1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng Hợp Trắc Nghiệm Dược Liệu Lý Thuyết_Có đáp án

52 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Hợp Trắc Nghiệm Dược Liệu Lý Thuyết_Có Đáp Án
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 0,95 MB
File đính kèm Tổng hợp Trắc Nghiệm Dược Liệu Lý Thuyết.rar (902 KB)

Nội dung

Tổng Hợp Trắc Nghiệm Dược Liệu Lý Thuyết_Có đáp án - giúp bạn vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất Tổng Hợp Trắc Nghiệm Dược Liệu Lý Thuyết_Có đáp án - giúp bạn vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất

Trang 1

1 Vòng B của khung flavonoid hấp thu ở vùng bước sóng: 290 – 380 nm

2

3 Saponin Steroid phân bổ chủ yếu trong: Đơn tử diệp

4 Công dụng của Ngũ bội tử (Tp: tannin gallic) : Bôi ngoài da chữa nhiễm trùng,

chảy máu

5 Dược liệu nào sau đây còn được dùng làm thuốc chữa bỏng: Lá lô hội

6 Khi sấy dược liệu cần chú ý:

a Giảm nhiệt độ từ từ

b Nâng nhiệt độ lên từ từ

c Sấy nhẹ trong 24h

d Sấy nhanh

7 Khi phơi dược liệu cần chú ý:

a Để trên giàn liếp

b Đảo trở

c Cắt ngắn, chẻ nhỏ

d Cả 3

8 Hợp chất có tác dụng bảo vệ gan trong cúc gai: Sylimarin

9 Các glycol-alkaloid thường gặp trong họ thực vật: SAPONIN = Sloanaceae

10 Vòng A của khung flavonoid hấp thu ở vùng bước sóng: 220-290nm

11 Tính chất kiểu vitamin P gặp trong flavonoid là do có liên quan cấu trúc:

Carbonyl/C4

12 Phản ứng định tính khung steroid trong glycosid tim được thực hiện trong môi trường: acid

13 Saponin triterpen phân bố chủ yếu trong: Song tử diệp

14 Chất nào sau đây có cấu trúc coumaro-isoflavonoid: Wedelolacton

15 Nhiệt độ sấy dược liệu chứa tinh dầu: 30 – 40 – 50 – 70 độ

16 Loại dược liệu cần phơi trong râm: Lá, Hoa, Có tinh dầu

17 Cho quy trình chiết xuất (PE: ether dầu hỏa)

Trang 2

18 Glycosid tim có nhiều trong họ: Scrophulariaceae

19 Phản ứng định tính vòng lacton trong glycosid tim được thực hiện trong môi trường: Kiềm

20 Pha động thường dùng khi định tính saponin bằng kỹ thuật SKLM:

CHCL3-MeOH-H2O (65:35:10)

21 Tác dụng dược lý của flavonoid trong Cam Thảo: Tăng tiết K+

22 Hoạt chất có trong cây Hành Biển: Scrillaren

23 Các iso-flavonoid có nhiều trong dược liệu họ: Asteraceae

24 Acid picric (thuốc thử Bajet) là thuốc thử định tính thành phần nào của Glycosid tim: vòng lacton

25 Sắp xếp cho phù hợp quy trình chiết xuất và phân lập saponin:

(1) Chiết xuất (loại tạp)

(2) Lắc phân bổ, loại tạp

(3) Tạo dịch bão hòa

(4) Tủa ether/acetol

(5) SKC

26 Hợp chất flavonoid có màu vàng đến đỏ cam (vàng ánh kim loại): Auron

27 Lọai đầu dò ít sử dụng để định tính saponin trong các máy HPLC: UV

28 Hợp chất flavonoid không màu: DHC

29 Lưu ý trong chiết xuất và phân lập saponin:

a Dễ bị thủy phân, khó kết tinh

b Hàm lượng trong cây thường ít

Trang 3

1 Định nghĩa về glycosid Tim :3R: Mạnh, Chậm, Điều hòa

- Nhanh, rung cơ tim, giảm co bóp và ngừng tim ở kỳ tâm thu (DVML) và kỳ tâm trương (DVMN)

2 AGLYCON (Khung steroid + vòng lacton ) + GLYCON

3 Vòng lacton 5 cạnh: Cardenolid – 23 C – 1 nối đôi => phổ biến hơn

4 Vòng lacton 6 cạnh: Bufadiennolid – 24 C – 2 nối đôi -> Silicaren A -> Hành biển hoa trắng – lợi tiểu rõ => thường phân bố ở DV

- Ouabagenin: nhiều nhóm OH nhất, và rất phân cực => HT, CH , TT

6 Độ tan của Glycosid tim:

- Tan được trong nước và ROH

- Ít tan trong CHCl3 (nếu ít đường or đường bị akyl hóa => thì dễ tan hơn)

- Không tan DM kém phân cực (benzene, ether, hexan)

7 Chiết xuất thường dùng CHCl3 hoặc dung môi phân cực

8 Các phản ứng định tính hóa học glycoside tim : Khung steroid, vòng lacton, phần

đường

+ phần đường:

1 Xanhmethyl -> màu đỏ (dương tính: 2,6 desoxy)

2 Keller-Kiliani: mặt phân cách màu nâu đỏ/đỏ => lớp trên màu xanh

3 Acid Phosphoric -> màu vàng

+ Khung steroid: phản ứng trong mt acid

1 Liberman-Burchar: mặt phân cách màu đỏ/nâu đỏ, lớp trên màu xanh

2 Tattje: màu đỏ => đặc hiệu với gitoxigenin (OH-C16)

3 Senje-Pensen: + H3PO4 phát huỳnh quang => đặc hiệu với gitoxigenin

(OH-C16)

+ vòng lacton: phản ứng trong mt kiềm

1 Phản ứng với kiềm: dễ bị thủy phân

Trang 4

2 Phản ứng với các dẫn chất nitro thơm (Bajet = màu cam)

10 Tia UV: Cardenolid : 215-218nm và Bufadienolid: 300 nm

11 BP dùng của DDH tía và lông là LÁ

12 Vai trò của saponin trong dược liệu chứa glycosid Tim: Giúp Glycosid tim tan tốt, tăng hấp thu

13 Tên gọi khác của Strophanthin G : Ouabain

14 Ouabain độc gấp 2 lần K-Strophanthin (Strophanthus +Cymarose) và độc gấp 10

lần digitalin

Điểm đáng chú ý :

- Không hấp thu qua đường tiêu hóa do quá phân cực

- Không bị chuyển hóa ở gan

- Chỉ dùng được đường tiêm IV

- không tan trong CHCl3,ether – Tan trong cồn, nước nóng , ít tan trong nước lạnh

Trang 5

FLAVONOID

1 Neohesperidose là Rha1 →6 Glu => SAI, Rhamnose + Glucose (R1-2G)

2 Quercetin thuộc Flavonoid phân nhóm Flavon (Đ/S)→ Sai, thuộc nhóm Flavonol

3 Nêu các tác dụng đáng chú ý của flavonoid:

4 Hòe mễ, nụ hoa hòe = rutin

5 Hòe giác là quả chín của hoa hòe

6 OXH mạnh nhất tỷ lệ thuận với Độ bền: Flavon(ol) – Flavan(ol) – Auron – Chalcon – DHC – AC – Flavan – 3,4- diol (LAC) – Flavan-3-ol (Catechin, EGCG)

SAPONIN

1 Tên gọi saponin bắt nguồn từ đâu: Khả năng tạo bọt và khả năng tẩy rửa

2 Các tính chất của Saponin:

- Glycosid có khả năng tạo bọt khi lắc với nước => chất hoạt động bề mặt (

Glycosid tim, protein, chất nhầy)

- Độc với cá và thân mềm

- Tạo phức không tan với cholesterol

Trang 6

- Vị đắng, kích ứng da và niêm mạc

- Tính phá huyết (vỡ hồng cầu) – trừ Smilax ko có và Gingsenosid trong cáy nhân sâm yếu

3 Saponin có trong TV và DV ( khác với Flavonoid là chỉ có trong TV)

4 SAPONIN = SAPOGENIN (thân dầu) + ĐƯỜNG (thân nước)

▪ Ursan (Khá phổ biến): 1 nhóm Methyk ở C19 và 1 ở C20 (hình U)

=> Nếu có thêm OH ở C3 và C12=C14: alpha-Amyrin

(3B-Hydroxyursan-12-en)

▪ Lupan: C19 nhóm thế anten hướng lên

▪ Hopan: C21 nhóm thế anten hướng xuống

Trang 7

+ Saponin Steroid – 27C – Không có nhóm thế Methyl ở C4 và C14 - thường

A-B-C-D-E + dị vòng F

a Steroid – dị vòng O:

Fucrostan => dị vòng F mở => Ủ, lên men => tạo ra Spirostan

Spirostan => dị vòng F đóng => bán tổng hợp thuốc steroid => mía giò (Diosgenin – prednisone), dứa bà, dứa mỹ (Hycogenin –

hydrocorticoid)

b Steroid-alk – dị vòng N => còn gọi là Glyco-alkaloid => Solanum (độc

trong mầm khoai tây)

7 Nhược điểm của việc thủy phân Saponin = acid mạnh => tạo ra Artefact (PD,PT) –

chất này không có trong TV mà chỉ sinh ra trong chiết xuất => nên thường dùng

enzyme chọn lọc (Hiosperididase) => tạo ra PPD,PPT

8 Saponin có vị ngọt là Glycyrrhyzin (cam thảo) và Abrusol (Cam thảo dây)

9 Thường định lượng = PP HPLC, PP cân áp dụng cho HL SAPONIN cao (trừ cam

thảo, bồ kết), PP thể tích, PP đo quang ( ko áp dụng cho cam thảo)

10 Các tác dụng chính của Saponin: kháng viêm, kháng khuẩn, kháng khối u + kháng

nấm, TK TW, hệ sinh dục, độc với cá

Trang 8

11 Glycyrrhizza – cỏ có vị ngọt

12 Glycyrrhiza urlensis (Cam thảo Bắc) – Glycyrrhizza glabra (Cam thảo Âu)

13 Muốn cam thảo vàng hơn, ngọt hơn => tẩm NH3

14 Trong Cam thảo => Saponin = Glycyrrhizza và Flavonoid = isoquiritin

15 Acid glycyrrhizic là saponin nhóm nào: Triterpen 5 vòng – khung Oleanan => dạng thương phẩm của chất này là Ammonium glycyrrhizat trong Vrohto, có vị rất ngọt

16 Chích cam thảo là: Cam thảo sấy và tẩm mật ong -> Bổ, đi phân lỏng mệt mỏi, kém

ăn

17 Dược liệu hay giả mạo cam thảo là: Cam thảo cây (sống rắn)

18 Tác dụng của cam thảo:

- Tăng thải K+ => Rl tim mạch

- Giảm thải Na+ và Cl- => giữ nước, gây phù

 Không áp dụng cho ng bị HA, tim mạch

19 Saponin trong rau má – Triterpen 5 vòng – Ursan – Madecassosid (2 Glucose + Rhamnose)– Pseudoglycosid – C28

ALKALOID

1 Delmecocin thì ít độc hơn => Colchicin

2 Ngoài tỏi độc thì Ngọt ngẹo cũng có colchicine

3 Bộ phân chứa nhiều chất độc nhất trong cà độc dược => Hoa

4 Cocaine làm thuốc tê trong phẫu thuật

5 Thảo ma hoàng > Mộc tặc ma hoàng > Trung gian ma hoàng

Trang 9

TINH DẦU

1 Hỗn hợp nhiều hợp chất thiên nhiên – Có đặc trưng, thường gặp trong TV, DV (hươu xạ bọ xít, cà cuống) – Bay hơi ở nhiệt độ thường – ít tan trong nước, tan tốt trong dầu béo và DM hữu cơ

2 Bản chất của Tinh dầu – terpenoid – Chất béo -ester

3 Độ tan trong cồn: Tinh dầu – được – Chất béo – ko

Trang 10

c Ses lacton (là tinh dầu không chính danh): santonin, artemisinin (cây thanh cao hoa vàng – trị sốt rét)

3 Vòng thơm (C6-C3): trans athenol (td hồi), aldehyde cinnamic (td quế), và cong đuôi eugenol (đinh hương – nha khoa)

4 Chứa N và S: Methyl antranilat (MA) tạo mùi trong ngành thực phẩm, Azicin (tỏi – có S)

5 Các chất khác

1 TÍNH CHẤT:

- Thể chất: Lỏng -trừ (camphor, borneol, vanillin rắn, menthol)

- Mùi: thơm trừ ascardion td giun

- Màu sắc: ko màu -> vàng sậm (càng OXH hóa màu càng đậm)

- Hợp chất AZULEN màu xanh mực, Quế, Hương Nhu, màu nâu sậm

- Vị: cay trừ Quế, Hồi có vị ngọt

- Tỷ trọng: < 1 (nhẹ hơn nước), trừ: quế, hương nhu, đinh hương > 1

- Tan cồn, DMHC – ít tan trong nước

- Phản ứng OXH và Trùng Diệp Hóa -> nhựa

2 Tinh dầu chỉ có 1-2% rất ít nên đắt, trừ 10% Đại Hồi, 20% Đinh Hương

3

Trang 11

« Học là Học cho ai…

Bỏ tiền mua kiến thức hay là mua điểm …

BÀI 1 ĐẠI CƯƠNG DƯỢC LIỆU

Tóm tắt nội dung cuối bài

1 Đối tượng nghiên cứu của dược liệu: Động vật + Thực vật + Khoáng vật

2 Đối tượng nghiên cứu của dược liệu học hiện đại: thực vật + động vật

3 Ông tổ y học thế giới: Hyppocrate

4 Ông tổ của ngành y học VN: Hải Thượng Lãn Ông => “dùng thuốc nam chữa cho

người nam=> “ông già lười”

5 Ông tổ của ngành dược thế giới: Gallien

6 Ông tổ ngành dược VN: Tuệ Tĩnh => “nam dược trị nam nhân” => là nhà sư từ 6 tuổi

7 Hải thượng y tông tâm lĩnh là tác phẩm của: Hải Thượng Lãn Ông

8 Học thuyết “chất tinh túy” là của: Paracelsus

9 Loài người biết sử dụng thuốc vào thời cổ đại

10 Quy tắc 3 đúng trong thu hái dược liệu: đúng dược liệu + đúng bộ phận dùng +

đúng thời vụ

11 Tiêu chuẩn đảm bảo bảo quản tốt: GSP

12 Tiêu chuẩn đảm bảo thu hái tốt : GCP

13 Làm khô dược liệu là tạm thời bất hoạt enzym để bảo quản → ĐÚNG

14 Ổn định dược liệu là tạm thời bất hoạt enzyme để bảo quản→Sai , Bất hoạt enzym

hoàn toàn

Trang 12

15 Phương pháp phơi dùng cho dược liệu có chứa tinh dầu: phơi âm can

16 Phương pháp dùng cho dược liệu mỏng manh , quý(hoa) : phơi trên giàn

17 Phương pháp làm khô phù hợp với sữa ong chúa, nọc rắn: đông khô

18 Phương pháp sấy chân không để ổn định dược liệu → Sai (Làm Khô)

19 Nhiệt độ sấy dược liệu chứa tinh dầu: 30-40oC

20 Trường hợp không cần ổn định dược liệu: dương địa hoàng, mía dò

21 Luôn tiến hành ổn định dược liệu để đảm bảo lượng hoạt chất: → Sai .tùy dược liệu

22 Độ ẩm tối đa cho phép của dược liệu theo dược điển VN IV (V): 13%

23 Phương pháp chế biến chè xanh: nhiệt khô

24 Bộ phận thu hái vào mùa xuân:Vỏ thân

25 Bộ phận thu hái vào cuối thời kì sinh dưỡng cảu cây: rễ, thân rễ, rể củ,

26 Phương pháp xác định KLPT: Phổ Khối MS

27 Phương pháp xác định công thức phân tử: NMR

28 Các lĩnh vực nghiên cứu của dược liệu : Không phải tổng hợp hóa học

29 Tổng hợp hóa học là một lĩnh vực nghiên cứu của dược liệu → SAI

30 Kể tên quá trình xảy ra trong chiết xuất :Thẩm thấu → Hòa tan -→ Khuếch tán

31 Dung môi phân cực :Nước, Cồn (Ethanol),ETOAC,N-BuOH,MEOH

32 Dug môi kém phân cực : Chloroform, ether, toluen,benzen

33 Chiết xuất và phân lập

• …Rutin từ cao cồn toàn phần của hoa hòe →Phân Lập

• … Cao cồn từ cây rau đắng đất →Chiết Xuất

• ….Các hợp chất phân cực từ rau đắng đất -→Chiết xuất

Trang 13

• ……Morphin từ nhựa thuốc phiện →Phân lập

• …… Các hợp chất kém phân cực từ rau đắng →Chiết Xuất

CHƯƠNG 2: CARBOHYDRAT VÀ DƯỢC LIỆU CHỨA

CARBOHYDRAT

1 Oligosaccharid là những glucid khi thủy phân sẽ cho ra từ 2-10 đường đơn → Sai (2-9)

2 Tinh bột gồm amylose (15-30%) và amylopectin (70-85%) → Đúng

3 Amylose gồm các đường glucose liên kết với nhau qua dây nối α-1,6-glycoside → Sai

(Alpha 1,4)

4 Amylose có cấu trúc phân nhánh → Sai ( Không phân nhánh, mạch thẳng )

5 Amylopectin gồm các đường glucose liên kết với nhau và phân nhánh nhiều → Đúng

6 Tinh bột càng nhiều amylopectin càng có độ dẻo cao → Đúng

7 Lượng 2,3-dimethylglucose dùng để đánh giá mức độ phân nhánh của Amylose → Sai

(amylopectin)

8 Đơn vị cấu tạo cơ bản của tinh bột α-D glucose → Đúng

9 Để đánh giá mức độ phân nhánh của tinh bột, người ta tiến hành Thủy phân rồi methyl

hóa toàn bộ nhóm OH →Đúng

10 Tinh bột không tan trong nước → Sai(Tan trong nước nóng , không tan trong nước lạnh )

11 Dây nối 1→6 dễ bị cắt hơn dây nối 1→4 Sai, dây nối 1→4 dễ cắt hơn

12 Enzym cắt xen kẽ dây nối α-(1→4)-glucosid của tinh bột: α-Amylase → Sai Beta-

Amylase

Trang 14

13 Có thể dùng dung dịch iod để phân biệt các loại tinh bột → Sai phân biệt các loại tinh bột bằng phương pháp vi học

14 Mỗi vòng xoắn của tinh bột gồm 5 đơn vị glucose → Sai ( 6 đơn vị glucose + 1 phân tử I2)

15 Đơn vị cơ bản của Cellulose là α- D glucose→ Sai ( beta-D glucose)

16 Amylose kết hợp với iod cho phức màu Xanh dương đậm→ Đúng

17 Cellulose aceto phtalat thường được dùng làm tá dược dính → Sai, dùng làm bao phim tan trong ruột

18 Mủ trôm, mủ gòn là thuộc nhóm glucid là Gôm → Đúng

19 Thành phần hóa học quan trọng của nấm Linh chi là 1,4-β-D glucan→ Sai (penta D glucan)

20 Erythrodextrin phản ứng với Iod cho màu đỏĐúng

21 Maltose phản ứng với Iod cho màu: Xanh dương → Sai ( Màu Vàng)

22 Lactose cấu tạo gồm Glucose-glucose -→ Sai (galactose B-1,4-glucose)

Tóm tắt nội dung cuối bài

1 Tinh bột gồm toàn liên kết 1-4 alpha glucose → Sai, tinh bột gồm amylose(alpha

1-4 glucose) và amylopectin( alpha 1,1-4 và alpha 1-6 glucose)

2 Amylose gồm toàn liên kết alpha 1-4 glucose → Đúng

3 Amylopectin gồm toàn liên kết alpha 1-4 → Sai, amypectin có liên kết alpha 1,4 và alpha 1-6 glucose

4 Amylopectin có liên kết alpha 1-6 glucose →Đúng

5 Amylose có cấu trúc phân nhánh ? Sai

Trang 15

6 Đơn vị cấu tạo cơ bản của tinh bột : Alpha d glucose

7 Đánh giá mức độ phân nhánh của tinh bột : Methyl hóa → Thủy phân → đánh giá

lượng 2,3 dimethylglucose

8 Tinh bột không tan trong nước → Sai (Tan trong nước nóng , không tan trong nước lạnh )

9 Hồ tinh bột : tinh bột tan trong nước nóng

10 Định tính tinh bột : Dung Dịch I2 (lugol)

11 Phân biệt các loại tinh bột : Vi học

12 Tinh bột và cellulose thuộc phân nhóm carbohydrat nào ?

Homopolysaccharid →Glucan

13 Đơn vị cấu tạo cơ bản của cellulose: Beta glucose

14 Glycan là polysaccharid bao gồm trên 10 phân tử đường đơn nối với nhau → Đúng

15 Glucan → polysaccharid bao gồm trên 10 phân tử đường glucose nối với nhau

16 Cellullose là 1-4 beta D glucan →Đúng

17 Pectin là một glucan →Sai

18 Pectin là một glycan →Đúng

19 Lactose =Alpha D glucose + beta D Galactose

→Lactase thủy phân latose cho ra glucose và galactose → Hấp thu được

20 Enzym thủy phân tinh bột cho ra isomaltose : Alpha amylase

21 Kể tên 3 loại heteropolysaccharid: gôm,pectin, nhầy

22 Tạo gel của pectin : 1/acid(H+) + Đường + Nhiệt độ -→(GEL HÓA)

a 2/sự có mặt của ion Ca 2+

Trang 16

23 Thạch : agarose + agaropectin

24 Mạch nha : amylase → thủy phân tinh bột

25 Nấm linh chi : Polisaccharid 1,3- Beta D-Glucan

5 Thường gặp trong họ cải (Brassicaceae): S-Glycoside

6 Dây nối trong pseudoglycosid : ester

7 Glycosid tim là một holosid : Sai →heterosid

8 Holosid = Đường + Đường → Carbohydrat

9 Heterosid = Đường + Không đường → Glycosid tim, Anthranoid, coumarin,

Flavonoid,Tanin,…

10 Dựa vào đâu phân biệt các heterosid :aglycon(Không đường)

11 Glycon (đường) quyết định độ phân cực, khả năng hấp thu, thải trừ → Đúng

12 Aglycon → Quyết định đến tác động dược lí của glycosid → ĐÚNG

13 Glycosid có vị ngọt: glycyrrhizin(Cam Thảo)

14 Độ tan của glycoside:

Trang 17

Tan trong dung môi phân cực (Nước, cồn), Kém tan trong dung môi hữu cơ (CHCl3, ether, benzen, hexan…)

15 Độ tan của aglycon → Tan trong dung môi hữu cơ,kém tan trong dung môi phân cực

16 Cần tránh sự thủ phân ở cà độc dược →Đúng

17 Cynarin có ở dược liệu nào ? Actiso

3/GLYCOSID TIM

Câu hỏi đâu giờ cô Hiền

1 Định nghĩa về glycosid Tim (Glycosid digitalic ): là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt trên tim, liều điều trj giúp Tim mạnh(cường tim), chậm ,và điều hòa ( qui

tắc 3 R)

2 3 thành phần cấu tạo nên glycoside tim : đường, Khung steroid, Aglycon

Thành phần được dùng để phân loại cấu trúc glycoside Tim : Aglycon (vòng lacton 5 cạnh – 6 cạnh)

3 Cardenolid có 23 Carbon ? Phân bố ở thực vật

4 Cardenolid sẽ thường phổ biến hơn, thường được sử dụng, thường gặp hơn

Bufadienolid

5 Bufadienolid có 24 Carbon Phân bố ở Động vật (Nhựa cóc)- độc hơn cardenolid

6 Cho biết sự khác nhau giữa cấu trúc digitoxigenin,gitoxigein,digoxingenin này?

Digitoxigenin : có 2 nhóm ở vị trí số 3, 14

Digoxingenin : có 3 nhóm OH ở vị trí 3,12,14

Trang 18

Gitoxigenin : có 3 nhóm OH ở vị trí 3,14,16

7 Ouabaigen có 5 nhóm thế -OH - Phân cực

8 Độ tan của glycosid tim trong các dung môi : Tan nhiều trong nước, cồn, kém tan trong dung môi phân cực (hexan,ether,benzene)

Để chiết xuất glycoside tim, có thể dùng những dung môi phân cực : cồn (Methanol, Ethanol) , nước,

9 Các phản ứng định tính hóa học glycoside tim : Khung steroid, vòng lacton, phần đường

Khung steroid:Liebermann-Burchar, Tattje , Huỳnh Quang với pensens) – MT ACID

H3PO4(Jensez-• Vòng lacton : phản ứng với kiềm, phản ứng với dẫn chất nitro (kedde, Baljet, legal, raymond- marthoud)- MT Kiềm

Phần đường : Phản ứng với Xanhthdrol, Keller- kiliani, Acid Phosphoric

10 So sánh sự khác nhau của 2 nhóm phản ứng định tính khung steroid và vòng lacton Khung Steroid phản ứng trong môi trường acid

Vòng Lacton phản ứng xảy ra trong môi trường kiềm

11 Phải định lượng bằng phương pháp sinh vật với glycoside tim vì trong một số trường hợp kết quả phương pháp định lượng hóa học không ăn khớp với liều tác dụng ( do glycosid Tim độc.)

Phương pháp sinh vật gồm đơn vị : Mèo, Ếch, Bồ câu

12 Bộ phận dùng của dương địa hoàng : Lá

Thành phần hóa học của dương địa hoàng tía và long khác nhau : Tía (purpurea) không

có digoxin còn Lông (lanata) có , hàm lượng glycosid tim của Lông nhiều 1%)→ Cần phải điều chỉnh liều, tránh quá liều

Trang 19

hơn(0,5-13 Vai trò của saponin trong dược liệu chứa glycosid Tim: Giúp Glycosid tim tan tốt, tăng hấp thu

14 Tên gọi khác của Strophanthin G : Ouabain

Điểm đáng chú ý :

• Không hấp thu qua đường tiêu hóa do quá phân cực

• Không bị chuyển hóa ở gan

• Chỉ dùng được đường tiêm IV

• không tan trong CHCl3,ether – Tan trong cồn, nước nóng , ít tan trong nước lạnh Sinh khả dụng : Tác dụng thuốc đợt cao nhất khi tiêm tĩnh mạch (100%)

15 Bộ phận dùng của Trúc Đào :Lá

Thành phần hóa học :Oleandrin = neriolin = oleandrosid = folinerin

16 Ngoài Glycoside Tim, các polysaccharide trong trúc đào còn có tác dụng tăng khả năng

miễn dịch, chống tăng sản tế bào ung thư tụy người

17 Glycosid tim trong hành biển hoa trắng : Scilaren A- có cấu trúc là Bufadienoid (

vòng lacton 6 cạnh )

Tóm tắt cuối giờ

1 Glycosid Tim là chất độc bảng A →Đúng

2 Glyocsid tim chỉ có ở thực vật →Sai, có ở động vật (Cóc)

3 Liều độc glycoside tim gây chậm nhịp tim, ngưng tim →Sai, làm nhanh nhịp tim

4 Cardenolid độc tính cao hơn bufadienolid→Sai, bufadienolid độc tính cao hơn

cardenolid

5 Cấu trúc lập thê 4 vòng của glycosid tim là ? cris- trans- cris

Trang 20

6 Baljet là thuốc thử định tính vòng lacton 5 cạnh của glycosid tim→Đúng

7 Glycosid Tim (Glycosid digitalis) có nhiều ở họ thực vật nào? Apocynaceae (Trúc

đào) Hoặc họ mõm chó(Scrophulariaceae)

8 TT Keller-Kiliani là thuốc thư đặc hiệu của đường 6-desoxy →Sai, đường 2-desoxy,

hoặc 2,6 desoxy

9 Bộ phận dùng STROPHANTHUS GRATUS : Hạt

10 Hoạt chất chính của STROPHANTHUS GRATUS LÀ GÌ ? G- STROPHANTHIN

(OUABAIN)

11 HOẠT CHẤT CHÍNH CỦA CÂY HÀNH BIỂN LÀ ? Scilaren A

12 Hoạt chất đặc biệt có trong digilatis lanata( dương địa hoàng lông )?digoxin

13 Hàm lượng Glycosid tim ở lanata?0,5 -1%

14 Lierberman là thuốc thử của tp nào trong glycosid tim? → Nhân-Khung Steroid

15 Lierberman là phản ứng đặc hiệu của glycosid tim? Không phải đặc hiệu

16 Bộ phận dùng của dương địa hoàng là gì?Lá

17 Glycosid tim sẽ làm ngưng tim mèo ở thời kì nào?thời kì Tâm trương

18 Phổ UV của cardenolid hay bufadienolid có bước sóng cực đại cao hơn?

Bufadienolid có bước sóng cực đại cao hơn (300nm) hơn cardenolid (215nm)

Vì Bufadienolid có nhiều nối đôi nhiều hơn , bước sóng sẽ thiên về bước sóng dài (vùng vis)

19 Phản ứng lierberman thực hiện trong môi trường nào? Môi trường acid

• Glycosid tim còn được gọi là:

Trang 21

A Glycosid digitalis

B Glycosid iridoid

C Glycosid daicosid

D Glycosid digitan

• 1/Glycosid tim, CHỌN CÂU SAI:

A Tan được trong nước

B Có độc tính nếu dùng quá liều

C Chỉ có trong thực vật

D Dương tính với phản ứng lierberman –burchard

• 2/Liều độc glycosid tim sẽ gây ra triệu chứng, ngoại trừ :

• 4/Chọn câu sai về Scillaren

A Thuộc nhóm glycoside tim có vòng lacton 5 cạnh

B Dương tính với pứ Liebermann

C Có trong cây hành biển

Trang 22

D Cho màu tím với thuốc thử SbCl3/CHCl3

• 5/Thành phần hóa học của digitalis purpurea, ngoại trừ :

A Digitoxin

B Gitaloxin

C Digoxin

D Gitoxin

• 6/Nhóm phản ứng định tính khung steroid của glycoside tim:

A Liebermann, tattje, H3PO4

B Liebermann, xanthydrol, kedde

C Xanthydrol, Keller – Kiliani, H3PO4

D Keller – kiliani, Legal, Xanthydrol

• 7/Pseudoglycosid có phần đường và ko đường nối với nhau bằng dây nối :

Trang 23

D Được dùng rộng rãi để điều trị suy tim nặng

• 11/Phản ứng định tính phần đường trong glycoside tim

Trang 24

• 14/Phản ứng định tính vòng lacton 6 cạnh(bufadienolid) trong glycoside tim

D Màu tím không bền chuyển sang xanh

16/Phản ứng định tính vào lacton trong glycoside tim thực hiện trong môi trường:

Trang 25

C Đường thông thường

D Đường desoxy

4/SAPONIN

1 Tên gọi saponin bắt nguồn từ đâu: Khả năng tạo bọt, khả năng tẩy rửa

2 Kể tên các tính chất vật lí của saponin : Tạo bọt bền (15 phút) trong nước , tính

phá huyết,độc cá, tạo phức không tan với cholesterol, vị đằng (Cam Thảo),Kích ứng da và niêm mạc

3 Saponin chỉ có ở thực vật ? SAI

4 SAPONIN có mùi thơm?SAI

5 SAPOGENIN : Phần Aglycon →SAPONOSID

6 Dựa vào đâu để phân loại Saponin : Cấu trúc của sapogenin →

Triterpen(30C),Steroid(27C)

7 Saponin có trong nhân sâm : Ginsenosid

8 Saponin có trong sâm Việt Nam : Vina-ginsenosid

9 Saponin có trong cam thảo : acid glycyrrhizic

10 Aglycon của Dioscorea : Diosgenin

11 Dammaran thuộc cấu trúc pentacyclic?Sai, thuộc khung cấu trúc 4 vòng (Saponin Triterpen)

12 Khung Dammaran là khung phổ biến nhất trong thực vật ? Sai, Oleanan

Trang 26

13 Solanidan thuộc Saponin Steroid ? Đúng

14 Saponin độc có trong mầm khoai tây ? Solanin

15 Lupan thuộc saponin triterpen pentacyclic ( 5 vòng ) →Đúng

16 Khung Sapoenin thường gặp ở thực vật 2 lá mầm ?Triterpen(Oleannan)

17 Khung Sapoenin thường gặp ở thực vật 1 lá mầm? Saponin Steroid

18 Madecassoid (rau má) thuộc khung cấu trúc : Ursan (Alpha Amyrin)

19 Saponin thường gặp ở Hải sâm, Sao biển : Lanostan → phá huyết mạnh → Vũ khí tự

vệ

20 Diosgenin (Chi Dioscorea) thuộc khung cấu trúc? Spirostan

21 Furostan có khả năng chuyển thành Spirostan thông qua sự thủy phân ,đóng vòng →

Đúng

22 Saponin steroid được sử dụng để ? Bán tổng hợp Corticod

23 Saponin pseudoglycosid thường gặp ? Rau má(Madecassoid)

24 Đa số saponin là bidesmosid? →SAI- Đa số Mono trừ panax

25 Dung môi dùng trong phân lập , tinh chế chọn lọc các saponin là n-BuOH → Đúng

26 Saponin dễ bị thủy phân, khó kết tinh→ Đúng

27 Phản ứng đặc hiệu của saponin: Tạo bọt bền (15P) trong nước

28 Các hợp chất khác có khả năng tạo bọt: Glycosid tim,protein, chất nhầy

29 Chỉ số bọt dùng trong định tính và bán định lượng → Đúng

30 Chỉ số bọt giúp bạn so sánh saponin trong các loài dược liệu khác nhau → Sai, cùng

một loài, cùng một khung saponin

Ngày đăng: 07/12/2024, 13:02

w