LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp, đề tài: Đánh giá tác động của Biếnđổi khí hậu đến quá trình đô thị hóa tại Hà Nội là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các trích dẫn,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTrường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Khoa Môi trường và Đô thị
-000 -CHUYEN DE TOT NGHIEP
ĐÁNH GIA TAC DONG CUA BIEN DOI KHÍ HẬU
DEN QUA TRINH ĐÔ THỊ HOA Ở HA NỘI
Giáo viên hướng dẫn
: Nguyễn Thị Thu Huyền
: Phó phòng Nghiên cứu, Quy hoạch HTKT
Nguyễn Tiến Trung
TS Nguyễn Kim Hoàng, Khoa Môi trường &
Đô thị, ĐH Kinh tế Quốc dân
Hà Nội, 5/2017
Trang 2LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp, đề tài: Đánh giá tác động của Biếnđổi khí hậu đến quá trình đô thị hóa tại Hà Nội là công trình nghiên cứu củariêng tôi Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực và
Trang 3LỜI NÓI ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tà
2 Mục đích nghiên cứu của chuyên dé
3 Câu hỏi nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm đô thị
1.1.3 Phân loại đô thị hoá.
1.1.4 Do lường đô thị hóa
1.2 Biến đổi khí hậu.
1.2.1 Khái niệm Biến đổi khí hậu
1.2.2 Nguyên nhân Biến đồi khí hậu
1.2.3 Biểu hiện của Biến đồi khí hậu
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG BDKH VA TÁC ĐỘNG CUA NO DEN
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHÓ HÀ NỘ
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
2.1.1 Vị trí địa lý & thành phần tự nhiên .
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
2.2 Thực trạng Biến đối khí hậu ở thành phố Hà
2.3 Thực trạng đô thị hóa ở thành phố Hà Nội.
2.4 Tác động của BĐKH đến quá trình đô thị hóa ở Hà Nội.
2.4.1 Tác động của BĐKH tới hạ tầng kỹ thuật
2.4.2 Tác động đến hoạt động kinh tế
Trang 42.4.3 Tác động của BĐKH đến một số lĩnh vực lao động và xã hộ
2.4.4 Tác động đến quan lý đô thi
2.5 Đánh giá chung về BĐKH đến quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội 61
CHƯƠNG 3: KIÊN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP UNG PHO VỚI
BIEN DOI KHÍ HẬU TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI HÀ NỘI 62
3.1 Cơ chế, chính sách của Nhà nước
3.2 Dé xuất một số giải pháp
KET LUA TAI LIEU THAM KHẢO
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Biến động về diện tích một số thành phó trên thế giới 15
Bảng 1.3 Đánh giá và kiểm nghiệm thống kê xu thế biến đổi 23 Bang 1.4 : Dân số Hà Nội giai đoạn 2010 — 2015 + 522222222322 **2zsszssx# 49
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Chuan sai nhiệt độ (°C) trung bình năm (a) và nhiều năm (b) trên quy mô cả
THƯỚC ¿ +222c42922429273y+cx v93 397% ty + ĐÝ 2 23073 2999'999375 23 79.3) vt Ex# 22279) 3)337 21
15 10174171721111//9711111117111194311Y11119Y%1%7143%YY1195YYY%1Y5YYYY145YX VY YXSEYYYY4EẾ KT YXY XS 21
Hình 1.3 Thay đồi nhiệt độ trung bình năm (°C) thời ky 1958-2014 22 Hình 1.4 Thay đổi lượng mưa năm (%) thời kỳ 1958-2014 2 Hình 1.5 Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm tại các trạm hải văn 24 Hình 1.6 Xu thế thay đổi mực nước biển toàn Biển Đông theo số liệu vệ tinh 25
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu đã và đang là vấn dé thời sự nóng bỏng nhất, nó không chi
đơn thuần là vấn đề về môi trường mà còn là vấn đề về phát trién, thu hút sự
quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý và các
chính khách trên thế giới Kofi Annan đã ví biến đổi khí hậu như một mối đedoa đối với hoà bình và an ninh toàn cầu, có mức độ nguy hiểm xếp ngang hàng
với xung đột vũ trang, buôn lậu vũ khí hay nghéo đói.
Theo đánh giá của UNDP, Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thếgiới dé bị tổn thương nhất và tôn thương trực tiếp do quá trình biến đổi khí hậu:
nếu mực nước bién tăng Im thì Việt Nam sẽ mat 5% diện tích đất đai, khoảng
11% dân số mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhậpquốc nội, gần 50% đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập
chìm không còn khả năng canh tác Vùng đồng bằng sông Hồng và toàn bộ dân
cư sống dọc theo 3200Km bờ biển cũng bị ảnh hưởng lớn
Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam Trong thời gian gần đây quá trình
đô thị hóa của Hà Nội diễn ra mạnh mẽ Nhưng xét một cách khách quan, quá
trình này chưa được hiệu quả và bền vững về lâu dai do tác động cả trực tiếp lẫn
gián tiếp của hiệu ứng nhà kính, của BĐKH Một chuyên gia thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường từng cảnh báo: “Đừng nghĩ Hà Nội xa biển mà không có
nguy cơ BĐKH, nước không bị nhiễm mặn Hà Nội đã phải hứng chịu những đợt rét kỷ lục, nóng cực đoan và trận đại hồng thủy năm 2008 là những biéu
hiện của BĐKH” Một báo cáo của tổ chức Climate Central đã công bố top 10thành phố có dân số bị đe dọa lớn nhất do BĐKH đều nằm ở châu Á, trong đó
có Thượng Hải, Hong Kong, Calcutta, Mumbai, Dhaka, Jakarta và Hà Nội Vậy,chính xác thì BĐKH đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình đô thị hóa ở HàNội trong những năm vừa rồi? Và làm cách nào để giảm thiểu những tác động
xấu của nó đến “bước chuyển mình quan trong” của thành phó? Đó là những
Trang 7vấn đề cần phải quan tâm và giải quyết càng sớm càng tốt dé Hà Nội được đôthị hóa “xanh” và bền vững.
Vi vậy, em đã chọn đề tài: “TAC ĐỘNG CUA BĐKH DEN QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHÓ HÀ NỘI” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bài viết nhằm khai thác những tác động của BĐKH đến quá trình đô thị hóa
của TP Hà Nội trong những năm vừa qua Từ đó đánh giá tình hình và đưa ragiải pháp thích hợp đề giảm thiểu những tác động của BĐKH và đây nhanh tốc
độ đô thị hóa TP Hà Nội theo hướng bền vững
2 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận tác động của BĐKH đến kinh tế của Hà Nội
nói chung và quá trình đô thị hóa của Hà Nội nói riêng, từ đó phân tích, đưa ranhững van dé còn tồn tại, nguyên nhân và giải pháp
- Đánh giá tác động của BĐKH đến quá trình Đô thị hóa thành phố Hà Nội,
chỉ ra mặt tích cực, tiêu cực và đề bạt giải pháp.
3 Câu hỏi nghiên cứu
BĐKH tác động như thế nào đến quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội?
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: BDKH tác động đến quá trình đô thị hóa của than phó Hà
Nội.
- Về không gian: Thành phố Hà Nội
5 Các phương pháp được sử dung
Chuyên dé sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như:
-Phương pháp thu nhập và xử lý dữ liệu: Thu thập số liệu từng năm, lậpbảng nhằm minh họa một số mệnh đề đã đưa ra
-Phuong pháp phân tích: Từ số liệu thu thập, tinh toán đưa ra đánh giá, phân
tích tác động của BĐKH đến quá trình đô thị hóa ở Hà Nội
-Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng của các
ngành kinh tế giữa các giai đoạn khi ch ju sự tác động của BĐKH từ đó đưa ra
nhận xét, kết luận cho những hệ lụy mà BDKH gây ra trong từng giai đoạn nhỏ
Trang 8-Phương pháp xử lý số liệu: Từ số liệu thu thập được, tính toán, tổng hợplập bảng, cung cấp cái nhìn trực quan hơn về tác động của BĐKH đến quá trình
Đô thị hóa ở Hà Nội trong giai đoạn nghiên cứu.
6 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phan mở dau và kết luận, nội dung chuyên dé gồm 3 phan:
Chương I: Cơ sở lý luận về đô thị hóa và BĐKH
Chương II: Ảnh hưởng của BĐKH tới quá trình đô thị hóa Hà Nội
Chương III: Giải pháp đô thị hóa theo hướng bên vững thành phó Hà Nội
Trang 9LỜI CẢM ƠNTrong suốt bốn năm học qua, được sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy côgiáo trong trường đại học Kinh tế quốc dân, em đã tiếp thu được chút ít kiếnthức, kinh nghiệm quý báu để hôm nay trở thành một người tri thức vững vàng
va tự tin trong cuộc sống
Chuyên đề tốt nghiệp của em tuy chưa phải là tổng kết tất cả những kiếnthức đã được học trong suốt bốn năm đại học, nhưng là kết quả của sự cố gắng
nỗ lực của chính bản thân em Bên cạnh đó, nhờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ của bố
mẹ, nhà trường cùng các thầy cô giáo trong văn phòng khoa Môi trường - Đôthị, các anh chị trong Viện Quy hoạch Môi trường, Hạ tầng Kỹ thuật Đô thị và
Nông thôn, nhất là dưới sự hướng dẫn tận tinh của thầy giáo - Nguyễn Kim
Hoàng em đã hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này
Con xin chân thành cảm ơn bố mẹ, những người thân mến đã không quảnkhó khăn, vất vả của cuộc sống đề nuôi dưỡng con trưởng thành đến ngày hôm
nay
Em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô giáo
Chân thành cảm ơn và chúc thành công đến với tất cả các bạn sinh viêntrong lớp Kinh tế và quản lí đô thị 55
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trang 10DANH MỤC TỪ VIET TAT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
BDKH Biến đồi khí hậu
DTH Đô thị hóa
IPCC Ủy ban liên Chính phủ về biến đồi khí hậu
GTVT Giao thông vận tải
UBND Ủy ban nhân dân
TP.Hà Nội Thành phố Hà Nội
QD Quyét dinh
VITM Hội chợ Du lịch Quéc tê Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE ĐÔ THỊ HÓA VÀ BIEN DOI KHÍ HẬU
1.1 Đô thị hóa
Để đi đến khái niệm đô thị hoá các nhà nghiên cứu cũng thường đề cập
mộtkhái niệm nữa có quan hệ trực tiếp với khái niệm đô thị hoá Đó là đô thị làgì? Thường khái niệm này bao gồm một số nội dung những nội dung này vẫntuỳ thuộc vào quan niệm từng quốc gia
1.1.1 Khái niệm đô thị
* Dé một vùng nào đó được gọi là đô thị Nhật Bản quan niệm có 4 yêu
cầu sau:
- Phải có dân số trên 50.000 người
- Số nhà ở ở khu vực trung tâm của thành phố phải chiếm tới 60% tổng số
nhà của toàn thành phó
- Số người ngụ cư ở thành phố làm việc trong các ngành công nghiệp
thương mại và các thành viên trong gia đình của họ phải chiếm hơn 60% tổng
dân cư.
- Cơ sở hạ tầng của thành phố do chính quyền cấp quận quy định phải được
cung cập2.
* Malaysia quan niệm khu vực đô thị như sau:
- Những khu vực hành chính có mật độ nhà cửa dày đặc với 10.000 dân trở
lên vào thời điểm điều tra dân số.
- Những khu vực mật độ nhà cửa xây dày đặc tiếp giáp với khu vực hành
chính và có ít nhất 60% dân số (tính những người từ 10 tuổi trở lên) tham giavào các hoạt động phi nông nghiệp và nhà ở của họ có các phương tiện vệ sinh hiện đại
* Ở hàn Quốc một tỉnh có trên 50.000 cư dân sẽ được gọi là "thành phó"
(Si) và một khu vực nông thôn có trên 20.000 cư dân sẽ là khu vực dân cư có
Trang 12tên là "Uhr" ( có lẽ do Hàn Quốc đô thị hoá đã đạt mức cao 80% dân cư của
Hàn Quốc ở thành phó)
* Ở nước ta, “đô thị” được định nghĩa như sau:
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt
động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách Khoa Việt
Nam, NXB Hà Nội, 1995).
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống vàlàm việc theo kiểu thành thị (giáo trình quy hoạch đô thị, Đại học Kiến trúc, HàNội).
Đô thi là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi
nông nghiệp, cơ sở hạ tang thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâmchuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, một
vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện
(Thông tư số 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây Dựng và Ban tổ chứccán bộ của chính phi).
Khái niệm về đô thị có tính tương đối xuất phát từ sự khác nhau về trình độphát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa, dân cư Mỗi nước trên thế giới cóquy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình Song đa số đềuthống nhất lầy các tiêu chuẩn cơ bản sau:
-Quy mô dân sé: trên 4000 người sống tập trung
-Co cấu lao động phi nông nghiệp: chiếm > 65%
-Mat độ dân cư tối thiểu 6000 người/km2
-Co sở hạ tầng: đường sá, hệ thống cấp điện, cấp nước đồng bộ và phát
triên.
Như vậy, ở Việt Nam, đô thị là các thành phó, thị xã, thị tran có dân số từ
4000 người trở lên, trong đó có trên 65% lao động phi nông nghiệp Cơ sở hạtầng có thể hoàn chỉnh, đồng bộ hoặc chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ nhưngphải có một quy hoạch chung cho tương lai.
Trang 13Ngoài khái niệm đô thị trên còn có khái niệm dân cư đô thị Trung Quốc cho
rằng khi nói trên toàn cục dan đô thị là tổng số dan cư ở thành phố và thị tran.
Còn có quan niệm khác dân đô thị là toàn bộ dân cư phi nông nghiệp ở thành
phố và thị tran.
Ở nước ta dân cư đô thị thường được tính là những người sống và làm việc
ở nội thành phần ngoại thành thường là không tính là cư dân đô thị Nếu phân
chia theo nghề nghiệp thì những người làm nông nghiệp không tính vào cư dân
đô thị mà xếp vào nông thôn
1.1.2 Khái niệm đô thị hóa
Vi đây là vấn dé quan trọng mang tính chat thời đại nên các quốc gia trên
thế giới đều tập trung nghiên cứu Để có thé đi sâu nghiên cứu đưa ra các giảipháp khả thi tránh tồn hai ít nhất do biến dồi khí hậu gây ra câu hỏi đặt ra là đôthị hoá là gì?
Xoay quanh khái niệm này có rất nhiều cách trả lời, nhiều tác giả đã đưa ra
ý kiến của mình Tuy vậy vẫn cần thiết phải đề cập vì hơn ai hết khái niệm này
vẫn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh từng quốc gia.
Các quan niệm khác nhau về đô thị hoá
Theo tiến sĩ Guoming Wen đô thị hoá là một quá trình chuyển đổi mang
tính lịch sử tư liệu sản xuất và lối sống của con người từ nông thôn vào thànhphố Thường quá trình này được nhìn nhận như là sự di cư cùa nông dân nông
thôn đến các đô thị và quá trình tiếp tục của bản thân các đô thị Ông cũng cho
ến trình
rằng trong thực tế đô thị hoá là một quá trình phức tạp hơn nhiều Bởi
này đã bộc lộ không ít dấu hiệu của tình trạng quá nóng và những vấn đề tiềm
ân như áp lực gia tăng đối với việc làm và an ninh xã hội tình trạng bong bóng
xà phong trong lĩnh vực bat động sản buộc Chính phủ Trung Quốc phải hãmphanh xu hướng này thông qua việc xem xét một cách cân trọng và từng bước
kiểm soát đối với quá trình đô thị hoá.
Trang 14TS Toshio Kuroda ( Nhật Bản) cho rằng đô thị hoá trên tổng số dân cưtrú ở thành phố hoặc dựa trên quan điểm về các vùng có mật độ dân cư đông.Nghiên cứu thực tế nước Nhật ông cho rằng đô thị hoá không đơn thuần là mộthiện tượng xảy ra sau chiến tranh ở Nhật Bản mà là một quá trình trình diễn ra
từ đầu thế kỷ XX Sau năm 1945 quá trình đô thị hoá diễn ra ở Nhật Bản khá rõ
do yêu cầu của việc tái thiết nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế đã day nhanhquá trình đô thị hoá Sự di chuyển của một lượng lớn dân số trẻ từ nông thôn ra
thành thị chủ yếu những người đi tản cư về Quá trình này diễn ra đặc biệt
nhanh chóng từ cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 do người nhập cư mong muốn
có cuộc sống tốt đẹp hơn
TS Jung Duk (Hàn Quốc) cho rằng đô thị hoá là sự gia tăngdân số chủ
yếu từ nông thôn ra thành thị mà trước đây thế hệ trẻ rời bỏ nông thôn với mụcđích tìm kiếm việc làm cơ hội giáo dục và những thú vui tiện nghỉ nơi đô thị
trong giai đoạn ban đầu công nghiệp hoá (1967-1975).
Ở Việt Nam đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ cao đặc biệt ở hai thànhphố lớn là thủ đô Hà Nội và thành ph 6H6 Chí Minh Quá trình này vốn đã có từlâu trong lịch sử nhưng thật sự tăng tốc từ những năm đổi mới 1986 đến nay.Tốc độ đô thị hoá càng về sau càng lớn Tuy vậy việc nghiên cứu về đô thị hoáchưa thực sự quan tâm đúng mức Trong những công trình đã có thường ítnghiên cứu lý thuyết mà đa số mô tả tổng kết thực trạng đô thị hoá ở một sốthành phố Một số nghiên cứu cụ thể công phu của Viện Nghiên cứu kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh rất đáng chú ý Tham khảo các nghiên cứu trong và
ngoài nước khái niệm đô thị hoá được đề cập có thể chưa giống nhau nhưngthống nhất ở chỗ có hai thành tố luôn được nhắc tới
Một là đô thị hoá là sự tăng lên của cư dân đô thị Sự tăng lên này theo
3 dòng chính: sự tăng dân số tự nhiên của cư dân đô thị dòng di dân từ nôngthôn ra thành thị và điều chỉnh về biên giới lãnh thổ hành chính của đô thị Ba
dòng này có vai trò và vị trí khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Ở Malaysia từ 1957 đến 1970 mức tăng dân số tự nhiên chiếm tới 61%
Trang 15trong tổng mức dân số đô thị các yếu tố di cư và phân loại mỗi yếu tố chỉ đónggóp 20% Mười năm sau 1980 tăng dân số tự nhiên chỉ còn 40% hai yếu tố di cư
và phân loại đã tăng lên mỗi yếu tố 30% Giai đoạn (1991-2000) tăng dân số tự
nhiên vẫn là yếu tố quan trọng nhất làm tăng dân số đô thị đóng góp tới 46%
trong khi mức tăng do phân loại đô thị chi chiếm 21% và mức tăng dân sé do di
cư là 33%.
Ở Trung Quốc theo Guoming Wen giai đoạn từ năm 1971-1978 dân số
đô thị tăng thêm 92 triệu người trong đó 49% từ nguồn tăng dân số tự nhiên
41% từ nguồn di cư vào đô thị và chỉ có 10% là nguồn dân bổ sung do thay đồiđịa giới hành chính Giai đoạn từ 1978 đến 2000 dòng di cư chủ đạo từ nôngthôn ra thành thị ở giai đoạn này ngoài sự thu hút của đô thị với nông thôn còn
có việc Chính phủ Trung Quốc thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đìnhlàm cho mức sinh giảm mạnh nên dân số tăng theo mức sinh tự nhiên giảm
xuống Người ta tính hai nguồn tăng dân số tự nhiên và nhập cư chiếm tới 3/4
những thay đổi hành chính lãnh thổ là 1⁄4 lượng dân số bổ sung của đô thị
Ở Hàn Quốc theo Jung Duk nguồn gia tăng dân số ở các đô thị chủ yếu là
do đi dân từ các khu vực nông thôn lên thành phó đây là nguyên nhân chính làmtăng cư dân đô thị Trong khi dân số quốc gia Hàn Quốc gia tăng gấp 2 đến 3lần trong vòng nửa cuối thế kỷ XX thì dân số 6 thành phố lớn nhất tăng bìnhquân 8 4 lần
Hai là đô thị hoá mở rộng không gian đô thị không gian kiến trúc Mở rộng
không gian đô thị là một tất yếu đối với các đô thị trên thế giới trong quá trình
đô thị hoá Đó cũng có thể đô thị sát nhập vào đô thị hoặc đô thị hoá mở rộng
đô thị ra ngoại thành hoặc lân cận Mở rộng không gian đô thị cũng mang tính
lịch sử tuỳ từng quan niệm của mỗi quốc gia.
Quá trình tập trung dân cư cao và yêu cầu phát triển của đô thị trongđiều kiện phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đã có nhiều lần phải mở
rộng không gian đô thị đáp ứng yêu cầu đô thị hoá và phát triển.
Trang 16Bảng 1.1 Biến động về diện tích một số thành phố trên thế giới
hay ngoại thành có thé thị tran thị tứ khi có cơ hội đô thị hoá từ đô thị mở rộng
không gian và diện tích cũng như thu hút luồng di cư của dân không nhất thiết
từ đô thị trung tâm mà cả những vùng khác nhất là nông thôn trong cả nước
Như vậy đô thi hoá biểu hiện dé thấy là sự mở rộng không gian đô thị khonggian kiến trúc và sự tăng lên của dân nhập cư từ nhiều luồng khác nhau tạo nên
sự tập trung dân cư lớn trong một thời gian nhất định Về mặt dân cư có thể xem
đô thị hoá là một quá trình phức tạp bố trí lại dân cư sắp xép lại lao động Đô thị
hoá nhanh chóng làm cho đô thị ổn định nhanh lại phải tiếp tục mở rộng khônggian ra vùng ven Đó là một quá trình liên tục Quá trình này chỉ kết thúc khi đôthị đã đi vào ồn định
Trang 171.1.3 Phân loại đô thị hoá
Quá trình đô thị hoá dưới góc độ là quá trình di cư của dân chuyển từ vùng nôngthôn sang đô thị Quá trình này có thể phân loại ra nhiều giai đoạn có khi có di
cư dân vào thành thị mà tính chất đô thị hoá lại khác với quá trình có hình thức
tương tự Quá trình đô thị hoá trong lịch sử có thể phân loại như sau:
a Đô thị hoá thay thế: Là khái niệm để chỉ quá trình đô thị hoá diễn rangay chính trong đô thị Ở đây cũng có sự di dân nhưng từ trung tâm ra ngoại
thành hoặc vùng ven đô Đô thị hoá thường vẫn mang tính chủ quan thông qua
quy hoạch Quy hoạch đô thị cho phép con người tạo ra những đô thị tối ưu theo
ý muốn Tuy nhiên đô thị được quy hoạch là tối ưu đến mấy vẫn chắc chắn lạchậu trong tương lai Do cư dân tăng lên kết cấu hạ tầng kiến trúc đô thị lầnlượt lạc hậu Đặc biệt các công trình công nghiệp dịch vụ theo thời gian trởnên lạc hậu và gây ô nhiễm nặng nề phải di dởi xa thành phó Đô thị hoá thaythế được quan niệm ở đây bao gồm cả sự mở rộng không gian đô thị ấy bằngcách phát triển đô thị ra vùng ven và ngoại thành Để dễ hình dung ta có thểxem đô thị hoá có hai phần một là đô thị hoá ngay trong đô thị đã có và đô thị
hoá mở rộng ra vùng ven Đô thị hoá nhằm đáp ứng chức năng đô thị trong từng
thời kỳ Quá trình đô thị hoá luôn luôn xảy ra song hành cùng lịch sử Nó có thểkết thúc khi mọi nhu cầu con người được đáp ứng Nhưng điều này có thể nói là
không thể Vì nhu cầu con người luôn luôn mở rộng điều kiện thành phố luôn bị
"già" đi phải có sự thay thế nhất định Đô thị hoá êm dịu hơn khi dân số khonggian đô thị đi vào ổn định
b Đô thị hoá cưỡng bức: Là khái niệm dùng dé chi sự di chuyên dân cư từ
nông thôn về thành thị lý do ngoài kinh tế tức là không phải trước hết tìm việclàm hay tìm dich vụ tốt hơn Quá trình cưỡng bức xảy ra có thé nông dân chạy
vào thành phố chủ yếu là lánh nạn Trong quy hoạch thiết kế ban đầu không tính
đến khả năng này Do vậy khi dân số tăng lên không phải do yêu cầu phát triển
của đô thị đứng về phía đô thị là cưỡng bức đối với người dân chạy vào đô thị là
Trang 18tự bắt buộc Đặc điểm đô thị hoá cưỡng bức là không gian kiến trúc không được
mở rộng theo quy hoạch mà mang tính tự phát cao Các nhu cầu của dân nhập
cư không được đáp ứng Đô thị trở nên quá tải những tiêu cực do đô thị hoácưỡng bức mang lại ngày một nặng nề Khả năng khắc phục là chưa thể
c Đô thị hoá ngược: Là khái niệm dùng dé chỉ sự di dân từ đô thị lớn sang
đô thị nhỏ hoặc từ đô thị trở về nông thôn
Thông thường ở giai đoạn đầu công nghiệp hoá kinh tế - xã hội đang phát
triển đô thị luôn luôn là nơi tạo ra nhiều việc làm và các dịch vụ tốt hơn thu hút
hướng di dân từ nông thôn trở về thành thị Sự bổ sung mọt lực lượng lao độngtrẻ nam nhiều hơn nữ góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở đô thị Quá trình đô
thị hoá kết thúc tức là giai đoạn ồn định của đô thị đô thị trở nên đất chật người
đông vấn đề chất lượng sống phụ thuộc nhiều vào môi trường sống cả tự nhiên
và xã hội so với nông thôn lại có những hạn chế nhất định Một mặt do sự phát
triển kinh tế - xã hội và các dịch vụ ở nông thôn cũng phát triển đến lượt nó lại
thu hút luồng di cư trở lại Mặt khác nông thôn lại chứa đựng sự phong phú củavăn hoá dân tộc văn hoá cội nguồn sự yên tĩnh và đặc biệt môi trường trongsạch Đô thị hoá ngược như một chỉ báo tổng hợp về sự phát triển rất cao củamột đô thị một quốc gia Khi đô thị hoá ngược xảy ra con người đã ở một trình
độ văn minh cao Vấn đề quan trọng nhất không còn kinh tế mà là chất lượngsống Người ta quan tâm đến an ninh môi trường tự nhiên và xã hội giáo dục ytế Trước hết khi chọn nơi ở đời sống vật chất đã đầy đủ chỉ có đời sống tinh
thần mới thật sự là đích tìm kiếm của con người Đời sống tỉnh thần sẽ trở nên
vô cùng trong sự cách mạng của nó đối với con người
1.1.4 Do lường đô thị hóa
© Quy mô dân sô toàn đô thị được xác định băng công thức dưới đây:
Quy mô dân số toàn đô thị bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú đã
quy đổi khu vực nội thị và khu vực ngoại thị, được tính theo công thức sau:
N=Ni+No2
Trong đó:
Trang 19N: Dân số toàn đô thị (người).
Nj: Dân số của khu vực nội thị (người);
No: Dân số của khu vực ngoại thị (người);
- Quy mô dân số của khu vực nội thị (N¡) và của khu vực ngoại thị (N;)
được xác định gồm dân số thống kê thường trú và dân số tạm trú đã quy đồi:
Dân số tạm trú từ 6 tháng trở lên được tính như dân số thường trú, dưới 6tháng quy đồi về dân số đô thị theo công thức như sau:
_2M x m
° 365
N,
Trong đó:
N.: Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người);
Ni: Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thị và ngoai thị dưới 6tháng (người);
m: Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày)
e Về ty lệ đô thị hóa (hay còn gọi là Mức độ đô thị hóa): là chỉ tiêu thể hiện
sự phát triển mở rộng của đô thị được xác định bằng tỷ lệ dân số khu vực nội thành, nội thị so với tổng dân số toàn đô thị.
Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 34/2009/TT-BXD của BộXây dựng ngày 30/9/2009 quy định chỉ tiết một số nội dung của Nghị định số
42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị có quy định tỷ lệ đô thị hoá của đô thị
(T) được tinh theo công thức sau:
T = Nn „100
N Trong do:
T: Ty lệ đô thị hóa đô thị (%);
Nn: Tổng dân số các khu vực nội thị trong địa giới hành chính của đô thị
(người);
N: Dân số toàn đô thị (người);
Trang 20Theo số liệu thống kê ngày 01/4/2009 tỷ lệ đô thị hóa trung bình của nước ta
hiện nay khoảng 29,6%.
1.2 Biến đổi khí hậu
1.2.1 Khái niệm Biến đổi khí hậu
Theo định nghĩa cua Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC): BĐKH
là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt độngcủa con người làm thay đổi thành phần khí quyền, và đóng góp thêm vào sựbiến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khảng thời gian so sánh được
Khí hậu trái đất đặc biệt chịu sự chỉ phối bởi sự cân bằng giữa năng lượng
nhận được từ mặt trời và phần năng lượng do trái đất phản xạ thoát ra ngoài
không trung.
1.2.2 Nguyên nhân Biến đổi khí hậu
Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng
BĐKH chiếm tới 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên gây ra BĐKH
là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyền ở mức độ cao,
làm cho Trái đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên Nhiệt độ trái đất
nóng lên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay Hiện van đề
này đang được bàn thảo tại hội nghị về BĐKH do Liên hiệp quốc tô chức tại
Nusa Dua, Bali (Indonesia) với sự tham dự của khoảng 10.000 người đại diệncho các nhà quản lý và khoa học trên thế giới
Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng
nhiều lần xảy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm màchúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng Thời kỳ băng hà cuốicùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của thời kỳgian băng Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thểthấy đó là do sự tiền động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi
quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc
biệt là sự thay đổi trong thành phan khí quyền
Trang 21Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tỉnh, thì
nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi
đó là sự làm nóng bầu khí quyền hay hiệu ứng nhà kính Có thể hiéu sơ lược là:
nhiệt độ trung bình của bé mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa
hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ Khi lượng nhiệt bị
giữ lại nhiều trong bầu khí quyền thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên Chínhlượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyền sẽ tác dụng như một lớp kính giữnhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất Cùng với khí CO2 còn có một sốkhí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, CH4, CFC Với nhữnggia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu
hoá thạch (dầu mỏ, than đá ), nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiệt
độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéotheo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con người
1.2.3 Biéu hiện của Biến đối khí hậu
-Theo đánh giá lần thứ 4 của Ban liên Chính phủ vê BDKH (IPCC, 2007) đãnhận định rằng sự nóng lên của hệ thống khí hậu trái đất hiện nay là chưa từng
có, điều đó đã được minh chứng từ những quan trắc về sự tăng lên của nhiệt độ
không khí và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy băng và tuyết trên
phạm vi rộng lớn, sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu
- Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong
những thập kỷ gần đây Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,62°C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng
khoảng 0,42°C Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10°C, thấp hơngiá trị trung bình toàn cầu (0,12°C/thap ky, IPCC 2013)
- Nhiệt độ tại các trạm ven biển và hải đảo có xu thế tăng ít hơn so với cáctrạm ở sâu trong đất liền Có sự khác nhau về mức tăng nhiệt độ giữa các vùng
và các mùa trong năm Nhiệt độ tăng cao nhất vào mùa đông, thấp nhất vào mùa
Trang 22xuân Trong 7 vùng khí hậu, khu vực Tây Nguyên có mức tăng nhiệt độ lớn nhất,khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng thấp nhất.
Chuẩn sai nhiệt độ (°C)
Chuẩn sai nhiệt độ (°C)
3) Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (°C)
10 —— Năm 1954-2014
= =Nam 1958-1984
06 ——-Năm 1985-2014
02 -02 06
06
Hình 1.1 Chuẩn sai nhiệt độ (°C) trung bình năm (a) và nhiều năm (b) trên
“Chuẩn sai nhiệt đồ ()Hình 1.2 Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm °C) đối với các tram ven bién
và hải đảo
Trang 23Bang 1.2 Thay đổi lượng mua (%) trong 57 năm qua (1958-2014)
ở các vùng khí hậu
Tây Bắc 19,5 -9,1 -40,1 44 -5,8
Đông Bắc 3,6 -7,8 -41,6 10,7 -73
Đồng Bằng Bắc Bộ 1,0 -14,1 3757 -2,9 -12,5Bắc Trung Bộ 26,8 10 -20,7 124 0,1
Nam Trung B6 3746 0,6 117 65,8 19,8
Tay Nguyén 11,5 43 10,9 353 8,6
Nam Bộ 92 14,4 47 80,5 6,9
Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016
Hình 1.3 Thay doi nhiệt độ trung — Hình 1.4 Thay đổi lượng mua năm
bình năm (2C) thời kỳ 1958-2014 (%) thời kỳ 1958-2014
- Tại hầu hết các trạm, mực nước biển có xu thế tăng, với tốc độ mạnh nhất
vào khoảng 5,58mm/năm tại Phú Quý và 5,28mm tại Thổ Chu Tuy nhiên,
mực nước tại trạm Cô Tô và Hòn Ngư lại có xu thế giảm với tốc độ lần lượt là
Trang 245,77 và 1,45mm/năm Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn của ViệtNam có xu hướng tăng rõ rệt với mức tăng khoảng 2,45mm/năm Nếu tính
trong thời kỳ 1993-2014, mực nước biển trung bình tại các trạm hải văn đều có
xu thế tăng với mức độ tăng trung bình khoảng 3,34mm/năm
Báng 1.3 Đánh giá và kiểm nghiệm thống kê xu thế biến đổi
mực nước biển trung bình
TT Tên trạm Thời | Xuthế Chỉ sô Đánh giá
gian | biến đổi kiểm
1 Cửa Ông 1962 5,23 0 Tang
2 Cô Tô 1960 -1,39 0 Giam
3 Bãi Cháy 1962 1,54 0 Tăng
12 Ving Tau 1978 3,19 0 Tang
13 Côn Dao 1986 4,79 0 Tang
14 Thổ Chu 1995 5,28 0 Tang
15 Phú Quốc 1986 3,40 0 Tăng
Trung bình 2,45
Trang 25rt |
— |v y i
Hình 1.5 Xu thé biến đổi mực nước biển trung bình năm tại các trạm hải văn
Biến đổi mực nước biển theo số liệu vệ tinh
Tốc độ biến thiên mực nước biển trung bình theo số liệu vệ tỉnh được xácđịnh theo phương pháp tương tự như số liệu tại trạm hải văn Xu thế biến đổiđược tính từ chuỗi số liệu chuẩn sai độ cao bề mặt biển từ năm 1993 đến 2014,
kết quả cho thấy, mực nước trung bình toàn Biển Đông biến đổi với tốc độ
khoảng 4,05+0,6mm/nam, cao hon so với tốc độ tăng trung bình toàn cầu trongcùng giai đoạn (3,25 + 0,08 mm/nam)
Phân bố theo không gian của xu thé thay đổi mực nước biển ở Biển Đôngđược trình bày trong Hình 1.6 Mực nước ở vùng biển ngoài khơi miền Trung(tir bờ biển Việt Nam sang Philippine có xu thế tăng cao nhất
(5.0z5,5mm/năm) Khu vực phía Bắc Biển Đông có tốc độ tăng thấp hơn
(1,0:2,0mm/năm)
Trang 26Hình 1.6 Xu thé thay đổi mực nước biển toàn Biển Đông
có mức tăng thấp hơn, khoảng 2,5mm/năm
Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc cực đã thu hẹp với tỷ lệ 2/7%/1
thập kỷ Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở bán cầu Bắc đã giảm7% kê từ 1990, riêng trong mùa xuân giảm tới 15%
Các báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về BĐKH tại Brucxen (Bi) cho biết trungbình mỗi năm, các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải (Trung Quốc) bị giảm7% khối lượng và 50 - 60 m độ cao Trong 30 năm qua, trung bình mỗi năm
Trang 27cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy khoảng 131km2, chu vi vùng băng tuyết bên
sườn cao nguyên mỗi năm giảm 100 - 150m có nơi tới 350m;
- Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ
năm 1970 Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là lượng mưa giảm và nhiệt
độ tăng dẫn đến bốc hơi tăng Khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán là phía Tay
Hoa Kỳ, Úc, Châu Âu;
- Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh gia tăng
từ những năm 1970 và ngày càng có xu hướng xuất hiện nhiều hơn các con bão
có quỹ đạo bat thường Điều này có thé thấy trên cả Án Độ Dương, Bắc và TâyBắc Thái Bình Dương, số cơn bão ở Đại Tây Dương ở mức trung bình trong
khoảng 10 năm gần đây;
- Có sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên cả lục địa và đạidương, biêu hiện rõ rệt nhất là sự gia tăng về số lượng và cường độ của hiện
tượng El Nino và biến động mạnh mẽ của hệ thống gió mùa.
Như vậy BĐKH đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, biểu hiện củachúng có thể khác nhau giữa các khu vực nhưng có thể kết luận một số đặc
điểm chung là nhiệt độ tăng lên, lượng mưa biến động mạnh mẽ và có đấu hiệu
tăng lên vào mùa mưa, giảm vào mùa ít mưa, hiện tượng mưa lớn gia tăng, hạnhán xuất hiện thường xuyên hơn, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới phứctạp hơn, hiện tượng El Nino xuất hiện thường xuyên hơn và có biến động mạnh
1.3 Tác động của Biến đỗi khí hậu đến quá trình Đô thị hóa
Xét trên phạm vi toàn thế giới, BĐKH sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế và tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững Sử dụng các mô hình
đánh giá hiệu ứng kinh tế toàn cầu,,các nghiên cứu chỉ ra rằng, BĐKH sẽ tác
động nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng và làm giảm tốc độ tăng trưởng ở
các nước chịu tác động mạnh của BĐKH, đặc biệt ở các nước dang phát triển Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở các
Trang 28nước đang phát triển chịu tác động mạnh nhất của BĐKH sẽ giảm từ 1% đến2,3%/nam.
Ở Việt Nam, thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu
ky lặp lại, từ đó làm mắt đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế-xãhội của cả nước Trong giai đoạn 2004-2016, thiệt hại do thiên tai gây ra trênphạm vi cả nước thấp nhất là 0,14% GDP (năm 2004) và cao nhất là 2% GDP(năm 2016) Tính bình quân trong 15 năm qua, thiên tai đã gây ton hại khoảng1,5% GDP hàng năm.
Theo các kịch bản BDKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (năm 2016),đến cuối thé kỷ 21, sự gia tăng 1 m của mực nước biển có thé gây ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống và sinh kế của khoảng 20% dân số và tổn thất có thể lên tới 10% GDP mỗi năm.
Báo cáo kết quả nghiên cứu về tinh dễ bị tổn thương do BĐKH của tổ chức
DARA International (năm 2012) chỉ ra rằng, BDKH có thé làm Việt Nam thiệt
hại khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP Nếu Việt Namkhông có giải pháp ứng phó kịp thời, thiệt hại do BDKH ước tính có thé lên đến
11% GDP vào năm 2030.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện
Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho biết,
nếu kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn2007-2050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi BĐKH (cụ thể là bão) có thể ở
mức 5,32% đến 5,39% - tức là tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng không đáng
kể Nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt trên 500 ty USD thì thiệt hại doBĐKH có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2050 - một thiệt hại tương
đối lớn về giá trị tuyệt đối và có thể giảm xuống nếu Việt Nam có chính sách
ứng phó với BĐKH phù hợp và hiệu quả.
1.3.1 Tác động của BĐKH đến một số ngành/lĩnh vực chủ chốt
Tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp và thuỷ sản
Trang 29Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiênnhư: đất đai „nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm nên sẽ là
ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BDKH ở Việt Nam.
Thứ nhát, tình trạng ngập lụt do nước biển dâng sẽ làm mất đất canh tác
trong nông nghiệp Nếu mực nước biển dâng thêm 1m, ước tính khoảng 40%diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập Ngập lụt sẽ làmmất đất canh tác ở hai khu vực nông nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam làđồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng vì khoảng 80% diện tíchđồng bằng sông Cửu Long và 30% diện tích đồng bằng sông Hồng có độ caodưới 2,5 m so với mực nước biển Hiện tại, diện tích đất gieo trồng của ViệtNam là khoảng 9.4 triệu ha (trong đó có 4 triệu ha đất trồng lúa) Tính trên
phạm vi cả nước, Việt Nam sẽ bị mất đi khoảng hơn 2 triệu ha đất trồng lúa
(khoảng 50%) nếu mực nước biển ding thêm Im
Thứ hai, tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển cũng sẽ làm thu hẹpdiện tích đất nông nghiệp Một phần diện tích đáng kể đất trồng trọt ở vùngđồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn vì 2 đồngbằng này đều là những vùng đất thấp so với mực nước biển Xâm nhập mặn làmcho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4
lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm Ngập mặn sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long Nếu nước biển dâng cao thêm Im thì khoảng 1,77triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở đồng bằng sông Cửu
Long và ước tính rằng, có khoảng 85% người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long cần được hỗ trợ về nông nghiệp
Thứ ba, nhiệt độ tăng, hạn hán (và thiếu nước tưới) sẽ ảnh hưởng đến sự
phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất, cụ thé là năng suất lúa của
vụ xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suât lúa của vụ mùa; năng
Trang 30suất ngô vụ đông có xu hướng tăng ở đồng bằng Bắc Bộ và giảm ở Trung Bộ vàNam Bộ Ước tính rằng, năng suất lúa xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể
giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa
sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070 nếu không có các biệnpháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Mat đất canh tác trong nông nghiệp và năng suất cây trồng suy giảm sẽ đặt
ra những thách thức và đe dọa đến đời sống của nông dân, vấn đề xuất khẩu gạo
và an ninh lương thực quốc gia đối với một quốc gia mà nông nghiệp đóng vaivai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như Việt Nam: nông nghiệpchiếm 52,6% lực lượng lao động và 20% GDP của cả nước Dự báo đến năm
2100, nếu mực nước biển dâng 1m, vựa lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP
Hồ Chí Minh có nguy cơ bị mat đi khoảng 7,6 triệu tắn lúa/năm, tương đươngvới 40,5% sản lượng lúa của cả vùng Do đó, Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt
với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 vì mất đi khoảng
21,39% sản lượng lúa (mới tính riêng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long).Trong một tương lai gần hơn, dự báo đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đạtkhoảng 120 triệu người Trong bối cảnh BDKH ngày càng gia tăng thì mục tiêuđảm bảo an ninh lương thực cho 120 triệu người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Đối với ngành thuỷ sản, Việt Nam hiện có khoảng 480.000 người trực tiếp
tham gia vào đánh bắt; 100.000 người làm việc ở ngành chế biến thủy sản vàkhoảng 2.140.000 người tham gia vào các dịch vụ nghề cá Các sinh kế thủy
sản, bao gồm đánh bat và nuôi trồng, là những sinh kế phụ thuộc vào nguồn
nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển, nên là một trong những lĩnh vựcnhạy cảm nhất và dé bi tổn thương nhất trước tác động của BĐKH
Nhìn chung, BĐKH có xu hướng làm thay đổi môi trường sống của các loài
thuỷ sản, dẫn đến thay đổi trữ lượng các loài thuỷ hải sản do di cư hoặc do chấtlượng môi trường sống bị suy giảm; từ đó làm thu hẹp ngư trường đánh bắt, sản
lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng Kết quả khảo sát của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội năm 2011 cho thấy, các địa phương được khảo sát đều
Trang 31có tỷ lệ lao động đang làm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản khá cao, daođộng từ trên 50% đến 90% lực lượng lao động Do hạn chế về vốn đầu tư và
kiến thức/kỹ thuật nên hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân hầu như
phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, thời tiết Thiệt hại trong nuôi trồng thủy
sản có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây do ảnh hưởng của nước biên
dâng, khô hạn, xâm nhập mặn, mưa lũ trái mùa, thay đổi môi trường nước Thiệthại về sản lượng nuôi trồng thủy sản ở một số tỉnh, ví dụ như Bạc Liêu, BếnTre, Cà Mau đã tăng tới 30-40%/nam.
© Tác động của BĐKH đến ngành công nghiệp
Các ngành công nghiệp, đặc biệt là khu công nghiệp ven biển, sẽ bị ảnhhưởng nặng nề bởi BĐKH:
Nước biển dâng khoảng Im vào cuối thé ky 21 sẽ làm cho hau hết các khucông nghiệp bị ngập, thấp nhất là trên 10% diện tích, cao nhất là khoảng 67%diện tích.
Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho côngnghiệp chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc sẽ bị suy giảm đáng kể vi
không được tiếp ứng từ các vùng nguyên liệu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long vốn bị ngập lụt nặng nề nhất ở Việt Nam Điều này càng gây sức ép
đến việc chuyền dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp, tỷ
lệ công nghiệp chế biến, công nghệ cao.
Nhiệt độ tăng làm tăng tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp:tăng chỉ phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sảnlượng của các nhà máy điện Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làmmát trong các ngành công nghiệp thương mại cũng gia tăng đáng kề khi nhiệt độ
có xu hướng ngày càng tăng.
Mưa bão thất thường và nước biển dâng sẽ tác động tiêu cực đến quá trình
vận hành, khai thác hệ thống truyền tải và phân phối điện, dàn khoan, đườngống dẫn dầu và khí vào đất liền, cấp dầu vào tàu chuyên chở dầu; làm gia tăng
Trang 32chi phí bảo dưỡng va sửa chữa các công trình năng lượng; ảnh hưởng tới việccung cấp, tiêu thụ năng lượng, an ninh năng lượng quốc gia.
© Tác động của BĐKH đến một số lĩnh vực lao động và xã hội
BĐKH tác động đến lao động, việc làm theo hai xu hướng rõ rệt là:()BĐKH làm cho việc làm trong nông nghiệp trở nên bap bênh hơn, rủi ro hơn
và điều kiện làm việc tôi tệ hơn; (ii) BĐKH làm cho một bộ phận lao động phải
chuyền đổi việc làm (ví dụ từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịchvụ), làm giảm thời gian làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lượng lao động di
cư của địa phương Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (năm
2011) về tác động của BĐKH đến việc làm của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2006-2010 cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm giảm tiềm năng tạo việc
làm bình quân khoảng 0,22%/năm (tương đương với khoảng 1.400 việc làm mỗi
năm bị mắt đi)
Tác động của BĐKH đến nghèo đói thường được thể hiện thông qua tácđộng đến các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế nhạy cảm với khíhậu như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản BĐKH sẽ là trở ngại lớn đối với
những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia và từng người dân Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (năm 2011) cho thấy, tại Sơn La, khi tăng trưởng
kinh tế trong bối cảnh BĐKH giảm đi 1% thì tỷ lệ nghèo tăng thêm 0,51%; còn
ở Hà Tĩnh, khi tăng trưởng kinh tế giảm đi 1% thì tỷ lệ nghèo tăng thêm thêm
0,74% Nhìn chung, BĐKH sẽ kéo lùi những thành quả về phát triển và giảmnghèo, làm tăng số đối tượng phải được trợ giúp trong ngắn hạn và dài hạn
© Tác động của BĐKH tới hạ tang kỹ thuật
- Hệ thống đê biển: mực nước biển dâng cao có thể làm hệ thống đê biểnkhông thể chống chọi được nước biển dâng khi có bão, dẫn đến nguy cơ vỡ đêtrong các trận bão lớn.
- Hệ thống đê sông, dé bao và bờ bao: mực nước bién dâng cao làm cho khảnăng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước ở các con sông trong nộiđịa dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho
Trang 33đỉnh lũ tăng lên, ảnh hưởng đến sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phíaBắc, đê bao và bờ bao tại các tỉnh phía Nam.
- Các công trình cấp nước: Mực nước biển dâng làm gia tăng tình trạngxâm nhập mặn của biển vào đất liền, làm cho các tang nước dưới đất vùng ven
biển cũng có nguy cơ bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho công tác cấp nước phục
vụ sản xuất
- Cơ sở hạ tầng đô thi: Nước biển dâng và triều cường sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng các khu đô thị ven biển, gây ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt
và các hoạt động sản xuất
Trang 34CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BĐKH VÀ TÁC DONG CUA NÓ DEN
QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHÓ HÀ NỘI2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
2.1.1 Vị trí địa lý & thành phần tự nhiên
Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước, có vị thế “rồng cuộn, hồ ngồi”,nằm ở trung tâm châu thé sông Hồng, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đãhội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc),
và do đó, các dòng sông cũng tụ Thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía BiểnĐông (sông Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu) Hà Nội Nội có diện tích tự nhiên 920,97km2, kéo dài theo chiều Bắc - Nam 53 km và thay đổi theo chiều Đông Tây từgần 10km (phía Bắc huyện Sóc Sơn) đến trên 30km (từ xã Tây Tựu, Từ Liêmđến xã Lệ Chi, Gia Lâm)
Trang 35Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh
tế, xã hội và văn hóa Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não
chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục,
kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt,đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi
quốc tế
Tiềm năng tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã
hội của Thủ đô.
Đặc điểm địa hình
Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá da dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng.
Trong đó phần lớn diện tích của Thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ TâyBắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng Điều này cũng
ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phó
Khu vực nội Thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mựcnước sông Hồng về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 - 5m HàNội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủy sản và du lịch, nhưng do
thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ
thường xuyên vào mùa mưa Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía Bắc HàNội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức
nhiều loại hình du lịch.
Tài nguyên khí hậu/
Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình Thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệtđới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa Lượng bức xạtổng cộng năm dưới 160 kcal/em2 và cân bằng bức xạ năm dưới 75 kcal/em2.Hàng năm, chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt front lạnh Nhiệt độ trung
bình năm tuy không dưới 230C, song nhiệt độ trung bình tháng Idưới 180C va
biên độ năm của nhiệt độ trên 120C).
Trang 36Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượngmưa toàn năm Mùa ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 01 có lượng mưa ít nhất.
Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số
front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét
hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn Nhờ mùađông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cảmột vụ đông độc đáo ở miền nhiệt đới
Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,
phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn
0,1 - 1,5 km/km2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và0,67 - 1,6 km/km2 (kê cả kênh mương) Một trong những nét đặc trưng của địa
hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và
cũng do thiếu quy hoạch, quan lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lap dé lấy đấtxây dựng Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha
Có thé nói, hiếm có một Thành phó nào trên thé giới có nhiều hồ, dam như ở HàNội Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thànhphố, điều hòa tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lich, giải trí và nghỉdưỡng.
Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nước không
16 chảy qua sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lé có thé khai thác sử dụng.
Tài nguyên đất
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097 ha, trong đó, diện tích đất nông
nghiệp chiếm 47,4%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%, đất ở chiếm 19,26%.
Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩalớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp va đất xây
dựng Phần lớn diện tích đất đai ở nội Thành Hà Nội được đánh giá là không