1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến lạm phát: trường hợp tại Việt Nam

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 15,79 MB

Nội dung

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ SetLOI CAM DOAN Tôi xin cam đoan dé tai chuyên đê tot nghiệp “TAC ĐỌNG CUA CAC BIEN SO Vi MO DEN LAM PHÁT: TRUONG HOP TAI VIET NAM” là cô

Trang 1

TRUONG ĐẠI HOC KINH TE QUOC DAN

KHOA TOAN KINH TE CHUYEN NGÀNH TOÁN KINH TE

CHUYEN DE TOT NGHIEP

Ho và tên sinh viên : Nguyễn Quang Linh

Mã sinh viên : 11172670

Lớp chuyên ngành : Toán Kinh tế 59Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Thị Thu Trang

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT " ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

DANH MỤC HÌNH ANH, BANG BIEU u c.scsscssssssessessessessessessssssssscssessessessessesssssusssesssssesssssessesssssssssssssssessessess 2

LỜI CAM DOAN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU 2-5 5+ 52 ©Sz£ssExerersrrserserseree 6

1.1 THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT QUA CÁC NĂM 6

1.1.1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VIET NAIM -¿-©22+++++++EESEEEEEEEESEEEEEE1117112111211211111 721 6

1.1.2 | NHỮNG BIẾN ĐỘNG CUA LAM PHÁT QUA CÁC NĂM -+©-2++2++2£+++EE+ZEz£Ezr.zrszrszrx 9

1.2 TONG QUAN CÁC TÀI LIEU VỀ CÁC NHÂN TỐ Vi MÔ QUYẾT ĐỊNH LAM PHÁT -:: 11

CHƯƠNG2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5-5 5< S333 3E EEESE5E5938511E553930703555 0e 13

2.1 CHUỖI THỜI GIAN DỪNG (STATIONARY) 2-6 s1 EE11EE112711111111111711111E 071111 px rrei 13

2.1.1 Hậu quả khi phân tích chuỗi thời gian không dừng - :-¿- + +52 ++s+£££sz+£zzszezzezszsee 13

2.1.2 Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian — Kiểm định nghiệm đơn vị +-:-+-+s5s 14

2.2 MÔ HÌNH VAR (VECTOR AUTOREGRESSION) , 2-2-5223 22233 E2 E1 xxx ExTEckrrrrkrrrrrree 15

CHU'ONG 3: KET QUẢ NGHIÊN CUU 2-2-2 2£ +EESEE£EEEESEESEEEEEESEEEEEEEEEEeEkEEEEsrerrxersreererree 18

3.1 NGUỒN DỮ LIEU VÀ PHƯƠNG PHAP CHON BIẾN -2- 2222112 E2E12112111211211211 7111 xe 18 3.2 KẾT QUA PHAN TICH -©22 2221 219212 2112112112712112112111111111111211211.111111211111 111111 ve 19

E5 NHI I.1, 0.1 1)1.8998aaa dẢ 19

3.2.2 Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gÏdnn -¿- + ¿5+ S232 St*EEESEEEEEE15E12151212111212e2 21 3.3 U’'GC LUGNG MO HINH VAR :.: ÒỎ 21

3.3.1 Hàm phản ứng IRF icesesccccsscssecsessessssesssssesecsecsesscsscsecssssssessesassscsecsessssessessssessessesassesseesvssssessessees 22

3.3.2 Phân rã phƯƠơng SGi - «<1 113111911195 1910 K19 HH rưy 24

3.4 PHAN TÍCH KẾT QUA VÀ SO SÁNH VỚI THỰC TẾ - 2-2 kEt EE2112118111111121111111 1111 11e 25

4281/01 ôÔỎ 28

NI 400/004, / c1 Ả ÓÔỎ 29

PHY LUC G5 000000000 000050 000030500000050000500000300000090000005900000080709088 30

Trang 3

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

DANH MỤC HÌNH ANH, BANG BIEU

HÌNH 1 - REAL GDP PHAN THEO KHU VỰC KINH TẾ (NGUỒN: TÁC GIA) - G6 6223223333 331241243E41243E1 1111113 11 11 11 g1 g1 cv” 6

HÌNH 2 - TRI GIÁ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ (NGUỒN: TÁC GIA) 5: 2 22 2232222321321 E213 1E E2 2 2 1 2 vn nh cư nườn 7

HÌNH 3 - TRI GIÁ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ (NGUON: TÁC GIA) ¿5c S1 1111111111 1131111 11111111111 111111 111111 Hàn Tàn rên 8

HÌNH 5 - Ti LỆ LAM PHAT QUA CÁC NĂM CUA MỘT SỐ QUỐC GIA (NGUỒN: TÁC GIA) - ¿S2 S+ S2 E*EStE*+EskEereksrrrkrrske 10

HÌNH 6 - ĐỒ THỊ CÁC CHUỖI THỜI GIAN ĐANG XÉT (NGUỒN: TÁC GIA) :- ¿2 2 E621 E21 2EE2E28 E3 8 E23 E1 E331 1 1Erxrrrree 20

HÌNH 7 - PAIR PLOT CÁC BIẾN CÓ TRONG MÔ HÌNH VAR VA VECM (NGUỒN: TÁC GIẢ) - - S22 St*‡ + + kerexrrererske 20

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 2|

Trang 4

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ Set)

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan dé tai chuyên đê tot nghiệp “TAC ĐỌNG CUA CAC BIEN SO

Vi MO DEN LAM PHÁT: TRUONG HOP TAI VIET NAM” là công trình nghiên

cứu khoa học độc lập; dữ liệu được sử dung trong đề tài là trung thực, khách quan; các

tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ rang; kết quả nghiên cứu của dé tài không sao chép

của bất kỳ công trình nào khác Nếu có sai sót nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, ngày ** tháng ** năm 20**

Tác giả

Nguyễn Quang Linh

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 H

Trang 5

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Do ổn định vi mô là một van đề quan trọng trong định hướng chính sách của Việt

Nam trong những năm gần đây, lạm phát trở thành một trong bốn vấn đề nổi cộm nhất

liên quan đến ồn định vĩ mô hiện nay (cùng với quản lý tỷ giá, thâm hụt thương mại và

thâm hụt ngân sách) Trong hơn hai thập kỷ qua, lạm phát và đặc biệt là các nhân tố

quyết định lạm phát và những biến động của lạm phát là một trong những chủ đề được

thảo luận nhiều nhất ở Việt Nam Ngoại trừ giai đoạn 2000 — 2003 khi lạm phat thấp và

ồn định ở mức 5% trở xuống, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam thường xuyên cao hơn, lạm

phát kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với lạm phát ở các nước bạn hàng của

Việt Nam Hiểu rõ các nguyên nhân va hậu quả của những van dé này có ý nghĩa quan

trọng đôi với việc đánh giá tác động của các chính sách vĩ mô đôi với nên kinh tê.

Những sự kiện trong những năm gần đây như Việt Nam gia nhập WTO, luồng vốn

nước ngoài tràn vào Việt Nam trong hai năm 2007 — 2008, các van đề của thị trường

ngoại hối Việt Nam trong hai năm 2009 và 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới

cũng như nguy cơ lạm phát quay trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý

kinh tế vĩ mô và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam Hàng loạt những

thay đổi trong môi trường vĩ mô và chính sách kinh tế trong những năm vừa qua đã đặt

ra yêu cầu cần có một cách tiếp cận hệ thống và toàn diện nhằm xác định những nhân tổ

vĩ mô quyết định lạm phát trong bối cảnh mới của Việt Nam

Hiện nay đất nước ta đã bước vào giai đoạn “hậu dai dịch COVID—19” Đây là trạng

thái bình thường mới khi kinh tế đang dần mở cửa và phục hồi Trong giai đoạn dịch

bệnh trước đó, lạm phát chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên cạnh những kênh truyền tải

lạm phát cũ Việc dự báo lạm phát là một van dé cần thiết dé kiêm chứng giữa hai giai

đoạn trước dịch bệnh và hậu dịch bệnh Vậy nên trong chuyên đề tốt nghiệp, tôi sẽ sử

một một số công cụ dé tìm ra và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tô quan trọng đến

việc dự báo lạm phát.

Mục tiêu nghiên cứu

— Tìm ra những nhân tố quan trong mà có thé dự báo lạm phát

— Đánh giá tác động của các nhân tố trên đến tình hình lạm phát tại Việt Nam

— Dự báo lạm phát trong vài tháng tới.

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 | 4 |

Trang 6

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

Đối tượng nghiên cứu

Những yếu tô ảnh hưởng đến tình hình lạm phát của Việt Nam

Pham vi nghiên cứu

— Về không gian và thời gian: Lạm phát ở Việt Nam từ năm 2018 tới 2021

— Độ dài dự báo: Ngắn hạn

— Nguồn đữ liệu: Dữ liệu được sử dụng trong đề án chuyên ngành được thống kê

trong giai đoạn từ tháng 1/2018 tới tháng 12/2021, tông hợp từ trang web chính

thức của MARKETS INSIDER, Tông cục Thông kê và Ngân hang nhà nước Việt

Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Lượng hoá tác động của các yếu tố đến lạm

phát tại Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình VAR Đề án sử dụng phần mềm R,

phiên bản R 4.1.3 để phân tích.

Kết cau chuyên dé

Chuyên dé tốt nghiệp có kết cấu 04 chương như sau:

— Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tong quan nghiên cứu

— Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

— Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 H

Trang 7

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 THỰC TRANG NEN KINH TE VIỆT NAM VÀ NHỮNG BIEN

DONG CUA LAM PHÁT QUA CÁC NĂM

1.1.1 TONG QUAN NEN KINH TE VIET NAM

1.1.1.1 Quy mô nén kinh tế

Quay ngược thời gian về thoi điểm trước đại dich COVID — 19 Quy mô nền kinh tế

Việt Nam năm 2018 theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu

người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2,587 USD, tăng khoảng gần 10% so

với năm 2017 Về cơ cau nền kinh tế năm 2018, khu vực nông — lâm — ngư chiếm ty

trọng 14.57% GDP; khu vực công nghiệp — xây dựng chiếm 34.28%; khu vực dịch vụ

chiếm 41.17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phâm chiếm 9.98% (Co cau tương ứng

của năm 2017 là: 15.34%; 33.40%; 41.26%; 10.0%).

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010

phân theo khu vực kinh tế

mNông, lam, ngu mCông nghiệp Dịch vụ

Hình I - Real GDP phân theo khu vực kinh tế (nguôn: Tác giả)

1.1.1.2 Các yếu tô hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong tương lai

* THUONG MAI QUOC TE

Thực tiễn hoạt động mua bán giữa các nước trên thế giới hiện nay đã cho thay rõ xu

hướng tự do hoá thương mại và vai trò của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh

tế của các quốc gia và vùng lãnh thé Thương mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 | 6 |

Trang 8

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

quan trọng tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát

triển kinh tế và làm giàu cho đất nước Thương mại quốc tế ngày nay đã không chỉ mang

ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà còn thé hiện sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia

vào phân công lao động quốc tế Vì vậy thương mại quốc tế được coi như là một tiền dé,

một nhân tố dé phát triển kinh tế trong nước dựa trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự

phân công lao động và chuyên môn hoá quôc tê.

Dựa trên số liệu thống kê mô tả của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khâu

hàng hóa trong tháng 8/2021 đạt 54.67 tỷ USD, giảm 4.2% so với tháng trước Trong

đó, trị giá xuất khẩu dat 27.23 tỷ USD, giảm 2.3% so với tháng trước (tương ứng giảm

635 triệu USD); nhập khẩu đạt 27.34 tỷ USD, giảm 6.1% (tương ứng giảm 1.77 tỷ USD)

Trị giá nhập khẩu hàng hoá phân theo một số ngành

kinh tế qua các năm

HONE

200000

m Nông lam, ngư nghiệp m Khai khoảng Công nghiệp chế hiến, ché tao

Hình 2 - Trị giá nhập khẩu hàng hoá (nguồn: Tác giả)

Lũy kế đến hết tháng 8/2021, tong tri giá xuất nhập khâu hàng hóa của cả nước dat

429.67 tỷ USD, tăng 27.5% với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 92.60 tỷ USD Trong

đó tri giá hàng hóa xuất khâu đạt 213.50 ty USD, tăng 21.8%, tương ứng tăng 38,15 tỷ

USD và nhập khẩu đạt 216.14 tỷ USD, tăng 33.7%, tương ứng tăng 54.46 tỷ USD

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 7 |

Trang 9

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

Trị giá xuất khấu hàng hoá phân theo một số ngành

kinh tế qua các năm

m Nông, lâm, ngư nghiệp Khai khoáng Công nghiệp chế biến và chế tạo

Hình 3 - Trị giá xuất khẩu hàng hoá (nguồn: Tác giả)

Trong tháng, cán cân thương mại hàng hóa bị thâm hụt 109 triệu USD Tính trong 8

tháng/2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thâm hụt tới 2.63 tỷ USD, ngược

lại với con số xuất siêu 13.69 tỷ USD so với cùng kỳ trong năm năm ngoái

1.1.1.3 Nhận xét chung

Nhờ có nền móng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng

kế trong những giai đoạn khủng hoảng Năm 2020 Việt Nam là một trong số ít các quốc

gia ghi nhận tăng trưởng GDP đương khi đại dịch bùng phát Tuy nhiên, biến thể Delta

đã gây ra một cú sốc cho Việt Nam, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam

chỉ đạt 2% - 2.5%, thấp hơn 4 điểm phần trăm so với trung bình thế giới Việt Nam tiếp

tục duy trì mục tiêu kép kết hợp chiến lược chống dịch Covid 19 chủ động và tạo

điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hop lý Chiến lược tiêm chủng toàn dân dé

sớm đưa nền kinh tế trở về trạng thái bình thường đang được triển khai và dự kiến sẽ

hoàn thành vào cuối năm 2021

Tính đến hiện tại, do ảnh hưởng và diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID - 19,

nền kinh tế Việt Nam đang chững lại Tổng sản phâm trong nước (GDP) quý II/2021

ước tính giảm 6.16% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất ké từ khi Việt

Nam tính và công bố GDP quý đến nay Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

sản tăng 1.03%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5.02%; khu vực dịch vụ giảm

9.27% Về sử dụng GDP quý II1/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2.82% so với cùng kỳ

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 m

Trang 10

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

năm trước; tích lũy tài sản tăng 1.60%; xuất khâu hàng hóa và dịch vụ tăng 2.5%; nhập

khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10.73% Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng vai

trò là bệ đỡ của nên kinh tế trong đại dich, năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng

ồn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng

kỳ năm trước Ngành nông nghiệp tăng 3.31%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc

độ tăng tông giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3.2%, đóng

góp 0.02 điểm phan trăm; ngành thủy sản tăng 0.66%, đóng góp 0.02% Sản xuất công

nghiệp trong quý III/2021 cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19

diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện

giãn cách xã hội kéo dài Giá tri tang thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3.5%

so với cùng ky năm trước Tinh chung 9 tháng năm 2021, giá tri tang thêm ngành công

nghiệp tăng 4.46% so với cùng kỳ năm 2020.

1.1.2 NHUNG BIEN DONG CUA LAM PHÁT QUA CÁC NAM

Trong quá khứ, Việt Nam trải qua đợt siêu lam phát trong cuối những năm 80s (với

tỷ lệ trên 200%/năm) và đầu những năm 90s (với tỷ lệ trên 45%/năm) Nguyên nhân cơ

bản của tình trạng này là tốc độ tăng trưởng chậm chạp trong cả lĩnh vực nông nghiệp

và công nghiệp (hai lĩnh vực kinh tế chính lúc bấy giờ) và hệ thống tài chính non trẻ

trong suốt những năm 1980 Sự khủng hoảng này còn được “đây thuyền” bởi sự tự do

hóa của giá cả và một loạt các cải cách cơ cấu kinh tế không hiệu quả khiến lạm phát

tăng cao nhanh chóng Đối mặt với những cuộc khủng hoảng này, Ngân hàng Nhà nước

(SBV) đã nhanh chóng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm tăng lãi suất tháng

lên đến 12% và thực hiện chế độ tỷ giá có định đối với đồng Đô la Mỹ Kết quả của

những chính sách này là lạm phát bắt đầu giảm mạnh xuống dưới 20% năm 1992 và gần

10% năm 1995 Đây là một thành tựu rất đáng tự hào của Việt Nam khi nền kinh tế bước

vào quá trình hội nhập quôc tê vào nửa sau của thập niên 1990.

Trang 11

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

25

20

15

10

oe Vietnam =———Clhina Thailand ==== United States ===Singapore ====Philippines

Hình 4 - Ti lệ lam phát qua các năm của một số quốc gia (nguồn: Tác giả)

Tuy nhiên đến năm 2004, chính phủ đặt ra mức lạm phát mục tiêu trong năm chỉ rơi

vào khoảng 6% thì biến số này đột ngột leo lên đến con số là hơn 9.5% Cụ thê, chỉ số

giá tăng do một số nhóm mặt hàng có tốc độ tăng giá cao trong những tháng đầu năm

như thực phẩm tăng 15.4%; lương thực tăng 11.2%; dược phẩm - y tế tăng 7.7%; nhà và

vật liệu xây dựng tăng 4,8% Trong khi đó, giá vàng và USD nhìn chung khá 6n định

(giá vàng bảy tháng đầu năm giảm 0.4%, còn tỷ giá USD tăng có 0.1%) Sự gia tăng

chính đến từ những hang hoá thiết yếu là do một số nguyên nhân chính như: Thời tiết

xâu và dịch cúm gà H5N1 tại thời điểm đó bùng phát khiến nguồn cung gia cầm khan

hiếm, ngoài ra cũng do cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á đã hạ nhiệt khiến cầu tăng —

điều này dẫn đến tiền lương danh nghĩa ở khu vực kinh tế công và có nguồn vốn FDI

Lo lắng nguy cơ lạm phát cao quay trở lại, ngay từ năm 2004 Ngân hàng Nhà nước đã

thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt (thông qua việc gia tăng cung tiền) và chính sách

tỷ giá cố định Tuy nhiên sự lỏng lẻo của chính sách và một số nguyên nhân khác khiến

lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng Cũng trong giai đoạn này, cung tiền Ma cũng tăng nhanh

Trong năm 2010, do trong đợt nghỉ Tết nguyên đán và việc tăng giá điện sinh hoạt,

lạm phát trong hai tháng đầu năm tăng cao Năm tháng tiếp theo của năm 2010 chứng

kiến tỷ lệ lạm phát tương đối ôn định ở mức thấp chứng tỏ các biện pháp kiểm soát lạm

phát của Chính phủ đã có tác động Tuy nhiên, lạm phát lại tăng trở lại mạnh mẽ từ

tháng 9 năm 2010 khiến cho chỉ số giá tiêu dung CPI cho 11 tháng đã tăng lên đến 9,58%

so với 20.71% và 5.07% của cùng ky năm 2008 và 2009 Việc pha giá VND so với USD

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 10 |

Trang 12

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

trong thang 8 năm 2010 và biến động của thị trường vàng trong nước và quốc tế vừa qua

được coi là một vài trong số những nguyên nhân chủ yếu khiến cho lạm phát tăng cao

lúc này.

Tới những năm gần đây, cơ bản lạm phát đã được kiểm soát ở mức lạm phát mục

tiêu Tuy nhiên có thê rút ra kêt luận rang biên sô này ở Việt Nam là bat ôn.

1.2 TONG QUAN CÁC TÀI LIEU VE CÁC NHÂN TO Vi MÔ

QUYET DINH LAM PHAT

Lam phat đã được nghiên cứu rat sâu trong các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực

nghiệm cho từng nước cụ thé Các nghiên cứu về tác động của lạm phát đến nền kinh tế

cũng như phúc lợi, một số khác lại nghiên cứu về các nhân tố quyết định lạm phát Dự

báo lạm phát có liên quan chính đối với các ngân hàng trung ương, đặc biệt là vì mục

tiêu lạm phát thấp và ôn định được thé hiện trong hầu hết các nhiệm vụ của các ngân

hàng trung ương và cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ được biết là có độ trễ lâu dài và

có thê thay đôi Theo các nghiên cứu đi trước, các ngân hàng trung ương trên khắp thé

giới sử dụng các dự báo có điều kiện cũng như vô điều kiện cho các mục đích như vậy

Chuyên sang dự báo vô điều kiện (dự báo đơn biến), những dự báo này có thể được rút

ra trên cơ sở các mô hình cấu trúc và phi cấu trúc Trong số những công cụ được sử

dụng, mô hình VAR là một trong những công cụ phô biến nhất

Akinboade và các tác giả (2004) nghiên cứu mối quan hệ lạm phát ở Nam Phi với ba

thị trường trung tâm là thị trường lao động, thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ

Các tác giả này chỉ ra rằng chi phí lao động và cung tiền tăng có tác động làm tăng lạm

phát và tỷ giá hiện hữu có tác động ngược chiều đến lạm phát trong ngắn hạn Trong dài

hạn, họ thấy rằng lạm phát tỷ lệ nghịch với lãi suất và tỷ lệ thuận với cung tiền mở rộng

Họ cũng chỉ ra các bằng chứng rằng chính quyền Nam Phi hầu như không có kiểm soát

đối với các nhân tố quyết định lạm phát này khiến cho việc đạt được lạm phát mục tiêu

là rất khó thực hiện.

Nghiên cứu từ Ngân hàng trung ương châu Âu (European Central bank) lại tập trung

vào mục tiêu dự báo lạm phát Kết quả cho thấy rằng: Việc đưa các biến tổng cung tiền

và tín dụng vào bộ thông tin sẽ cải thiện chất lượng của các dự báo trong khoảng thời

gian từ một đến tám quý Điều này ủng hộ quan điểm răng các ngân hàng trung ương

nên thường xuyên theo dõi diễn biến tiền tệ và tín dụng Các mô hình được xem xét

trong nghiên cứu này bao gồm: ARIMA, VAR, BVAR, VECM, FAVECM Kết qua cho

thấy rang: ngay cả mô hình ARIMA đơn giản hoặc mô hình VAR (bao gồm lãi suất

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 j

Trang 13

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

ngắn hạn và GDP thực tế) cũng cho kết quả dự báo rất tốt Trong một số trường hợp đặc

thù, việc thêm yếu tố B (Bayesian) vào mô hình VAR cho kết quả tốt hơn, nguyên nhân

là do sự phát triển của tiền tệ và tín dụng

Nghiên cứu về lạm phát của Ngân hàng trung ương Thuy Sĩ chỉ sử dụng mô hình

VAR Một bộ các biến (nguyên gốc: a pool of variables) bao gồm: CPI, GDP, khối tiền

tệ MI M2 M3, tỉ giá thực tế, tỉ giá danh nghĩa, lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 10

năm, lãi suất LIBOR 3 tháng, dư nợ trong nước của NHTW Từ bé các biến này chọn ra

nhóm 3-5 biến (trong đó có CPI dé đo lường lạm phát) sau đó ước lược 512 mô hình

VAR, tiếp theo họ sử dụng chỉ số RMSE để tìm ra những mô hình có chất lượng dự báo

tốt nhất và thực hiện kết hợp các mô hình này với nhau Kết quả cho thấy răng mô hình

có từ 3 — 4 biến sẽ cho kết quả dự báo là phù hợp nhất Những biến như khối tiền tệ M1,

dư nợ, tỉ giá là những biến giải thích nhiều nhất cho biến động của CPI

Đối với các nghiên cứu trong nước, một trong những nghiên cứu định lượng đầu tiên

là của Võ Trí Thành và đồng tác giả (2001) Các tác giả sử dụng số liệu từ năm 1992

đến năm 1999 trong một mô hình tự hồi quy véc tơ VAR với sai số ECM dé nghiên cứu

các môi quan hệ giữa tiền tệ, CPI, tỷ giá và giá trị sản lượng công nghiệp thực tế Họ đã

cho thấy rằng tiền tệ chịu tác động của lạm phát và sản lượng nghĩa là chính sách tiền tệ

có tính bị động trong giai đoạn nghiên cứu Tỷ giá cũng có ảnh hưởng đến lạm phát

trong khi cung tiền không có tác động đến các biến động trong tương lai của giá cả

Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005) sử dụng phương pháp ước lượng

Granger sử dụng dữ tháng từ tháng 7/1994 đến tháng 12/2004 và chứng minh rằng quyết

định lạm phát trong giai đoạn này là lạm phát của các kỳ trước và chênh lệch sản lượng

giữa hai kì Cung tiền không có ý nghĩa đối với lạm phát và tác động của giá dau, giá

gạo quốc tế cũng như mức chuyên tỷ giá vào lạm phát là rất thấp

Tóm lại, các nghiên cứu đã có về các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát đều cho thấy:

— CPI là biến sử dụng dé đo lường lạm phát

— Sử dụng giá dầu quốc tế (nói chung) hoặc giá gạo quốc tế đại diện cho cung

— Vai trò của biến trễ của lạm phát đối với lạm phát tại thời điểm đang xét là có ý

nghĩa.

— Mô hình VAR là mô hình được xem xét sử dụng nhiều nhất

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 12 |

Trang 14

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CHUOI THỜI GIAN DUNG (STATIONARY)

Chuỗi thời gian Y, được gọi là dừng nếu kỳ vọng, phương sai và hiệp phương sai

không đổi theo thời gian (Engle va Granger, 1987), nghĩa là chuỗi Y, được gọi là dừng

khi đồng thời cả ba điều kiện sau được thoả mãn:

EŒ,) = u,Vt

Var(Y,) = EŒ, — u)2 = ø”,Vt

Ve = CovŒ,,Y,_„) = ELM, — We — WI, Vt

Một quá trình u, được gọi là nhiễu trắng (white noise) nếu mỗi thành phần của chuỗi

có kỳ vọng bằng 0, phương sai không đôi và không có tự tương quan

Chuỗi y, = Cow(,, Y,_„) được gọi là hàm hiệp phương sai đối với chuỗi Y, Ham tự

tương quan ACF(k) = p, = Cor(f(,Y_„) = ¬ Hàm tự tương quan riêng PACF(k)

0

chỉ xét tới các hệ số tương quan không điều kiện giữa Y, và Y;_„, nó không tính đến ảnh

hưởng của các quan hệ trung gian (Y_1, y_a, ,

Ÿ;—w+1)-Trong thực tế, các chuỗi thời gian thường là các chuỗi không dừng, vậy nên nếu chuỗi

thời gian đang xét không dừng thì ta xét các chuỗi sai phân, chuỗi logarit cơ số tự nhiên

hoặc chuỗi sai phân của logarit cơ số tự nhiên của biến trong mô hình Một chuỗi thời

gian nếu lay đến sai phân cấp d mà dừng thì chuỗi đó được gọi là tich hợp bậc d (kí

hiệu I(đ) — Integrated)

2.1.1 Hậu quả khi phân tích chuỗi thời gian không dừng

Khi ước lượng một mô hình với biến độc lập là chuỗi thời gian không dừng thì giả

thiết OLS sẽ bị vi phạm Cụ thể, biến độc lập trong mô hình không dừng sẽ thể hiện một

xu thé (tăng hoặc giảm) và nếu biến phụ thuộc cũng có xu thé như vậy thì khi ước lượng

mô hình có thê ta sẽ thu được ước lượng có hệ số có ý nghĩa thống kê cao và R? cao

Những thông tin này có thể là giả mạo

Đề nhận biết một chuỗi có dừng hay không, chúng ta có thé dùng những cách sau:

— Vẽ đồ thị chuỗi thời gian của biến đó và quan sát xem trung bình và phương sai có

thay đôi hay không.

— Vẽ lược đồ ACF hoặc PACF dé xem giữa các thời kỳ có tương quan hay không

— Thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 13 |

Trang 15

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

Thông thường để kiểm tra một chuỗi có dừng hay không, người ta sẽ làm cả ba cách

trên, tuy nhiên kiểm định nghiệm đơn vị là phương pháp chắc chắn nhất

2.1.2 Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian — Kiểm định nghiệm đơn vị

Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định quan trọng khi phân tích tính dừng của

một chuỗi thời gian Bằng cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vi có thể kết luận chuỗi

có tuân theo bước ngẫu nhiên không, nếu là bước ngẫu nhiên thì chuỗi không dừng

Trong dé án chuyên ngành sẽ chỉ đề cập tới kiêm định Diskey — Fuller

* Kiểm định Dickey — Fuller:

Xét quá trình AR(1):

Y, = pY;_ + tt (2.1.1)

Lay sai phân của Y,, biến đổi (2.1.1) ta được:

AY, = (pT— 1)Y;_¡ + uy = ŠY;_+ + tụ (2.1.2)

Dé tìm ra chuỗi Y, dừng hay không thi ta sẽ kiểm định về giá trị của ø (hoặc 5) theo

tiêu chuẩn Diskey — Fuller (DF) như sau:

{ie 5 = 0 (Chuỗi là bước ngẫu nhiên) H,:6 < 0 (Chuỗi dừng)

^

p-1

Se(p)

Ước lượng mô hình (2.1.1), ta có giá tri quan sát T = có phân bố DF.

Nếu giá trị |rạs| > |r„| thì bác bỏ giả thuyết Hạ, tức là chuỗi là chuỗi dừng

Tiêu chuẩn DF cũng được sử dụng trong các mô hình sau đây:

AY, =ðŸ,_¡ + Uy; (2.1.3)

AY, = By + OY,-1 + Uy (2.1.4)

AY, = ¡ + Bot + OY,-1 + tạ (2.1.5)

Đặc biệt, ngay cả khi u; là quá trình tự hồi quy thì cũng áp dụng được tiêu chuan DF

Cụ thé, xét quá trình Y, là quá trình AR(1) có dạng như (2.1.2), u¿ là quá trình AR(p):

Quá trình (2.1.5) có dạng:

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 14 |

Trang 16

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

VỚI tự Y¿ — Y¿_¡, thay vào (2.1.7):

AY, = By + Bạt +öY,_¡ + Ø1ŒY_¡ — Ye-2) + Ö2(Y;—¿ — Ye-3) + + ØyCf:—p — Ye-p-1)

+£y

AY, = By + Bot +ổY,_¡ + DP, ai AY, + & (2.1.8)

Tiêu chuan DF áp dung cho (2.1.8) được gọi là tiêu chuan ADF (Augumented

Diskey-Fuller).

2.2 MO HINH VAR (VECTOR AUTOREGRESSION)

2.2.1 Dinh nghia

Mô hình VAR là mô hình vector các biến số tự hồi quy Mỗi biến số phụ thuộc tuyến

tính vào các giá trị trễ của các biến số có trong mô hình Mô hình VAR dạng tổng quát:

Y; = AxYt-1 + AzY,_-2 + + Apf:—p + St + Ut

A; là các ma trận vuông cap m X m với i = 1, p; Sp = (Stg, Sa, -, Smt)

Y bao gồm m biến ngẫu nhiên dừng; + vector nhiễu trắng; s, vector các yếu tố xác

định, có thể bao gồm hằng số, xu thế tuyến tính hoặc đa thức Mô hình (2.2.1) viết đưới

dạng toán tử trễ, ta có:

Ÿ¿ = (AyL + AL? ++ + AyLP)Y, + s, + uy (2.2.2)

Mô hình (2.2.1) hay (2.2.2) được gọi là mô hình VAR cấp p, kí hiệu VAR(p)

2.2.2 Hàm phản ứng

Mô hình VAR là một dấu ấn trong các lý thuyết về kinh tế, đưa ra một cơ sở

thuận lợi và hữu ích đối với việc phân tích các chính sách nói chung Hàm phản ứng

(IRF) xem xét ảnh hửng của bat kì biến nào đến các biến khác trong một hệ thốngchung Đó là công cụ hiệu quả trong phân tích nguyên nhân bằng thực nghiệm và

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 | 1|

Trang 17

ge TE T—N

@

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

phân tích hiệu qua của chính sách Đây là một điểm quan trong liên quan đến IRF

và mô hình VAR.

Trong mô hình VAR, một cú sôc đôi với biên i — yêu tô ngau nhiên ở phương

trình đôi với biên í không chỉ làm ảnh hửng đên chính nó mà còn lan truyên tới các

biến nội sinh khác thông qua cấu trúc động của VAR IRF cho ta thấy ảnh hưởng

của một cú sôc ở một thời diém đên các biên nội sinh ở hiện tai và tương lai.

2.2.3 Uu điểm và nhược điểm của mô hình VAR

Là mô hình dự báo không cần lý

thuyết

Không cần xác định đâu là biến nộisinh, đâu là biến ngoại sinh

Nếu độ dài trễ của các biến trong mô

hình giống nhau, ta có thé ước lượng

mô hình băng phương pháp OLS thay

vì phải ước lượng mô hình nhiều

phương trình.

Cho phép xem xét các ảnh hưởng động của một cú sốc đối với các biến khác.

Cho phép đánh giá tầm quan trọng của

một cú sốc đối với sự dao động của

Tất cả các biến trong mô hình phảidừng Nếu chưa dừng thì xét các chuỗi

sai phân, chuỗi logarit cơ số tự nhiên

hoặc chuỗi sai phân của logarit cơ số

tự nhiên của biến trong mô hình

Chỉ xem xét được các mối quan hệtrong ngắn hạn

Số quan sát có hạn nên nếu khoảng trễ

quá dai làm cho bậc tự do bị giảm, anh

hưởng đến chất lượng của các ước

lượng.

Khó khăn trong việc tìm độ dài của trễ

(bậc p của mô hình VAR(p)).

một biến.

— Cung cấp cơ sở để thực hiện kiểm định

Granger để xem xét tác động qua lạigiữa các biến trong mô hình

2.2.4 Các bước óc lượng mô hình VAR

Bước 1: Vẽ đồ thị các biến, nhận xét về các đặc trưng của một chuỗi thời gian: tính

dừng, tính xu thế, tính thời vụ

Bước 2: Kiém định tính dừng của chuỗi

Bước 3: Tìm độ dài tối ưu của trễ (0)

Bước 4: Ước lượng mô hình VAR(ø) với bậc p vừa tim được.

Bước 5: Kiểm định các phần dư u, nếu phần dư không phải nhiễu trắng thì quay lại

bước 3 hoặc tiến hành thêm biến vào mô hình và quay lại bước 1, nếu là nhiễu trang thì

tới bước 6.

Bước 6: Xác định ham phản ứng IRF, phân rã phương sai Cholesky.

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 | 1|

Trang 18

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

Bước 7: Dự báo.

2.3 PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN MÔ HÌNH CUÓI CÙNG

Từ các nghiên cứu đi trước, nhận thấy răng: mô hình VAR cho hiệu quả tốt nhất (kết

quả dự báo và khả năng giải thích biến động trong cau trúc động của VAR) là khi trong

mô hình có từ 3 — 5 biến Vậy nên tác giả sẽ chạy các tô hợp 3, 4, 5 biến (trong đó bao

gồm CPI đề dự báo lạm phát) và tìm ra mô hình tốt nhất

Các tiêu chí để lựa chọn mô hình cuối cùng:

— Mô hình thoả mãn kiểm định Box-test (phần dư là nhiễu trắng)

— Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

— Mô hình không có hiện tượng tương quan chuỗi.

— Sai số dự báo của mô hình là bé nhất

2.4 KÉT LUẬN

Từ các nghiên cứu đi trước và dựa vào lý thuyết đã nêu trên, chuyên đề sẽ thực hiện

ước lượng các mô hình VAR để phục vụ cho mục đích đánh giá tác động trong mô hình

động này.

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 17 |

Trang 19

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

Chương 3: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 NGUON DU LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN BIEN

Dữ liệu được sử dụng trong chuyên đề tốt nghiệp được lay từ trang web chính thức

của Tổng cục thống kê, Ngân hang nhà nước Việt Nam, Market Insider và Investing

Dữ liệu có trong file “177606815 bachelorthesis_ dafa.csy”

Theo Caesar (2006), từ các nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Thuy sĩ thực

nghiệm về nền kinh tế Thuy Sĩ, một “bê” các biến sau được nghiên cứu: chỉ số giá tiêu

dùng CPI, tỉ giá hối đoái của đồng Franc Thuy Sĩ, GDP thực tế, Khối tiền tệ Mi Ma Ms,

vay trong nước, lãi suất LIBOR trong 3 tháng và lợi suất trái phiếu chính phủ trong 10

năm.

Theo Nguyễn Thi Thu Hang và Nguyễn Đức Thanh (2010), những nhân tổ ảnh hưởng

đến lạm phát tại Việt Nam bao gồm sản lượng, cung tiền, tỷ giá, giá dầu, thâm hụt ngân

sách và nhập khâu.

Trong chuyên đề tốt nghiệp, để ước lượng và dự báo cho tình hình lạm phát ở Việt

Nam, tác giả sử dụng những biến sau dé phân tích:

TÊN MÔ TẢ CHI TIẾT ĐƠNVỊ NGUON

BIEN DU LIEU

CPI Chỉ số giá tiêu dùng trong quý % GSO

M2 Tổng phương tiện thanh toán trung bình Ty VND SBV

quy.

OIL Gia dau WTI trung binh quy USD/thùng | Investing

BY Lợi suất trái phiếu chính phủ với ki han 1 % Investing

năm.

EX Ti gid USD/VND VND Investing

RICE Giá gạo thé giới USD/ta Investing

BT Can can thuong mai Nghin Tổng cục

USD hải quan

IMPORT | Tổng giá trị nhập khẩu trong tháng Nghìn Tổng cục

USD hải quan

EXPORT | Tong giá trị xuất khẩu trong tháng Nghìn Tổng cục

USD hải quan

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 ||

Trang 20

CHUYEN DE TỐT NGHIỆP - CHUYEN NGANH TOÁN KINH TẾ

3.2 KET QUA PHAN TÍCH

3.2.1 Thống kê mô tả các bién

Trong phan này sẽ trình bày đồ thị của các chuỗi thời gian, tương quan giữa chúng

và thông kê mô tả các chuỗi này

4 giả liêu ding của Vidi Mam trang thắng

Giá hop đồng lương lal cho 1000 thing dlâu WT! Giá gao Ihẻ giớ:

Thang 1/4018 - Thắng 13/2721 Tháng 1/2111B - Thang 13207!

Thắng 1/221É - Thán #1

Nguyễn Quang Linh - 11172670 - Toán Kinh tế 59 19 |

Ngày đăng: 04/11/2024, 00:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN