Bài soạn tóm tắt toàn bộ môn học Dược Cổ Truyền, giúp bạn nhanh chóng nắm được ý chính của bài học Bài soạn tóm tắt toàn bộ môn học Dược Cổ Truyền, giúp bạn nhanh chóng nắm được ý chính của bài học
Trang 1BÀI 1: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
- Âm dương đối lập mà hỗ căn => Nương tựa lẫn nhau
- Âm dương bình hành mà tiêu trưởng => cái này mất đi, cái kia xuất hiện theo
quy luật tuần hoàn
- Tương sinh: Mộc => Hỏa => Thổ => Kim => Thủy
- Ngũ tạng: Can => Tâm => Tỳ => Phế => Thận
- Ngũ phủ: Đởm => Tiểu trường => Vị => Đại trường => Bàng quang
- Ngũ Thể: Cân (Gân) => Mạch => Thịt (nhục) => da lông => xương tủy
- Ngũ quan: Mắt => Lưỡi => Miệng => Mũi => Tai
- Vinh nhuận: Móng tay/chân => Mặt => Môi => Tiếng nói => Răng, Tóc
- Tương khắc: Mộc => Thổ => Thủy => Hỏa => Kim => Mộc
Có 2 quy luật hoạt động trong ngũ hành
1 Quy luật tương sinh: “ mẹ => “ con”
2 Quy luật tương khắc
Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý:
1 Hành này khắc hành kia quá mạnh, gây ra bệnh: tương thừa (khắc quá mạnh)
2 Hành này không khắc được hành kia, gọi là: tương vũ (không khắc được)
I Những phạm trù mang thuộc tính Âm Dương
Mặt trời lặn, u ám, bị che phủ Mặt trời mọc, rực rỡ
Đục, tối, nghỉ ngơi, hấp thu Trong, sáng, làm việc, bài tiết
Tàng trữ, lạnh lẽo, tổng hợp Vận chuyển, nóng nực, phân giải
1 Theo tính chất dược liệu
Trang 2Hàn (lạnh), Lương (mát) Ôn (ấm), Nhiệt (nóng)
Lý (phần bên trong) Biểu (bệnh ở phía ngoài)
Hư (phần thiếu hụt) Thực (Triệu chứng thấy được)
5 Thời gian
Dương trưởng Dương tiêu Dương tiêu Âm trưởng Âm tiêu
6 Khí hậu
Trang 37 Trong cơ thể người (5 hệ)
II Qúa trình phát sinh ra bệnh tật => do mất thăng bằng âm dương, được biểu
hiện bằng THIÊN THẮNG – THIÊN SUY
Dương thắng gây chứng
(tăng) nhiệt Sốt, mạch nhanh, khát nước, táo, nước tiểu đỏ Dương hư: lão suy, hội chứnghưng phấn thần kinh giảm
Âm thắng gây chứng hàn Người lạnh, tay chân lạnh,
mạch trầm, tiêu lỏng, nước tiểu trong
THỊNH Ngoại nhiệt
Dương thịnh sinhngoại nhiệt: sốt cao
Sốt, người và tay chân nóng vì phần Dương của
cơ thể thuộc biểu,thuộc nhiệt
Nội hàn
Âm thịnh sinh nội hàn: tiêu chảy, sợ lạnh
Tiêu chảy, người
sợ lạnh, nước tiểutrong vì phần Âmthuộc lý, thuộc hàn
Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh
Sợ lạnh, tay chânlạnh vì phần dương khí ở ngoài bị giảm sút
Nội nhiệt
Âm hư sinh nội nhiệt: mất nước, người bứt rứt, táobón
Mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước,họng khô, táo, nước tiểu đỏ
III Ứng dụng học thuyết Âm Dương đối lập – Âm Dương hỗ căn
Trang 4- Hàn chứng (lạnh) thì dùng phép (thuốc) Ôn (ấm)
- Nhiệt chứng (nóng) thì dùng thuốc Thanh (làm mát)
- Hư chứng (yếu) thì dùng thuốc Bổ
- Thực chứng thì dùng thuốc Tả
Âm dương hỗ căn: huyết hư cần bổ khí huyết và hoạt huyết
BÀI 2: HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
I Ngũ hành có liên quan với ngũ tạng
II Sự quy nạp của ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người
+++ Trong điều kiện bình thường
Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương
sinh (hành nọ sinh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc khế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia)
Hiện tượng này được biểu hiện theo 2 quy luật: Quy luật tương sinh và Quy luật tương khắc
1 Quy luật tương sinh
Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự,
thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ.
Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim
sinh thủy, thủy sinh mộc
Sự tương sinh này cứ lặp lại không ngừng
Nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do nó sinh ra được gọi là “con”
Trong cơ thể con người:
Can mộc sinh tâm hỏa
Tâm hỏa sinh tỳ thổ
Tỳ thổ sinh phế kim
Phế kim sinh thận thủy
Thận thủy sinh can mộc.
Trang 52 Quy luật tương khắc
Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của
thủy, hỏa, mộc, kim, thổ
Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc
hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc
Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng
Trong cơ thể con người:
Can mộc khắc tỳ thổ
Tỳ thổ khắc thận thủy
Thận thủy khắc tâm hỏa
Tâm hỏa khắc phế kim
Phế kim khắc can mộc
+++ Quy luật tương khắc - trong điều kiện bất thường hay bệnh lý
1 Tương thừa:
Có hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia tạng kia quá mạnh mà
sinh ra bệnh => tương thừa (khắc quá mạnh)
Ví dụ: Về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc
tỳ quá mạnh gây các hiện tượng như đau vùng thượng vị (dạ dầy), đi ngoài nhiều lần, khi chữa phải chữa bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (tăng chức năng kiện vận của tỳ)
2 Tương vũ:
Còn nếu hành nọ hoặc tạng nọ mà quá yếu không khắc nổi hành kia
hoặc tạng kia => tương vũ (khắc không nổi)
Ví dụ: về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không
khắc được thận thủy sẽ gây: ứ nước (bệnh ỉa chảy kéo dài) gây phù dinhdưỡng, khi chữa phải kiện tỳ và lợi niệu (để làm mất phù thũng)
III Học thuyết ngũ hành
1 Liên quan giữa ngũ hành và tạng phủ
Trang 62 Liên quan giữa ngũ hành và ngũ sắc
3 Quan hệ giữa ngũ tạng với ngụ thể, ngũ quan, ngũ chí
IV Ứng dụng trong y học - ứng dụng ngũ hành trong điều trị bệnh thuộc
tạng
- “Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con”
Ví dụ: Trong bệnh phế khí hư, phế lao… trong điều trị phải kiện tỳ, vì tỳ
thổ sinh phế kim đây chính là con hư bổ mẹTrong bệnh cao huyết áp, nguyên nhân do can dương thịnh, phải chữa vào tâm (an thần), vì can mộc sinh tâm hoả đây chính là mẹ thực tả con
- Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay một phủ nào, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp
Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở 1 tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở
5 vị trí khác nhau:
thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau và có cách chữa khác nhau
Trang 7bình can (hạ
Do tạng bị hư không nuôi dưỡng được tâm thần =>
bổ âm an thần
Do phế âm
hư ảnh hưởng tâm huyết => Bổ phế âm an thần
Vị thuốc Màu thuốc Tác dụng vào tạng/phủ
Trang 8Ví dụ:
- Hà Thủ Ô tẩm với Đậu đen để tăng tác dụng bổ thận
- Bán hạ chế với Gừng để tăng tác dụng bổ phế
VI Ứng dụng ngũ hành trong đời sống hằng ngày
- Ứng dụng sự tương sinh của quy luật ngũ hành để chọn màu sắc các vật sử dụng hàng ngày sao cho phù hợp với bản thân, tương sinh sẽ tốt, tránh chọn những màu sắc sẽ khiến cho chúng ta gặp khó khăn, mệt mỏi trong công việc hằng ngày.
- Trong chọn tuổi vợ chồng, nên chọn theo tam hợp, tránh tứ hành xung.
Câu hỏi ôn tập
1 Ngũ hành là gì?
Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trêngọi là ngũ hành Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể
2 Ngũ chí, Ngũ thể, Ngũ vị, Ngũ Sắc là gì?
- Ngũ chí: giận giữ, cáu gắt bệnh ở can; sợ hãi bệnh ở thận; cười nói huyên thuyên
bệnh ở tâm; lo nghĩ bệnh ở tỳ; buồn rầu bệnh ở phế
- Ngũ thể: Có nhiều nghĩa khác nhau (1) Gồm: gân, mạch, thịt, xương, da (2) Là 5
bộ phận của con người, gồm: đầu, hai tay và hai chân; hoặc đầu, cổ, ngực, tay, chân
- Ngũ vị: là 5 thứ vị: cay - ngọt - chua - đắng - mặn (tân - cam - toan - khổ - hàm).
Trang 9- Ngũ Sắc: Năm màu mà chúng ta đều biết trong cuộc sống hàng ngày (xanh, đỏ,
vàng, trắng, đen) được tương ứng với các tạng phủ khác nhau
3 Bệnh thuộc tạng can thì phép chữa thế nào?
CHƯƠNG 3 PHÂN LOẠI THEO BÁT CƯƠNG – Trang 54, bài 7
Phân loại bệnh theo “Bát pháp” có nghĩa là 8 cách chữa bệnh hoặc “ Bát Cương” là
8 cương lĩnh để điều trị bệnh (Hàn, Nhiệt, Hư thực, biểu, lý, âm, dương)
Hãn, Hạ, Hòa, Tiêu, Thanh, Thổ, Ôn, Bổ
Thuốc giải biểu chia làm 2 loại (làm ra mồ hôi)
+ Tân ôn giải biểu (vị cay tính ấm): chữa chứng biểu hàn (biểu thực), sợ rét, người
nóng, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, nhức đầu, đau ê ẩm mình mẩy, người lại không ra mồ hôi
Ví dụ: Ma Hoàng, Quế Chi, Sinh Khương, Tía Tô
+ Tân lương giải biểu (vị cay tính mát): Chữa chứng biểu nhiệt phát nóng, ít lạnh,
miệng khát, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng, vàng
Ví dụ: Bạc Hà, Sài Hồ, Cúc Hoa, Lá dâu
2 Phép Hạ - đưa xuống phía dưới (Nhuận, Tẩy, Xổ)
Dùng để chữa:
- Táo bón, tích trệ ở ruột, dạ dày
- Nước ứ đọng ở ruột, dạ dày cũng có thể dùng phép hạ để chữa
- Táo bón thể nhiệt phải dùng thuốc hàn hạ như Đại Hoàng, Chỉ thực, Mang Tiêu
Bài thuốc hay dùng “Đại Thừa Khí Thang”
- Táo bón thể hàn thì dùng thuốc ôn hạ từ từ bằng các loại dầu như dầu Mè, dầu
Phộng, dầu Dừa
Trang 103 Phép Hòa – điều hòa
Dùng để chữa: bán biểu bán lý chứng
- Lúc nóng, lúc rét, phát hãn không được mà công hạ cũng không được
- Cần điều hòa hàn nhiệt (trong các chứng nhức đầu chóng mặt, trong người không thư thái, khó chịu, buồn bực, bị cảm lâu ngày mà chưa khỏi hẳn)
Ví dụ:
Thư can – giải uất Lá chanh – Sài hồ
Kiện tỳ Bạch truật, Chích thảo, Trần bì, Đại táo
4 Phép Tiêu – làm cho nó mất đi
- Theo sách “ Tố Vấn”: “Tiêu cái cứng rắn và làm tiêu cái tập trung” => trị
+ Tiêu huyết ứ: Hồng Hoa, Tô Mộc, Nghệ
+ Tiêu viêm, tiêu bướu: Bạch Hoa Xà, Tam Lăng, Nga Truật
+ Tiêu thực: Mạch Nha, Sơn Tra
5 Phép Thanh – làm mát
- Chữa nhiệt chứng, dương chứng như sốt cao, viêm nhiễm
- Dùng những thuốc hàn lương làm cho lui cơn sốt, giữ được tân dịch, trừ được khátnước, bứt rứt
- Thuốc thanh nhiệt gồm có 2 loại:
+ Thuốc tân lương thanh nhiệt: để trị các chứng sốt mới phát, khi phản ứng của
cơ thể còn mạnh: sốt cao, không sợ lạnh, sợ nóng, đổ mồ hôi (đó là Dương minh
chứng), khát nước => Thuốc Lá tre, Thạch cao, Tri mẫu
+ Thuốc khổ hàn tả hỏa (vị đắng tính rất lạnh): để trị các chứng sốt cao, miệng khát, đại tiện bí => Thuốc Hoàng Liên, Hoàng Bá, Hoàng Cầm, Chi tử.
6 Phép Ôn – làm ấm
- Để chữa hàn chứng, âm chứng
- Thuốc ôn dùng trong trường hợp Dương hư: mỏi mệt, kém ăn, tiêu chảy Dùng thuốc ôn trung tán hàn => Can Khương, Bạch truật, Mộc hương, Hương Phụ
Trang 11- Thuốc ôn dùng trong trường hợp Vong dương (thoát dương): sợ lạnh, nằm co, tiêu chảy, tay chân lạnh, mạch nhỏ dùng thuốc hồi dương cứu nghịch => Phụ tử, Nhục quế, Can Khương
7 Phép Bổ - có 4 nhóm ( Bổ âm, Bổ dương, Bổ khí, Bổ Huyết)
- Muốn khỏe mạnh thì 4 phần này phải điều hòa với nhau, thiếu 1 trong 4 đều có thểdẫn đến bệnh
+ Chữa các chứng dương hư suy nhược thần kinh do:
* Tâm tỳ dương hư
+ Tăng cường sự dinh dưỡng của cơ thể
* Triệu chứng thiếu máu, sắc mặt vàng héo
* Móng tay chân lợt lạt, môi tím tái
* Váng đầu, ù tai, tim hồi hộp
* Kinh nguyệt không đều
=> Thục địa, Hà Thủ Ô
Trang 128 Phép Thổ
- Để chữa thực chứng
- Dùng để chữa chứng đầy tức ở ngực hoặc dạ dày, đưa xuống không được, bệnh nhânbứt rứt khó chịu, phải làm cho nôn ra đường miệng
=> Muối ăn, Phèn xanh
CHƯƠNG 2 TÍNH NĂNG CỦA THUỐC – bài 2
I TỨ KHÍ
- Gồm Hàn – Lương – Ôn – Nhiệt
- Nhận thức tứ khí bằng cách: do thầy thuốc và bệnh nhân cho biết cảm nhận của
mình sau khi uống thuốc, uống vào thấy lạnh (Hàn), thấy mát (Lương), thấy ấm (Ôn), thấy nóng (Nhiệt)
- Nguồn gốc: do thiên nhiên, do bẩm thụ khí trời đất, khí hàn – lạnh (mùa đông),
khí lương – mát (mùa thu), khí ôn - ấm (mùa xuân), khí nhiệt – nóng (mùa hạ)
- Theo nguyên tắc điều trị:
+ Hàn – Lương thuộc âm dược – đùng để chữa dương chứng (nhiệt chứng), tác
dụng thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, gồm các vị thuốc thuộc âm như đắng, mặn, chua
+ Ôn – Nhiệt thuộc dương dược – dùng để chữa âm chứng, tác dụng ôn trung, tán
hàn, gồm các vị thuốc thuộc dương như cay, ngọt
II NGŨ VỊ - gồm 5 loại vị tân (cay), khổ (đắng), toan (chua), cam (ngọt), hàm
(mặn)
1 Vị chua (toan) – thuộc âm
- Tính chất: Thu liễm, cố sáp (cầm lại, củng cố, làm săn se niêm mạc)
- Tác dụng:
+ Cố biểu, liễm hãn, chữa chứng đổ nhiều mồ hôi (Kha Tử, Sơn thù)
+ Cố tinh – chữa di tinh hoạt tinh mộng tinh
+ Sáp niệu – chữa chứng đi tiểu nhiều
Trang 13- Tác dụng:
+ Bổ dưỡng (tăng sức và bồi bổ) dùng chữa hư chứng
+ Hòa hoãn giảm độc (làm bớt độc tính và tác dụng quá mạnh của một số vị thuốc độc)
+ Hòa vị (điều hòa các vị thuốc trong bài thuốc, đóng vai trò sứ giả) như Hoàng
Kỳ, Cam Thảo
4 Vị Cay (Tân) – thuộc dương
- Tác dụng:
+ Chống xung huyết (chữa ứ huyết, bầm tím, sưng đau)
+ Phát tán làm thuốc tản ra các tứ chi (Xuyên khung)
+ Tiết xuất làm tăng sự tiết mồ hôi để hạ sốt dùng chữa cảm sốt (Gừng, Quế chi,
Ngoài ra còn có 1 vị mà không được kể trong ngũ hành
6 Vị Nhạt (Đạm) – tính Bình (không thuộc âm hay dương)
- Tác dụng:
+ Lợi thủy thẩm thấp, tiêu phù, giúp tăng lượng nước để thải độc như Bạch Linh,
Ý dĩ
=> còn gọi tên là Đạm thủy thẩm thấp
III SỰ LIÊN QUAN GIỮA NGŨ HÀNH – NGŨ TẠNG – NGŨ VỊ
- Thuốc Cay tán khí uất ở phế
- Thuốc Ngọt bổ tỳ hư
- Thuốc Chua tẩm giấm mạnh can
- Thuốc Mặn tẩm muối bổ thận
- Thuốc Đắng vào tâm
IV MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÍ VÀ VỊ
Khí và Vị luôn đi cùng
(Khí Dương thì Vị cũng
Dương và ngược lại)
Cùng Khí cùng Vị Khí Vị khác nhau Một Khí nhiều Vị
Trang 14Khí Ôn hoặc Nhiệt - Vị
Cay (Sinh Khương, Bán
(Nhân Sâm)
Khí Nhiệt Vị Cay
(Can Khương, Phụ tử)
= cùng thuộc dương
V HƯỚNG TÁC DỤNG CỦA THUỐC: THĂNG – GIÁNG – PHÙ – TRẦM
- Thăng: đi lên phần trên của cơ thể
- Giáng: đưa thuốc đi xuống (ức chế)
- Phù: đưa thuốc tản ra bên ngoài
- Trầm: ngấm vào (tả hạ)
- Có 2 loại thuốc:
1 Thuốc Thăng – Phù (thuộc Dương)
- Khí ôn, nhiệt – Vị cay, ngọt
- Tác dụng thăng dương (đưa phần dương lên trên)
- VD: quá lạnh, huyết áp quá hạ => ấm lên, tăng HA lên
- Tác dụng giải biểu (phát tán mồ hôi ra bên ngoài)
- Tác dụng ôn lý – trừ hàn (bên trong lạnh, làm ấm nóng)
- Vị thuốc: Ma Hoàng, Quế Chị, Sài Hồ, Thăng Ma
2 Thuốc Giáng – Trầm (thuộc Âm)
- Khí hàn, lương – Vị đắng, chua, mặn
- Tác dụng tiềm dương (hỏa vượng lên => nhức đầu, hoa mắt, mặt đỏ) => hạ hỏa,
làm mát
- Tác dụng giáng nghịch (giãn phế quản)
- Tác dụng thu liễm (se niêm mạc)
- Tác dụng thẩm thấp (giữ nước lại trong cơ thể)
- Tác dụng thanh nhiệt, tả hạ
- Vị thuốc Lá sen, Lá ổi, Mẫu lệ, Long đởm, Đại Hoàng
VI THỦ THUẬT BỔ TẢ - Hư thì bổ, Thực thì tả
1 Tả thực:
Trang 15- Thuốc thanh nhiệt, chữa dương thịnh, dùng thuốc hàn lương vị cay mát, đắng mặn như Chi tử, Thạch cao, Hoàng Cầm, Hoàng Liên, Hạ Khô thảo, Nhân trần.
- Thuốc trừ hàn chữa âm thịnh dùng thuốc ôn nhiệt vị cay ngọt, như Ma Hoàng,
Kinh giới, Can Khương, Phụ Tử
2 Bổ hư:
- Thuốc bổ âm (dưỡng âm) dùng thuốc hàn lương vị ngọt đắng mặn như Thục
địa, Đương quy, Mạch môn, Quy bản
- Thuốc bổ dương chữa dương hư, thuốc ôn vị cay, ngọt, mặn như Nhục thung
dung, Đỗ trọng, Ba kích, Phá cố chỉ, Thỏ ty tử
VII SỰ QUY KINH CỦA THUỐC
Thuốc => Tế bào cơ quan => theo đường kinh vào tạng phủ, kinh lạc => Mỗi vị thuốc đều phải đi vào đúng kinh lạc và tạng phủ.
Ví dụ:
- Kinh thái âm
+ Ở tay => vào phế
+ Chữa ho suyễn+ Cát Cánh, Hạnh Nhân, Tiền Hồ
+ Quy vào kinh phế
- Kinh thiếu dương
+ Ở chân => vào túi mật đởm
+ bệnh đởm: miệng đắng, hay thở dài, sườn ngực đau+ Sài Hồ, Thanh hao
+ Quy vào kinh đởm +++ QUY KINH THEO NGŨ HÀNH Màu xanh
Vị Chua Vị Đắng Màu Đỏ Màu vàng Vị Ngọt Màu trắng Vị cay Màu đen Vị mặn
Kinh quyết âm
can, thiếu dương
đởm
Kinh thiếu dương tâm, thái dương tiểu trường
Kinh thái âm tỳ, dương minh vị Kinh thái âm phế, dương minh đại
trường
Kinh thiếu âm thận, thái dương bàng quang
Vào Can
Hành Mộc Hành Hỏa Vào Tâm Hành Thổ Vào Tỳ Hành Kim Vào Phế Hành Thủy Vào Thận
+++ SỰ PHỐI NGŨ THEO QUÂN THẦN TÁ SỨ (xếp theo vai trò) QUÂN Vị thuốc chính chữa triệu chứng chính của bệnh
VD: Bệnh can – thuốc nào trị triệu chứng ở can