1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số bài tập nâng cao kỷ thuật Đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 773,64 KB

Nội dung

“Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của con người Việt Nam, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng và mạng lưới thể dục thể thao rộng khắp…” C

Trang 1

1/31

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1 Nhiệm vụ 1 3

2.2 Nhiệm vụ 2 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN II: NỘI DUNG 3

I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

II CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Đặc điểm tâm, sinh lý 4

1.2 Vị trí vai trò đánh giá trình độ tập luyện của học sinh 6

1.3 Cơ sở lý luận của giảng dạy kĩ thuật động tác 6

1.4 Đặc điểm kỹ thuật đang nghiên cứu (kỹ thuật đập cầu) 7

III CƠ SỞ THỰC TIỄN 8

1 Thực trạng hiệu quả thực hiện kĩ thuật đập cầu trong môn cầu lông học sinh lớp 11 Của trường THPT Anh sơn 3 8

2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các bài tập 9

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27

1.Kết luận: 27

2.Kiến nghị: 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 2

CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT

TT

1 TDTT

Thể dục thể thao

2 THPT

Trung học phổ thông

6 KT

Kỷ thuật

7 HLV

Huấn luyện viên

Trang 3

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, có rất nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết cụ thể Một trong những vấn đề đó là nghành thể dục thể thao (TDTT) hiện nay vẫn chưa được phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới

Để phục vụ và đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,

đã sớm được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng và chỉ thị của Chính Phủ

Văn kiện Đại hội X của Đảng đã xác định: “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của con người Việt Nam, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng và mạng lưới thể dục thể thao rộng khắp…”

Chỉ thị 36-CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban chấp hành trung ương Đảng về

công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng: “Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong cuộc sống phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải đóng góp tích cực, nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân…” và chỉ thị cũng nêu rõ: “Thực hiện giáo dục thể chất cho tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao tạo thành nếp sống hàng ngày cho tất cả các học sinh,

và các tầng lớp nhân dân trong cả nước”

Môn cầu lông ra đời đầu tiên ở nước Anh 1872 Cho đến mãi 1960 thì cầu lông mới xuất hiện ở nước ta đầu tiên ở Hà Nội và Sài Gòn, sự xuất hiện này được nhân dân ta tiếp nhận một cách sôi nổi Ở Việt Nam cầu lông có một vị trí khá quan trọng trong hoạt động văn hóa thể dục thể thao của quần chúng nhân dân lao động trong cả nước là một trong những môn nằm trong Đại hội thể dục thể thao và hội khỏe phù đổng toàn quốc Hiện nay cầu lông là một trong những môn được kỳ vọng

có thể đem lại niềm hy vọng vàng về cho nền thể thao nước nhà

Hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông, bộ môn giáo dục thể chất

có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện Muốn làm Việc có hiệu quả, trước hết con người cần có sức khoẻ, khoẻ để lao động, học tập và sang tạo

Xác định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bộ môn, với chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, môn giáo dục thể chất được Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là môn bắt buộc Trong môn giáo dục thể chất có nhiều nhiều chuyên

đề, trong đó cầu lông là một trong những chuyên đề chính mà học sinh được học theo kế hoạch dạy học phân đều cả ba khối So với các chuyên đề giáo dục thể chất khác như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… thì cầu lông là chuyên đề mà học sinh

Trang 4

dễ tiếp cận, dễ chơi, khá phổ biến, để phát triển sức khoẻ không yêu cầu nhiều về mặt năng khiếu, sở trường như các môn thể thao khác Tuy nhiên để thực hiện đúng

kỹ thuật và đạt kết quả cao trong rèn luyện sức khoẻ cũng như trong thi đấu đòi cần

có sựu hướng dẫn, tập luyện bài bản, khoa học cảu giáo viên bộ môn

Là giáo viện đang trực tiếp giảng dạy môn giáo dục thể chất tại trường THPT, tôi thấy môn cầu lông là nội dung mà cơ bản các em học sinh đều yêu thích, tuy nhiên hầu hết các em còn thích chơi tự phát, chưa được trang bị kỹ thuật cơ bản đặc biệt về kỷ thuật đập cầu chính diện còn nhiều hạn chế

Trong nhiều năm công tác, bản tôi có nhiều trăn trở về vấn đề này nên tôi đã

mạnh dạn chọn vấn đề“Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn

cầu lông cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Anh sơn 3” để làm đề

tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này

Đánh giá thực trạng thực hiện kỹ thuật đập cầu chính diện (cầu lông) của học

sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Anh sơn 3

Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật đập cầu

chính diện (cầu lông) của học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Anh sơn 3

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Phân tích và tổng hợp tài liệu

3.1.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm

3.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm

3.1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.1.5 Phương pháp toán học thống kê

PHẦN II: NỘI DUNG

I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp những tài liệu thu được, tôi tìm hiểu một số

bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp

11 Trường THPT Anh Sơn 3

Trang 5

II CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Đặc điểm tâm, sinh lý

1.1.2 Đặc điểm tâm lý

Về mặt tâm lý, các học sinh trường trung học phổ thông Anh sơn 3 có một trình

độ hiểu biết về Cầu lông nhất định, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, có nhiều ước

mơ nhưng còn nhiều khuyết điểm

Ở lứa tuổi này, thế giới quan đã được hình thành rõ nét tính tự ý thức cao và có những suy nghĩ chính chắn hơn Đây là cũng là lứa tuổi có tính sáng tạo và ý thức trong học tập gắn liền với hứng thú nghề nghiệp luôn định hướng tốt trong quá trình học tập của mình

+ Hứng thú: Tính tự giác tích cực cao trong học tập xuất phát từ động cơ học

tập đúng đắn và hướng tới ước mơ nghề nghiệp của mình Song hứng thú học tập cũng như rèn luyện còn nhiều động cơ khác nhau như: tự ái, hiếu danh, cũng có khi

là lòng ham thích…cho nên giáo viên phải định hướng cho người tập những động cơ đúng đắn để người tập có được những hứng thú bền vững trong học tập

+ Tình cảm: Tuổi thiếu niên là lứa tuổi mang tính tập thể nhất, điều quan trọng

đối với lứa tuổi này là được sinh hoạt, vui chơi, muốn thể hiện khả năng của mình với các bạn cùng trang lứa Trong lớp học thường xuyên xảy ra một sự phân chia nhất định, xuất hiện những người được lòng nhất (được nhiều người tin yêu) và những người ít được lòng nhất

Những người có vị trí thấp (ít được lòng tin yêu của người khác) thường băn khoăn và suy nghĩ nhiều về nhân cách của mình Một điều cần chú ý ở lứa tuổi này là: ở mối quan hệ giữa nam và nữ được tích cực hóa một cách rõ rệt Phạm vi quan

hệ bạn bè được mở rộng, vì có nhiều nhóm bạn thuần nhất, có khá nhiều nhóm pha trộn, cả nam và nữ

Do vậy nhu cầu về tình bạn với bạn khác giới được tăng cường Và ở một số bạn đã xuất hiện sự rung động trong tình cảm với các bạn khác giới, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu và tình cảm nhất thời không xác định

+ Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như ghi nhớ tương đối ổn định, vì lứa tuổi này trí

nhớ đã phát triển tốt, đã đảm bảo được tính loogic, tư duy được chặt chẽ và lĩnh hội được bản chất của vấn đề học tập Do đặc điểm trí nhớ của lứa tuổi này khá tốt đang trong giai đoạn phát triển nên giáo viên, có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải phân tích sâu sắc các chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò ý nghĩa cũng như phương pháp sử dụng các phương tiện, phương pháp trong quá trình giáo dục thể chất để người tập có thể tự lập một cách độc lập trong thời gian rỗi

Trang 6

Các phẩm chất ý chí rõ ràng và được hoàn thiện như người trưởng thành nên lứa tuổi này phải được sự hướng dẫn tận tụy của giáo viên mới tập được những bài tập khó và đòi hỏi khắc phục khó khăn, có tính kiên trì nhẫn nại trong tập luyện

1.1.2 Đặc điểm sinh lí

- Hệ thần kinh:

Não bộ đã được hoàn thiện, khả năng tư duy, khả năng phân tích tổng hợp và trừu tượng hóa phát triển hoàn chỉnh Đây là đặc điểm tương đối thuận lợi cho người tập tiếp thu nhanh chóng và hoàn thiện kỹ thuật một cách hoàn chỉnh Tuy nhiên, đối với một số bài tập mang tính đơn điệu, không hấp dẫn cũng làm cho người học nhanh chóng mệt mỏi Nên thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách phong phú, đặc biệt nên tăng cường các hình thức thi đấu hoặc tổ chức trò chơi bổ trợ cho động tác gây sự hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập chính

Ngoài ra, do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng, đã ảnh hưởng đến hoạt động của thể lực Vì vậy giáo viên cần sử dụng bài tập thích hợp

và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể người tập để có biện pháp kịp thời

- Hệ xương:

Hệ xương phát triển hoàn chỉnh, tập luyện TDTT thường xuyên sẽ làm cho xương khỏe và phát triển về thể trạng Ở lứa tuổi này các xương nhỏ như xương cổ tay, xương bàn tay được hoàn thiện nên người tập có thể tập luyện một số động tác chuyền bóng vào tường để phát triển cổ tay, tránh cho học sinh hoặc người tập mang vác vật nặng làm tổn hại đến cơ thể Cột sống hình dạng ổn định đã hoàn thiện về chiều cao nguy cơ tổn thương cột sống dễ xảy ra nếu không có biện pháp tập luyện khoa học Cho nên việc tiếp tục bồi dưỡng các tư thế đứng chính xác thông qua hệ thống bài tập như đi, chạy, nhảy, thể dục cơ bản,…cho người tập vẫn cần thiết và

không thể xem nhẹ - Hệ cơ:

Các cơ bắp phát triển (cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ thì đang phát triển, các cơ co và duỗi phát triển tương đối hoàn thiện Do vậy cần tập bài tập phát triển

về sức nhanh nhưng các bài tập phải đảm bảo tính vừa sức để đảm bảo cho tố chất thể lực phát triển tốt

- Hệ tuần hoàn:

Hệ tuần hoàn ở lứa tuổi này đã phát triển vẫn hoàn thiện, buồng tim trong giai đoạn phát triển hoàn chỉnh Hệ thống điều hòa vận mạch đập và huyết áp phục hồi chậm Cho nên lứa tuổi này có thể tập những bài tập chạy cụ li ngắn, trung bình và các bài tập có khối lượng và cường độ vừa phải hoặc các bài tập về phát triển sức mạnh phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái sức khỏe của học sinh

Trang 7

- Hệ hô hấp:

Hệ hô hấp phát triển hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam từ 60-65cm, nữ

từ 55-60cm Dung lượng phổi tăng nhanh chóng, tần số hô hấp từ 7-13 lần/ phút Trong huấn luyện thể thao ở lứa tuổi này cần phải chú ý đến sự phù hợp giữa lượng vận động tập luyện và thi đấu với mức độ phát triển tâm sinh lí của người tập Lượng vận động cực đại không đảm bảo các phản ứng thích nghi cần thiết cho sự phát triển trình độ thể thao Còn lượng vận động quá sức có thể làm cạn kiệt khả năng dự trữ năng lượng của cơ thể dẫn đến hiện tượng rối loạn bệnh lí, nếu tập luyện nóng vội, rút ngắn giai đoạn, sử dụng các bài tập chuyên môn hạn hẹp cũng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu Do đó những bài tập phát triển toàn diện với lượng vận động tối ưu phải được ưu tiên sử dụng trong chương trình huấn luyện thể thao

1.2 Vị trí vai trò đánh giá trình độ tập luyện của học sinh

Cầu lông là môn thể thao có tính quần chúng và nghệ thuật cao, đang được phát triển nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á Môn cầu lông đã được ủy ban Olympic Quốc tế đưa vào thi đấu trong chương trình của 24 môn thi đấu tại Đại hội Olympic

Hiện nay, cầu lông đang được phổ biến rộng rãi trong quần chúng như một phương tiện để giáo dục, rèn luyện thể chất, sức khỏe và trình độ văn hóa thể thao cho mọi người

Ở Việt Nam thể thao cầu lông đã và đang phát triển rộng rãi trong các lứa tuổi và giới tính Thi đấu cầu lông là sự giao lưu, gặp gỡ, tìm hiểu và xây dựng tình hữu nghị đoàn kết hợp tác với nhau trong công tác, nghề nghiệp và văn hóa thể dục thể thao, giữa các cơ quan với nhau, giữa địa phương này với địa phương kia, giữa dân tộc này với dân tộc khác

1.3 Cơ sở lý luận của giảng dạy kĩ thuật động tác

Cũng như các môn thể thao khác, giảng dạy cầu lông có nhiều phương pháp,

để đạt được kết quả tốt trong quá trình giảng dạy và huấn luyện đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp tối ưu nhất

Hiện nay, có phương pháp thường được sử dụng rộng rãi nhất đó là: Phương pháp giảng dạy và làm mẫu, phương pháp sử dụng các bài tập định mức ngoài ra còn một số phương pháp khác

1.3.1 Phương pháp giảng dạy và làm mẫu

Ở giai đoạn đầu, phương pháp này giúp người tập nhanh chóng định hình được động tác kĩ thuật cơ bản để từ đó chuyển sang rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo động tác

Trang 8

- Quá trình giảng dạy phải đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu đồng thời có lặp lại để người tập nắm bắt nhanh nhất các yêu cầu của kĩ thuật

cơ bản, xây dựng cảm giác chuẩn của động tác

- Thị phạm có thể tiến hành sau hoặc đồng thời với giảng giải để người tập quan sát và tự tư duy tiếp thu một cách nhanh nhất và chính sác nhất các kĩ năng động tác theo yêu cầu của mỗi bài tập Với những động tác dễ thực hiện có thể giảng giải và thi phạm một cách hoàn chỉnh động tác hoặc bài tập đó Với những kĩ thuật động tác có độ khó cao có thể sử dụng phương pháp phân đoạn để người tập dễ dàng tiếp thu từng giai đoạn động tác, sau đó tổng hợp hoàn chỉnh động tác

Quá trình thị phạm có thể kết hợp thị phạm các động tác sai, để so sánh, giúp cho người tập phát hiện những sai lầm của mình mà sữa chữa kịp thời, xây dựng động tác đúng

Bên cạnh việc giảng giải cần kết hợp việc làm mẫu và sử dụng trang ảnh hoặc chiếu phim để người học nắm rõ hơn về nội dung bài tập kĩ thuật động tác

1.3.2 Phương pháp sử dụng các bài tập định mức

Đây là phương pháp tập luyện mang lại hiệu quả cho người tập một cách tốt nhất Đòi hỏi người huấn luyện và giảng dạy phải nắm được một số yêu cầu sau:

- Phải phối hợp cả số lượng các lần lặp lại động tác và lần lặp lạ bài tập với thời gian nhất định (thời gian để thực hiện bài tập), phải phù hợp với đối tượng

và trình độ người tập, đồng thời có quan tâm đến cả chế độ dinh dưỡng và nghĩ ngơi của đối tượng đó

- Định mức các bài tập phải phát huy được hiệu quả của các bài tập đó đến mức cao nhất, đòng thời tránh được những động tác xấu của bài tập đó

* Do tính chất đặc thù của môn cầu lông là sức mạng tốc độ nên việc định mức các bài tập thường được áp dụng cả về định mức thời gian và số lượng

Một trong các kỹ thuật tấn công của cầu lông được coi là quan trọng nhất đó

là kỹ thuật đập cầu Sử dụng kỹ thuật đập cầu có thể thắng điểm trực tiếp hoặc tạo

cơ hội để thắng điểm ở quả đánh sau

Tư thế chuẩn bị, chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, lưng hơi cong, mắt theo dõi trái cầu, tay phải cầm vợt ở phía trước, mặt vợt cao ngang trán Góc giữa cẳng tay và cáng tay khoảng 90 độ Đối với người tập thuận tay trái thì ngược lại

Khi đối phương đánh cầu sang lưới cao trên đầu, thân trên nhanh chóng quay sang phải, trọng tâm chuyển từ chân trước về chân sau Tay phải cầm vợt đưa từ trước lên cao, ra sau, đầu vợt chúc xuống, vai trái hơi cao hướng về hướng đánh cầu,

Trang 9

vai phải hạ thấp ở phía sau Nhanh chóng đạp mạnh mũi chân phải, kiễng gót duỗi thẳng khớp gối xoay hông, lật vai Tay phải đưa vợt từ dưới lên trên, cơ thể vươn cao hết sức, điểm tiếp xúc ở trước trán khoảng cách bằng chiều dài của tay cộng với vợt

Quá trình thực hiện động tác, trọng tâm lại di chuyển từ chân sau về trước, đồng thời gập nhanh thân người để phối hợp lúc đập cầu Chú ý động tác gập cổ tay khi tiếp xúc cầu để cầu đi cắm hơn Sau khi tiếp xúc đánh cầu đi theo đà vợt đưa từ trên xuống dưới, sang trái , thân người có xu hướng lao về trước thì nhanh chóng bước chân phải lên một bước nhỏ để giữ thăng bằng Sau đó lại về tư thế chuẩn bị đánh quả cầu sau

Phối hợp kĩ thuật đập cầu với kỹ thuật nhảy cao trong động tác nhảy đập cầu

Sử dụng kĩ thuật bật nhảy trước còn toàn bộ kỹ thuật đập cầu được thực hiện ở trên không với tốc độ nhanh nhất, đánh cầu ở điểm cao nhất mà cơ thể có thể vươn tới

III CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Thực trạng hiệu quả thực hiện kĩ thuật đập cầu trong môn cầu lông học sinh lớp 11 Của trường THPT Anh sơn 3

1.1 Thực trạng thực trạng cơ sở vật chất và quá trình giảng dạy kĩ thuật đập cầu trong môn cầu lông cho học sinh lớp 11 Của trường THPT Anh sơn 3

Ở các trường trung học cơ sở hiện nay nói chung và trường trung phổ thông

Anh sơn 3 nói riêng Bộ môn cầu lông đã được đưa vào quá trình giảng dạy và được đông đảo học sinh hưởng ứng, bên cạnh đó cũng đã có những bước tiến cơ bản đạt được những thành tích đáng khích lệ Song vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ toàn diện cả về chất và lượng, với đặc thù là môn thể thao phải được tập luyện trong nhà thi đấu, ít chịu sự ảnh hưởng của các tác động bên ngoài gây khó khăn cho công tác giảng dạy và tập luyện Ngoài ra, trong môn cầu lông đòi hỏi phải đáp ứng được công tác chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như: sân thi đấu đúng kích thước, lưới, cầu,

và các dụng cụ cần thiết khác Nhưng thực tế thông qua quá trình đi dám sát và theo dõi tại trường trung học phổ thông Anh sơn 3, thì chúng tôi đã nhận thấy rằng: điều kiện cơ sở vật chất dạy học nói chung và bộ môn thể dục nói riêng chỉ ở mức tương đối, trong đó nổi lên những vấn đề cơ bản về cơ sở vật chất đối với môn cầu lông trong nhà trường như: Chỉ có một sân thi đấu và tập luyện để học, số lượng vợt lại nhiều, chất lượng vợt cũng kém, Từ đó đã gây nên những khó khăn đáng kể cho công tác dạy và học môn cầu lông tại trường Mặt khác, ở trường trung học phổ thông Anh sơn 3 số lượng giáo viên đảm nhiệm bộ môn thể dục chỉ có 5 người, nhưng trong đó chỉ có một giáo viên có kiến thức chuyên sâu về cầu lông Với điều kiện thời tiết mưa, gió, bão,…củng đã gây không ít khó khăn cho công tác giảng dạy của giáo viên thể dục như: Ảnh hưởng tới việc làm mẫu của giáo viên, đặc biệt là

Trang 10

những môn như cầu lông thì rất khó giảng dạy trong điều kiện thời tiết mưa gió, nếu thời tiết xấu hơn thì có thể cho học sinh nghỉ học và về nhà tự ôn tập

Tuy gặp nhiều khó khăn như vậy, nhưng với sự nhiệt tình, cố gắng học hỏi trao dồi kinh nghiệm về kiến thức cầu lông, cùng với sự nhiệt tình thích học môn cầu lông của học sinh nên trình độ thực hiện kỹ thuật của các em cũng đã được cũng

cố ở mức tương đối nhưng vẫn chưa phát triển hiệu quả cao

1.2 Thực trạng về hiệu quả thực hiện các bài tập nâng cao kĩ thuật đập cầu chính diện (cầu lông) cho nam học sinh Muốn có cơ sở thực tiễn để

đánh giá chính xác, khoa học và khách quan thì trước hết chúng tôi tiến hành quan sát các buổi học cầu lông, các buổi kiểm tra cầu lông và theo dõi giải Hội khoẻ phù đổng, Đại hội TDTT do trường tổ chức định kỳ hàng năm Thông qua quá trình quan sát, chúng tôi đã rút ra những nhận định sau: trình

độ chơi cầu lông nói chung và kỹ thuật đập cầu nói riêng của các học sinh nam chỉ ở mức độ tương đối, chất lượng mang lại không cao Theo tôi một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả trên là do việc lựa chọn các bài tập, động tác nâng cao chưa phù hợp và thiếu tính khoa học

Để nắm rõ hơn trình độ thực hiện kĩ thuật đập cầu chính diện (cầu lông) của học sinh trunh học phổ thông Tôi đã thống kê qua bảng sau:

Bảng 2.1 Thống kê hiệu quả thực hiện các bài tập nâng cao kĩ thuật đập cầu chính diện (cầu lông) cho nam học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Anh sơn 3

Tỷ lệ đạt (%)

Không đạt

Tỷ lệ không đạt (%)

1 Bật cao tại chổ liên tục trong thời gian

40 giây

7 35% 13 65%

2 Tại chổ đập cầu vào vật chuẩn 5 25% 15 75%

4 Phối hợp di chuyển lùi phải bật nhảy

đập cầu theo đường thẳng và đường

chéo

8 40% 12 60%

Ngày đăng: 08/12/2024, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN