Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, các hoạt động tiêu dùng, sản xuất, đầu tư sẽ tụt giảm mạnh mẽ và cũng kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội lẫn chính trị.. Khá
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
-BÀI TẬP NHÓM MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
CHỦ ĐỀ: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
KHÓA HỌC : CLC-K11
GVHD : PGS.TS NGUYỄN VĂN BỔN
Trang 2Tp Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
Trang 3STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH
VIÊN
17 Đỗ Nguyễn Mai Ngân 050611230712
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng lớn, tác động mạnh mẽ đến không chỉ hệ thống tài chính mà còn đến đời sống xã hội của hàng triệu người Mỗi cuộc khủng hoảng thường có nguyên nhân phức tạp, từ các chính sách tài chính không phù hợp, tình trạng bong bóng tài sản, cho đến những cú sốc toàn cầu như đại dịch hay chiến tranh Khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, các hoạt động sản xuất bị đình trệ,
tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và mức sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đây không chỉ là thách thức đối với những cá nhân và doanh nghiệp mà còn là mối
lo ngại cho sự ổn định của cả hệ thống kinh tế toàn cầu.
Khi khủng hoảng xảy ra, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì hoạt động, dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt và cắt giảm nhân sự Điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, trong khi người lao động phải đối diện với việc mất nguồn thu nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi tiêu của họ Hậu quả là nhu cầu tiêu dùng giảm sút, tạo ra một vòng xoáy suy thoái, làm cho nền kinh tế khó phục hồi hơn Bên cạnh đó, lạm phát và mất giá tiền tệ cũng là những vấn đề thường gặp trong thời kỳ khủng hoảng, khiến chi phí sinh hoạt tăng cao, đặt thêm gánh nặng lên vai người dân.
Không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế, khủng hoảng còn gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng Tình trạng thất nghiệp kéo dài và sự bất ổn kinh tế có thể dẫn đến căng thẳng xã hội, thậm chí là bất ổn chính trị Các quốc gia có hệ thống an sinh xã hội yếu kém hoặc thiếu sự hỗ trợ từ nhà nước dễ bị tổn thương hơn trước tác động của khủng hoảng Tình trạng bất bình đẳng xã hội có thể gia tăng khi các tầng lớp yếu thế trong xã hội phải chịu nhiều thiệt hại hơn, trong khi các tập đoàn lớn có thể được nhà nước cứu trợ hoặc có khả năng phục hồi nhanh hơn.
Tuy nhiên, từ các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, chúng ta đã học được nhiều bài học quý giá Việc áp dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô như giảm lãi suất, bơm tiền vào nền kinh tế hay triển khai các gói kích thích tài chính đã chứng tỏ hiệu quả trong việc giúp nền kinh tế hồi phục Ngoài ra, sự phối hợp giữa các quốc gia và các tổ chức tài chính quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn khủng hoảng lan rộng Những biện pháp chủ động, kịp thời có thể giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp đưa nền kinh tế trở lại ổn định và tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai.
Trang 5MỤC LỤC
Chương 1 Giới thiệu về khủng hoảng kinh tế 1
1.1 Khái quát về khủng hoảng kinh tế 1
1.2 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu khủng hoảng kinh tế 1
1.3 Mục tiêu của bài tiểu luận 1
Chương 2 Khái niệm về khủng hoảng kinh tế 2
2.1 Định nghĩa khủng hoảng kinh tế 2
2.2 Nguyên nhân dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế 2
2.3 Phân loại khủng hoảng kinh tế 3
2.4 Ví dụ về các cuộc khủng hoảng kinh tế nổi bật 3
Chương 3 Tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế 4
3.1 Tác động lên nền kinh tế 4
3.2 Tác động lên xã hội 7
3.3 Tác động lên chính trị 7
Chương 4 Tác động có lợi của khủng hoảng kinh tế 8
4.1 Cải cách cơ cấu 8
4.2 Thay đổi thói quen tiêu dùng 8
4.3 Làm sạch thị trường 9
4.4 Chú trọng vào hợp tác và phát triển toàn diện 9
4.5 Làm nổi bật các giá trị xã hội 9
Chương 5 Bài học rút ra 10
5.1 Đối với chính sách kinh tế quốc gia 10
5.2 Đối với doanh nghiệp 10
5.3 Đối với cá nhân và xã hội 10
TỔNG KẾT 11
Trang 6CHỦ ĐỀ: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Chương 1 Giới thiệu về khủng hoảng kinh tế
1.1 Khái quát về khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng và kéo dài trong hoạt động kinh tế của một quốc gia hay khu vực Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, các hoạt động tiêu dùng, sản xuất, đầu tư sẽ tụt giảm mạnh mẽ và cũng kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội lẫn chính trị
1.2 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu khủng hoảng kinh tế
“Tri thức giống như đại dương, càng học càng thấy mình nhỏ bé” – Issac Newton Thật vậy! việc nghiên cứu khủng hoảng kinh tế không chỉ giúp ta trau dồi kiến thức
mà còn giúp ta hiểu được nguyên nhân góc rễ từ đó sẽ rút ra những biện pháp phòng ngừa
và giảm thiểu thiệt hại Ngoài ra việc nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế còn giúp các nhà hoạch định chính sách nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo sớm để có thể đưa ra biện pháp ứng hó kịp thời Hơn nữa, hiểu rõ về các yếu tố gây ra khủng hoảng sẽ giúp xây dựng một nền kinh tế vững mạnh hơn, tránh được những sai lầm đã từng xãy ra trong quá khứ
1.3 Mục tiêu của bài tiểu luận
Bài tiểu luận này tập trung vào ba nội dung chính Trước hết, nó sẽ nghiên cứu khái niệm và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, giúp người đọc hiểu rõ các yếu tố dẫn đến
sự sụp đổ của nền kinh tế Thứ hai, bài viết sẽ phân tích tác động của khủng hoảng, bao gồm cả những hậu quả tiêu cực như sự phá sản của doanh nghiệp, gia tăng tỷ lệ đói nghèo,
và tình trạng bất ổn chính trị, xã hội Bên cạnh đó, khủng hoảng cũng có những tác động tích cực, chẳng hạn như thúc đẩy cải cách kinh tế, khuyến khích đổi mới và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới nổi Cuối cùng, bài tiểu luận sẽ rút ra những bài học từ các cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra trong lịch sử, nhằm cung cấp kinh nghiệm quý giá cho các nhà hoạch định chính sách trong việc dự đoán và giảm thiểu tác động tiêu cực, từ đó xây dựng một nền kinh tế bền vững
Trang 7Chương 2 Khái niệm về khủng hoảng kinh tế
2.1 Định nghĩa khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là khi nền kinh tế lao đao, suy thoái nghiêm trọng và diễn ra trong thời gian kéo dài trong lúc hoạt động kinh tế của một quốc gia hay khu vực nào đó, hay theo Mankiw đó là việc thời kì suy giảm nghiêm trọng trong nền kinh tế, thường biểu hiện qua sự sụt giảm mạnh trong sản xuất, thương mại và việc làm Thường được đặc trưng bởi những dấu hiệu bao gồm tỷ lệ thất nghiệp tăng một cách đột ngột, sản xuất đình trệ, tiêu dùng giảm sút, giá cả leo thang chống mặt và kể cả hệ thống tài chính bất ổn Như một “Cơn Bão” nó hung hăn và sẵn sàng bùng nổ bất kì lúc nào để càn quét một quốc gia hay thậm chí là toàn cầu, những gì khủng hoảng kinh tế mang lại phần lớn là những điều tiêu cực, không chỉ đến kinh tế mà còn làm rối loạn chính trị cũng như xã hội
2.2 Nguyên nhân dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể
kể đến như “Lạm Phát” cao làm gia tăng đột ngột giá cả hàng hóa dịch vụ khi lượng cầu vượt cung quá lớn, nguyên nhân do chi phí sản xuất tăng hoặc chính sách tiền tệ quá lỏng lẻo “Giảm Phát” cũng là một trong những yếu tố gây ra khủng hoảng kinh tế, ngược lại với lạm phát thì giảm phát làm giảm giá cả hàng hóa dịch vụ do cung vượt cầu hay do chính sách tề tệ quá chặt chẽ từ đó khiến các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất và lao động dẫn đến suy thoái kinh tế Ngoài ra còn có “Bong Bóng Tài Sản” là tình trạng giá trị của một loại tài sản nào đó (bất động sản hay chứng khoáng) tăng quá nhanh so với giá trị thực của nó, điều này là do hiệu ứng đám đông đầu cơ tràn lan một khi bong bóng vỡ thì giá cả lập tức giảm mạnh gây thiệt hại cho nhà đầu tư và tổ chức tài chính
“Khủng hoảng tài chính” cũng là một trong những yếu tố quan trọng hình thành khủng hoảng kinh tế, khi các ngân hàng, thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp đang rơi vào khủng hoảng do nợ xấu tăng cao, mất khả năng thanh khoản hay bị các cuộc tấn công vào thị trường tài chính làm hạn chế dòng tiền cung cấp cho nền kinh tế gây ra suy thoái và thất nghiệp “Suy thoái toàn cầu” là tình trạng giảm sút sản xuất cũng như tiêu dùng ở quy mô toàn cầu lý do có thể kể đến như chiến tranh hay thiên tai hoặc các sự kiện bất ngờ gây suy thoái lên toàn thế giới
Trang 82.3 Phân loại khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau Dựa trên nguyên nhân ta có khủng hoảng tài chính, khủng hoảng do bong bóng tài sản, suy thoái kinh tế toàn cầu, hay các cú sốc từ bên ngoài Ngoài ra ta có thể phân loại theo mức độ ảnh hưởng từ cục bộ đến khu vực toàn cầu Không những vậy, khủng hoảng kinh tế còn phân loại theo giời gian như khủng hoảng ngắn hạn, khủng hoảng dài hạn hoặc có thể phân loại dựa trên phạm vi ngành như khủng hoảng trong tài chính, khủng hoảng trong sản xuất, khủng hoảng trong dịch vụ
2.4 Ví dụ về các cuộc khủng hoảng kinh tế nổi bật
Đại suy thoái 1929-1939: Sau thế chiến thứ I Hoa Kỳ đã trở nên cực thịnh và nâng nền kinh tế lên một tầm cao mới vô tình khiến người dân hùng vốn và đầu tư vào các công
ty chứng khoán bất chấp nhiều gia đình đã bán hết tài sản để đầu tư nhưng vào ngày 29 tháng 10 năm 1929 vào ngày thứ 3 đen tối bắt nguồn từ việc bong bóng thị trường chứng khoán Mỹ nổ tung đã dẫn đến hiệu ứng domino kéo theo sự sự đổ của các danh nghiệp Khi nhắc đến các cuộc khủng hoảng kinh tế người ta nghĩ ngay đến cuộc khủng hoản toàn cầu năm 2008, bắt nguồn từ Mỹ khi các ngân hàng tạo ra hình thức cho vay dưới chuẩn tức là các ngân hàng đua nhau cho người dân vay mua nhà bất chấp họ có khả năng chi trả hay không từ đó sinh ra các khoản nợ khó đòi, khi bong bóng tính dụng và nhà nước phát nổ hàng loạt ngân hàng phá sản dẫn đến chuỗi domino sụp đổ toàn cầu
Không thể không nhắc đến cơn đại dịch COVID-19, theo World Bank (2020) đại dịch đã đẩy hàng triệu người vào cảnh đói nghèo, đồng thời làm giảm sản lượng kinh tế toàn cầu Các biện pháp cách ly xã hội đã làm đình trệ nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch, dịch vụ, bán lẻ và vận tải (McKibbin & Fernando, 2020) Ngoài ra theo Baldwin và Tomiura (2020), đại dịch đã tạo ra cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu, làm suy yếu đáng kể cung lẫn cầu, gây ra suy thoái toàn thế giới
Trang 9Chương 3 Tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế
Mặc dù không phải là một yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng thường xuyên hoặc không là yếu tố quyết định nhưng các cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trên phạm vi thế giới luôn gây ra những tác động bất lợi nhất định đến các nền kinh tế là thành viên của nó Khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế Sự ảnh hưởng bất lợi của khủng hoảng đến các nền kinh tế là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hội nhập của nền kinh tế đó với nền kinh tế toàn cầu Đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài những tác động đó
3.1 Tác động lên nền kinh tế
Đối với thế giới
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra cú sốc lớn, làm giảm hoạt động thương mại, đầu tư và tiêu dùng, đẩy nhiều quốc gia đến bờ vực phá sản Nền kinh tế toàn cầu chịu tổn thất nặng nề, với GDP giảm, thất nghiệp tăng cao do doanh nghiệp cắt giảm nhân sự Đầu tư cho sản xuất và công nghệ bị đình trệ, gây suy giảm năng suất và cạnh tranh Thị trường tài chính biến động, tiếp cận tín dụng khó khăn, và bất bình đẳng gia tăng Vốn chảy ra nước ngoài, niềm tin sụt giảm, buộc nhà nước phải can thiệp, dẫn đến nợ công tăng cao và ngân sách quốc phòng bị ảnh hưởng
Trang 10Đối với Việt Nam
Qua quan sát diễn biến xuất khẩu có thể thấy thời điểm Việt Nam bắt đầu chịu tác động của khủng hoảng là tháng 08/2008 và hồi phục là quý I/2010 Dựa vào mốc suy thoái
và hồi phục đó, chúng ta có thể xem xét tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến nền kinh tế Việt Nam
Tác động đến xuất nhập khẩu
Tác động của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu là nhanh nhất vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất đối với biến động trên thị trường thế giới Nhìn chung, xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động rất lớn bởi lẽ:
(i) Việt Nam là một trong một số nước có độ mở ngoại thương khá lớn
(ii) Trước khủng hoảng, Việt Nam nằm trong tốp 50 quốc gia có kim ngạch xuất
khẩu và nhập khẩu hàng đầu thế giới với xuất khẩu đứng hàng thứ 50, chiếm tỷ trọng 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu và nhập khẩu đứng hàng thứ 41, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá toàn cầu Thêm vào đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước Mỹ, Nhật, châu Âu lên đến 52%, riêng Mỹ chiếm đến 20,8% Ðây là những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của suy thoái kinh tế, cầu đầu tư và tiêu dùng giảm,
từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Nhập khẩu cũng chịu tác động của khủng hoảng do:
Trang 11(i) Việt Nam phải nhập từ 70 - 80% nguyên nhiên vật liệu để sản xuất và chế biến
hàng xuất khẩu Xuất khẩu giảm kéo theo nhập khẩu giảm
(ii) suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho giá yếu tố đầu vào như dầu mỏ, các sản
phẩm hoá dầu, phôi thép và thép xây dựng, các thiết bị công nghệ cũng bị giảm mạnh kéo theo kim ngạch nhập khẩu giảm Tuy nhiên, nhờ tác động của gói kích thích kinh tế triển khai từ tháng 02/2009, nhập siêu đã tăng trở lại từ tháng 03/2009 Hệ quả là nhập siêu của Việt Nam ngày càng nghiêm trọng hơn Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu điều này hoàn toàn không có lợi dù Việt Nam chủ yếu nhập tư liệu sản xuất vì thâm hụt cán cân thương mại hiện đang ở mức rất cao, khi các luồng tiền vào để bù đắp đều có khả năng bị cắt giảm thì việc cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt có khả năng gây bất ổn định rất nguy hiểm như tăng nợ và giảm dự trữ ngoại tệ
Tác động của luồng vốn vào ròng đến nền kinh tế Việt Nam
Luồng vốn vào ròng có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Khi khủng hoảng xảy ra, dòng vốn nước ngoài có thể giảm mạnh, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và phát triển kinh tế
Đầu tiên, sự giảm sút của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể làm suy yếu năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Các nhà đầu tư có thể ngần ngại đầu tư mới hoặc mở rộng dự án, dẫn đến tình trạng trì trệ trong các lĩnh vực quan trọng như công nghiệp và dịch vụ
Thứ hai, luồng vốn vào ròng giảm có thể gây ra áp lực lên tỷ giá hối đoái, làm cho đồng Việt Nam mất giá Điều này có thể làm gia tăng chi phí nhập khẩu, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa trong nước và dẫn đến lạm phát
Thứ ba, giảm luồng vốn cũng có thể ảnh hưởng đến các nguồn tài chính cho chính phủ, khiến chính phủ khó khăn hơn trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ và phục hồi kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến an sinh xã hội và sự ổn định chính trị
Trang 12Cuối cùng, sự giảm sút của luồng vốn vào ròng trong thời kỳ khủng hoảng có thể làm giảm lòng tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng, kéo dài quá trình phục hồi kinh tế và tạo ra những thách thức lâu dài cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam
3.2 Tác động lên xã hội
Khủng hoảng kinh tế có tác động sâu sắc đến xã hội, tạo ra hệ lụy lâu dài về cả kinh
tế và tâm lý cộng đồng Các cuộc khủng hoảng tài chính thường dẫn đến phá sản doanh nghiệp, cắt giảm nhân sự, và hàng triệu người mất việc Điều này làm giảm đời sống người dân, tăng tỷ lệ thất nghiệp và nợ nần chồng chất, gây bất ổn xã hội
Khi thu nhập giảm và giá cả tăng, khả năng chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu suy giảm, dẫn đến cảm giác bất an và lo lắng trong cộng đồng Khủng hoảng cũng làm gia tăng vấn
đề sức khỏe tâm thần như lo âu và trầm cảm, ảnh hưởng đến cả người thất nghiệp lẫn người đang làm việc
Bên cạnh đó, bất bình đẳng xã hội trở nên rõ nét hơn, với nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và lao động thu nhập thấp chịu tác động nặng nề Sự cắt giảm ngân sách cho dịch vụ công cộng làm trầm trọng thêm tình hình, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ thiết yếu
Cuối cùng, khủng hoảng kinh tế có thể gia tăng tội phạm và xung đột xã hội, đe dọa
an ninh cộng đồng Như vậy, khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế mà còn làm suy yếu cấu trúc xã hội, tạo ra thách thức lâu dài cho sự phát triển bền vững
3.3 Tác động lên chính trị
Khủng hoảng kinh tế để lại những dấu ấn sâu sắc lên bức tranh chính trị, làm rạn nứt sự ổn định và hiệu quả của các hệ thống chính trị Lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu cho thấy, trong bão tố ấy, bất ổn chính trị và xung đột vũ trang thường bùng phát ở nhiều quốc gia Khi khủng hoảng ập đến, lòng tin của người dân vào chính phủ thường lung lay, đặc biệt khi các nhà lãnh đạo không thể tìm ra giải pháp hiệu quả Từ đó, sự bất mãn dễ dàng nảy sinh, thổi bùng ngọn lửa phản đối và biểu tình, đe dọa trật tự xã hội