư bài bản; hệ thống xử lý nước thải, rác thải, nhà vệ sinh, hệ thống điện nước phải được triển khai nhanh chóng, đồng bộ. Đây chính là công cuộc “mở đường” cho các hoạt động du lịch phát triển và mở rộng.

Thứ ba, chính quyền cần đây mạnh chương trình hỗ trợ phát triển du lịch dé thu hút các bên liên quan tham gia mạnh mẽ và tích cực vào hoạt động du lịch Tăng cường các chương trình xúc tiến thông qua các sự kiện, phương tiện thông tin, truyền thông, các ấn phẩm, vật phẩm và nên tảng số; hỗ trợ cộng đồng nghiên cứu, đánh giá thị trường và phát triển sản phẩm du lịch trên cơ sở năm bắt các xu hướng của ngành và liên kết các lĩnh vực; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ hoạt động truyền thông du lịch trong cộng đồng.

Thứ tư, tiếp tục đây mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa của huyện; tuyên truyền giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở huyện Lâm Bình trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hoạt động, sự kiện tô chức tại địa phương đến thị trường khách tiềm năng Phối hợp với các bên liên quan đón các tổ chức, cá nhân, các hãng lữ hành, các cơ quan thông tấn báo chí đến làm việc và thực hiện các chương trình giới thiệu du lịch địa phương Mở rộng tham gia tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch tại các hội chợ du lịch, các chương trình xúc tiễn du lịch tại các tỉnh, thành trong cả nước Đồng thời thường xuyên bổ

78 sung, sáng tạo các tư liệu quảng bá du lịch của huyện dưới nhiều hình thức.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cho phép chính quyền địa phương mở rộng phạm vi tiếp cận cộng đồng một cách hiệu quả và tiết kiệm Thông qua đó xây dựng các chính sách gần gũi, phản ánh được nguyện vọng, thê hiện lợi ích hài hòa của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương.

Thứ năm, CBT là hoạt động có sự tham gia của nhiều bên liên quan do đó chính quyền cần cân bằng lợi ích giữa cộng đồng dân cư, nhà đầu tư du lịch, khách du lịch và các bên liên quan khác dé tối đa hóa mục đích chính đáng của các bên, thúc đây định hướng phát triển du lịch bền vững Dé dat được điều đó, chính quyền cần xem xét đầy đủ các lợi ích và quan điểm của từng bên liên quan; thé hiện là người điều phối công bằng trong các hoạt động kinh tế, chính trị nhằm thúc đây sự đồng thuận và tham gia dân chủ của các bên liên quan.

Hạn chế của luận văn

Tác giả đã thực hiện nghiên cứu một cách nghiêm túc và đưa ra được những kết quả nghiên cứu quan trọng Tuy nhiên luận văn vẫn còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, luận văn sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) nên phải tiến hành ước lượng từng cặp giả thuyết trong mô hình nghiên cứu Dé có thé nhìn nhận toàn diện hon môi quan hệ giữa sự tham gia của cộng đông, hồ trợ của chính quyên đôi với

S0 sự phát triển CBT thì tương lai nghiên cứu nên sử dụng mô hình cân bang cấu trúc tuyến tính (SEM) sẽ giúp phân tích và đánh giá đồng thời tác động của các mối quan hệ này Việc sử dụng mô hình SEM sẽ giúp đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu nhằm chứng minh sự đáng tin cậy của mô hình nghiên cứu dé xuất.

Thứ hai, các nhân tố được đưa vào nghiên cứu mới chỉ giải thích được 38,9% sự biến thiên của phát triển CBT, còn lại 61,1% là do các nhân tố khác nhưng chưa được tác giả đề cập đưa vào nghiên cứu Vì vậy, các nghiên cứu tiép theo nên được bô sung các nhân tô đê đánh giá có kêt quả cao hon.

đã trình bay, phân tích và đưa ra ly giải về những kết quả nghiên cứu trong mối quan hệ giữa sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ của

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp tăng cường sự tham gia của người dân trong hoạt động du lịch và thúc đây tích cực các hỗ trợ của chính quyền đối với hoạt động du lịch tại địa phương.

Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của luận văn và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo đối với lĩnh vực CBT.

“Nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến phát triển du lịch dựa vào cộng dong tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” đã cho thay được tiềm năng và thực trạng phát triển CBT tại huyện Lâm Bình Với những tài nguyên thiên nhiên phong phú và tài nguyên văn hóa quý giá, huyện Lâm Bình thé hiện là một điểm đến lý tưởng, là xu hướng du lịch mới của nhiều du khách.

Mặt khác, thông qua tổng quan các nghiên cứu trước đó kết hợp với thực tiễn phát triển du lịch tại địa điểm nghiên cứu, luận văn đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của “sự tham gia của cộng đồng” và “hỗ trợ của chính quyên ” trong việc thúc đây phát triển CBT dựa trên đánh giá của người dân huyện Lâm Bình Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ quan trọng của việc thúc đây sự tham gia của cộng đồng trong chương trình phát triển du lich địa phương cũng như tam ảnh hưởng của chính quyền trong việc đưa du lich trở thành ngành kinh tế phát triển bền vững.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương thông qua hình thức tham gia vào làm lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch chính là tiền đề thúc đây các hình thức tham gia khác vào hoạt động CBT của cư dân địa phương Từ đó nâng cao trình độ, nhận thức của cộng đồng về quyền làm chủ tài nguyên, gia tăng các hình thức tham gia và chuỗi kinh tế du lịch Việc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương này là yếu tố cốt lõi để phát triển CBT, bởi thực chất, việc phát triển CBT là nhăm nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập và gìn giữ các nét văn hóa dân tộc tại điểm nghiên cứu.

Bên cạnh đó, luận văn chứng minh rằng sự tham gia của chính quyền vào phát triển CBT không phải là rao cản đối với phát triển du lich tại huyện

Lâm Bình Do đó, những tác động tích cực của sự tham gia này cần được tiếp tục phát huy Những đóng góp không thé phủ nhận của chính quyền các cấp trong nỗ lực tìm hướng đi mới cho phát triển địa phương được thé hiện rõ rệt

83 trong các chính sách về hỗ trợ người dân làm du lịch, các quy định liên quan nhằm thúc đây đầu tư của các bên liên quan Kết quả nghiên cứu luận văn nhắn mạnh tầm quan trọng của chính quyền trong công cuộc bảo tồn và giữ gin văn hóa truyền thống của địa phương sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động khai thác và phát triển du lịch.

Thông qua các kết quả nghiên cứu đã trình bảy trong nội dung luận văn, tác giả mong muốn đóng góp vào cơ sở lý thuyết cho những nghiên cứu sau này về lĩnh vực CBT Đồng thời, với những khuyến nghị cụ thé cho điểm nghiên cứu là huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, tác giả hy vọng đây sẽ là những gợi ý quan trọng cho chính quyền và người dân địa phương trong việc thúc đây phát triển kinh tế, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:48