Phần 1: Hiệu quả kinh tếHiệu quả kinh tế là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
THẢO LUẬN NHÓM
MÔN: KINH TẾ VI MÔ 2
ĐỀ TÀI
HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT
Nhóm gồm các thành viên: 5 - Đặng Mai Định
15 - Nguyễn Thị Kim Khánh
25 - Nguyễn Lê Thiên Minh
35 - Huỳnh Tấn Tạo
45 - Đặng Thị Thanh Thúy
55 - Đỗ Hạ Vi
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/ 2022
Trang 2Phần 1: Hiệu quả kinh tế 1
Phần 2: Hiệu quả trong sản xuất 2
1 Ví dụ nghiên cứu: 2
2 Hiệu quả của đầu vào 2
2.1 Sản xuất trong hộp Edgeworth 2
2.2 Cân bằng sản xuất trên một thị trường đầu vào có sức cạnh tranh 6
3 Hiệu quả của đầu ra 7
3.1 Đường giới hạn khả năng sản xuất 7
3.1.1 Khái niệm 7
3.1.2 Đặc trưng đường giới hạn khả năng sản xuất 8
3.1.3 Đường giới hạn khả năng sản xuất 10
3.2 Hiệu quả đầu ra 12
3.3 Hiệu quả trong các thị trường cạnh tranh 13
4 Năng suất và hiệu quả 15
5 Liên hệ 16
Phần 3 Kết luận 17
Trang 3Phần 1: Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu
vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định
Ta xét trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, để đạt tính hiệu quả kinh tế thì tối đa hóa thặng dư của nhà sản xuất và thặng dư của người tiêu dùng
Hình 1: Biểu đồ về thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng
Hiệu quả kinh tế bao gồm:
Hiệu quả phân bổ (hay hiệu quả Pareto): là một sự phân bổ hàng hóa mà trong đó không ai có thể được lợi mà lại không làm cho người kia bị thiệt
Trang 4 Hiệu quả sản xuất: là một thuật ngữ kinh tế thể hiện trạng thái một nền kinh
tế hay chủ thể kinh tế không thể sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm mà không làm giảm mức sản xuất của một sản phẩm khác
Phần 2: Hiệu quả trong sản xuất
Hiệu quả trong sản xuất sẽ góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung
Đặc điểm của hiệu quả trong sản xuất:
- Khái niệm hiệu quả sản xuất xoay quanh đường giới hạn khả năng sản xuất
- Hiệu quả sản xuất kinh tế đề cập đến một mức công sức tối đa trong đó tất
cả các nguồn lực đang được sử dụng để tạo ra sản phẩm và có chi phí hiệu quả nhất có thể
- Hiệu quả sản xuất kinh tế cho thấy các sản phẩm đang được tạo ra với tổng chi phí trung bình thấp nhất
1 Ví dụ nghiên cứu:
Có hai yếu tố đầu vào cố định: vốn và lao động
Sản xuất ra hai loại hàng hóa là thực phẩm (F) và quần áo (C)
Những người tiêu dùng sỡ hữu các đầu vào sản xuất và có được thu nhập nhờ bán các đầu vào đó
Thu nhập này được sử dụng để phân bổ chi tiêu cho hai loại hàng hóa
2 Hiệu quả của đầu vào
2.1 Sản xuất trong hộp Edgeworth
Trong kinh tế học, hộp Edgeworth là đồ thị biểu diễn của một thị trường chỉ có 2 hai hàng hóa X, Y và 2 người dùng
Trang 5Hộp Edgeworth bên dưới bao gồm 2 gốc tọa độ, mỗi gốc biểu thị cho 1 đầu ra Gốc biểu thị cho thực phẩm là OF, và quần áo là OC Trong đó đầu vào là lao động được đo dọc theo trục hoành và đầu vào vốn được đo trên trục tung (50 giờ lao động và 30 giờ vốn)
Hình 2: Mô hình hộp Edgeworth
- Mỗi điểm trên đồ thị biểu diễn một phương thức kết hợp yếu tố đầu vào vốn
và lao động để sản xuất ra thực phẩm và áo
- Ví dụ, điểm A trên đồ thị hộp Edgeworth hình 1 là biểu diễn đầu vào 35 giờ lao động và 5 giờ vốn để sản xuất ra thực phẩm và đầu vào 15 giờ lao động
và 25 giờ vốn để sản xuất ra quần áo
Trang 6Hình 3: Các đường đẳng lượng trong mô hình hộp Edgeworth
- Trên hình 3 gồm những đường đẳng lượng, gồm 3 đường đẳng lưởng của đầu ra thực phẩm và 3 đường đẳng lượng đầu ra quần áo Chẳng hạn, đường 60F biểu thị là mọi sự kết hợp đầu vào lao động và vốn để cùng sản xuất ra
60 đơn vị thực phẩm
- Trong một hộp sản xuất Edgeworth với 2 đầu vào cố định (vốn và lao động)
và 2 đầu ra (thực phẩm và quần áo) Việc sử dụng hiệu quả xảy ra khi hai đường đẳng lượng của 2 đầu ra ấy tiếp tuyến với nhau Tại A là giao giữa 50F và 25C, thì ta thấy phần diện tích màu xanh đường tạo bởi 2 đường đẳng lượng này biểu thị cả 2 đầu ra có thể được sản xuất ra nhiều hơn khi sắp xếp lại việc sử dụng các yếu tố đầu vào Ví dụ, ta có thể di chuyển từ A đến B bằng cách chuyển một số lao động từ sản xuất quần áo sang sản xuất quần áo và một số vốn từ sản xuất quần áo sang sản xuất thực phẩm, điều đó tạo sẽ tạo ra một lượng thực phẩm như cũ, nhưng lượng quần áo sẽ tăng (có
Trang 7thể di chuyển từ A lên C bằng cách ngược lại) Tại B, C, D là hiệu quả do là các điểm tiếp tuyến của các đường đẳng lượng
Vậy suy ra kết luận:
Một phân bổ đầu vào (yếu tố sản xuất) đạt hiệu quả kỹ thuật nếu sản lượng của một hàng hóa không thể tăng thêm mà không phải giảm sản lượng của hàng hóa khác Các đầu vào phân bổ không hiệu quả nếu việc phân bổ lại chúng tạo ra sản lượng nhiều hơn cho một hoặc cả hai loại hàng hóa
Hình 4: Đường hợp đồng sản xuất
Trong trường hợp sản xuất, đường hợp đồng bao gồm những điểm tiếp tuyến của các đường đẳng lượng và vì vậy nó chính là quỹ tích của các điểm có tỷ lệ thay thế
kỹ thuật cận biên như nhau đối với quá trình sản xuất ra mỗi loại hàng hoá của mỗi doanh nghiệp
Trang 8Hay đường hợp đồng sản xuất phản ánh tất cả các tập hợp đầu vào có hiệu quả về mặt kỹ thuật
Mọi điểm trên đường hợp đồng sản xuất được xác định tại điểm tiếp xúc giữa hai cặp đường đồng lượng Như trên hình 4, các điểm B, C, D là các điểm hiệu quả Mọi điểm không nằm trên đường đẳng lượng là vô hiệu quả vì 2 đường chạy qua mọi điểm như vậy là cắt nhau Khi hai đường đẳng lượng cắt nhau, lao động và vốn có thể phân phối lại để nâng cao đầu ra
Mọi điểm trên đường hợp đồng sản xuất có MRTSL/K là như nhau trong việc sản xuất ra quần áo và lương thực
2.2 Cân bằng sản xuất trên một thị trường đầu vào có sức cạnh tranh
- Nếu các thị trường đầu vào là cạnh tranh sẽ đạt được điểm sản xuất hiệu quả
- Nếu thị trường lao động và thị trường vốn là cạnh tranh hoàn hảo
+ Mức tiền công w bằng nhau trong tất cả các ngành
+ Mức tiền thuê vốn r bằng nhau trong tất cả các ngành
Để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, các hãng sử dụng kết hợp lao động và vốn sao cho:
Mà tỷ lệ sản phẩm cận biên của hai yếu tố đầu vào chính là tỷ lệ thay thế kỹ thuật cân biên nên ta có:
MRTS là độ dốc của đường đồng lượng nên cân bằng cạnh tranh sẽ xảy ra chỉ khi:
- Độ dốc của các đường đồng lượng là như nhau giữa việc sản xuất ra các loại hàng hóa
MRTS LK
Trang 9- Độ dốc của đường đồng lượng bằng tỷ lệ giá của các yếu tố đầu vào
Cân bằng cạnh tranh nằm trên đường hợp đồng sản xuất và cân bằng cạnh tranh
là hiệu quả trong sản xuất
3 Hiệu quả của đầu ra
3.1 Đường giới hạn khả năng sản xuất
3.1.1 Khái niệm
Đường giới hạn khả năng sản xuất ( Production possibility frontier - PPF) là
đường mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có
Tại sao xuất hiện đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)? Đường giới hạn khả
năng sản xuất tồn tại để minh họa sự khan hiếm của nguồn lực và những lựa chọn kinh tế
Vậy tại sao lại xuất hiện sự khan hiếm? Bởi vì nhu cầu của con người là vô hạn mà
nguồn lực sản xuất của nền kinh tế lại hữu hạn Chính mâu thuẫn này là nguồn gốc của các vấn đề kinh tế Chúng ta không thể sản xuất ra một lúc nhiều sản phẩm với
số lượng vô hạn bởi vì nguồn lực có tính khan hiếm
Dẫn đến một thực tế là phải đưa ra sự chọn lựa Để có được nhiều hơn một loại sản phẩm này ta phải từ bỏ một số lượng nhất định loại sản phẩm khác
→ Vì vậy đường PPF có thể lý giải được các khái niệm như sự khan hiếm của nguồn lực, chi phí cơ hội của việc sản xuất thêm 1 hàng hóa và quy luật chi phí cơ hội tăng dần
Trang 10Hình 5: Giải thích sự xuất hiện đường giới hạn khả năng sản xuất
3.1.2 Đặc trưng đường giới hạn khả năng sản xuất
Giả định trong nền kinh tế chỉ có 2 loại sản phẩm X và Y, hai ngành sản xuất này dùng tất cả các thành phần sản xuất sẵn có của nền kinh tế
Ví dụ: Cho bảng tổ hợp sản lượng X, Y
Phương
Trang 11D 150 290
Ta có đường PPF như sau:
Hình 6: Những đặc trưng của PPF
Trang 12Với một nguồn lực sản xuất khan hiếm vốn có thì nền kinh tế chỉ có thể sản xuất được những tổ hợp hàng hóa nằm trên đường PPF và bên trong đường PPF
- Như trong đồ thị trên, các điểm A, B, C, D, E, F, G, H là những điểm hiệu quả, tức tận dụng được hết nguồn lực sản xuất của xã hội
- Các điểm L và K là những điểm không hiệu quả vì không tận dụng hết nguồn lực của xã hội
- 2 điểm L và K tượng trưng cho hiện tượng suy thoái kinh tế, lao động và yếu
tố sản xuất không được tận dụng hết, phương pháp sản xuất không hiệu quả, công nghệ sản xuất lỗi thời,…
- Điểm M nằm ngoài Đường PPF là điểm không khả thi vì không thể sản xuất được tổ hợp hàng hóa như vậy với nguồn lực khan hiếm hiện có.)
→ Từ đó, ta có 5 đặc trưng lớn của đường giới hạn khả năng sản xuất PPF là:
Đường PPF thể hiện sự đánh đổi giữa các hàng hóa Nếu muốn sản xuất nhiều hơn mặt hàng này, ta phải giảm một số lượng nhất định mặt hàng khác
Những điểm nằm trên đường PPF là những điểm hiệu quả vì tận dụng hết nguồn lực hiện có, không xuất hiện hiện tượng lãng phí
Những điểm nằm ngoài đường PPF là những điểm không khả thi vì những điểm này yêu cầu nguồn lực lớn hơn nguồn lực sẵn có trong thực tế
Những điểm nằm trong đường PPF là những điểm không hiệu quả, vì tại những điểm này nguồn lực sẵn có của nền kinh tế không được sử dụng hết
Càng đi từ trái sang phải thì đường giới hạn khả năng sản xuất PPF sẽ càng dốc xuống
3.1.3 Đường giới hạn khả năng sản xuất
Trang 13Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) biểu thị các cách kết hợp giữa hai loại hàng hóa có thể được sản xuất ra bằng các đầu vào lao động và vốn cố định Đường PPF được suy ra từ đường hợp đồng sản xuất
Lấy 1 ví dụ khác: ta có sự kết hợp sản lượng của 2 loại hàng hóa là thực phẩm và quần áo.
Mỗi điểm trên đường hợp đồng sản xuất và đường PPF biểu thị một mức sản xuất hiệu quả quần áo và thực phẩm
Hình 7: Đường giới hạn sản xuất thực phẩm và quần áo
Đường PPF là đường dốc xuống:
- Để sản xuất nhiều hơn một loại hàng hóa cần phải từ bỏ việc sản xuất loại hàng hóa khác
Đường PPF có dạng lõm so với gốc tọa độ
Trang 14- Độ dốc của nó tăng khi nhiều thực phẩm hơn được sản xuất ra
- Ta thấy đường khả năng sản xuất dần nghiêng xuống dưới vì để sản xuất một cách hiệu quả nhiều thực phẩm thì họ phải dần giảm sản xuất quần áo
Tỷ lệ chuyển đổi cận biên của thực phẩm cho quần áo (MRT) là trị tuyệt đối độ dốc
đường PPF tại mỗi điểm
- MRT cho biết phải từ bỏ bao nhiêu đơn vị quần áo để sản xuất thêm một đơn
vị thực phẩm
- MRT bằng tỷ lệ tương đối của chi phí cận biên để sản xuất ra 2 loại hàng hóa
MRT tăng Vì năng suất của lao động và vốn khác nhau tùy theo các đầu vào được sử dụng sản xuất thực phẩm hay quần áo Giả dụ chúng ta ở điểm đầu
ra của quần áo là cực đại, nếu chúng ta chuyển một số lao động và vốn từ sản xuất quần áo sang thực phẩm, thì MRT sẽ tăng dần, tức nhà sản xuất sẽ dần sản xuất quần áo ít đi để sản xuất thực phẩm nhiều hơn
Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi cận biên của thực phẩm cho quần áo MRT = 2, tức là phải từ bỏ đi 2 đơn vị quần áo để có thêm 1 đơn vị thực phẩm
Trong thị trường cạnh tranh, các hãng sẽ lựa chọn sản xuất tại một điểm trên đường PPF sao cho MRT = PF /PC
- Nếu MRT < PF /PC sản xuất nhiều thực phẩm và giảm bớt số quần áo
- Nếu MRT > PF /PC sản xuất ít thực phẩm và tăng số lượng quần áo
3.2.Hiệu quả đầu ra
MRT F/C = MC F /MC C
Trang 15Để một nền kinh tế có hiệu quả, không những phải sản xuất các sản phẩm với một chi phí tối thiểu mà còn phải sản xuất các sản phẩm trong những tổ hợp phù hợp với sự sẵn lòng của người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm đó
Hiệu quả đầu ra đạt được khi:
- Hàng hóa được sản xuất ra với chi phí thấp nhất
- Được sản xuất ra theo những cách kết hợp phù hợp với sự sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng
- Người tiêu dùng sẵn lòng thanh toán khi MRS = PF /PC
Vậy nền kinh tế sẽ đạt hiệu quả đầu ra khi
Để thấy tại sao điều kiện này lại cần thiết cho hiệu quả, chúng ta giả định MRT =2, MRS = 4 Trong trường hợp này những người tiêu dùng sẵn lòng bỏ 4 đơn vị quần
áo để có 1 đơn vị thực phẩm, nhưng chi phí để có thực phẩm là giảm mua 2 đơn vị quần áo Rõ ràng là có quá ít thực phẩm được sản xuất Để đạt hiệu quả, sản xuất thực phẩm cần phải gia tăng, sao cho MRS giảm, MRT tăng, MRS = MRT
Hình 8: Hiệu quả của đầu ra
MRS = MRT
Trang 163.3.Hiệu quả trong các thị trường cạnh tranh
Khi thị trường đầu ra cạnh tranh hoàn hảo, tất cả người tiêu dùng phân bổ ngân sách của họ sao cho tỷ lệ thay thế biên giữa hai hàng hóa bằng tỷ lệ giá cả Đối với hai mặt hàng của chúng tôi, thực phẩm và quần áo
Đồng thời, mỗi công ty tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất sản lượng của mình ở mức giá bằng với chi phí cận biên Một lần nữa, đối với hai hàng hóa của chúng tôi,
Bởi vì tỷ lệ chuyển đổi biên bằng tỷ lệ của chi phí sản xuất biên, nó theo sau rằng
Trong một thị trường đầu ra cạnh tranh, mọi người tiêu dùng đến mức mà tỷ lệ thay thế biên của họ bằng tỷ lệ giá cả
Người sản xuất lựa chọn đầu ra sao cho tỷ lệ biến đổi biên bằng tỷ lệ giá cả
Vì MRS bằng với MRT nên thị trường đầu ra cạnh tranh là hiệu quả
Bất kỳ tỷ lệ giá nào khác sẽ dẫn đến lượng cầu dư thừa đối với một hàng hóa và cung cấp dư thừa đối với hàng hóa kia
MRS = PF/PC
PF = MC P = MCF C C
Trang 17Hình 9: Cạnh tranh và hiệu quả đầu ra
Trong hình 9:
Giả sử thị trường tạo ra một tỷ lệ giá cả là PF/PC2 Nếu các nhà sản xuất dùng các đầu vào một cách hiệu quả, họ sẽ sản xuất thực phẩm ở điểm A, ở đó tỷ lệ giá cả bằng MRT Nhưng khi đứng trước tình trạng hạn hẹp ngân sách ấy, những người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ở A, họ sẽ tối đa được thỏa dụng tại đây (trên bàng quan U2)
Vì nhà sản xuất muốn sản xuất F đơn vị thực phẩm, những người tiêu dùng mong1
muốn mua F , nên có một sự dôi cầu về thực phẩm Tương tự, vì những tiêu dùng2
muốn mua C đơn vị quần áo, còn các nhà sản xuất muốn bán C nên có một sự dư2 1
dôi cung về quần áo Trong trường hợp các giá cả trên thị trường sẽ điều chỉnh – giá thực phẩm sẽ tăng giá thực phẩm sẽ giảm Khi tỷ lệ giá cả PF/PC tăng, đường giá cả sẽ di chuyển dọc theo biên giới sản xuất
Một thế cân bằng xuất hiện khi tỷ lệ giá cả là PF*/PC* ở điểm C Ở đây, các nhà sản xuất muốn bán F* đơn vị thực phẩm và C* đơn vị quần áo, và những người tiêu
Trang 18dùng muốn mua những số lượng y như vậy Ở thế cân bằng ấy, MRT = MRS, do đó một lần nữa thế cân bằng cạnh tranh là có hiệu quả
4 Năng suất và hiệu quả
Năng suất đóng vai trò là phép đo đầu ra, thường được biểu thị bằng số đơn vị sản
phẩm trên mỗi một đơn vị thời gian (ví dụ: 100 đơn vị sản phẩm mỗi giờ)
Hiệu quả sản xuất thường liên quan đến chi phí sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm hơn
là chi phí cho lượng đơn vị đã sản xuất
Sự khác biệt giữa năng suất và hiệu quả thể hiện ở các điểm sau:
Ý nghĩa
Ám chỉ tốc độ sản phẩm được
sản xuất hoặc nhiệm vụ được
thực hiện
Ngụ ý trạng thái sản xuất đầu ra tối
đa với nguồn lực hạn chế và lãng phí
tối thiểu
Mô tả Có bao nhiêu đầu ra được sản
xuất bởi một đơn vị đầu vào
Làm thế nào tốt các tài nguyên được
sử dụng
Tập
trung
vào
Năng suất so với hiệu quả cũng có thể được áp dụng trong phân tích tính kinh tế theo quy mô Các chủ thể tìm cách tối ưu hóa mức sản xuất để đạt được hiệu quả
Trang 19kinh tế theo quy mô, đạt được trạng thái này làm giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm và tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm
5 Liên hệ
Hiệu quả sản xuất thường áp dụng cho lĩnh vực sản xuất, tuy nhiên nó cũng có thể
sử dụng cho ngành dịch vụ Lúc này hiệu quả sản xuất có thể được đo lường bằng khả năng hoàn thành một mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn tối ưu chất lượng đầu ra
Phần 3 Kết luận
Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, nền kinh tế không thể sản xuất ra tất cả các hàng hóa, dịch vụ mà cần có lựa chọn quyết định sản xuất, kết hợp các yếu tố đầu vào như thế nào, để đạt hiệu quả sản xuất từ đó tạo ra hiệu quả cao nhất có thể
Để xem xét các yếu tố đầu vào được kết hợp với nhau tạo ra hiệu quả như thế nào thì phải tìm ra tất cả các phối hợp đầu vào có thể được sử dụng trong sản xuất sản phẩm Đối với hiệu quả đầu vào, nhà sản xuất sẽ kết hợp lao động và vốn sao cho
tỷ lệ lao động thay thế kỹ thuật biên cho vốn (MRTS ) bằng với tỷ lệ giá đầu vào LK
và bằng tỷ lệ sản phẩm cận biên của 2 yếu tố đầu vào Đối với hiệu quả đầu ra, một nền kinh tế đạt hiệu quả khi hàng hóa được sản xuất ở mức chi phí thấp và sản xuất với cách kết hợp phù hợp với khả năng chi trả của mỗi người Một nền kinh tế sản xuất hiệu quả đầu ra nếu đối với mọi người tiêu dùng đều có MRS = MRT, trong thị trường đầu ra cạnh tranh, mọi người tiêu dùng ở tỷ suất thay thế biên bằng tỷ số giá, khi đó nhà sản xuất sẽ lựa chọn đầu ra sao cho tỷ lệ biến đổi biên bằng với tỷ
lệ giá thì sẽ tối đa hóa được lợi nhuận