1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA KINH TE HOC

CHUYEN DE TOT NGHIỆP

TAC DONG CUA NO CONG DOI VOITANG TRUONG KINH TE

KHU VUC CHAU A - THÁI BINH DƯƠNG

Sinh viên thực hién : Ngô Đăng ThànhMã sinh viên : 11174242

Lép : Kinh té hocKhóa :59

Hệ : Chính quy

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Phạm Thế Anh

HÀ NỘI, 2020

Trang 2

1.4 Phương pháp nghién CỨU o5 << 901.0 9000089696090ø 7

CHƯƠNG 2: TONG QUAN NGHIÊN CUU 2-2 s2 ©s£©Sz£se©sseEssersstsserssersecsee 8

2.1 CO’ 10/00) 8

2.1.1 Lý thuyết về nợ CON seccssssesssessssssesssecsssssesssesescssesssessnessesssesenceseesseessesseessees 8

2.1.2 Lý thuyết về tăng trưởng Kimh tẾ sessssssessezssesssessessee 112.1.3 Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế . -s s 13

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm

CHUONG 3: THỰC TRANG NO CÔNG VA TANG TRƯỞNG KINH TE KHU VỰC

CHAU A — THÁI BINH DƯƠNG 2° ee°©©E++d9EEEELLAEEEEEL.AEEEEELAAeEtrrkkrdrrii 17

3.1 Nhóm các quốc gia thu nhập a0 .s-s- 5° s2 ssssssesse se seessessessessersse 17

3.2 Nhóm các quốc gia thu nhập trung bình €ao s- s52 ssecssesssess2 193.3 Nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp s s2-sssesssss2 21CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM «- << se 23

4.1 Phương pháp nghién CỨU d- << 5< %9 9 99 996.9 9 040 408 8 234.1.1 Mô hình nghiên CỨU <5 5< 2< S9 999 9699595595596 8%

4.1.2 — Dữ liệu nghiên CỨU - 2< 5< 5< se e9 3 958956.

4.2 Kết quả mô hình thực nghiệm

CHƯƠNG 5: KET LUẬN VÀ HAM Ý CHÍNH SÁCH .2- 2° c2 sse©ssse5sse 32

5.1 ải 0 32

5.2 Hàm ý chính SAch o5 << << 1 9 HH 000040805001 00 g0 32

IV 900/209.) 0604.7001757 ` 34

000002057 — 35

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Hình 1: Các thành phần của khu vực công theo định nghĩa của IMF (2011).

Hình 2: Tỷ lệ nợ công của các quốc gia thu nhập cao giai đoạn 1985-2019 (% GDP).Hình 3: Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm của các quốc gia thu nhập cao giai

đoạn 1990-2020 (%).

Hình 4: Tỷ lệ nợ công của các quốc gia thu nhập trung bình cao giai đoạn

1985-2019 (% GDP).

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm của các quốc gia thu nhập trung

bình cao giai đoạn 1990-2020 (%).

Hình 6: Tỷ lệ nợ công của các quốc gia thu nhập trung bình thấp giai đoạn

1995-2019 (% GDP).

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm của các quốc gia thu nhập trungbình thấp giai đoạn 1990-2020 (%).

Bang 8: Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy.

Bảng 9: Kỳ vọng dấu của các biến sử dụng trong mô hình hồi quy.

Bảng 10: Thống kê mô tả các biến với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP

Bảng 13: Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là tốc độ

tăng trưởng GDP thực hàng năm.

Bảng 14: Kết quả phân tích mô hình hồi quy phi tuyến với biến phụ thuộc là tốc độ

tăng trưởng GDP thực hàng năm.

Bảng 15: Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là tốc độtăng trưởng GDP thực trung bình 5 năm liên tiếp.

Trang 4

Bảng 16: Kết quả phân tích mô hình hồi quy phi tuyến với biến phụ thuộc là tốc độtăng trưởng GDP thực trung bình 5 năm liên tiếp.

Bảng 17: Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là tốc độtăng trưởng GDP thực trung bình 5 năm mỗi nửa đầu-cuối thập kỷ.

Bảng 18: Kết quả phân tích mô hình hồi quy phi tuyến với biến phụ thuộc là tốc độtăng trưởng GDP thực trung bình 5 năm mỗi nửa đầu-cuối thập kỷ.

Trang 5

TÓM TẮT

Sau khi xây dựng khung lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng

trưởng kinh tế, nghiên cứu tiến hành phân tích thực trạng vấn đề trong khu vực châuÁ - Thái Bình Dương, thông qua thước đo tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ côngtính trên GDP Nghiên cứu đưa ra cái nhìn bao quát về thực trạng nợ công và tăng

trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực từ năm 1985 tới năm 2020 Nghiên

cứu sử dụng mô hình tác động cố định, hồi quy với dữ liệu mang để tiến hành

nghiên cứu về nợ công và tăng trưởng cho 13 quốc gia trong khu vực châu Á — Thái

Bình Dương Kết quả sau khi hồi quy các mô hình cho thấy tồn tại mối quan hệtuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.

Trang 6

CHƯƠNG 1: MO DAU

1.1 Ly do lựa chọn đề tài

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuôi trong dài hạn của hầu hết các quốcgia trên thế giới Chính phủ của các quốc gia luôn phải cố gang sử dụng tối đa nộilực trong nước cũng như giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài donhững rủi ro tiềm ân về kinh tế - xã hội của nợ công Tuy nhiên, cho đến nay, vay nợdé tài trợ cho đầu tư công van là hình thức phổ biến bởi vai trò quan trọng trong điềutiết nền kinh tế vĩ mô Trong những năm gần đây, các chỉ số về nợ phản ánh xuhướng vay nợ ngày càng gia tăng của hầu hết các quốc gia Đặc biệt trong thời kỳ“thế giới phăng” khi mà việc tiếp cận thị trường vốn quốc tế ngày càng trở nên dễdàng cũng như các thỏa thuận, hiệp định khuyến khích đầu tư và vay nợ nước ngoài

ngày càng trở nên phổ biến.

Hiện nay có ba quan điểm chính về tác động của nợ công đối với tăng trưởngkinh tế, đó là: (1) Nợ công thúc day tăng trưởng kinh tế; (2) Nợ công kìm hãm tăng

trưởng kinh tế; (3) Nợ công vừa thúc day lại vừa kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Chính vì những phức tạp khi xem xét các vấn đề tăng trưởng kinh tế và nợcông mà chủ đề này luôn nhận được rất nhiều quan tâm từ giới nghiên cứu và cácnhà hoạch định chính sách, yêu cầu những phân tích sâu rộng từ nhiều khía cạnhkinh tế, chính trị và xã hội Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nợ công tới tăng

trưởng kinh tế là rất cần thiết đối với mọi quốc gia, ở mọi trình độ phát triển kinh tế.

12 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu trả lời câu hỏi: Giữa tỷ lệ nợ công và

tốc độ tăng trưởng kinh tế liệu có tồn tại mối quan hệ tuyến tính/phi tuyến haykhông? Nợ công cao tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Đâu là ngưỡng

tôi ưu của nợ công mà tại đó nên kinh tê tăng trưởng với tôc độ nhanh nhât?

Trang 7

13 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi nghiên cứu là các quốc gia khu vực châu A — Thái Bình Dương được

quan sát theo từng năm trong giai đoạn 1985-2019.

Mẫu nghiên cứu được chia làm ba nhóm quốc gia: (i) Nhóm quốc gia thunhập cao (Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Singapore); (1) Nhómquốc gia thu nhập trung bình cao (Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia) và (iii) Nhómquốc gia thu nhập trung bình thấp (Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Philippines và

Việt Nam).

1.4 Phuong pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định, hồi quy với dữ liệu mảng,biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP, biến giải thích là tỷ lệ nợ công trên GDP

và các biến kiểm soát khác, tương tự như Rother và Checherita-Westphal (2012) đã

thực hiện với 12 quốc gia khu vực châu Âu.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ bộ dữ liệu Historical Public Debt,International Financial Statistics, World Economic Outlook và Asia and Pacific

Regional Economic Outlook cua Quy Tién té Quốc tế; từ bộ dữ liệu WorldDevelopment Indicators của Ngân hàng Thé giới.

Trang 8

CHƯƠNG 2: TONG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Lý thuyết về nợ công

e Khai niệm nợ công

Để có thé quan sát thực trạng nợ công của các quốc gia khu vực châu A —Thái Bình Dương, nghiên cứu sẽ trình bày khung lý thuyết về nợ công bằng việctổng hợp những định nghĩa và những khái niệm xung quanh nợ công của Việt Nam,của Ngân hàng Thế giới (WB) và của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Theo Luật Quản lý Nợ công 2017, nợ công bao gồm nợ của chính phủ, nợ

của chính quyền địa phương và nợ được bảo lãnh bởi chính phủ: (i) Nợ của chính

phủ là các khoản nợ nhân danh chính phủ, nhân danh nhà nước phát sinh từ những

khoản vay trong nước hay nước ngoài hoặc những khoản vay được Bộ Tài chính

phát hành, ký kết theo quy định của pháp luật Các khoản nợ từ việc Ngân hàng Nhà

nước tài trợ dé thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời ky không tính vào nợ của

chính phủ (ii) Nợ của chính quyền địa phương là những khoản nợ do Ủy ban Nhân

dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hành, ký kết hoặc ủy quyền pháthành (iii) Nợ được bảo lãnh bởi chính phủ là những khoản nợ mà doanh nghiệp, tổ

chức tài chính vay trong nước hay nước ngoai được chính phủ bảo lãnh.

Theo định nghĩa của WB, nợ công bao gồm tat cả các khoản nợ của chínhphủ và các khoản nợ được bảo lãnh bởi chính phủ Dựa vào định nghĩa đó, nếu hiểunợ của chính phủ bao gồm nợ của nợ của chính quyền địa phương và chính phủtrung ương thì thấy rằng định nghĩa về nợ công của Việt Nam tương đồng với định

nghĩa của WB.

Con theo IMF (2011), nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vựccông Đi kèm với đó là định nghĩa cụ thé về khu vực công, bao gồm khu vực chínhphủ và khu vực các tô chức công (Hình 1).

Trang 9

Khu vực công

Khu vực chính phủ Khu vực tổ chức công

h Rope ¬A at pe Tổ chức công

Chính phủ Trung ương Tô chức công tài chính phi tài chính

Chính quyền liên bang Ngân hang Trung ương (NHTW)

Chính quyền địa phương Các tô chức nhà nước nhận tiền gửi

(trừ NHTW)

Các tổ chức tài chính công khác

Hình 1: Các thành phần của khu vực công theo định nghĩa của IMF (2011).

Nhánh bên trái là khu vực chính phủ gồm nhiều cấp từ cấp trung ương chođến cấp địa phương Nhánh bên phải là khu vực tổ chức công bao gồm những tôchức công tài chính và phi tài chính Những tổ chức công phi tài chính hoặc là các tôchức như trường đại học công lập, bệnh viện công hoặc là những tập đoàn quốc

doanh không hoạt động trong lĩnh vực tài chính như điện lực, viễn thông Những

tổ chức công tài chính là t6 chức mà được hỗ trợ bởi chính phủ và hoạt động tronglĩnh vực tài chính, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, lương hưu hay tư vấn tài chính,thực hiện các dịch vụ nhận tiền gửi và trả lãi thuộc khu vực công.

e Phân loại nợ công

Khi nói vê nghĩa vụ nợ nói chung, các khoản nợ sẽ được chia thành hai loại,

đó là nợ trong nước và nợ nước ngoài Sự phân loại này không chỉ mang ý nghĩa địaly mà còn bao hàm cả về đơn vi tiên tệ sử dụng của khoản vay Do vậy sẽ có những

khoản nợ công trong nước và những khoản nợ công nước ngoài.

Dé huy động những khoản vay nợ trong nước, có thé sử dụng các công cụ

như trái phiếu, tín phiếu, công trải và các công cụ làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ

khác Công cụ được sử dụng phổ biến nhất là trái phiếu Phân loại theo cấp quản lýtrong bộ máy nhà nước, trái phiếu được chia thành các loại trái phiếu chính phủ, trái

Trang 10

phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được chính phủ bảo lãnh Trái phiếu

cũng là nguôn vay nợ chính của các cơ quan quản lý này.

Luật Quản lý Nợ công của Việt Nam quy định các khoản vay nợ nước ngoài

được phân thành các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), khoản vay

thương mại và khoản vay ưu đãi Khoản vay ODA là các khoản vay nhân danh

chính phủ hay Nhà nước, từ những nhà tài trợ có thể là chính phủ các quốc gia, tổchức đa quốc gia hay tổ chức liên chính phủ Các khoản vay này có tỷ lệ yếu tốkhông hoàn lại chiếm tối thiểu 25% đối với những khoản vay không ràng buộc và35% đối với khoản vay có ràng buộc Khoản vay ưu đãi là những khoản vay đượcưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng tỷ lệ yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêuchuẩn của khoản vay ODA Khoản vay thương mại là những khoản vay thông quathị trường bằng cách phát hành trái phiếu quốc tế.

e Ban chat kinh té của nợ công

Phần chênh lệch khi chính phủ chỉ tiêu nhiều hơn nguồn ngân sách thu được

chính là thâm hụt ngân sách Dé hạn chế phần thâm hut này, chính phủ hoặc phải thu

ngân sách nhiều hơn, hoặc phải chỉ tiêu ít đi Trong ngắn hạn, việc cắt giảm chỉ tiêu

là không đơn giản vì các khoản chỉ tiêu đều đã nằm trong kế hoạch cụ thê Do vậy,chính phủ sẽ phải tìm cách tăng nguồn thu ngân sách.

Chính phủ có hai kịch ban dé thực hiện hóa việc tăng nguồn thu ngân sáchnày Kịch bản thứ nhất đó là tăng thuế - nguồn thu chính và chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong ngân sách Nhưng thuế suất cao sẽ gây tác động tiêu cực đến thu nhập quốc

dân, làm giảm thu nhập khả dụng khiến tiêu dùng bị hạn chế và mất động lực làm

việc kéo theo sản lượng sẽ bị suy giảm Kịch bản thứ hai là chính phủ sẽ tìm kiếmnhững nguồn thu mới từ các khoản vay nợ bằng cách yêu cầu Ngân hàng Trungương sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để vay trong nước cũng như vay nước ngoài.Những khoản vay đó trực tiếp khiến nợ công gia tăng hay nói cách khác nợ công làhệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách.

10

Trang 11

2.1.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tée Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Trước Barro (1990), một số nghiên cứu về chủ đề chỉ tiêu chính phủ đã đượcthực hiện Nhưng phải đến khi bài nghiên cứu “Government Spending in a SimpleModel of Endogenous Growth” được Barro công bố vào năm 1990 thì tác động củachi tiêu chính phủ và vai trò của hệ thống thuế đối với tăng trưởng kinh tế mới đượcxét đến một cách kỹ lưỡng Hệ thống hóa quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chínhsách mà chính phủ lựa chọn bằng việc đưa thêm khu vực chính phủ vào mô hìnhtăng trưởng tân cô điển là mục tiêu chính của bài nghiên cứu này Nội dung chính

của nghiên cứu Barro (1990) được trình bày như sau:

Khu vực sản xuất: trong nghiên cứu nay, Barro giả định rằng chi tiêu củachính phủ cho các loại hàng hoá và dịch vụ công cộng sẽ có tác động tích cực đếnhoạt động sản xuất của khu vực tư nhân Hàm tổng sản lượng của nền kinh tế dạng

Cobb-Douglas được biéu diễn như sau:

Y = AlI1~#K*#@1~# (1.1)

trong đó 0< ø< l; Y, L, K và G lần lượt là tổng sản lượng của nên tinh tế, lao động,

tư bản và tổng chỉ tiêu của chính phủ Dé đơn giản, giả định rằng nền kinh tế có lực

lượng lao động luôn cố định Phương trình trên thể hiện công nghệ sản xuất của nềnkinh tế có hiệu suất không đổi theo quy mô với các kết hợp tu ban và lao động khácnhau Khi cố định L và G thì hiệu suất biên của K là giảm dần Nhưng khi cả G và Kcùng tăng thì hàm sản xuất sẽ có hiệu suất có định tức là khi đó nền kinh tế có thétăng trưởng nội sinh Bằng cách chia cả hai về cho L, hàm sản xuất (1.1) được biểu

diễn dưới dạng sản lượng bình quân lao động có dạng như sau:

định rằng chính phủ luôn thực hiện cán cân ngân sách cân băng và nguồn thu ngân

sách của chính phủ đên từ mức thuê suât cô định t Do vay:

11

Trang 12

G = TY hay G = tLy,0<t<1 (1.4)

Két hop (1.4) với (1.2) chi tiêu chính phủ sé là:

G = (rAL)1⁄“k (1.5)và san lượng bình quân lao động:

thức sau:

Vy = s(1—1)A1⁄“(rL)ä~#)/# — 8 (1.8)

Phương trình trên thể hiện rằng tốc độ tăng trưởng sản lượng toàn nên kinh tếlà cố định, phụ thuộc vào mức thuế suất r Ảnh hưởng của khu vực chính phủ tớităng trưởng kinh tế được thé hiện qua hai kênh sau:

Vì chính phủ luôn thực hiện cán cân ngân sách cân bằng va chi tiêu chính phủ đượctài trợ bằng thuế nên việc thuế tăng sẽ khiến thu nhập khả dụng sau thuế giảm, kéođầu tư giảm theo Tích lũy tư bản từ việc đầu tư giảm sẽ gây tác động tiêu cực tớitốc độ tăng trưởng kinh tế thê hiện qua tham số (1— 3).

Nhưng với thuế suất cao hơn, chính phủ sẽ có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư cho cơ

sở hạ tầng, tài trợ cho các dịch vụ công cộng Những dịch vụ và hàng hóa công cộngnày chính là các yếu tố cấu thành nên lượng tư bản của nền kinh tế Tham số

+~#)/# trong phương trình (1.8) thé hiện tác động tích cực này của dich vụ va hàng

hóa công cộng đối với tăng trưởng kinh tế.

12

Trang 13

Có thê dễ dàng tính được mức thuế suất tối ưu mà tại đó nền kinh tế tăng trưởng với

tốc độ lớn nhất bang cách lay đạo hàm bậc nhất của yy theo z, đó là:

tT =1-a (1.9)

Phuong trình nay hàm ý sản lượng của nền kinh tế sẽ tăng khi mà tác động tiêu cựctừ việc tăng thuế là nhỏ hơn so với lợi ích mang lại của những khoản chỉ tiêu thêmcó được do chính phủ tăng thuế Nói cách khác là khi thuế suất nhỏ hơn hiệu suấtbiên của khoản chi tiêu chính phủ đối với tông sản lượng của nên kinh tế Điều nàyđược thê hiện qua đường cong Rahn.

2.1.3 Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế

Như đã lập luận ở trên, nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách.Thâm hụt ngân sách xuất hiện khi chỉ tiêu của chính phủ nhiều hơn so với nguồn thungân sách Sự gia tăng chi tiêu của chính phủ hàm ý rằng có sự gia tăng tổng cầutrong nền kinh tế Khi sản lượng của nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng, sự giatăng tong cầu này sẽ day GDP thực cao hơn so với GDP tiềm năng Lúc đó, giá cả sẽtăng và xuất hiện lạm phát Trong dài hạn, khi giá cả leo thang, người lao động có

xu hướng yêu cầu mức lương cao hơn Phản ứng trước mức lương cao hơn, các

doanh nghiệp sẽ có xu hướng cắt giảm sản lượng Như vậy, tông cung của nền kinhtế trong dài hạn sẽ giảm và GDP thực của nền kinh tế sẽ quay về đúng mức GDPtiềm năng Giá cả không những không giảm về thời điểm ban đầu mà còn tiếp tục

Trang 14

nguồn vốn đầu tư Vì thế mà khu vực tư nhân bị thu hẹp bởi sự chi tiêu không hiệuquả của chính phủ Day chính là hiệu ứng lan át của đầu tư công đối với khu vực tưnhân Ở góc độ khác, khi chính phủ đi vay bằng cách phát hành trái phiếu dé bù đắpthâm hụt ngân sách, lãi suất sẽ tăng Điều này là bởi chính phủ sẽ phải tăng lãi suấtdé khuyến khích công chúng mua trái phiếu.

Lãi suất cao sẽ khiến khối ngoại quan tâm tới các loại tài sản nội địa bởi hiệusuất sinh lời của những loại tài sản này trở nên cao hơn tương đối Khi đó lượng lớnngoại tệ chảy vào nền kinh tế, làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ Cung ngoại tệ lớnsẽ khiến ngoại tệ rẻ hơn tương đối so với đồng nội tệ, tức là, đồng nội tệ trở nên có

giá trị hơn Tuy nhiên, lo ngại lạm phát cao mà thâm hụt ngân sách gây ra sẽ gây cản

trở dòng vốn nước ngoài chảy vào Và việc đồng nội tệ có giá trị hơn sẽ thúc daynhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, gây ra thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài

khoản vãng lai.

Đó là những ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt ngân sách tới nền kinh tế Nếu

như duy trì được cán cân ngân sách ở trạng thái cân bằng, không những toàn bộ

nguồn lực của nền kinh tế được sử dụng tối ưu mà quy mô của chính phủ sẽ không

bị phình to Do vậy, quan điểm hạn chế quy mô chính phủ được nhiều nhà kinh tế

học ủng hộ.

Tuy nhiêu, tăng trưởng kinh tế có thể được kích thích bởi sự gia tăng tôngcầu từ thâm hụt ngân sách Chính phủ có thể tăng chỉ tiêu, đầu tư vào các hàng hóa

và dịch vụ công cộng, đánh đổi bằng thâm hụt ngân sách ở một mức nào đó nhằm

kích thích nền kinh tế tăng trở lại khi mà nền kinh tế đang ở trong thời kỳ suy thoái.Nhưng điều đó không có nghĩa rằng trạng thái ngân sách thâm hụt sẽ luôn có thể

kích thích nền kinh tế tăng trưởng Khi sản lượng của nền kinh tế ở gần mức tiềmnăng, tong cau gia tăng trong dai hạn sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu về lạm phát, lãi suất

và cán cân các tài khoản như đã giải thích.

Dựa trên những hệ quả do thâm hụt ngân sách gây ra, có thê đưa ra kịch bảntôi tệ nhất xảy đến với nền kinh tế vĩ mô nếu trạng thái ngân sách thâm hụt tiếp tụckéo dài Đó là, áp lực trả nợ ngày càng trở nên trầm trọng hơn do lãi suất tăng Xuấthiện làn sóng tháo chạy khỏi các tài sản nội địa do lo ngại về khả năng én định vimô của chính phủ Tài san mat giá cùng với gánh nặng lãi suất sẽ khiến khu vực tưnhân bị bóp nghẹt, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa Thất thu ngân sách từ thuế

14

Trang 15

thu nhập doanh nghiệp càng khiến cho thâm hụt ngân sách trầm trọng thêm Chínhphủ sẽ phải đánh đổi giữa việc dé cho ngân sách thâm hụt ở mức cao hay tăng thuếthu nhập cá nhân, thuế tài sản dé bù đắp cho nguồn thu thuế suy giảm Nhưngthuế cao hơn sẽ làm giảm thu nhập khả dụng hay giảm tiêu dùng và cuối cùng là sảnlượng suy giảm Chính phủ cũng có thé lựa chọn in thêm tiền để giảm áp lực chongân sách va dé trả nợ nhưng in tiền sẽ càng day lạm phát tăng thêm Hơn nữa, 6nđịnh của hệ thống tài chính có thé bị đe doa bởi các khoản nợ xấu của các doanhnghiệp phá sản để lại, tiềm ân nguy cơ xuất hiện một cuộc khủng hoảng tín dụng kéosập toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính Khi đó, toàn bộ nềnkinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng và suy thoái trầm trọng.

2.2 Cac nghiên cứu thực nghiệm

Reinhart và Rogoff (2010) đã xây dựng một nghiên cứu tiên phong dựa trên

số liệu quan sát theo năm về hệ thống thé chế chính trị, sự hoàn thiện của hện thống

tiền tệ cũng như sự biến động của tỉ giá cùng với các yếu tô về lịch sử-địa lý của 44

nên kinh tế mới nổi va phát triển trong khoảng hai thế ky Họ tìm ra mỗi quan hệ

giữa tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ nợ công và tỷ lệ lạm phát Kết quả cho thấy quy mô nợcông nguy hiểm là khoảng 90% GDP Khi quy mô nợ công vượt quá ngưỡng này,nền kinh tế đắt đầu tăng trưởng chậm lại Tác giả bỏ ngỏ khả năng liệu nợ công cao

có gây ra lạm phát hay không đối với các quốc gia phát triển Tác giả kết luận rằng

lạm phát sẽ tăng mạnh khi quy mô nợ công gia tăng ở các quốc gia mới nôi và tốc

độ tăng trưởng bắt đầu suy giảm khi quy mô tổng nợ nước ngoài chạm ngưỡng 60%GDP và khi quy mô nợ nước ngoài vượt quá 90% GDP, tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ

còn một nửa.

Kumar và Woo (2010) sử dụng số liệu của 38 nền kinh tế mới nỗi và pháttriển có số dân trên 5 triệu người trong khoảng 40 năm Tác giả tìm ra mối quan hệnghịch giữa tỷ lệ nợ công và tốc độ tăng trưởng kinh tế khi mà quy mô nợ công vượtquá 90% GDP Tác giả còn thấy răng ảnh hưởng của nợ công tới những nền kinh tếmới nổi là mạnh hơn so với những quốc gia phát triển Khi quy mô nợ công tăngthêm 10% GDP, tốc độ tăng trưởng giảm xấp xi từ 0,15 đến 0,2 điểm phan trăm ởnhững quốc gia phát triển và từ 0,3 đến 0,4 điểm phan trăm đối với những nền kinhtế mới nồi Ngoài ra, quy mô nợ công ban đầu càng cao sẽ càng tiềm ấn nhiều rủi ro.Đối với những quốc gia mà quy mô nợ công lớn hơn 90% GDP, nếu tổng nợ công

15

Trang 16

tăng thêm 10% GDP thì tốc độ tăng trưởng giảm xấp xỉ 0,19 điểm phần trăm; nếuquy mô nợ công ban đầu nằm trong khoảng 30% đến 60% GDP thì con số này chỉ làkhoảng 0,11 điểm phần trăm Tác giả còn mở rộng nghiên cứu nhằm đánh giá tácđộng của nợ công Kết quả chỉ ra rằng quy mô nợ công càng lớn, khả năng đầu tưcàng giảm kéo theo suy giảm năng suất do giảm tốc độ tích lũy tư bản bình quân lao

Rother và Checherita-Westphal (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệnợ công trên GDP và tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của 12 quốc giakhu vực đồng Euro trong giai đoạn 1970-2008 Nợ công trung bình của các quốc gianày đã tăng gấp đôi từ khoảng 30% GDP trong những năm 70 lên hơn 60% GDPcuối những năm 2000 Tác giả đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến hình “chữ Ungược” giữa tỷ lệ nợ công trên GDP và tốc động tăng trưởng kinh tế Tương tự vớicác nghiên cứu trước đó, tác giả cũng tìm thấy mức nợ công tối ưu mà tại đó nềnkinh tế tăng trưởng nhanh nhất là khoảng 90-100% GDP Khi nợ công vượt qua

ngưỡng này, nó sẽ cản trở quá trình tăng trưởng của nền kinh tế N ghiên cứu này

còn tìm thấy các kênh mà nợ công tác động đến tăng trưởng kinh tế là: (¡) Tiết kiệmkhu vực tư nhân; (ii) Đầu tư công: (iii) Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP); (iv)

Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực đài hạn.

16

Trang 17

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH

TE KHU VUC CHAU A - THÁI BÌNH DUONG

3.1 Nhóm các quốc gia thu nhập cao

Nghiên cứu quan sát một số quốc gia có mức thu nhập cao trong khu vựcchau A — Thái Bình Dương: Australia, Hàn Quốc, New Zealand và Singapore.

Hình 2: Ty lệ nợ công của các quốc gia thu nhập cao giai đoạn 1985-2019 (% GDP).!

Nguôn: Historical Public Debt (2016), IMF.

Hai quốc gia có ty lệ nợ công khá én định trong suốt thời kỳ quan sát làAustralia và Hàn Quốc Ở đầu thời kỳ, hai quốc gia này có tỷ lệ nợ công lần lượt là

22 và 21,46% GDP; cuối thời kỳ lần lượt là 37,64 và 37,89% GDP Tuy tỷ lệ nợ

Ị Tỷ lệ nợ công trong giai đoạn 2016-2019 được lay từ bộ dữ liệu World Economic Outlook (2020), IMF.

17

Trang 18

công ở các thời điểm đầu và cuối thời kỳ là bằng nhau, nhưng xu hướng biến độnglại khá khác biệt Trong khi tỷ lệ nợ công của Hàn Quốc giảm từ mức 21,46% GDP(1985) xuống còn 6,82% GDP (1996) thì tỷ lệ nợ công của Australia lại tăng từ mức22% GDP lên mức 29,11% GDP Tỷ lệ nợ công của Hàn Quốc từ mức đáy đã tăng

lên tục trong 20 năm 2015) thì lúc này, Australia lại có hơn 10 năm

(1996-2007) giảm tỷ lệ nợ công Tỷ lệ nợ công của Australia bắt đầu tăng mạnh vào năm2008 có lẽ là bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

New Zealand và Singapore có tỷ lệ nợ công ở đầu thời kỳ khá tương đồng ởmức 71,79 và 82,65% GDP Nhìn chung, xu hướng biến động nợ công của hai quốc

gia này là trái ngược nhau Trong khi tỷ lệ nợ công của New Zealand giảm trung

bình 1-2 điểm phần trăm mỗi năm trong suốt thời kỳ thì tỷ lệ nợ công của Singaporelại gia tăng với tốc độ 0,5-1 điểm phan trăm mỗi năm Cuối thời kỳ, tỷ lệ nợ côngcủa New Zealand trở nên tương đồng với Australia và Hàn Quốc, còn nợ công của

Singapore thì đã lên tới 130% GDP.

Nguồn: Asia and Pacific Regional Economic Outlook (2020), IMF.

Trong suốt giai đoạn quan sát, quy mô nợ công của Hàn Quốc và Singaporekhác nhau rõ rệt nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia này lại khá đồngđều, trung bình hàng năm ở mức 5-7% Australia và New Zealand có sự tăng trưởngkinh tế tương đối én định, hai quốc gia này không có năm nào tăng trưởng với tốc

18

Trang 19

độ hai con số như Hàn Quốc và Singapore nhưng tăng trưởng chỉ bị giảm nhẹ chứkhông lao dốc khi có các bất ôn vĩ mô xảy ra (khủng hoảng tài chính châu A 1997và khủng hoảng tài chính thế giới 2008).

3.2 Nhóm các quốc gia thu nhập trung bình cao

Nghiên cứu quan sát một số quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mứctrung bình cao trong khu vực châu A — Thái Bình Dương: Trung Quốc, Thái Lan va

Đầu thời kỳ, tỷ lệ nợ công của ba quốc gia này khác nhau rõ rệt, lần lượt ở

mức 3,31%; 49,27% và 86,85% GDP Nhưng vào cuối thời kỳ, tỷ lệ nợ công của baquốc gia này đã hội tụ lại quanh mức 40-60% GDP.

Hình 4: Tỷ lệ nợ công của các quốc gia thu nhập trung bình cao giai đoạn 1985-2019

(% GDP).?

? Tỷ lệ nợ công trong giai đoạn 2016-2019 được lay từ bộ dữ liệu World Economic Outlook (2020), IMF.

19

Trang 20

Nguồn: Historical Public Debt (2016), IMF.

— China “—===Malaysia Thailand

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng GDP thực hang năm cua các quốc gia thu nhập trung bình

cao giai đoạn 1990-2020 (%).

Nguồn: Asia and Pacific Regional Economic Outlook (2020), IMF.

Malaysia đã có quá trình tăng trưởng tương đồng với Thái Lan trong suốt thờikỳ, với tốc động trung bình hang năm 6-8% Trung Quốc đã vươn mình mạnh mẽvới những thập niên tăng trưởng trung bình ở mức hai con số Đó là điều mà rất ítcác quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới có thể làm được.

20

Trang 21

3.3 Nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp

Nghiên cứu quan sát một số quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mứctrung bình thấp trong khu vực châu A — Thái Binh Dương: Campuchia, An Độ,

Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Có thê thấy được trong suốt thời kỳ quan sát, tỷ lệ nợ công của Ấn Độ vàCampuchia dường như không thay đôi, lần lượt dao động quanh mức 70% GDP (AnĐộ) và 30% GDP (Campuchia) Với Philippines, tỷ lệ nợ công biến động nhẹ tronggiai đoạn 1995-2003; có xu hướng giảm dan đều và 6n định trong giai đoạn còn lại,từ mức 68,04% GDP (2003) xuống còn 37% GDP (2019).

Hình 6: Ty lệ nợ công của các quốc gia thu nhập trung bình thấp giai đoạn 1995-2019

(% GDP).

Nguôn: Historical Public Debt (2016), IMF.

3 Ty lệ nợ công trong giai đoạn 2016-2019 (với tỷ lệ nợ công của Việt Nam, giai đoạn 2011-2019 được đo

lường trên GDP tính lai) được lây từ bộ dữ liệu World Economic Outlook (2020), IMF.

21

Ngày đăng: 19/06/2024, 10:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN