1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2016

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Đô Thị Hóa Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Hải Phòng Giai Đoạn 2010-2016
Tác giả Bùi Văn Nam
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Kim Hoàng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế và Quản Lý Đô Thị
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 41,72 MB

Nội dung

Ngoài ra, sự phát triển đô thị và CDCCKT Hải Phòng chưa thực sự hợp lý, cu thétốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố giai đoạn 2010 — 2016 chưa đạt đượcmục tiêu đề ra trong kế hoạch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA MÔI TRƯỜNG & ĐÔ THỊ

Dé tài:

TÁC DONG CUA ĐÔ THỊ HOA DEN CHUYEN DICH CƠ CÁU KINH TE

THANH PHO HAI PHONG GIAI DOAN 2010-2016

Sinh viên thực hiện : Bùi Văn Nam

MSV : 11132686

Lớp : Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Kim Hoang

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

MỤC LỤC

09)0/9067100577 1080080790575 ) 40809.0905 5CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TÁC DONG CUA ĐÔ THỊ HÓA DENCHUYEN DỊCH CƠ CAU KINH TE 2° 5° 5° s2 s2 se se£ss£ssessessessesee 61.1 Tổng quan về đô thị hóa - - £ £+S+E9SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrrkd 61.1.1 Một số khái niệm - 2: ¿2 ©S9S£9EE£EEE2EEEEE2E1271711211711211211 71.2111 re 6

1.1.2 Các hình thức đô thị hóa ¿+ ©5£22++2E2E2EEEEE2EEEEE2EE2212E2EEErrrrrrr 7

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa - - ¿25+ +E+£E££Ee£EezEerxerxered 81.2 Co cầu kinh tế và chuyên dich cơ cấu kinh té cc.ccccsccssesssesssecstecstesstesstesseessees 9

1.2.1 Cơ cấu kinh té ccecccccccccsccssessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessesseeseese 9

1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tẾ ¿5c 2S +E£EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEErEerkerkerkerree 101.3 Tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế - - s s+sss+ 15

1.3.1 Tae dOng tich 0a .-: 15

1.3.2 Tac Ong tO CUC 0 15

CHUONG 2 THUC TRANG TAC DONG CUA DO THI HOA DEN

CHUYEN DICH CO CAU KINH TE THANH PHO HAI PHONG GIAI

DOAN 2005011077577 l6

2.1 Tổng quan về Hải Phòng -2- 2-2 E9SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkrree l62.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - 2 5 ©5z2cs+cxzzssree l62.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 2-2¿- 2522 22+2EEt2EE2EEE2E2EEEEEEEErrrrrkrrrrrree 18

2.2 Thực trạng của đô thị hóa ở Hải Phòng - - 5+5 * + ++evssereeeeseee 20

2.3 Chuyển dịch cơ cau kinh tế Hải Phòng giai đoạn 2010-2016 dưới tác động của

đô thị hóáa ¿ 2 2 SEt9SE9EE9EEE9EE92112E19711211271211211711211117111111.11 11.11.1111 25

2.4 Đánh giá chung về chuyên dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hải Phong 432.4.1 Những kết quả đạt QUOC -:- 2-2-1 StEE9EEEE E211 2171212111111 Errre 44

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân -¿- 2£ +2S++2++2E+2E+£EEtEE+eExerxrzrrsree 46

SVTH: Bùi Văn Nam Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 3

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

CHƯƠNG 3 GIẢI PHAP THUC DAY CHUYEN DICH CƠ CẤU KINH TEHAI PHONG TRONG QUA TRINH DO THỊ HOA DEN NAM 2030 49

3.1 Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Hải Phòng đến năm 2030 49

3.2 Các giải pháp thúc đây chuyên dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình đô thị hóa 57KET LUẬN - 2-2-5251 S1 221921 EE12112712111 1111111111 111101111 1111 erru 59

TÀI LIEU THAM KHAO -2-2¿©52+2EE9EEEt2EEEE2E1222112712222122211 222 re 60

SVTH: Bùi Văn Nam Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 4

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

DANH MỤC VIET TAT

Từ viết tắt Tên đầy đủ

CDCCKT Chuyền dịch cơ cau kinh tế

DTH Đô thi hóa

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 5

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Bảng 1: Dân số Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2016 cceccscsessssssseesstesstesstesseessessseeesees 20

Bang 2: Tăng trưởng GDPR thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2015 26

Bảng 3: CDCCKT thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2016 -. - 28

Bảng 4 : Tốc độ CDCCKT thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2015 29

Bảng 5: So sánh tốc độ tăng trưởng công nghiệp — xây dựng và kinh tế của Hải Phòng với cả nước giai đoạn 2010-21 Š - <1 1131391119119 111 111811 1 rrrkp 30 Bảng 6 : Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Hải Phòng 2012 — 2016 34

Bang 7: Tốc độ chuyên dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hải Phong 34

Bảng 8: Cơ câu GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng - - 37

Bang 9: Tốc độ chuyên dịch cơ câu ngành trồng trọt Hải Phòng - 38

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng GDP Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2015 5 25 Biểu đồ 2: Tốc độ chuyên dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp của Hải Phòng 35 Biểu đồ 3: Giá trị sản xuất nông nghiệp tại Hải Phòng . -2- 5552522552 36

SVTH: Bùi Văn Nam Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 6

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

LOI NÓI DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hóa là một quá trình tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hộikhông chỉ ở Việt Nam, mà còn ở các nước trên thế giới Nền kinh tế càng phát triểnthì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ càng nhanh Ngược lại, quá trình Đô thihóa diễn ra càng nhanh sẽ thúc đây quá trình phát triển đô thị Chính vì thé, DTH

cũng là quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HDH; trong đó ty trọng giá trị sản

xuất của ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng giá trị sản xuất của

ngành nông nghiệp ngày càng giảm.

DTH và CDCCKT có mối quan hệ biện chứng với nhau DTH hợp lý sẽ gópphần thúc đây chuyển dịch cơ cau kinh tế theo hướng bền vững; ngược lại, DTH

không hợp lý kéo theo CCKT chuyền dịch bắt hợp lý.

Hải Phòng là một trong những đô thị lớn nhất của Việt Nam Trong thời gian

gần đây quá trình đô thị hóa của Hải Phòng diễn ra mạnh mẽ, có nhiều tác động đếnCDCCKT của thành phó

Đô thị hóa tăng nhanh kéo theo GDP và GDP bình quân đầu người tăng Đôthị hóa tăng thúc đây chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngànhDich vụ, công nghiệp, giảm dan tỷ trọng ngành nông nghiệp

Bên cạnh tác động tích cực, Đô thị hóa cũng để lại những câu hỏi lớn khôngchỉ cho thành phố mà còn cho các đô thị Việt Nam, đó là van đề thất nghiệp, quá tải

cơ sở hạ tang và môi trường do quá tai dân số

Ngoài ra, sự phát triển đô thị và CDCCKT Hải Phòng chưa thực sự hợp lý, cu thétốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố giai đoạn 2010 — 2016 chưa đạt đượcmục tiêu đề ra trong kế hoạch của thành phố Bên cạnh đó sự CDCCKT còn chậm

và chưa rõ nét cơ cấu các ngành

Vì vậy, tôi đã chọn dé tài: “Tác Động Của Đô Thị Hóa Đến Chuyển Dịch CơCấu Kinh Tế Thành Phố Hải Phòng Giai Đoạn 2010-2016” làm chuyên đề thực

tập tốt nghiệp Bài viết nhằm khai thác những tác động tích cực, tiêu cực của quá

trình Đô thị hóa tới chuyên dịch cơ cấu kinh tế của TP Hải Phòng Từ đó đưa ra

giải pháp thích hợp dé đây nhanh tốc độ đô thị hóa và chuyên dịch cơ cấu kinh tế

Hải Phòng theo hướng bền vững

SVTH: Bùi Văn Nam 1 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thi 55

Trang 7

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

2 Mục đích nghiên cứu của khóa luận

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận ảnh hưởng của Đô thị hóa đến chuyển dich cơ cấu kinh tế.

- Đánh giá thực trạng Đô thị hóa của Việt Nam nói chung, của thành phố Hải

Phòng nói riêng, từ đó phân tích đưa ra những van đề còn tồn tại, nguyên nhân và

giải pháp.

- Đánh giá quá trình chuyên dich cơ cấu ngành kinh tế và tác động của Đô thihóa đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hải phòng, chỉ ra mặt tíchcực, tiêu cực và đề bạt giải pháp

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến chuyên dịch cơ cấu kinh tế thành phố

Hải Phòng?

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đô thị hóa ảnh hưởng đến chuyển dich cơ cấu kinh tế thành

phố Hải Phòng.

- Về không gian: Thành phố Hải Phòng

- Về thời gian: giai đoạn 2010 — 2016

5 Các phương pháp được sử dụng

Chuyên đề sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như:

- Phương pháp thu nhập và xử lý dữ liệu: Thu thập số liệu từng năm, lập bảng

giai đoạn 2010 — 2016 nhằm đánh giá sự chuyên dịch trong giai đoạn nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích: Từ số liệu thu thập, tính toán đưa ra đánh giá, phântích tốc độ chuyền dịch, quá trình chuyền dich cơ cấu kinh tế của thành phố

- Phương pháp so sánh: So sánh tốc độ chuyền dịch giữa các giai đoạn từ đó đưa

ra nhận xét, kết luận cho sự chuyền dịch từng giai đoạn nhỏ (2010 — 2011; 2011 —

2012 ) và giai đoạn nghiên cứu 2010 — 2016.

- Phương pháp xử lý số liệu: Từ số liệu thu thập được, tính tán cosa, tổng hợplập bảng, tính tốc độ chuyên dịch, cung cấp cái nhìn trực quan hơn về tốc độ chuyêndịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu

SVTH: Bùi Văn Nam 2 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 8

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

6 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3 phan:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của đô thị hóa đến chuyên dich cơ cau kinh tếChương 2: Thực trạng tác động của đô thị hóa đến chuyền dịch co cau kinh tế thành

phô Hải Phòng giai đoạn 2010-2016.

Chương 3: Giải pháp thúc đây chuyên dich cơ cấu kinh tế Hải Phòng trong quá trình

đô thị hóa đến năm 2030

SVTH: Bùi Văn Nam 3 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 9

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

LỜI CAM ĐOAN

"Tôi xin cam đoan nội dung bao cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao

chép, cat ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin

chịu kỷ luật với Nhà trưởng ”

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2016

Ký tên

Bùi Văn Nam

SVTH: Bùi Văn Nam 4 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 10

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

LOI CAM ONTrước hết, tôi xin bay tỏ long biết on chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn KimHoàng Thay đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi, cũng như dành thời gian dé xemxét, sửa các bản thảo trong suốt quá trình làm chuyên đề

Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô đã dạy tôi, đặc biệt là thầy, cô

thuộc khoa Môi trường & Đô thị đã rất nhiệt tình giúp đỡ, dạy bảo tôi trong suốt

quá trình học tập tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các cô chú, anh chị tại phòng Quản Lý Đô

Thị, Uỷ Ban Nhân Dân quận Kiến An đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiệt tình

trong quá trình thực tập.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, quan

tâm, động viên và góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn

thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

(Sinh viên thực hiện)

Bùi văn nam

SVTH: Bùi Văn Nam 5 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 11

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TÁC ĐỘNG CUA DO THỊ HÓA

DEN CHUYEN DICH CƠ CẤU KINH TE1.1 Tong quan về đô thị hóa

- Quy mô dân số: trên 2000 người sống tập trung

- Cơ cau lao động phi nông nghiệp: chiếm > 65%

- Cơ sở hạ tầng: đường sd, hệ thong cấp điện, cấp nước đồng bộ và phát triển

Như vậy, đô thị là các thành phó, thị xã, thị trấn có dân số từ 2000 người trở lên,trong đó có trên 60% lao động phi nông nghiệp Cơ sở hạ tầng có thể hoàn chỉnh,đồng bộ hoặc chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ nhưng phải có một quy hoạch chung

cho tương lai.

b Đô thị hóa

Trên cơ sở khái niệm về đô thị, thì đô thị hóa là quá trình biến đổi xã hội về mặthình thái cư trú cũng như bản chất xã hội Về mặt hình thái xã hội là sự biến đổicách thức cư trú từ xã hội ít văn minh thành hình thái xã hội văn minh hơn Về mặtsản xuất, từ sản xuất phân tán, nông nghiệp là chủ yếu sang hình thái tập trung sảnxuất công nghiệp, dịch vụ, sức sản xuất lớn hơn, có vai trò thúc đầy kinh tế - xã hộicủa vùng, của khu vực Tuy nhiên đô thị hóa có thể được xem xét trên nhiều góc độ

Trang 12

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về phân

bố các lực lượng sản xuất, bố trí dan cư những vùng không phải đô thị thành đô thị

Trên quan điểm xã hội: Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lênhình thức sống đô thị của các nhóm dân cư Khi kết thúc thời kỳ quá độ thì các điềukiện tác động đến đô thị hoá cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điềukiện mới đặc biệt là thay đổi cơ cấu dân cư

Đô thị hoá nông thôn là xu hướng bền vững có tính quy luật Là quá trình phát triển nông thôn và phô biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách sóng, hình thức

nhà cửa, phong cách sinh hoạt ) Thực chất đó là tăng trưởng đô thị theo xu hướngbền vững

Đô thị hoá ngoại vi: Là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố

do kết quả phát triển công nghiệp, và cơ sở hạ tầng Tao ra các cụm đô thị, liên đôthị góp phần đây nhanh đô thị hoá nông thôn

Đồ thị hoá gid tạo: LA sự phát trién thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và

do dân cư từ các vùng khác đến đặc biệt là từ nông thôn dẫn đến tình trạng thấtnghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuôc sống

1.1.2 Các hình thức đô thị hóa

Đô thị hóa có hai hình thức biểu hiện là đô thị hóa theo chiều rộng và đô thị

hóa theo chiêu sâu.

Đô thị hóa theo chiều rộng tức là đô thị hóa diễn ra tại các khu vực trước đây

không phải là đô thị Đó là quá trình mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có

dựa trên cơ sở hình thành các đô thị mới Với hình thức này, dân số và diện tích đôthị không ngừng gia tăng, các hoạt động phi nông nghiệp và các hoạt động kinh tế

đô thị không ngừng mở rộng Sự hình thành các khu đô thị mới dựa trên cơ sở phát

triển các khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở vùng nông thôn và ngoại ô Đôthị hóa theo chiều rộng là hình thức phô biến hiện nay ở các nước đang phát triểntrong thời kỳ đầu

Đô thị hóa theo chiều sâu là quá trình hiện đại hóa và nâng cao các đô thị hiện

có Mật độ dân số có thê tiếp tục tăng cao, phương thức và các hoạt động kinh tế

ngày càng đa dạng, thực lực khoa học kỹ thuật công nghệ ngày cảng tăng cường,

hiệu quả kinh tê và xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao.

SVTH: Bùi Văn Nam 7 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 13

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Ở các nước phát triên đô thị hóa đặc trưng cho sự phát triên các nhân tô chiêu

sâu (điêu tiệt và khai thác tôi đa các ích lợi, hạn chê bat lợi của quá trình đô thị

hóa) Đô thị hóa nâng cao điêu kiện sông và làm việc, công băng xã hội, xóa bỏ

khoảng cách thành thị và nông thôn.

Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, đô thị hóa đặc trưng cho sự bùng nd

về dân số, còn sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém Sự gia tăng dân số khôngdựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế Những vấn đề như giaothông, môi trường nảy sinh và không thé giải quyết một sớm một chiều Mau thuẫngiữa thành thị và nông thôn trở lên sâu sắc do sự mất cân đối do độc quyền trongkinh tế

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa

- Điều kiện tự nhiên: Trong thời kỳ kinh tế chưa phát trién mạnh mẽ thì đô thịhóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Những vùng có khí hậu, thời tiết tốt,

có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư

mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn Ngược lại những

vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn Từ đó dẫn đến sự phát triểnkhông đồng đều hệ thống đô thị giữa các vùng

- Điều kiện xã hội: Mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tươngứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó Kinh tế thịtrường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh Sự phát triển của lựclượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị

hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của

nên kinh tê sẽ tạo ra quá trình đô thị hóa nông thôn và các vùng ven biên.

- Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền vănhóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và

hình thái đô thị nói riêng.

- Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tổ quyết định trong quátrình đô thị hóa Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính Để xây dựng,nâng cấp, cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn Nguồn đó có thé từ trong nướchay nước ngoài Trình độ phát triển kinh tế thể hiện trên nhiều phương diện: quy

mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cau ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành

SVTH: Bùi Văn Nam 8 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thi 55

Trang 14

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

phần kinh tế, luật pháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn

hóa giáo dục của dân cư, mức sông dân cư.

- Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau năm 1975, tốc độ đô thị hóa ngày

càng cao, các khu đô thị mọc lên nhanh chóng Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, với

các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tếnhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc

1.2 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.1 Cơ cấu kinh tế

- Khái niệm:

Cơ cau kinh tế là tông thé các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, vai trò,

tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ tương đối 6n định hợp thành

Qua khái niệm trên, cơ cấu kinh tế chính là những nội hàm của nền kinh tế và

khi nghiên cứu sự biến động của những nội hàm ấy chúng ta đánh giá được trình độphát triển của nền kinh tế Cơ cấu kinh tế là một khái niệm rất rộng bao gồm cơ caukinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cau thành phần kinh tế

- Phân loại:

“+ Cơ cấu kinh tế ngành: là sự phân chia nền kinh tế theo những ngành sản xuất

quan trọng Những ngành sản xuất quan trọng bao gồm:

cơ cau kinh tế vùng — Lãnh thổ 1 cách hợp lý nhằm phân bố trí các ngành sản xuấttrên vùng — lãnh thổ sao cho thích hợp dé triển khai có hiệu quả mọi tiềm năng vàlợi thế của từng vùng Việc bồ trí sản xuất ở mỗi vùng không khép kín mà có sự liênkết với các vùng khác có liên quan đề gắn với cơ cấu kinh tế của cả nước: ở nước ta

có thê chia ra các vùng kinh tế như sau:

+ Trung du và miền núi bắc bộ

+ Tây Nguyên

+ Đồng bằng sông Cửu Long

SVTH: Bùi Văn Nam 9 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 15

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

+ Vùng KTTĐ Bắc Bộ

+ Vùng KTTD Miễn Trung

+ Vùng KTTD Phía Nam

s* Co cau thành phần kinh tế: là cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu

Cơ cau nên kinh tế đã hình thành nên 3 khu vực sở hữu chính:

+ Kinh tế nhà nước

+ Kinh tế ngoài Nhà nước (kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình).

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài1.2.2 Chuyễn dịch cơ cấu kinh tế

- Khái niệm

Chuyển dich cơ cấu kinh tế là sự thay đổi CCKT từ trạng thái này sang trang

thái khác cho phù hợp với phân công lao động xã hội, trình độ phát triển của LLSX,

các điều kiện về KTXH trong những gia đoạn phát triển kinh tế nhất định.

Thực chất, chuyên dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cơ cấu cũ, lạchậu hoặc chưa phù hợp dé xây dựng co cấu mới tiên tiễn, hoành thiện, bổ sung cơcau cũ thành cơ cầu mới phù hợp hơn

CDCCKT được thực hiện theo ba hướng chủ yếu:

- _ Chuyên dich theo ngành kinh tế

- Chuyén dịch theo vùng kinh tế

- Chuyển dịch theo thành phan kinh tế

- Những nhân tổ ảnh hướng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

“ Nhóm nhân tô tác động từ bên trong:

« Nhân tô thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội:

Thị truờng và nhu cầu xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành lĩnh vực bộphận trong toàn bộ nền kinh tế Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên sẽkhông có bất kì một quá trình sản xuất nào Cũng như vậy không có thị trường thìkhông có kinh tế hàng hoá Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy định chất lượngsản phẩm và dịch vụ nên tác động trực tiếp đến quy mô trình độ phát triển của các

cơ sở kinh tế đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội đến vị trí tỉtrọng các ngành lĩnh vực trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân

‹_ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:

SVTH: Bùi Văn Nam 10 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 16

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Lực lượng sản xuất là động lực phát triển của xã hội Nhu cầu xã hội là vô tận vàmỗi ngày một cao Muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trước hết phải phát triểnlực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu lao động và con người có khả năng sử dụng

tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao đọng tạo ra sản phẩm hàng hoá và

dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội

Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất thay đổicông nghé thiết bị hình thành các ngành nghề mới biến đổi lao động giản đơn thànhlao động phức tạp từ ngành này sang ngành khác Sự phát triển đó phá vỡ cân đối cũhình thành một cơ cấu kinh tế với một vị trí tỉ trọng các ngành và lĩnh vực phù hợphơn thích ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu xãhội Quá trình đó diễn ra một cách khách quan và từng bước tạo ra sự cân đối hợp lýhơn có khả năn khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài

Sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành cơcấu kinh tế Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng nên cơ cấu kinh tế luônluôn thay đổi song sự biến đổi của cơ câu kinh tế diễn ra chậm chap không mang

tính đột biến như chính sách cơ chế quản lý.

¢ Quan điểm chiến lược mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trongmỗi giai đoạn nhất định

Cơ cau kinh tế là biểu hiện tóm tắt những nội dung mục tiêu định hướng củachiến lược phát triển kinh tế-xã hội Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính chất kháchquan và lịch sử xã hội nhưng các tính chất đó cau cơ cau kinh tế lại có sự tác độngchi phối của nhà nước Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt các ngành nghề quyđịnh các tỉ lệ của cơ cấu kinh tế nhưng vẫn có sự tác động gián tiếp bằng cách địnhhướng phát triển dé thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội Định hướng phat

triển của nhà nước không chỉ nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt

mục tiêu đề ra mà còn đưa ra các dự án đề thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia

nếu không dat được thì nhà nước phải trực tiếp tổ chức sản xuất đảm bảo sự cân đối

giữa các sản phẩm các ngành lĩnh vực trong nền kinh tế

Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là định hướng chung cho mọithành phần mọi nhà doanh nghiệp trong cả nước phấn đầu thực hiện dưới sự điềutiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định thê chế chính sách

của nhà nước Sự điêu tiệt của nhà nước gián tiêp dan dat các ngành lĩnh vực va

SVTH: Bùi Văn Nam 11 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thi 55

Trang 17

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

thành phaa kinh tế phát triển đảm bảo tính cân đối đồng bộ giữa các bộ phận hợpthành nền kinh tế

© Cơ chế quan lý ảnh hướng đến quá trình hình thành và chuyển dich cơcau kinh tế

Mọi sự hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước song khôngphải nhà nước can thiệp trực tiếp vào qúa trình sản xuất kinh doanh của các đơn vịkinh tế Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế

Những sản phẩm nào ngành nào cần khuyến khích thi nhà nước giảm thuế hoặcquy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao còn đối với nhữngngành hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao người sản xuất thu được ít lợi nhuận tấtnhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển Những ngành hàng hoặc lĩnh vực không aimuốn đầu tư sản xuất nhưng sản phẩm của nó lại rất cần cho xã hội thì nhà nước tựđầu tư tự t6 chức sản xuất Nhà nước cũng có thể khuyến khích lao động chuyênđến các nơi có tài nguyên có nhu cầu lao động thông qua các chính sách kinh tế xãhội; ngược lại muốn hạt chế di dân thì phải dau tư phát triển các thị xã thi tran thị tứ

dé có điều kiện sinh hoạt vật chat và tinh than tương đương như các đô thị lớn

Sự tác động của cơ chế quản lý sẽ thực hiện được cơ cay sản xuất cơ cấu dân cưtạo ra sự cân đối lực lượng lao động và thu nậhp giữa các vùng và giảm bớt khoảng

cách thành thị và nông thôn.

* Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài:

« Xu thế chính trị xã hội trong khu vực và thế giới anh hưởng đến sựhình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Xét đến cùng chính trị là biéu hiện tập trung của kinh tế Sự biến động về chínhtrị xã hội của một nước hay một số nước nhất là nước lớn sẽ tác động mạnh đến cáchoạt động ngoại thương thu hút vốn đầu tư chuyên giao công nghệ của các nướckhác trên thế giới và khu vực Do đó thị trường và nguồn lực nước ngoài cũng thayđổi buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyên dịch cơ caukinh tế đảm bảo cho nền kinh tế nước mình 6n định và phát triển

« Xu thé toàn cau hoá kinh té quốc tế hoá lực lượng sản xuấtHai xu thế trên tạo sự phát triển đan xen nhau khai thác thế mạnh của nhau trongsản xuất và trao đổi hàng hoá dịch vụ

Các thành tựu của cách mạng khoa học va công nghệ sự bùng nổ thông tin tạođiều kiện cho các nhà sản xuất-kinh doanh nam bắt thông tin hiểu thị trường và hiểu

SVTH: Bùi Văn Nam 12 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 18

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

đối tác mà mình muốn hợp tác Từ đó giúp họ định hướng sản xuất kinh doanh thayđổi cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thé hợp tác đan xen vào nhau khaithác thế mạnh của nhau cùng nhau phân chia lợi nhuận

- Những chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Trong quá trình mở rộng quy mô của nền kinh tế, do tốc độ tăng trưởng của các

bộ phận cấu thành nên kinh tế không giống nhau, dẫn đến các mối quan hệ về số

lượng và chất lượng giữa chúng thay đổi , tức cơ cau kinh tế biến đổi Sự biến đổicủa cơ cấu kinh tế một quá trình thường xuyên, liên tục và thường xuyên diễn ravới tốc độ tương đối chậm chạp theo thời gian Có nhiều phương pháp được sửdụng dé đánh giá trình độ chuyên dịch cơ cấu kinh tế song phương pháp vector làphương pháp được sử dụng nhiều hơn ca Dé lượng hóa mức độ dịch chuyền cơ cấukinh tê giữa hai thời điểm t0 và t1, người ta thường dùng công thức sau:

+a (0=<a=<90): là góc giữa hai véc tơ cơ cau kinh tế;

+ Khi cosa=1 hay a=0: hai cơ cau đó đồng nhất, không có sự chuyền dịch cơ cầu

Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là yêu cầu trước hết dé các nhà kinhdoanh yên tâm bỏ tiền túi mình ra dé đầu tư, có thé dự kiến và thực thi những dự ánđầu tư dài hạn, giảm bớt rủi ro trong quá trình đầu tư Sự ổn định về kinh tế liên

SVTH: Bùi Văn Nam 13 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 19

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

quan đặc biệt đến sự ồn định của tiền tệ, sự đúng đắn của các định hướng chiến lượcphát triển dài hạn đất nước

Môi trường đầu tư được hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước đảmbảo Hệ thống luật pháp, trước hết là luật đầu tư đảm bảo sự công bằng, hợp lý vàđược đảm bảo thực thi trong thực tiễn đối với mọi thành phần kinh té , tao dựng một

nên kinh tế thị trường, với những quy luật vốn có phát huy tác dụng tích cực của cơ

chế thị trường Nhờ đó, các nguồn vốn đầu tư được huy động, phân bổ, sử dụng có

hiệu quả.

Tính hop ly của quá trình chuyén dịch cơ cấu kinh tế

Tính hợp lý của một cơ cấu kinh tế thực chất là sự chuyền dịch cơ cấu sản lượngđầu ra Sự chuyền dịch đó phụ thuộc vào 2 yếu tố: năng suất lao động và quy mô sửdụng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên, khoa học và công nghệ

Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan tọng Vì tăngtrưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế là hai mặt của phát triển kinh tế Giữa

chúng có mối quan hệ qua lại như mối quan hệ giữa lượng và chất Cơ cấu kinh tế

hợp lý thúc đây tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cần thiết đểhoàn thiện hơn nữa cơ cau kinh tế trong tương lai

Tính bền vững trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Về mặt xã hội: Các chỉ số xã hội là thước đo mục tiêu cuối cùng của sự pháttriển, nó được thể hiện trên các khía cạnh: mức độ bảo đảm các nhu cầu của conngười, mức độ nghèo đói và bất bình dang về kinh tế , xã hội Các nghiên cứu vềkinh tế phát triển cho rằng vấn đề đảm bảo xã hội và tăng trưởng kinh tế không phảiluôn vận động đồng biến với nhau, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế,hướng đi của mỗi nước trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển và quan trọng

hơn là chính sách phân phối thu nhập cũng như sự quan tâm đối với người nghèo và

tầng lớp dé bị tôn thương trong xã hội của nhà nước

Về mặt môi trường: việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên niên phải luôn gắnliền với bảo vệ môi trường sinh thái Vì thế, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật,hình phạt cứng rắn với những vi phạm , chính sách về khai thách sử dụng tàinguyên thiên nhiên và tô chức thực thi có hiệu lực các luật pháp đã ban hành Mộtmặt áp dụng biện pháp sinh học dé tái tạo, đảm bảo sự ổn định và cân bằng sinhthái Mặt khác, sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiễn để khắc phục

SVTH: Bùi Văn Nam 14 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 20

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

2

tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước , xử lý các chất thải răn , sửdụng các loại thiết bị lọc bụi , giảm âm thanh, chống bức xạ, phóng xạ phòng ngừa

biến đổi khí hậu

Tăng trưởng cao và 6n định: Bản chat của tăng trưởng phản ánh sự thay đổi vềlượng của nền kinh tế Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tínhbền vững hay bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao Theo khía cạnh này,điều được nhắn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của các chỉ tiêuquy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người Hơn thế nữa, quá trình ấyphải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học-công nghiệ vàvốn nhân lực trong điều kiện cơ cấu kinh tế hợp lý

1.3 Tác động của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3.1 Tac động tích cực

- Thứ nhất, đô thị hoá tạo điều kiện thúc đây tốc độ của sự chuyên dịch cơ cấukinh tế

- Thứ hai, đô thị hóa góp phần tăng chất lượng của sự chuyên dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp

- Thứ ba, đô thị hóa làm tăng chất lượng chuyền dịch cơ cấu nội hàm các ngànhkinh tế.

1.3.2 Tác động tiêu cực

- Gia tăng áp lực về dân số, kéo theo các vấn đề về thiếu hụt nhà ở, đời sống củadân cư không được đảm bảo, ách tắc giao thông, cản trở quá trình quản lý tại thànhthị, đồng thời làm thiếu hụt nguồn lao động tại các vùng nông thôn

- Tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người, môi trường sinh thái,môi trường bién, gây ô nhiễm về nhiều mặt

- Sự phát triển mất cân đối giữa các ngành, phát triển không bền vững tại cácquốc gia đang phát trién

SVTH: Bùi Văn Nam 15 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 21

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐÉN CHUYEN DICH CƠ CAU KINH TE THÀNH PHO HAI PHÒNG GIAI

Điểm cực Bắc của thành phố là xã Lại Xuân thuộc huyện Thủy Nguyên; cực

Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo; cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo;

và cực Đông là đảo Bạch Long VI.

b Dia hình.

- Đồi núi, đồng bằngĐịa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồngbằng và nga thấp dần về phía nam ra biển Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núiQuảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cô bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quátrình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổikhác nhau được phân bồ thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ

SVTH: Bùi Văn Nam l6 Lớp: Kinh tế va Quản lý Đô thị 55

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

đất liền ra biển gồm hai dãy chính Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéodài khoảng 30km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, PhùLiễn, Xuân Sơn, Xuân Áng,núi Đối,Đồ Sơn,Hòn Dáu Day Kỳ Sơn - TràngKênh va An Sơn - Núi Déo, gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi Déo cấu tạo chính

là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và NúiĐèo; và nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồmnhiều núi đá vôi

- Sông

Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km? Độdốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam Đây là nơi tất cả hạ lưucủa sông Thái Bình dé ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, déi đào nước ngọtphục vụ đời sống con người nơi đây Các con sông chính ở Hải Phòng gồm: sông

Đá Bạc - Bạch Đăng, sông Cam, sông Lach Tray, sông Văn tic, sông Thái Bình

- Bờ bién và biến

Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển Dé Sơnhơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phongcảnh đẹp Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyền thế giới

có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ đẹp và kìthú Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực Vịnh Hạ Long

c Tài nguyên.

« Tai nguyên đất đai: Hải Phòng có diện tích dat là 1507,57 km?,trong đó diện tích

đất liền là 1208,49 km2 Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đóđất ở chiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp

chiếm 14,45%; còn lại là đất chuyên dụng Năm ở ven bién nên đất ở Hải Phòng

chủ yếu là đất phèn, đất mặn, phù sa, đất đồi feralit màu nâu vàng

e Tai nguyên rừng: Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh trên dao Cát Bà, là nơi dự

trữ sinh quyền Thế giới Điều đặc biệt là khu rừng này nằm trên đá vôi, mộttrạng thái rừng rất độc đáo

« Tai nguyên nước: Là nơi tat cả các nhánh của sông Thái Bình đồ ra biển nên Hải

phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước.Ngoài ra, tại Tiên Lãng còn có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở đồng bằngsông Hồng, tạo ra Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng được nhiều người

biêt đên.

SVTH: Bùi Văn Nam 17 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 23

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

« Tai nguyên biên: bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi rất

lớn về cảng, góp phan phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và

cả nước Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch đẹpnhư Cát Bà, Đồ Sơn cùng với phong cảnh hữu tình tạo nguồn lợi lớn cho dulich, Cát Bà còn có các rang san hô, hệ thống hang động, biển có nhiều loại hải

là 28,3 °C, tháng lạnh nhất là tháng 1 :16,3 °C

So với Hà Nội,thời tiết Hải Phòng có một chút khác biệt, thành phố mát hơnkhoảng gần 1 độ vào mùa hè và lạnh hơn một chút về mùa đông,trong 30 năm gần

đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nhiệt độ thành phố đang có xu hướng tăng lên.

2.1.2 Đặc diém kinh tế xã hội

a Kinh tế

Hải Phòng là một "trung tâm kinh tế quan trọng" của miền bắc nói riêng và của

cả Việt Nam nói chung Dưới thời Pháp thuộc, Hải Phòng là thành phố cấp 1, nganghàng với Sài Gòn và Hà Nội Những năm cuối thế kỷ 19, người Pháp đã có những

đề xuất xây dựng Hải Phòng thành "thủ đô kinh tế" của Đông Dương

Ngày nay, Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng nhất củaViệt Nam, từ năm 2005 đến nay luôn đứng trong top 5 các tỉnh thành phố đóng gópngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thé là luôn đứng ở vị trí thứ 4 sau Thành phố Hồ

Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, và Hà Nội Năm 2009, thu ngân sách nhà nước của

địa phương dat 34.000 tỷ đồng Năm 201 1, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt47.725 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010 Năm 2015, tổng thu ngân sách củathành phố đạt 56 288 tỷ đồng.Phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2020 trên địabàn thành phó đạt trên 80.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt trên 20.000 tỷ đồng.Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm

2013, thành phố Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 15/63 tỉnh thành

SVTH: Bùi Văn Nam 18 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 24

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Trong quá trình hội nhập sâu và rộng của đất nước, với các hiệp định tự dothương mai lịch sử đã được ký kết như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình DươngTPP, thành lập Cộng đồng chung ASEAN là cơ hội phát triển rất lớn cho thành phốCảng Hải Phòng Hiện nay thành phố Hải Phòng đã và đang là một địa điểm đầu tưhấp dẫn của giới đầu tư nước ngoài tại VN, hàng loạt các dự án FDI lớn tập trungvào các nganh công nghệ cao, it 6 nhiễm như LG Electronics 1,5 ty USD;Bridgestone 1,2 ty USD, LG Display 1,5 ty USD cùng rất nhiều các tên tuổi lớnkhác như Regina Miracle, Fuji Xerox, Kyocera, Nipro Pharma,GE cho thay sứchút lớn của thành phố Bên cạnh đó hiệu ứng từ những dự án phat triển cơ sở hatầng kết nối như Cao Tốc Hà Nội - Hải Phòng (rút ngắn thời gian đi Thủ đô Hà Nộixuống 1 tiếng 30 phút), Cảng cửa ngõ trung chuyển quốc tế Lach Huyện tai Cát

Hải, các khu Công nghiệp mới luôn được đầu tư và mở rộng liên tục như VSIP,

Tràng Dué, Deep C II (Đình Vũ), Deep C III (Cát Hải), Nam Dinh Vũ Đã góp

phần không nhỏ cho quy hoạch phát triển trở thành một "Thành phố Cảng Xanh"của Hải Phòng Các tập đoàn lớn như Vingroup, Himlam, Hilton, Nguyễn Kim,

Lotte, Tập đoàn Hiệp Phong (Hong Kong), Apage (Singapore) đã mang vào Hải

Phòng hàng loạt những dự án lớn trong những năm gần đây, Vingroup với dự án

khu du lịch sinh thai 1 tỷ USD tại Dao Vũ Yên (800ha); dự án Vincom Lê Thanh

Tông; Vinhomes Riverside XI Măng với tòa tháp 45 tầng: Dự án bệnh viện Vinmec,

Dự án nông nghiệp công nghệ cao Vin-Eco; Khu du lịch,công viên 65 trò chơi tại

Đảo Dáu của Himlam; Khách sạn 5 sao Hilton Trần Quang Khải, Khu đô thị

Ourcity và TTTM Quốc tế của tập đoàn Alibaba, Khu đô thị Water front cùng các

dự án khác như Dao Hoa Phượng, Dragon Hill tại Đồ Sơn cho thấy một dấu hiệu tốt

vé sự phát triển dich vụ và du lịch của thành phó.

Hải Phòng là trung tâm phát luồng hàng xuất nhập khẩu lớn nhất miền Bắc Đếnnay, Hải Phòng đã có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá với trên 40 nước và vùng

lãnh thổ trên thế giới Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế Hải Phòng là trung tâm

hội chợ lớn nhất của Việt Nam hiện nay Hải Phòng đang phan dau dé trở thành mộttrong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước

Trang 25

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Hiện nay (2012), trên địa bàn thành phó có 5 trường Dai hoc và học viện, 16trường Cao đăng, 26 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 56 trường Trung học phốthông và hàng trăm trường học từ bậc học cơ sở tới ngành học mầm non TrườngTrung học Phố Thông chuyên Tran Phú của Hải Phong giữ Ki lục Việt Nam vì làtrường duy nhất 21 năm liên tục có học sinh đạt giải quốc tế

2.2 Thực trạng của đô thị hóa ở Hải Phòng

Những van đề đặt ra trong quá trình đô thị hóa tại Hai Phòng:

e - Dân số và lao động đô thị tăng nhanh

Dân số, lao động của Hải Phòng tăng nhanh chóng gần 1.86 triệu người năm

2010 lên 1.97 triệu người năm 2015, do hai dòng di cư:

- Lao động từ các vùng nông thôn, các tỉnh lân cận đô vê các đô thị đê tìm việc

`

làm.

- Sinh viên các trường đại học, cao đăng sau khi học xong ở lại Hải Phòng hoặc

đên các đô thị khác kiêm việc làm.

Bang 1: Dân số Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2015

(Đơn vị: triệu người)

Năm Dân số (triệu người)

(Nguôn: Niên giám thống kê năm 2015)

Đến năm 2015 dân số đô thị thành phố Hải Phòng vào khoảng 1.97 triệu người,

là thành phố có số dân đông thứ 2 ở khu vực đồng bằng song Hồng, chỉ sau thủ đô

Hà Nội.

Dân số, lao động tăng nhanh chóng ở Hia Phòng là quy luật tất yêu và có ý

nghĩa to lớn trong quá trình đô thị hóa Nó làm cho tốc độ đô thị hóa cao hơn, và

cũng góp phần làm giàu cho nông thôn, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nhưng việc tăng dân số đô thị quá tải về nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội Biểu

SVTH: Bùi Văn Nam 20 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 26

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

hiện của sự quá tải đó là sự mat cân bằng giữa cung và cầu các dịch vụ đô thị, các

chi phí xã hội đô thị tăng: chi phí quản ly giao thông, môi trường, an ninh xã hội

tăng, ngân sách của các chính quyền đô thị thiếu hụt Hiện tượng lấn chiếm via hèbuôn bán trên xe thé, hình thành các xóm liều, gây 6 nhiễm môi trường, thất nghiệptại thành phố cũng gia tăng

e Tăng trưởng và chuyén dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ cao

Trong quá trình đô thị hóa, kinh tế đô thị Hải Phòng tăng trưởng với tốc độ khá

cao vì mức độ tập trung lực lượng sản xuất chuyên môn cao, cách tô chức lao độnghiện đại, tạo ra năng suất lao động cao, vai trò hạt nhân trong phát triển kinh tế càngthể hiện rõ

Quy mô việc làm ở thành phó tăng là do sự hình thành mới các khu công nghiệp,cảng biển, mở rộng quy mô sản xuất các doanh nghiệp hiện có Quá trình đó vừalàm tăng tổng việc làm vừa làm chuyên dịch cơ cấu kinh tế trong kinh tế đô thị.Đồng thời, việc chuyên dịch cơ cấu các ngành kinh tế đô thị còn làm tăng trưởngkinh tế đô thị theo chiều sâu, tăng năng suất lao động xã hội, tăng GDP bình quânđầu người ở đô thị và trong cả nước

Dé đạt được sự tăng trưởng cao, các ngành không ngừng nâng cao trình độ côngnghệ, áp dụng kỹ thuật mới trong kinh tế đô thị, làm nâng cao hiệu quả sản xuất.Thành phó đã áp dung các chính sách kinh tế nhằm phát huy hết năng lực sẵn có và

mở rộng quy mô kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội

Cùng với những mặt tích cực của quá trình tăng trưởng kinh tế là tăng thu nhậpcủa người lao động, tăng tích lũy của doanh nghiệp, nâng cao đời sống cư dân đô thịthi tăng trưởng kinh tế đô thị cũng dé lại những hậu quả phức tạp như van đề anninh lương thực, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phân hóa giàu nghèo

trong xã hội, mat công bang trong thu nhập, khoảng cách thành thi và nông thôn.

e _ Giao thông đô thị được đặt ra như một bài toán khó với các thành phố

Giao thông Hải Phòng như một bai toán khó đặt ra với hầu hết các đô thị trên cả

nước Đối với Việt Nam, do tốc độ tăng dân số, lao động đô thị và tăng trưởng kinh

tế nhanh, nhu cầu đi lại và vận chuyên hàng hóa cũng tăng tương ứng, trong khi đó

cơ sở hạ tầng đường sá không đáp ứng kịp, phương tiện giao thông hỗn hợp trong

đó chủ yếu là xe hai bánh và do mật độ quá cao về xe máy, xe dap van dé giaothông ở các thành phố đang và sẽ là vấn đề lan giải không chỉ của Hải Phòng Tắc

SVTH: Bùi Văn Nam 21 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 27

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

nghẽn giao thông thường xuyên xảy ra thời gian gần đây trong giờ cao điểm, các

dịp lễ hội Tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên Độ

an toàn của người tham gia giao thông ngày càng thấp Chi phí về thời gian đi lại

ngày càng cao chính là sự lãng phí lớn của xã hội.

Trong thời gian gần đây, Hải Phòng vẫn còn những hạn chế, bất cập về hạ tầnggiao thông trên địa bàn thành phố do triển khai đồng loạt nhiều dự án Đến nay,nhiều cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng nỗ lực trong việc tô chức lạigiao thông, khắc phục về cơ sở hạ tầng, hệ thống biển báo dé bảo đảm an toàn giaothông, kiềm chế tai nạn

Ông Nguyễn Thăng Long, Trưởng Phòng Cơ sở hạ tầng Sở Giao thông-Vận tảicho biết, sau khi Thông tư số 6/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông-Vận tải cónhững thay đổi, quy định mới về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo hiệu đường bộ,đơn vị tiến hành rà soát Đến nay, các tuyến đường khu vực trung tâm thành phốđược sơn kẻ vạch đường làn đường theo đúng quy chuẩn mới Bên cạnh đó, SởGiao thông- Vận tải thường xuyên kiểm tra, rà soát dé khắc phục hạn chế về hạ tầngtại những điểm phức tap giao thông Don cử, trong tháng 1-2016, sau khi phânluồng giao thông thi công cầu Đồng Khê (quận Kiến An), người dân phường QuánTrữ phản ánh về việc ô-tô tải lưu thông làm vỡ một số nắp hồ ga thoát nước ở lòngđường Đồng Hoà, Đồng Tâm, khiến việc lưu thông của các phương tiện gặp khókhăn Sở Giao thông-Vận tải chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa các nắp

hồ ga ngay trong ngày, bao đảm việc đi lại của người dan

Tại nút giao đường Nguyễn Văn Linh-đường dẫn lên cầu Rào 2 (quận Lê Chân)được xác định là điểm đen giao thông, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng

do mật độ ô-tô đầu kéo lưu thông cao Trên cơ sở đó, Sở Giao thông-Vận tải xemxét tổ chức lại giao thông, phân luồng phương tiện cho hợp lý, tránh xung đột, đồngthời có văn bản kiến nghị với Tổng cục Đường bộ Đến nay, dải phân cách giữađường Nguyễn Văn Linh được điều chỉnh, mở rộng phần đường chiều từ cầu vượtLach Tray vé nút giao này Các phương tiện xe 2 bánh khi dừng chờ đèn tín hiệugiao thông dé rẽ trái sang đường dẫn lên cầu Rao 2 được thuận lợi hơn, tránh xungđột với luồng phương tiện đi thăng

Việc quá tải, mật độ phương tiện tăng đột biến vào giờ cao điểm trên đường 359,

nút giao vào khu công nghiệp VSIP (huyện Thuỷ Nguyên) được chuyên mục An

toàn giao thông Báo Hải Phòng nêu nhiều lần Đến nay, ngoài việc lắp đặt biển giao

thông, đèn cảnh báo, sơn gờ giảm tôc, cơ quan chức năng tiên hành sửa chữa, mở

SVTH: Bùi Văn Nam 22 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 28

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

rộng một phần đường, tạo thuận lợi hơn cho các phương tiện lưu thông Bên cạnh

đó, trong năm 2016, tại vòng xuyến cầu Rào 2, phía quận Lê Chân liên tiếp xảy ranhiều vụ lật ô-tô đầu kéo chở công-ten-nơ Điểm phức tạp giao thông này cũngđược cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh, bổ sung biển cảnh báo, biển hạn chếtốc độ

Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Nguyễn Văn Luyến cho

biết, bằng kinh phí xử phạt vi phạm giao thông, ngay dịp trước Tết Nguyên đán,thành phố triển khai lắp đặt bổ sung dé bảo đảm 100% các cụm đèn tín hiệu giaothông đều có đồng hồ đếm lùi thời gian Bên cạnh đó, một số nút giao phức tạp giaothông được lắp đặt mới đèn tín hiệu giao thông như nút giao đường Phạm VănĐồng-Mạc Đăng Doanh, nút giao đường dẫn lên cầu Rao 2-đường Thiên Lôi

Mặc dù vậy, trên địa bàn thành phó vẫn còn một số điểm đen, phức tạp giaothông cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng Hiệntrạng các tuyến đường Hùng Vương, Bạch Đằng, Nguyễn Tri Phương, Tôn ĐứcThắng nhiều đoạn xuống cấp, hư hỏng Trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên, một sốnút giao với quốc lộ 10 như ngã ba Đông Sơn, Thuy Son, Trịnh Xá tiềm ẩn nguy cotai nạn do đảo vòng xuyên quá lớn, mật độ phương tiện đông, thiếu đèn chiếu sáng,thiếu vạch sơn làn đường Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông- Vận tải xácđịnh trong thời gian tới cần tiếp tục khắc phục, đề nghị Tổng cục Đường bộ bồ tríkinh phí sửa chữa, cải tạo, lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu nhằm bảo đảm an toàngiao thông, kiềm chế tai nạn

e_ Đất đô thị và xây dựng cơ sở hạ tang ngày càng đắt

Thành phố ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất đai cho xây dựng cơ sở hạtầng và nhà ở đô thị ngày càng cao

Hai vấn đề đặt ra là 1) làm thé nao dé Nhà nước có thé kiểm soát được giá đấttrong đền bù GPMB, trong việc thu thuế sử dụng đất; 2) tạo việc làm cho nhữngngười nông dân khi không có đất hoặc diện tích đất canh tác bị thu hẹp

e_ Mat cân đối cung - cầu nhà ở và các dịch vụ đô thị

Nhu cầu nhà ở tại Hải Phòng ngày càng cao Thông thường nhà ở của một gia

đình là tài sản có giá trị lớn nhất đối với họ Giá thuê nhà ở đô thị luôn được người

tiêu dung coi là đắt nhất Sự đắt đỏ khan hiếm của thứ hàng hóa này là do: đất đô thị

khan hiểm va đắt đỏ, chi phí xây dựng nhà ở cao và hiện tượng giá nhảy vọt do sựthao túng của một số đối tượng trên thị trường bất động sản Nhà ở đô thị được hình

SVTH: Bùi Văn Nam 23 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 29

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

thành theo 2 hệ thống: xây dựng theo đúng quy tắc (chính quy) và bất quy tắc

(không chính quy).

Các dịch vụ như nước sạch, trường học, bệnh viện cũng luôn luôn trong tình

trạng cung không đủ cầu hoặc cung không đủ chất lượng, làm gia tăng áp lực về các

dịch vụ này cho thành phố lớn như Hà Nội Vì hệ thống sơ sở hạ tầng này được xây

dựng không tính đến sự phục vụ với dân cư được coi là tạm trú ở Hải Phòng Cùngvới các dòng di cư ồ ạt vào đô thị dẫn đến sự hình thành khu vực nhà ở bat quy tắc

(không theo quy hoạch), khu vực này có thê chưa xây dựng cơ sở hạ tầng.

e_ Quản lý đô thị chậm đổi mới trong quá trình đô thị hóa

Bộ máy quản lý các đô thị được hình thành từ cơ chế bao cấp của những năm

1980 Cơ chế thị trường được hình thành từ những năm 1990 Trong vòng một haichục năm bộ máy quản lý còn mang nhiều đặc điểm cũ, nó không còn phù hợp với

cơ chế thị trường nhưng chưa thé loại bỏ, thay đổi ngay được Đối với một thành

phố được coi là mũi nhọn về cảng biển và dịch vụ biên, cụ thé là về xuất nhập khẩu

hàng hóa và du lịch, Hải Phòng đối mặt với bài toán khó về cải cách thủ tục hành

chính, giảm bớt các khâu trung gian trong quản lý các vấn đề đô thị.

e Các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp

Đô thị là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đô thị hóa góp phannâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hình thành lối sống côngnghiệp, xây dựng xã hội mới Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa qui mô dân sốcủa thành phố tăng, kinh tế phát triển, và thu nhập của dân cư tăng, các vấn đề vềcông băng xã hội được đặt ra: có bao nhiêu việc làm mới do tăng trưởng kinh tế tạo

ra dành cho người mới đến và bao nhiêu dành cho dân cư gốc của thành phố Đặc

biệt là giải quyết vấn đề lao động trước đó không có việc làm nay có việc làm

Van đề văn hóa: Sự thay đổi tập quán lối sống, sự phân hóa giàu nghèo diễn ranhanh chóng, nhu cầu giáo dục, y tế tăng, tệ nạn xã hội trở thành vấn đề lớn, vấn đề

nghèo đói, thất nghiệp được đặt ra.

Sự khác biệt về giàu nghèo giữa các đô thị, trong từng đô thị, và giữa nông thôn

và thành thị ngày càng trở nên sâu sắc hơn

e Những nguy cơ về xuống cấp môi trường đô thị ngày càng tăng

Luật Bảo vệ môi trường chưa thực sự di vào đời sống sản xuất Cái giá phải trảcho sự phát triển trở nên quá đắt và khó có thê tính được với những thiệt hại môi

trường.

SVTH: Bùi Văn Nam 24 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 30

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Môi trường tự nhiện tại các đô thị đang ngày càng xấu đi do quy mô dân số, quy

mô sản xuất và cung cấp các dịch vụ của đô thị Ô nhiễm môi trường nước mặt vàđất ở các khu công nghiệp, khu du lịch Ô nhiễm không khí đã đến mức báo độngtại các đô thị lớn Chất lượng sống người dân đô thị mới chỉ được đảm bảo về mặtvật chat

Môi trường cảnh quan không được quản lý chặt chẽ, sự phát trién mạnh mẽ củacác ngành bưu điện, truyền hình, quảng cáo đã làm xấu đi cảnh quan của các đườngphố, các chung cư Nhiều gia đình mới chi lo cho cái đẹp bên trong nhà mình màchưa lo đến cái đẹp chung của xung quanh

Nhìn chung, sự đô thị hóa ngày càng nhanh ở Hải Phòng ké cả có hay không cóquy hoạch, điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và phát triển

đô thị tại đây Trong tương lai, Hải Phòng cùng với Quảng Ninh sẽ là một đô thị lớn

đồng thời là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu Việt Nam Vì vậy vấn đề đô thị hóaphức tạp như hiện nay sẽ là rào can cho sự phát triển bền vững của Hải Phòng

2.3 Chuyển dich cơ cấu kinh tế Hai Phòng giai đoạn 2010-2016 dưới tác động

của đô thị hóa

Trang 31

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất của

cả nước Qua biểu đồ 1 ta nhận thấy Hải Phòng đang ngày càng giữ vai trò quantrọng đối với phát triển kinh tế của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng nămgiai đoạn 2010 — 2015 luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước Năm

2015, kinh tế thành phố phục hồi và tăng trưởng rõ nét, tổng sản phẩm trong nước(GDP) tăng trưởng 8.67% so với cùng kỳ, cao nhất trong 4 năm nhìn lại và gấp 1,56lần bình quân cả nước 15/15 chỉ tiêu ước hoàn thành kế hoạch cả năm, trong đó cónhiều ngành, lĩnh vực tăng cao so với cùng kỳ như: sản xuất công nghiệp (tăng16,52%), kim ngạch xuất khâu (tăng 18,22%), sản lượng hàng qua cảng (tăng

13,87%), thu ngân sách vượt ngưỡng 10 nghìn tỷ đồng (tăng 19,2%)

a Đô thị hóa ảnh hướng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Số liệu thống kê về GDPR trong bảng 2 chỉ rõ: tốc độ tăng trưởng GDP toànthành phố giai đoạn này có nhiều biến động Cụ thể năm 2011 tốc độ tăng trưởngcủa thành phố là cao nhất đạt 11,3%, sau đó giảm dan tới năm 2013 tốc độ tăngtrưởng còn 6.77%; đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng đạt 8.67%

Tốc độ tăng của ngành thương mại — dịch vụ cao hơn các ngành khác với sự tậptrung đầu tư vào các khu du lịch biển là tiền để đây mạnh quá trình đô thị hóa củaThành phó

Từ bảng số liệu dưới cũng cho ta thấy tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành côngnghiệp luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn thành phố trong giai đoạn 2013-

2015, cho ta thấy sự chuyên dịch tích cực trong giai đoạn này

Bảng 2: Tăng trưởng GDPR thành phố Hai Phòng giai đoạn 2010 — 2015

Nông nghiệp & thủy sản | 6.34 4.7 3,8 3,4 3,0 2,47 1.03

Công nghiệp & xây dựng | 10.03 | 11.45 | 9,56 9.89 |) 10.03 | 10,11 | 14.32

Thuong mai & dich vu 9.37 7.45 7.01 6.59 |7.34 8.83 9.79

(Nguon: Cục thống kê thành pho Hải

Phòng)

SVTH: Bui Văn Nam 26 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 32

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Với chủ trương phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, cácsản phẩm có hàm lượng chất xám cao, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ,các sản phâm công nghiệp chủ lực, nên công nghiệp - xây dựng luôn là ngành được

ưu tiên đầu tư phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng

Do vậy, ngành này đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước Bên cạnh đó,tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng của Hải Phòng cũng không 6n định va

có những năm không đạt băng mức tăng bình quân của cả nước

SVTH: Bùi Văn Nam 27 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Trang 33

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng

Bảng 3: CDCCKT thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 — 2016

(Đơn vị: %)

Cơ cầu kinh tế ngành

Các ngành 2010 |2011I |2012 |2013 |2014 |2015 |2016

Tổng sản phẩm nội địa |100 | 100 100 100 |100 |100 | 100

Nông nghiệp & thay san [82 [7.26 [7.22 |7.13 1696 |69 [6.85

Công nghiệp & xây dung | 40,8 | 40.96 [41,32 [41,5 | 41,6 | 42.14 | 42.65

Thuong mai & dich vu 51 51.78 | 51.46 | 51.37 | 51.44 | 50.96 | 50.50

(Nguon: Cuc Thong ké Hai Phong)

Từ 2 bảng trên ta thay, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và kha 6n định củaGDP, cơ cấu ngành kinh tế của Hải Phòng đang hình thành một hình thái với chất

lượng cao hơn, theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành

công nghiệp và dịch vụ.

Cơ cau kinh tế của TP Hải Phòng chịu sự tác động của nhiều nhân tố trong đóquá trình đô thị hóa được coi là nhân tổ nội lực, cơ bản Tỷ trong GDP ngành nôngnghiệp giảm dan rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng mạnh, thương mai vàdich vụ cũng tăng thé hiện rõ ảnh hưởng của sự phát triển cơ sở hạ tầng trong qua

trình đô thị hóa mạnh mẽ của thời kỳ 2010 — 2016.

Cơ cấu kinh tế của TP Hải Phòng chuyển dịch theo hướng tích cực: Dịch vụ

-Công nghiệp — Nông nghiệp Năm 2016, thương mại & dich vụ chiếm 50,50%,

công nghiệp & xây dựng chiếm 42,65 %, nông — lâm, thủy sản chiếm 6,85%

Qua bảng số liệu 3 ta thấy:

- Ngành xây dựng & công nghiệp: tỷ trọng ngành công nghiệp giai đoạn này

có xu hướng tăng từ 40,8% năm 2010 lên 42,65% năm 2016 Quy mô của ngành

tăng đều qua các năm

- Ngành nông nghiệp & thủy sản: có xu hướng giảm mạnh tỷ trọng từ 8.2%

năm 2010 xuống còn 6,85% năm 2016.

- Ngành thương mại & dịch vụ: trong giai đoạn này ngành dịch vụ chiếm tỷtrọng tương đối ổn định, có xu hướng giảm nhẹ vào hai năm 2015 và 2016, từ51,0% năm 2010 xuống 50,50 % năm 2016 Quy mô của ngành có xu hướng tăng,

nhưng ở mức chậm.

SVTH: Bùi Văn Nam 28 Lóp: Kinh tế và Quản lý Đô thị 55

Ngày đăng: 06/12/2024, 11:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN